Bước 1: Sau khi ký hợp đồng thương mại quốc tế với người xuất khẩu, trong đó, phương thức thanh toán được sử dụng là CAD, người nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín thác, số dư tài khoản bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (memorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng.
Bước 2: Sau khi nhà nhập khẩu chuyển toàn bộ số tiền ký quỹ, tài khoản tín thác sẽ được mở để ghi số tiền ký quỹ. Ngân hàng phục vụ người bán thông báo cho người bán về nội dung của memorandum và tài khoản tín thác đã được mở.
Bước 3: Sauk hi kiểm tra các điều khoản đã ký kết của ngân hàng, nếu chấp nhận thì nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Bước 4: Nhà xuất khẩu sau khi tiến hành giao hàng thì xuất trình nhứng chứng từ mà memorandum yêu cầu cho ngân hàng.
Bước 5: Ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của memorandum. Nếu phù hợp thì ghi “Có” cho người xuất khẩu và ghi “Nợ” tài khoản ký quỹ cho người nhập khẩu. Sau khi thu phí dịch vụ ngân hàng thoe chỉ thị của memorandum, ngân hàng giao chứng từ cho nhà nhập khẩu.
5.3. Rủi ro
Với phương thức thanh toán này, rủi ro xảy ra đối với người mua nhiều hơn vì người mua sẽ không hiểu rõ được nhứng nghiệp vụ của nước người bán.
Nên áp dụng phương thức này trong trường hợp người mua và người bán tin tưởng lẫn nhau, hàng hóa thuộc loại khan hiếm, người mua có đại diện bên nước người bán.
Trong các phương thức thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất. Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫ n không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
55 trang |
Chia sẻ: HoaNT3298 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập lớn môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn gốc/ Origin: Indonesia
1.3 Qui cách kỹ thuật/ Specification
- Nitrogen ( đạm) : 46% tối thiểu/ Nitrogen: 46% min.
- Ẩm độ: 0,5% tối đa/ Moisture: 0.5% max
- Biuret: 1,0% tối đa/ Biuret: 1.0% max.
- Màu sắc: trắng/ Color: White
- Hạt rời: được xử lí bằng Anti- Caking/ Free flowing: treated with Anti- Caking
1.4 Ðóng gói/ Packing: 50 kg không kể bao PP có lớp trong bằng PE 2% tổng số bao dùng làm bao dự phòng ( bao không) được cung cấp miễn phí / 50 kg net in Polypropylen Woven bag with polythylene inner liner - 2% of total bag as empty spare bags to be supplied free of charge
Điều 2: Đơn giá- Số lượng - Tổng giá trị
ARTICLE 2: UNIT PRICE - QUANTITY & TOTAL AMOUNT
2.1 Ðơn giá/ Unit price: 178,00 USD/ MT C&F cảng Hồ Chí Minh/ USD 178/ MT C&F Hochiminh City Port
2.2 Số lượng/ Quantity: 10.000 MT (+/- 10% tuỳ theo lựa chọn của bên Bán)/ 10,000 MT ( plus or minus 10% at seller's option)
2.3 Tổng trị giá/ Total amount: 1.780.000 USD ( +/- 10% tuỳ theo lựa chọn của Bên Bán)/ USD 1,780,000 (+/- 10% at seller's option)
Ghi bằng chữ/ Say: Một triệu bảy trăm tám mươi ngàn USD/ US Dollars one million seven hundred eighty thousand
Điều 3: Gửi và giao hàng/ ARTICLE 3: SHIPMENT - DELIVERY
3.1 Thời gian gửi hàng/ Time of shipment: không trễ hơn tháng 9 năm 1999/ not later than September 1999
3.2 Cảng bốc hàng/ Port of loading: những cảng chính ở Indonesia/ Indonesia main ports
3.3 Cảng đến/ Destination port: Cảng tp Hồ Chí Minh/ Hochiminh City Port
3.4 Thông báo gửi hàng/ Notice of shipment:
Trong vòng 02 ngày sau ngày khởi hành của tàu vận tải đến nước CHXHCN Việt Nam, bên Bán sẽ phải thông báo cho bên Mua bằng điện tín những thông tin sau đây:
Within 2 days after the sailing date of carrying vessel to S.R Vietnam, the Seller shall notify by cable to the Buyer the following information:
+ L/C số / L/C number
+ Giá trị/ Amount:,
+ Tên và quốc tịch tàu/ Name and nationality of the vessel
+ Cảng bốc hàng/ Port of loading
+ Ngày gửi hàng/ Bill of Lading number/ date
+ Ngày dự kiến tàu đến ở cảng dỡ hàng/ Expected date of arrival at discharging port
3.5 Kí mã hiệu vận tải/ Shipping mark: kí mã hiệu của bên Bán/ seller
3.6 Những điều kiện dỡ hàng/ Unloading conditions: khi thông báo sẵn sàng được gửi tới trước 21:00 giờ trưa, thời gian dỡ hàng bắt đầu từ 13:00 giờ cùng ngày. Khi thông báo sẵn sàng dỡ hàng được gửi tới vào buổi chiều, thời gian dỡ hàng sẽ bắt đầu từ 8:00 giờ sáng của ngày hôm sau
When the message is ready to be submitted by 21:00 noon, unloading time starting at 13:00 hours the same day. When ready to discharge notice is sent to the afternoon, the time of discharge will start at 8:00 am the next day
Ðiều 4: Thanh toán/ Payment
4.1 Bằng L/C không huỷ ngang, trả tiền ngay từ ngày cấp vận đơn đường biển cho tổng trị giá hợp đồng
By irrevocable Letter of Credit at sight forn B/L date for the full amount of the conntract value
