Câu 1 Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 22,80. B. 34,20. C. 27,36. D. 18,24.
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm andehit-Axit cacboxylic-este, bản full, rất mới và hay, có tham khảo và cập nhật nhiều có đáp án nữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU LUYỆN THI ĐẠI HỌC 2011
CHUYÊN ĐỀ: ANĐEHIT XETON-AXIT CACBOXYLIC – ESTE
==-&-==
GV: Phạm Thị Phương Dung
Axit mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Hợp chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C4H8O2 có số đồng phân cấu tạo mạch hở là:
A. 3. B. 4 C. 5 D. 6.
Axit mạch hở C5H10O2 có số đồng phân cấu tạo là:
A. 3. B. 4 C. 5 D. 6.
Cho các hợp chất sau:
(1) HCOOH (2) CH3COOH (3) C2H5OH (4) C2H5Cl
Nhiệt độ sôi của các chất có thể sắp xếp theo chiều tăng dần như sau, hãy chọn sắp xếp hợp lý?
A. (1)< (3)< (4) B. (4)<(3)<(2) C. (2)<(4)<(3). D. (3)<(2)<(1)
Cho các chất sau: (1) CH3COOH; (2) C2H5OH; (3) HCOOCH3; (4)CH3COOCH3; (5) CH3CHO; (6) CH3OH; (7) C3H7OH. Khi so sánh nhiệt độ sôi của các chất trên, phát biểu nào không đúng?
A. (1)>(2)>(5). B. (1)> (2)>(4). C. (1)>(3)>(2). D. (7)>(2)>(6).
Tính chất đặc trưng của fomanđehit:
1. Chất lỏng: 2. Có mùi xốc; 3. Tan tốt trong nước; 4.Rất độc; tham gia các phản ứng: 5. Oxi hóa; 6. Khử; 7. Trùng hợp; 8. Tráng bạc; 9. Đề hiđrat hóa. Các tính chất sai là:
A. 1, 9 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 7, 9 D. 3, 5, 8, 9.
Nhận xét nào sai khi nói về tính chất của anđehit?
A. Trong phản ứng tráng gương, anđehit đóng vai trò là chất oxi hoá.
B. Anđehit có phản ứng cộng với H2, xúc tác Ni,to, đây là phản ứng khử anđehit.
C. Anđehit có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4, dung dịch nước brom.
D. Dung dịch AgNO3/NH3 hoặc Cu(OH)2/NaOH được dùng để nhận biết anđehit.
Axit axetic phản ứng với chất nào trong số các chất dưới đây:
1. NaOH. 3. C2H5OH. 5. C6H5ONa. 7. AgNO3/NH3. 9. Zn.
2. C6H5OH 4. CuO 6. CaCO3 8. Cu. 10. HCl.
A. 1, 3, 5, 6, 7. B. 1, 3, 4, 5, 6, 9. C. 2, 4, 5, 7, 10. D. 1, 3, 4, 7, 8, 10.
Nhận xét nào đúng?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch, muốn cân bằng chuyển dịch sang phía tạo este thì cho dư cả hai chất đầu.
B. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
C. Phenylaxetat là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa axit axetic với phenol.
D. Các anđehit no đơn chức khác cũng tham gia các phản ứng như anđehit fomic.
Khẳng định nào không đúng ?
A. Anđehit vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
B. Phản ứng tráng gương là phản ứng khử anđehit.
C. Metylfomat tham gia phản ứng tráng gương do trong phân tử có chứa nhóm -CHO.
D. Phản ứng cộng hiđro là phản ứng trong đó anđehit bị khử thành ancol.
So sánh axit fomic với axit axetic một HS viết:
1. Cả 2 axit đều phản ứng với : Mg, CaCO3, NaOH, C2H5OH.
2. Tính axit của axit fomic mạnh hơn so với axit axetic.
3. Cả hai axit đều có tính khử.
4. Axit axetic có phản ứng thế halogen khi tác dụng với Cl2, Br2 có chiếu sáng.
Nhận định nào đúng?
A. 1, 2. B. 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4.
Xét các hợp chất hữu cơ sau:
(1) CH3CH2CHO (3) CH3COCH3 (2)CH2=CH-CHO (4) CHºC-CH2OH
Những chất nào cộng H2 (dư )/Ni,to cho sản phẩm giống nhau?
A. (2),(3),(4) B. (3),(4) C. (1),(2) D.(1),(2),(4)
Cho các axit: Axit benzoic (1); Axit fomic (2); Axit axetic (3); Axit phenic(4); Axit clohiđric (5)
Thứ tự tính axit giảm dần:
A. (5) > (1) > (2) > (3) > (4) B. (4) > (5) > (1) > (2) > (3)
C. (1) > (4) > (5) > (3) > (2) D. (5) > (2) > (1) > (3) > (4)
Axit hữu cơ (X) có 6 nguyên tử cacbon, mạch thẳng, có một nối đôi(C=C) ở mạch cacbon, 1 mol (X) phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 80 gam NaOH. Công thức cấu tạo của (X) là:
A. CH3-CH2-CH2-CH=CH-COOH. B. HOOC-CH2-CH2-CH2-CH2-COOH
C. HOOC-CH2-CH2-CH=CH-COOH D. HOOC-CH=CH-CH=CH-COOH
Công thức phân tử của X là C8H8O2. Biết X:
- Trong công thức có một vòng benzen.
- X tác dụng được với Na nhưng không tác dụng với NaOH.
