Bài thuyết trình Chủ đề: Một số loại sâu hại ở loài thông keo và các biện pháp phòng trừ

4. Biện pháp phòng trừ Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: - Trước khi trồng làm đất kỹ, trồng đảm bảo mật độ, tỉa cành tạo độ thông thoáng, đốt dọn vệ sinh thảm thực bì, chăm sóc, kết hợp làm cỏ, bón phân và xới đất xung quanh gốc cây để phát hiện, tiêu diệt sâu non, nhộng của sâu nâu vạch xám cư trú dưới lớp lá keo khô. Biện pháp vật lý cơ giới: - Bẫy dính: Sâu non của sâu nâu vạch xám có tập tính di chuyển theo thân cây qua lại giữa nơi cư trú vào ban ngày và nới lấy thức ăn vào ban đêm nên có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn sâu bằng vòng dính. Sử dụng keo dính chuột làm vòng dính. Để vòng dính phát huy hiệu quả keo phải được bôi kín toàn bộ vùng thân cây cách mặt đất 1,3m với bề rộng 8-10cm.

pptx19 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Chủ đề: Một số loại sâu hại ở loài thông keo và các biện pháp phòng trừ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM Bộ Môn: Bảo vệ thực vật Giảng Viên : Nhóm : 0 1 1. Phạm Văn Hải MSV 1553130165 I . Sâu róm thông Dendro và sâu róm thông 4 chùm lông Phân bố và phạm vi kí chủ Sâu róm thông (SRT) Dendrolimus punct atus thuộc họ ngài khô lá Lasiocampidae , bộ cánh phấn ( cánh vảy ) Lepidoptera , lớp côn trùng Insecta . Chúng là loài sâu ăn lá các loài thông có sức sinh sản cao tạo nên những quần thể lớn và có sức phá hại mạnh . Ở nước ta rất nhiều trận dịch sâu róm thông đã xảy ra từ khắp miền Bắc đến miền Trung. Trong những năm gần đây ngoài những tỉnh thường xảy ra dịch sâu róm thông như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; rừng thông ở một số tỉnh khác cũng đã bị loài sâu này tàn phá như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang 2. Đặc điểm hình thái Phân biệt 2 loài sâu róm thông thông qua đặc điểm hình thái Giai đoạn trứng: Hình 2a Hình 2b Giai đoạn sâu non Giai đoạn Nhộng Hình 2c Hình 2d Hình 2e Hình 2f Giai đoạn: Trưởng thành (ngài) Hình 2g Hình 2h Một số đặc điểm sinh học của sâu Dendro Vòng đời của sâu róm thông (SRT) bao gồm 4 giai đoạn phát triển:   + Trứng + Sâu non: ăn lá, phá hại cây thông + Nhộng (có kén bao bên ngoài) + Trưởng thành (ngài): làm nhiệm vụ giao phối và đẻ trứng tạo thế hệ sâu kế tiếp -      Mỗi vòng đời của SRT được gọi là thế hệ (lứa sâu). -      Có 4 thế hệ Sâu róm thông:                        + Thế hệ 1: từ tháng 3-tháng 5                      + Thế hệ 2: từ tháng 5-tháng 7                         + Thế hệ 3: từ tháng 8-tháng 10                        + Thế hệ 4: từ tháng 10-tháng 3 năm sau Trong 4 giai đoạn phát triển trên chỉ có giai đoạn sâu non là phá hại thông (ăn lá). Sâu non có 6 tuổi: tuổi 1 nhỏ như que tăm, tuổi 6 to bằng ngón tay người lớn. T ừ tuổi  4-6 sâu phá hại rất mạnh. Sâu tuổi 1 và tuổi 2 khi bị khuấy động thường nhả tơ rơi xuống; lợi dụng đặc tính này ta có thể diệt sâu non tuổi 1 và 2 bằng cách dùng sào hoặc vồ đập vào cành cây làm cho sâu rơi xuống.  