Bất cứ ai đang sử dụng máy tính đều biết rõ vai trò, ảnh hưởng của chú
chuột đang được dùng trong công việc hàng ngày như thế nào? Được
Douglas Engelbart phát minh vào năm 1964, chuột máy tính không phải
là thứ gì mới mẻ hay quá rắc rối nhưng là một thành phần không thể thiếu
trong suốt hàng chục năm nay. Bạn từng chứng kiến sự phát triển vượt
bậc của bộ xử lý, công nghệ lưu trữ, đồ họa 3 chiều . nhưng chắc chắn
không thể nắm hết những bí ẩn bên trong lớp vỏ của những chú chuột.
Trong nhiều năm phát triển, chuột máy tính cũng có nhiều cải tiến và biến
đổi đáng kể không chỉ về kiểu dáng mà còn cả công nghệ cảm ứng. Chuột
ngày nay có độ nhạy và nhiều tính năng tốt hơn rất nhiều so với một vài
năm trước đây. Bài viết sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quát về những
bí mật của "loài chuột" điện tử này.
12 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bạn biết gì về chuột máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bất cứ ai đang sử dụng máy tính đều biết rõ vai trò, ảnh hưởng của chú
chuột đang được dùng trong công việc hàng ngày như thế nào? Được
Douglas Engelbart phát minh vào năm 1964, chuột máy tính không phải
là thứ gì mới mẻ hay quá rắc rối nhưng là một thành phần không thể thiếu
trong suốt hàng chục năm nay. Bạn từng chứng kiến sự phát triển vượt
bậc của bộ xử lý, công nghệ lưu trữ, đồ họa 3 chiều... nhưng chắc chắn
không thể nắm hết những bí ẩn bên trong lớp vỏ của những chú chuột.
Trong nhiều năm phát triển, chuột máy tính cũng có nhiều cải tiến và biến
đổi đáng kể không chỉ về kiểu dáng mà còn cả công nghệ cảm ứng. Chuột
ngày nay có độ nhạy và nhiều tính năng tốt hơn rất nhiều so với một vài
năm trước đây. Bài viết sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quát về những
bí mật của "loài chuột" điện tử này.
A – LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1. Cơ chế cảm ứng
a. Cơ học:
Đây cũng là cơ chế khởi thủy của chuột và kéo dài
hàng chục năm sau đó và hiện vẫn có thể tìm thấy
các loại chuột bi (một nhánh của cơ chế cảm ứng
cơ) ở cửa hàng. Chú chuột máy tính đầu tiên xuất
hiện trên thế giới có kích thước khá lớn với hai
bánh xe vuông góc với nhau. Con chuột này bạn sẽ
phải sử dụng cả hai tay để điều khiển: một tay cầm chuột và tay kìa cầm
một bàn phím nhỏ có 5 nút bấm. Tới năm 1970, kĩ sư Bill English của
Xerox PARC đã thay thế bánh xe cổ điển bằng một viên bi nổi tiếng mà
chúng ta đều biết. Viên bi này có thể chuyển động theo mọi hướng (1),
chuyển động này sẽ được hai bánh xe nhỏ bên trong chuột ghi nhận (2),
trên bánh xe có các khe hở nhỏ (3) cho phép một tia sáng phát qua tới đầu
cảm ứng bên kia, mỗi lần ngắt sẽ báo hiệu chuột di chuyển (4). Cuối
cùng, một thiết bị cảm ứng sẽ thu thập tín hiệu và tổng kết thành giá trị
tọa độ tương ứng của chuột trên màn hình. Kiểu thiết kế này được sử
dụng trong suốt thập kỉ 80 và 90. Kiểu dáng chuột hiện đại mà bạn thấy
được thiết kế ban đầu tại học viện EPFL (trái tim công nghệ của châu Âu
vào thời kì đó) dưới sự dẫn dắt của tiến sĩ Jean Daniel, sau đó sản phẩm
hoàn thiện được tung ra thị trường lần đầu tiên thông qua một chi nhánh
của EPFL mà sau này trở thành một trong những nhà sản xuất thiết bị trỏ
(Pointing Device) tên tuổi – Logitech.