- X tham gia phản ứng tráng gương.
Cấu tạo đúng của X là:
Anđehit axetic không được tạo thành trực tiếp từ:
A/ axetilen B/ ancol etylic C/ etylen D/ Natri axetat
Chất nào không tạo kết tủa trắng với dung dịch NaHSO3 bão hòa?
A/ axeton B/ etanal C/ dd Ca(OH)2 D/ dd K2CO3
Hợp chất A có công thức CnH2n+2-t-2a(CHO)t, với giá trị nào của n, t, a để khi A tác dụng với H2 cho ancol n-propylic?
A/ n = 3, t = 1, a = 1 B/ n = 2, t = 1, a = 0 C/ n = 2, t = 2, a = 0 D/ n = 3, t = 1, a = 2
Công thức đơn giản nhất của anđehit no, mạch hở A là C2H3O. A có CTPT là:
A/ C2H3O B/ C6H9O3 C/ C4H6O2 D/ C8H12O4
Anđehit axetic tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây?
A. H2 (Ni, t0); O2 (xt); CuO; Ag2O/NH3 B. H2 (Ni, t0); O2 (xt); Cu(OH)2/NaOH
C. Ag2O/NH3; H2 (Ni, t0); HCl C. Ag2O/NH3; CuO, NaOH.
Khi oxi hóa 6,9g ancol etylic bởi CuO, t o thu được lượng anđehit axetic với hiệu suất 80% là:
A. 6,6 gam B. 8,25 gam C. 5,28 gam D. 3,68 gam
Đặc điểm của phản ứng este hóa là :
A. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng.
B. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng , có H2SO4 đặc xúc tác.
C. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, có H2SO4 đặc xúc tác.
D. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, H2SO4 loãng xúc tác.
Axit metacrylic có khả năng phản ứng với các chất sau :
A. Na, H2 , Br2 , CH3-COOH. B. H2, Br2 , NaOH, CH3-COOH.
C. CH3-CH2-OH , Br2, Ag2O / NH3. D. Na, H2, Br2, HCl , NaOH.
Axit propionic và axit acrylic đều có tính chất và đặc điểm giống nhau là :
A. Đồng đẳng , có tính axit, tác dụng được với dung dịch brom.
B. Đồng phân, có tính axit, tác dụng được với dung dịch brom.
C. Chỉ có tính axit.
D. Có tính axit và không tác dụng với dung dịch brom
Một anđehit no đơn chức X, có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 2. X có công thức là
A. CH3-CHO. B. CH3-CH2-CHO C. CH3-CH(CH3)-CHO. D. CH3-CH2-CH2-CHO.
Tên gọi của chất sau là:
A. Axit 2,4-đimetyl hexanoic. B. Axit 3,5-đimetyl hexanoic.
C. Axit 4-etyl-2-metyl pentanoic. D. Axit 2-etyl-4-metyl pentanoic.
Để điều chế trực tiếp axit axetic, có thể đi từ chất sau (xúc tác có đủ) :
A. C2H2 B. C2H5OH C. CH3CHO D.C2H5OH hoặc CH3CHO
Đun nóng este A (C4H6O2) với dung dịch axit HCl loãng, thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. A có tên là :
A. vinyl axetat. B. allyl fomat. C. propyl fomat. D. vinyl axetat hoặc allyl fomat.
Tỉ khối hơi của anđehit X đối với không khí bằng 2. Có bao nhiêu anđehit phù hợp với X?
A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4
Từ propan-1-ol điều chế axeton tối thiểu bằng bao nhiêu phản ứng?
A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5
Axit axetic không tác dung với dung dịch muối nào?
A/ phenolat natri B/ etylat natri C/ amoni cacbonat D/ đồng sunfua
CH3CHO không tạo thành trực tiếp từ:
A/ C2H5OH B/ C2H2 C/ C2H5Cl D/ CH3COOCH=CH2
CH3COOH không tạo thành trực tiếp từ:
A/ C2H5OH B/ CH3CH2CH2CH3 C/ CH3CCl3 D/ BrCH2COOH
Số đồng phân este của C4H8O2:
A/ 3 B/ 4 C/ 5 D/ 6.
Sắp xếp thứ tự tính axit tăng dần của các axit, dãy nào đúng? ClCH2COOH, BrCH2COOH, ICH2COOH, CH3COOH
A/ CH3COOH < ClCH2COOH < ICH2COOH < BrCH2COOH
B/ ICH2COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH < CH3COOH
C/ CH3COOH < ICH2COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH
D/ ICH2COOH < CH3COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH
Hợp chất nào không cho phản ứng tráng gương?