Sâu non tuổi 6 ăn đẫy sức bắt đầu nhả tơ làm kén để hoá nhộng. kén thường được làm trên các nõn thông hoặc ngọn thông hoặc trên các lá thông và thân cây . 3. Tập tính và quy luật phát sinh gây hại Sâu non sau khi nở tự ăn vỏ trứng của mình (ít khi ăn hết), nằm im từ 5–7 phút rồi tập trung sống thành đàn 20–30 con. Sâu non tuổi 1 có tính nhả tơ, sâu có thể phân tán và di chuyển đi nơi khác Khi nở ra được khoảng 12 giờ thì sâu non bắt đầu ăn lá. Ở lứa tuổi này, sâu chỉ ăn lá thông non và không ăn hoàn toàn lá mà chỉ gặm mép làm cho lá có hình răng cưa. Theo những tài liệu thống kê về nuôi sâu trong phòng thí nghiệm cho thấy sau 3 đến 7 ngày sâu non lột xác lần thứ nhất và bước sang tuổi 2. Từ tuổi 2 đến tuổi 4 nói chung sau khi lột xác, sâu non có tập tính ăn vỏ xác của mình, thường thì ăn hết chỉ để lại phần vỏ đầu, nhưng có con chỉ ăn hết 1/3 vỏ xác. Ở tuổi 3 trở đi, sâu bắt 310 đầu ăn cả lá chứ không gặm mép lá nữa. Tuy nhiên, sâu thường có tập tính cắn bỏ một đoạn lá ở đầu sau đó mới ăn. Từ tuổi 5 sâu ăn rất mạnh. Lượng lá ăn rất nhiều và ăn chỗ nào thì ăn cụt hết mới di chuyển sang chỗ khác. Vì vậy, trong rừng có sâu non tuổi 5 phá hại người ta thường thấy có những cây thông trơ trụi cành khô mất đi vẻ đẹp xanh tươi của những cây thông bình thường. Trong tuổi 5 sâu ăn no hay ẩn nấp ở chỗ còn nhiều lá hay chỗ cuống của túm lá trên cành cây. Khi có động sâu quẫy mình và rơi xuống đất chứ không có tập tính nhả tơ .. Sang tuổi 6 sâu non hoạt động chậm chạp hơn, thường nằm im, lượng lá ăn cũng giảm đi so với tuổi 5. Sau khi lột xác từ 5-10 ngày sâu bắt đầu vào kén, lúc sắp vào kén sâu ít hoạt động. Sâu non khi sắp vào kén làm nhộng thường nhả tơ và túm các lá thông ở chung quanh để làm cái “rọ” đựng kén. Vị trí đóng kén của sâu thường ở lá . Cũng có khi do số lượng cá thể trên một cây tăng lên quá nhiều thì chúng làm kén vào cả chỗ kẽ nứt . Nhộng thường có trứng non ở bên trong vì vậy có thể lợi dụng để dự tính số lượng của thế hệ tiếp theo. Theo một số tài liệu quan sát thì trong cùng một thế hệ, sâu cái trưởng thành vũ hoá chậm hơn sâu đực vài ba ngày. Do đó, sâu non của sâu cái trưởng thành cái thường đến tuổi 7 mới vào kén. Sâu trưởng thành có tính xu quang nên có thể dùng bẫy đèn để bắt trong những kỳ nở rộ. Sau khi vũ hoá độ 4 đến 5 giờ thì có thể giao phối để đẻ trứng. Thời gian từ giao phối xong đến khi đẻ khoảng 1 ngày. Sâu trưởng thành đẻ một hàng dọc trên lá thông hoặc bao quanh lá. Mỗi phút có thể đẻ từ 5-10 quả và trung bình đẻ 300-400 quả trứng. Đột xuất có con đẻ 600 quả. Tuổi thọ của ngài từ 4-5 ngày 