b. Quang học:
Cơ chế của chuột quang là bước tiến đáng kể
trong chế tạo chuột. Nó loại bỏ hoàn toàn thành
phần cơ học (bi và bánh xe), thay bằng một thiết
bị bắt hình siêu nhỏ. Thiết bị này sẽ liên tục
"chụp" lại bề mặt mà người dùng di chuột và
thông qua phép so sánh giữa những bức hình này,
bộ xử lý trong chuột sẽ tính toán được tọa độ. Nói
một cách nôm na, chuột bi sử dụng đầu cảm ứng quang để bắt chuyển
động của viên bi còn chuột quang sử dụng thiết bị ghi hình để bắt chuyển
động của bề mặt. Trên thực tế, để tính toán chính xác thì hình ảnh chụp
phải tốt. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là soi sáng bề mặt và một
đèn LED đỏ được sử dụng cho việc này. Khi chiếu sáng bề mặt, tia sáng
sẽ bị phản chiếu và hội tụ thông qua một thấu kính trước khi chạm vào bộ
cảm ứng. Nhờ thế, hình ảnh sẽ rất chi tiết. Đôi khi, chuột quang học sử
dụng đèn LED bị hiểu nhầm là chuột laser (đề cập sau) do ánh sáng đỏ
mà nó phát ra.
Ưu điểm của thế hệ chuột quang học là không
có các bộ phận cơ nên hoàn toàn không sợ
hỏng hóc do ăn mòn hay bụi bẩn. Việc bảo trì
cũng rất đơn giản (chỉ cần lau mắt đọc là
xong). Thêm vào đó là độ chi tiết và độ nhạy
của cơ chế cảm ứng quang cũng tốt hơn rất
nhiều. Tuy nhiên, chuột quang không thể làm
việc trên các bề mặt bóng hoặc trong suốt, còn các bề mặt sặc sỡ thì chuột
hoạt động không chính xác. Điều này đúng với những loại chuột quang
thuộc thế hệ đầu tiên. Ngoài ra, một số loại chuột rẻ tiền có hệ thống xử
lý hình ảnh kém sẽ không đủ khả năng tính toán khi người dùng di
chuyển chuột với tốc độ nhanh (chuột cao cấp có thể theo được tốc độ di
chuyển lên tới hơn 1m mỗi giây). Điểm yếu cuối của chuột quang là nó
"ngốn" điện nhiều hơn chuột cơ: 25mA so với chỉ khoảng 5mA. Một số
nhà sản xuất còn sử dụng tới đầu đọc để tăng độ chính xác, điều đó dĩ
nhiên sẽ tiêu tốn năng lượng gấp đôi.
c. Laser:
Cảm ứng laser là công nghệ mới nhất và tiên
tiến nhất hiện nay. Không chỉ thừa hưởng đầy
đủ ưu điểm quang học mà chuột laser còn có
nhiều đặc điểm ưu việt khác. Được giới thiệu
lần đầu tiên vào năm 2004 dưới sự hợp tác
của Logitech và Agilent Technologies, Logitech MX1000 là đại diện đầu
tiên của thế hệ chuột laser xuất hiện trên thị trường. Chú chuột này sử
dụng một tia laser nhỏ thay vì đèn LED đỏ thông thường. Công nghệ
laser cho phép tia sáng có độ tập trung cao hơn và đặc biệt ổn định. Nhờ
thế chuột có thể tăng độ chi tiết của hình ảnh "chụp" tới 20 lần trên lý
thuyết. Một số game thủ phàn nàn rằng MX1000 không đáp ứng tức thời
khi bạn nhấc nó lên rồi đặt xuống. Điều này là do tính năng tiết kiệm
năng lượng của MX1000 (những phiên bản chuột laser sau này không rơi
vào tình trạng đó).
2. Kiểu kết nối
a. Có dây:
- Serial: chuột sử dụng cổng nối tiếp serial (hay còn gọi
là cổng COM) rất thông dụng vào thập kỉ 90 nhưng hiện
nay rất ít gặp, một phần do cổng COM già cỗi và chậm
chạp dần dần bị loại khỏi máy tính thế hệ mới. Ngoài ra,
sự thống trị của USB cũng góp phần "tiễn" nó vào dĩ vãng.
- PS2: được dùng trong thời gian khá dài và bây giờ vẫn
còn, mỗi bo mạch chủ vẫn có hai cổng PS2 dành cho bàn
phím và chuột. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng của chuẩn
USB mà PS2 dần bị đẩy tới bờ "tuyệt chủng". Hầu hết
các loại chuột mới đều sử dụng cổng USB và đi kèm một adapter chuyển
đổi USB PS2.
