Bài tập thực hành kỹ thuật đánh máy 10 ngón
BÀI THỰC HÀNH SỐ 01
Asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; Asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl;
Asdf asdf asdf jkl; jkl; jkl; asjk asjk asjk asjk asl; asl; asl; dfas dfas dfas dfas
A; a; a; sl sl sl dk dk dk fj fj fj asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; a;sl a;sl a;sl
Qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop
qwert
Qwert qwert qwert yuiop yuiop yuiop qqpp qqpp qwpo qwpo qwpo qeqe qeqe
Po po po pe pe pe pq pq pq pw pw pw pe pe pe pr pr pr pt pt pt qp qp qp qo
qo qo
Qwe qwe qwe poi poi poi qpo qpo qpo poq poq poq poi poi poi qpo qpo qpo
Zxcvb nm,./ zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb
Zzz zzz zzz xxx xxx xxx ccc ccc ccc vvv vvv vvv bbb bbb bbb
Nnn nnn nnn mmm mmm mmm ,,, ,,, ,,, . . . /// /// ///
Zxz zxz zxz zxc zxc zxc /., /., /., xcv xcv xcv cvb cvb cvb vbn vbn vbn nmo
nmo
Asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; Asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl;
Qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop
Zxcvb nm,./ zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,.
Asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; Asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl; asdf jkl;
Qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop qwert yuiop
Zxcvb nm,./ zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,. zxcvb nm.,.
Asdf jkl; asdf jkl; qwert yuiop zxcvb nm.,. asdf jkl; asdf jkl; qwert yuiop
Asdf jkl; asdf jkl; qwert yuiop zxcvb nm.,. asdf jkl; asdf jkl; qwert yuiop
Asdf jkl; asdf jkl; qwert yuiop zxcvb nm.,. asdf jkl; asdf jkl; qwert yuiop
Abcd efgh mopq rstu vwxy abcd efgh ijkl mopq; ark how eve box sue fly pad
A small boy with a watch has the time of his life. verb verb verb curbs curbs
File file file notf notf notf ound ound ound file file file notf notf notf ound ound
Not not not found found found fit fit fit fact fact fact foot foot foot food food food
As as as all all all ask ask ask sad sad sad sals sals sals sad sad sad dad dad
dad
Fall fall fall flask flask flask lads lads lads dada dada dada alas alas alas kala
kala
Lada lada lada flak flak flak jaffa jaffa jaffa dalk dalk dalk kalf kalf kalf
Salad salad salad dallas dallas dallas alaska alask alask flasks flasks flasks
Lass lass lass alfalfa alfalfa alfalfa alfa alfa alfa kafka kafka kafka salsa salsa
salsa
Lalalaa lalalaa lalalaa kaff kaff kaff dalk dalk dalk lasa lasa lasa
Add add add dad as sad alad sad ada
Dallas dallas dallas
All fall alfa
All fall alfa
Jafa salad flask
Jafa salad flask
Lass ass lads salad
Lass ass lads salad
Salsa lada lalalaa
Salsa lada lalalaa
Alaska flask all
Alaska flask all
Akkaf akkaf akkaf
Akkaf akkaf akkaf
All flasksad
All flasksad
Kals kals kals faja faja faja
Dallas dallas dallas flaka flaka flaka
Assaa assaa assaa dadda dadda dadda
Alla alla alla jalla jalla jalla
Aadas aadas aadas affas affas affas
De de de ki ki ki
Ed ed ed ik ik ik
Ddee ddee ddee kkii kkii kkii
Edde edde edde ikki ikki ikki
Eedd eedd eedd iikk iikk iikk
Eede eede eede iiki iiki iiki
Fids fids fids jkil jkil jkil
Deki deki deki deki kide kide kide
Didi didi didi keke keke keke
Dese dese dese jiki jiki jiki
Lisi lisi lisi seke seke seke
Fisi fisi fisi jele jele jele
Deli deli deli jeli jeli jeli
Jkel jkel jkel diej diej diej
Ajei ajei ajei elif elif elif
Feli feli feli aife aife aife
If if if eel eel eel led led led
Aid aid aid ski ski ski ill ill ill
Side side side keel keel keel life life life
Ellis ellis ellis isle isle isle ellis isle ellis isle
Field field file file field file field file
60 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập thực hành kỹ thuật đánh máy 10 ngón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.2. Bước đi: Giai đoạn 2002 - 2005 tập trung rà soát năng lực đào tạo
các trường hiện có; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và
đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy; nâng cấp 25 trường trọng
điểm; xây dựng mới các trường ở những tỉnh chưa có, ở những ngành và khu
công nghiệp có nhu cầu phát triển; xây dựng các cơ sở ngoài công lập và
thuộc doanh nghiệp để đảm nhận được 20% học sinh dài hạn và 84%
học sinh ngắn hạn vào năm 2005.
Giai đoạn 2006-2010: xây dựng mới một số trường, xây dựng thêm 15
trường chất lượng cao, tiếp tục đầu tư nâng cấp để tăng qui mô và nâng cao
chất lượng; phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập và tại doanh nghiệp
để đảm bảo tiếp nhận 30% học sinh dài hạn và 88% học sinh ngắn hạn.
BÀI THỰC HÀNH SỐ 112
ĐÔI ĐIỀU VỀ CHÍNH SÁCH “CHIÊU HIỀN ĐÃI SỸ” CỦA ÔNG CHA TA
Dưới các triều đại phong kiến, để trị nước, ông cha ta đã rất chú
trọng đến việc “chiêu hiền đãi sỹ”. Chúng tôi xin giới thiệu những câu
chuyện về cách xử sự của một số triều đại đối với người hiền tài và thái
độ dứt khoát đối với những kẻ bất tài đòi “quyền cao chức trọng”.
“Chiêu hiền đãi sỹ” là thu phục bậc hiền tài, trọng đãi trí thức. Đây
là một tiêu chuẩn, một phẩm chất quan trọng của các đấng anh quân,
minh chủ. Người xưa đã nhận thức sâu sắc về vai trò của trí thức đối với
xã hội, quốc gia, đặc biệt là đối với sự hưng vong của bản thân các triều
đại.
Năm 1499, vua Lê Hiến Tông ban đạo sắc, trong đó có câu: “Nhân tài là
nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí mạnh thì trị đạo mới mạnh. Khoa mục là
đường thẳng của quan trường. Đường thẳng mở thì chân Nho mới có”.
Trong bia Văn miếu số 1, tấm lòng quý trọng của triều đình đối với kẻ
sỹ/trí thức đã được thể hiện, khắc ghi trên đá nhằm lưu lại cho muôn đời sau:
“Kẻ sỹ đối với đất nước quan trọng là thế, cho nên triều đình quý trọng kẻ sỹ
không biết thế nào là cùng. Đã quý trọng bằng khoa danh, lại tôn vinh bằng
tước trật, ơn ban đã lớn vẫn cho là chưa đủ để bày tỏ nỗi vui mừng của triều
đình chọn được người tài. Không việc gì mà không làm tới mức cao nhất (để
bày tỏ lòng tôn trọng kẻ sỹ)”.
Những ý tưởng vàng son trên đây được ông cha ta cố gắng thực hiện
với nhiều biện pháp cụ thể trong trường kỳ lịch sử.
Từ thời Lý - Trần, người xưa đã quyết tâm xây dựng một đội ngũ trí
thức để điều hành quốc gia bằng cách xây dựng một xã hội học tập và
cơ chế tuyển chọn người tài qua thi cử.
Những người tham gia chính quyền đều phải học và phải thi đỗ, nếu thi
không đỗ thì không được giữ một chức vụ gì trong bộ máy quản lý đất nước.
Đây là điều kiện bắt buộc đối với quan từ cấp huyện trở lên. Những người
được bổ làm tri huyện về nguyên tắc phải đỗ cử nhân. Từ cấp xã, tổng trở
xuống không đòi hỏi điều kiện này. Các ông lý trưởng, xã trưởng, chánh tổng
cũng phải biết chữ, tuy không phải tuyển chọn qua thi cử. Dưới đây là một
câu chuyện tiêu biểu cho những quy định đó.