4. Biện pháp phòng chống sâu róm thông Biện pháp thủ công Tiến hành ở giai đoạn trứng, sâu non và nhộng của SRT: - Phát hiện ổ trứng thu lại và chôn hoặc  mang ra khỏi rừng để đốt. - Phát hiện sâu non tuổi 1, 2 rung cây để chúng rụng xuống, thu lại và chôn. - Phát hiện sâu non tuổi 5, 6 và nhộng dùng kẹp tre để thu bắt. Biện pháp này tiến hành vào tháng 3-5 khi số lượng sâu cũng bớt sẽ giảm số lượng sâu ở các thế hệ sau (thời gian hay xẩy ra dịch sâu). Biện pháp này rất phù hợp và có tính khả thi cao đối với điều kiện hiện nay của các chủ hộ có rừng trong Dự án . Biện pháp vật lý Trước tiên xác định thời gian vũ hoá của sâu róm thông trong diện tích của mình quản lý. Sau đó tìm chỗ đặt bẫy đèn, nơi đặt bẫy đèn cần san đất cho bằng phẳng (mỗi chiều 1,5m). Lấy 4 khúc gỗ dài 1,2m buộc lại với nhau thành khung hình vuông. Trải tấm linon che kín toàn bộ mặt khung và tạo thành bể đựng nước có chiều cao 15-20cm. Dùng đèn (tốt nhất là đèn xạc điện để tránh gây cháy) treo cách mặt nước 1,5m. Ban đêm khi đèn sáng ngài SRT sẽ theo ánh sáng bay tới và rơi xuống bể nước phía dưới. Để tăng hiệu quả diệt ngài SRT có thể cho vào bể nước một ít dầu hoả để tạo màng, khi ngài SRT bị rơi xuống bể nước sẽ nhanh chết hơn. Cũng có thể lợi dụng nơi có hồ ao, sông suối gần rừng để dặt bẫy đèn diệt sâu róm thông. Cách bẫy đèn sâu róm thông tự tạo Biện pháp lâm sinh Khi vệ sinh rừng, nên để lại một số cây có hoa nhằm mục đích thu hút những loài ký sinh thiên địch của SRT. Những nơi có điều kiện nên trồng hỗn giao thông với các loài cây khác để hạn chế sự lan tràn của SRT Biện pháp sinh học - Bảo vệ các loài ký sinh thiên địch hiện có trong rừng thông Tạo điều kiện cho các loài ký sinh thiên địch trong rừng thông để hạn chế sự phát triển của SRT (giữ thảm thực vật trong rừng, nhất là những cây có hoa). Không phá hại các tổ kiến vống, bọ ngựa, bọ xít ăn thịt (bọ xít hoa, bọ xít đỏ, chim, thú ăn sâu.) Biện pháp hóa học TT Tên thuốc Liều l­ượng Thời gian/Giai đoạn sử dụng 1 Sherpa 25EC 1,5 lit/ha Giai đoạn sâu non (tuổi 2-3), phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn 2 Trebon 10 EC 1,5 lit/ha Nh­ư  trên 3 Ofatox 400EC 1,5 lit/ha Nh­ư trên II. Loài sâu ăn lá keo Phân bố và phạm vi kí chủ 2 họ có nhiều loài sâu ăn lá là họ Ngài đêm (Noctuidae 6 loài) và họ Sâu kèn (Psychidae 5 loài). Trong số 30 loài sâu ăn lá kể trên có 4 loài đã từng phát dịch . Loài sâu vạch xám Speiredonia retorta, họ Noctuidae.  màu nâu vàng đến nâu đen, di chuyển như kiểu của sâu đo , có các vân đen hình tròn riêng biệt nằm ở giữa đốt; đầu A.fulvida có 2 chấm trắng. 