- USB: Đây là chuẩn giao tiếp thông dụng nhất hiện nay
đối với các loại chuột dù "có đuôi" hay "không đuôi",
bạn khó có thể tìm được loại chuột nào không yêu cầu
một cổng USB trống trên máy tính. Ưu điểm của USB
chính là băng thông rộng hơn nhiều lần so với serial hay PS2, vì thế các
loại chuột cao cấp có thể gửi số lượng lớn tín hiệu định vị tới PC và như
vậy, tính chính xác cũng như độ nhạy sẽ tăng đáng kể. Một số nhà sản
xuất còn sử dụng kênh dữ liệu 16-bit tăng cường độ chính xác và giảm độ
trễ so với kết nối 8-bit thường thấy trên dòng chuột "bình dân".
b. Không dây:
- Sóng Radio: Đây là kiểu kết nối không dây đầu tiên và cũng thông
dụng nhất được các nhà sản xuất trang bị cho chuột không dây của họ.
Một bộ chuột máy tính dùng giao tiếp kiểu này gồm bộ thu tín hiệu kết
nối với máy tính và chuột rời không dây lắp pin. Hai thành phần này giao
tiếp với nhau qua sóng radio ở tần số 27MHz. Một số công nghệ mới như
Fast RF của Logitech giảm đáng kể mức trễ khi phát, nhận tín hiệu.
- Bluetooth: Vốn được coi như một kiểu kết nối không dây để trao đổi dữ
liệu giữa các thiết bị di động. Thời gian gần đây, những thiết bị trỏ sử
dụng kết nối Bluetooth xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Một số
ví dụ như Dinovo Media Desktop của Logitech hay Microsoft Optical
Desktop Elite for Bluetooth. Về cơ bản, chuột không dây sử dụng kết nối
Bluetooth có thể làm việc với hầu hết các thiết bị thu/phát Bluetooth
nhưng nếu dùng đúng bộ thu đi kèm, người dùng sẽ tận dụng được những
tính năng đặc biệt mà nhà sản xuất trang bị. So với chuột dùng sóng
Radio, sản phẩm Bluetooth có tầm họat động xa hơn, độ trễ thấp hơn và
băng tần sử dụng là 2,4GHz (để biết thêm về các chuẩn không dây, tham
khảo ID: A0205_61).
- RFID: Đây là phát minh độc nhất vô nhị về chuột không dây do
A4Tech đưa ra. Chuột sử dụng RFID ví dụ như A4Tech ND-30 RFID
buộc người dùng phải sử dụng kèm theo bàn di riêng. Điểm mạnh của
kiểu thiết kế này là chuột không cần sử dụng pin hay dây dẫn, vì thế trọng
lượng chuột rất nhẹ. Tín hiệu tọa độ sẽ được ghi nhận thông qua trường
điện từ giữa bàn di kết nối vào máy tính và chuột. Tuy nhiên bạn nên chú
ý rằng RFID bị giới hạn về tầm hoạt động: chỉ bằng đúng độ dài dây dẫn
nối bàn di vào cổng USB máy tính.
c. Apple Desktop Bus
Ra đời năm 1986, đây là công nghệ do Apple phát minh dành cho máy
Mac. Apple Desktop Bus có khả năng kết nối tới 16 thiết bị trực tiếp và
được dùng trong hầu hết các model sản phẩm Mac cho tới năm 1998 khi
iMac lần đầu tiên chuyển qua sử dụng USB. Đầu năm 2005, kiểu kết nối
này lại một lần nữa được sử dụng trong hệ máy Powerbook G4 trong vai
trò liên lạc giữa máy và bàn phím tích hợp kèm trackpad của nó.
3. Những phím bấm và bánh xe cuộn
Ngược với thiết kế bên trong, nút bấm của chuột cải tiến khá chậm chạp
và hầu như chỉ thay đổi về số lượng, kiểu dáng và vị trí mà thôi. Chú
chuột "tổ" do Engelbart phát minh đầu tiên chỉ có một nút bấm và sau đó
không lâu tăng lên 3 nút. Những loại chuột ban đầu thường có từ một tới
ba nút và về sau tăng lên bốn hoặc hơn. Tuy vậy, về cơ bản, mỗi loại
chuột đều có tối thiểu hai nút bấm chính. Nhiệm vụ của nút bên trái là
chọn và khởi động các đối tượng, nút phải để mở các menu tính năng của
đối tượng mà người dùng đã chọn.
Những năm cuối thế kỉ 20, chuột máy tính có một
số cải tiến về phím bấm. Sản phẩm thời kì này
thường có 5 phím khác nhau. Tùy thuộc vào yêu
cầu của người dùng mà những phím phụ này có
nhiều chức năng riêng biệt ví dụ như Forward (tiến)
hoặc Backward (lùi) khi duyệt web, chúng cũng có
thể được gán nhiều tính năng tùy chọn nhờ vào phần mềm đi kèm. Theo
Douglas Engelbart, số lượng phím bấm tối ưu của chuột nên "càng nhiều
càng tốt" và thực tế đã cho thấy điều đó là đúng.