Vào thời Trần, bà Linh Từ quốc mẫu - vợ Thái sư Trần Thủ Độ - có
người họ hàng muốn có chút danh phận với làng nước, đã cầu xin bà nói với
Thái sư cho làm chức câu đương (một chức dịch nhỏ cấp xã lo việc cúng tế)
ở làng quê. Vợ Thái sư đã lựa lời nói với chồng nhân dịp ông về quê tại Thiên
Trường xem xét dân tình.
Về đến địa phương, ông kiểm tra mọi việc, luận công khen thưởng,
phân xử những việc rắc rối. Ông cũng để ý đến việc người nhà cầu xin. Khi
biết người này không học hành cũng không có công trạng gì với làng xóm,
ông cho gọi y ra và nói:
- Ta được Linh Từ quốc mẫu cho biết, nhà ngươi muốn xin một chức
câu đương phải không?
- Dạ, xin đội ơn Thái sư.
Trần Thủ Độ nghiêm nét mặt:
- Hãy khoan. Câu đương là một chức nhỏ. Ta chẳng hẹp hòi gì với
ngươi cả. Nhưng phép nước phải rõ ràng. Chức phận nhỏ to đều do học hành
hoặc công tích mà nên. Ngươi không chịu học, cũng chẳng có công gì, cất
nhắc rất khó. Nhưng từ chối thì không tiện. Vì thế, ta đã nghĩ ra một cách: Ban
cho ngươi chức Câu đương, phải kèm theo một việc để mọi người biết quan
gia không thiên vị, ngươi cũng thêm kỷ niệm nhớ đời. Ta sẽ cho chặt một
ngón chân của ngươi để dân chúng thấy vì vậy mà ngươi được chức tước.
Dứt lời, Trần Thủ Độ cho gọi ngay đao phủ. Tên người nhà hoảng hốt
sụp xuống lạy dài:
- Xin Thái sư tha cho. Con không dám xin chức câu đương nữa ạ!
(theo sách Kho tàng giai thoại Việt Nam)
Như trên đã nói, việc tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước phải
qua thi cử. Để việc tuyển chọn này được chính xác, tránh tình trạng man trá,
luật lệ này được thực hiện rất nghiêm khắc.
Năm 1696, tên quan chấm thi là Ngô Sách Tuân, muốn trả ơn cấp trên,
đã tìm cách làm cho cậu ấm con quan được trúng tuyển. Việc này bị phát
giác, Ngô Sách Tuân bị kết án tử hình bằng hình phạt thắt cổ.
Trong các kỳ thi, việc chọn lọc rất chặt chẽ. Năm 1463, trong số 4.400
cử nhân thi, chỉ lấy đỗ được 40 tiến sỹ (0,9 %). Năm 1499, có 5.000 cử nhân
thi, chỉ lấy đỗ 55 tiến sỹ (1,1 %). Năm 1514, số thí sinh là 5.700, lấy đỗ 43 tiến
sỹ (0,75 %).
Ngoài ra, còn có một số quy tắc khác bảo đảm tính nghiêm mật của thi
cử như:
- Học trò đi thi phải có một trình độ nhất định. Quy tắc trường thi ghi rõ:
Học trò làm văn không đủ quyển, xoá, sót nhiều quá đều bị bỏ qua không
chấm và bị đuổi ra khỏi trường thi. Để bảo đảm trình độ tối thiểu của thí sinh,
các chức dịch địa phương phải đoan khai, tiến hành sát hạch thí sinh và chịu
trách nhiệm về việc này.
- Các quan lại và chức dịch ở địa phương có học trò đi thi, nếu trình độ
học trò quá kém thì xã trưởng hay các quan phủ huyện đều bị phạt. Trong
cuốn sách Lịch triều hiến chương loại chí đã ghi: “Nếu xã trưởng đoan khai
không thực, phủ huyện sát hạch không đúng, đến nỗi học trò vào thi làm bài
bất thành văn lý,... đều đưa ra xét hỏi, trị tội”.
- Những người đã thi đỗ, được ra làm quan, cũng phải qua những thời
kỳ sát hạch hay kiểm tra lại, nếu không làm tròn trách nhiệm sẽ bị kỷ luật. Ngô
Thì Sỹ có nêu ra việc này trong một bài tường trình: “Dương Như Châu vì học
nghiệp địa phương không tiến, bị truất; Nguyễn Quý Nhã vì ứng chế làm thơ
lạc vần, phải giáng chức xuống tri huyện,...”.
Đối với những chức vụ quan trọng, việc kiểm tra, khảo duyệt phải tiến
hành nhiều lần. Ví dụ, dưới thời Lý - Trần, chức An phủ sứ Kinh sư (Thăng
Long) phải trải qua việc tuyển chọn rất nghiêm ngặt. Người nào được dự kiến
nhận chức An phủ sứ Kinh sư phải đưa đi các tỉnh xa như Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Nghệ An để làm An phủ sứ ở đó. Sau một thời gian khoảng năm đến
bảy năm, triều đình đi khảo duyệt một lượt, người nào khá hơn sẽ được điều
về Kinh và được giữ một trong những bộ quan trọng như bộ Hình. Tiếp theo
lại phải qua một đợt khảo duyệt nữa mới được cử làm An phủ sứ Kinh
sư.
Trí thức là những người biết rộng, thường có cách nhìn, cách nghĩ
khác với con mắt bình thường. Họ lại ít quen uốn lưỡi, thích lời nói
thẳng. Những người đứng đầu biết nghe lời nói thẳng sẽ được kẻ sỹ tâm
phục.
Trong lịch sử, nhiều vua chúa dùng hình thức Chiếu cầu lời nói thẳng:
Theo chính sử còn lưu lại, Chiếu cầu lời nói thẳng đầu tiên được ban bố đời
vua Lý Nhân Tông, tháng tư, năm Bính Thìn (1076): “Mùa hạ, tháng tư, đại xá,
đổi niên hiệu làm Anh Vũ Chiêu thắng, vua xuống chiếu cầu lời nói thẳng” (Đại
Việt sử ký toàn thư).
Đời vua Lê Thái Tổ, ngày 26 tháng hai, năm Kỷ Dậu (1429), vua lệnh
cho các ngôn quan rằng: “Nếu thấy Trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má
nặng nề, ngược hại lương dân, thưởng công phạt tội không đúng, không theo
đúng phép xưa; hay các đại thần, quan lại, tướng hiệu quan chức trong ngoài
không giữ phép, nhận hối lộ, nhiễu hại lương dân, thiên tư phi pháp thì phải
dâng sớ đàn hặc ngay” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Thời vua Lê Thái Tông, ngày 27 tháng năm, năm Mậu Ngọ (1438), vua
xuống chiếu: “Tất cả các đại thần văn võ các ngươi cần chỉ ra các lỗi lầm kể
trên (vua không lo sửa đức, quan tể phụ bất tài, nạn hối lộ hoành hành, việc
hình ngục có nhiều oan trái, thuế má nặng nề,...), cứ thẳng thắn nói hết, đừng
kiêng nể gì. Nếu có điều gì tiếp thu được, nhất định Trẫm sẽ khen thưởng, cất
nhắc, dẫu có vu khoát cũng không bắt tội. Ngõ hầu có thể xoay chuyển được
lòng trời, để nước nhà mãi mãi hưởng phúc lớn vô cùng vậy” (Đại Việt sử ký
toàn thư).
Thời vua Lê Nhân Tông, ngày mồng 2, tháng hai, năm Quý Hợi (1443),
vua lệnh cho khắp quan lại quân dân: "Phải hết lòng bày tỏ những điều có thể
xoay được lòng trời, dẹp hết tai biến, hãy nói thẳng ra, chớ nên ẩn giấu, để
Trẫm sửa những điều thiếu sót” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Thời Tây Sơn, tháng Năm, năm Ất Mão (1795), vua Quang Toản, con
vua Quang Trung, xuống chiếu: “Hỡi quần thần và dân chúng, các người hãy
viết thư kín, nói hết, đừng giấu giếm. Trong kinh thì nộp cho triều đình, ở
ngoài nộp cho các quan trấn để chuyển đệ. Trẫm sẵn lòng nghe theo lời nói
phải để thi hành ra chính sự, mong đổi được tệ tục, làm được việc hay”.
