Hàm lợi ích của một người tiêu dùng được xác định:
TU = X.Y
Yêu cầu:
a. Giả sử lúc đầu người này tiêu dùng 4 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu việc tiêu dùng hàng hóa Y giảm xuống còn 8 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị X để vẫn thỏa mãn như lúc đầu?
b. Người này thích tập hợp nào hơn trong 2 tập hợp sau: 3 đơn vị X và 10 đơn vị Y; 4 đơn vị X và 8 đơn vị Y.
c. Hãy xét các tập hợp sau: (8, 12) và (16, 6); (5, 20) và (4, 24); (6, 20) và (5, 24) người này có tập hợp bàng quan nào?.
8. Một người tiêu dùng có hàm lợi ích là: [IMG]file:///C:/Users/whisky/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.gif[/IMG] [IMG]file:///C:/Users/whisky/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image004.gif[/IMG]
Nếu lúc đầu người này tiêu dùng 9 đơn vị X và 10 đơn vị Y, và nếu việc tiêu dùng X giảm xuống còn 4 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị Y để thỏa mãn như lúc đầu?
9. Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2.000.000đồng để phân bổ cho 2 hàng hóa X và Y.
a. Giả sử giá hàng hóa X là 40.000đ/đơn vị và giá hàng hóa Y là 20.000đ/đơn vị. Hãy vẽ đường ngân sách cho người này.
b. Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng này được cho là: TU = 2XY. Người này nên chọn kết hợp X, Y nào để tối đa hóa lợi ích?
10. Người tiêu dùng B chi 190.000đ/ngày để mua hai sản phẩm X và Y. Giá của hai sản phẩm này là: PX = 10.000đ/sp, PY = 5.000đ/sp. Sở thích của B đối với 2 sản phẩm X và Y thể hiện thông qua 2 hàm tổng lợi ích của X và Y như sau:
TUx = 60Qx – Q2x/2 ; TUy = 70Qy – Q2y .
Yêu cầu: a/ Tìm phương án tiêu dùng tối ưu của B;
b/ Với phương án tiêu dùng tối ưu, lợi ích cận biên của X và Y là bao nhiêu;
c/ Tính tổng lợi ích B đạt được;
d/ Nhu cầu của B đối với sản phẩm X và Y là bao nhiêu?
28 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 11863 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tâp kinh tế vi mô theo giáo trình đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọa độ.
b. Xác định mức giá cân bằng của thị trường. Tính hệ số co giãn của cung và cầu tại mức giá cân bằng.
c/ Khi giá cả của thị trường là 800 $, thì có hiện tượng gì ?(Thiếu hụt hay dư thừa. Tính lượng dư thừa hay thiếu hụt đó).
9. Giả sử giá bắp (ngô) tăng lên 3% làm cho lượng cầu giảm 6% (-6%). Độ co giãn của cầu đối với giá bắp sẽ như thế nào?
10. Giả sử bạn là cố vấn kinh doanh cho Ông giám đốc Công ty A, CTA đang kinh doanh sản phẩm X, sản phẩm X có cầu co giãn nhiều theo giá cả (ED > 1). Ông Giám đốc CTA đang muốn tăng doanh thu của công ty. Trong tình huống trên, bạn sẽ cố vấn cho ông Giám đốc như thế nào? Tại sao? Bây giờ giả sử rằng sản phẩm X có cầu ít co giãn theo giá (ED < 1) thì bạn sẽ cố vấn ra sao?.
11. Dân chúng một địa phương, từ tháng 9 đến tháng 12/2010 tháng nào cũng mua hai sản phẩm X & Y. Có số liệu thống kê về số lượng sản phẩm X được mua trong các tháng thay đổi theo giá của X và của Y (giả sử các nhân tố khác không thay đổi). Anh(chị) hãy tính hệ số co giãn theo giá cả của cầu sản phẩm X(ED), và hệ số co giãn chéo của cầu sản phẩm X(EXY).
Tháng
QDX
PX
PY
9
25
10
16
10
23
11
15
11
22
10
14
12
24
9
15
(QDX: cái; PX, PY: 1000đ/cái)
12. Hãy xem đồ thị của thị trường nhà ở TPHCM. Đồ thị thị trường nhà sẽ thay đổi như thế nào đối với từng tác động sau đây:
a. Giá vật liệu xây dựng giảm; b. Thu nhập dân cư tăng; c. Xuất hiện kỹ thuật mới trong ngành xây dựng; d. Chính phủ đánh thuế 30% với doanh thu bán nhà.
P
P* E
0 Q* Q
13. Cho hàm cầu và hàm cung như sau:
P = 550 – 5Q
P = 5Q – 150
(P = $/đvsp; Q = đvsp)
Yêu cầu:
a. Vẽ đồ thị hàm cầu và hàm cung trên cùng một hệ trục tọa độ.
b. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường;
c. Tính lượng dư thừa hoặc thiếu hụt thị trường ở mức giá 250 $
d. Giả sử các yếu tố đầu vào giảm xuống làm lượng cung ở mỗi mức giá tăng lên 10đvsp. Vẽ đường cung mới; giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
14. Cung và cầu về cam được xác định bởi các hàm sau:
P = 18 – 3Q và P = 6 + Q (Trong đó: giá tính bằng triệu đồng/tấn, lượng tính bằng tấn).
Yêu cầu:
a. Nếu không có thuế hoặc trợ cấp thì giá và sản lượng cân bằng của cam là bao nhiêu?
b. Nếu Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất cam 2 triệu đ/tấn thì giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu?
15. Kết quả đánh giá thị trường sầu riêng một loại trái cây ở Miền Nam cho thấy hàm cầu về trái cây này ở Miền Bắc là: P = - Q/100 + 20
và hàm cầu ở Miền Trung là: P = - Q/200 + 15
Yêu cầu:
a. Vẽ đồ thị hai hàm số. Gọi A là giao điểm của hai đường cầu thì hệ số co giãn theo giá của cầu về sầu riêng tại giao điểm A của hai miền có có bằng nhau không? Cho biết ý nghĩa kinh tế của độ co giãn này.
b. Hiện nay cung sầu riêng ở nước ta là: QS = 1100, hãy xác định giá, lượng cân bằng và tính hệ số co giãn theo giá của cầu tại trạng thái cân bằng trên hai thị trường.
c. Nếu Tổng công ty rau quả thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho loại trái cây này, dự báo hệ số cầu trên thị trường Miền Bắc sẽ thay đổi là:
P = - Q/100 + 25. Trường hợp này tác động như thế nào đến giá cân bằng và hệ số co giãn cầu tại trạng thái cân bằng trên thị trường Miền Bắc.
Chọn câu trả lời đúng (trắc nghiệm)
1. Sự tăng giá của hàng hóa X làm dịch chuyển đường cầu hàng hóa Y về bên trái, khi đó:
a. X và Y là hàng hóa thay thế trong tiêu dùng.
b. X và Y là hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng.
c. X và Y là bổ sung trong sản xuất.
d. Y là hàng hóa thứ cấp.
2. Những yếu tố trong những yếu tố sau không kéo theo một sự tăng cầu về hàng hóa:
a. Giảm thu nhập. B. Tăng thu nhập.
c. Giảm giá của hàng hóa bổ sung. d. Giảm giá của hàng hóa thay thế.
3. Với sự giảm giá của hàng hóa buộc doanh nghiệp phải giảm lượng cung, điều này phản ánh:
a. Luật cầu; b. Luật cung; c. Bản chất của hàng hóa thứ cấp; d. Sự thay đổi của cung.
4. Sự dịch chuyển đường cung của cam bị tác động bởi:
a. Sự thay đổi thu nhập.
b. Sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng.
c. Sự thay đổi giá của cam.
d. Không có cả 3 câu a, b, c.
5. Nếu bếp ga là hàng hóa thứ cấp và khi các điều kiện khác không đổi, một sự tăng giá của bếp ga sẽ kéo theo:
a. Sự giảm cầu của bếp ga.
b. Sự tăng cầu của bếp ga.
c. Sự giảm cung của bếp ga.
d. Không có cả ba câu a, b, c.
6. Sự dịch chuyển đường cung của xe máy là do tác động bởi các yếu tố:
a. Sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế xe máy.
b. Sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng.
c. Sự thay đổi giá của xe máy.
d. Không có cả 3 câu a, b, c.
7. Nếu thị trường bánh trung thu đang ở trạng thái cân bằng thị trường, khi đó:
a. Bánh trung thu là hàng hóa thông thường.
b. Người sản xuất muốn bán nhiều hơn ở giá hiện tại.
c. Người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn ở giá hiện tại.
d. Lượng cung bằng với lượng cầu.
