Bài tập cá nhân: Đại cương văn hóa :tam giao đồng nguyên

Trong thời đại ngày nay,khi kinh tế càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc,nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua bao sóng gió và thác ghềnh để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷBắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởngTam giáođã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam làĐạo giáo,Nho giáovàPhật giáo. Và có ý kiến cho rằng “ tam giáo đồng nguyên ( nho giáo ,phật giáo,đạo giáo ) là hạt nhân của văn hoá Việt Nam”. Với bài luận nhỏ dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tam giáo đồng nguyên cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng của nó tới văn hoá Việt Nam.

doc13 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4788 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân: Đại cương văn hóa :tam giao đồng nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong thời đại ngày nay,khi kinh tế càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc,nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua bao sóng gió và thác ghềnh để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Và có ý kiến cho rằng “ tam giáo đồng nguyên ( nho giáo ,phật giáo,đạo giáo ) là hạt nhân của văn hoá Việt Nam”. Với bài luận nhỏ dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tam giáo đồng nguyên cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng của nó tới văn hoá Việt Nam. A, TÔN GIÁO LÀ GÌ ? KHÁI NIỆM VỀ “ TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN” ? a.Một số khái niệm về tôn giáo: Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiêu. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: - Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. - Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. - Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”. - Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: 1 “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức,là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”. - Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …” b.tôn giáo là gì ? Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý: - Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình. - Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để mà yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải. Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. c. tam giáo đồng nguyên? - Tam giáo là: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. - Đồng nguyên : là cùng một gốc sinh ra. Tam giáo đồng nguyên là ba nền tôn giáo đều do cùng một gốc mà ra B, ẢNH HƯỞNG CỦA 3 CÁC TÔN GIÁO LỚN ĐỐI VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM I. PHẬT GIÁO: Người sáng lập ra Phật giáo là Siddhartha Gautama. Ông sinh năm 263 TCN, là hoàng tử nước Capilavatu (gần biên giới Ấn Độ ngày nay. Năm 2 29 tuổi rời bỏ cung điện, năm 35 tuổi tìm ra con đường cứu thoát bản thân, gọi là Giác ngộ. ông đi khắp nơi để truyền bá đạo phật, các đệ tử gọi ông là Buddha (Phật). Năm80 tuổi, ông qua đời, người ta gọi ông là Shikamuni (Thích Ca Mâu Ni) hay còn gọi là Phật Thích Ca. Học thuyết về Phật giáo là chân lý về nỗi khổ và sự giải thoát con người về nỗi khổ đau. Thể hiện trong Tứ diệu đế: + Khổ đế: nỗi khổ (Dukkha) + Tập đế: nguyên nân nỗi khổ (Sammudaya) + Diệt đế: tiêu diệt nỗi khổ (Nirodha) + Đạo đế: cách thức giải quyết nỗi khổ (Magga) Nội dung cơ bản của học thuyết phật giáo là thuyết thập nhị nhân duyên. Nhân là nguyên nhân gây ra sự vât, duyên là những mối quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi vận hành. Đạo phật truyền sang việt nam qua hai con đường: + Đường bộ: từ Đông Ấn