Thời vua Gia Long, tháng mười, năm Nhâm Thân (1812), vua xuống
chiếu: “Trẫm một mình, thông minh có hạn, trở xét lại mình, không biết vì đâu.
Văn võ thần liêu các người, hoặc tòng chính ở trong, hoặc tuyên hoá ở ngoài,
ai cũng là chân tay tai mắt của Trẫm, trí lực tới đâu há chẳng có điều nghe
thấy! Những phương pháp phòng ngừa tai biến, lấy gì mà bảo Trẫm? Nên
đều bày tỏ sự thực, tâu cho Trẫm nghe. Trẫm sẽ tự chọn lựa, có điều gì giúp
được chính trị thì Trẫm thi hành, mà điều gì không lấy được thì cũng để đó.
Gắng đem hết mưu trí của các người để đáp lòng Trẫm” (Đại Nam thực lục).
Tóm lại, qua các triều đại, từ Lý - Trần đến Lê - Nguyễn, các bậc vua
chúa thường có Chiếu cầu lời nói thẳng, một hiện tượng phổ biến, với lời lẽ
chân thành, tha thiết. Chính nhờ vậy mà có sức thuyết phục, cảm động được
lòng người, trước hết là các bậc thức giả đương thời.
Ở trên, chúng tôi đã trình bày đôi điều về chính sách thu phục hiền tài,
trọng đãi trí thức của ông cha ta. Người xưa đã thấm nhuần sâu sắc vai trò
của trí thức. Đó là nhận thức của toàn xã hội mà những người đứng đầu đất
nước tiếp nhận, khuyếch trương và thực thi. Trên cơ sở này, ông cha ta đã
xây dựng một đội ngũ bộ máy cầm quyền có học thức; có quy chế, luật lệ để
bảo đảm chọn đúng những người có thực tài, thực học; khuyến khích bậc
thức giả tự do bày tỏ chính kiến, kể cả việc phê phán những người “thay trời
trị dân”. Đó là những kinh nghiệm quý cho chúng ta học tập trong nền kinh tế
tri thức, toàn cầu hoá và hội nhập hiện nay.
BÀI THỰC HÀNH SỐ 13
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NÔNG THÔN
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trong hệ thống chính sách xã hội chung của cả nước, chính sách
xã hội nông thôn có vị trí quan trọng và có đặc trưng riêng về tính chất,
mức độ, cơ chế vận hành. Thời gian qua, chính sách này đã và đang đi
vào thực tiễn, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân ở nông thôn nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó
cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải được khẩn
trương hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triểân nông thôn trong tình
hình mới.
Tác động của chính sách xã hội đối với phát triển nông thôn
Những tác động tích cực:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân nông
thôn. Trong những năm qua, dân số và lực lượng lao động nông thôn về mặt
tỷ trọng tuy có giảm, nhưng vẫn chiếm số lượng khá lớn trong tổng dân số và
lực lượng lao động xã hội và là nguồn nhân lực quan trọng đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế nông thôn. Tính đến năm 2005, dân số nông thôn chiếm
73,25% tổng dân số và 75,06% tổng lực lượng lao động của cả nước. Mặc dù
tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn công nghiệp và dịch vụ, nhưng yếu
tố lao động tham gia vào tăng trưởng rất lớn, nhất là khu vực nông thôn.
Giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng kinh tế cả nước đạt bình quân
7,5%/năm, trong đó, nông, lâm, ngư đạt 3,66%/năm; đặc biệt, sản lượng
lương thực có hạt từ 34,27 triệu tấn (năm 2001) đã tăng lên 39,55 triệu tấn
(năm 2005), bình quân mỗi năm tăng 1,32 triệu tấn, là thành tựu rất to lớn,
chẳng những đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, mà còn phục
vụ tốt cho xuất khẩu (đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo).
Yếu tố lao động tham gia vào tăng trưởng nói chung, theo các nhà kinh
tế, chiếm khoảng 20%, yếu tố vốn chiếm 57,5% và các yếu tố tổng hợp chiếm
khoảng 22,5%. Tuy nhiên, trong nông nghiệp, yếu tố lao động tham gia vào
tăng trưởng rất lớn vì đầu tư cho nông nghiệp thấp hơn cho công nghiệp, đặc
biệt trong sản xuất lương thực, yếu tố lao động đóng góp khoảng 50%. Tăng
trưởng kinh tế góp phần quan trọng nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Theo kết quả điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, thu nhập
bình quân 1 nhân khẩu/tháng của khu vực nông thôn năm 2001-2002 là
275,13 nghìn đồng, đến năm 2003-2004 tăng lên 378,09 nghìn đồng, tăng
37,42% (cao hơn mức tăng của khu vực thành thị - 31,09%). Mức chi tiêu
cũng tăng từ 232,1 nghìn đồng/tháng năm 2001-2002 lên 314,3 nghìn
đồng/tháng năm 2003-2004, tăng 35,42% (cao hơn mức tăng của thành thị -
31,06%). Một bộ phận người dân nông thôn bước đầu có tích luỹ (nhất là
nhóm 4, 5), trên 2 triệu hộ dân nông thôn đạt mức thu nhập 30 triệu
đồng/hộ/năm. Đối với nhóm nghèo nhất, mức thu nhập bình quân 1
khẩu/tháng năm 2003-2004 so với năm 2001-2002 cũng tăng (31,65% ở
nhóm 1 và 35% ở nhóm 2 trong 5 nhóm dân cư).
Tạo việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập. Trong 5 năm
(2001-2005), chúng ta đã đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư toàn xã hội
bình quân đạt trên 35,1% GDP (năm 2005 đạt 36,5%), xuất khẩu được mở
rộng và nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới được mở mang, đã tạo thêm được
nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động, từng bước khắc phục tình trạng thiếu
việc làm ở khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả và chất lượng việc làm.
Trong 5 năm này, bình quân mỗi năm khu vực nông thôn tạo việc làm mới cho
938.555 người, chiếm 62% tổng số vị trí làm việc mới được tạo ra. Tỷ lệ thời
gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông
thôn tăng liên tục từ 74,37% (năm 2001) lên 80,65% (năm 2005), cũng có
nghĩa là tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng ở nông thôn đã từng bước
được cải thiện. Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ
lao động nông nghiệp liên tục giảm từ 62,76% năm 2001 xuống 56,8% năm
2005, tương ứng lao động công nghiệp và xây dựng tăng lên 17,9% và dịch
vụ 25,3%. Trong nông thôn, lao động làm nông nghiệp cũng đang giảm, đồng
thời lao động làm ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ tăng; làng nghề
phát triển với tốc độ 11%/năm, hiện có khoảng 2.017 làng nghề với 1,4 triệu
hộ, cả nước có khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn thu hút
khoảng 10 triệu lao động (kể cả kiêm nghề), chiếm 29% lực lượng lao động
nông thôn.
Xoá đói giảm nghèo nhanh hơn, hạn chế tốc độ gia tăng chênh lệch
giàu nghèo, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nông thôn.
Chính sách xoá đói giảm nghèo ở nước ta được triển khai từ năm 1992 và
đến năm 2005 đã đạt được kết quả cao (từ 58,1% hộ nghèo giảm xuống còn
dưới 22% - tính theo chuẩn nghèo của W , được cộng đồng quốc tế đánh giá
là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới (so với mục tiêu thiên niên
kỷ về xoá đói giảm nghèo, chúng ta đã về đích trước 10 năm). Chênh lệch thu
nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn năm 1993 là 1,96 lần, đến năm
1998 tăng lên 3,66 lần, năm 2002 lại giảm xuống còn 2,26 lần và đến năm
2004 giảm còn 2,16 lần. Đó là một sự chênh lệch tất yếu được người dân
chấp nhận, đồng thuận; chưa trở thành vấn đề xã hội bức xúc, gây mất ổn
định xã hội.