4.2 Người thụ hưởng L/C/ Beneficiary: KOLON INTERNATIONAL CORP.
45 Mugyo Dong, Chung Gu, Seuol - Korea
4.3 Ngân hàng thông báo L/C / L/C advising Bank : KOREA FIRST BANK
Seoul - Korea
4.4 Ngân hàng mở L/C / Bank of Opening L/C : VIETCOMBANK/ EXIMBANK
4.5 Tthời hạn mở L/C / Time of opening L/C: trong ngày 15/09/1999/ within Sep. 15 1999
4.6 Chứng từ thanh toán/ Payment documents: Việc thanh toán sẽ phải thực hiện khi nhận được những chứng từ sau đây/ Payment shall be made upon receipt of the following documents:
- 3/3 vận đơn đường biển xếp hàng hoàn hảo có ghi cước trả trước
- Hoá đơn thương mại 03 bản
- Phiếu đóng gói hàng hoá 03 bản
- Giấy chứng nhận xuất xứ do người sản xuất cấp
- Giấy chứng nhận số lượng/ chất lượng cảu SUVOVINDO
- Một bản telex của tàu về thời gian khởi hành / phiếu thông báo gửi hàng
- 1/3 bộ vận đơn đường biển ( bản gốc) và những chứng từ vận tải được gửi đến bên mua bằng DHL ( thư trực tiếp trao tay)
Ghi chú: Chứng từ vận tải của bên thứ ba được chấp nhận
3/3 of clean on board Bill of Lading marked FREIGHT PREPAID
- Commercial invoice in triplicate
- Packing list in triplicate
- Certificate of origin issued by manufaturer
- SUCOFINDO's Certificate on quality/ weight
- One copy of sailing telex/ shipping advice
- 1/3 B/L ( the top copy ) and transport documents sent by DHL
- Remark: the shipping document acceptable
Ðiều 5: Bất khả kháng/ FORCE MAJEURE
Ðình công, phá hoại có thể xảy ra ở bất cứ nước xuất xứ hàng hoá sẽ được xem như trường hợp bất khả kháng
Strike, sabotage, which may be occures in Origin Country shall be considered as Force Majeure
Ðiều 6: Trọng tài/ ARBITRATION
6.1 Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, mọi tranh chấp không được thoả thuận hoà giải sẽ phải được giải quyết bằng một hội đồng Trọng tài kinh tế của Tp Hồ Chí Minh theo những luật lệ của Phòng Thương mại quốc tế. Quyết định của Hội đồng trọng tài kinh tế sẽ phải là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên
In the execution course of this contract, all disputes not reaching at amicable agreement shall be settled by the Economic Arbitration board of Hochiminh City under the rules of the International Chamber of Commerce whose awards shall be final and binding both parties
6.2 Lệ phí trọng tài và những chi phí liên hệ khác do bên thua kiện chịu, trừ khi có những thoả thuận khác
Arbitration fee and other related charges shall be borne by the losing party, unless otherwise agreed
Ðiều 7: Xử phạt/ PENALTY
7.1 Ðối với việc gửi hàng chậm trễ/ việc thanh toán chậm trễ/ To delay shipment/ delay payment
trong trường hợp việc gửi hàng hoặc thanh toán chậm trễ xảy ra, tiền phạt do sự chậm trễ phải chịu lãi sẽ dựa trên lãi suất hàng năm 15%
In case delay shipment/ delay payment happens, the penalty for delay interest will be based on annual rate 15 percent
7.2 Ðối với việc chậm trễ mở L/C/ To delay opening L/C: trong trường hợp việc chậm trễ mở L/C xảy ra, bên bán có quyền gửi hàng chậm trễ / In case delay opening L/C happens, the Seller has the right to delay shipment
7.3 Huỷ bỏ hợp đồng/ To cancellation of contract: Nếu bên mua hoặc bên bán huỷ bỏ hợp đồng, 5% tổng giá trị hợp đồng sẽ phải được tính là tiền phạt cho bên đó
If Seller or Buyer want to cancelled the contract, 5% of the total contract value would be charged as penalty to that party
Ðiều 8: Ðiều kiện chung/ General condition
8.1 Bằng việc kí hợp đồng này, những văn bản giao dịch và những đàm phán trước đây theo đó sẽ không có giá trị và vô hiệu/ By signing this contract, previous correspondence and negotiations connected herewith shall be null and void
8.2 Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký, mọi điều khoản sửa đổi bổ sung cho những điều kiện này sẽ chỉ có giá trị khi được thực hiện bằng văn bản và nghĩa vụ được 2 bên xác nhận
This contract comes into effect from signing date, any amendment and additional clause to these conditions shall be valid only if made in written form and duty confirmed by both sides.
8.3 Hợp đồng này được lập thành 06 bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 03 bản
This contract is made in 6 Ennglish originals, each side keeps 3.
Ðại diện bên mua/ Ðại diện bên bán
FOR THE BUYER /FOR THE SELLER
Mẫu 3: Hợp đồng mua bán giấy in báo.
Contract for Newsprinting paper
Contract ( No 205 TL)
Between /Giữa
Vietnam Scientific- Production Union of Geodesy and Cartograhpy
( Hội liên hiệp khoa học về đo đạc và bản đồ Việt Nam )
Address: Lang Trung - Dong Da - Ha Noi – Vietnam
( Địa chỉ: Lang Trung - Đống Đa - Hà Nội - Việt Nam)
Tel: 42.846829 Telex: 294887 Vietco VT
Số điện thoại: 42.846829 Telex: 294.887 Vietco VT
Hereinafter called the Buyer/ Sau đây gọi là người mua
And/ Và.
BOO SON Co., LTD/ Công ty BOO SON, LTD
Address: RM. 306, DONGHWA BLD19-2, NONHYUN - DIONG, KANGNAM - KUSEOUL, KOREA. Cable address: TWOHANDCO, SEOUL, KOREA
Địa chỉ: : RM. 306, DONGHWA BLD19-2, NONHYUN - DIONG, KANGNAM - KUSEOUL, KOREA. Cable address: TWOHANDCO, SEOUL, KOREA
Hereinafter called Seller/ Sau đây gọi là người bán
It has been agreed that Buyer buys and Seller sells on the terms and conditions as follows:
(Nó đã được đồng ý rằng Người Mua mua và người bán bán theo các điều khoản và điều kiện như sau: )
ARTICLE 1: DESCRIPTION - SPECIFICATION- QUALITY- QUANTITY.
(Ðiều 1: - Thông số kỹ thuật-chất lượng- số lượng)
1. Description: NEWSPRINTING PAPER
(1. Mô tả: Giấy in báo)
2. Country of origin: CHINA
(2. Nước sản xuất: Trung Quốc)
3. Maker's name:
(Tên của hãng sản xuất: )
4. Quality/ Specification: Substance: 49 +/- 2 g/m2.Ro IL 787 mm width.
( Chất lượng / Thông số kỹ thuật: Substance: 49 + / - 2 g/m2 . Ro IL 787 mm chiều rộng )
5. Quantity: 200 MT +/- 5%
( Số lượng: 200 tấn + / - 5% )
6. Packing: EXPORT STANDARD
( Đóng gói: tiêu chuẩn xuất khẩu )
7. Marking:
(Đánh dấu: )
Substance: 49 g/m2 +/-2
Destination: Haiphong Port
(Chất: 49 g/m2 + / -2
Điểm đến: cảng Hải Phòng )
8. Destination:
( Điểm đến )
HAIPHONG PORT
( Cảng Hải Phòng )
ARTICLE II: PRICE
(ĐIỀU II: Gía )
Price to be understood CIF Hai Phong port including Seaworthy packing
Unit price: USD 535/MT
Total amount: USD 107,000.00
Say: United States Dollar one hundred and seven thousand only.