Độ lên Tây-Bắc ấn Độ, và Trung Á rồi vòng sang phía đông ra Đông Á + Đường biển: đến Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Tại việt nam, trung tâm phật giáo lớn nhất trong thế kỷ thứ II là Luy Lâu. Nhiều cao tăng Trung Quốc sang Ấn Độ học lấy kinh đã dừng ở đây để học chữ Phạn và gặp gỡ các cao tăng Ấn Độ. Trên lát cắt đồng đại, phật giáo việt nam tồn tại cả hai phái Đại thừa và Tiểu thừa. Với người Khơme Nam Bộ, phật giáo ở đây là phái Tiểu thừa, còn ở người việt ở Bắc Bộ lại theo phái Đại thừa. Là một tôn giáo lớn, Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội Việt Nam:  3 a. Phương diện vật chất: + Kiến trúc: Trước khi phật giáo vào, kiến trúc Việt Nam tiêu biểu là đình, đền, miếu. sau khi tiếp xúc với Phật giáo, kiến trúc Việt Nam tiếp nhận thêm chùa, tháp. b. Phương diện tinh thần: Tiếp nhận tinh thần vị tha, bác ái, trọng tĩnh dung hòa, hợ với tính cách người dân việt hiếu hòa nên được người Việt dễ dàng chấp nhận và tiếp thu.Mặc dù tiếp nhận nhiều thành tựu của Phật giáo nhung với tinh thần sáng tạo và chủ nghĩa dân tộc luôn được đề cao, văn hóa Phật giáo khi vào Việt Nam đã trải qua quá trình tiếp biến cho phù hợp hơn với nếp nghĩ của người Việt, do vậy mặc dù được du nhập từ Ấn Độ, giai đoạn sau còn ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn mang sắc thái riêng: Vd:  - Đức phật gốc là đàn ông, khi sang việt nam đã được việt hóa thành phụ nữ: dân gian gọi là Phật Bà (quan niệm đề cao phụ nữ của người việt). - Kiến trúc dạng tháp của Ấn Độ có dạng hình tròn, khi sang việt nam được xây dựng theo nguyên lý âm - dương như: hình vuông (tháp Phổ Minh), hình bát giác – 8 cạnh - (tháp Phước Duyên – chùa Thiên Mụ). So với Nho giáo, Phật giáo ở Việt Nam được người dân tiếp thu rất tự nguyên nên sâu sắc hơn. Đến nay mặc dù Nho giáo đã bị triệt tiêu nhưng Phật giáo vẫn tồn tại tậm chí đã trở thành tôn giáo lớn nhất Việt Nam hiện nay. II. NHO GIÁO: Còn gọi là đạo Nho, Nho giáo gắn lền vơi các tên tuổi của những nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Trung Hoa như Khổng Tử và những người kế tục, phát triển Nho giáo lên vị trí độc tôn như Mạnh Tử, Tư Mã Thiên,Đổng Trọng Thư… Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử, người nước Lỗ. Vì muốn thực thi lý tưởng cải cách xã hội nên sau khi đi chu du khắp thiên hạ, khổng tử đã viết nên bộ sách Ngũ kinh: kinh Lễ, Dịch, Thi, Thư và Xuân thu. Hạt nhân của Nho giáo xoay quanh hai chữ nhân và lễ. Thực chất học thuyết nhân - lễ của khổng tử là duy trì nền thống trị độc tôn, khôi phục trật tự xã hội có đẳng cấp của giai cấp thống trị. Mặt khác, ta cũng cần nhấn mạnh rằng, Nho giáo không phải là một tôn giáo, càng không phải là một học thuyết triết học mà là một học thuyết chính trị tư tưởng – đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Ở Việt Nam, Nho giáo được truyền vào Giao Châu từ rất sớm trong quá trình đô hộ Việt Nam của phong kiến Trung Quốc. Do âm mưu đồng hóa 4 hòng xóa bỏ phong tục truyền thống của người Việt, lại được truyền bá theo kiểu cưỡng bức nên Nho giáo được tiếp thu rất hạn chế. Mặt khác, suốt thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo pt giữa hai dòng tâm lý là xã hội, người Hán thì muốn hán hóa Giao Châu mà người Việt thì kiên quyết chống lại việc Hán hóa. Cho đến khi đất nước giành được quyền tự chủ (sau chiến thắng Bạch Đằng), đến thời nhà lý, Nho giáo mới xác lập được vị trí của mình và trở thành tôn giáo độc tôn, chi phối nhiều mặt của xã hội việt nam thời bấy giờ.  