A/ HCOONH4 B/ HCOOH C/ HCOOCH3 D/ HOOC-COOH
Khi xà phòng hóa vinyl axetat thì sản phẩm thu được có:
A/ CH2=CHOH B/ CH2=CH2 C/ CHºCH D/ CH3CHO
Phản ứng: (X) C4H6O2 + NaOH " 2 sản phẩm đều có khả năng tráng gương. CTCT của X là:
A/ CH3COOCH=CH2 B/ HCOOCH2CH=CH2 C/ HCOOCH=CH-CH3 D/ HCOO-C(CH3)=CH2
Để phân biệt 3 dd: axit axetic, axit acrylic, axit fomic, người ta dùng thứ tự các thuốc thử:
A/ Na, dd Br2 B/ dd AgNO3/NH3
C/ dd AgNO3/NH3, Na2CO3 D/ dd brom, dd AgNO3/NH3
Từ chuỗi phản ứng: C2H6O " X " axit axetic . CTCT của X, Y lần lượt là:
A/ CH3CHO, CH3COOCH3 B/ CH3CHO, HCOOCH2CH3
C/ CH3CHO, CH3CH2COOH D/ CH3CHO, CH2(OH)CH2CHO
Hai chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tạo CO2, Y tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo Ag nhưng Y không phản ứng với dd NaOH. CTCT của X, Y lần lượt là:
A/ HCOOCH3, CH3COOCH3 B/ CH2=CH-COOH, CH2(CHO)2
C/ CH2=CHCOOH, HCOOC2H3 D/ HCOOCH=CH3, C2H5COOH
Cho các chất: CaC2 (I), CH3CHO (II), CH3COOH (III), C2H2 (IV). Sơ đồ chuyển hóa chúng để điều chế axit axetic là:
A/ I " II " IV " III B/ IV" I " II " III C/ II " I " IV " III D/ I " IV " II " III
Cho các chất: CH3COOH, C2H5OH, CO2, C6H5OH. Tính axit được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải đúng là:
A/ C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH < CO2 B/ C6H5OH < CO2 < CH3COOH < C2H5OH
C/ C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH D/ CH3COOH < C6H5OH < CO2 < C2H5OH
Đốt cháy hết a mol axit A thu được 2a mol CO2. CTCT của A là:
A/ HCOOH B/ C2H5COOH C/ HOOC-COOH D/ CH3COOH hoặc HOOC-COOH
Các dd riêng biệt: CH3COOH, HCl, H2SO4 có cùng nồng độ mol/l. Xem HCl và H2SO4 điện li hoàn toàn, CH3COOH điện li yếu, giá trị pH của chúng được xếp theo thứ tự tăng dần đúng là:
A/ HCl < CH3COOH < H2SO4 B/ CH3COOH < HCl < H2SO4
C/ H2SO4 < HCl < CH3COOH D/ H2SO4 < CH3COOH < HCl.
Y (C4H8O2 + NaOH A1 + A2; A2 axeton + ..... Xác định CTCT của Y?
A/ HCOOCH2CH2CH3 B/ CH3COOC2H5 C/ HCOOCH(CH3)2 D/ C2H5COOCH3
Chất hữu cơ X mạch hở có CTPT C4H6O2, Biết rằng: X muối Y etilen
Công thức cấu tạo của X là:
A/ CH2=CH-CH2-COOH B/ CH2=CHCOOCH3 C/ HCOOCH2–CH=CH2 D/ CH3 COOCH=CH2
Cho sơ đồ chuyển hóa: tinh bột " X " Y " axit axetic. X, Y lần lượt là:
A/ ancol etylic, anđehit axetic B/ mantozơ, glucozơ
C/ glucozơ, etyl axetat D/ glucozơ, ancol etylic
Tráng bạc hoàn toàn 4,4gam một đồng đẳng của metanal. Toàn bộ lượng bạc thu được hòa tan hết vào dung dịch HNO3 đậm đặc đun nóng, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch thay đổi 12,4g (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Tên của đồng đẳng đó là:
A/ etanal B/ propanal C/ anđehit oxalic D/ butanal
Đốt cháy a mol anđehit A thu được 2a mol CO2. Mặt khác a mol A tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 4a mol Ag. CTCT của A là:
A/ HCHO B/ CH3CHO C/ (CHO)2 D/ OHC-COOH.
Oxi hóa hoàn toàn 2,2g anđehit đơn chức thu được 3g axit tương ứng. CTPT của anđehit là:
A/ CH2O B/ C2H4O C/ C3H8O D/ C5H10O
Oxi hóa anđehit đơn chức no, mạch hở A được axit B. Biết dB/A = 1,364. CTPT của A là:
A/ HCHO B/ CH3CHO C/ C2H5CHO D/ C3H7CHO
Trong dãy đồng đẳng của axit đơn chức no, HCOOH là axit có độ mạnh trung bình, còn lại là axit yếu. Dung dịch axit axetic có nồng độ 0,001 mol/l có pH là:
A/ pH = 3 B/ pH = 10-3 C/ pH < 3 D/ 3 < pH < 7
Đốt cháy hoàn toàn 1,46g hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp thu được 1,568 lit CO2 (đktc). CTPT của hai anđehit là:
A/ HCHO và CH3CHO B/ CH3CHO và C2H5CHO C/ C2H5CHO và C3H7CHO D/ C2H4CHO và C3H6CHO
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp thu được 22g CO2 và 12,6g H2O. Mặt khác cũng a gam hỗn hợp hai ancol trên tác dụng hoàn toàn với CuO nung nóng được hỗn hợp A. Cho A tác dụng hết với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 21,6g Ag. Tên hai ancol là:
A/ metanol và etanol B/ etanol và propan-1-ol C/ etanol và propan-2-ol D/ etanol và propanol
Trung hòa hoàn toàn 1,8g một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46g muối khan. Axit nói trên là:
A/ HCOOH B/ CH3COOH C/ CH2=CHCOOH D/ C2H5COOH
Để đốt cháy hết 10ml thể tích hơi một hợp chất hữu cơ A cần dùng 30ml O2, sản phẩm chỉ gồm CO2 và hơi H2O có thể tích bằng nhau và đều bằng thể tích O2 đã phản ứng. Công thức phân tử của A:
A/ C3H6O2 B/ C4H8O3 C/ C3H6O3 D/ C2H4O2
Hỗn hợp X gồm hai axit no A1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol X thu được 11,2lit khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo phù hợp của hai axit:
A/ CH3COOH và C2H5COOH B/ HCOOH và C2H5COOH
C/ HCOOH và HOOC-COOH D/ CH3COOH và HOOC-CH2-COOH
Đốt cháy hoàn toàn 0,44g một axit hữu cơ, sản phẩm cháy được hấp thu hoàn toàn vào bình một đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch KOH. Nhận thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36g, bình 2 tăng 0,88g. Mặt khác để phản ứng hết với 0,05 mol axit cần dùng 250ml dung dịch NaOH 0,2M. CTPT của axit là:
A/ C2H4O2 B/ C3H6O2 C/ C5H10O2 D/ C4H8O2
Công thức đơn giản của một axit hữu cơ X là (CHO)n. Đốt cháy 1mol X thu được nhỏ hơn 6 mol CO2. CTPT của X là
A/ C2H2O2 B/ C4H4O4 C/ C6H6O6 D/ không xác định được
Z là một axit hữu cơ đơn chức. Để đốt cháy 0,1mol Z cần 6,72 lít O2 (đktc). CTCT của Z là:
A/ CH3COOH B/ HCOOH C/ CH2=CH-COOH D/ CH2=C(CH3)COOH
Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol chất X là muối natri của một axit hữu cơ thu được 0,15mol khí CO2, hơi H2O và Na2CO3. Hãy xác định công thức cấu tạo của X?