( Giá được hiểu CIF cảng Hải Phòng bao gồm đóng gói đi biển
Đơn giá: USD 535/MT
Tổng số tiền: 107.000,00 USD
Nói: Đô la Mỹ 107.000 chỉ )
ARTICLE III: DELIVERY TIME
( ĐIỀU III: Thời gian giao hàng )
40 days after L/C received
(40 ngày sau khi L / C đã nhận được )
ARTICLE IV: PAYMENT
(ĐIỀU IV: Thanh toán )
By irrevocable Letter of Credit in U.S Dollar within 180 days with 0.8% of dividend ( in favour of ) each the Seller and payable and payable on presentation to the Bank for Foreign Trade of Vietnam of the following documents, each in three copies:
(Thư không thể thu hồi tín dụng trong Đô-la Mỹ trong vòng 180 ngày với 0,8% cổ tức (có lợi) cho mỗi người bán và phải trả và phải trả về trình bày cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam các tài liệu sau, mỗi loại ba bản:)
- Clean on board Bill of Lading
- Commercial Invoice
- Certificate of weight and/or quantity
- Certificate of Quantity issued by the Seller and/or the Maker
- Certificate of Origin issued by Chamber of Commerce and/or the Seller
- Insurance Policy
- Receipt of Shipmaster acknowledging it duly having received 3 sets of non- negotiation shipping documents as above mentioned
- Letter of Credit will be valid for 15 days after loading completed. The Buyer and the Sller will bear bank charges in their respective country but charges for amendment or extension of L/C will be borne by party that requires.
(Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận trọng lượng và / hoặc số lượng
- Giấy chứng nhận Số lượng phát hành và người bán / hoặc người sản xuất
- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và / hoặc người bán
- Chính sách bảo hiểm
Tiếp nhận của thuyền trưởng thừa nhận nó hợp lệ đã nhận được 3 bộ tài liệu vận chuyển không đàm phán như đã đề cập ở trên
- Thư tín dụng sẽ có hiệu lực trong 15 ngày sau khi xếp hàng. Người mua và người Sller sẽ chịu phí ngân hàng ở quốc gia tương ứng của họ, nhưng chi phí cho sửa đổi hoặc gia hạn L / C sẽ do bên yêu cầu.)
ARTICLE V: INSURANCE / SHIPMENT
(ĐIỀU V: Bảo hiểm )
Insurance :
( Bảo hiểm )
Insurance for the contracted goods will be covered by the Seller by All Risk Policy
( Người bán sẽ chịu tất cả trách nhiệm đối với hàng hóa )
2. Notice of shipment:
( Thông báo giao hàng: )
Pre- advice of shipment: Before shipment of the goods the Seller shall advice by cable/telex the Buyer of estimated time of shipment and name of carrying vessel
( Trước khi vận chuyển hàng hóa người bán sẽ tư vấn cho người mua thời gian dự kiến giao hàng và tên tàu chở )
ARTICLE VIII : General condition
( Điều VIII: Ðiều kiện chung )
- By signing this contract, previous correspondence and negotiations connected herewith shall be null and void
(Bằng việc kí hợp đồng này, những văn bản giao dịch và những đàm phán trước đây theo đó sẽ không có giá trị và vô hiệu)
- This contract comes into effect from signing date, any amendment and additional clause to these conditions shall be valid only if made in written form and duty confirmed by both sides.
( Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký, mọi điều khoản sửa đổi bổ sung cho những điều kiện này sẽ chỉ có giá trị khi được thực hiện bằng văn bản và nghĩa vụ được 2 bên xác nhận )
- This contract is made in 4 Ennglish originals, each side keeps 2.
( Hợp đồng này được lập thành 04 bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 02bản )
Ðại diện bên mua/ Ðại diện bên bán
FOR THE BUYER /FOR THE SELLER
Câu 2: Trình bày nội dung, ưu điểm, nhược điểm của các phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương, các trường hợp rủi ro có thể xảy ra với người bán và người mua trong từng phương thức. Phương thức nào được sử dụng phổ biến nhất? Tại sao?
Hoạt động thương mại quốc tế tất yếu sẽ dẫn đến việc nhận trả tiền hàng giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, đó là hoạt động thanh toán quốc tế, người ta có thể thực hiện hoạt động này bằng nhiều cách thức, được gọi là phương thức thanh toán quốc tế.
Hiện nay trên thế giới, có nhiều phương thức thanh toán như : Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ,. Mỗi phương thức thanh toán có những ưu nhược điểm khác nhau, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào quan hệ của họ và phải được ghi rõ vào hợp đồng mua bán ngoại thương.
1. Phương thức chuyển tiền .
1.1. Khái niệm :
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán , trong đó khách hàng (người chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình , chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định.
1.2. Các hình thức chuyển tiền :
Phương thức thanh toán chuyển tiền được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu:
1.2.1. Chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer: M/T )
Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hang này gởi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện .
Đặc điểm chuyển tiền bằng thư : phí rẻ nhưng thanh toán chậm .
1.2.2. Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer: T/T ) :
Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gởi cho ngân hàng thanh toán, thông qua mạng liên lạc viễn thông như SWIFT ( Society for Wordwide Interbank Financial Telecommunication: Hiệp hội liên lạc viễn thông liên ngân hàng toàn thế giới), có thể thông qua mạng lưới thanh toán khác như : điện tín , fax..
Đặc điểm của chuyển tiền bằng điện nhanh.
1.2.3. Các mốc thời gian thanh toán trong phương thức thanh toán chuyển tiền:
Thực tế việc chuyển tiền có thể được thực hiện với những thoả thuận khác nhau về thời gian và số tiền được chuyển, theo đó các bên có thể thoả thuận trả trước, trả sau, trả ngay hoặc phối hợp cả ba giai đoạn với những khoản chuyển trả khác nhau cho từng thời điểm. Tùy theo tính chất của giao dịch mà các bên có thể thoả thuận hoặc đàm phán về thời gian, số tiền thanh toán sao cho có lợi và an toàn.