Thế kỷ XVIII, Nho giáo bị suy thoái, nhưng mãi đến tận năm 1945, sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến thiết lập nhà nước Dân Chủ Cộng Hòa thì Nho giáo mới bị hoàn toàn triệt tiêu.Là một thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam, Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo cũng như nội dung các thành tố văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên như đã nói ở trên do được truyền bá gián tiếp trong quá trình xâm lược nên nhìn chung Nho giáo không bám rễ được sâu ở trong văn hóa làng xã của Việt Nam mà chỉ tồn tại ở các trung tâm Chính trị - Văn hóa lớn và cũng chỉ chiếm vị vị trí trong tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến mà thôi. Cho nên tuy có thời gian đóng vai trò là quốc giáo nhưng nho giáo ở Viêt Nam khi tác động đến mọi mặt của đời sống thì không giữ được nguyên vẹn sắc thái nữa mà đậm nhạt khác nhau (Trần Đình Hượu, Đi từ hiện đại đến truyền thống). Vd:  - Nho giáo vào Việt Nam góp phần củng cố gia đình phụ quyền, nhưng do bản chất xem thường phụ nữ, nên thuyết Tam tòng của Nho gia không làm phai mờ được vị trí quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội. - Tục lệ thờ ông bà tổ tiên, các vị anh hùng cũng không bị xóa bỏ. - Trên phương diện vật chất, cùng với sự du nhập của tư tưởng Nho giáo, nhiều thành tựu khác liên qian đến kỹ thuật phục vu cho việc pt Nho giáo như giấy, kỹ thuật in, sứ…đã được người dân Việt tiếp thu và Việt hóa cho phù hợp với điều kiện cũng như tập quán. - Chữ Hán khi du nhập vào Việt Nam cũng được chuyển thành chữ Nôm, được sử dụng và đặc biệt đề cao trong nhà Hồ và nhà Tây Sơn. 5 - Nhạc cụ thì càng phong phú hơn với việc tiếp nhận chuông đồng, khánh bạc của Trung Quốc, với những nhạc cụ đó, người Việt đã pt nghề đúc đồng của mình lên đỉnh cao, dùng tiếng chuông để pt cho Phật giáo. - Một bộ phận người Hoa sang Việt Nam thực hiện âm mưu đồng hóa dân ta (thời Mã Viện )thì lại bị ngay dân ta đồng hóa lại. Như vậy quá trình Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam diễn ra rất quyết liệt nhưng do trong qua trình tiếp thu người Việt Nam đã không ngừng sáng tạo, cải biên làm ra quá trình tiếp biến Nho giáo vô cùng mạnh mẽ nên chung quy, Nho giáo không những không làm cho văn hóa Việt Nam bị đồng hóa, thui chột mà trái lại càng phong phú, đầy đủ hơn. III.ĐẠO GIÁO -NGUỒN GỐC Đạo giáo xuất phát từ đạo gia. Đó là một trong bốn tư tưởng lớn của Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.Người sáng lập ra học thuyết này là Lão Tử, còn gọi là Lão Đam, một người thuộc tộc Bách Việt và từ đây chịu ảnh hưởng triết lý ngũ hành âm dương của người Việt Cổ. Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn có tên Chử Tổ Đạo. Điều này thể hiện tính tổng hợp của các tôn giáo khi vào Việt Nam vì Chử Đồng Tử còn được coi là người đầu tiên tu thành Phật(xem thêm Phật giáo Việt Nam). Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người dân Việt nên Đạo giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng. Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên có uy tín thu thập được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo rất phát triển ở Việt Nam. Nhiều quan lại Trung Hoa sang Việt Nam cai trị đều thích phương thuật, ví dụ Cao Biền đời Đường từng "cưỡi diều tìm long mạch" để triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới được thừa nhận thì Đạo giáo hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới. Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không 6 kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quancòn có cả Đạo quan. Vào thế kỷ thứ 18, dưới đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện một trường phái Đạo giáo Việt Nam có tên Nội Đạo. Người sáng lập là Trần Toàn quê ở Thanh Hóa, đạo có đến 10 vạn tín đồ và Trần Toàn được coi là Thượng sư. Tương truyền, vua Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng thần chú mà chữa khỏi. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đếnNghệ An rồi lan ra Bắc đến tận Hà Nội. Khoảng đầu những năm 1920, hàng vạn tín đồ còn tập hợp ở Giảng Võ, Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh. Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn rất mạnh mẽ. - Ảnh hưởng của Đạo giáo tại Việt Nam 1.- Phạm vi chính trị Các đạo sĩ ngày xưa được các vua chúa coi trọng không khác gì các cao tăng.  Trong lịch sử nước ta, các vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chọn các tăng sư và đạo sĩ vào triều làm cố vấn: bên cạnh tăng quan có cả chức đạo quan. Đến đời nhà Trần, năm 1247 đời vua Thái Tông, có mở khoa thi Tam Giáo: thi về Nho giáo, Phật  giáo và Đạo giáo. Theo sử gia Trần Trọng Kim, ‘sự học vấn đời nhà Trần cũng rộng: Nho, Phật, Lão đều trọng cả. Nhưng không rõ cách học hành, và phép thi cử lúc bấy giờ ra thế nào, vì chỗ nầy sử chỉ nói lược qua mà thôĩ’ 7 (Việt Nam sử lược, trang 124). Có sự hòa hợp ba tôn giáo như thế là nhờ vua quan, dân chúng ta thời xưa nhận thức Nho, Phật, Lảo là phương tiện bảo vệ luân lý làm người, hơn là những giáo thuyết siêu hình mở đường đến sự cuồng tín có thể gieo sự chia rẻ trong dân gian. Các vua ta, mỗi khi trong triều hay ngoài dân gian có phát hiện những hiện tượng mê tín, dị đoan, hay có kẻ lợi dụng tôn giáo để tham những, thì lập tức hạ lệnh ngăn cấm trừng phạt. Lý Thường Kiệt (1019-1105) thải hồi hơn nửa số thuộc hạ của ông về tội lợi dụng mê tín của dân chúng để trục lợi làm tiền. Như thế cũng chính là để bảo vệ luân lý. Mặt khác, trong khi Nho giáo, bản chất là một công cụ tổ chức an ninh trật tự xã hội rồi trở thành vũ khí của kẻ thống trị, thì Đạo giáo xây dựng trên những tư tưởng phản kháng các nhà cầm quyền, đã được dân chúng, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, đã dùng làm vũ khí tinh thần chống lại kẻ thống trị. Ở Trung Quốc thời Tam Quốc (220-280) Trương Giác lập Thái Bình đạo, dùng phương thuật, bùa phép tập họp dân chúng khởi nghĩa Hoàng Cân (nghĩa quân chít khăn hoàng làm dấu hiệu) chống chế đọ cai trị đương thời (năm 184). Bị đàn áp, Thái Bình đạo tồn tại một thời gian, rồi một số tín đồ quy phục theo Ngũ đảu mể đạo (nộp 5 đấu gạo để gia nhập đạo)một thứ Đạo giáo phù thủy, do Trương Lăng tu luyện tại vùng núi Tứ Xuyên, lấy Lão Tử làm kỳ hiệu (Tên gọi Thái Thượng Lão quân  phát xuất từ phái nầy) để tiếp tục vùng lên chống chính quyền. Ở Việt Nam, thời Lý Nhân Tông (1072-1127), có Lý Giác là kẻ học được phép lạ tương truyền có thể biến cỏ cây thành âm binh, cầm đầu cuộc bạo động ở Diễn Châu. Năm 1379, đời Trần Phế Đế, ở Bắc Giang, Nguyễn Bổ tự xưng có nhiều phép thần thông, nổi lên lấy hiệu là Đường Lang Tử Y. Đời nhà Hồ, Trần Đức Huy dùng pháp thuật lôi cuốn đông đảo người theo, bị Hồ Quí Ly dẹp năm 1403. Vào cuối thế kỷ 19, khi quân Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta, có Mạc Đỉnh Phúc (cháu 18 đời nhà Mạc) dùng thuật phép thuật để phát động cuộc khởi nghĩa năm 1895 ở các tỉnh miền biển Bắc phần, tuyên  truyền mình có phép thần thông làm cho đạn Pháp bắn ra quay trở lại bắn quân Pháp.  Năm 1916, Võ Trứ ở Bình Định và Trần Cao Vân ở Quảng Nam phò vua Duy Tân chống Pháp, nghĩa quân đeo bùa cho đạn Pháp bắn không chết. Nguyễn Hữu Trí ở Tà Lơn (sau núi Cấm, Nam phần) tôn Phan Xích Long làm Hoàng đế, đồn rằng ông là con vua Hàm Nghi, có nhiều phép lạ làm cho súng Pháp không nổ và lập nhiều hội kín ở Nam 8 phần lôi cuốn hàng vạn người hoạt động chống Pháp Phạm vi tư tưởng văn học Về nếp sống và văn thơ, mặc dầu không mấy ai thật sự là tín đồ một phái nào của Đạo Giáo, nhưng hầu hết các nhà Nho Việt Nam, qua Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, hay