Người dân nông thôn được tiếp cận tốt hơn với hệ thống chính sách an
sinh xã hội. Trong hệ thống chính sách an sinh xã hội, ngoại trừ chính sách
bảo hiểm xã hội người dân nông thôn đến nay chưa được tham gia, còn lại
các chính sách khác liên quan đến bảo trợ xã hội chủ yếu đều đã đến với các
đối tượng xã hội ở nông thôn. Với sự quan tâm của Nhà nước, của cộng đồng
trong chủ động dự phòng cứu trợ khẩn cấp với phương châm 4 tại chỗ, hàng
năm đã cứu trợ đột xuất cho 1-1,5 triệu người ổn định cuộc sống do thiên tai,
bão lụt, mất mùa, giảm thiểu thiệt hại về người và của. Số đối tượng được
hưởng trợ cấp xã hội ngày một tăng, từ 205.314 người (năm 2001) lên
300.000 (năm 2004) và 360.000 người (2005). Trong 5 năm qua, đã cai
nghiện cho 184.277 lượt người, giáo dục chữa trị, phục hồi chức năng cho
25.420 đối tượng mại dâm; dạy nghề cho 10.000 đối tượng và 3.468 đối
tượng được tạo việc làm, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng. Trong tổng số
đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội, 80% là ở nông thôn.
Dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là giáo dục, y tế, nước sạch sinh hoạt đã
chú ý hơn đến khu vực nông thôn. Năm 2000, nước ta đã công bố xoá xong
nạn mù chữ và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, bắt đầu phổ cập bậc
trung học cơ sở. Đặc biệt, con em các hộ gia đình nghèo đã được Nhà nước
hỗ trợ để có điều kiện đến trường. Hàng năm, có trên 3 triệu lượt học sinh
nghèo và học sinh dân tộc thiểu số được miễn, giảm học phí và các khoản
đóng góp xây dựng trường.
Người dân nông thôn đã được chăm sóc tốt hơn về sức khoẻ nhờ củng
cố và phát triển được mạng lưới y tế rộng khắp trong cả nước, đến nay hầu
hết các xã đã có trạm y tế, cả nước có 96.604/116.359 thôn, bản có nhân viên
y tế hoạt động (đạt 83%), 61,4% số xã có bác sỹ. Bảo hiểm y tế không ngừng
mở rộng, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo trong khám chữa bệnh,
nhất là cấp thẻ, sổ khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo,
đến nay, 14 triệu lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí (3,5 triệu
lượt người/năm).
Dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt đã hướng mạnh về nông thôn. Năm
2005, trong tổng số công trình đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn ở
các xã đặc biệt khó khăn có 12% số công trình về cấp nước sạch sinh hoạt.
Những hạn chế:
Mặc dù đã có những đóng góp tích cực nhưng tác động của hệ thống
chính sách xã hội đến phát triển nông thôn vẫn chưa tương xứng và ngang
tầm với yêu cầu, nhiều vấn đề bức xúc về xã hội nông thôn có xu hướng gia
tăng, biểu hiện trên các mặt sau:
Một là, chính sách xã hội nông thôn mặc dù đem lại kết quả rất tích cực,
nhất là xoá đói giảm nghèo nhưng còn thiếu bền vững và chưa gắn chặt với
phát triển. Lao động tham gia vào tăng trưởng chủ yếu vẫn là do số lượng mà
chưa phải là do chất lượng lao động. Cụ thể là, lao động nông thôn đóng góp
làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tới 50%, nhưng chủ yếu là lao
động cơ bắp, hầu hết chưa qua đào tạo nghề; năng suất nông nghiệp còn
thấp: Bình quân 1 lao động nông nghiệp tạo ra giá trị chỉ bằng 22,7% so với
dịch vụ và 16,3% so với công nghiệp (năm 2004). 1 héc ta đất nông nghiệp
tạo ra giá trị chỉ khoảng 22,5 triệu đồng (năm 2005). Công tác xoá đói giảm
nghèo chủ yếu mới giải quyết được vấn đề nghèo lương thực, thực phẩm
(thực chất là xoá đói); phần lớn người thoát nghèo nằm sát chuẩn nghèo (cận
nghèo) và tỷ lệ tái nghèo còn cao (7-10%). Chúng ta cũng chưa có chính sách
khuyến khích thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho người dân nông thôn.
Hai là, sức lao động nông thôn chưa được giải phóng triệt để và chưa
tạo ra được động lực mới trong việc sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn,
tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn xảy ra nghiêm trọng. Lao động
nông thôn chủ yếu vẫn là tự làm trong kinh tế hộ gia đình (90%). Trong những
năm gần đây, kinh tế trang trại tuy đã phát triển song còn chiếm tỷ lệ thấp
(hiện nay cả nước có khoảng 80 nghìn trang trại, bình quân 1 trang trại sử
dụng 6,04 lao động, trong khi có tới 14 triệu hộ nông thôn). Các ngành
nghề ở nông thôn còn phát triển chậm, đến nay cả nước có khoảng 2.017
làng nghề, thu hút khoảng 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm
nghề, 13% hộ chuyên nghề.
Thị trường lao động nông thôn còn rất sơ khai, đặc biệt là miền núi,
vùng sâu, vùng xa hầu như chưa phát triển quan hệ lao động. Giá tiền công
trong khu vực nông thôn thường thấp hơn khu vực thành thị 15-20%. Khả
năng cạnh tranh của lao động nông thôn rất yếu, lực lượng lao động này di
chuyển đến các khu công nghiệp, đô thị, các thành phố lớn tìm việc làm ngày
càng tăng, nhưng chỉ tham gia được thị trường lao động có trình độ thấp hay
những khu vực phi kết cấu với việc làm không ổn định, thu nhập thấp và có
nhiều rủi ro. Cũng vì vậy, nhiều vấn đề xã hội của lao động nhập cư từ nông
thôn nổi lên gay gắt như: Vấn đề nhà ở, phúc lợi xã hội, tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản.
Quá trình CNH, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta, kéo
theo đó là tình trạng mất việc làm trong nông nghiệp của một bộ phận lớn
nông dân cũng gia tăng. Trong giai đoạn 2000-2004, cả nước có số diện tích
đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng sang công nghiệp, đô thị
là 157.000 ha và cứ mỗi héc ta đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng
có 13 lao động nông thôn mất việc làm. Do vậy, tạo việc làm cho người lao
động nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một trong những vấn
đề lớn nhưng chưa được giải quyết.
Ba là, vấn đề công bằng xã hội đối với nông thôn còn nhiều bất cập.
Chất lượng và giá trị việc làm của lao động nông thôn thấp và cơ hội tiếp cận
các nguồn lực sản xuất (tín dụng, công nghệ, thị trường...) rất hạn chế nên
hiệu quả việc làm không cao, còn phổ biến tình trạng lấy công làm lãi. Lao
động nông thôn chủ yếu là tự làm trong hộ gia đình, tham gia thị trường lao
động rất ít và thường ở thị trường lao động bậc thấp; còn khu vực thành thị có
tỷ lệ lao động làm công ăn lương cao (30-40%) và tham gia thị trường lao
động trình độ cao, do đó, tiền công bình quân cao hơn lao động nông thôn.