Một phát minh quan trọng trong thiết kế chuột nói riêng và các thiết bị trỏ
nói chung chính là bánh xe nhỏ ở giữa hai nút bấm mà chúng ta thường
thấy ngày nay. Nó sử dụng cho các tác vụ cuộn trang hoặc phóng to/thu
nhỏ các đối tượng. Về sau, Logitech và Microsoft giới thiệu phiên bản
tiên tiến hơn có tên gọi "bánh xe nghiêng" (tilt-wheel) dành cho những
sản phẩm cao cấp của họ. Với bánh xe mới, người dùng có thể gạt sang
hai bên để thực hiện chức năng cuộn ngang. Đôi khi, bạn cũng có thể tìm
thấy những sản phẩm sử dụng công nghệ cảm ứng thay vì bánh xe vốn dễ
bám bụi và trục trặc, điển hình như V500 của Logitech.
4. Tốc độ và độ chính xác
Việc thương mại hóa và các "chiêu" tiếp thị đã biến thông số kĩ thuật của
chuột trở nên rắc rối hơn nhiều so với bản chất của chúng. Trước tiên là
tốc độ xử lý hình ảnh: càng nhiều hình ảnh được "chụp" từ bộ cảm biến
của chuột, độ chính xác của nó sẽ càng cao. Một số người cho rằng sức
mạnh của máy tính hiện tại chỉ xử lý cùng lúc khoảng vài trăm mẫu hình
mỗi giây. Điều này đúng nhưng nếu số lượng mẫu càng nhiều, giá trị
trung bình sẽ càng chuẩn hơn và thực tế, thiết bị trung gian chịu trách
nhiệm tính toán tọa độ chính là bộ xử lý bên trong chuột. Nó sẽ xử lý mẫu
hình để lấy các giá trị trung bình trước khi gửi đến máy tính.
Một đơn vị khác dùng để đánh giá chuột là DPI (Dots per inch) hay còn
gọi là độ phân giải của mắt cảm ứng. Ban đầu, người ta sử dụng CPI (
Counts per inch) để tính toán tốc độ chuột. CPI và DPI chỉ khác nhau về
đơn vị tính (CPI sử dụng centimet còn DPI sử dụng số lượng điểm ảnh).
Về sau do những lý do kĩ thuật, DPI đã dần dần thay thế CPI. Giá trị này
thể hiện số điểm ảnh con trỏ chuột sẽ lấy mẫu được khi bạn di chuột 1
inch trên bề mặt. Điều đáng chú ý là con số này càng cao, độ chính xác
tăng lên lại tỉ lệ thuận với tốc độ chuột. Vì thế, bạn có thể di chuyển con
trỏ tới điểm mình muốn rất nhanh mà không phải di chuột nhiều nhưng
ngược lại, bất cứ di chuyển nào dù nhỏ nhất cũng sẽ bị ghi nhận và điều
này hoàn toàn không có lợi cho tính chính xác.
Càng rắc rối hơn cho người dùng khi chỉ số DPI của chuột còn phụ thuộc
vào độ phân giải màn hình mà bạn sử dụng. Lấy ví dụ: với cùng mức
DPI, khi chuyển độ phân giải hiển thị từ 1024x768 lên 1600x1200 hoặc
cao hơn, bạn sẽ phải di chuyển chuột dài hơn cho cùng một khoảng cách
trên màn hình. Chính vì thế, những giá trị DPI thường thấy trên các sản
phẩm chuột thế hệ mới (đặc biệt là các loại chuột cho game thủ) như
1600dpi, 2000dpi thực ra là khả năng đáp ứng về tốc độ của chuột với
phản ứng của người chơi ngay cả ở độ phân giải cao. Từ đó ta thấy rằng,
do độ chính xác tỉ lệ thuận với tốc độ di chuyển nên việc điều khiển chuột
cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Các nhà sản xuất có nhiều cách để xử lý
vấn đề này thông qua phần mềm hoặc trực tiếp từ phần cứng. Tuy nhiên,
nguyên tắc chính vẫn là bỏ qua các điểm ảnh và như thế rõ ràng độ chính
xác cũng sẽ giảm đi khi tốc độ chuột hạ thấp xuống. Vấn đề cân bằng
giữa hai giá trị tốc độ và tính chính xác được giải quyết nhờ vào độ phân
giải màn hình của người dùng. Mức 800dpi và 1280x1024 là khá hợp,
mức DPI cao với độ phân giải màn hình càng lớn sẽ giúp hạn chế tốc độ
con trỏ di chuyển trong khi vẫn giữ được tính chính xác. Trong thực tế,
chuột có mức 1600dpi đến 2000dpi sẽ rất tuyệt khi sử dụng trên màn hình
1600x1200 hoặc 2048x1536 trở lên, nhưng nếu bạn dùng chúng ở màn
hình độ phân giải thấp hơn (dưới 1280x1024) thì rắc rối sẽ xảy ra: rất khó
để chọn đối tượng do khi bạn di chuyển chuột 1 khoảng rất nhỏ, con trỏ
đã có thể chạy từ góc màn hình này sang góc màn hình đối diện rồi. Đây
sẽ là bất lợi lớn đối với những người dùng yêu cầu độ chính xác ở khoảng
nhỏ (micro) như thiết kế hay game chiến thuật.
