Bài thảo luận môn tiếng việt thực hành
Câu 1. Có người cho rằng kỹ năng giao tiếp không quan trọng trong
môi trường chuyên môn. Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Theo quan điểm của riêng em thì quan điểm trên hoàn toàn sai. Không
thể phủ nhận kỹ năng giao tiếp quan trọng như thế nào trong xã hội. Muốn
thành công trong cuộc sống người đó nhất thiết phải có kỹ năng giao tiếp.
Và điều đó còn đúng hơn trong môi trường công việc chuyên môn. Dù
chuyên môn bạn có giỏi đến đâu thì bạn cũng chỉ có thể làm một nhân viên
tốt chứ không thể là người lãnh đạo giỏi trong khi bạn không biết giao tiếp
với ai. Chính vì thế một nhân viên khi có kỹ năng giao tiếp tốt thì sẽ có rất
nhiều cơ hội để tiến lên trong môi trường chuyên môn.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận môn tiếng việt thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI THẢO LUẬN
MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Giáo viên bộ môn:
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Duyên
Mã số sinh viên:
Lớp: LT06
Thái nguyên, tháng 02 năm 2010
- 2 -
Câu 1. Có người cho rằng kỹ năng giao tiếp không quan trọng trong
môi trường chuyên môn. Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Theo quan điểm của riêng em thì quan điểm trên hoàn toàn sai. Không
thể phủ nhận kỹ năng giao tiếp quan trọng như thế nào trong xã hội. Muốn
thành công trong cuộc sống người đó nhất thiết phải có kỹ năng giao tiếp.
Và điều đó còn đúng hơn trong môi trường công việc chuyên môn. Dù
chuyên môn bạn có giỏi đến đâu thì bạn cũng chỉ có thể làm một nhân viên
tốt chứ không thể là người lãnh đạo giỏi trong khi bạn không biết giao tiếp
với ai. Chính vì thế một nhân viên khi có kỹ năng giao tiếp tốt thì sẽ có rất
nhiều cơ hội để tiến lên trong môi trường chuyên môn.
Không ai ngạc nhiên khi nghe rằng tất cả các thương gia thành công
đều có kỹ năng giao tiếp tốt. Trong môi trường chuyên môn khi nói về một
vấn đề gì đó thuộc chuyên ngành của mình, chúng ta phải chắc chắn người
đối diện có biết những thuật ngữ chuyên ngành mà mình đang sử dụng.
Tuyệt đối không thể thao thao bất tuyệt mà không thèm đoái hoài gì đến cảm
nhận của người khác. Đặc biệt là khi nói chuyện với những người không
cùng chuyên môn nhưng vẫn trong môi trường chuyên môn với mình, tốt
nhất lúc đấy là sẽ dùng những ngôn ngữ không chuyên biệt và dể hiểu.
Một người có kỹ năng giao tiếp sẽ biết tận dụng thời gian của mình,
thời gian là tiền bạc, lãng phí thời gian của mình cũng là lãng phí thời gian
của người khác. Người đó biết " Không nên nói về những vấn đề đâu đâu và
bắt đầu công việc bằng những phút cuối cùng còn lại ". Người đó biết phải
chuẩn bị trước xem mình cần nói những gì, cần diễn đạt điều gì với đồng
nghệp của mình. Khi nào thì thích hợp để nói chuyện phiếm, khi nào không,
không nên nói quá dài dòng trong khi những người khác đều muốn đi thẳng
vào vấn đề. Cách nói ngắn gọn, sắc sảo sẽ gây ấn tượng hơn rất nhiều.
- 3 -
Và trong khi nói mình phải biết người nghe muốn nghe những gì? Em
sẽ lấy một ví dụ như trong công việc kinh doanh của mình, sếp của mình
muốn nghe xem doanh thu tháng này là bao nhiêu thì mình lại diễn giải dài
dòng về chiến lược tiếp thị của công ty trong tháng tới. Thử hỏi điều đó có
đem lại hiệu quả công việc hay không và có làm phí thời gian của cả mình
và người kia nữa không?
Điều này không có nghĩa là mình phải lầm lì ít nói. Khi trình bày một
dự án, khi phác thảo một chiến lược…càng hăng hái bao nhiêu thì năng lực
của bản thân càng được đánh giá cao bấy nhiêu. Đôi lúc cũng cần trình bày
tỉ mỉ và chi tiết mới có thể giải quyết được vấn đề tính chất của công việc.
Thành công hay thất bại điều đó sẽ tùy thuộc vào sự khéo léo của mình.
Đó là khi đặt trường hợp mình là nhân viên, Còn nếu là người lãnh đạo,
mình phải quán xuyến mọi thứ và một trong những vấn đề quan trọng là phải
tạo một mối quan hệ tốt với nhân viên của mình. Ở cơ quan, mình thường
nói chuyện với họ về những vấn đề gì? Có thể đánh giá họ làm việc như thế
nào…Nói chuyện với cấp dưới thì giữ thái độ như thế nào? Không nên nhất
thiết là lúc nào cũng phải nói như quát thì mới thể hiện được cái uy của
người lãnh đạo. Chỉ cần một giọng nói dứt khoát, rõ ràng là đủ. Phải chỉ dẫn
rõ ràng và phải luôn chắc chắn rằng họ có hiểu ra vấn đề hay không. Hãy tận
dụng những lời khen khi họ làm việc tốt. Và nếu không vừa ý việc gì thì hãy
nói ngay, chớ thiên vị bất kỳ ai, đó là một đức tính cần phải có nếu muốn tất
cả mọi người đều nể trọng mình. Không nên làm rạn vỡ mối quan hệ với
những người cùng làm việc, nhất là trong những trường hợp họ không có lỗi.
