Bài tập môn luật hình sự - Module 1

Đề 3: C là công dân Việt Nam có hành vi vượt biên giới sang Lào mua bán trái phép chất ma túy nhiều lần và đã bị bắt cùng với tổng số tang vật đã mua bán là 10 bánh hêrôin. C đã bị Tòa án của Lào kết án 10 năm tù. Hành vi phạm tội của C nếu xét xử theo BLHS Việt Nam thì C có thể bị kết án tử hình. Sau khi chấp hành xong án C bị trục xuất về Việt Nam. Có các ý kiến sau đây về trường hợp phạm tội của C: a. C không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo BLHS Việt Nam. b. C có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo BLHS Việt Nam . Căn cứ vào những hiểu biết của mình anh (chị) thấy ý kiến nào hợp lý? Tại sao? c. Trình bày nhận xét và quan điểm cá nhân về quy định tại điều 5 BLHS Việt Nam.

doc6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4476 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn luật hình sự - Module 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục trang Đề bài………………………………………………………………………1 Xác định ý kiến hợp lý……………………………………………………..2 Trình bày nhận xét và quan điểm cá nhân về quy định tại điều 5 BLHS Việt Nam…………………………………………………2 Đề 3: C là công dân Việt Nam có hành vi vượt biên giới sang Lào mua bán trái phép chất ma túy nhiều lần và đã bị bắt cùng với tổng số tang vật đã mua bán là 10 bánh hêrôin. C đã bị Tòa án của Lào kết án 10 năm tù. Hành vi phạm tội của C nếu xét xử theo BLHS Việt Nam thì C có thể bị kết án tử hình. Sau khi chấp hành xong án C bị trục xuất về Việt Nam. Có các ý kiến sau đây về trường hợp phạm tội của C: a. C không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo BLHS Việt Nam. b. C có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo BLHS Việt Nam . Căn cứ vào những hiểu biết của mình anh (chị) thấy ý kiến nào hợp lý? Tại sao? c. Trình bày nhận xét và quan điểm cá nhân về quy định tại điều 5 BLHS Việt Nam. Xác định ý kiến hợp lý: Căn cứ theo đoạn 1 khoản 1 Điều 6 Bộ luật hình sự Việt Nam thì theo em, ý kiến b là ý kiến hợp lý. b. C có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo BLHS Việt Nam . Điều 6 Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này”. Xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch, thì công dân Việt Nam phạm tội ở trong nước hay ở nước ngoài thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật này. Công dân Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Việt Nam, không những khi họ đang ở trong nước, mà cả khi họ ở ngoài nước. Vì vậy nếu công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam, trên lãnh thổ nước ngoài thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam, dù họ đã bị hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên lãnh thổ của nước ngoài. Trường hợp công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nếu như hành vi phạm tội mà họ thực hiện ở nước ngoài cũng được Bộ luật hình sự Việt Nam quy định là tội phạm và phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, nếu công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài đã chịu hình phạt theo pháp luật hình sự của nước ngoài đó rồi, thì Tòa án Việt Nam có thể miễn hình phạt hoặc phạt giảm nhẹ hình phạt cho họ. Khi kết án những người này thì hình phạt nói chung không nên vượt quá mức cao nhất của chế tài do luật hình sự của nước nơi xảy ra tội phạm quy định. Người không có quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo các quy định của Bộ luật này. Việc C có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo BLHS Việt Nam hay không còn dựa trên nhiều căn cứ pháp lý khác. Ví dụ như: - Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN. - Hiệp định đã ký giữa hai Chính phủ và giữa Bộ Công an Việt Nam - Bộ An ninh Lào về tương trợ tư pháp dân sự và hình sự; kiểm soát ma túy, các chất hướng thần và các tiền chất; về hợp tác phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán. - Hiệp định tương trợ tự pháp hình sự giữa hai nước Việt Nam và Lào. - Hiệp định song phương giữa hai chính phủ Việt Nam và Lào về kiểm soát ma túy. Trình bày nhận xét và quan điểm cá nhân về quy định tại điều 5 BLHS Việt Nam: Điều 5: Hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. * Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này có nghĩa là: Mọi hành vi phạm tội do công dân Việt Nam, người nước ngoài (trừ những người được nêu tại khoản 2 điều này) và người không có quốc tịch thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Khái niệm lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quy định tại điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 bao gồm: “Đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo. Lãnh thổ được giới hạn bởi biên giới quốc gia trên bộ, trên biển, trong lòng đất và biên giới trên không”. Theo các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; các tuyên bố và các văn bản pháp lý của Nhà nước ta thì các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế đều thuộc chủ quyền quốc gia. Các hành vi phạm tội thực hiện trên các vùng này đều phải bị xét xử theo Bộ luật hình sự Việt Nam. (Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp ngày 10 tháng 9 năm 1964; Công ước về thềm lục địa ngày 10 tháng 6 năm 1964; Công ước về Luật biển ngày 10 tháng 2 năm 1982; Nghị định số 30/CP ngày 29 tháng 1 năm 1980 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vùng nội thủy; Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1977 về lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam). Theo Công ước quốc tế, thì các tầu quân sự Việt Nam treo quốc kỳ Việt Nam đang có mặt ở vùng biển cả, ở vùng lãnh hải hoặc cảng biển của một số quốc gia khác; các tầu dân sự của Việt Nam đang treo quốc kỳ Việt Nam và có mặt tại biển cả; các máy bay của Việt Nam đang bay ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng thuộc chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi phạm tội được coi là thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi hành vi ấy hoặc hậu quả của hành vi ấy xảy ra trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được coi là phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi: - Tội phạm bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tội phạm bắt đầu trên lãnh thổ Việt nam nhưng kết thúc ngoài lãnh thổ Việt Nam. - Tội phạm bắt đầu ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. - Cũng bị xét xử theo Luật hình sự Việt Nam tại lãnh thổ Việt Nam khi một người đã phạm một tội trên lãnh thổ Việt Nam và phạm một tội khác ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong những trường hợp này, người thực hành và những người đồng phạm khác đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam. * Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao tức là không xét xử họ theo thẩm quyền của các Tòa án Việt Nam. Thông thường, những người được hưởng đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự là: những người đứng đầu nhà nước, các thành viên Chính phủ, những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao, các thành viên của đoàn ngoại giao như Đại sứ, Tham tán đại sứ, Bí thư, Tổng lãnh sự, Tùy viên… Các thành viên gia đình của những người nói trên là vợ hoặc chồng hoặc con cái chưa thành niên của họ. (Theo Công ước Viên năm 1961, 1963; Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức Quốc tế tại Việt Nam; Pháp lệnh lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1990). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM TẬP IV. (BÌNH LUẬN CHUYÊN SÂU). Đinh Văn Quế - Thạc sĩ Luật học - Tòa án nhân dân tối cao. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 2. BÌNH LUẬN VÀ TÌM HIỂU PHẦN CHUNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999. Vũ Mạnh Thông, Nguyễn Ngọc Điệp. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999. TẬP I, (phần chung). Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. TS. Uông Chu Lưu (Chủ biên). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001. 4. GIÁO TRÌNH LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM, TẬP I. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2007. 5. BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập môn luật hs module 1.doc