8. Tình trạng nào sau đây kéo theo tác động làm giảm giá cn bằng:
a. Giảm đồng thời của cung và cầu.
b. Tăng đồng thời của cung và cầu.
c. Tăng cầu và giảm cung.
d. Tăng cầu và tăng cung.
9. Giá của một hàng hóa sẽ giảm nếu:
a. Tồn tại một sự dư thừa ở giá hiện tại.
b. Giá hiện tại cao hơn giá cân bằng.
c. Lượng cung cao hơn lượng cầu.
d. Tất cả các câu a, b, c.
10. Đường cầu thị trường thịt bò l P = 300.000 – 6.000Q, và đường cung l P = 20.000 + 8.000Q. Nếu giá của thịt bò cố định 120.000đ/kg, thị trường thịt bò sẽ:
a. Cân bằng.
b. Sinh ra sự dư cầu, kéo theo sự tăng giá.
c. Sinh ra sự dư cung kéo theo một sự giảm giá.
d. Sinh ra sự dư cung kéo theo một sự tăng giá.
11. Người ta có thể loại bỏ dư thừa hàng hóa bằng cách:
a. Tăng cung.
b. Chính phủ tăng giá.
c. Giảm số lượng cung.
d. Giảm giá của hàng hóa.
12. Nếu X và Y là hàng hóa thay thế trong tiêu dùng và khi chi phí về nguồn lực để sản xuất hàng hóa X tăng, khi đó:
a. Giá của X và Y đều giảm.
b. Giá của X và Y đều tăng.
c. Giá của X giảm và giá của Y tăng.
d. Giá của X tăng và giá của Y giảm.
13. Đường cầu của hàng hóa A là P = 75 – 6Q, Đường cung là P = 35 + 2Q
(với P = $/đvsp; Q = đvsp). Khi đó giá cân bằng sẽ là:
a. 10 $/SP. b. 15$/SP. c. 40 $/SP. d. 45$/SP.
14. Đường cầu của dịch vụ vận tải là P = 205 – 4Q, đường cung của vận tải thuê được thể hiện P = 30 + Q. Nếu giá vận tải cố định ở mức 100$, thị trường vận tải sẽ:
a. Cân bằng.
b. Dư thừa cầu sẽ kéo theo sự tăng giá.
c. Dư thừa cung sẽ kéo theo sự giảm giá.
d. Dư thừa cung sẽ kéo theo sự tăng giá.
15. Có hai điểm trên đường cầu của chơi bóng rổ như sau: P tăng từ 19$ - 21$, tương ứng lượng cầu QD từ 55 – 45, co giãn của cầu giữa hai điểm là:
a. 2,5 b. 2,0 c. 0,5 d. 0,4
Câu hỏi và bài tập chương III
1. Lợi ích là gì ? Hãy phân biệt tổng lợi ích và lợi ích cận biên (lợi ích biên tế)?
2. Hãy phát biểu nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
3. Theo anh (chị) mục tiêu của người tiêu dùng khi quyết định chi tiêu những đồng tiền thu nhập của họ là gì?
4. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích, trong quá trình chi tiêu người tiêu dùng phải thỏa mãn bao nhiêu điều kiện? Mỗi điều kiện đó đã chuyển tải nội dung kinh tế gì?
5. Ngày 20/5/2000 một sự kiện lớn diễn ra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là Chiếc cầu Bắc Mỹ Thuận (BMT) khánh thành đưa vào sử dụng. Trước khi cầu BMT thông xe người ta thảo luận về việc đặt lệ phí qua cầu nên như thế nào?, có 3 loại ý kiến khác nhau như sau:
- Ý kiến thứ nhất: Phí qua cầu BMT > phí qua phà trước đây (vì cầu hiện đại & tiện lợi hơn nhiều).
- Ý kiến thứ hai: Phí qua cầu BMT = phí qua phà trước đây (vì qua cầu hay qua phà cũng vậy thôi);
- Ý kiến thứ ba: Phí qua cầu < phí qua phà trước đây (vì lợi ích chính trị và xã hội là cơ bản).
Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? Nếu vận dụng lý thuyết thặng dư người tiêu dùng để xem xét thì nên ủng hộ ý kiến nào? Tại sao?.
6. Một người tiêu dùng có một khoản tiền, dành chi tiêu cho việc xem hát, mua sách và xem phim. Tổng lợi ích (TU) mà anh ta đạt được thay đổi theo số lượng sản phẩm (dịch vụ) đã sử dụng cho ở bảng sau:
Xem hát
Mua sách
Xem phim
Số lần
TU1
Số lần
TU2
Số lần
TU3
1
2
3
4
5
6
7
75
144
204
249
285
306
312
1
2
3
4
5
6
7
62
116
164
204
238
258
268
1
2
3
4
5
6
7
60
108
145
168
178
180
180
Yêu cầu: a. Nếu người tiêu dùng có 360.000đ để chi tiêu cho các sản phẩm (dịch vụ) trên. Anh ta sẽ phân phối số tiền đó như thế nào?
Nếu giá một vé xem hát = giá một vé xem phim = giá 1 cuốn sách = 30.000đồng.
b. Bây giờ giả định rằng: giá một vé xem hát là 90.000đ, giá một cuốn sách là 60.000đ, giá một vé xem phim là 30.000đ và số tiền dành để chi tiêu vẫn là 360.000đ thì việc phân phối số tiền chi tiêu sẽ được thực hiện như thế nào?.
7. Hàm lợi ích của một người tiêu dùng được xác định:
TU = X.Y
Yêu cầu:
a. Giả sử lúc đầu người này tiêu dùng 4 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu việc tiêu dùng hàng hóa Y giảm xuống còn 8 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị X để vẫn thỏa mãn như lúc đầu?
b. Người này thích tập hợp nào hơn trong 2 tập hợp sau: 3 đơn vị X và 10 đơn vị Y; 4 đơn vị X và 8 đơn vị Y.
c. Hãy xét các tập hợp sau: (8, 12) và (16, 6); (5, 20) và (4, 24); (6, 20) và (5, 24) người này có tập hợp bàng quan nào?.
8. Một người tiêu dùng có hàm lợi ích là:
Nếu lúc đầu người này tiêu dùng 9 đơn vị X và 10 đơn vị Y, và nếu việc tiêu dùng X giảm xuống còn 4 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu đơn vị Y để thỏa mãn như lúc đầu?
9. Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2.000.000đồng để phân bổ cho 2 hàng hóa X và Y.
a. Giả sử giá hàng hóa X là 40.000đ/đơn vị và giá hàng hóa Y là 20.000đ/đơn vị. Hãy vẽ đường ngân sách cho người này.
b. Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng này được cho là: TU = 2XY. Người này nên chọn kết hợp X, Y nào để tối đa hóa lợi ích?
10. Người tiêu dùng B chi 190.000đ/ngày để mua hai sản phẩm X và Y. Giá của hai sản phẩm này là: PX = 10.000đ/sp, PY = 5.000đ/sp. Sở thích của B đối với 2 sản phẩm X và Y thể hiện thông qua 2 hàm tổng lợi ích của X và Y như sau:
TUx = 60Qx – Q2x/2 ; TUy = 70Qy – Q2y .
Yêu cầu: a/ Tìm phương án tiêu dùng tối ưu của B;
b/ Với phương án tiêu dùng tối ưu, lợi ích cận biên của X và Y là bao nhiêu;
c/ Tính tổng lợi ích B đạt được;
d/ Nhu cầu của B đối với sản phẩm X và Y là bao nhiêu?
11. Người tiêu dùng A chi 24$ để mua hai sản phẩm X và Y. Giá của X là 3$/SP giá của Y là 6$/SP. Sở thích của A đối với hai sản phẩm này là như nhau và thể hiện thông qua hàm tổng lợi ích của X và Y là: TU = 100XY.
Yêu cầu: Tìm phương án tiêu dùng tối ưu của A. Tính tổng lợi ích đạt được.
12. Một người tiêu dùng sử dụng hết số tiền M = 40$ để mua hai hàng hóa X và Y, với Px = 5$ và Py = 10$. Tổng lợi ích thu được khi tiêu dùng độc lập các hàng hóa cho ở bảng sau:
Hàng hoá X và Y (đơn vị)
1
2
3
4
5
6
7
TUX
50
95
135
170
200
225
245
TUY
80
150
210
260
300
330
350
Yêu cầu:
a. Người tiêu dùng sẽ phân phối số tiền hiện có (M = 40$) cho việc tiêu dùng hai hàng hóa X và Y như thế nào để tối đa hóa lợi ích. Tính tổng lợi ích tối đa đó.
b. Nếu thu nhập tăng lên thành 70$ thì kết hợp tiêu dùng tối ưu mới là gì?