A/ C2H5COONa B/ HCOONa C/ C3H7COONa D/ CH3COONa.
Đốt cháy hoàn toàn 4,38g một axit E no, mạch thẳng thu được 4,032 lit CO2 (đktc) và 2,7g H2O. E là axit gì?
A/ axit axetic B/ axit ađipic C/ axit malonic D/ axit valeric
Một este no đơn chức A có phân tử lượng là 88. Cho 17,6g A tác dụng với 300ml dd NaOH 1M. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng được 23,2g bã rắn khan. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, CTCT của A là:
A/ HCOOCH2CH2CH3 B/ CH3CH2COOCH3 C/ HCOOC3H7 D/ CH3COOCH2CH3
Hợp chất hữu cơ E mạch hở có công thức phân tử C3H6O3 có nhiều trong sữa chua. E có thể tác dụng với Na và Na2CO3, còn khi tác dụng với CuO nung nóng tạo ra chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của E là chất nào sau đây?
A/ HO-CH2CH2COOH B/ HO-CH2COOCH3 C/ CH3CH(OH)COOH D/ CH3COOCH2OH.
Axit hữu cơ A có thành phần nguyên tố gồm 40,68% C và 54,24% O. 0,05mol A trung hòa hoàn toàn bởi 100ml dd NaOH 1M. CTCT của A có thể là:
A/ HOOC-CH2-COOH B/ HOOC-CH2CH2COOH C/ HOOC-CH(CH3)CH2COOH D/ HOOC-COOH
Muốn trung hòa 6,72g một axit hữu cơ đơn chức A thì cần dùng 200g dd NaOH 2,24%. Tìm A.
A/ HCOOH B/ CH2=CHCOOH C/ CH3COOH D/ CH3CH2COOH
Đun nóng 6g CH3COOH với 6g C2H5OH có H2SO4 đậm đặc làm xúc tác. Tìm khối lượng este tạo thành, hiệu suất phản ứng 80%.
A/ 7,04 B/ 8,00 C/ 10,00 D/ 12,00
Cho dãy chuyển hóa sau:
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, CTCT của X, Y, Z lần lượt là:
A. CHCH, CH2=CH-OH, CH3CH2OH B. CH2=CH2, CH2=CH-OH, CH3OH
C.CH2=CH2, CH3CHO, CH3CH2OH D. CHCH, CH3CHO, CH3CH2OH.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. CTCT của T là chất nào sau đây?
A. C6H5COOH B. CH3C6H4COONH4 C. C6H5COONH4 D. CH3C6H4OH.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ khác nhau, X chưa no, H2 dùng dư. Cấu tạo của X là:
A. (CH3)3CCHO B. CH2=C(CH3)-CHO C. (CH3)2C=CHCHO D. CH3-CH(CH3)-CH2OH.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau, CTCT của T là:
A. HCOOH B. CH3CHO C. CH3OH D. HCHO.
Axit đicacboxylic mạch phân nhánh có thành phần nguyên tố: %C = 45,46%; %H = 6,06%; %O = 48,49%. Công thức cấu tạo của axit trên là:
A. CH3CH(COOH)2 B. (CH2)2(COOH)2 C. (CH2)3(COOH)2 D. HOOCCH2CH(CH3)COOH.
Cho các chất sau: CH3COOH (1), CH3CHO (2), C6H6 (3), C6H5COOH (4). Chiều giảm dần (từ trái sang phải) khả năng tan trong nước của các chất trên là:
A. 1, 2, 4, 3 B. 1, 4, 2, 3 C. 4, 1, 2, 3 D. 1, 4, 3, 2.
Cho 3 axit: CH3(CH2)2CH2COOH (1); CH3(CH2)3CH2COOH (2); CH3(CH2)4CH2COOH (3). Chiều giảm dần độ tan trong nước (từ trái qua phải) của các axit đã cho là:
A. 1, 3, 2 B. 1, 2, 3 C. 3, 2, 1 D. cả 3 đều không tan.
Cho các axit sau: (CH3)2CHCOOH(1), CH3COOH(2), HCOOH(3), (CH3)3CCOOH(4). Chiều giảm dần tính axit (từ trái sang phải) của các axit đã cho là:
A. 4, 1, 2, 3 B. 3, 4, 1, 2 C. 3, 2, 1, 4 D. 3, 2, 4, 1.
Axit X mạch hở, không phân nhánh, có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n. Giá trị của n và công thức cấu tạo của X là:
A. n = 1, C2H4COOH B. n = 2, HOOC(CH2)4COOH
C. n = 2, CH3CH2CH(COOH)CH2COOH D. n = 2, HOOCCH2CH(CH3)CH2COOH.
Cho sơ đồ phản ứng:. T là:
A. C2H5COOCH3 B. CH3COOH C. C2H5COOH D. CH3COOC2H5.
Trieste của glyxerol với các axit cacboxylic đơn chức có mạch C dài, thẳng gọi là gì?
A. lipit B. protein C. gluxit D. polieste.
Dầu mỡ (thực phẩm) để lâu bị ôi thiu là do:
A. chất béo bị vữa ra B. chất béo bị thủy phân với nước trong không khí
C. chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí D. bị vi khuẩn tấn công.
Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
A. dầu mỡ động, thực vật và dầu bôi trơn có bản chất khác nhau.
B. dầu mỡ động, thực vật và dầu bôi trơn tùy từng loại mà có thể có bản chất giống hoặc khác nhau.
C. dầu mỡ động, thực vật và dầu bôi trơn giống nhau hoàn toàn.
D. dầu mỡ động, thực vật và dầu bôi trơn đều là lipit.
Ưu điểm của chất giặt rữa tổng hợp là:
A. không gây hại cho da B. không bị phân hủy bởi vi sinh
C. dùng được với nước cứng D. không gây ô nhiễm môi trường.
Giữa glyxerol và axit béo C17H35COOH có thể tạo được tối đa bao nhiêu este đa chức?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Có bao nhiêu trieste của glyxerol chứa đồng thời 3 gốc axit C17H35COOH, C17H33COOH; C17H31COOH?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Thủy phân este X có CTPT C4H6O2 trong môi trường axit thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của X là:
A. CH3COOCH=CH2 B. HCOOCH2CH=CH2 C. HCOOCH=CHCH3 D. CH2=CHCOOCH3.
Cho glyxerol tác dụng với CH3COOH thì có thể sinh ra bao nhiêu loại este?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6.
Hai este A, B là dẫn xuất của benzen, đều có CTPT là C9H8O2; A và B đều cộng hợp với Brom theo tỉ lệ mol 1:1. A tác dụng với dd NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dd NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. CTCT của A và B lần lượt là:
A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5 B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5-CH=CH-COOH.
C. HCOO-C6H4-CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5 D. C6H5COO-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
Cho các chất sau: (1) CH3-CHCl2; (2) CH3COOCH=CH2; (3) CH3COOCH2CH=CH2; (4) CH3CH2CH(OH)Cl; (5) CH3COOCH3. Chất nào thủy phân trong môi trường kiềm tạo sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. (2) B. (1), (2) C. (1), (2), (4) D. (3), (5).
A là hợp chất hữu cơ có mạch C không phân nhánh có CTPT là C6H10O4. Cho A tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư tạo ra 2 ancol đơn chức có số nguyên tử C gấp đôi nhau. CTCT của A là:
A. CH3COOCH2CH2COOCH3 B. CH3CH2OOCCH2OOCCH3
C. CH3COOCH2CH2OOCCH3 D. CH3CH2OOCCH2COOCH3.
Hợp chất hữu cơ X có CTPT C4H7O2Cl. Khi thủy phân X trong môi trường kiềm thu được các sản phẩm, trong đó có 2 sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của X là:
A. HCOOCH2CHClCH3 B. CH3COOCH2Cl
C. CH3CH2COOCH2CH2Cl D. HCOOCHClCH2CH3.
X là hợp chất hữu cơ có thành phần % về khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 67,74%; %H = 6,45%; %O = 25,81%. CTPT của X là:
A. C8H12O B. C7H10O2 C. C7H8O2 D. C6H12O.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở thu được 0,4 mol CO2. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần 0,2 mol H2 (Ni, t0), sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol này thì số mol H2O thu được là bao nhiêu?
A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,6 mol D. 0,8 mol.
Tỉ khối hơi của anđehit X so với H2 bằng 29. Biết 2,9 gam X tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. CTCT của X là:
A. CH2=CH-CHO B. CH3CH2CHO C. OHC-CHO D. CH2=CH-CH2CHO.
Cho hỗn hợp HCHO và H2 dư đi qua ống đựng Ni nung nóng thu được hỗn hợp X. Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình nước lạnh thấy khối lượng bình tăng lên 11,8 gam. Lấy toàn bộ dd trong bình cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Khối lượng ancol có trong X là giá trị nào sau đây?
