TS. Lê Đình Nghị – Giảng viên Khoa Luật Dân sự – Trường Đại học Luật HàNộiThờigian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập rất nhiều đếnbí mật đời tư cũng như quyền bí mật đời tư. Sở dĩ vấn đề này được bàn luận sôinổi bởi xuất hiện một loạt tình huống trên thực tế dẫn tới tranh chấp1, nhiềuvụ việc đã được đưa ra Toà án để giải quyết. Ngay cả khi vụ việc được đưa ragiải quyết tại Toà án, các cán bộ Toà án cũng có những lúng túng nhất định xungquanh việc xác định hành vi đó có bị coi là xâm phạm bí mật đời tư hay không. Hiệnnay, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) vẫn bỏ ngỏ khái niệm này. Để có cái nhìnkhách quan hơn về bí mật đời tư, quyền đối với bí mật đời tư, bài viết này tậptrung phân tích một số khía cạnh của bí mật đời tư theo qui định của pháp luật.Điều38 BLDS 2005 qui định:“1.Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.2.Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được ngườiđó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưađủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc ngườiđại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tưliệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.3.Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhânđược bảo đảm an toàn và bí mật.Việckiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử kháccủa cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải cóquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”Nhưvậy, BLDS 2005 không đưa ra khái niệm “bí mật đời tư”. Đây chính là một trongnhững khó khăn khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trongviệc giải quyết các tranh chấp liên quan đến “bí mật đời tư”. Vậy, bí mật đờitư là gì ?
6 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4766 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về khái niệm quyền bí mật đời tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về khái niệm quyền bí mật đời tư
15-06-2009 | admin | 0 phản hồi »
TS. Lê Đình Nghị – Giảng viên Khoa Luật Dân sự – Trường Đại học Luật Hà Nội
Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập rất nhiều đến bí mật đời tư cũng như quyền bí mật đời tư. Sở dĩ vấn đề này được bàn luận sôi nổi bởi xuất hiện một loạt tình huống trên thực tế dẫn tới tranh chấp1, nhiều vụ việc đã được đưa ra Toà án để giải quyết. Ngay cả khi vụ việc được đưa ra giải quyết tại Toà án, các cán bộ Toà án cũng có những lúng túng nhất định xung quanh việc xác định hành vi đó có bị coi là xâm phạm bí mật đời tư hay không. Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) vẫn bỏ ngỏ khái niệm này. Để có cái nhìn khách quan hơn về bí mật đời tư, quyền đối với bí mật đời tư, bài viết này tập trung phân tích một số khía cạnh của bí mật đời tư theo qui định của pháp luật.
Điều 38 BLDS 2005 qui định:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, BLDS 2005 không đưa ra khái niệm “bí mật đời tư”. Đây chính là một trong những khó khăn khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến “bí mật đời tư”. Vậy, bí mật đời tư là gì ?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm bí mật đời tư. Trước khi đưa ra quan điểm trong việc xác định thế nào là bí mật đời tư, chúng tôi xin dẫn chứng một số quan điểm xung quanh vấn đề này.
Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì bí mật được giải thích là “giữ kín, không để lộ ra, không công khai”2.
Một cách giải thích khác thì cho rằng: Bí mật “là thông tin cần che giấu, chỉ để một số nhất định những người có liên quan được biết. Những thông tin được xác định là bí mật chỉ mang ý nghĩa tương đối. Dưới góc độ này hay đối với một bên thì nó có thể cần phải che đậy, giữ kín, nhưng dưới góc độ khác, đối với bên khác nó có thể không cần che giấu. Tính bí mật có được do những gì chứa đựng trong thông tin đó có liên quan đến một điều gì đó mà nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu.
Bí mật thông thường được chia làm 3 cấp độ, từ thấp đến cao là: Mật; Tối mật; Tuyệt mật.”3
Như vậy, theo sự giải thích này thì bí mật được xác định bởi các yếu tố sau:
o Bí mật là những “thông tin”;o Những “thông tin” này được che giấu bằng những biện pháp, cách thức khác nhau;o Những “thông tin” được coi là bí mật này nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu thông tin.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng cho rằng những “thông tin” được coi là bí mật cũng chỉ mang tính tương đối. Mặt khác, ngoài những thông tin liên quan đến cá nhân, theo BLDS 2005 thì còn có những tư liệu. Theo chúng tôi, nếu xét trên phương diện ngôn ngữ thì thông tin và tư liệu là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau4. Tuy nhiên nếu đặt trong mối liên hệ đối với quyền bí mật đời tư, thì thông tin có thể được hiểu bao hàm cả yếu tố tư liệu.