5. Những biến thể của loài chuột máy tính
Ngoài những loại chuột thông dụng được thiết kế
theo đúng nguyên bản của Douglas Engelbart thì
thực tế có khá nhiều biến thể đáp ứng các mục
đích riêng. Ví dụ khi bạn bị đau tay hoặc vai trong
khi sử dụng chuột thông thường, bạn có thể thử
dùng Trackball do sản phẩm này chỉ yêu cầu
người dùng chuyển động ngón tay để di chuyển con trỏ. Hiện tại, bạn có
thể bắt gặp các loại chuột "lai" như sau:
- Trackball: Thay vì chuyển dịch chuột để bi quay thì với Trackball,
người dùng sẽ điều khiển con trỏ trên màn hình thông qua một viên bi lớn
đặt trên đế cố định.
- Chuột mini: Với kích cỡ chỉ bằng hoặc nhỏ hơn
quả trứng gà, chuột mini được sử dụng cho những
thiết bị di động như máy tính xách tay.
- Chuột Camera: như máy quay phim, nó sẽ bắt
những chuyển động của phần đầu người dùng để
di chuyển con trỏ tương ứng.
- Chuột lòng bàn tay (Palm Mouse): Được nắm trong lòng bàn tay, loại
chuột này hoạt động chỉ với 2 nút bấm. Con trỏ chuột phụ thuộc vào
những cú chạm tay và áp lực sẽ quyết định tốc độ
di chuyển.
- Chuột sử dụng bằng chân (Foot Mouse): Dành
cho người khuyết tật về tay, người sử dụng nhấn
bằng bàn chân.
- Chuột dạng cần điều khiển (Joy-Mouse): Đây là
sự kết hợp giữa Joystick và chuột máy tính, bạn sử
dụng một cần điều khiển để di chuyển con trỏ và nhấn chuột thông qua
nút bấm ở trên đỉnh.
B. ... VÀ TRÊN THỰC TẾ
Tiêu chí đầu tiên bạn cần nghĩ đến khi mua chuột chính là mục đích sử
dụng.
- Văn phòng: làm việc văn phòng, chuột bình thường ở độ phân giải
800dpi là đủ. Kết nối không dây sẽ có ích nếu bạn không muốn thêm dây
vào mớ lằng nhằng phía sau máy tính. Tuy nhiên, pin và vấn đề nhiễu
sóng có thể sẽ gây cho bạn một số rắc rối nhất định.
- Thiết kế: Với yêu cầu rất cao về độ chính xác, những nhà thiết kế
không nên để mắt tới những dòng chuột không dây, ít ra là vào thời điểm
hiện tại. Lý do chính là độ trễ của nó và thời gian dùng pin có giới hạn.
Quả là phiền toái khi chuột hết pin đột ngột trong lúc bạn đang say sưa
với tác phẩm của mình. Chuột laser là lựa chọn tốt vì có độ chính xác cao.
Một số nhà sản xuất như Logitech cũng tung ra thị trường dòng sản phẩm
chuột quang với hai cảm ứng cho độ chính xác cao hơn như Logitech
Mouseman Dual Optical (hình bên). Bạn cũng nên để ý tới kiểu dáng
chuột phải cầm được thoải mái nếu thường phải
làm việc lâu.