§ Trả trước toàn bộ giá trị hợp đồng (hoặc 100% giá trị một lần
giao hàng) : Bên mua sẽ phải chuyển trả cho bênbán trước khi bên bán giao hàng 100% giá trị hàng hoá được giao dịch vào tài khoản được bên bán chỉ định, khi bên bán kiểm tra với ngân hàng phục vụ mình và thấy tiền đã chính thức về tài khoản của mình thì họ mới thực hiện việc giao hàng.
Đối với điều kiện thanh toán này quyền lợi bên bán được bảo đảm rất cao trong khi bên mua rất bấp bênh
§ Trả ngay 100% giá trị lô hàng: Thuật ngữ trả ngay trong thanh
toán quốc tế và ngoại thương thường được được hiểu và lấy mốc thời gian giao hàng làm chuẩn “ngay” trong thanh toán. Thời gian giao hàng thường được các bên chấp nhận là ngày ký B/L(vận đơn hàng hải) hoặc vận đơn của một phương tiện chuyên chở cụ thể khác liên quan đến việc nhận và vận chuyển lô hàng ngoại thương. Ngay khi vận đơn được ký, về nguyên tắc chính là khi bên bán đã chính thức thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình lên phương tiên vận chuyển và đây cũng chính là cơ sở để bên mua chấp nhận thanh toán.
Trong hoàn trường hợp mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, hàng hoá đúng, đủ và đạt chất lượng như hợp đồng các bên đều nắm mức độ an toàn như nhau nhưng cơ bản bên mua vẫn bất lợi hơn về mặt thời gian vì thường thời gian vận chuyển hàng hoá luôn chậm hơn việc chuyển khoản tiền; Trong trường hợp xấu hơn bên mua bị động đối với việc kiểm tra hàng hoá vì bên bán đã nhận hết tiền trong khi bên mua chưa thực sự kiểm tra được hàng ngay khi bên bán giao hàng.
§ Thanh toán sau khi giao hàng: mốc thời gian được tính “sau”
thường cũng hay được căn cứ vào ngaỳ ký B/L. Đối với điều kiện thanh toán này tùy theo độ dài của “sau” kể từ ngày ký B/L dài hay ngắn mà thuận lợi sẽ nằm về phía bên mua nhiều hay ít.
§ Thanh toán chuyển tiền nhiều lần (mix): Các bên có thể thoả thuận để việc thoanh toán cho một lô hàng có thể diễn ra nhiều lần vào những khoảng thời gian khác nhau với những phần giá trị thanh toán khác nhau (trước x%,ngay y%,sau z%. Tổng giá trị=x+y+z), qua đó có thể mỗi bên sẽ có một phần lợi nhất định đối với từng khoản chuyển trả và ngược lại cũng phải chấp nhận một vài bất lợi.
Nhận xét :
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản về thủ tục và thanh toán tương đối nhanh .Tuy nhiên trong phương thức này ngân hàng chỉ làm trung gian, việc có nhận được tiền thanh toán hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào thiện chí của các bên và những thoả thuận về mốc thời gian giá trị thanh toánvì vậy quyền lợi của các bên đều có thể bị ảnh hưởng khi có những trục trặc trong giao dịch hoặc xảy ra tranh chấp. Chỉ nên sử dụng phương thức này khi các bên hiểu biết nhau khá tốt, uy tín của các bên cao, đã có mối quan hệ làm ăn với nhau lâu dài, tốt đẹp.
* Mẫu chuyển tiền .
2. Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C)
Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được sử dụng phổ biến nhất đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản” Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Pracice for documentary credit) do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản đầu tiên được xuất bản là năm 1933 sau đó được bổ sung sửa đổi qua các năm 1952, 1962,1974, 1983, 1993 và văn bản mới nhất hiện nay UCP-600 có giá trị hiệu lực từ ngày 01/7/2007 .Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là người đaị diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu và baỏ đảm cho cả hai phiá nhiều quyền lợi như tính an toàn trong chi trả, kiểm tra chứng từ,... Theo thông lệ quốc tế L/C có giá trị pháp lý như hợp đồng và đôi khi chi tiết, chặt chẽ hơn cả hợp đồng.
UCP-600 là một văn bản pháp lý quốc tế không mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Do đó nếu áp dụng UCP 600 thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình.
Nội dung của UCP -600 gồm 39 điều khoản chia ra làm 7 phần :
- Phần A gồm 5 điều ( từ điều 1 -5 ) các qui định chung và định nghĩa.
- Phần B gồm 8 điều ( từ điều 6 - 13 ) qui định các hình thức và thông báo thư tín dụng, qui định nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng và các trường hợp miễn trách.
- Phần C gồm 16 điều ( từ điều 14- 29 ) qui định về các loại chứng từ , chủ yếu là chứng từ vận tải ,chứng từ bảo hiểm và hóa đơn thương mại.
- Phần D gồm 10 điều ( từ điều 30 - 39 ). qui định thời hạn hiệu lực ,dung sai, số lượng số tiền, đơn gía, thời gian xuất trình và về việc chuyển nhượng số tiền thu được của người hưởng lợi.
Tham khảo và tìm hiểu thêm chi tiết các tài liệu về UCB 600
2.1. Định nghĩa tín dụng chứng từ :
Là một thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng thư) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc theo lệnh của ngươi thứ ba (người hưởng lợi), hoặc sẽ chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng ký phát; hoặc cho phépmột ngân hàng khác thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu, hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ qui định trong tín dụng thư với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của tín dụng thư.
2.2. Tín dụng thư ( Letter of credit -L/C ):
Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ; nếu không mở được thư tín dụng , thì phương thức thanh toán này không thể được hình thành và nhà xuất khẩu sẽ không giao hàng cho người mua.
2.2.1. Khái niệm :
Tín dụng thư là một văn bản , do một ngân hàng lập , trên cơ sở yêu cầu của khách hàng ; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung tín dụng thư.
2.2.2. Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng :
Thông thường một L/C được lập trên cơ sở của những thoả thuận trước giữa các bên liên quan. Những cơ sở này thường là hợp đồng, bản ghi nhớ, bản thoả thuậnPhổ biến nhất là căn cứ theo hợp đồng. Mặc dù theo thông lệ quốc tế thì tính pháp lý của L/C cao hơn cả hợp đồng nhưng trong thực tế tại Việt nam, các doanh nghiệp hầu hết đều ký kết hợp đồng (hoặc hợp đồng) nguyên tắc và sau đó dựa vào các nội dung từ hợp đồng này để yêu cầu ngân hàng lập và phát hành L/C có nội dung tương tự như tinh thần hợp đồng.
Loại L/C ( Form of Documentary Credit )
• Số hiệu của thư tín dụng L/C ( Documentary credit Number )
• Ngày mở L/C (Date of Issue )
• Ngày và nơi hết hạn hiệu lực ( Date and Place of expiry).