thi văn cổ Trung Hoa, đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp những tư tưởng của Lão-tử, Trang-tử. Trong những nhà Nho đã thoát ra khỏi cuộc đời, đi ở ẩn để tiêu diêu tự tại giữa thiên nhiên, trước hết có Nguyễn Trãi (1380-1442) một công thần giúp Lê Lợi đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước ta. Sau khi vua Lê Thái Tông mất, bị gian thần gièm pha, ông cáo quan về ẩn tại Côn Sơn (Hải Dương). Ông cũng có nhiều câu thơ ca tụng thú thanh nhàn (một bầu phong nguyệt) tiêu dao tự tại giữa thiên nhiên, đúng với lời dạy bảo trong Đạo thường mà không còn  nghĩ đến sự đua tranh:         Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại, Hai chữ công danh biếng vả về. (Quốc Âm Thi Tập bài số 155) (1) …Chữ nhàn xưa chép lời  truyền bảo, Khiến chớ cho qua một Đạo thường.  (Quốc Âm Thi Tập bài số 128) … Ở thế an nhàn chẳng có sự, Nghìn muôn tấn nhượng, chớ đua tranh! (Quốc Âm Thi Tập bài số 136) 3.-  Phạm vi ứng xử với thời cuộc Các nhà Nho ngày xưa thường theo chủ trương ‘Công toại, thân thoái’ (Đạo Đức Kinh,  chương 9). Từ thời dựng nước, vị anh hùng cứu quốc Phù Đổng, sau khi ngăn chận xâm lăng thành công, liền phi thần mã rút lui không chịu hưởng công danh. Trong cuộc phò Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh, lúc đầu Nguyễn Trãi cùng Trần Nguyên Hãn đến gặp Lê Lợi, Nguyên Hãn xem tướng Lê Lợi, cho đó là một nhân vật chỉ có thể cọng tác lúc khốn cùng, chớ không thể chung sống lúc thành công được, nhưng vì đại nghĩa kháng chiến cho độc lập quốc gia, nên cả hai đều theo phù giúp. Khi toàn thắng quân Minh, Trần Nguyên Hãn xin về vườn, nhưng một năm sau, bị vua buộc tội đồng lõa với phản loạn, ông nhảy xuống sông tự tử để khỏi bị chém đầu. Sau đó, Nguyễn Trãi xin về hưu ở Côn Sơn, nhưng cuối cùng vì vụ Thị Lộ mà cả gia đình bị tru di tam tộc (1442). 4.-Phạm vi tín ngưỡng Ngày nay các phái Phù thủy, Thần tiên của Đạo giáo chắc là không còn tồn tại nữa. Các thành phần trẻ và có học nước ta cũng không ai tin 9 tưởng những chủ trương vô vi nhi trị, trở về đời sống thái thượng dân số ít, dân trí kém do Lão tử đề xướng, nhưng rất có thể bị lôi cuốn theo lập trường không phân biệt thiện ác, sai đúng, khiến cho cuộc sống sinh ra bừa bãi, vô trách nhiệm, hoặc lẫn lộn hưởng nhàn với hành lạc sa đọa, hoặc theo gương Trang-tử, phản đối tất cả những luật lệ, thể chế chính trị, học thuyét, tín ngưỡng do người đời bày ra, đến mức có thể bị mất hết tin tưởng, sống ngoài lề xã hội, không biết quí trọng giá trị thiêng liêng của  đời sống mà Trời đã phú cho. Vì vậy các bậc đàn anh, có bổn phận giúp lớp hậu sinh tìm hiểu và đánh giá cho đúng mức những chủ trương, tư tưởng, học thuyết Trang-tử trong Đạo giáo để gạt bỏ những gì lỗi thời và tìm mọi cách Việt hóa những gì có thể giúp cho sự tiến bộ về tư tưởng cũng về khoa học cho dân tộc Việt Nam chúng ta. Về bản năng Việt hóa của dân Việt, Paul Mus, một văn hào Pháp, đã nhận xét, “Ngay từ khi khai quốc, tất cả then chốt trong lịch sử Việt Nam biểu lộ ngay trong tinh thần chống đối luôn luôn hòa hợp, một cách trái ngược, với khả năng đồng hóa đáng ngạc nhiên những gì từ nước ngoài du nhập vào, tạo thành một tiềm năng quật khởi quốc gia, nhất định không chịu khất phục mặc dù phải bị thua trận, bị phân chia, và bị chinh phục. “ ( Mở rộng ) Tại sao có sự dung nạp Tam giáo? Theo giáo sư Trần Văn Giàu, thời quốc sơ, các nhà Ngô, Đinh, Lê ít lưu tâm tới việc học do việc võ cấp thiết hơn việc văn.Việc học lúc này hình như là do các nhà chùa đảm nhận. Tam giáo tự do hoành hành. Nhà nước sử dụng nhân tài từ cả ba nguồn - Phật, Đạo, Nho – mà trước hết là từ Phật giáo, kế đó Đạo giáo, còn Nho giáo lại hiếm