- Chơi game: ta tạm chia game thủ ra làm ba
dạng: người chơi mang tính chất giải trí nói
chung (online hoặc các trò chơi đơn giản), người
chơi game dàn trận (Starcraft, Warcraft, Ages of
Empire...) và người chơi dòng First Person
Shooter (Quake, Doom, Counter-Strike...). Nếu
bạn thuộc nhóm thứ nhất thì hầu hết các loại chuột thông thường hoàn
toàn đủ yêu cầu. Tuy nhiên, nếu thuộc hai nhóm sau, bạn sẽ cần tới những
dòng chuột thực sự cao cấp nếu muốn "so kè” cùng đối phương. Những
trò chơi dạng chiến thuật dàn trận yêu cầu game thủ phải chọn các đơn vị
cũng như điều khiển chúng bằng chuột một cách chính xác, vì thế nhóm
này sẽ cần tới những loại chuột tương tự như thiết kế. Tuy nhiên hãy chú
ý đến độ phân giải màn hình mà chọn chuột có chỉ số DPI phù hợp. Cuối
cùng là những gamer dòng game FPS, nhóm này "khó tính" nhất khi chọn
chuột vì độ nhạy và tính chính xác của chuột quyết định rất nhiều đến
"sinh mạng" của nhân vật họ điều khiển. Hơn nữa, hầu hết những sản
phẩm chuột cao cấp và mới nhất được tung ra thị trường hiện nay cũng
chỉ chủ yếu phục vụ cho giới FPS. Đặc điểm chung của loại sản phẩm
này là chỉ số DPI thường khá lớn. Tuy người dùng có thể tùy ý thay đổi
mức DPI thông qua phần mềm nhưng những loại thực sự cao cấp như
Razer Cooperhead hay Logitech MX518, G5,G7 đều có phím tắt để thay
đổi DPI trực tiếp trên phần cứng của chuột. Nói tóm lại, mỗi người dùng
sẽ có những yêu cầu cụ thể về tốc độ hoặc tính chính xác của chuột. Một
số người không thể làm việc với chuột khi nó hoạt động quá nhanh, một
số lại thích điều đó. Nhìn chung, một chú chuột với khả năng xử lý 2000
mẫu ảnh mỗi giây ở mức 800dpi sẽ là phù hợp cho mọi công việc hàng
ngày từ game cho tới ứng dụng văn phòng.
Một khi đã "nhắm" được mục đích, việc chọn lựa giữa các loại cảm ứng
khá đơn giản. Hiện nay, những loại chuột quang rẻ tiền nhất cũng thừa
sức đẩy chuột bi cũ kĩ vào "xó”. Để lựa chọn phù hợp, trước tiên bạn nên
quan sát môi trường làm việc của mình: Nếu như bạn có thói quen di
chuyển chuột trên mặt bàn thì hãy đảm bảo rằng bề mặt đó không có hoa
văn hay những họa tiết lòe loẹt vì sẽ làm chuột hoạt động không được
chính xác. Nếu như không có cách nào tránh khỏi điều đó, hãy tìm cho
mình một tấm lót chuột loại tốt ví dụ như Razer ExactMat, Razer Mantis,
CoolerMaster X-Pad... Chuột laser càng ngày càng đa dạng về chủng loại
và kiểu dáng. Với công nghệ laser, chuột có khả năng di chuyển trên hầu
hết mọi địa hình bất kể màu sắc hoặc chất liệu, thậm chí ngay cả khi bạn
nhấc chuột khỏi mặt phẳng một khoảng nhỏ. Nếu tài chính dư dả, những
thế hệ chuột laser đời mới thực sự là lựa chọn đáng "đồng tiền bát gạo"
tuy giá của chúng còn khá cao và chưa có các dòng giá rẻ cho người dùng
tầm trung.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là kết nối chuột. Thực
tế, việc sử dụng chuột không dây (Cordless/Wireless) hay có dây rất khác
nhau. Mỗi trường hợp đều có những ưu nhược điểm riêng:
- Có dây: chủ yếu là giao tiếp USB và PS/2. Nhược điểm duy nhất của
kiểu kết nối này là tầm sử dụng chuột hạn chế và dây nhợ đôi khi khá
lằng nhằng.
- Không dây: mới chỉ xuất hiện phổ biến vào khoảng 2 năm trở lại đây
và được đón nhận nồng nhiệt. Ưu điểm thì dễ nhận thấy, còn nhược điểm
của kết nối này là trọng lượng và giá cao hơn vì phải dùng pin (thường là
2 pin AA cho desktop hoặc 2 pin AAA cho laptop). Một số chuột thế hệ
mới dùng pin tích hợp nhưng vẫn nặng hơn so với chuột có dây; thêm vào
đó còn phải sạc pin. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị cho vấn đề nhiễu
sóng thiết bị dù điều này rất hiếm khi xảy ra. Hiện nay thông dụng nhất
chính là phương pháp kết nối nhờ sóng radio, bạn có thể gặp kiểu kết nối
này không chỉ ở chuột mà còn rất nhiều kiểu sản phẩm khác. Ưu điểm
chính là giá rẻ, dễ liên kết các thành phần với nhau nhưng tầm hoạt động
của chuột radio không lớn lắm (thường chỉ dưới 10m theo lý thuyết và
trên thực tế khoảng 3m tới 5m). Ngoài ra, sóng radio dễ bị nhiễu nếu có
vật chắn ngang.