• Tên và địa chỉ của các bên liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
- Ngân hàng phát hành ( Issuing Bank ).
- Ngừời làm đơn ( Applicant )
- Người thụ hưởng (Beneficiary )
- Ngân hàng thông báo (Advising bank )
- Ngân hàng thanh toán (nếu có )
- Ngân hàng xác nhận (nếu có )
• Số tiền và đơn vị tiền (Amount ,Currency Code )
• Thời hạn trả tiền của L/C (Date of paying )
• Thời hạn giao hàng (Date of Shiment )
• Những nội dung liên quan đến hàng hóa: tên hàng, số lượng trọng lượng, gía cả, qui cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu.
• Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hóa như : điều kiện cơ sở về giao hàng ( FOB, CIF. ); nơi gửi hàng, nơi giao hàng; cách vận chuyển; cách giao hàng .
• Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: Thông thường bộ chứng từ gồm có :
- Hối phiếu thương mại ( Commercial Bill of Exchange )
- Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )
- Vận đơn (Bill of Lading )
- Chứng nhận bảo hiểm ( Insurance Policy )
- Chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin )
- Chứng nhận trọng lượng, chất lượng (Certificate of quantity; quality)
- Phiếu chi tiết đóng gói (Packing list )
- Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate ).
• Cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành.
2.3. Thành phần tham gia qúa trình thanh toán :
• Người yêu cầu mở tín dụng thư (applicant): là người mua, người nhập khẩu.
• Ngân hàng phát hành (Issuing bank ): là ngân hàng phục vụ người mua.
• Người hưởng lợi (Beneficiary) : là người xuất khẩu, người bán .
• Ngân hàng thông báo (Advising bank): là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
Ngòai ra còn có các ngân hàng khác tham gia như :
• Ngân hàng xác nhận ( Confirming bank ): Là ngân hàng được chỉ định trong tín dụng thư ,thực hiện việc xác nhận trách nhiệm của mình cùng với ngân hàng mở bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở không đủ khả năng thanh toán.
• Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank) : Là ngân hàng được chỉ định trong tín dụng thư, cho phép ngân hàng đó thực hiện việc thanh toán, được chiết khấu, hoặc chấp nhận bộ chứng từ của người thụ hưởng phù hợp với qui định của tín dụng thư.
Tùy theo qui định của tín dụng thư mà tên gọi của ngân hàng này sẽ có thể là :
- Ngân hàng được chỉ định thanh toán ( Nominated Paying bank ).
- Ngân hàng được chỉ định chiết khấu (Nominated Negotiating bank).
- Ngân hàng được chỉ định chấp nhận (Nominated Accepting bank).
• Ngân hàng bồi hoàn ( Reimbursing bank): Là ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm thực hiện thanh toán gía trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Thông thường, ngân hàng này chỉ tham gia giao dịch trong trường hợpgiữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.
2.4. Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Ngân hàng phát hành tín dụng chứng từ
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
Ngân hàng thông báo tín dụng chứng từ
(2)
(6)
(7)
(5)
(3)
(4)
(1)
(9)
(8)
(1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại, với điều khỏan thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
(2) Nhà nhập khẩu căn cứ hợp đồng thương mại, lập đơn xin mở tín dụng thư cho người xuất khẩu hưởng .
(3) Căn cứ nội dung đơn xin mở tín dụng thư, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng phát hành sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu, thông báo về việc mở thư tín dụng và chuyển bản chính của thư tín dụng cho người xuất khẩu.
(4) Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và bức tín dụng thư, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển giao thư tín dụng cho nhà xuất khẩu.
(5) Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì giao hàng; nếu không thì đề nghị ngân hàng phát hành tu chỉnh lại cho phù hợp rồi tiến hành giao hàng .
(6) Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo qui định của tín dụng thư; thông qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng phát hành để yêu cầu được thanh toán tiền. Nếu tín dụng thư cho phép thương lượng tại ngân hàng khác thì nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho một ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chấp nhận hay chiết khấu được xác định trong tín dụng thư.
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với qui định của tín dụng thư thì trả tiền ( hoặc chấp nhận hay chiết khấu). Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối và gởi trả lại toàn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Thời gian kiểm tra bộ chứng từ theo qui định là 7 ngày làm việc nếu quá thời hạn trên ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người xuất khẩu.
Trường hợp các nghiệp vụ trên được thực hiện bởi ngân hàng được chỉ định thì sau khi hoàn tất nghiệp vụ, bộ chứng từ thanh toán sẽ được chuyển giao về ngân hàng phát hành kèm theo yêu cầu bồi hoàn.
(8) Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầu thanh toán .
(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều qui định trong tín dụng thư , thì hoàn trả tiền cho ngân hàng ;nếu thấy không phù hợp có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng.
2.5. Các loại tín dụng chứng từ:
2.5.1. Thư tín dụng có thể huỷ ngang ( Revocable L/C) :
Là loại thư tín dụng mà người mở có quyền yêu cầu ngân hàng mở sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ thư tín dụng ma ø không cần sự chấp thuận của người thụ hưởng . Tuy nhiên việc đó phải diễn ra trước khi thư tín dụng được thanh toán .
2.5.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang ( Irrevocable L/C ):
Là loại thư tín dụng mà sau khi nó được mở, mọi việc liện quan đến vấn đề sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ngân hàng mở chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên có liên quan.
2.5.3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận ( Confirmed Irrevocable L/C )
Là loại thư tín dụng không hủy ngang được một ngân hàng khác có uy tín đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng đó Trong trường hợp ngân hàng mở không thanh toán được thì ngân hàng xác nhận sẽ thanh toán cho người thụ hưởng.
2.5.4. Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without Recourse L/C ) :
Là loại thư tín dụng không hủy ngang khi đã thanh toán cho người thụ hưởng thì ngân hàng không được quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào .
2.5.5. Thư tín dụng chuyển nhượng ( Irrevocable Transferable L/C ):
Là loại thư tín dụng không hủy ngang , người hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị của thư tín dụng cho một hay nhiều người thụ hưởng thứ hai.Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần.
2.5.6. Thư tín dụng giáp lưng ( Back to Back L/C ) :
Là loại thư tín dụng được mở ra trên cơ sở một thư tín dụng đã mở ra trước đó. Loại thư tín dụng này thừơng được sử dụng trong mua bán hàng qua trung gian.
2.5.7. Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C ) :
Là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng hết gía trị của nó hoặc đã hết thời gian hiệu lực , lại tự động có giá trị hiệu lực như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định .
