Bài tập về Điện li - Trần Thị Ngọc

Bài 71. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch Y chứa các ion Zn2+, Fe3+, SO cho đến khi kết tủa hết các ion Zn2+, Fe3+ thì thấy thể tích dung dịch NaOH đã dùng là 350 ml. Tiếp tục thêm 200 ml dung dịch NaOH 2M vào hệ trên thì một chất kết tủa vừa tan hết. Tính nồng độ mol/l của các ion có trong dung dịch Y . Bài 72. Lấy 100 ml dung dịch A chứa HCl 2M và HNO3 1,5M cho tác dụng với 400 ml dung dịch B chứa NaOH 0,5M và KOH nồng độ a mol/l thu được 500 ml dung dịch C trung tính. Tính a và nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch. Bài 73. Cho 100 ml dung dịch A chứa Na2SO¬4 0,1M và Na2CO3 0,1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch B chứa Ba(NO3)2 0,05M và Pb(NO3)2 aM tạo kết tủa . Tính nồng độ mol/l của Pb(NO3)2 và khối lượng chung của các kết tủa . Bài 74. Có 1lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. Tính %m các chất trong A.

doc7 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 5512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Điện li - Trần Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ ĐIỆN LI - PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI Bài 1. Cho các chất sau: AgNO3, HClO4, KOH, CH3COOH, H2SO4, Fe(OH)3, HgCl2, đường sacarozơ, Ba(OH)2, H3PO4, HClO, HNO3, Cu(OH)2, đường glucozơ, HF, H2SO3, H2S, HBr, Al2(SO4)3, C6H6, CaO. Hãy chỉ ra: Chất không điện li. Chất điện li yếu. Viết phương trình điện li của chất điện li. Bài 2. Cho các dung dịch sau (có cùng nồng độ mol/lít): NaOH, HF, BaCl2, Al2(SO4)3, ancol etylic. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần độ dẫn điện. Bài 3. Khi hòa tan một số muối vào nước ta thu được dung dịch X có các ion sau: Na+, Mg2+, Cl-, . Hỏi cần phải hòa tan những muối nào vào nước để thu được dung dịch có 4 ion trên? Bài 4. Hòa tan 7,1 gam Na2SO4 ; 7,45 gam KCl ; 2,925 gam NaCl vào nước để được 1 lít dung dịch A. Tính nồng độ mol/lít của mỗi ion trong dung dịch A. Cần dùng bao nhiêu mol NaCl và bao nhiêu mol K2SO4 để pha thành 400 ml dung dịch muối có nồng độ ion như trong dung dịch A. Có thể dùng 2 muối KCl và Na2SO4 để pha thành 400 ml dung dịch muối có nồng độ ion như dung dịch A được không? Bài tập về bảo toàn điện tích Bài 5. Một dung dịch chứa a mol K+, b mol Mg2+, c mol SO và d mol Cl- . Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tổng khối lượng muối trong dung dịch. Bài 6. Cho 500 ml dung dịch X có các ion và nồng độ tương ứng như sau: Na+ 0,6M ; 0,3M ; 0,1M ; K+ aM. Tính a? Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X. Nếu dung dịch X được tạo nên từ 2 muối thì 2 muối đó là muối nào? Tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để thu được 1 lít dung dịch có nồng độ mol của các ion như trong dung dịch X. Bài 7. Trong 2 lít dung dịch A chứa 0,2 mol Mg2+ ; x mol Fe3+ ; y mol Cl- và 0,45 mol SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 79 gam muối khan. Tính giá trị của x và y? Biết rằng để thu được A người ta đã hòa tan 2 muối vào nước. Tính nồng độ mol/lít của mỗi muối trong A. Bài 8. Khi hòa tan 3 muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch A chứa 0,295 mol Na+ ; 0,0225 mol Ba2+ ; 0,25 mol và a mol . Tính a? Hãy xác định 3 muối X, Y, Z và tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để được dung dịch A. Bài tập về độ điện li Bài 9. Dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li bằng 1,32%. Tính hằng số phân li Ka của axit axetic. Bài 10. Dung dịch CH3COOH có hằng số phân li Ka = 1,77.10-5. Tính độ điện li của dung dịch CH3COOH 0,01M và dung dịch CH3COOH 0,04M. Bài 