13. Một người tiêu dùng có thu nhập là 100 triệu đồng dùng để chi tiêu cho hai hàng hóa X và Y với giá tương ứng là Px = 10 triệuđ/1đơn vị; Py = 5 triệu đ/1đơn vị, hàm tổng lợi ích đạt được từ việc tiêu dùng các hàng hóa là: TU = X2.Y2
Yêu cầu:
a. Viết phương trình đường ngân sách; Tính MUx; MUy;
b. Xác định lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi ích.
Chọn câu trả lời đúng (trắc nghiệm)
1. Lợi ích cận biên mà bạn nhận thêm được từ mỗi $ cho đĩa nhạc là 6 trong khi lợi ích cận biên nhận thêm từ mỗi $ đối với xem phim là 4. Do vậy:
a. Bạn có thể có lợi bằng việc mua thêm đĩa hát thay vì xem phim.
b. Bạn có thể có lợi bằng việc xem phim thay vì mua đĩa hát.
c. Bạn không thể có lợi bằng việc đánh đổi hàng hóa này cho hàng hóa kia.
d. Bạn không thể đạt được thế cân bằng tiêu dùng.
2/ Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng khi tiêu dùng nhiều hàng hóa sẽ lựa chọn tiêu dùng tại điểm có:
MUA = PA. b. MUA = MUB. c. PA = PB. d. MUA/PA = MUB/PB.
3. Một người tiêu dùng A đang ở vị trí cân bằng. Khi đó:
Tổng lợi ích sẽ tối đa dựa trên thu nhập của A và giá cả của hàng hóa.
Lợi ích cận biên là tối đa dựa trên thu nhập của A và giá cả hàng hóa.
Lợi ích cận biên tính trên 1 đồng chi mua là tối đa dựa trên thu nhập của A và giá cả hàng hóa.
Lợi ích cận biên là như nhau đối với tất cả các hàng hóa.
4. 1kg quýt có giá 20.000đồng và 1kg táo có giá 10.000đồng. Tuấn chi mua táo và nhận được 10 đơn vị lợi ích cho kilôgam táo cuối cùng. Nếu Tuấn tối đa hóa lợi ích của anh ta thì lợi ích cận biên của kg quýt cuối cùng phải là:
Cao hơn 10. b. Thấp hơn 10. c. Cao hơn 20. d. Bằng 20.
5. Lựa chọn tiêu dùng của người tiêu dùng được xác định bởi:
a. Giá của hàng hóa và dịch vụ.
b. Thu nhập.
c. Sự ưa thích.
d. Tất cả các câu hỏi trên.
6. Giá của bia cao gấp đôi giá của nước cam. Nếu tiêu dùng hiện tại của Thảo có tỷ lệ MUbia /MUcam là 1: 2 khi đó để tối đa hóa lợi ích Thảo phải:
a. Tiêu dùng nhiều bia hơn và ít nước cam.
b. Tiêu dùng số lượng bia và nước cam như nhau.
c. Tiêu dùng ít bia và nhiều nước cam hơn.
d. Phải tăng giá của bia.
7. Ban đầu, Liên tối đa hóa lợi ích tiêu dùng với hai hàng hóa X và Y. Giả định giá của hàng hóa X là tăng gấp đôi, các điều kiện khác không đổi, để tối đa hóa lợi ích trong điều kiện mới thì số lượng hàng hóa X tiêu dùng phải:
a. Tăng cho đến khi lợi ích cận biên của hàng hóa X gấp đôi.
b. Giảm một nửa so với trước.
c. Giảm cho đến khi lợi ích cận biên của hàng hóa X gấp đôi.
d. Giảm cho đến khi lợi ích cận biên của hàng hóa X giảm một nửa so với trước.
8. Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, khi tăng tiêu dùng một hàng hóa thì tổng lợi ích sẽ:
a. Giảm và sau đó tăng.
b. Giảm theo tốc độ tăng dần.
c. Tăng với tốc độ giảm dần.
d. Giảm với tốc độ giảm dần.
9. Thu nhập thực tế của một người tiêu dùng được biểu thị bằng:
a. Những đơn vị tiền tệ.
b. Những đơn vị giá.
c. Những đơn vị thỏa mãn.
d. Những đơn vị hàng hóa.
10. Khi có một hàng hóa tăng giá, ảnh hưởng của tăng giá làm lượng tiêu dùng các hàng hóa khác:
a. Tăng tiêu dùng chỉ hàng hóa cao cấp.
b Giảm tiêu dùng chỉ hàng hóa cao cấp.
c. Giảm tiêu dùng chỉ hàng hóa thứ cấp (cấp thấp).
d. Không có câu nào.
11. Nếu tiêu dùng sản phẩm X không phải trả tiền, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng bao nhiêu:
Số lượng không hạn chế.
Số lượng nào đó mà tổng lợi ích của nó bằng 0.
Số lượng nào đó mà lợi ích cận biên của nó bằng 0.
Bất kỳ sản phẩm X mà lợi ích cận biên và giá bằng nhau.
12. Phương trình đường ngân sách ban đầu của hàng hoá X và Y là QX = 25 – 4QY,giá của X là 5$. Khi giá của hàng hóa X giảm đến 4$, phương trình của đường ngân sách mới là:
QX = 25 – 2QY b. QX = 25 – 4QY c. QX = 25 – 5QY d. QX = 20 – 5QY
Câu hỏi và bài tập chương IV
1. Một doanh nghiệp trả cho người kế toán của mình một khỏan tiền 24trđ/năm. Đây là chi phí biểu hiện hay chi phí ẩn?
2. Hàm sản xuất là gì? Hàm sản xuất của một DN có cố định theo thời gian không? Tại sao?
3. Chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Phát biểu khái niệm và công thức tính các loại chi phí sản xuất trong ngắn hạn.
4. Hãy trình bày khái niệm về tổng chi phí, tổng chi phí bình quân và chi phí cận biên. Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
5. Giả sử hàm sản xuất với hai đầu vào là tư bản (K), lao động (L) của 1 DN có dạng: Q = K1/2L3/2.
Yêu cầu:
a. Hãy viết các biểu thức thể hiện sản phẩm cận biên của K và L.
b. Tính hệ số co giãn của Q theo K và L.
6. Hàm sản xuất trong ngắn hạn với 1 đầu vào là Z của 1 DN là:
Q = 10Z + Z2 – Z3/10
Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn sản phẩm cận biên (MP), và sản phẩm bình quân (AP) của Z.
b. Sản phẩm cực đại trong ngắn hạn của DN là bao nhiêu? Khi đó DN phải sử dụng bao nhiêu đầu vào Z?.
c. Ở mức sản lượng nào năng suất cận biên là lớn nhất.
d. Ở mức sản lượng nào thì năng suất trung bình là lớn nhất.
7. Hàm tổng chi phí của một DN được xác định như sau:
TC = Q3 – 14Q2 + 69Q + 128
Yêu cầu: Hãy xác định các hàm FC, VC, AFC, AVC, ATC, MC.
8. Có quan hệ giữa sản lượng sản xuất với tổng chi phí (TC) của một DN như sau:
Sản lượng (1.000 cái)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TC (triệu đ)
12
27
40
51
60
70
80
91
105
120
140
Yêu cầu: Hãy xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí trung bình, chi phí biên ứng với các mức sản lượng.
9/ Công ty may A sản xuất quần áo thời trang bằng vải rẻ tiền hoàn toàn ý thức được rằng số lượng sản phẩm mà công ty bán được (Q) phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và nỗ lực quảng cáo. Công ty có thể chọn lựa giữa 2 đầu vào có khả năng thay thế cho nhau:
X là số kỹ thuật viên và nhà tạo mẫu;
Y là số phút quảng cáo trên tivi;
Giả sử mối quan hệ giữa Q, X, Y như sau:
Q = XY – 2Y (với X ≥ 2)
Yêu cầu:
a. Giả sử phí tổn cho 1 kỹ thuật viên tính theo tuần là 5000; chi phí cho 1 phút quảng cáo trong thời gian đó cũng là 5000. Khi đó công ty sẽ phân bổ tổng ngân sách hiện có 100.000 như thế nào cho việc sử dụng các kỹ thuật viên hoặc tiến hành quảng cáo?
b. Nếu tổng ngân sách tăng lên gấp đôi thì việc phối hợp giữa X và Y sẽ thực hiện như thế nào?
c. Nếu giá 1 phút quảng cáo trên tivi tăng từ 5000 lên 8000 và ngân sách để chi tiêu vẫn giữ nguyên ở mức cũ thì phối hợp giữa X và Y như thế nào?.
10. Một DN có hàm cầu sản phẩm là:
P = 40 – Q và hàm tổng chi phí là TC= Q2 + 8Q + 2.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định các hàm: Chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí trung bình, chi phí biên, doanh thu trung bình và doanh thu biên.
b. Nếu DN theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì DN phải sản xuất ở mức sản lượng nào? tính lợi nhuận tối đa.
c. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức lợi nhuận tối đa.
d. Nếu DN theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu thì DN sản xuất ở mức sản lượng nào? Tính doanh thu tối đa.