Đối với chuột Bluetooth, nhờ độ trễ thấp, độ
nhạy cao và băng thông rộng rãi hơn, bạn có thể
sử dụng chuột trong khoảng cách từ 6m-8m khá
thoải mái (mặc dù trên lý thuyết có thể lên tới
10m-15m). Ngoài ra, nhờ hub Bluetooth đi kèm
chuột, bạn có thể kết nối thêm nhiều thiết bị
khác như điện thoại di động, PDA, máy in, tai
nghe... vào máy tính. Phiên bản Bluetooth 1.1 có nhiều cải tiến nhưng
cũng yêu cầu phần cứng khác hoàn toàn so với thế hệ 1.0C thông dụng
hiện nay. Một số sản phẩm đồng bộ Bluetooth (gồm cả chuột và bàn
phím) cũng đã xuất hiện trên thị trường như Microsoft Optical Desktop
hoặc Logitech Dinovo Media Desktop (hình dưới). Đặc điểm của nhóm
này là thường có nhiều tính năng phụ rất đáng giá.
Yếu tố khá quan trọng mà ít người chú ý hoặc chỉ coi là phụ, đó chính là
kích thước và hình dáng của chuột. Mỗi hoàn cảnh sử dụng khác nhau sẽ
phù hợp với từng kiểu dáng chuột riêng biệt. Lấy ví dụ: các loại chuột
nhỏ mini-mouse thường được dùng cho máy tính xách tay vẫn có thể
được dùng cho trẻ em hoặc những người có bàn tay nhỏ nhắn. Nói chung
tiêu chí hàng đầu về kiểu dáng là cầm vừa vặn và thoải mái nhất. Đa số
các dòng chuột đời mới đều chỉ thiết kế cho những người dùng thuận tay
phải, nếu bạn thuận tay trái thì hãy cố gắng tìm loại chuyên cho người
dùng tay trái hoặc loại chuột có thiết kế truyền thống (dù loại này cầm
không được thoải mái cho lắm). Ngoài ra bạn cũng nên chú ý mua những
loại chuột có bề ngang lớn, đặc điểm đó sẽ giúp cơ cổ tay bạn ít bị căng
ra để giữ chuột được chắc.
Ngày nay, nhiều loại chuột được tích hợp khá nhiều tính năng phụ nghe
rất tuyệt như đầu đọc vân tay bảo mật, đầu đọc thẻ, quạt mát tay hay đèn
trang trí... Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân, bạn không nên chọn những loại
này vì với diện tích chật hẹp bên trong chuột, thiết kế thêm "đồ chơi"
thường đồng nghĩa với việc phải thu gọn bản mạch chính hay điều chỉnh
các thành phần chuột theo hướng không có lợi.
C. NÀO RA CHỢ CHUỘT!
Hiện tại, trong nước rất thịnh hành những sản phẩm chuột cao cấp của
Logitech, Microsoft, Genius hoặc Razer. Nếu như Genius tập trung vào
thị trường phổ thông thì ba hãng còn lại chủ yếu tung ra những sản phẩm
cao cấp với nhiều tính năng mạnh. Ở mức giá dưới 50 USD, hai ứng cử
viên Logitech MX500/510 và Microsoft Intellimouse 3.0 được đánh giá
cao. Cao cấp hơn trong các loại quang học là Logitech MX518 và Razer
DiamondBack dành riêng cho game thủ. Đặc điểm chung của chúng là độ
phân giải cao 1600dpi và khả năng thay đổi tốc độ di chuyển trực tiếp khi
đang chơi game. Hiện đại hơn và cũng đắt tiền hơn là sê-ri chuột sử dụng
công nghệ laser. Với các loại có dây, bạn sẽ thấy Logitech G5 hoặc Razer
Copperhead cao cấp chỉ dành cho game thủ, tất cả chúng đều có chỉ số
lên tới 2000dpi. Chuột laser cũng có các loại không dây chủ yếu của
Logitech với hai đại diện G7 cho game và Logitech MX1000 cứng cáp
dành cho những nam nhân viên năng động trong môi trường công sở,
Logitech
MX610 yểu điệu rất hợp với phái đẹp. Kết nối
của các loại chuột thế hệ mới cũng có nhiều cải
tiến đáng chú ý, như chuột không dây của
Logitech có công nghệ Fast RF đã giảm đáng kể
mức trễ. Bạn cũng có thể thấy xu thế mới về pin
của chuột không dây đều chuyển sang loại tích
hợp sẵn. Những loại pin này có ưu điểm là nhẹ, kích thước nhỏ và thường
tốt hơn pin sạc ngoài cho phép thời gian làm việc dài hơn. Tuy nhiên
Razer DiamondBack
nhược điểm của nó là khó thay thế một khi bị chai do sử dụng dài (dù rất
lâu mới xảy ra).