Ở nông thôn, trong khu vực nông nghiệp, tình hình mất an toàn vệ sinh lao động rất nghiêm trọng: Khoảng 30%
số người trực tiếp phun thuốc bảo vệ thực vật có dấu hiệu nhiễm độc. Năm 2004, cả nước có 4.009 vụ nhiễm độc thuốc
bảo vệ thực vật, làm cho 10.355 người bị nhiễm độc và 154 người bị tử vong; tần suất tai nạn trong sử dụng điện là
7,99%, trong sử dụng máy nông nghiệp là 8,56%. Theo điều tra của Vụ Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ước tính hàng năm có
khoảng 20.000 lượt người bị tai nạn lao động trong nông nghiệp, trong đó có 1.500 trường hợp tử vong; trên 5.000
trường hợp bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện, trong đó 300 trường hợp tử vong. Công tác
chăm sóc sức khỏe cho người lao động ở nông thôn còn gặp khó khăn và chưa được đầu tư, người lao động chưa tham
gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không có chế độ bồi thường tai nạn lao động, mọi chi phí đều do người lao động phải
tự trang trải.
Tình trạng phân hoá giàu nghèo vẫn đang có xu hướng gia tăng, chỉ số
GINI phản ánh chênh lệch thu nhập và phân hoá giàu nghèo trong dân cư từ
0,357 (năm 1993) tăng lên 0,39 (năm 1999), 0,42 (năm 2002) và 0,423 (năm
2004). Người nghèo chủ yếu vẫn tập trung ở nông thôn, chiếm tới 90%.
Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là dịch vụ xã hội chất lượng
cao có sự khác biệt rất rõ giữa nông thôn và thành thị. Năm 2004, tỷ lệ người
biết chữ từ 10 tuổi trở lên ở nông thôn là 91,85%, thấp hơn so với thành thị
(96,34%); mức chi tiêu cho giáo dục - đào tạo bình quân trên một người đi
học ở khu vực thành thị là 1.537 nghìn đồng, gấp gần 2,6 lần so với nông
thôn. Việc sử dụng các cơ sở y tế cũng có sự khác biệt lớn, trong khi có
85,63% lượt người ốm ở thành thị được điều trị nội trú tại bệnh viện nhà
nước, thì con số này ở nông thôn chỉ là 77,46%; giá trị đồ dùng lâu bền bình
quân 1 hộ ở thành thị đạt 22,5 triệu đồng, trong khi đó, hộ nông thôn chỉ đạt
8,2 triệu đồng; người dân thành thị cơ bản đã tiếp cận được nguồn nước sạch
sinh hoạt, còn ở nông thôn mới đạt 62%. Nhìn tổng thể, mức sống vẫn có sự
cách biệt xa giữa thành thị và nông thôn.
Bốn là, việc mở rộng xã hội hoá trong huy động nguồn lực để thực hiện
chính sách xã hội nói chung, chính sách xã hội nông thôn nói riêng là chủ
trương đúng đắn, tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của
việc thực hiện chính sách xã hội nông thôn nên đầu tư từ ngân sách nhà
nước cho các chính sách xã hội chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đặt
ra và chưa đáp ứng yêu cầu của đối tượng. Đầu tư cho dạy nghề, tạo việc
làm, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội... đều thấp xa so với mục tiêu và
nhiệm vụ đặt ra (năm 2005, đầu tư cho giáo dục, đào tạo chiếm 20% tổng chi
ngân sách nhà nước nhưng đầu tư cho dạy nghề chỉ chiếm 6,5% tổng chi
ngân sách cho giáo dục, đào tạo; vốn vay cho tạo việc làm và xoá đói giảm
nghèo chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu...). Từ đó, độ bao phủ của chính sách
xã hội cho đối tượng còn rất hạn chế, lao động nông thôn hầu như chưa được
tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ một bộ phận nhỏ, chủ yếu là người rất nghèo
mới được cấp thẻ bảo hiểm y tế; việc hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai
mới đáp ứng được 17,63% tổng thiệt hại; tỷ lệ đối tượng được trợ cấp xã hội
còn thấp (năm 2005 khoảng 53%); các cơ sở cai nghiện tập trung mới đảm
bảo 30% nhu cầu của đối tượng...
Phương hướng hoàn thiện chính sách xã hội nông thôn:
Để khắc phục những mặt còn tồn tại và đáp ứng yêu cầu phát triển nông
thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, cần tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện chính sách xã hội nông thôn theo hướng:
- Ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực nông thôn, nhất là phổ cập nghề
cho nông thôn, dạy nghề cho lao động nông nghiệp vùng chuyển đổi mục đích
sử dụng đất để chuyển đổi nghề nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH và hội nhập.
- Hỗ trợ việc làm, việc làm có chất lượng và thu nhập cao cho lao động
nông thôn thông qua chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ, kinh tế trang
trại, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; hỗ trợ phát triển thị
trường lao động nông thôn, trước hết là cung cấp lao động nông thôn đáp
ứng đủ nhu cầu về lao động tại chỗ; phát triển thông tin thị trường lao động,
tư vấn giới thiệu việc làm, đưa hội chợ việc làm về nông thôn; giải quyết các
vấn đề xã hội của lao động nhập cư từ nông thôn vào các thành phố, khu
công nghiệp tập trung để tìm việc làm (về y tế, giáo dục, nhà ở, phúc lợi xã
hội).
- Đảm bảo người lao động nông thôn làm việc trong môi trường an toàn
và vệ sinh, giảm thiểu tai nạn lao động trong khu vực nông thôn (sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng điện, máy nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi
trường trong các làng nghề, doanh nghiệp nhỏ và vừa... trên cơ sở thực
hiện chương trình quốc gia về bảo hộ lao động giai đoạn 2006-2010.
- Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với lao động nông
thôn trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm
xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế toàn dân.
- Chính sách xoá đói giảm nghèo tập trung vào khu vực nông thôn theo
hướng vững chắc và gắn với phát triển trên cơ sở có chính sách hỗ trợ nâng
cao năng lực, nhất là năng lực thị trường của người nghèo và tạo cơ hội cho
hộ nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế hàng hóa, tạo việc làm có giá trị cao,
tăng thu nhập thông qua chính sách khuyến khích hộ nghèo vươn lên làm
giàu (đầu tư hạ tầng cơ sở, chính sách đất đai, tín dụng, khuyến nông, dạy
nghề, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách thị trường tiêu thụ sản
phẩm); mở rộng cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt
là dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, kế hoạch hoá gia đình, nước
sạch sinh hoạt), hỗ trợ người nghèo từng bước tiếp cận dịch vụ xã hội chất
lượng cao; giảm nguy cơ rủi ro xã hội cho người nghèo do tác động của thiên
tai, của cải cách thể chế kinh tế.
- ổn định đời sống và tạo điều kiện cho nhóm xã hội yếu thế ở nông
thôn, nhất là đối với người già, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tàn tật,
giúp họ hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng bằng việc sửa đổi, bổ sung chế độ
trợ cấp thường xuyên, phù hợp với mức sống tối thiểu của xã hội; nâng cao
nhận thức của cộng đồng, xã hội và chia sẻ trách nhiệm xã hội đối với việc trợ
giúp, chăm sóc các đối tượng xã hội; phát triển các hình thức tổ chức tự
nguyện, nhân đạo, chăm sóc đối tượng chính sách xã hội tại cộng đồng theo
hướng xã hội hoá.
- Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng xã, thôn, bản lành mạnh, không
có tệ nạn xã hội. Đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý,
mại dâm ở nông thôn; đặc biệt nhân rộng các mô hình chữa trị, cai nghiện và
tái hoà nhập cộng đồng cho đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm; áp dụng các
giải pháp kinh tế - xã hội sau cai nghiện (quản lý đối tượng cách ly môi trường
ma tuý, dạy nghề, lao động trị liệu, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo).
Muốn vậy, phương pháp tiếp cận, xây dựng chính sách xã hội nông
thôn phải được đổi mới theo hướng: Đổi mới tư duy về chính sách xã hội
nông thôn trên cơ sở nhận thức đúng về vị trí chiến lược của phát triển xã hội
nông thôn trong kinh tế thị trường và tính cấp bách, bức xúc về thực hiện
công bằng xã hội đối với khu vực nông thôn so với thành thị trong quá trình
phát triển. Từ đó, xây dựng một chiến lược phát triển xã hội nông thôn và
chương trình quốc gia phát triển xã hội nông thôn đến năm 2010 và 2011-
2020 hướng vào mục tiêu phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong chiến lược đó, hình thành
chiến lược và chương trình mục tiêu quốc gia riêng cho nông thôn về dạy
nghề, việc làm, khuyến khích làm giàu và xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội.