11. Có 300 ml dung dịch CH3COOH 0,2M (Ka = 1,8.10-5). Tính độ điện li. Nếu pha loãng dung dịch 100 lần thì độ điện li của dung dịch bằng bao nhiêu? Nếu muốn độ điện li tăng gấp đôi thì số ml nước cần phải thêm vào là bao nhiêu? Bài 12. Dung dịch axit yếu HX 3% (d=1,0049) có nồng độ ion H+ = 0,01585M. Tính độ điện li của axit. Tính hằng số điện li Ka của axit. Độ điện li sẽ bị thay đổi như thế nào khi : Pha loãng dung dịch. Thêm vài giọt dung dịch HNO3 vào dung dịch. Nhỏ thêm vài giọt dung dịch NaOH. Bài 13. Dung dịch HCN 0,05M có Ka = 7.10-10. Tính độ điện li của axit. Độ điện li thay đổi như thế nào khi pha loãng dung dịch 8 lần. Cần pha loãng dung dịch bao nhiêu lần để độ điện li tăng lên 8 lần. Trắc nghiệm: SỰ ĐIỆN LI - PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI (A2-2012) Câu 1: Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do trong dd có chứa: A. Các electron chuyển động tự do. B. Các cation và anion chuyển động tự do. C. Các ion H+ và OH- chuyển động tự do. D. Các ion được gắn cố định tại các nút mạng. Câu 2: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất ? A. NH4NO3. B. Al2(SO4)3. C. H2SO4. D. Ca(OH)2. Câu 3: Chất nào sau đây không dẫn điện? A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 nóng chảy. C. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước. Câu 4: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch. B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. D. Sự điện li là quá trình oxi hoá - khử. Câu 5: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), SO2, CH3COOH, N2O5, CuO, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 6: Cho các mệnh đề sau: 1, Chất điện li mạnh có độ điện li > 1. 2, Chất điện li mạnh có độ điện li = 1. 3, Chất không điện li có độ điện li = 0. 4, Chất điện li yếu có độ điện li = 1. 5, Chất điện li yếu có độ điện li 0< <1. Chọn đáp án đúng A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5). Câu 7: Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì A. độ điện li tăng . B. độ điện li giảm. C. độ điện li không đổi . D. Không xác định được. Câu 8: Chọn câu đúng: A. Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước. B. Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện li. C. Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1. D. Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng. Câu 9: Khi pha loãng dd axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến nào sau đây là đúng: A. Hằng số phân li của axit (Ka) giảm. B. Ka tăng. C. Ka không đổi. D. Không xác định được. Câu 10: Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+ Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd HCl vào dd CH3COOH. A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. không xác định được Câu 11: Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+ Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd CH3COOH. A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. không xác định được Câu 12: Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử nào sau đây: A. H+, CH3COO- . B. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O. C. H+, CH3COO-, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+. Câu 13: Trong các chất sau: K3PO4, H2SO4, HClO, HNO2, NH4Cl, HgCl2, Sn(OH)2. Các chất điện li yếu là: A. HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2. B. HClO, HNO2, K3PO4, H2SO4. C. HgCl2, Sn(OH)2, NH4Cl, HNO2. D. HgCl2, Sn(OH)2, HNO2, H2SO4. Câu 14: Chọn dãy các chất điện ly mạnh trong số các chất sau : a. NaCl. b. Ba(OH)2.c. HNO3. d. HgCl2. e. Cu(OH)2. f. MgSO4. A. a, b, c, f. B. a, d, e, f. C. b, c, d, e. D. a, b, c, e. Câu 15: Hòa tan 14,2 gam Na2SO4 trong nước thu được dd A chứa số mol ion SO42- là: A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,05 mol. Câu 16: Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+ A. 102,6 gam. B. 68,4 gam. C. 34,2 gam. D. 51,3 gam. Câu 17: Cho 2 dung dịch axit là HNO3 và HClO có cùng nồng độ. Vậy sự so sánh nào sau đây là đúng? A. > . B. > . C. < . D. = . Câu 18: Dãy chất nào sau đây là các chất điện li mạnh? A. NaCl, CuSO4, Fe(OH)3, HBr . B. KNO3, H2SO4, CH3COOH, NaOH. C. CuSO4, HNO3, NaOH, MgCl2 D. KNO3, NaOH, C2H5OH, HCl. Câu 19: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ? A. [H+] < [CH3COO-]. B. [H+] = 0,10M. C. [H+] < 0,10M. D. [H+] > [CH3COO-]. Câu 20: Một dung dịch có chứa các ion với nồng độ tương ứng như sau: Na+ 0,1M ; Cu2+ 0,2M ; SO42- 0,1M ; xM. Giá trị của x là: A. 0,1M. B. 0,2M. C. 0,3M. D. 0,4M. Câu 21: Dung dịch X có chứa: a mol Na+, b mol Al3+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng? A. a + b = c + d. B. a + 3b = c + 2d. C. a + 3b = -(c + 2d). D. a + 3b + c + 2d = 0. Câu 22: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong d2 là 5,435 g. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,01 và 0,03. B. 0,05 và 0,01. C. 0,03 và 0,02. D. 0,02 và 0,05. Câu 23: Dung dịch A: 0,1mol M2+ ; 0,2 mol Al3+; 0,3 mol SO42- và còn lại là Cl-. Khi cô cạn ddA thu được 47,7 gam rắn. Vậy M sẽ là: A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Al. Câu 24:Một cốc nước có chứa a mol Ca 2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là : A. 2a+2b=c-d. B. a+b=c+d. C. 2a+2b=c+d. D. a+b=2c+2d. Câu 25:Có hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa hai cation v à 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+ : 0,3 mol; Mg2+ : 0,2 mol; NH4+ : 0,5 mol; H+ : 0,4 mol; Cl- : 0,2 mol; SO42- : 0,15 mol; : 0,5 mol; CO32- : 0,3 mol. Một trong hai dung dịch tr ên chứa các ion là : A. K+; Mg2+; SO42-; . B. K+; NH4+; ; . C. ; H+ ; ; D. Mg2+ ; H+ ; ; . Câu 26: Để được một dung dịch có chứa các ion: Mg 2+ (0,02 mol), Fe2+ (0,03 mol), Cl- (0,04 mol), SO42- (0,03 mol), ta có thể pha vào nước mấy muối ? A. 2 muối. B. 3 muối. C. 4 muối. D. 2 hoặc 3 hoặc 4 muối. Câu 27: Một dung dịch có chứa 2 loại cation Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) cùng 2 loại anion là Cl- (x mol) và SO(y mol). Biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9 gam chất kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,2 mol và 0,3 mol. B. 0,4 mol và 0,2 mol. C. 0,3 mol 0,25 mol. D. 0,47 mol và 0,2 mol. Câu 28: Dung dịch A chứa 0,23 gam ion Na +; 0,12 gam ion Mg 2+; 0,355 gam ion Cl - và m gam ion SO42–. Số gam muối khan sẽ thu đ ược khi cô cạn dung dịch A l à : A. 1,185 gam. B. 1,19 gam. C. 1,2 gam. D. 1,158 gam. Câu 29: Chia hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H 2 (đktc). Phần 2 nung trong không khí đến khối l ượng không đổi thu được 2,84 gam chất rắn. Khối l ượng hỗn hợp 2 kim loại trong hỗn hợp đầu là : A. 2,4 gam. B. 3,12 gam. C. 2,2 gam. D. 1,8 gam. Câu 30: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 0,86.10-3M. Tính độ điện li của phân tử CH3COOH trong nước coi sự phân li của H2O là không đáng kể ? A. 2% B. 0,02%. C. 98%. D. Không xác định được. Câu 31: Dung dịch HNO2 0,1M có Ka = 4.10-4. Nồng độ mol/lít của ion H+ là: A. 5,3.10-3M. B. 6.10-3 M. C. 6,1.10-3 M. D. 6,8.10-3 M. Câu 32: CH3COOH có hằng số phân li Ka = 1,8. 