Tất nhiên là bất cứ người lãnh đạo nào cũng muốn cấp dưới của mình làm
việc có hiệu quả. Nhưng phải luôn tự hỏi bản thân rằng mình đã làm việc tốt
hay chưa, và muốn biết điều này thì hãy luôn lắng nghe góp ý của mọi
- 4 -
người. Phải hoàn thiện chính mình trước khi bắt cấp dưới của mình phải
hoàn thiện. Đó là kinh nghiệm đưa tới thành công của những người lãnh đạo.
Tất cả những vấn đề em trình bày ở trên điều muốn đi tới một kết luận
rằng kỹ năng giao tiếp là một điều không thể thiếu và vô cùng quan trọng
trong cuộc sống của tất cả mọi người. Và môi trường chuyên môn cũng
không phải là trường hợp ngoại lệ.
Câu 2: Danh là trưởng phòng kỹ thuật của 1 nhà máy xi măng. Một
hôm vào cuối tuần anh ta đi ăn trưa về và thấy 1 nhân viên của mình ngồi
khóc ở hành lang, anh hỏi han có chuyện gì đó xảy ra phải không? Người
nhân viên ấy lắc đầu và tiếp tục khóc. Danh bối rối bước vào phòng và
đóng cửa lại. Danh đúng hay sai? Tại sao? Bạn ứng xử tình huống này
như thế nào?
Trả lời:
Theo quan điểm của riêng em thì người trưởng phòng này xử sự như
vậy là hoàn toàn sai. Vì là một người trưởng phòng cần phải hiểu được tính
cách của từng nhân viên của mình vì giữa trưởng phòng và nhân viên luôn
luôn có một mối quan hệ gắn bó khăng khít trong công việc, thời gian để hai
bên tiếp xúc với nhau không phải là ít, nếu là một người quản lý tốt thì
người trưởng phòng này phải hiểu được từng nhân viên của mình, về hoàn
cảnh gia đình, họ thích gì? họ gét gì? họ làm việc như thế nào? Họ sẽ phát
triển tốt nhất trong môi trường làm việc ra sao?...Điều quan trọng đối với
người trưởng phòng là luôn luôn biết lắng nghe nhân viên nói gì. Đó mới
thực sự là người trưởng phòng mẫu mực và thành công. Thường xuyên nên
có những cuộc gặp từng người, từng thành viên trong phòng là rất quan
trọng. Nếu họ làm việc ở nơi xa hoặc được cử đi công tác ở đâu đó thì phải
gọi điện thoại thường xuyên hỏi xem công việc tiến triển thế nào? và tình
- 5 -
hình của họ có được tốt không? Nên tổ chức những cuộc gặp nhỏ đối với
từng nhân viên để tìm hiểu về đời sống của họ? tạo mối quan hệ thân mật để
cho nhân viên cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với người quản lý của mình.
Đồng thời vẫn phải giữ được thái độ tôn trọng giữa hai bên để đạt hiệu quả
cao nhất trong công việc.
Chính vì những lý do trên mà em khẳng định Danh xử sự như vậy là
hoàn toàn sai. Danh đã không hiểu nhân viên của mình và cũng không có
mối quan hệ thân thiết đối với nhân viên làm cho họ không cản thấy tin
tưởng nên không thể bộc lộ cảm xúc của mình khi gặp Danh, Và Danh còn
để cho người nhân viên này thiếu đi sự tôn trọng đối với mình nên người
nhân viên đó mới lắc đầu mà không nói lời nào rồi khóc tiếp. Đáng ra người
nhân viên phải thể hiện thái độ tôn trọng như trả lời lại và lau nước mắt vào
phòng tiếp tục công việc của mình.
Trong tình huống trên nếu em là người trưởng phòng đó, em sẽ tiến đến
gần đỡ người nhân viên của mình đứng dậy và đưa họ vào trong phòng làm
việc, sau đó bảo họ ngồi xuống ghế, em sẽ hỏi xem người đó gặp chuyện gì?
em sẽ nói: " Hãy coi tôi như một người bạn thân thiết của bạn, hãy tâm sự
với tôi những chuyện mà bạn đang gặp phải, biết đâu tôi lại có thể đem lại
lời khuyên hữu ích để giúp được bạn giải quyết vấn đề này thì sao? hãy tâm
sự như những lần tôi mời bạn đi ăn cơm cùng tôi vậy, những lúc tôi buồn tôi
vẫn tìm bạn để tâm sự vậy thôi, bạn hãy tin tôi". Nếu như người nhân viên
đó vẫn khóc mà không nói gì em sẽ không hỏi gì nữa mà để cho họ khóc cho
qua lúc xúc động đó, có thể lúc bờ vai của em sẽ giúp người đó vơi đi phần
nào nỗi buồn, khi nào họ bình tĩnh hơn em tin họ sẽ nói cho em biết là họ
đang gặp chuyện gì, và em có thể giúp gì được họ hay không? Khi họ đã nói
ra em sẽ tùy từng trường hợp mà giải quyết, nếu như người thân của họ gặp
chuyện không may, hoặc vấn đề nghiêm trọng cần họ về giải quyết thì em sẽ
- 6 -
cho người nhân viên đó nghỉ để giải quyết chuyện gia đình, còn nếu vấn đề
đơn giản hơn như cãi cọ, sô xát thì em sẽ động viên người đó quên đi và bắt
đầu công việc yêu thích sẽ làm họ cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Đó là cách
giải quyết vấn đề trên theo quan điểm của riêng em.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài thảo luận môn tiếng việt thực hành.pdf