11. Cầu của thị trường về sách hướng dẫn du lịch cho người nước ngoài là:
Q = 2000 - 100P (Trong đo: P = $/1cuốn; Q = cuốn)
Trước khi in sách nhà xuất bản đã phải chi một khoản cố định là 1.000$ cho việc trả tiền viết và đánh máy bản thảo.
Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí cho việc xuất bản cuốn sách này nếu biết rằng chi phí bổ sung để in thêm 1 cuốn sách là 2$.
b. Xác định số lượng sách in và giá bán khi nhà xuất bản theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu.
c. Nếu Nhà nước quy định mức giá bán cao nhất cho 1 cuốn sách là 9$ thì lợi nhuận của Nhà xuất bản sẽ thay đổi như thế nào?.
d. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức lợi nhuận tối đa.
12. Có quan hệ giữa sản lượng sản xuất với tổng chi phí của một DN như sau:
Sản lượng (1000 cái)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TC(trđ)
25
FC
15
VC
AFC
AVC
ATC
MC
10
12
15
17
18
22
32
45
57
70
Yêu cầu: Hãy tính các giá trị còn thiếu trong bảng.
13. Cho hàm tổng chi phí như sau:
TC = K + aQ –bQ2/2 + cQ3/3
Yêu cầu:
a. Hãy viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí, chi phí bình quân và chi phí cận biên.
b. Mức sản lượng đạt được chi phí biến đổi bình quân tối thiểu là bao nhiêu?
c. Ở mức sản lượng nào thì chi phí bình quân bằng chi phí cận biên?
14. Biết hàm cầu và hàm tổng chi phí của một DN như sau:
P = 12 – 0,4Q; TC = 0,6Q2+ 4Q + 5
Yêu cầu:
a. Hãy xác định giá bán, sản lượng và lợi nhuận khi DN theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận?
b. Khi DN theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
c. Khi DN theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu có điều kiện ràng buộc về lợi nhuận phải đạt là 10?
15. Có số liệu của một DN cho như ở bảng sau:
Sản lượng(đvsp)
Giá($/đvsp)
TC($)
1
25
10
2
23
24
3
20
38
4
18
55
5
15
75
6
12,5
98
Yêu cầu:
a. Tính chi phí biên và doanh thu biên của DN.
b. Ở mức sản lượng (gần đúng) nào thì lợi nhuận là tối đa.
c. Tính mức lợi nhuận tại mỗi mức sản lượng.
Chọn câu trả lời đúng (trắc nghiệm)
1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Tất cả các phương án có hiệu quả kỹ thuật là cũng có hiệu quả kinh tế.
b. Tất cả các phương án có hiệu quả kinh tế là cũng có hiệu quả kỹ thuật.
c. Hiệu quả kỹ thuật thay đổi cùng với sự thay đổi giá tương đối của các đầu vào.
d. Doanh nghiệp có hiệu quả kỹ thuật có khả năng tồn tại hơn doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế.
2. Trong kinh tế học, ngắn hạn là thời kỳ trong đó:
a. Dưới 1 năm.
b. Tất cả đầu vào đều thay đổi.
c. Tất cả đầu vào đều cố định.
d. Có ít nhất 1 đầu vào cố định và ít nhất 1 đầu vào biến đổi.
3. Đường chi phí biên (MC) cắt:
a. Đường ATC, AVC và AFC ở điểm cực tiểu.
b. Đường ATC và AFC ở điểm cực tiểu.
c. Đường AVC và AFC ở điểm cực tiểu.
d. Đường ATC và AVC ở điểm cực tiểu.
4. Tổng chi phí là 20.000$ ở sản lượng 4 đơn vị và 36.000$ ở sản lượng 6 đơn vị. Giữa 4 và 6 đơn vị sản phẩm, chi phí biên.
a. Ít hơn chi phí trung bình.
b. Bằng chi phí trung bình.
c. Bằng chi phí biến đổi trung bình.
d. Lớn hơn chi phí trung bình.
5. Đường chi phí biến đổi trung bình sẽ dịch chuyển lên trên nếu:
a. Chi phí cố định gia tăng.
b. Có sự cải tiến về công nghệ.
c. Giá cả của đầu vào biến đổi giảm.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
6. Tổng chi phí cố định của một DN là 100 triệu đồng (trđ). Nếu tổng chi phí là 200trđ đối với 1 đơn vị sản lượng đầu ra và 310 trđ cho 2 đơn vị sản phẩm đầu ra. Chi phí biên của đơn vị sản lượng thứ 2 là:
100trđ b. 110trđ c. 200trđ d. 210trđ.
7. Nếu ATC đang giảm thì MC phải đang:
a. Gia tăng.
b. Giảm.
c. Lớn hơn ATC.
d. Nhỏ hơn ATC.
8. Theo quy luật năng suất cận biên giảm dần:
1. Sản phẩm hiện vật cận biên tăng dần;
2. Sản phẩm hiện vật cận biên giảm dần;
3. Chi phí cận biên tăng dần;
4. Chi phí cận biên giảm dần.
a. 1 & 3 b. 1 & 4 c. 2 & 3 d. 2 & 4.
9. Một DN sẽ muốn tăng qui mô sản xuất nếu:
a. DN đang sản xuất trong phần dốc xuống của LATC (chi phí trung bình dài hạn).
b. DN đang sản xuất trong phần dốc lên của LATC.
c. DN đang sản xuất dưới khả năng.
d. Chi phí biên thấp hơn chi phí trung bình.
10. Trong dài hạn:
a. Một DN phải chịu hiệu suất theo qui mô giảm dần.
b. Chỉ qui mô của DN là cố định.
c. Tất cả đầu vào đều biến đổi.
d. Tất cả đầu vào là cố định.
11. Sản phẩm trung bình của lao động là:
a. Tổng sản lượng chia cho số lao động sử dụng.
b. Mức gia tăng tổng sản phẩm chia cho mức gia tăng lao động sử dụng.
c. Độ dốc đường sản phẩm biên.
d. Độ dốc đường tổng sản phẩm.
12. Nếu tất cả các yếu tố đầu vào của DN tăng 20% và đầu ra gia tăng ít hơn 20%, đây là trường hợp:
a. Hiệu suất theo qui mô giảm dần.
b. Hiệu suất theo qui mô tăng dần.
c. Đường LATC có hệ số góc âm.
d. Chi phí trung bình ngắn hạn đang giảm.
Câu hỏi và bài tập chương V
1. Phát biểu khái niệm và đặc điểm của thị trường CTHH?
2. Phát biểu khái niệm và công thức tính 3 chỉ tiêu tổng doanh thu, doanh thu biên, và doanh thu trung bình?
3. Để đạt lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp phải sản xuất với mức sản lượng nào để cung ứng cho thị trường?
4. Một DN hoạt động trong thị trường CTHH có số liệu về sản lượng và tổng chi phí trong ngắn hạn như sau:
Q(1000SP)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
TC(1000$)
70
100
125
145
170
200
240
290
350
420
450
Yêu cầu:
a. Tính các loại chi phí: FC, AVC, AFC, ATC, MC theo các mức sản lượng Q;
b. Xác định ngưỡng sinh lời?
c. Xác định mức giá đóng cửa? Ở những mức giá nào thì DN tiếp tục sản xuất?
d. Vẽ đồ thị của các đường TC, VC và FC trên cùng một hệ trục tọa độ.
5. Thị trường sản phẩm A là thị trường CTHH có hàm số cầu và cung là:
Q = 50.500 – 50P
Q = 50P + 500 (P = $/đvsp ; Q = đvsp)
Yêu cầu:
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường.
b. Nếu các DN tham gia sản xuất loại sản phẩm này đều có hàm tổng chi phí như nhau là: TC = 50.000 – 10q + q2 thì:
- Mỗi DN nên sản xuất ở mức sản lượng là bao nhiêu để đạt lợi nhuận tối đa. Tính lợi nhuận tối đa của mỗi DN.
- Có tất cả bao nhiêu DN tham gia sản xuất loại sản phẩm này.
6. Một DN sản xuất trong ngắn hạn với chi phí cố định FC = 4 và chi phí biến đổi bình quân là AVC = q+1. DN có thể bán được mọi sản lượng ở giá thị trường p* = 7.
Yêu cầu:
a. DN sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận tối đa đó.
b. Mức giá và sản lượng hòa vốn của công ty là bao nhiêu?.
7. Hàm tổng chi phí của 1 DN trong thị trường CTHH là:
TC = q2 + q + 100 (TC = USD)
Yêu cầu:
a. DN sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận, nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là 27USD. Tính lợi nhuận tối đa đó.
b. Xác định mức giá hòa vốn và sản lượng hòa vốn của DN. Khi giá thị trường là 9$/đvsp thì DN có nên đóng cửa sản xuất hay không? Tại sao?.