10-5. Dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li bằng: A. 1,33 . B. 1, 32. C. 1,31. D. 1,30. Câu 33: Một dung dịch CH3COOH 0,1 M có độ điện li α là 1,32%. Hằng số phân li Ka của axit là bao nhiêu? A. 1,766.10-5 B. 1,744.10-5 C. 1,799.10-5 D. 1,788.10-5 1. Dung dịch HNO2 0,1M có Ka = 4.10-4. Nồng độ mol/lít của ion H+ là: A. 5,3.10-3M. B. 6.10-3 M. C. 6,3.10-3 M. D. 6,8.10-3 M. Ôn tập: Sự điện li – axit – bazơ - pH Bài 1. Cho các chất sau: H2O, SO2 , Br2, H2CO3, C2H6, Ca(HCO3)2, Ba(OH)2, NaClO, Mg(OH)2, C6H6, C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6, CaO. Những chất nào là chất điện li. Bài 2. Cho các chất : HCl, NaOH, HClO4, HNO3, Ba(OH)2, H2SO4, HI, H2CO3, H2S, CH3COOH, HClO, HF, H2SO3, HNO2, H3PO4, KOH, Cu(OH)2, NaHCO3, HgCl2, Mg(OH)2. a) Chất nào là chất điện li mạnh? Viết phương trình điện li. b) Chất nào là chất điện li yếu? Viết phương trình điện li. Bài 3. Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO và d mol Cl- . Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tổng khối lượng muối trong dung dịch. Bài 4. Một dung dịch có chứa 2 loại cation Fe2+ (0,1 mol) và Al3+(0,2 mol) cùng 2 loại anion là Cl-(x mol) và SO(y mol). Tính x, y . Biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9 gam chất rắn. Bài 5. Cho các chất và ion sau: Na+, CH3COOH, NH, CO, HCO, HSO, K+, Cl- , Cu2+, CH3COO-, SO, F-, H2O, , NH3, CH3COONH4, ClO-. Theo định nghĩa axit – bazơ của Bron-stêt các chất, ion nào là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính? Bài 6. Viết biểu thức hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp sau : NH, ClO-, HClO , CH3COO- , S2- , H2CO3. Bài 7. Cho các phản ứng sau: a) Ba(OH)2 + HNO3. b) CuSO4 + KOH. c) HCl + AgNO3. d) Al(OH)3 + HCl. e) HNO3 + CaCO3. f) Al(OH)3 + NaOH. a) Hoàn thành các phản ứng ở dạng pt phân tử, pt ion và pt ion thu gọn. b) Xác định phản ứng axit bazơ theo Bron – stet. Bài 8. Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hoà hết 200 ml dung dịch X chứa Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1M. (Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc). Bài 9. Cho 400 ml dung dịch A gồm HCl 0,05M và H2SO4 0,025M tác dụng với 0,6 lít dd KOH 0,05M thu được dung dịch B. Xác định pH của dd B. (ĐS: pH = 2). Bài 10. Cho 40 ml dung dịch H2SO4 0,375M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,16M và KOH 0,04M thu được dd X. Tính pH của dung dịch X. (Coi H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc). (ĐS: pH = 12) Nếu cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan. Bài 11. Trộn 100 ml dd X gồm NaOH 0,04M và KOH 0,06M với 200 ml dd Y chứa H2SO4 0,05M và HCl 0,1M thu được dd Z. Xác định pH của dd Z. Phải pha loãng dd Z bao nhiêu lần để thu được dd có pH = 3. Phải pha loãng dd Z bằng bao nhiêu lít nước để thu được dd có pH = 2. Để trung hòa hết dd Z cần dùng hết bao nhiêu ml dd X chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Bài 12. Cho 400 ml dd A chứa H2SO4 0,05M và HNO3 0,1M tác dụng với 600 ml dd B gồm NaOH 0,1M và KOH 0,05M thu được dd Z. Xác định pH của dd Z. Phải pha loãng dd Z bằng bao nhiêu lít nước để thu được dd có pH = 4. Cô cạn dung dịch Z đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn. Tính m? Để trung hòa hết dd Z ở trên thì cần dùng hết bao nhiêu ml dd H2SO4 2M. Bài 13. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Hãy tính m và x. Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc. Bài 14. Trộn 300 ml dung dịch có chứa NaOH 0,1mol/l và Ba(OH)2 0,025 mol/l với 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 2. Hãy tính m và x. Coi Ba(OH)2 và H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc. Bài 15. X là dung dịch H2SO4 0,02M, Y là dung dịch NaOH 0,035M. Hỏi phải trộn 2 dung dịch này theo tỉ lệ nào về thể tích để được dd Z có pH = 2. (ĐS: VX : VY = 3 : 2) Bài 16. Cho V1 lít dd HCl có pH = 5 vào V2 lít dd KOH có pH =9, xác định tỉ lệ V1 : V2 để thu được dd có pH = 8. (ĐS: V1 : V2 = 9 : 11) Phản ứng trao đổi ion – Muối Bài 1: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng sau (nếu xảy ra): 1, Al2(SO4)3 + NaOH 8, AgNO3 + NaCl 2, CaSO3 + HCl 9, CaCO3 + K2SO4 3, Ca(HCO3)2 + NaOH 10, Ca(HCO3)2 + HCl 4, Zn(OH)2 + KOH 11, FeS + HCl 5, KCl + Al2(SO4)3 12, Pb(NO3)2 + Na2S 6, Ba(OH)2 + K2SO4 13, Al(OH)3 + NaOH 7*, Na2CO3 + FeCl3 14*, Al2(SO4)3 + K2CO3 Bài 2: Viết ptpư dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng theo sơ đồ sau: a) CaCl2 + ? CaCO3 + ? b) Fe2(SO4)3 + ? K2SO4 + ? c) NaHCO3 + ? CaCO3 + ? d) NaHCO3 + ? H2O + CO2 + ? e) Na2SO4 + ? NaCl + ? f) NaCl + ? NaNO3 + ? Bài 3: Cho các chất sau: NH4Cl, CH3COONa, FeCl3, K2SO4, K2CO3, NaNO3, K2S, Al2(SO4)3, Na3PO4. Xác định môi trường của dung dịch mỗi muối trên và giải thích. Bài 4: Thực hiện các thí nghiệm sau: a) Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào dd Ba(HCO3)2. b) Nhỏ từ từ dd KOH vào dd Ca(HCO3)2. c) Nhỏ từ từ dd NaOH cho tới dư vào dd Al2(SO4)3. d) Nhỏ từ từ dd Al2(SO4)3 vào dd NaOH. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình phản ứng. Bài 5: Cặp dung dịch nào sau đây không phản ứng với nhau? A. Na2CO3 + KCl. B. NaHCO3 + HCl. C. Na2CO3 + Ca(NO3)2. D. FeSO4 + NaOH. Bài 6: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: 2H+ + S2- H2S A. 2CH3COOH + K2S 2CH3COOK + K2S B. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S C. Na2S + 2HCl 2NaCl + H2S D. CuS + H2SO4 (loãng) CuSO4 + H2S Bài 7: Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch A. ,; ; . B. ; ; ;. C. ; ; ; . D. ;; ; . Bài 8: Cho dd A (chứa Ba(HCO3)2 và MgCl2) tác dụng với dd B (gồm NaOH và K2SO4). Viết tất cả các pt ion rút gọn có thể xảy ra. Bài 9: Lấy 100 ml dung dịch A chứa KCl 1,5M và HCl 3M trộn với V lít dung dịch B chứa AgNO3 1M và Pb(NO3)2 1M. Biết các phản ứng vừa đủ. Giá trị của V và khối lượng kết tủa thu được là: A. V = 0,015 lít; m= 6,3225 gam. B. V = 0,015 lít; m= 63, 225 gam. C. V = 0,25 lít; m= 66, 2 gam. D. V = 0,15 lít; m= 63, 225 gam. Bài 10: Trộn 100 ml dd X chứa CuSO4 0,1M và MgCl2 0,3M tác dụng với 400 ml dd Y gồm Ba(OH)2 0,05M và KOH 0,2M. Kết tủa thu được sau phản ứng có khối lượng là: A. 2,72 gam. B. 5,05 gam. C. 0,98 gam. D. 1,74 gam. Bài 11: Cho 200 ml dd A (chứa FeSO4 1M và ZnSO4 2M) tác dụng với dd KOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được x (gam) chất rắn. Tính x. (ĐS: x = 16 gam) Bài 12: Cho 2,7 gam Al phản ứng với 450 ml dd HCl 1M tạo dd A. Cho A tác dụng với 500 ml dd NaOH 1M thu được kết tủa. Tính khối lượng kết tủa thu được. Bài 13: Cho 400 ml dd NaOH a (mol/lít) vào 300 ml dd AlCl3 1M thu được 15,6 gam kết tủa keo. Tính a? Bài 60. Thêm từ từ 400 ml dung dịch H2SO4 49% vào nước và điều chỉnh lượng nước để thu được đúng 2 lít dung dịch A . Coi H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc. a) Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch A . b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần thêm vào 0,5 lít dung dịch A để thu được * dung dịch có pH = 1 ; * dung dịch có pH = 13. Bài 63. Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M ; HNO3 0,2M ; HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A . Lấy 300 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M . Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 1. Coi Ba(OH)2 và H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc. Bài 64. A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH . Tiến hành các thí nghiệm sau : - Trộn 0,2 lít A và 0,3 lít B thu được 0,5 lít dung dịch C . Để trung hoà 20 ml dung dịch C cần 40 ml dung dịch HCl 0,5M. - Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B thu được 0,5 lít dung dịch D. Để trung hoà 20 ml dung dịch D cần 80 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính nồng độ mol của H2SO4 và NaOH trong dung dịch A, B . Coi H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc. Bài 65.a) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,01M cần để trung hoà 200 ml dung dịch H2SO4 có pH = 3 . Coi H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc. b) Pha loãng 10 ml dung dịch HCl với nước thành 250 ml, dung dịch thu được có pH = 3 . Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl trước khi pha loãng và pH của dung dịch đó. Bài 66.a) Tính pH của dung dịch thu được khi hoà tan 0,4 gam NaOH vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc. b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà 200 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13. Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc. c) Pha loãng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,5 lít nước được dung dịch có pH = 12. Tính nồng độ dung dịch Ba(OH)2 trước khi pha loãng . Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc. Bài 67.a) Tính pH của dung dịch thu được khi cho một lít dung dịch H2SO4 0,005M tác dụng với 4 lít dung dịch NaOH 0,005M. b) Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l được 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính a . Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc. Bài 68.a) Cho dung dịch NaOH có pH = 12 (dd A) . Cần pha loãng hay cô cạn dung dịch A bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH = 11 . b) Cho dung dịch NaOH có pH = 10 (dd B) . Cần pha loãng hay cô cạn dung dịch B bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH = 12 . c) Cho dung dịch HCl có pH = 2 (dd C) . Cần pha loãng hay cô cạn dung dịch C bao nhiêu lần để được dung dịch HCl có pH = 4 . d) Cho dung dịch HCl có pH = 4 (dd D) . Cần pha loãng hay cô cạn dung dịch D bao nhiêu lần để được dung dịch HCl có pH = 3 . Bài 69. A là dung dịch H2SO4 0,5M , B là dung dịch NaOH 0,5M . Cần trộn VA với VB theo tỉ lệ nào để được : * dung dịch có pH = 2 ; * dung dịch có pH = 13 . ( Coi các chất phân li hoàn toàn) Bài 70. Trộn V1 lít dung dịch HCl 0,6M và V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1 , V2. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A có thể hoà tan hết 1,02 gam Al2O3 . Bài 71. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch Y chứa các ion Zn2+, Fe3+, SOcho đến khi kết tủa hết các ion Zn2+, Fe3+ thì thấy thể tích dung dịch NaOH đã dùng là 350 ml. Tiếp tục thêm 200 ml dung dịch NaOH 2M vào hệ trên thì một chất kết tủa vừa tan hết. Tính nồng độ mol/l của các ion có trong dung dịch Y . Bài 72. Lấy 100 ml dung dịch A chứa HCl 2M và HNO3 1,5M cho tác dụng với 400 ml dung dịch B chứa NaOH 0,5M và KOH nồng độ a mol/l thu được 500 ml dung dịch C trung tính. Tính a và nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch. Bài 73. Cho 100 ml dung dịch A chứa Na2SO4 0,1M và Na2CO3 0,1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch B chứa Ba(NO3)2 0,05M và Pb(NO3)2 aM tạo kết tủa . Tính nồng độ mol/l của Pb(NO3)2 và khối lượng chung của các kết tủa . Bài 74. Có 1lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. Tính %m các chất trong A.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_ve_dien_li_371.doc
Tài liệu liên quan