A. 8,3 gam B. 9,3 gam C. 10,3 gam D. 1,03 gam.
Một hỗn hợp gồm 2 anđehit X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no đơn chức, mạch hở (khác HCHO). Cho 1,02 gam hỗn hợp trên phản ứng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 4,32 gam Ag (hiệu suất phản ứng 100%). CTCT của X và Y lần lượt là:
A. CH3CHO, C2H3CHO B. CH3CHO, C2H5CHO C. C3H7CHO, C4H9CHO D. C4H9CHO, C5H11CHO.
Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với H2 dư (Ni, t0) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hết hỗn hợp Y thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. CTPT của 2 anđehit là:
A. C2H3CHO, C3H5CHO B. C2H5CHO, C3H7CHO C. C3H5CHO, C4H7CHO D. CH3CHO, C2H5CHO.
Chia hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 0,54 gam H2O; phần 2 cho tác dụng hết với H2 dư (Ni, t0) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được V lít khí CO2 (đktc). V có giá trị nào dưới đây?
A. 0,112 B. 0,672 C. 1,68 D. 2,24.
Hỗn hợp X gồm 2 anđehit A, B đơn chức. Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam kết tủa. Biết MA < MB. A ứng với CTPT nào sau đây?
A. HCHO B. CH3CHO C. C2H5CHO D. C2H3CHO.
Xác định nồng độ % của dd fomalin biết rằng 1,97 gam dd này tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thì được 10, 8 gam Ag (coi HCOOH trong fomalin là không đáng kể).
A. 23, 858% B. 38, 071% C. 76, 142% D. 61, 929%.
Chất hữu cơ A có chứa C, H, O (Oxi chiếm 37,21% về khối lượng). Trong A chỉ chứa một loại nhóm chức, khi cho một mol A tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 4mol Ag. CTCT của A là:
A. HCHO B. (CHO)2 C. OHC-C2H4-CHO D. OHC-CH2-CHO.
Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp 2 axit no, đơn chức, mạch hở vào nước được dd X. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1, tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag; phần 2 được trung hòa vừa đủ bằng 200ml dd NaOH 1M. CTCT của 2 axit đó là:
A. HCOOH, C2H5COOH B. HCOOH, C3H7COOH C. HCOOH, C2H4COOH D. HCOOH, C3H6COOH.
Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam một axit hữu cơ mạch thẳng được 1,792 lít khí CO2 (đktc) và 1,44 gam hơi H2O. CTCT của X là:
A. CH3CH2CH2COOH B. C2H5COOH C. CH3CH=CHCOOH D. HOOCCH2COOH.
Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic có mạch C không phân nhánh thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100ml dd NaOH 1M. CTCT của axit đó là:
A. CH3-CH(CH3)-COOH B. CH3CH2CH2COOH C. CH3CH2CH2CH2COOH D. C2H5COOH.
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 dư thì khối lượng Ag thu được là:
A. 108 gam B. 32,4 gam C. 216 gam D. 64,8 gam.
Có 4 chất: axit axetic, glyxerol, ancol etylic, glucozơ. Chỉ dùng thêm hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng?
A. quỳ tím B. CaCO3 C. CuO D. Cu(OH)2/OH-.
Điều chế etylaxetat từ etilen cần thực hiện số phản ứng tối thiểu là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế vinylaxetat bằng một phản ứng trực tiếp?
A. CH3COOH và C2H3OH B. C2H3COOH và CH3OH
C. CH3COOH và C2H2 D. CH3COOH và C2H5OH.
Dãy tất cả đều phản ứng được với HCOOH là:
A. AgNO3/NH3, CH3NH2, C2H5OH, KOH, Na2CO3 B. NH3, K, Cu, NaOH, O2, H2
C. Na2O, NaCl, Fe, CH3OH, C2H5Cl D. CH3NH2, C2H5OH, KOH, NaCl.
Hai chất hữu cơ (chứa C, H, O) có số mol bằng nhau và bằng x mol. Cho chúng tác dụng với nhau vừa đủ, tạo ra sản phẩm hữu cơ A không tan trong nước và chất này có khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng của chất ban đầu là 18x gam. A thuộc loại hợp chất nào?
A. axit B. ancol C. muối D. este.
Este E có CTPT C5H10O2, xà phòng hóa E được acol không bị oxi hóa bởi CuO. Tên của E là:
A. isopropyl axetat B. tert-butyl fomat C. isobutyl fomat D. propyl axetat.
Trong dãy chuyển hóa: , thì X, Y, Z, T lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5 B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5
C. HCOOH, C2H5OH, CH3COOH, HCOOC2H5 D. C2H5CHO, C2H5OH, C2H5COOH, C2H5COOCH3.
Oxi hóa không hoàn toàn propanal bằng O2 (xúc tác Mn2+) thu được chất nào sau đây?
A. C3H7COOH B. CH3COOH C. C2H5COOH D. C2H3COOH.
CH3COOH không thể điều chế trực tiếp bằng cách nào sau đay?
A. lên men ancol C2H5OH B. oxi hóa etanal bằng O2 (xúc tác Mn2+)
C. cho muối axetat tác dụng với axit HCl D. oxi hóa CH3CHO bằng dd AgNO3/NH3.
Cho 9,2 gam hỗn hợp HCOOH và C2H5OH tác dụng hết với Na được Vlít H2 (đktc). Tính V?
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít.
Đun nóng 0,1 mol X với lượng vừa đủ dd NaOH thu được 13,4 gam muối của axit hữu cơ đa chức B và 9,2 gam ancol đơn chức C. Cho toàn bộ ancol C bay hơi ở 1270C, 600 mmHg được 8,32 lít hơi. CTCT của X là:
A. CH(COOC2H5)2 B. H5C2-OOC-CH2-CH2-COO-C2H5
C. C2H5-OOC-COO-C2H5 D. C3H5-OOC-COO-C3H5.
A, B là 2 axit no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 4,6 gam A và 6 gam B tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). CTPT của A, B lần lượt là:
A. HCOOH và CH3COOH B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH D. C3H7COOH và C4H9COOH.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 axit cacboxylic thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Hai axit trên thuộc loại nào trong những loại sau?
