Bản chất và chức năng của thị trường chứng khoán

- Phương tiện công bố thông tin:  Màn hình thiết bị đầu cuối  Bảng điện tử hiển thị giá chứng khoán tại sàn  Các phương tiện thông tin đại chúng.

doc13 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản chất và chức năng của thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP Câu 1: Bản chất và chức năng của TTCK? BẢN CHẤT TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm TTCK là định chế tài chính trực tiếp. CHỨC NĂNG Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng TTCK với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Thúc đẩy DN sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đánh giá hoạt động của DN Chống lạm phát Hỗ trợ và thúc đẩy Cty cổ phần ra đời và phát triển Thu hút vốn đầu tư nước ngoài Giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Giá CK tăng: đầu tư mở rộng, kinh tế tăng trưởng. Giá CK giảm: Dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế. Chính phủ có thể mua, bán Trái phiếu bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát, định hướng phát triển kinh tế cân đối. Câu 2: Phân loại TTCK? Phân loại theo hàng hóa: Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu Thị trường các công cụ phái sinh Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn: Thị trường sơ cấp Định nghĩa: Thị trường sơ cấp là nơi phát hành chứng khoán hoặc là nơi chứng khoán được mua bán lần đầu tiên. Đặc điểm: Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. Làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tạo ra hàng hóa cho thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp Định nghĩa: Là nơi giao dịch mua bán chứng khoán sau lần phát hành đầu tiên. Đặc điểm: Không làm tăng hay giảm nguồn vốn của Cty phát hành mà chỉ xác định giá trị thị trường của Cty phát hành. Là thị trường cạnh tranh tự do Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán. Phân loại theo hình thức tổ chức thị trường: Thị trường tập trung: là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định. Ví dụ về thị trường tập trung là các SGDCK Hình thức sở hữu: Sỏ hữu thành viên, công ty cổ phần, nhà nước SGDCK cung cấp các phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: dịch vụ thanh toán, lưu ký chứng khoán, hệ thống máy tính nối mạng, hệ thống bảng giá điện tử, hệ thống ghép lệnh mua và bán chứng khoán,… Hoạt động mua bán chứng khoán tại SGDCK bắt buộc phải thông qua các nhà môi giới chứng khoán. SGDCK chỉ mua bán các chứng khoán đã được đăng ký yết giá Thị trường phi tập trung (OTC): Là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện phân tán ở những điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định Đặc điểm: Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua hệ thống mạng máy tính. Giá cả trên thị trường này hình thành theo nguyên tắc thỏa thuận. Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC gồm: Chứng khoán của những Cty chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc những Cty chưa muốn niêm yết trên SGDCK. Thị trường tự do Hoạt động mua bán chứng khoán tự do, phân tán không qua SGDCK và cũng không qua thị trường OTC. Thị trường tự do nằm ngoài tầm kiểm soát của UBCKNN và không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên trên thực tế nó vẫn tồn tại. Câu 3: Các chủ thể trên TTCK? Nhà phát hành: Là các chủ thể thực hiện huy động vốn như Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính Nhà đầu tư: Là những người mua bán chứng khoán Nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư có tổ chức: Cty đầu tư, Cty bảo hiểm, quỹ lương hưu, Cty tài chính… Các tổ chức kinh doanh trên TTCK: Cty chứng khoán, Ngân hàng thương mại Các tổ chức có liên quan đến TTCK: Cơ quan quản lý nhà nước SGDCK Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán Các tổ chức tài trợ chứng khoán Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Câu 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giá Chứng Khoán Các ảnh hưởng của môi trường chính trị, xã hội và pháp luật: Môi trường chính trị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán, xã hội luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của TTCK. Yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị. Môi trường xã hội và pháp luật : Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động làm giá chứng khoán tăng hoặc giảm, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm. Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá chứng khoán trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Tỷ giá hối đoái tăng cao đã tác động tới TTCK khá nhiều, các nguồn vốn nước ngoài được đầu tư nhiều vào thị trường chứng khoán nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng mạnh đã làm nảy sinh lí do khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường, một lượng vốn lớn nhanh chóng bị rút khỏi thị trường sẽ làm giá chứng khoán giảm và điều này sẽ tác động làm tăng lãi suất. Nếu lãi suất tăng sẽ trở thành gánh nặng cho kinh tế và ngược lại. Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp. Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển tốt và có xu hướng giảm khi nền kinh tế giảm sút. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK. Vì vậy việc dự đoán tình hình kinh tế để xem xét các ảnh hưởng của nó đến giá chứng khoán cũng rất quan trọng đến các nhà đầu tư. Lãi xuất: Lãi suất Trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán, khi lãi suất chuẩn tăng làm cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược lại lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của chứng khoán tăng lên. Bình thường, lãi suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Thế nhưng câu chuyện về lãi suất khi nó chạy sang TTCK lại không dừng lại ở đó. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó, giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm. Không chỉ vậy, quan hệ quan hệ giữa lãi suất thì trường và lãi suất chứng khoán là mối quan hệ gián tiếp tác động đến giá của chứng khoán. Nếu lãi suất thị trường cao hơn lãi suất chứng khoán thì giá chứng khoán sẽ giảm, điều này khiến cho hoạt động trên thị trường chứng khoán giảm sút vì người ta thích gửn tiền vào ngân hàng hơn là mua chứng khoán. Một số yếu tố khác như: Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Quan hệ cung cầu Uy tín, giá trị thực tế, xu thế phát triển của doanh nghiệp Các thông tin, tin đồn về hoạt động của doanh nghiệp Tình hình ổn định của nền kinh tế Tâm lí người mua bán từng thời điểm Câu 5: So sánh thị trường OTC và thị trường tập trung Thị trường OTC Thị trường tập trung Địa điểm giao dịch phi tập trung Giao dịch qua mạng máy tính Thỏa thuận giá GDCK loại 2 Sử dụng hệ thống các nhà tạo lập thị trường hoạt động theo pháp luật. Tổ chức tự quản là hiệp hội hoặc SGD Có quản lý nhà nước được tổ chức chặt chẽ Cơ chế thanh toán đa dạng Do hệ thống luật CK điều chỉnh Địa điểm giao dịch tập trung Qua mạng hoặc ko qua mạng Đấu giá tập trung GDCK loại 1 Ko sử dụng Tổ chức tự quản là SGD Có quản lý nhà nước, được tổ chức chặt chẽ Cơ chế thanh toán bù trừ đa phương thống nhất Do hệ thống luật CK điều chỉnh Câu 6: So sánh thị trường OTC và thị trường tự do Thị trường OTC Thị trường Tự do Có tổ chức chặt chẽ Giao dịch phi tập trung Thỏa thuận giá cả qua mạng CK loại 2 Có quản lý nhà nước và tự quản Ko có tổ chức Giao dịch phi tập trung Thỏa thuận già trực tiếp, thủ công CK loại 2 Hầu như ko có sự quản lý Câu 7: Hệ thống giao dịch cổ phiếu và trái phiếu Hệ thống giao dịch và quá trình phát triển: Hệ thống GD thủ công Hệ thống GD bán tự động Hệ thống GD tự động hoàn toàn Phương thức GD: GD đấu giá GD đấu lệnh GD thỏa thuận Nguyên tắc khớp lệnh: Nguyên tắc ưu tiên về giá Nguyên tắc ưu tiên về thời gian Nguyên tắc ưu tiên về khách hàng Nguyên tắc ưu tiên về khối lượng Những quy định liên quan đến GD: Các loại lệnh thường gặp: Lệnh thị trường (market order) Lệnh giới hạn (limit order) Lệnh dừng ( stop order): có 2 loại: lệnh dừng để bán ( stop sell order), lệnh dừng để mua ( stop buy order) Lệnh lúc mở cửa ( ATO: at the open order) Lệnh lúc đóng cửa (ATC: at the close order) Dơn vị giao dịch: được hiểu là khối lượng GD nhỏ nhất tùy thuộc vào từng sở Lô lớn Lô chẵn Lô lẻ Yết giá: Hệ thống yết giá phân số Hệ thống yết giá thập phân Biên độ giao động giá trong ngày Các loại hình GD: GD lô lẻ GD lô chẵn Câu 8: Hệ thống giao dịch cổ phiếu, trái phiếu của các Sở giao dịch chứng khoán New York, Tokyo, Thái Lan, Hàn Quốc. GD cổ phiếu quỹ SGDCK New York (NYSE) SGDCK Tokyo (TSE) SGDCK Hàn Quốc (KRX) SGDCK Thái Lan (SET) Hệ thống GD cổ phiếu: - Thời gian GD: giao dịch liên tục vào các ngày từ T2 đến T6 trong tuần: từ 9h30 - 16h -Phương thức GD: Đấu giá +Ưu tiên về giá +Ưu tiên về thời gian +Ưu tiên về khối lượng +Bình đẳng (bốc thăm) Lệnh GD: +Lệnh thị trường +Lệnh giới hạn +Lệnh dừng Ngoài ra nhà đầu tư còn có thể đặt lệnh: +Lệnh thực hiện tại mức giá mở cửa (ATO) +Lệnh thực hiện tại mức giá đóng cửa (ATC) +Lệnh có giá trị trong ngày +Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc hủy bỏ +Lệnh thực hiện toàn bộ hoặc ko +Lệnh ko quy trách nhiệm +Lệnh phụ thuộc -Biên độ giao động giá: ko quy định biên độ giao động giá trong ngày Hệ thống GD trái phiếu: -Thời gian GD: lúc 9h30 sáng đến 4h chiều từ t2 đến t6 trong tuần -Phương thức GD: khớp lệnh liên tục theo nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian. -Hệ thống giao dịch: khoảng 90% trái phiếu mua bán được thực hiện thông qua hệ thống GD trái phiếu tự động -Hoạt động GD: tại SGD có 1 khu riêng dành cho việc mua bán các loại trái phiếu. Khu vực được phân thành 2 nhóm: nhóm mua bán tích cực và nhóm mua bán qua máy tự động. -Hình thức yết giá: yết giá theo lợi suất Hệ thống GD cổ phiếu: - Thời gian GD: vào các ngày từ T2 đến T6 trong tuần, mỗi ngày 2 phiên. Phiên sáng: 9h - 11h Phiên chiều: 12h30 - 15h -Phương thức GD: đấu lệnh +Ưu tiên về giá: +Ưu tiên về thời gian: Lệnh GD: + lệnh thị trườn + lệnh giới hạn -Đơn vị GD:100 CP -Đơn vị yết giá: -Biên độ giao động giá: TSE quy định biên độ giao động giá cho từng loại cổ phiếu Hệ thống GD trái phiếu: -Nguyên tắc hoạt động: cơ sở đấu giá -Phương thức GD: đấu lệnh -Lệnh GD: + lệnh thị trường + lệnh giới hạn Loại giao dịch: +GD thông thường +GD giao ngay (T) +GD theo thỏa thuận đặc biệt (T+14) Hệ thống GD cổ phiếu: -Thời gian GD giao dịch liên tục vào các ngày từ T2 đến T6 trong tuần: từ 9h – 15h -Phương thức GD: đấu lệnh +Ưu tiên về giá +Ưu tiên về thời gian +Ưu tiên về khách hàng +Ưu tiên về khối lượng Lệnh GD: +Lệnh thị trường +Lệnh giới hạn -Đơn vị giao dịch: 10 CP -Đơn vị yết giá: Hệ thống GD trái phiếu: -Thời gian GD: 9h -12h (sang); 13h -15h (chiều) -Lệnh GD: +Lệnh giới hạn +Lệnh thị trường +Lệnh dừng -Đơn vị GD: thực hiện theo bội số của 100.000 won - Hình thức yết giá: yết giá theo lợi suất Hệ thống GD cổ phiếu: -Thời gian GD: vào các ngày từ T2 đến T6 trong tuần, mỗi ngày 2 phiên. Phiên sáng: 10h – 12h30 Phiên chiều: 14h30 – 16h30 30p trước khi mở cửa mỗi phiên GD, SET cho phép thành viên nhập lệnh mua và bán vào hệ thống -Phương thức GD: GD đấu lệnh và GD thỏa thuận Lệnh GD: +Lệnh giới hạn +Lệnh thị trường +Lệnh tại mức giá mở cửa +Lệnh thực hiện ngay hoặc hủy bỏ +Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc hủy bỏ +Lệnh tùy nghi -Đơn vị GD: +GD lô chẵn: 100 cp +GD lô lẻ: 1 cp -Đơn vị yết giá: Giao dịch thỏa thuận không áp dụng đơn vị yết giá -Biên độ giao động giá: ±30% so với giá đóng cửa của GD lô chẵn vào ngày GD trước đó. Hệ thống GD trái phiếu: Giao dịch tại SET Thời gian GD: Sáng : 9h30 -12h30; Chiều: 14h – 16h30 Giao dịch tại trung tâm giao dịch trái phiếu Thailand BDC - Thời gian GD:10h–12h30 - Khối lượng GD: tối thiểu 1 tỷ bath cho mỗi giao dịch - Cách thức GD: GD qua điện thoại ( thỏa thuận trực tiếp) hoặc GD qua hệ thống GD điện tử - Các bước GD: quảng cáo, thương lượng, ghép giá, xác nhận. Câu 9: Hệ thống công bố thông tin của NYSE, TSE, KRX, SET SGDCK Tokyo Hiện nay nguồn cung cấp thông tin thị trường tại Nhật là hệ thống thông tin thị trường MAINS do TSE quản lý. Thông tin dữ liệu đầu vào của MAINS được lấy từ: Hệ thống giao dịch cổ phiếu Hệ thống giao dịch trái phiếu Hệ thống giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai Hệ thống chuyển và thực hiện lệnh tại sàn – Fores Hệ thống giao dịch theo khối – ToSTNet Các sở giao dich khu vực Hệ thống giao dịch cổ phiếu (CORES) Hệ thống giao dịch trái phiếu Hệ thống giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai (CORES-F) Hệ thống chuyển và thực hiện lệnh tại sàn FORES Hệ thống giao dịch theo khối ToSTNet Hệ thống thông tin thị trường Ngân hàng Hãng thông tấn Phương tiện thông tin đại chúng Công ty chứng khoán thành viên Nhà đầu tư Máy chủ dữ liệu Máy chủ Đầu ra Nội dung dữ liệu đầu ra của MAINS bao gồm: Thông tin về từng chứng khoán cụ thể: Giá hiện tại, giá cao nhất, giá đóng cửa, giá chào mua, bán tốt nhất, khối lượng và giá của 5 giao dịch gần nhất, khối lượng giao dịch toàn thị trường,… Các chỉ số (thông tin tức thời): chỉ số TOPIX và chỉ số phụ, chỉ số công nghiệp, chỉ số doanh số,… Dữ liệu thống kê: tổng khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch của các chứng khoán được giao dịch nhiều nhất, các chứng khoán có giá biến động nhiều nhất… Thông tin sau giao dịch: số dư giao dịch margin (giao dịch bảo chứng) Phương tiện công bố thông tin: Hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí và mạng Internet. Cung cấp thông qua mạng lưới thông tin giá chứng khoán Cung cấp qua các kênh trực tiếp. SGDCK Hàn Quốc Thực hiện bởi KOSCOM, mô hình công bố thông tin thị trường của KRX được mô tả theo sơ đồ: Hệ thống giao dịch trên KRX - Bản tin ngày - Báo cáo tháng KOSCOM Thông tin ban đầu Thông tin đã xử lý Công ty chứng khoán Các phương tiện truyền thông Các định chế tài chính Các hãng thông tấn Các cơ quan chính phủ Các tổ chức cá nhân khác có yêu cầu Nhà đầu tư Phương tiện công bố thông tin: Bản tin hàng ngày, hàng tháng, kỷ yếu của KRX Bản tin trên đài phái thanh, truyền hình Các báo kinh tế vào báo hàng ngày Bảng hiển thị điện tử Các công cụ khác Tuy nhiên, không phải bất cứ thông tin nào cũng đều được công bố ra công chúng, các thông tin đó là: Toàn bộ sổ lệnh Các thông tin liên quan đến An ninh Quốc phòng Các thông tin ảnh hưởng xấu đến thị trường. SGDCK Thái Lan Hệ thống báo giá PRS Hệ thống công bố thông tin về tổ chức niêm yết Hệ thống thông tin quản lý SMS SETINFO Service Các hãng thông tấn Các công ty chứng khoán Các tổ chức phân phối dữ liệu Internet Nhà đầu tư SETINFO tổ chức công bố thông tin thị trường trên 2 hệ thống riêng biệt: Hệ thống thông tin tức thời (gồm thông tin báo giá PRS và thông tin về tổ chức niêm yết ELCID) Hệ thống thông tin quản lý của SET Phương tiện công bố thông tin: Màn hình thiết bị đầu cuối Bảng điện tử hiển thị giá chứng khoán tại sàn Các phương tiện thông tin đại chúng. Câu 10: Giải thích bảng giá, báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết. Câu 11: Tính chỉ số giá trong những ngày giao dịch đặc biệt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_0633.doc
Tài liệu liên quan