Một số người làm công tác pháp luật thì lại cho rằng: “bí mật đời tư có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai.“Bí mật đời tư”có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…”5
Như vậy, quan điểm này cũng chỉ ra rằng bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân, chỉ có thể mình họ hoặc một số người hạn chế biết được. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì cũng chưa bao quát được nội hàm của khái niệm bí mật đời tư, bởi lẽ nếu hiểu bí mật đời tư là những thông tin “chưa từng công bố cho bất kỳ ai” thì cũng không đúng. Có trường hợp thông tin này đã được công bố nhưng bản thân người tiếp nhận thông tin phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin thì thông tin đó vẫn được coi là “bí mật đời tư”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì:
“…bí mật đời tư của cá nhân được hiểu trên hai phương diện:
1. Bí mật về đời sống tình cảm,tinh thần: Bí mật về đời sống tình cảm của cá nhân thể hiện tính chất đặc biệt riêng tư của cá nhân đó. Điều luật cấm công khai cho mọi người biết các mối quan hệ thực tại hoặc mang tính chất hình tượng mà cá nhân đó vốn có.
2. Bí mật về đời sống nghề nghiệp, vật chất của cá nhân thể hiện là những bí mật về hoạt động nghề nghiệp; tình trạng vật chất gắn liền với hoạt động đó.”
Như vậy, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì khái niệm bí mật đời tư được bao quát trên các phương diện: “tình cảm, tinh thần” và “nghề nghiệp, vật chất”. Tuy nhiên, theo cách diễn giải này thì cũng không có một giới hạn cụ thể cho khái niệm bí mật đời tư, điều đó có nghĩa là khái niệm bí mật đời tư có thể được khái quát theo hướng liệt kê mà không được khái quát theo hướng bao quát. Nếu đưa ra khái niệm bí mật đời tư theo hướng liệt kê thì có những trường hợp việc liệt kê sẽ không đầy đủ. Mặt khác, chúng tôi cũng đồng tình với những quan điểm cho rằng khái niệm “bí mật đời tư” chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi vì, cùng một loại thông tin liên quan đến cá nhân nhưng với người này họ cho rằng đó là “bí mật đời tư” của họ nhưng với người khác thì lại cho rằng đó không phải là bí mật đời tư mà ai cũng có thể biết và việc biết những thông tin đó không có gì là xâm phạm bí mật đời tư. Theo chúng tôi, đối với mỗi người thì việc xác định như thế nào là “bí mật đời tư” chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn: có người giấu diếm những quan hệ yêu đương của mình trong quá khứ đối với bạn đời, nhưng có những người lại không hề giấu diếm vì họ cho rằng đó là những kỷ niệm đẹp, đáng trân trọng và việc người bạn đời có biết cũng không sao cả, miễn là điều đó không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của họ. Tuy nhiên, những người cho rằng không cần giấu diếm thì họ có tư tưởng, suy nghĩ thông thoáng, người bạn đời của họ cũng hoàn toàn tôn trọng điều này và họ “chấp nhận” tất cả. Mặt khác, nếu người trong cuộc không muốn để lộ thông tin về quan hệ yêu đương trong quá khứ mà một người nào đó khác lại tiết lộ thông tin này cho người khác thì hành vi tiết lộ này chắc chắn được coi là xâm phạm bí mật đời tư. Mặc dù thông tin về quan hệ yêu đương trong quá khứ là đời tư nhưng ở trường hợp đầu không được coi là bí mật, ở trường hợp sau lại được coi là bí mật.
Thói quen sống, làm việc, phong tục tập quán…cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới quan niệm bí mật đời tư. Mặt khác các qui định của pháp luật có liên quan cũng cần được chú ý khi chúng ta xem xét đến khái niệm bí mật đời tư. Chẳng hạn: trong điều kiện hiện nay, việc minh bạch tài sản của cá nhân là một yếu tố mà chúng ta không thể làm được, mặc dù điều này chúng ta có thể tiến hành trong một số trường hợp cụ thể (cán bộ lãnh đạo, những người giữ những trọng trách vị trí nhất định trong xã hội…).
Quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư nói riêng liên quan mật thiết đến sự tự do của mỗi con người. Con người có sự tự do của mình, sự tự do đó không chỉ trong suy nghĩ mà còn trong cả các công việc mà họ làm. Tuy nhiên, nếu như chúng ta hiểu bản chất của con người là tự do, bản chất của pháp luật là hạn chế thì sự tự do của cá nhân luôn bị giới hạn bởi sự tự do của người khác. Điều đó có nghĩa rằng để thoả mãn quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư của cá nhân nói riêng thì quyền này phải được xem xét trong mối tương quan lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng. Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi có rất nhiều tình huống, trường hợp về hành vi thì đó là sự xâm phạm bí mật đời tư, nhưng đặt trong mối tương quan với lợi ích công cộng thì hành vi đó lại là hành vi dễ dàng được chấp nhận và dĩ nhiên, điều đó sẽ không bị coi là trái pháp luật, không bị coi là xâm phạm bí mật đời tư. Điều này cũng có thể hiểu không chỉ áp dụng đối với trường hợp vì lý do an ninh, quốc phòng…mà thư tín, điện tín, điện thoại của cá nhân có thể bị xâm phạm mà trong một số trường hợp còn có thể chịu ảnh hưởng của bởi chính các qui định của pháp luật có liên quan như qui định về tự do ngôn luận, tự do báo chí…
“Quyền bí mật đời tư” cũng không đồng nhất với khái niệm “Quyền riêng tư” (The Right to Privacy). Quyền riêng tư cũng liên quan đến cá nhân, tuy nhiên những vấn đề thuộc về riêng tư xét ở khía cạnh nào đó lại không được coi là bí mật, mặc dù pháp luật vẫn bảo hộ những quyền này. Bất cứ cá nhân nào cũng có sự tự do trong suy nghĩ, hành động – đây là sự “riêng tư” của chính họ. Lẽ dĩ nhiên, nếu là sự tự do trong suy nghĩ thì vấn đề không có gì phức tạp bởi không ai có thể bắt người khác phải suy nghĩ theo ý muốn của mình. Ngược lại, nếu là sự tự do trong hành động thì điều đó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như luật pháp, quan hệ với những người xung quanh, sự tác động của phong tục tập quán, thói quen…Chúng ta có thể thấy, pháp luật nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng luôn tôn trọng sự riêng tư của cá nhân (quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền lựa chọn công việc cho phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng…).
Như vậy, qua những phân tích trên đây, theo chúng tôi thì để có thể hiểu được “Quyền bí mật đời tư” thì phải xây dựng được khái niệm “bí mật đời tư”. Việc xây dựng khái niệm “bí mật đời tư” phải xác định được hai khái niệm cũng như sự liên kết của hai khái niệm, đó là khái niệm “bí mật” và khái niệm “đời tư”.
Khái niệm “bí mật” được hiểu “giữ kín, không để lộ ra, không công khai”. Như vậy, việc giữ kín, không công khai xét trong nội dung chúng tôi đang nghiên cứu liên quan đến các thông tin và đó là những thông tin không bộc lộ công khai. Tất nhiên, những thông tin này chỉ có người nắm giữ bí mật hoặc người liên quan bí mật này được biết đến. Tính “bí mật” này có thể được xác định theo các tiêu chí cụ thể như:
o Bản thân thông tin đó đã mang tính bí mật. Việc xác định thông tin mang tính bí mật có thể dựa vào bản chất của thông tin, có thể xác định theo qui định của pháp luật (thư tín, điện thoại, tình trạng bệnh tật… – những thông tin này đã có văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành xác định rõ đó là bí mật mà không được tiết lộ hoặc xâm phạm).o Người nắm giữ thông tin có thể đã áp dụng mọi biện pháp để bảo mật như khoá, cài đặt mã số bảo vệ, hoặc áp dụng mọi biến pháp bảo vệ khác.o Giữa “chủ sở hữu thông tin bí mật” với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đã có sự thoả thuận về nghĩa vụ giữ bí mật. Ví dụ: Anh A đến nhờ Văn phòng luật sư X nhờ tư vấn pháp luật liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình của mình. Giữa A và Văn phòng luật sư X có ký hợp đồng dịch vụ trong việc tư vấn, theo hợp đồng này thì Văn phòng có nghĩa vụ “giữ bí mật các thông tin của A khi A cung cấp cho Văn phòng luật sư X”.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ không coi là “bí mật” nếu những thông tin đó xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (ví dụ: thông tin liên quan đến hành vi phạm tội, chuẩn bị phạm tội). Trong trường hợp này việc tiết lộ thông tin sẽ không bị coi là “xâm phạm bí mật đời tư”.
Đối với khái niệm “đời tư”, chúng ta cũng đặt khái niệm này trong mối liên quan, xuất phát từ các “thông tin”. Có nhiều ý kiến cho rằng “Tư – có nghĩa là riêng, việc riêng, của riêng”7. Như vậy, có thể hiểu những thông tin liên quan đến đời tư là những thông tin liên quan đến một cá nhân cụ thể, đó là những gì thầm kín của cá nhân mà họ giữ bí mật. Đó có thể là các thông tin liên quan đến các yếu tố như tinh thần, vật chất, các quan hệ xã hội.
Qua phân tích các yếu tố liên quan đến bí mật đời tư, để có thể tiếp cận đến khái niệm “quyền bí mật đời tư”, chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về bí mật đời tư như sau:
Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận.
Trên đây là quan điểm của cá nhân trong việc đưa ra khái niệm bí mật đời tư. Hy vọng rằng có sự trao đổi của các đồng nghiệp để có thể có một khái niệm về bí mật đời tư ở góc độ bao quát nhất, từ đó việc bảo vệ quyền bí mật đời tư của các cơ quan Nhà nước nói chung, Toà án nói riêng sẽ có sự thống nhất./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn về khái niệm quyền bí mật đời tư.doc