A. no, đơn chức, mạch hở B. không no, đơn chức C. no, đa chức D. thơm, đơn chức.
Có các chất: C2H5OH, CH3COOH, C3H5(OH)3. Chọn một thuốc thử để nhận biết chúng:
A. quỳ tím B. dd NaOH C. Cu(OH)2 D. kim loại Na.
Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ no, đơn chức, tác dụng vừa đủ với Na2CO3 tạo thành 2,24 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối thu được là:
A. 19,2 gam B. 20,2 gam C. 21 gam D. 23,2 gam.
Chia a gam axit axetic làm 2 phần bằng nhau. Phần được trung hòa vừa đủ bằng 0,5 lít dd NaOH 0,4M; phần 2 thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m gam este. Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%, giá trị của m là:
A. 16,7 B. 17,6 C. 18,6 D. 16,8.
Thực hiện phản ứng este hóa m gam CH3COOH bằng một lượng vừa đủ C2H5OH thu được 0,02 mol este (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%). Vậy m có giá trị là:
A. 2,1 B. 1,1 C. 1,2 D. 1,4.
Chia m gam C2H5OH làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc); phần 2 thực hiện phản ứng este hóa với axit axetic vừa đủ được a gam este (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%). Giá trị của a là:
A. 16,7 B. 17,6 C. 17,8 D. 18,7.
Đốt cháy hoàn toàn a gam C2H5OH thu được 0,2 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn b gam CH3COOH thu được 0,2 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với b gam CH3COOH trong điều kiện thích hợp, giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100% thì lượng este thu được là:
A. 4,4 gam B. 8,8 gam C. 13,2 gam D. 17,6 gam.
Cho 7,4 gam este X no, đơn chức phản ứng với dd AgNO3/NH3 dư, thu được 21,6 gam kết tủa. CTCT của X là:
A. HCOOCH3 B. HCOOCH2CH2CH3 C. HCOOC2H5 D. HCOOCH(CH3)CH3.
Xà phòng hóa hoàn toàn 2,22 gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân của nhau cần dùng vừa hết 30 ml dd NaOH 1M. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được thể tích khí CO2 và hơi nước như nhau (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). CTCT của 2 este đó là:
A. CH3COOCH3 và HCOOC2H5 B. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3
C. HCOOCH2CH2CH3 và HCOOCH(CH3)CH3 D. CH3COOCH=CH2 và CH2=CHCOOCH3.
Đốt cháy hết a gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng dd Ca(OH)2 lấy dư thấy khối lượng bình tăng thêm 12,4 gam. Khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 12,4 gam B. 10,0 gam C. 20,0 gam D. 28,183 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ X cần vừa đủ 3,92 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1:1. Biết X tác dụng với KOH tạo ra 2 chất hữu cơ. CTPT của X là:
A. C2H4O2 B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C5H10O2.
Đốt cháy hoàn toàn a mol este E tạo bởi ancol no, đơn chức mạch hở và axit X không no (có một nối đôi C=C), đơn chức, mạch hở thì thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Xác định a?
A. 0,05 B. 0,10 C. 0,15 D. 0,20.
Để điều chế 45,75 gam axit benzôic, người ta đun 46 gam toluen với dd KMnO4 đồng thời khuấy đều. Sau khi phản ứng xong, khử KMnO4 còn dư, lọc bỏ MnO2 sinh ra, cô cạn nước lọc, để nguội rồi axit hóa nước lọc bằng dd axit HCl thì thu được axit benzôic. Hiệu suất toàn bộ quá trình là:
A. 60,0% B. 75,0% C. 99,0% D. 80,0%.
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một axit cacboxylic X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dd H2SO4 đậm đăc, dư rồi qua bình 2 đựng dd Ca(OH)2 lấy dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam và bình 2 tăng 4,4 gam. CTCT của X là:
A. CH3COOH C. HCOOH C. HOOC-COOH D. CH2=CH-COOH.
Xà phòng hóa 1,5g chất béo cần 100ml dd KOH 0,1M. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo đó là:
A. 373,33 B. 0,3733 C. 3,733 D. 37,333.
Để trung hòa 14 gam một chất béo cần 15ml dd NaOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo đó là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8.
Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu (ancol). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm
A. một axit và một rượu. B. một este và một rượu. C. hai este. D. một axit và một este.
Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH2-COO-CH=CH2. B. CH2=CH-CH2-COO-CH3.
C. CH3 -COO-CH=CH-CH3. D. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. C3H5OH và C4H7OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. CH3OH và C2H5OH.
Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH. D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho Na = 23, Ag = 108)
A. HCHO. B. CH3CHO. C. OHC-CHO. D. CH3CH(OH)CHO.
Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 10,12. B. 6,48. C. 8,10. D. 16,20
Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = 100x. B. y = 2x. C. y = x - 2. D. y = x + 2.
Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)
A. 0,342. B. 2,925. C. 2,412. D. 0,456.
Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là
A. C2H4 O2. B. CH2O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2.
Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A. 8,96. B. 11,2. C. 6,72. D. 4,48.