8. Trong thị trường CTHH có 60 người bán và 80 người mua. Mỗi người mua có hàm cầu giống nhau: q = 82/10 – P/20.
Mỗi người sản xuất cũng có hàm tổng chi phí như nhau là: TC = 3q2 + 24q.
Yêu cầu:
a. Thiết lập hàm cung và hàm cầu của thị trường;
b. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng trên thị trường, khi đó hệ số co giãn của cầu là bao nhiêu? Mỗi người sản xuất bán được bao nhiêu sản phẩm? Lợi nhuận mỗi người đạt được bao nhiêu?
9. Một DN trong thị trường CTHH có đường cung sản phẩm trong ngắn hạn là:
q = 0,5P – 0,5 (q > 0). DN có chi phí cố định là 100$.
Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí TC, AVC, ATC, MC;
b. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của DN.
c. Nếu giá bán trên thị trường là 39$/đvsp thì DN sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận tối đa đó.
10. DN A hoạt động trong thị trường CTHH xác định được hàm chi phí trung bình của mình là:
ATC = 2 + 2q + 75/q (P = $/đvsp; q = đvsp)
Yêu cầu:
a. Xác định hàm cung sản phẩm của DN trong ngắn hạn.
b. Nếu giá thị trường là 30$/đvsp, mức sản lượng tối ưu và lợi nhuận tối đa của DN là bao nhiêu?
c. Nếu giá cả hạ xuống mức 10$/đvsp, DN lãi hay bị lỗ? Và có nên tiếp tục sản xuất hay không? Tại sao.
11. Một DN sản xuất đồ chơi hoạt động trong thị trường CTHH có hàm chi phí biến đổi là: VC = 2q.(q+1)
Yêu cầu:
a. Viết phương trình biểu diễn đường cung sản phẩm của DN.
b. Khi doanh thu của DN là 720$ thì vừa đủ để trang trải chi phí đã bỏ ra. Tính mức giá và sản lượng hòa vốn của DN. Cho biết chi phí cố định của DN là bao nhiêu?
c. Tìm mức giá mà DN phải đóng cửa sản xuất.
12. Sản phẩm A được sản xuất bởi các DN là như nhau. Hàm chi phí trung bình và chi phí biên dài hạn của DN được xác định:
ATC = q + 100/q và MC = 2q ( Trong đó: TC = $; q = đvsp)
Yêu cầu:
a. Ở trạng thái cân bằng dài hạn, mỗi DN sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Mô tả đường cung dài hạn đối với sản phẩm A.
b. Giả sử, cầu của sản phẩm A được xác định q = 8.000 – 50P
Có bao nhiêu sản phẩm A sẽ được bán và có bao nhiêu DN trong ngành?.
c. Giả sử cầu của sản phẩm A đột ngột tăng lên đến q = 9.000 – 50P
Trong ngắn hạn, không có khả năng sản xuất thêm số sản phẩm đang có. Giá sản phẩm A là bao nhiêu? Lợi nhuận mỗi DN sản xuất nhận được là bao nhiêu?
d. Trong dài hạn, giá sản phẩm A là bao nhiêu? Có bao nhiêu DN sẽ gia nhập ngành? Họ sẽ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận.
Chọn câu trả lời đúng (trắc nghiệm)
1. Trong thị trường CTHH, nội dung nào sau đây là không đúng?
a. Tất cả các DN đều nhỏ nhưng đều có được sức mạnh thị trường.
b. Có một số lượng lớn các DN.
c. Các DN chấp nhận giá bán của thị trường.
d. Các DN sản xuất sản phẩm đồng nhất.
2. Trong thị trường CTHH có giá thị trường 150.000đồng. Một doanh nghiệp đang sản xuất với mức đầu ra ở đó: MC = ATC = 200.000đồng. AVC ở mức đầu ra này là 150.000đồng. DN sẽ làm gì để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn?
a. Ngừng sản xuất
b. Tăng sản lượng đầu ra;
c. Thu hẹp sản lượng đầu ra;
d. Không thay đổi sản lượng đầu ra.
3. Nếu một DN đối diện với một đường cầu hoàn toàn co giãn thì:
a. DN không phải là người chấp nhận giá.
b. DN sẽ muốn bán với giá thấp hơn để tăng sản lượng bán.
c. DN sẽ tăng giá bán để tăng doanh thu;
d. Doanh thu biên bằng với giá bán sản phẩm.
4. Tình huống nào sau đây một DN trong thị trường CTHH sẽ nhận được lợi nhuận kinh tế?
MR > AVC; b. MR > ATC; c. ATC > MC; d. ATC > AR.
5. Hàm số cung của một DN trong thị trường CTHH là: P = 1+ 2q. Nếu ngành gồm 100 doanh nghiệp là hoàn toàn giống nhau, thì lượng cung của toàn ngành khi giá P = 7 là:
a. 300 b. 400 c. 600 d. 800.
6. Nếu một DN CTHH trong ngắn hạn có khả năng bù đắp tổng chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định thì nó đang hoạt động ở phần đường chi phí cận biên:
a. Bên trên điểm hòa vốn.
b. Bên dưới điểm hòa vốn.
c. Bên trên điểm đóng cửa.
d. Giữa điểm đóng cửa và điểm hòa vốn.
7. Nếu một DN trong thị trường CTHH có lợi nhuận kinh tế, thì DN phải sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó:
a. Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình.
b. Chi phí biên lớn hơn doanh thu biên.
c. Giá lớn hơn chi phí biên.
d. Giá lớn hơn doanh thu biên.
8. Lỗ lớn nhất khi DN CTHH ở trạng thái cân bằng dài hạn là:
a. Tổng chi phí của nó
b. Tổng chi phí biến đổi của nó
c. Tổng chi phí trung bình của nó
d. Bằng không (0).
9. Một DN CTHH ở trạng thái cân bằng dài hạn, yếu tố nào sau đây không bằng với giá?.
a. Chi phí biên ngắn hạn.
b. Chi phí trung bình dài hạn.
c. Chi phí biến đổi trung bình ngắn hạn.
d. Tổng chi phí trung bình ngắn hạn.
10. Khi lợi nhuận kinh tế của DN bằng không (0):
a. Sản phẩm sẽ không được sản xuất trong dài hạn.
b. Sản phẩm sẽ không được sản xuất trong ngắn hạn
c. Các DN sẽ rút khỏi ngành.
d. a, b, c đều sai.
11. Yếu tố nào sau đây là không đúng của một trạng thái cân bằng dài hạn mới đạt được nhờ thành tựu của tiến bộ công nghệ trong một ngành CTHH.
a. Giá sẽ giảm.
b. Mức sản lượng của ngành sẽ tăng.
c. Lợi nhuận của DN sẽ gia tăng.
d. tất cả các DN trong ngành sẽ sử dụng công nghệ mới
12. Một DN CTHH chỉ sản xuất nếu:
a. Chi phí biên bằng giá và lớn hơn chi phí cố định trung bình.
b. Chi phí biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình.
c. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu.
d. Tổng doanh thu tối đa.
Câu hỏi và bài tập chương VI
Câu hỏi (Đúng? Sai?)
1. Một DN độc quyền với tính kinh tế quy mô và phạm vi lớn nếu càng sản xuất sản lượng đầu ra nhiều hơn thì càng định giá thấp hơn ngành CTHH.
2. Khi chi phí sử dụng nguồn lực để tạo lập vị trí độc quyền được đưa vào tính toán, lợi nhuận kinh tế từ độc quyền được đảm bảo trong dài hạn.
3. Với các mức sản lượng có tổng doanh thu giảm, doanh thu biên là dương.
4. Một DN độc quyền sẽ nhận được lợi nhuận kinh tế.
5. Phân biệt giá chỉ thực sự thực hiện được đối với các hàng hóa có khả năng bán được.
6. So với CTHH, đối với độc quyền định giá duy nhất, một phần tổn thất là do thặng dư sản xuất giảm.
7. Đường cung của DN độc quyền là đường chi phí biên của nó.
8. Do tồn tại chi phí sử dụng nguồn lực để tạo lập vị trí độc quyền, chi phí xã hội của độc quyền là nhỏ hơn phần mất mát.