2. Đặc điểm hình thái Ngài trưởng thành: Ngài đực có thân dài từ 4 - 5mm, sải cánh từ 11 - 13mm, thân màu nâu sẫm có phủ một lớp lông trắng. Râu đầu hình lông chim. Cánh trên màu nâu sẫm có phủ một lớp lông trắng, cánh sau màu trắng xám. Ngài cái không có cánh, dài từ 6 - 8mm, đầu nhỏ màu cà phê. Ngực, bụng màu trắng vàng và bụng uốn cong. Ngài cái nằm trong kén. + Trứng: Hình bầu dục dài 0,6mm, rộng 0,4mm, màu trắng xám. + Sâu non: Dài từ 6 - 9mm, trên lưng các đốt ngực và đầu có màu nâu vàng, bụng màu trắng xám. Trên lưng của đốt bụng thứ 8 có 2 chấm nâu và đốt thứ 9 có 4 chấm nâu. Mảnh mông đốt thứ 10 màu nâu vàng. Sâu non nôm trong một cái túi màu lá khô. + Nhộng: Nhộng cái dài từ 5 - 7mm, màu vàng, hình thoi, đoạn đầu và ngực nhỏ uốn cong. Trên lưng từ đốt thứ 3 đến đốt thứ 6 có hàng gai nhỏ màu nâu đen, cuối bụng có 2 gai ngắn. Nhộng đực dài từ 4,5 - 6mm, màu nâu vàng. Trên lưng của các đốt bụng thứ 4 đến đốt thứ 8 trên dưới có hai hàng gai nhỏ. Cuối bụng cũng có 2 gai nhỏ . + Sâu túi nhỏ một năm có hai thế hệ gối nhau gồm: + Thế hệ 1: Ngài trưởng thành xuất hiện vào hạ tuần tháng 5 đến giữa tháng 6; Trứng xuất hiện vào tháng 6; Sâu non có từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 8; Nhộng có từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8. + Thế hệ 2 : Ngài trưởng thành xuất hiện vào tháng 8; Trứng có vào tháng 8, cuối tháng 9, Sâu non có từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 5 năm sau. Nhộng từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 năm sau; Ngài trưởng thành đẻ từ 100 270 trứng (trung bình 200 trứng), tỷ lệ nở là 99%. Thời gian đẻ từ 5 - 7 ngày. + Sâu non từ khi nở đến khi hình thành túi mất 30 phút. Túi lúc đầu màu xanh vàng sau màu lá khô. Trên túi có dính các lá khô nhỏ. Sâu non ăn vào sáng sớm hay buổi tối hoặc lúc râm mát, trưa không ăn. + Sâu non tuổi 1 đến tuổi 3 chỉ ăn lớp biểu bì của lá, các tuổi sau ăn lá thành các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân lá. Sâu non đực lột xác 5 lần, sâu non cái lột xác 6 lần. Mỗi lần lột xác, sâu non lại nhả tơ bịt kín túi lại và chỉ để sợi tơ dính vào cành hoặc lá. Vào mùa đông những ngày ấm áp sâu non vẫn ăn chồi và lá non. 3. Tập tính và quy luật phát sinh gây hại Chúng ăn hại từ 18h30 đến sáng sớm hôm sau, khoảng 4h30 sâu non lại bò xuống nằm ở khe nứt của vỏ cây trong khu vực cách mặt đất 1 - 2 m hoặc nằm ẩn dưới lá keo khô trong khu vực quanh gốc cây có bán kính từ 0,5 - 1 m. Trong số các loại sâu ăn lá thì sâu nâu là loài nguy hiểm hơn cả. Sâu nâu và sâu vạch xám thường cùng phá hại và có những tập tính rất giống nhau. Thời gian phát triển của sâu non sâu nâu thế hệ 1 là 20 - 28 ngày, thế hệ 2 là 7 -10 ngày và thế hệ 4 là 9 - 12 ngày. Sâu non vào nhộng ngay trên mặt đất hoặc dưới lá khô. 4. Biện pháp phòng trừ Biện pháp kỹ thuật lâm sinh : - Trước khi trồng làm đất kỹ, trồng đảm bảo mật độ, tỉa cành tạo độ thông thoáng, đốt dọn vệ sinh thảm thực bì, chăm sóc, kết hợp làm cỏ, bón