- Xây dựng một chương trình điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học
cấp nhà nước về chính sách xã hội nông thôn trong giai đoạn 2006-2010
nhằm cung cấp các cơ sở dữ liệu, các luận cứ khoa học cho xây dựng chiến
lược phát triển xã hội nông thôn và hoạch định các chính sách xã hội cụ thể
cho nông thôn. Tổ chức hệ thống dự báo và hệ thống các chỉ tiêu giám
sát về phát triển xã hội nói chung và cho nông thôn nói riêng phù hợp với hệ
thống dự báo và giám sát về phát triển xã hội của quốc tế (có khả năng so
sánh và nối mạng quốc tế).
- Tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển xã hội nông thôn,
nhất là quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề, dịch vụ
việc làm, y tế, bảo trợ xã hội phù hợp với điều kiện nông thôn và đáp ứng yêu
cầu phục vụ đối tượng ngày càng tăng ở nông thôn.
- Từng bước hình thành hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội, nhất là dịch
vụ xã hội cơ bản cho nông thôn trong quá trình phát triển xã hội dân sự ở
nước ta, trên cơ sở phân rõ trách nhiệm của Nhà nước làm cái gì và làm đến
đâu, chuyển giao hoặc uỷ thác cho các đối tác xã hội (các tổ chức quần
chúng, phi chính phủ) cung cấp đến đâu và dịch vụ nào có thể giao cho khu
vực tư nhân cung cấp với sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.
BÀI THỰC HÀNH SỐ 14
LỜI HAY Ý ĐẸP
Tâm hồn con người là gương phản chiếu vũ trụ. (Lébnitz)
Sự đau khổ làm cho tâm hồn trở nên nhẹ nhàng và thanh cao.
(Lamartine)
Không có tâm hồn cao thượng nào lại không có một chút điên rồ. (I.
Xtoun)
Nghèo vật chất dễ chữa, nghèo tâm hồn không chữa được. (M. De
Montaigne)
Ở thế gian này không hề có người nào lại không cải thiện điều chi
trong tâm hồn mình ngay khi đã yêu thương người khác. (Matterlinck)
Trong tâm hồn cao thượng tất cả đều cao thượng. (Pascal)
Những tâm hồn cao thượng thường tìm thấy trong triết lý những an
ủi kỳ lạ giữa những tai hoạ lớn lao. (A. Dumas (cha))
Bạn chớ tưởng là người ta có thể tạo được những điều tốt đẹp khi
không có sự cao cả trong tâm hồn. (Ingrés)
Tình yêu là sự tô điểm vĩ đại. Tình yêu làm cho thiên nhiên nở hoa,
nó hát lên những bài hát kỳ diệu nhất và quay cuồng trong những vũ khúc
huy hoàng (Lunasa)
Ta luôn tin rằng tình yêu đầu đời của ta là tình yêu cuối cùng và tình
yêu cuối cùng của ta là tình yêu đầu tiên (Melville)
Con người phải học yêu và phải trải qua đoạn đường đầy đau khổ
để đạt được nó... và cuộc hành trình luôn luôn hướng về linh hồn người
khác (Lawrence)
Tình yêu là vị thần trẻ con. Hễ khi đã yêu thì dù là bậc thánh cũng
biến thành một đứa trẻ con không hơn không kém (Tư tưởng phương
Tây)
Quyền thống trị của tình yêu giống như quyền của vua, không chấp
nhận chia sẻ. (Ovid)
Nước cao bao nhiêu cũng chẳng dập tắt nổi tình yêu, sông dù đầy
đến đâu cũng chẳng ngập tràn nổi. (Thánh kinh)
Ðịnh nghĩa tiếng Yêu thật giản dị. Nó là sự hoà hợp tâm hồn giữa
đôi nam nữ. (Rousseau)
Trong tình yêu, người ta không nghi ngờ một điều gì, hoặc nghi ngờ
tất cả. (Balzac)
Trong tình yêu người ta khởi đầu bằng sự hùng biện và kết thúc
bằng triết học. (Dyssord)
Tình yêu chỉ sống được nhờ đau khổ; sống trong hạnh phúc, tình
yêu sẽ chết mòn. (Girardin)
Tự ái trong tình yêu chẳng khác nào tư lợi trong tình bạn. (Sand)
Tình yêu là danh dự, đã một lần mất đi thì không bao giờ trở lại.
(Abel)
Yêu nhau là điều duy nhất có khả năng chiếm giữ và làm đầy vĩnh
cửu. Ðể có cái vô cùng phải vô tận. (Victor Hugo)
Hãy tin ở tình yêu, dù nó mang đến sự thống khổ. Chớ khép kín con
tim mình! (Tagore)
Tình yêu cắn rứt bạn, xay nghiến bạn, đánh ngã bạn, nhưng hãy mở
hồn và đón nhận nó. (Michel Leivis)
Tình yêu là một tình cảm vĩ đại nhất, nó sáng tạo nên điều kỳ diệu,
sáng tạo nên những con người mới, nó làm ra những giá trị vĩ đại nhất
của con người. (Makarenko)
Trên thế gian chẳng có vị thần nào đẹp hơn mặt trời, chẳng có ngọn
lửa nào kỳ diệu hơn là ngọn lửa tình yêu. (Gorki)
Khi đau khổ vì tình, người phụ nữ mệt mỏi hơn nhưng biết che giấu
khéo léo hơn đàn ông. (Euripide)
Tình yêu thơ mộng, say đắm - đó là màu sắc cuộc sống của chúng
ta, tuổi trẻ của chúng ta. (Belinxki)
Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên là sự đam mê đã bị phóng đại. (Tư
tưởng Nga)
Tình yêu có thể an ủi được tất cả, có thể an ủi chính những nỗi ưu
phiền của nó gây ra. (Rochepédre)
Tình yêu là nỗi đam mê không quy phục một điều gì, trái lại, mọi thứ
đều quy phục nó. (De Scudéry)
Sự dối trá sẽ giết chết tình yêu. Song chính nhờ sự thẳng thắn sẽ
giết chết nó trước. (E. Hemingway.)
Tình yêu đến đột ngột là tình yêu lâu nguôi ngoai nhất. (La Bruyère)
Tình yêu kéo dài nhất là tình yêu không bao giờ trở lại. (W. S.
Maugham)
Cách tốt nhất trong tình yêu là khi yêu không đòi hỏi. (Saint
Augustin)
Không có tình yêu thứ nhất, tình yêu thứ hai... Chỉ có một tình yêu
mà thôi...( Xukhomlinxki)
Tình yêu là điều kiện, nơi đó hình ảnh của người khác cần thiết cho
chính bản thân của bạn. (R. A. Heinlein)
Câu chuyện đầu môi người ta thường hay lo sợ là đau khổ. Nhưng,
tình yêu là mầm móng gây đau khổ mà ai cũng thích bước vào. (Pascal)
Yêu tức là kính trọng, không kính trọng tức là không yêu. (De Stael)
Tình yêu bao giờ cũng hiến tặng, không bao giờ đòi đền đáp. Tình
yêu luôn giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và trả thù.
(Gandhi)
Tình yêu không phải là vật trao đổi. Ðó là một trong những giá trị
vĩnh hằng của nhân loại. (Tư tưởng Nga)
Trong tình yêu chúng ta khẳng định nhau chứ không phải thống trị
nhau. Yêu đương không phải là thắng hay bại mà là nâng đỡ lẫn nhau.