Bài tập
1. Một DN độc quyền có hàm tổng chi phí: TC = 60Q + 2000 và hàm số cầu thị trường về sản phẩm của DN là: Q = 750 – 5P
Yêu cầu:
a. Viết hàm chi phí biên (MC), và hàm doanh thu biên (MR). Vẽ đồ thị đường cầu, đường chi phí biên, doanh thu biên trên cùng hệ trục tọa độ?.
b. Xác định mức cung và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận? tính lợi nhuận thu được?
c. Tính hệ số co giãn của cầu (ED) tại P = 105đ/dvsp
2. Một doanh nghiệp độc quyền có các hàm số chi phí như sau:
- Tổng chi phí biến đổi: VC = Q2/20 + 600Q;
. - Tổng chi phí cố định: FC = 5.000.000;
- Hàm cầu thị trường của sản phẩm này là: P =3.000 – Q/10 (P = $/đvsp;Q = đvsp)
Yêu cầu: Hãy xác định sản lượng (Q), giá bán (P), và lợi nhuận tối đa trong các trường hợp:
a/ Khi DN không phải đóng thuế;
b/ Khi DN phải đóng thuế 90$/đvsp.
3. Hàm số cầu thị trường của sản phẩm A là: P = -Q/4 + 280
Thị truờng sản phẩm này chỉ có duy nhất 1 DN sản xuất với hàm tổng chi phí sản xuất là:
TC = Q2/6+ 30Q + 15.000
(Với P = $/SP ; Q = SP)
Yêu cầu:
a. Nếu DN bán 240 sản phẩm, mức giá bán là bao nhiêu? Có phải đó là mức sản lượng tối ưu để đạt lợi nhuận tối đa hay không?
b. Xác định mức sản lượng và giá bán để đạt lợi nhuận tối đa? Tính lợi nhuận tối đa đó.
c. Nếu Chính phủ quy định giá bán tối đa là P = 180$/SP. DN sẽ ấn định sản lượng bán là bao nhiêu?
d. Vẽ đồ thị hàm cầu, hàm doanh thu biên và chi phí biên trên cùng hệ trục tọa độ.
4. Một DN độc quyền có đường cầu là:
P = 12 – Q và hàm tổng chi phí là TC = Q2
Yêu cầu:
a. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận sẽ là bao nhiêu?
b. Giả sử chính phủ quyết định đánh thuế DN độc quyền này 2$/đvsp bán ra. Khi đó sản lượng của DN độc quyền tăng, giảm bao nhiêu?
5. Cầu thị trường về sản phẩm A là: P = 100 – Q. Thị trường này do một DN độc quyền khống chế. Tổng chi phí của DN độc quyền là:
TC = 500 + 3Q + Q2 ( P = $/đvsp; Q = đvsp)
Yêu cầu:
a. Chi phí cố định của DN độc quyền là bao nhiêu?
b. Hãy xác định giá và sản lượng tối ưu khi DN theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận tối đa đó.
6. Một DN sản xuất xe máy độc quyền có hàm cầu sản phẩm của mình là:
P = 2750 – 45Q/8 (P=$/SP; Q=SP)
Hàm tổng cho phí của DN là: TC = Q3/30 – 15Q2 + 2500Q
Yêu cầu:
a. Để bán được 200 xe máy giá bán phải là bao nhiêu? Khi đó tổng doanh thu của DN là bao nhiêu.
b. Tính hệ số co giãn của cầu về xe máy tại mức giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
c. DN nên đặt mức giá nào để bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị lỗ?
d. Để tối đa hóa tổng doanh thu, DN phải bán bao nhiêu xe và bán với giá nào?.
7. Biểu cầu dưới đây cho thấy đường cầu đối với sản phẩm của một DN độc quyền sản xuất với chi phí cận biên không đổi bằng 10$. (P = $/SP; Q = SP).
Giá
27
24
21
18
15
12
9
6
3
0
Q
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Yêu cầu:
a. Hãy xác định đường doanh thu cận biên của DN?
b. Giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của DN là bao nhiêu?
c. Giá và sản lượng cân bằng trong ngành cạnh tranh là bao nhiêu?
8. Một DN độc quyền có hàm cầu và hàm tổng chi phí như sau:
Q = 30 – P
TC = 200 – 20Q + Q2 ( P = $/đvsp; Q = đvsp)
Yêu cầu:
a. Xác định đường cầu và doanh thu biên của DN.
b. Xác định sản lượng để tối đa hóa doanh thu và doanh thu = 0.
c. Xác định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận và lợi nhuận = 0.
d. DN quyết định sản xuất, khi thuế đơn vị t = 2.
e. DN quyết định sản xuất, khi thuế doanh thu t = 20%.
Chọn câu trả lời đúng (trắc nghiệm)
1 Để gia tăng sản lượng từ 7 đvsp lên 8 đvsp, một DN độc quyền định giá duy nhất phải giảm giá từ 7$ xuống 6$ mỗi đvsp. Doanh thu biên ở vùng này sẽ là:
a. 6$; b. 48$; c. - 1$; d. 1$.
2. Nếu doanh thu biên là âm ở một mức sản lượng xác định, thì ở mức sản lượng đó:
a. Giá phải âm.
b. Nhà độc quyền nên tăng sản lượng sản xuất.
c. Độ co giãn của cầu theo giá là nhỏ hơn 1 ở mức sản lượng đầu ra này.
d. Cầu phải là co giãn ở mức sản lượng đầu ra này.
3. Một DN độc quyền định giá duy nhất được mô tả ở hình sau:
Khi DN tối đa hóa lợi nhuận, sản lượng là:
3 và giá là 3$; b. 3 và giá là 6$; c. 4 và giá là 4$; d. 4 và giá là 5$.
4. Nếu một DN độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận và đang sản xuất ở một mức sản lượng mà chi phí cận biên lớn hơn doanh thu biên, thì DN:
a. Nên tăng giá và giảm sản lượng.
b. Nên giảm giá và tăng sản lượng.
c. Nên giảm giá và giảm sản lượng.
d. Đang bị thua lỗ.
5. Một DN độc quyền sẽ ngừng sản xuất trong ngắn hạn nếu:
a. Doanh nghiệp đang có lợi nhuận kinh tế âm.
b. MR < AVC.
c. Giá bán nhỏ hơn AVC.
d. Mức sản lượng nằm trên phần đường cầu co giãn.
6. Điều nào sau đây là đúng đối với sản xuất của DN độc quyền định giá duy nhất mà không đúng với doanh nghiệp CTHH?
a. DN tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đảm bảo chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên.
b. DN là người chấp nhận giá bán của thị trường.
c. DN có thể thay đổi mức sản lượng.
d. Doanh thu biên của DN thấp hơn doanh thu trung bình.
7. Bốn Giám đốc của 4 DN độc quyền đang nói chuyện với nhau ở một nhà hàng nổi tiếng. Phát biểu nào sau đây đúng với một chiến lược tối đa hóa lợi nhuận?
a.“DN chúng tôi không gia tăng sản lượng đầu ra ngoại trừ chúng tôi biết rằng tăng sản lượng sẽ gia tăng tổng doanh thu”.
b.“Tôi nghĩ tối thiểu hóa chi phí là mấu chốt để tối đa hóa lợi nhuận”.
c.“ DN chúng tôi cố gắng đạt được khả năng sản xuất tối đa”.
d.“ Tôi không thực sự theo dõi sát sao tổng lợi nhuận, nhưng tôi không chấp nhận thêm bất kỳ một thỏa thuận kinh doanh nào ngoại trừ nó làm gia tăng thu nhập của DN nhiều hơn sự gia tăng về chi phí”.
8. Một DN độc quyền định giá duy nhất sẽ tối đa hóa lợi nhuận nếu DN sản xuất ở mức đầu ra, mà ở đó:
a. Giá bằng chi phí biên (P = MC) b. Giá bằng doanh thu biên (P = MR).
c. Doanh thu biên bằng chi phí biên. d. Doanh thu trung bình bằng chi phí biên.
9. Một DN độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ không bao giờ sản xuất ở mức sản lượng đầu ra mà:
a. Ở đó có lợi nhuận kinh tế âm.
b. Ở đó doanh thu biên nhỏ hơn giá.
c. Ở đó chi phí trung bình lớn hơn chi phí biên.
d. Tương ứng với phần đường cầu không co giãn.
10. Một DN độc quyền có tính kinh tế theo phạm vi nếu:
a. Tổng chi phí trung bình giảm khi có nhiều hơn các loại sản phẩm đầu ra.
b. Tổng lợi nhuận giảm khi sản lượng đầu ra gia tăng.
c. Tổng chi phí trung bình giảm khi sản lượng đầu ra gia tăng.
d. Tổng chi phí trung bình giảm khi quy mô gia tăng.
11. Lý do của sự điều tiết của Chính phủ đối với độc quyền là, nếu độc quyền không được điều tiết thì:
Không thể có lợi nhuận kinh tế dương.
Có chi phí xã hội do độc quyền.
Không đạt được tính kinh tế theo phạm vi.