phân và xới đất xung quanh gốc cây để phát hiện, tiêu diệt sâu non, nhộng của sâu nâu vạch xám cư trú dưới lớp lá keo khô. Biện pháp vật lý cơ giới : - Bẫy dính: Sâu non của sâu nâu vạch xám có tập tính di chuyển theo thân cây qua lại giữa nơi cư trú vào ban ngày và nới lấy thức ăn vào ban đêm nên có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn sâu bằng vòng dính. Sử dụng keo dính chuột làm vòng dính. Để vòng dính phát huy hiệu quả keo phải được bôi kín toàn bộ vùng thân cây cách mặt đất 1,3m với bề rộng 8-10cm. - Bắt giết thủ công: Khi sâu nâu vạch xám có nguy cơ phát dịch, mật độ tăng cao khi cây keo khi cây keo đang ở giai đoạn tuổi nhỏ (dưới 4 năm tuổi), có thể huy động nhân lực tham gia vào việc bắt giết sâu non, các ổ trứng trên cây và kén sâu nằm dưới lớp lá khô đem đốt, tiêu hủy để hạn chế mật độ. Biện pháp sinh học : Sâu nâu vạch xám: Có nhiều thiên địch như côn trùng ăn thịt thuộc bộ bọ ngựa ( Mantodea ), họ kiến ( Formicidae) , động vật ăn sâu bọ như bò sát, lưỡng cư, côn trùng ký sinh như ong kén cánh tím ( Meteorus narangae Sonan ), ong kén nâu vàng ( Cadria paradoxa Wilkinson ), ruồi ký sinh ( Exorista sorbillans Wiedemann ,  Withemia diversa Malloch ). Trong số các loài thiên địch kể trên như Kiến, ong kén cánh tím và ruồi ký sinh có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát sâu nâu vạch xám. 4. Biện pháp hóa học : - Hiện nay chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ các đối tượng sâu hại trên rừng trồng keo. - Khi điều tra phát hiện mật độ sâu từ 35-70con/cây có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu sinh học như: Dylan 2.0EC, Virtaco 40WG, để phun trừ, chú ý phun khi sâu mới nở tuổi từ 1-2, hoặc sử dụng chế phẩm sinh học VBTUSA 16000IU/MG để phun trừ nhằm bảo vệ thiên địch ký sinh, giảm ô nhiễm môi trường . Diễn biến mật độ của loài sâu vạch xám Speiredonia retorta trên cây keo năm 2010 tại Xuân Mai - Hà Nội (Trích luận văn Thạc sỹ Lê Mạnh Thắng _ĐHLN 2010) Ngày điều tra Mật độ trung bình (con cành) Nhiệt độ Trung bình ( o C) Ẩm độ Trung bình (%) Keo tai tượng Keo lá tràm 6/1/2010 23,82 2,01 20,8 84 15/1 23,37 6,16 16,0 73 24/1 21,76 12,42 15,3 85 31/1 21,68 13,32 23,9 85 7/2 19,05 12,07 25,8 83 15/2 18,88 12,02 13,6 83 23/2 18,56 11,75 19,3 86 2/3 16,01 7,06 26,1 84 9/3 9,22 7,23 15,9 56 18/3 8,18 6,18 22 85 25/3 8,21 5,62 21,9 50 2/4 4,08 2,36 22,9 89 9/4 2,17 2,07 21,8 84 18/4 1,06 1,14 21,3 87 25/4 1,22 1,13 24,4 82 30/4 5,32 3,51 27,5 87 11/5 9,43 3,74 24,5 88 22/5 15,81 8,15 32,4 66 30/5 17,04 12,67 28,5 83 8/6 20,14 11,55 30,4 80 15/6 20,38 11,83 33,3 71 25/6 20,22 11,94 32,7 70 Trung bình 13,89 7,54 23,65 79,1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_thuyet_trinh_chu_de_mot_so_loai_sau_hai_o_loai_thong_keo.pptx
Tài liệu liên quan