Thư tín dụng tuần hoàn cần được chỉ rõ, ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng ,số lần tuần hoàn và gía trị tối thiểu mỗi lần đó. Đồng thời cũng nói rõ , số dư của hạn ngạch L/C dùng chưa hết lần trước có được hay không được cộng dồn vào hạn ngạch L/C sử dụng lần kế tiếp.
2.5.8. Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C ):
Là loại thư tín dụng chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng của bên đối tác được mở ra.
Trong hai thư tín dụng có liên quan , thư tín dụng được mở trước sẽ có nội dung được ghi như sau : “ Tín dụng này chỉ có gía trị
khi người hưởng lợi đã mở ra một thư tín dụng đối ứng cho người mở thư tín dụng này”. Đồng thời bên mở thư tín dụng đối ứng cũng sẽ ghi :” Thư tín dụng này đối ứng với thư tín dụng số.. mở ngày, tại ngân hàng ” và thông báo kịp thời cho bên đối tác biết.
UCP -500 không xem đây là một tín dụng thư vì điều khoản cam kết thanh toán của nó không đúng bản chất của tín dụng thư.
2.5.9. Thư tín dụng thanh toán dần ( Deferred L/C ) :
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở sẽ thanh tóan dần dần, trị gía thư tín dụng cho người hưởng lợi , theo tiến trình hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của họ đối với bên mua . Loại thư tín dụng này thích ứng với các hợp đồng giao hàng nhiều lần.
2.5.10.Thư tín dụng có điều khoản đỏ ( Red clause L/C ):
Là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ: người yêu cầu mở cho phép người thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trong tổng số tiền của thư tín dụng đã mở, ngay cả khi người này còn chưa thực hiện nghĩa vụ chyển giao hàng hóa cho người mua.
2.5.11.Thư tín dụng dự phòng ( Standby L/C ) :
Là loại thư tín dụng được phát hành với mục đích bồi hoàn những thiệt hại cho người thụ hưởng nếu người mở vi phạm những điều khoản đã cam kết. Do vậy tín dụng thư này không nhằm mục đích thanh toán như thư tín dụng bình thường.
2.6. Mẫu yêu cầu mở thư tín dụng
2.7. Trách nhiệm của các bên khi tham gia vào phương thức thanh toán :
2.7.1. Nhà nhập khẩu :
• Dựa vào hợp đồng ngoại thương làm đơn đề nghị mở thư tín dụng .
• Ký qũy theo yêu cầu của ngânhàng, tỷ lệ ký quỹ tuỳ thuộc vào kết quả thẩm định, đánh gía khách hàng của ngân hàng.
• Có quyền yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ tín dụng thư tùy thuộc vào loại tín dụng thư.
• Có quyền từ chối hoàn trả một phần hay toàn bộ số tiền của tín dụng thư,nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp với nội dung qui định trong tín dụng thư.
2.7.2. Nhà xuất khẩu :
• Khi nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gởi đến phải kiểm tra kỹ lưỡng xem có phù hợp với hợp đồng hay không .
• Có quyền yêu cầu người mua đề nghị ngân hàng mở sửa đổi, bổ sung nội dung tín dụng thư cho phù hợp.
• Nếu chấp nhận tín dụng thư đã mở tiến hành giao hàng .
• Lập bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung của tín dụng thư.
• Xử lý bộ chứng từ nếu bị từ chối thanh toán .
2.7.3. Ngân hàng phát hành :
• Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng của người mua nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành mở tín dụng thư.
• Chuyển tín dụng thư cho ngân hàng đại lý bên nước người xuất khẩu để thông báo.
• Tiến hành sửa đổi bổ sung, điều chỉnh nội dung thư tín dụng theo yêu cầu và sự thỏa thuận của các bên liên quan
• Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán do nhà xuất khẩu gởi đến; nếu thấy phù hợp thì thanh toán. Nếu không, có quyền từ chối.
• Bảo vệ và chuyển giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.
• Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra bề ngoài của các chứng từ chứ không chịu trách hiệm về tính pháp lý của bộ chứng từ
• Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp rơi vào các rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn động đất, lụt lội
2.7.4. Ngân hàng thông báo
• Kiểm tra tính chân thật của tín dụng thư, thông báo về thư tín dụng đã mơ,û chuyển bản gốc của tín dụng thư đó cho nhà xuất khẩu.
• Khi nhận được bộ chứng từ do bên bán xuất trình phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng mở.
• Không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ.
2.7.5. Ngân hàng xác nhận :
• Xác nhận nghĩa vụ trả tiền trên L/C khi có yêu cầu của nhà xuất khẩu và ngân hàng phát hành .
• Kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu nếu bộ chứng từ hợp lệ.
• Được hưởng phí xác nhận và có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ.
2.7.6. Ngân hàng thanh toán:
Thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu ngân hàng hàng phát hành yêu cầu và được hưởng phí dịch vụ ngân hàng.
2.7.7. Ngân hàng chiết khấu :
Khi chiết khấu bộ chứng từ là ngân hàng thực việc việc cấp tín dụng ngắn hạn cho người xuất khẩu với số tiền nhỏ hơn giá trị của L/C và nhận bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán để xuất trình cho ngân hàng phát hành yêu cầu hoàn trả lại tiền. Ngân hàng phát hành sẽ hoàn trả lại tiền cho ngân hàng chiết khấu nếu bộ chứng từ phù hợp và L/C cho phép chiết khấu.
Điều chỉnh, xử lý các sai sót chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế.
Trong suốt quá trình chuẩn bị hàng hoá, lập các chứng từ theo yêu cầu thường có thể phát sinh một số lỗi cả chủ quan và khách quan. Một số
lỗi có thể được các bên thỏa thuận chấp nhận lẫn nhau được nhưng một số lỗi buộc phải điều chỉnh, việc điều chỉnh có thể đơn giản, nhanh chóng nhưng đôi khi rất phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí. Sau đây là một số nguyên tắc liên quan đến việc tu chỉnh và xử lý các sai sót trong bộ chứng từ.
*Nguyên tắc:
Chỉ điều chỉnh chứng từ khi thật sự cần thiết vnếu không điều
chỉnh có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, giao nhận hàng hoá liên quan.
− Song song với việc phát hiện và điều chỉnh chứng từ là công tác
kiểm tra và rà soát lại toàn bộ các chứng từ trong bộ chứng từ liên quan, kiểm tra lại L/C liên quan xem có cần những tu chỉnh cho phù hợp, đồng bộ hay không.