Thuê lao động với tiền lương được trả thấp hơn
12. Bảng sau đây liệt kê chi phí biên của một DN. Nếu DN bán 3 đvsp với giá 6$ thì thặng dư sản xuất là bao nhiêu?
Sản lượng
Chi phí biên
1
2
2
3
3
4
4
5
a. 2$ b. 6$ c. 7$ d. 9$
Câu hỏi và bài tập chương VII
Câu hỏi (Đúng? Sai?)
1 Khi một ngành CTĐQ là cân bằng trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế bằng 0 và giá bằng tổng chi phí trung bình nhỏ nhất (ATCmin)
2 Cạnh tranh độc quyền là một hình thái thị trường trong đó một DN đối diện với một đường cầu nằm ngang.
3 Sự khác biệt về sản phẩm đưa đến cho DN CTĐQ một số sức mạnh độc quyền.
4 Tự do nhập ngành là đặc điểm cơ bản làm cho CTĐQ sản xuất dư thừa năng lực.
5. Một DN độc quyền nhóm sẽ xem xét phản ứng của các DN khác trước khi giảm giá.
6. Trong trường hợp độc quyền nhóm cấu kết, cân bằng chiến lược thống trị là cả hai DN đều gian lận.
7. Một cân bằng Nash xuất hiện khi DN A có thể đưa ra hành động tốt nhất ứng với mỗi hành động xác định của DN B, và DN B có thể đưa ra hành động tốt nhất ứng với mỗi hành động xác định của DN A.
8. Mô hình đường cầu gãy khúc (lập dị) dự đoán rằng giá và sản lượng sẽ nhạy cảm đối với sự thay đổi nhỏ của chi phí.
Bài tập
1. DN A mới khai trương “Bệnh viện máy tính” trong thị trường đã có nhiều cửa hàng sửa chữa máy tính. Hàm cầu với dịch vụ sửa chữa máy tính của DN A trong một ngày là: P = 28 – 0,1Q
Yêu cầu:
a. Phác họa trên cùng một hệ trục tọa độ: đường cầu, đường doanh thu biên (MR) và các đường MC, ATC, AVC của DN này, biết rằng mức sản lượng tối ưu là 100 máy tính được sửa trong một ngày, tại đó ATC = 20$, AVC = 10$
b. DN A sẽ lỗ hoặc lãi bao nhiêu ? DN có tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn không? tại sao.
2. Ở TP. Hồ Chí Minh, thị trường ẩm thực được giả định là CTĐQ. Hàm cầu về lượng người đi ăn mỗi ngày và chi phí trung bình dài hạn tại nhà hàng “làng nướng Nam Bộ” là:
P = 9 – 0,04Q và LATC = 10 – 0,06Q + 0,0001Q2
Yêu cầu:
a. Tính mức giá mà nhà hàng “làng nướng Nam bộ” sẽ đặt ra trong dài hạn. Số lượng người ăn mỗi ngày tại mức giá đó là bao nhiêu?
b. Chi phí trung bình dài hạn là bao nhiêu? Lợi nhuận thu được là bao nhiêu.
3. Một DN có đường cầu gãy khúc, đang gặp phải vấn đề chịu thuế t cho mỗi đơn vị sản phẩm.
Yêu cầu: Hãy giải thích ảnh hưởng của vấn đề này đối với giá, sản lượng và lợi nhuận kinh tế hoặc thua lỗ của DN.
4. Một DN X hoạt động trong thị trường độc quyền nhóm, có hàm cầu như sau:
Với 0 < Q < 30
Với Q ³ 30
Hàm tổng chi phí của DN là:
Yêu cầu:
a. Vẽ đường cầu, doanh thu biên, chi phí biên và chi phí trung bình trên cùng một hệ trục tọa độ.
b. Giải thích vì sao đường cầu và đường doanh thu biên của DN lại có dạng như vậy?.
c. Tính khoảng của đường doanh thu biên mà trong đó chi phí biên có thể dịch chuyển nhưng không làm thay đổi giá và sản lượng tối ưu của DN.
d. Giá, sản lượng tối ưu và lợi nhuận của DN sẽ thay đổi như thế nào nếu tổng chi phí của DN được cho bởi:
5. Một DN CTĐQ có đường cầu về sản phẩm của mình là: P = 9 – Q
Trong đó: P = $/đvsp; Q = đvsp.
Tổng chi phí trong ngắn hạn của DN là: TC = 2 + 3Q + Q2
Đường chi phí trung bình dài hạn của DN là LATC = 5Q – Q2.
Yêu cầu:
a. Tìm giá, sản lượng và lợi nhuận cho DN trong ngắn hạn.
b. Tìm giá, sản lượng và lợi nhuận cho DN trong dài hạn.
6. Một DN hoạt động trong thị sản phẩm X do một số DN kiểm soát và có hàm cầu sau về sản phẩm của DN là:
Q = 15 – P với P > 12
Q = 9 – 0,5P với P £ 12 ( P = $/đvsp; Q = đvsp)
Tổng chi phí của DN là: TC = 1,5Q + Q2
Yêu cầu:
a. Viết phương trình đường doanh thu biên (MR) của DN này.
b. Tìm khoảng thẳng đứng của MR, trong đó MC có thể thay đổi mà không làm thay đổi giá và sản lượng tối ưu của DN.
c. Nếu chi phí của DN tăng thành TC = 3,5Q + Q2 thì giá và sản lượng tối ưu của DN sẽ thay đổi thế nào?
d. Vẽ đồ thị minh họa kết quả trên.
Chọn câu trả lới đúng (Trắc nghiệm)
1. Đồ thị hình 7.8, biểu thị cân bằng trong ngắn hạn của một DN CTĐQ. Mức sản lượng đầu ra của DN là bao nhiêu?
a. Q1 b. Q2 c. Q3 d. Q4
Hình 7.8
2. Hình 7.8 biểu thị cân bằng ngắn hạn của một DN CTĐQ. Lợi nhuận kinh tế tính trên mỗi đơn vị sản phẩm là:
a. P3 b. P4 c. P4 – P2 d. P4 – P1
3. Trong tình huống tiến thoái lưỡng nan của người bị giam giữ với hai người là A và B, mỗi người sẽ có điều tốt nhất nếu:
a. Cả hai đều nhận tội. b. Cả hai đều phủ nhận (không nhận tội).
c. A phủ nhận và B nhận tội. d. B phủ nhận và A thú nhận.
4. Ví dụ nào sau đây là tốt nhất cho một DN hoạt động trong thị trường CTĐQ?
a. Một DN sản xuất ô tô. b. Một nhà máy phát điện.
c. Một tiệm sản xuất bánh ngọt. d. Một hộ nông dân sản xuất lúa.
5. Ở mức sản lượng sản xuất hiện tại, một DN CTĐQ có:
P = 100$; MR = 50$; MC = 50$; AVC = 120$.
Với các số liệu này, chúng ta có thể nói rằng:
a. DN đang tối đa hóa lợi nhuận,
b. DN sẽ ngừng sản xuất.
c. DN sẽ tiếp tục sản xuất nhưng sẽ giảm sản lượng.
d. DN sẽ gia tăng sản lượng sản xuất.
6. Khi có một số DN phải rời ngành vì thua lỗ trong ngành CTĐQ, tất cả các yếu tố khác giữ nguyên như cũ thì:
a. Mỗi DN còn lại có một đường cầu tăng.
b. Mỗi DN còn lại có một đường cầu giảm.
c. Đường cung của ngành tăng.
d. Đường cầu của ngành tăng.
Bảng 7.3
Doanh nghiệp B
Giá thấp
Giá cao
Doanh nghiệp A
Giá thấp
A = 2$; B = 5$
A = 20$: B = -15$
Giá cao
A = -10$; B= 25$
A = 10$; B = 20$
7. Ở bảng 7.4, khi ở trạng thái cân bằng, lợi nhuận của DN A là:
a. 10$ b. 2$ c. -10$ d. 20$
8. Ở bảng 7.4, nếu hai DN có thể cấu kết, lợi nhuận của DN A sẽ là:
a. 10$ b. 2$ c. -10$ d. 20$.
9. Trong dài hạn, một DN CTĐQ sẽ sản xuất mức sản lượng đầu ra ở mức giá bằng:
a. Chi phí biên (MC) b. Doanh thu biên (MR)
c. Chi phí biến đổi trung bình (AVC) d. Chi phí trung bình (ATC)
10. Phát biểu nào sau đây về các phần của đường cầu gãy khúc (lập dị) của độc quyền nhóm như đồ thị hình 7.9 là đúng.
P
A
B
C
Q0 Q
Hình 7.9
a. AB thừa nhận các DN khác sẽ có một mức giá tăng hơn, trong khi BC thừa nhận các DN khác sẽ không có một mức giá giảm hơn.
b. AB thừa nhận các DN khác sẽ không có một mức giá tăng hơn, trong khi BC thừa nhận các DN khác sẽ có một mức giá giảm hơn.
c. AB thừa nhận không có các DN mới sẽ nhập ngành, trong khi BC thừa nhận có các DN mới nhập ngành.
d. AB thừa nhận có các DN mới sẽ nhập ngành, trong khi BC thừa nhận không có các DN mới nhập ngành.