hoi, mờ nhạt…(Triết học và tư tưởng, NXB thành phố Hồ Chí Minh – 1988, trang 113). Qua bốn triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, hoàn cảnh lịch sử đã làm cho Việt Nam trở thành mảnh đất tốt để Tam giáo lớn mạnh trong lòng bao dung của người Việt. Các vua Đinh Tiên Hoàng (968-979), Lê Đại Hành (980-1005), Lý Thái Tổ (1010-1028) v.v… đã chọn các đại sư, đạo sĩ vào triều đình làm cố vấn. Vua Lý Thái Tổ còn tôn Thiền sư Vạn hạnh lên làm Quốc sư. Vua Lý Nhân Tông (1027-1127) đi đâu cũng hay kề cận Thiền sư Giác Hải và Đạo sĩ Thông Huyền…Pháp sư Đỗ Pháp Thuận (915-990) đã được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, Ngài khuyên vua dùng đường lối “vô vi”của đạo Lão (Lê Anh Dũng, Con đường Tam giáo 10 Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh - 1996, trang 68). Nhà Lý sùng đạo Phật nhưng muốn trị nước, muốn củng cố chế độ phong kiến thì ở  vào thế một nước láng giềng có nhiều mối quan hệ văn hóa và chủng tộc với Trung Quốc, nhà Lý không thể không cậy vào Nho giáo mỗi lúc thêm nhiều. Bởi vậy cho nên vào năm 1070, Lý Thánh Tông sai dựng Văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 tiền hiền. Năm 1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi Nho học tam trường. Năm 1095, Lý Cao Tông mở kỳ thi Tam giáo…Như vậy, thời Lý triều đình sử dụng cả hai nguồn Nho và Phật để trị nước. Thêm vào đó, các nhà vua còn vận dụng Đạo giáo hay Lão giáo Trung Quốc kết hợp với Thần đạo Việt Nam. Thần đạo là đạo tôn thờ vong linh của các công thần, tiền hiền hay anh hùng liệt sĩ để kích thích lòng yêu nước của nhân dân ở các đình, đền, miếu hay lăng, một nét tín ngưỡng độc đáo của người Việt theo truyền thống và bản sắc dân tộc “uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”. Theo đó, từ thời nhà Lý đã thành lập nhiều đạo quán (đền) vừa để tôn thờ vừa để sử dụng như một thứ thần bảo vệ, trấn áp các thần linh ngoại xâm, như Trấn Vũ Quán hay Quán thánh một trong “Tứ trấn” được vua Lý Thái Tổ xây ở mặt Bắc (nay ở đường Quan Thánh với đường Thanh Niên quận Ba Đình) lúc mới dời đô về Đại La -Thăng Long, đền Ngọc Sơn bên hồ Hoàn Kiếm, lúc đầu thờ Đức Quán thánh Đế quân, sau trùng tu lại thờ Phật nên gọi là chùa Ngọc Sơn, về sau nữa lại thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. v.v… C . KẾT LUẬN: Ba tôn giáo mang màu sắc riêng,đặc trưng riêng,tuy nhiên không đối chọi nhau mà hoà quyện ,bổ sung,hỗ trợ cho nhau . Ba tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến thái nhất định. Ví dụ Nho giáo không hạ thấp được vai trò người phụ nữ, việc thờ Mẫu ở Việt Nam rất thịnh hành. Tính đa thần, dân chủ, cộng đồng được thể hiện ở việc thờ tập thể gia tiên, thờ nhiều cặp thần thánh, vào một ngôi chùa thấy không chỉ thờ Phật mà thờ cả nhiều vị khác, thấn linh có mà người thật cũng có. Và có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện con cóc kiện cả ông Trời, cũng như môtíp người lấy tiên trong các chuyện cổ tích. Đây chính là những nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam. 11 MỤC LỤC : A, TÔN GIÁO LÀ GÌ ? KHÁI NIỆM VỀ “ TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN” ? a.Một số khái niệm về tôn giáo b.tôn giáo là gì ? c. tam giáo đồng nguyên? B, ẢNH HƯỞNG CỦA 3 CÁC TÔN GIÁO LỚN ĐỐI VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM I. PHẬT GIÁO: II. NHO GIÁO: III.ĐẠO GIÁO ( Mở rộng ) Tại sao có sự dung nạp Tam giáo? C . KẾT LUẬN: *) Tài liệu tham khảo : - - cao đài từ điển _tam giao đồng nguyên -Phật giáo và những ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam - Đạo giáo du nhập vào Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân -đại cương văn hóa -tam giao đồng nguyên (9đ kèm hình ảnh).doc