− Mọi tu chỉnh phải phù hợp và tuân thủ quy định của UCP 600 và các quy định pháp lý khác liên quan.
− Các chừng từ có nguồn gốc xuất phát từ đâu cần được trả về chính nơi phát hành để tu sửa, điều chỉnh. Chỉ chấp nhận chứng từ mới được điều chỉnh khi nó đã đảm bảo đúng các nội dung như yêu cầu và được chính bên phát hành điều chỉnh hay phát hành lại.
− Việc điều chỉnh và các nội dung điều chỉnh nên có các văn bản trao đổi, thông báo, thoả thuận thống nhất giữa các bên liên quan.
− Việc điều chỉnh là do lỗi chủ quan, khách quan của bên nào, phát sinh trong hoàn cảnh nào cần được thể hiện rõ trong các văn bản trao đổi chính thức để có thể tính toán và phân chia các chi phí liên quan cho các bên chịu trách nhiệm gánh chịu.
Những vẫn đề cần lưu ý khi sử dụng L/C
Thanh toán bằng L/C là một phương thức tương đối an toàn cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả L/C, đồng thời để bảo đảm lợi ích của mình khi sử dụng L/C như là một phương thức thanh toán, các bên nên lưu ý một số vấn đề được nêu sau đây.
Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác.
Đặc biệt lưu ý đối với nhà xuất khẩu (người thụ hưởng trong L/C), cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng. Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng.
Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở). L/C phải phù hợp với hợp đồng cơ sở và không được trái với các nội dung của hợp đồng cơ sở. Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung thì cần cẩn trọng kiểm tra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra cơ sở pháp lý điều chỉnh L/C thông thường là UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 525 1995. Do vậy cần đánh giá hình thức và nội dung của L/C trên cơ sở luật áp dụng.
Về mặt nội dung của L/C, cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau: số tiền của L/C; ngày hết hạn hiệu lực của L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thông thường là thư tín dụng không hủy ngang (Đối với nhà xuất khẩu thì nên chọn L/C không hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu được xác nhận thì càng tốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thương mại; hóa đơn; vận đơn; đơn bảo hiểm.
Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái với luật áp dụng hoặc không có khả năng thực hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. Trong trường hợp sự sai sót trong L/C không quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm hướng giải quyết như nhà xuất khẩu soạn thư bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhập khẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng phát hành L/C hoặc chuyển sang phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn trả tiền bằng điện
Nói tóm lại L/C với nội dung phù hợp với hợp đồng cơ sở và không trái luật áp dụng sẽ bảo đảm quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Phương thức chuyển tiền
Khái niệm
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó người mua (bên nhập khẩu, bên nhận dịch vụ cung ứng,) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định trong tài khoản để trả cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ,) trong một thời gian nhất định.
Các bên tham gia thanh toán
Bên nhận tiền: Người bán, bên xuất khẩu, bên cung cấp dịch vụ,
Bên chuyển tiền: Người mua, bên nhập khẩu, bên nhận dịch vụ,
Ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền.
Ngân hàng phục vụ bên nhận tiền.
Các hình thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền được chia ra thành hai hình thức: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau. Tùy vào mối quan hệ của người bán, người mua có thể kết hợp hai hình thức trên vào trong hợp đồng.
Quy trình thanh toán
+ Chuyển tiền trả trước:
Ngân hàng phục vụ người bán
Người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ người mua
Người xuất khẩu
(1)
(2)
(4)
(3)
Bước 1: Bên chuyển tiền lập thủ tục yêu cầu chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình.
Bước 2: Ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng phục vụ bên nhận tiền.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên nhận tiền thanh toán tiền cho bên nhận tiền.
Bước 4: Bên nhận tiền chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên chuyển tiền.
+ Chuyển tiền trả sau:
Ngân hàng phục vụ người bán
Người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ người mua
Người xuất khẩu
(2)
(3)
(1)
(4)
Bước 1: Bên nhận tiền chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên chuyển tiền.
Bước 2: Bên chuyển tiền sau khi kiểm tra hàng hóa và bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp theo thỏa thuận giữa 2 bên, lập thủ tục yêu cầu chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng phục vụ bên nhận tiền.
Bước 4: Ngân hàng phục vụ bên nhận tiền thanh toán tiền cho bên nhận tiền.
Rủi ro
+ Chuyển tiền trả trước:
Người mua chịu rủi ro:
Hàng hóa không đảm bảo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng,
Người mua không nhận được hàng hóa từ người bán.
Có thể bị người bán ép giá.
+ Chuyển tiền trả sau:
Người bán có thể gặp phải các rủi ro:
Người mua không thanh toán tiền hàng
Người mua thanh toán chậm
Người mua có thể trả lại hàng hoặc ép giá
Người mua thanh toán không đủ số tiền thỏa thuận trong hợp đồng
Nhận xét
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán có thủ tục đơn giản và thanh toán tương đối nhanh. Tuy nhiên, trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, việc có nhận được tiền thanh toán và hàng hóa hay không hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của 2 bên và các yêu cầu, thỏa thuận của 2 bên, Vì vậy, quyền lợi của các bên đều có thể bị ảnh hưởng khi có những trục trặc trong giao dịch và rất dễ xảy ra tranh chấp.
Các bên chỉ nên áp dụng phương thức này khi hiểu nhau khá tốt, uy tín của các bên cao, các bên đã có quan hệ làm ăn khá tốt đẹp, người bán và người mua nên thỏa thuận kết hợp cả 2 hình thức chuyển tiền trên.
Phương thức thu ngân hay nhờ thu
Khái niệm.
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các thành phần tham gia
- Người xuất khẩu
- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu)
- Người nhập khẩu
Các hình thức nhờ thu
Nhờ thu phiếu trơn (clean collection)
Khái niệm:
Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra mà không kèm theo bất kì một chứng từ hay điều kiện nào khác.
Quy trình nghiệp vụ:
Người xuất khẩu
Ngân hàng đại lý
Ngân hàng phục vụ bên bán
Người nhập khẩu
(1)
(2)
(7)
(3)
(6)
(5)
(4)
(2)
Bước 1: Người bán giao hàng và chứng từ thanh toán cho người mua.
Bước 2: Người bán lập hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng của mình thu tiền hộ.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên bán gửi ủy nhiệm thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài (hoặc ngân hàng phục vụ người mua) nhờ thu tiền hộ.
Bước 4: Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền.
Bước 5,6,7: Người mua trả tiền cho người bán thông qua ngân hàng đại lý và ngân hàng phục vụ bên bán.