11.Trong dài hạn, DN CTĐQ sẽ:
a. Sản xuất ở mức sản lượng có ATCmin.
b. Sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn sản lượng có ATCmin.
c. Sản xuất ở mức sản lượng lớn hơn sản lượng có ATCmin.
d. Đối diện với một đường cầu co giãn hoàn toàn.
12. Không giống với CTHH, DN CTĐQ:
a. Sản xuất mức sản lượng cao hơn sản lượng tại điểm mà ở đó giá bằng chi phí biên (P = MC).
b. Có thể quảng cáo về những ưu thế sản phẩm của nó.
c. Có thể nhận được lợi nhuận kinh tế trong dài hạn.
d. Sản xuất ở mức sản lượng có chi phí trung bình dài hạn tối thiểu (LATCmin).
Câu hỏi và bài tập chương VIII
1. Trình bày khái niệm cầu về lao động và sự ảnh hưởng của mức tiền lương và NSLĐ tới cầu về lao động;
2. Trình bày khái niệm cung về lao động và những yếu tố ảnh hưởng đến cung về lao động;
3. Nêu khái niệm về vốn, phân biệt vốn hiện vật và vốn bằng tiền;
4. Trình bày sự cân bằng và điều chỉnh trên thị trường vốn;
5. Trình bày đặc điểm của thị trường đất đai và cân bằng trên thị trường đất đai;
6. Sử dụng hiểu biết về doanh thu sản phẩm biên (MRPL), giải thích các tình huống sau:
a. Một ngôi sao tennis nổi tiếng được trả 10.000$ cho mỗi lần xuất hiện 30 giây quảng cáo trên tivi. Một đối thủ đánh tennis với anh ta chỉ được trả 500$.
b. Một máy bay chở khách chở được 400 hành khách có mức giá thuê cao hơn loại máy bay chở 250 hành khách, mặc dù chi phí chế tạo máy bay về hai loại là tương đương nhau.
7. Cầu và cung về lao động của một ngành công nghiệp được xác định bởi:
LD = 1200 – 10W
LS = 20W
(L: người/ngày; W: $/ngày)
Yêu cầu:
a. Ở điểm cân bằng, mức tiền lương và số lượng lao động được thuê là bao nhiêu?
b. Lợi tức kinh tế (tô kinh tế) mà những người lao động kiếm được là bao nhiêu.
c. Vẽ đồ thị biểu diễn điểm cân bằng.
8. Có hàm cung và hàm cầu về lao động của một DN sản xuất hàng tiêu dùng như sau:
W = (1/30)L + 2
W = (- 1/15)L + 19
(W: $/ngày; L: người/ngày).
Yêu cầu:
a. Xác định số lượng lao động và tiền lương cân bằng thị trường, vẽ đồ thị.
b. Xác định số lao động dư thừa của DN khi mức tiền lương tối thiểu được đặt ra là 8 $/ngày.
c. Do biến động của thị trường hàng hóa làm cầu về lao động giảm 10% số đơn vị lao động. Xác định điểm cân bằng mới của thị trường.
9. Giả sử cung và cầu lao động của ngành gia công giầy có phương trình là
W = 200 + 2L và W = 800 – 4L (Trong đó: W = $/tháng, L = nghìn người)
Yêu cầu:
a. Xác định số lao động được sử dụng trong ngành và mức tiền lương trả cho mỗi người lao động.
b. Xác định tổng thu nhập của người lao động trong ngành. Trong đó, bao nhiêu % là từ tô kinh tế.
c. Do tìm kiếm được nhiều đơn hàng gia công giầy từ nước ngoài, nên cầu về lao động trong ngành tăng thêm 15 nghìn lao động ở mỗi đơn vị tiền lương. Tô kinh tế mà người lao động nhận được tăng lên hay giảm đi ? vì sao ?
10. Cho hàm cung và cầu về lao động không có tay nghề như sau:
L = - 50 + 30W và L = 500 – 25W (với L: người; W : 1.000đ/giờ)
Yêu cầu:
a. Xác định kết hợp cân bằng của L và W trên đồ thị.
b. Xác định lượng lao động thất nghiệp khi mức lương tối thiểu được đặt ra là 4.000đ/giờ và 14.000đ/giờ.
Chọn câu trả lời đúng (trắc nghiệm)
1. Khi DN chấp nhận giá trên thị trường lao động, đường sản phẩm doanh thu biên của lao động bằng với:
Đường chi phí cận biên của lao động.
Đường cầu của lao động.
Đường cung của lao động.
Đường cung sản xuất.
2. Một DN tối đa hóa lợi nhuận tiếp tục thuê một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi cho đến điểm:
Chi phí biên của yếu tố sản xuất bằng với sản phẩm cận biên.
Chi phí biên của yếu tố sản xuất bằng với giá trị của thu nhập trung bình.
Chi phí trung bình của yếu tố sản xuất bằng với sản phẩm doanh thu biên.
Chi phí biên của yếu tố sản xuất bằng với sản phẩm doanh thu biên.
3. Lý do nào sau đây giải thích tại sao tiền lương của lao động lành nghề cao hơn tiền lương lao động phổ thông:
a. Thị trường lao động lành nghề cạnh tranh hơn so với lao động phổ thông.
b. Giá trị sản phẩm biên của lao động lành nghề cao hơn so với lao động phổ thông.
c. Chi phí đào tạo lao động lành nghề cao hơn chi phí đào tạo lao động phổ thông.
d. Lao động lành nghề có kinh nghiệm hơn lao động phổ thông.
4. Nếu muốn thời gian nhàn rỗi, thì tiền lương:
a. Tăng và lượng lao động cung ứng giảm.
b. Tăng và lượng lao động cung ứng tăng.
c. Giảm và lượng lao động cung ứng giảm.
d. Giảm và lượng lao động có khả năng tăng.
5. Trong ngắn hạn một DN đối diện với đường cung vốn:
a. Hoàn toàn không co giãn.
b. Hoàn toàn co giãn.
c. Hệ số góc dương.
d. Hệ số góc âm.
6. Một sự thay đổi tổng thu nhập kết quả của việc sử dụng thêm một đơn vị vốn bổ sung là:
a. Sản phẩm cận biên của vốn.
b. Thu nhập cận biên của vốn.
c. Chi phí thu nhập biên của vốn.
d. Giá trị sản phẩm biên của vốn.
7. Sự chênh lệch giữa tiền lương của lao động nam và lao động nữ có thể giải thích bởi:
a. Loại công việc.
b. Sự khác nhau giữa trình độ chuyên môn.
c. Sự phân biệt.
d. Tất cả các câu trả lời trên.
8. Tiền lương bình đẳng và tiền trả lương như nhau cho nam và nữ:
a. Cho một công việc nào đó.
b. Cho sự cố gắng khác nhau mà chừng mực so sánh được.
c. Cho việc sản xuất trong gia đình như đối với hoạt động của thị trường.
d. Cho việc thực hiện một công việc như nhau.
9. Hình 8.10 mô tả một độc quyền trên thị trường lao động (MCL = chi phí biên của lao động). Mức lương và giờ lao động cho phép tối đa hóa lợi nhuận là:
a. 4$/ giờ và 400 giờ lao động. Mức tiền lương ($/giờ)
b. 9$/giờ và 400 giờ lao động. MCL
c. 7$/giờ và 600 giờ lao động. 9 S
d. 4$/giờ và 800 giờ lao động. 7
10. Nếu thị trường lao động mô tả
ở hình 8.10 trở nên cạnh tranh, tiền 4 MRPL
lương cân bằng
400 600 800 Lao động (giờ)
Hình 8.10
10. Nếu thị trường lao động mô tả ở hình 8.10 trở nên cạnh tranh, tiền lương cân bằng và lượng lao động cân bằng sẽ là:
a. 4$/ giờ và 400 giờ lao động.
b. 9$/giờ và 400 giờ lao động.
c. 7$/giờ và 600 giờ lao động.
d. 4$/giờ và 800 giờ lao động.
11. Nếu thị trường lao động là CTHH, lượng lao động được thuê có sức tối đa hóa lợi nhuận khi:
a. MRPL < W b. MRPL = P c. MRPL = W d. a, b, c đều sai
12. Doanh nghiệp nên thuê thêm lao động khi MRP của lao động:
a. Lớn hơn tiền lương b. Bằng tiền lương
c. Nhỏ hơn tiền lương d. Tùy tình huống cụ thể.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tâp kinh tế vi mô theo giáo trình đại học.doc