Bàn di chuột là khái niệm không mới, tuy nhiên
những dòng sản phẩm cao cấp lại khá xa lạ với thị
trường trong nước. Nếu để ý, bạn sẽ thấy phần lớn
người dùng chủ yếu vẫn di trực tiếp lên bề mặt bàn
hoặc sử dụng các loại bàn di vừa bé vừa kém chất
lượng được tặng kèm mỗi khi mua máy tính. Nếu
như bạn nghĩ rằng các loại chuột quang hiện đại
không cần quan tâm đến bề mặt di chuyển thì bạn
nhầm. Ngay cả khi các nhà sản xuất quảng cáo về khả năng hoạt động
trên mọi địa hình của sản phẩm thì không có nghĩa là chuột sẽ hoạt động
chính xác tuyệt đối. Các loại bàn di chuột cao cấp thường có màu sắc
thích hợp cho mắt đọc của chuột, bề mặt trơn nhẵn cho phép di chuyển
linh hoạt. Một số loại còn có đệm silicon khá êm ái để người dùng kê cổ
tay trong khi sử dụng. Khi lựa chọn các loại bàn di cho chuột, bạn cần
chú ý kích thước sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, độ nhám bề mặt
vừa phải để tạo cảm giác di chuẩn. Ngoài ra với các loại chuột quang, bề
mặt di phải đồng nhất về màu sắc và tốt nhất là có màu tối. Đa số các sản
phẩm cao cấp đều đáp ứng đủ những tiêu chí này. Hiện nay bạn có thể dễ
dàng tìm mua được những sản phẩm dành
cho gamer thủ hàng đầu thế giới ngay ở thị
trường trong nước ví dụ như X-pad III của
Cooler Master, ExactMat và Mantis của Razer.
Trong số này mỗi sản phẩm đều có thế mạnh
của riêng mình: X-Pad III có mức giá rẻ nhất
với chất liệu chính là nhôm, bề mặt màu đen
tuyền hơi nhám tương thích với mọi loại chuột
bi hay quang. ExactMat là sản phẩm cao cấp
nhất của Razer với cùng chất liệu như X-Pad III nhưng có kèm theo cả bộ
đệm tay ExactRest bằng silicon. Riêng Mantis là dòng phổ thông của của
Razer với kích thước khá lớn và dẻo, có thể gập lại, "nhét" vào cặp dễ
dàng.
Một số địa chỉ sau có thể cho bạn thêm thông tin về các sản phẩm đã đề
cập: www.gianguyenpc.com; www.hanmy.net (Logitech);
www.fastest.com.vn (CoolerMaster); www.newmindtek.com (Razer).
Logitech G5
Razer ExactMat
Nhìn chung, đại đa số người dùng vẫn chưa
thực sự quan tâm về chuột và thường "liệt"
chúng là mặt hàng "khuyến mãi" khi mua máy
tính. Việc chọn được một chú chuột chất lượng
cao và thiết kế phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho công việc và cả sức khỏe của bạn. Đối với
game thủ, độ chính xác và tốc độ của chuột còn
giúp giành chiến thắng trong những trận chiến
"sinh tử" và chắp cánh cho tài năng sẵn có. Có thể giá những sản phẩm
hàng đầu còn hơi đắt so với mặt bằng tiêu dùng trong nước nhưng bạn
hãy luôn ghi nhớ một điều rằng không gì quý hơn sức khỏe và những
thiết bị có liên quan trực tiếp tới điều đó nên nhận được sự đầu tư xứng
đáng. Thị trường thiết bị ngoại vi nói chung và chuột nói riêng của Việt
Nam đang nóng dần lên do thị hiếu và cách nhìn nhận của người dùng về
chuột bắt đầu có thay đổi. Nhờ thế, số lượng tùy chọn ngày càng tăng
nhanh sẽ cho phép mọi người tìm được một sản phẩm hợp lý cho riêng
mình.
Razer Copperhead
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bạn biết gì về chuột máy tính.pdf