X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C =12, O = 16, Na = 23)
A. HCOOCH2CH2CH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH(CH3)2.
Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho C =12, O = 16)
A. C2H5C6H4OH. B. HOCH2C6H4COOH. C. HOC6H4CH2OH. D. C6H4(OH)2.
Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit
A. no, đơn chức. B. không no có hai nối đôi, đơn chức.
C. không no có một nối đôi, đơn chức. D. no, hai chức.
Oxi hoá 4,48 lít C2H4 (ở đktc) bằng O2 (xúc tác PdCl2, CuCl2), thu được chất X đơn chức. Toàn bộ lượng chất X trên cho tác dụng với HCN (dư) thì được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (xianohiđrin). Hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4 là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16)
A. 70%. B. 50%. C. 60%. D. 80%.
Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức. B. no, hai chức.
C. no, đơn chức. D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,64 gam. B. 6,84 gam. C. 4,90 gam. D. 6,80 gam.
Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức. D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là
A. 76,6%. B. 80,0%. C. 65,5%. D. 70,4%.
Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3OOC–(CH2)2–COOC2H5. B. CH3COO–(CH2)2–COOC2H5.
C. CH3COO–(CH2)2–OOCC2H5. D. CH3OOC–CH2–COO–C3H7.
Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam.
Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO. B. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH.
C. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH. D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO.
Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 46,15%. B. 35,00%. C. 53,85%. D. 65,00%.
Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). B. CnH2n+1CHO (n ≥0). C. CnH2n-1CHO (n ≥ 2). D. CnH2n-3CHO (n ≥ 2).
Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là
A. 4,05. B. 8,10. C. 18,00. D. 16,20.
Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.
C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:
A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH.
Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Cho dãy chuyển hoá sau:
Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. axit axetic, phenol. B. anhiđrit axetic, phenol. C. anhiđrit axetic, natri phenolat. D. axit axetic, natri phenolat.
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công thức của X là
A. HCOOC(CH3)=CHCH3. B. CH3COOC(CH3)=CH2. C. HCOOCH2CH=CHCH3. D. HCOOCH=CHCH2CH3.
Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là
A. etylen glicol. B. axit ađipic. C. ancol o-hiđroxibenzylic. D. axit 3-hiđroxipropanoic.
Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
C. HCOOH và HCOOC2H5. D. HCOOH và HCOOC3H7.
Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. O=CH-CH2-CH2OH. B. HOOC-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Cho các hợp chất hữu cơ:
(1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.
Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là:
A. (1), (3), (5), (6), (8). B. (3), (4), (6), (7), (10). C. (3), (5), (6), (8), (9). D. (2), (3), (5), (7), (9).
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là
A. O=CH-CH=O. B. CH2=CH-CH2-OH. C. CH3COCH3. D. C2H5CHO.
Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. B. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.
C. HOOC-COOH và 60,00%. D. HOOC-COOH và 42,86%.
Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là
A. HO–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CHO. B. HO–CH2–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CH2–CHO.
C. HO–CH(CH3)–CHO và HOOC–CH2–CHO. D. HCOOCH3 và HCOOCH2–CH3.
Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 27,75. B. 24,25. C. 26,25. D. 29,75.
Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 17,8. B. 24,8. C. 10,5. D. 8,8.
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO. B. HOOC-CH=CH-COOH.
C. HO-CH2-CH=CH-CHO. D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.
Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
A. 15,3. B. 13,5. C. 8,1. D. 8,5.
Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A. 0,56 gam. B. 1,44 gam. C. 0,72 gam. D. 2,88 gam.
Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 25oC, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25oC là
A. 1,00. B. 4,24. C. 2,88. D. 4,76.
Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
A. 0,015. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,005.
Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%. C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH. Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
A. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử. B. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
C. chỉ thể hiện tính khử. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là
A. metyl propionat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. vinyl axetat.
Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 4. B. 5. C. 8. D. 9.
Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là
A. HCOOH và CH3OH. B. CH3COOH và CH3OH. C. HCOOH và C3H7OH. D. CH3COOH và C2H5OH.
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
B. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
C. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
D. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau: Tên của X là
A. pentanal. B. 2-metylbutanal. C. 2,2-đimetylpropanal. D. 3-metylbutanal.
Cho sơ đồ phản ứng:
Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, C6H5COCH2Br. B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, C6H5CH2COOH.
C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, m-BrC6H4CH2COOH. D. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, m-BrC6H4COCH3.
Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 75%) là
A. 300 gam. B. 600 gam. C. 500 gam. D. 400 gam.
Cho sơ đồ chuyển hoá:
Tên gọi của Y là
A. propan-1,2-điol. B. propan-1,3-điol. C. glixerol. D. propan-2-ol.
Cho sơ đồ chuyển hoá:
Tên của Z là
A. axit oleic. B. axit linoleic. C. axit stearic. D. axit panmitic.
Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 10,56. B. 7,20. C. 8,88. D. 6,66.
Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 22,80. B. 34,20. C. 27,36. D. 18,24.
Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là:
A. CH3OH, C2H5CH2OH. B. CH3OH, C2H5OH. C. C2H5OH, C3H7CH2OH. D. C2H5OH, C2H5CH2OH.
Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là
A. 9,5. B. 10,9. C. 14,3. D. 10,2.
Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là
A. C3H7COOH và C4H9COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. HCOOH và CH3COOH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập trắc nghiệm andehit-axit cacboxylic-este, bản full, rất mới và hay, có tham khảo và cập nhật nhiều có đáp án nữa.doc