(Tư tưởng phương Tây)
Tình yêu vào người đàn ông qua mắt và người đàn bà qua tai (Tục
ngữ Ba Lan)
Bình đẳng là cơ sở vững chắc của tình yêu (G. E. Lessing)
Tác động đầu tiên của tình yêu là tạo nên sự kính trọng, ta cảm thấy
tôn trọng sâu sắc người phụ nữ ta yêu mến. (Pascal)
Chỉ có một loại tình yêu nhưng có hàng ngàn bản sao khác nhau
của tình yêu. (La Rochefoucauld)
Yêu là tìm chính hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người
khác. (Léibnitz)
BÀI THỰC HÀNH SỐ 15
KIỀU – KIM TRỌNG ĐOÀN TỤ
Cơ duyên đâu bỗng lạ sao,
Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi.
Trông lên linh vị chữ bài,
Thất kinh mới hỏi: Những người đâu ta?
Với nàng thân thích gần xa,
Người còn sao bỗng làm ma khóc người?
Nghe tin ngơ ngác rụng rời,
Xúm quanh kể lể rộn lời hỏi tra:
Này chồng này mẹ này cha,
Này là em ruột này là em dâu.
Thật tin nghe đã bấy lâu,
Pháp sư dạy thế sự đâu lạ thường!
Sư rằng: Nhân quả với nàng,
Lâm truy buổi trước Tiền đường buổi sau.
Khi nàng gieo ngọc trầm châu,
Đón nhau tôi đã gặp nhau rước về,
Cùng nhau nương cửa bồ đề,
Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa.
Phật tiền ngày bạc lân la,
Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây.
Nghe tin nở mặt nở mày,
Mừng nào lại quá mừng này nữa chăng?
Từ phen chiếc lá lìa rừng,
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây.
Rõ ràng hoa rụng hương bay,
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn thôi.
Minh dương đôi ngả chắc rồi,
Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên!
Cùng nhau lạy tạ Giác Duyên,
Bộ hành một lũ theo liền một khi.
Bẻ lau vạch cỏ tìm đi,
Tình thâm luống hãy hồ nghi nửa phần.
Quanh co theo dải giang tân,
Khỏi rừng lau đã tới sân Phật đường.
Giác Duyên lên tiếng gọi nàng,
Buồng trong vội dạo sen vàng bước ra.
Trông xem đủ mặt một nhà:
Xuân già còn khỏe huyên già còn tươi.
Hai em phương trưởng hòa hai,
Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa!
Tưởng bây giờ là bao giờ,
Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao!
Giọt châu thánh thót quẹn bào,
Mừng mừng tủi tủi xiết bao là tình!
Huyên già dưới gối gieo mình,
Khóc than mình kể sự tình đầu đuôi:
Từ con lưu lạc quê người,
Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm!
Tính rằng sông nước cát lầm,
Kiếp này ai lại còn cầm gặp đây!
ông bà trông mặt cầm tay,
Dung quang chẳng khác chi ngày bước ra.
Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa,
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần.
Nỗi mừng biết lấy chi cân?
Lời tan hợp chuyện xa gần thiếu đâu!
Hai em hỏi trước han sau,
Đứng trông chàng cũng trở sầu làm tươi.
Quây nhau lạy trước Phật đài,
Tái sinh trần tạ lòng người từ bi.
Kiệu hoa giục giã tức thì,
Vương ông dạy rước cùng về một nơi.
Nàng rằng: Chút phận hoa rơi,
Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay.
Tính rằng mặt nước chân mây,
Lòng nào còn tưởng có rày nữa không?
Được rày tái thế tương phùng.
Khát khao đã thỏa tấm lòng lâu nay!
Đã đem mình bỏ am mây,
Tuổi này gởi với cỏ cây cũng vừạ
Mùi thiền đã bén muối dưa,
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng.
Sự đời đã tắt lửa lòng,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!
Dở dang nào có hay gì,
Đã tu tu trót quá thì thì thôi!
Trùng sinh ân nặng bể trời,
Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi?
ông rằng: Bỉ thử nhất thì,
Tu hành thì cũng phải khi tòng quyền.
Phải điều cầu Phật cầu Tiên,
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?
Độ sinh nhờ đức cao dày,
Lập am rồi sẽ rước thầy ở chung.
Nghe lời nàng cũng chiều lòng,
Giã sư giã cảnh đều cùng bước ra.
Một nhà về đến quan nha,
Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy.
Tàng tàng chén cúc dở say,
Đứng lên Vân mới giãi bày một hai .
Rằng: Trong tác hợp cơ trời .
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao .
Gặp cơn bình địa ba đào,
Vậy đem duyên chị buộc vào cho em .
Cũng là phận cải duyên kim,
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ?
Những là rày ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình !
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi .
Còn duyên may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa .
Quả mai ba bảy đương vừa,
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì.
Dứt lời nàng vội gạt đi:
Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ?
Một lời tuy có ước xưa,
Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều .
Nói càng hổ thẹn trăm chiều,
Thà cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi !
Chàng rằng: Nói cũng lạ đời,
Dẫu lòng kia vậy còn lời ấy sao ?
Một lời đã trót thâm giao,
Dưới dày có đất trên cao có trời !
Dẫu rằng vật đổi sao dời,
Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh !
Duyên kia có phụ chi tình,
Mà toan sẻ gánh chung tình làm hai ?
Nàng rằng: Gia thất duyên hài,
Chút lòng ân ái ai ai cũng lòng.
Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,
Hoa thơm phong nhị trăng vòng tròn gương .
Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa .
Thiếp từ ngộ biến đến giờ.
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa .
Bấy chầy gió táp mưa sa .
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn.
Còn chi là cái hồng nhan,
Đã xong thân thế còn toan nỗi nào ?
Nghĩ mình chẳng hổ mình sao,
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh !
Đã hay chàng nặng vì tình,
Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru !
Từ rày khép cửa phòng thu,
Chẳng tu thì cũng như tu mới là !
Chàng dù nghĩ đến tình xa,
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ.
Nói chi kết tóc xe tơ,
Đã buồn cả ruột mà dơ cả đời !
Chàng rằng: Khéo nói nên lời,
Mà trong lẽ phải có người có ta !
Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường,
Có khi biến có khi thường,
Có quyền nào phải một đường chấp kinh .
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?
Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời .
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa .
Có điều chi nữa mà ngờ,
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu !
Nghe chàng nói đã hết điều,
Hai thân thì cũng quyết theo một bài .
Hết lời khôn lẽ chối lời,
Cúi đầu nàng những vắn dài thở than .
Nhà vừa mở tiệc đoàn viên,
Hoa soi ngọn đuốc hồng chen bức là.
Cùng nhau giao bái một nhà,
Lễ đà đủ lễ đôi đà xứng đôi .
Động phòng dìu dặt chén mồi,
Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa .
Những từ sen ngó đào tơ,
Mười lăm năm mới bây giờ là đây !
Tình duyên ấy hợp tan này,
Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao .
Canh khuya bức gấm rủ thao,
Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân .
Tình nhân lại gặp tình nhân,
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình.
Nàng rằng: Phận thiếp đã đành,
Có làm chi nữa cái mình bỏ đi !
Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi,
Chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may .
Riêng lòng đã thẹn lắm thay,
Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi !
Những như âu yếm vành ngoài,
Còn toan mở mặt với người cho qua .
Lại như những thói người ta,
Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa .
Khéo là giở nhuốc bày trò,
Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi !
Người yêu ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau !
Cửa nhà dù tính về sau,
Thì còn em đó lọ cầu chị đây .
Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan !
Còn nhiều ân ái chan chan,
Hay gì vầy cánh hoa tàn mà chơi ?
Chàng rằng: Gắn bó một lời,
Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau .
Xót người lưu lạc bấy lâu,
Tưởng thề thốt nặng nên đau đớn nhiều !
Thương nhau sinh tử đã liều,
Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình.
Chừng xuân tơ liễu còn xanh,
Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân .
Gương trong chẳng chút bụi trần,
Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm !
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa ?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm !
Nghe lời sửa áo cài trâm,
Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng:
Thân tàn gạn đục khơi trong,
Là nhờ quân tử khác lòng người ta .
Mấy lời tâm phúc ruột rà,
Tương tri dường ấy mới là tương tri !
Chở che đùm bọc thiếu chi,
Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay !
Thoắt thôi tay lại cầm tay,
Càng yêu vì nết càng say vì tình.