Rủi ro:
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người bán có thể gặp phải một số rủi ro như:
Người mua không thanh toán đủ số tiền hàng
Người mua chậm trả tiền hàng
Người mua có thể trả lại hàng hoặc ép giá
Người mua không thanh toán tiền hàng
Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần, thu được tiền hay không ngân hàng cũng thu phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán.
Phương thức này chỉ nên được áp dụng trong trường hợp các bên giao dịch có quan hệ tốt và tin tưởng lẫn nhau, giá trị lô hàng nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ.
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
Khái niệm:
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
+ Trong trường hợp thu trả tiền ngay (D/P- document against payment) thì người nhập khẩu phải trả tiền ngay ngân hàng mới trao bộ chứng từ.
+ Nếu là nhờ thu chấp nhận trao chứng từ (D/A - Document against acceptance) Thì người nhập khẩu phải kí chấp nhận lên hối phiếu ngân hàng mới trao chứng từ.
Quy trình nghiệp vụ
Người xuất khẩu
Ngân hàng phục vụ người mua
Ngân hàng phục vụ bên bán
Người nhập khẩu
(1)
(2)
(7)
(3)
(6)
(5)
(4)
Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo hợp đồng
Bước 2: Người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hóa (gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu) gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu tiền hộ
Bước 3: Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa và nhờ thu sang ngân hàng bên nhập khẩu để nhờ thu tiền.
Bước 4: Ngân hàng bên nhập khẩu yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ.
Bước 5: Nếu người nhập khẩu nhất trí trả tiền thì ngân hàng trao chứng từ.
Bước 6: Ngân hàng bên nhập khẩu chuyển trả tiền hoặc hoàn trả lại hối phiếu bị từ chối thanh toán cho ngân hàng bên xuất khẩu.
Bước 7: Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển trả tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho người xuất khẩu.
So với phương thức nhờ thu trơn, nhờ thu kém chứng từ đảm bảo quyền lợi cho bên bán hơn, vì đã có sự rang buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên, việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tùy thuộc vào thiện chí của người mua. Như vậy, quyền lợi của bên bán vẫn chưa thực sự được đảm bảo.
Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng phương pháp nhờ thu
Khi áp dụng phương thức thanh toán này, các bên lien quan sẽ tuân theo quy tắc thống nhất về nhờ thu URC (Uniform Rule for Collection)
Theo URC 522, để tiến hành phương thức thanh toán nhờ thu, bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu (Collection Instruction) gửi cho ngân hàng ủy thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp với quy định URC được dẫn chiếu.
Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng với bên nhờ thu.
Nội dung chỉ thị nhờ thu gồm có:
+ Chi tiết về ngân hàng gửi nhờ thu: Tên, địa chỉ, điện tín, swift, số điện thoại, số fax và số tham chiếu chứng từ.
+ Chi tiết về người ủy nhiệm: Tên, địa chỉ, điện tín, swift,
+ Chi tiết về người trả tiền: Tên, địa chỉ, điện tín, swift,
+ Số tiền và loại tiền nhờ thu
+ Danh mục chứng từ, số lượng từng loại, chứng từ đính kèm.
+ Phí nhờ thu.
+ Lãi suất, kỳ hạn, cơ sở tính lãi.
+ Phương thức thanh toán và hình thức thông báo trả tiền.
+ Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận hoặc sự mâu thuẫn giữa các chỉ thị.
Khi lập hối phiếu đòi tiền bên mua, cần lưu ý bên nhập khẩu là người trả tiền chứ không phải ngân hàng.
Phương thức thanh toán chuyển giao chứng từ trả tiền (CAD: Cash against documents)
Khái niệm
CAD là phương thức thanh toán trong đó người mua hoặc đại diện người mua đến ngân hàng của người bán mở một tài khoản tín thác (trust account) thông thường là 100% giá trị hợp đồng, kèm theo 1 bản ghi nhớ (Memorandum) với điều kiện nếu người bán xuất trình bộ chứng từ kèm theo đúng quy định trong Memorandum thì ngân hàng sẽ trả tiền cho người bán.
Nội dung chính của Memorandum:
Số tiền mà người mua mở trả cho người bán
Số tài khoản tín thác tại ngân hàng
Chứng từ và các yêu cầu của người mua lien quan đến hàng hóa.
Cam kết trả tiền đối với người bán khi người bán thực hiện đúng và đầy đủ yêu cầu của memorandum.
Sự phân định chi phí ngân hàng.
Quy trình nghiệp vụ
Ngân hàng phục vụ người bán
Người bán
Người mua
(5)
(1)
(3)
(2)
(4)
Bước 1: Sau khi ký hợp đồng thương mại quốc tế với người xuất khẩu, trong đó, phương thức thanh toán được sử dụng là CAD, người nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín thác, số dư tài khoản bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (memorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng.
Bước 2: Sau khi nhà nhập khẩu chuyển toàn bộ số tiền ký quỹ, tài khoản tín thác sẽ được mở để ghi số tiền ký quỹ. Ngân hàng phục vụ người bán thông báo cho người bán về nội dung của memorandum và tài khoản tín thác đã được mở.
Bước 3: Sauk hi kiểm tra các điều khoản đã ký kết của ngân hàng, nếu chấp nhận thì nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Bước 4: Nhà xuất khẩu sau khi tiến hành giao hàng thì xuất trình nhứng chứng từ mà memorandum yêu cầu cho ngân hàng.
Bước 5: Ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của memorandum. Nếu phù hợp thì ghi “Có” cho người xuất khẩu và ghi “Nợ” tài khoản ký quỹ cho người nhập khẩu. Sau khi thu phí dịch vụ ngân hàng thoe chỉ thị của memorandum, ngân hàng giao chứng từ cho nhà nhập khẩu.
Rủi ro
Với phương thức thanh toán này, rủi ro xảy ra đối với người mua nhiều hơn vì người mua sẽ không hiểu rõ được nhứng nghiệp vụ của nước người bán.
Nên áp dụng phương thức này trong trường hợp người mua và người bán tin tưởng lẫn nhau, hàng hóa thuộc loại khan hiếm, người mua có đại diện bên nước người bán.
Trong các phương thức thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất. Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫ n không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ – LỢI ÍCH VÀ RỦI RO.
(
2.TÀI LIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ (CHƯƠNG 5).
(kttc.tdt.edu.vn/files/THANH%20TOAN%20Q_TE_2008(1).pdf)
3. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOÀI THƯƠNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN (CHƯƠNG 3).
4. MẪU HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngoai_thuong_7035_1851807.doc