Thêm nến giá nối hương bình,
Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan .
Tình xưa lai láng khôn hàn,
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa .
Nàng rằng: Vì mấy đường tơ,
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi !
ăn năn thì sự đã rồi !
Nể lòng người cũ vâng lời một phen.
Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa .
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
ấy là hồ điệp hay là Trang sinh .
Khúc đâu êm ái xuân tình,
ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?
Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,
ấm sao hạt ngọc Lam điền mới đông !
Lọt tai nghe suốt năm cung,
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao .
Chàng rằng: Phổ ấy tay nào,
Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy ?
Tẻ vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai ?
Nàng rằng: Ví chút nghề chơi,
Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu !
Một phen tri kỷ cùng nhau,
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa .
Chuyện trò chưa cạn tóc tơ,
Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông .
Tình riêng chàng lại nói sòng,
Một nhà ai cũng lạ lùng khen lao .
Cho hay thục nữ chí cao,
Phải người tối mận sớm đào như ai ?
Hai tình vẹn vẽ hòa hai,
Chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ .
Khi chén rượu khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên .
Ba sinh đã phỉ mười nguyền,
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.
Nhớ lời lập một am mây,
Khiến người thân thích rước thầy Giác Duyên .
Đến nơi đóng cửa cài then,
Rêu trùm kẻ ngạch cỏ len mái nhà,
Sư đà hái thuốc phương xa,
Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu ?
Nặng vì chút nghĩa bấy lâu,
Trên am cứ giữ hương dầu hôm mai .
Một nhà phúc lộc gồm hai,
Nghàn năm dằng dặc quan giai lần lần.
Thừa gia chẳng hết nàng Vân,
Một cây cù mộc một sân quế hòe .
Phong lưu phú quý ai bì,
Vườn xuân một cửa để bia muôn đời
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh
BÀI THỰC HÀNH SỐ 16
7 LƯU Ý ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
Đầu năm mới, bạn thử thay đổi phong cách làm việc lè phè, tùy hứng
bằng cách làm việc có sắp xếp, dự tính. Nếu công việc có hiệu quả hơn, tạ
sao bạn không chọn phương cách làm việc mới?
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian, công việc luôn ùn tắc mặc dù bạn đã
rất chăm chỉ và nỗ lực. Song, hiệu quả công việc luôn làm cho bạn thất vọng
chán nản. Để giúp bạn vượt qua được “lực cản vô hình” đó, bạn hãy tuân thủ
những nguyên tắc sau:
1. Lên danh sách những việc cần làm trong: ngày, tuần, tháng, năm
Danh sách những công việc cần làm này cần ghi cụ thể ra giấy cho từng
khoảng thời gian: ngày, tuần, tháng, năm. Bạn nên thường xuyên theo dõi thờ
gian biểu này và xóa đi những công việc đã được thực hiện. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào thực tế, các kế hoạch này cũng có thể được thay đổi linh hoạt: bổ
sung hoặc lược bỏ một số việc.
Ví dụ: Hôm nay bạn không phải đi chợ, nấu ăn, vì bạn phải tới thăm một
người bạn ốm. Bạn cần thích nghi ngay với sự thay đổi này.
2. Việc cấp bách, quan trọng làm trước
Sau khi đã liệt kê các công việc cần phải làm trong một khoảng thời gian
nhất định, bạn nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đó theo thứ tự cấp
bách, quan trọng thì làm trước và làm theo tuần tự. Và nếu có thể, bạn nên
gộp một vài việc lại với nhau để cùng giải quyết.
Ví dụ: Bạn dự định trong tuần sẽ sửa lại nhà bếp, nhổ chiếc răng đau và
có một bữa ăn cho cả nhà. Tất nhiên, đến bác sĩ nhổ răng đau là việc bạn cần
làm trước tiên. Việc sửa sang lại nhà bếp, bạn nên tiến hành vào những ngày
nghỉ cuối tuần. Và chiều chủ nhật, cả nhà bạn có một bữa ăn chung là hợp lý
3. Tập trung làm việc
Đầu năm mới, bạn thử thay đổi phong cách làm việc lè phè, tùy hứng
bằng cách làm việc có sắp xếp, dự tính. Nếu công việc có hiệu quả hơn, tại
sao bạn không chọn phương cách làm việc mới?
Khi làm bất cứ việc gì bạn nên tập trung vào việc đó. Sự tập trung sẽ giúp bạn làm
việc có hiệu quả và tiết kiệm được thời gian. Nếu như đang soạn thảo một công văn, mà
trong đầu bạn lại đang lởn vởn nghĩ về cuộc cãi vã với bà xã vào tối qua, thì bạn phải mất
đến gần cả buổi mới hoàn thành nó, thay vì chỉ mất nửa giờ nếu như bạn tập trung.
Tập trung làm việc cũng không có nghĩa là bạn chỉ biết có mỗi một việc
đang làm, mà bạn còn cần phải để mắt tới các việc khác nữa, nếu có thể thì
kết hợp làm nhiều việc trong cùng một thời gian.
4. Việc hôm nay không để ngày mai
Bạn nên cố gắng làm xong phần việc đã có trong kế hoạch của từng
ngày. Điều đó sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, đầy hứng khởi để bước
sang một ngày mới. Nếu trong ngày mọi việc không được giải quyết
xong, sẽ gây ùn tắc. Những việc đó, nếu làm về sau sẽ khó hơn hoặc không
thể thực hiện được. Những người thành đạt luôn tuân thủ nguyên tắc này một
cách triệt để.
5. Tạo tâm trạng hứng khởi khi làm việc
Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của bạn khi làm
việc. Vì vậy hãy tạo cho bạn một tâm trạng thoải mái, hứng khởi khi làm việc,
nó sẽ làm cho bạn say mê làm việc và quên hết mệt mỏi.
Nếu bạn coi công việc là một thứ nghĩa vụ và chỉ thực hiện bằng trách
nhiệm, nó sẽ tạo cho bạn tâm lý nặng nề khi làm việc. Và như vậy công việc
dù dễ cũng trở thành khó, còn việc khó sẽ là một việc không thể làm được.
6. Mỗi ngày lợi được 1 giờ
Bạn cần tạo cho mình thói quen sống ngăn nắp. Điều này sẽ làm cho
bạn tiết kiệm được thời gian, sức lực khi làm việc. Bạn đừng cho điều này là
nhỏ, vì chỉ cần tìm một tài liệu mà bạn đã bỏ ở đâu đó trong một đống tài liệu
mà bạn đang có, bạn đã mất khoảng 10 phút. Một ngày bạn sẽ có nhiều thứ
phải tìm như thế. Nó không chỉ làm mất thời gian, sức lực một cách vô ích,
mà còn gây cho bạn sự bực bội, phân tán tư tưởng, làm ảnh hưởng đến hiệu
quả công việc.
Nếu sống ngăn nắp, gọn gàng, mỗi ngày bạn có thể tiết kiệm được l giờ
làm việc. Thời gian tiết kiệm đó bạn có thể dành để làm những việc mình yêu
thích như: đọc sách, chơi thể thao, đi dạo... Bạn sẽ thấy thoải mái, khỏe
khoắn hơn và có một thể trạng tốt để làm việc vào ngày hôm sau.
7. Có thể lực tốt
Muốn làm việc có hiệu quả, trước tiên bạn phải có một thể lực tốt. Bạn
cần tập thể dục, ăn ngủ điều độ, tránh làm việc quá sức. Có sức khỏe tốt bạn
mới có thể làm việc được lâu dài và bền bỉ. Không chỉ công việc phổ thông sử
dụng cơ bắp, mà công việc đòi hỏi nhiều chất xám cũng cần bạn có một thể
lực tốt. Điều này càng cần khi nhịp sống công nghiệp hiện nay đòi hỏi người
lao động phải làm việc với một cường độ cao.
Nếu bạn thực hiện theo 7 nguyên tắc trên, bạn sẽ là người thành
công!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập thực hành kỹ thuật đánh máy 10 ngón.pdf