Bài học của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Để tránh lặp lại bài học của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO là rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ phá sản và thua lỗ lớn.Thì giải pháp cần đặt ra hiện nay cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là cần phải vươn lên một cách mạnh mẽ và quyết liệt thay đổi phương thức kinh doanh,nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng . nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo Bộ Công Thương, hiện nay một số tập đoàn, DN phân phối,bán lẻ quốc tế đang hoàn thiện hồ sơ,chuẩn bị đăng ký kinh doanh tại Việt Nam như: Dairy Farm (Singapore) đã nộp đơn xin thành lập DN 100% vốn; Lotte (Hàn Quốc) vào Việt Nam qua hình thức liên doanh; 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Wal – Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) cũng đang bắt đầu để ý tới thị trường Việt Nam.Đây là những thông tin đáng mừng cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam nhưng lại là đáng lo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước bởi từ lúc này sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn bao giờ hết

pdf7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài học của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để tránh lặp lại bài học của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO là rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ phá sản và thua lỗ lớn.Thì giải pháp cần đặt ra hiện nay cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là cần phải vươn lên một cách mạnh mẽ và quyết liệt thay đổi phương thức kinh doanh,nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng... nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo Bộ Công Thương, hiện nay một số tập đoàn, DN phân phối,bán lẻ quốc tế đang hoàn thiện hồ sơ,chuẩn bị đăng ký kinh doanh tại Việt Nam như: Dairy Farm (Singapore) đã nộp đơn xin thành lập DN 100% vốn; Lotte (Hàn Quốc) vào Việt Nam qua hình thức liên doanh; 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Wal – Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) cũng đang bắt đầu để ý tới thị trường Việt Nam.Đây là những thông tin đáng mừng cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam nhưng lại là đáng lo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước bởi từ lúc này sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn bao giờ hết. Sức thu hút của thị trường bán lẻ Việt Nam Quy mô thị trường bán lẻ VN năm 2007 khoảng 20 tỉ USD và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm.Kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng 13%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao - khoảng 30%.Riêng tại TPHCM và Hà Nội, kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng khoảng 28% (năm 2008) và dự kiến lên đến 37% vào năm 2010 Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn khoảng 86 triệu dân,dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 và thu nhập của người dân ngày càng cao.Mặt khác sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ VN còn do áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa nhiều và VN có đến 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, chi tiêu mạnh tay.Tầng lớp trung lưu với thu nhập 250USD/tháng trở lên đang tăng nhanh. Riêng tầng lớp trung lưu thu nhập trên 500USD/tháng chiếm trên 1/3 số hộ gia đình ở thành thị. Chính vì thế, sức hút của thị trường bán lẻ VN tăng nhanh khi năm 2007, VN xếp hạng 2 trên thế giới sau Ấn Độ, nhưng tháng 6.2008 - theo xếp hạng của Cty tư vấn Mỹ A.T.Keaney về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu thì Việt Nam đã đứng số 1. Hiện nay một số nhà sản xuất và các nhà phân phối bán lẻ hàng đầu đã hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry, Big C,Parkson..v.v và Wal-mart cũng đang đặt sự chú ý rất nhiều vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhận định về các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Trước mắt các DN phân phối bán lẻ Việt Nam chưa gặp khó khăn về việc phải cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Điều mà các DN sẽ phải chuẩn bị ứng phó đó chính là những nguyên nhân nội tại từ DN và yếu tố khách quan của thị trường.Bởi 2 nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, theo số liệu thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trong 11 tháng của năm 2008 chỉ đạt mức tăng 6% với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng là khoảng 27% (năm 2007 tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng 22% so với 2006). Điều này xuất phát từ nguyên nhân nền kinh tế khó khăn, người dân cắt giảm chi tiêu.Vì vậy các tập đoàn phân phối nước ngoài cũng sẽ phải tính lại bài toán đầu tư vào Việt Nam bởi việc phát triển hệ thống bán lẻ hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô dân số và sức mua. Mặt khác, theo quy định, DN phân phối bán lẻ nước ngoài muốn lập điểm bán lẻ thứ hai phải xin phép. Chắc chắn trong bối cảnh hiện nay sẽ không có việc các tập đoàn phân phối nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Thứ hai, trong lúc này các DN sẽ phải xây dựng lại hệ thống quản trị, phát triển nguồn nhân lực, tạo chuỗi phân phối khép kín- xây dựng vùng nguyên liệu và mở rộng liên kết. Tuy nhiên nhìn nhận hiện tại thì hiện nay các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang tồn tại những mặt hạn chế sau: Thực tế cho thấy các đơn vị bán lẻ trong nước còn chưa nhiều,lại thiếu tính chuyên nghiệp và vốn ít; hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếu đồng bộ và chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông kém... Bên cạnh đó,Chính phủ hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nhìn lại ta sẽ thấy hầu hết những siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần vị trí trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng. Khó khăn đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam đó là năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp yếu vì đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý lạc hậu, phương thức kinh doanh chưa tiên tiến, cơ sở hạ tầng kinh doanh chưa hiện đại, chiến lược kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời, tính liên kết giữa các doanh nghiệp yếu như: liên kết dọc giữa nhà sản xuất- nhà bán buôn-nhà bán lẻ; liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán lẻ với nhà bán lẻ; liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng… Tuy nhiên bên cạnh những mặt hạn chế thì những lợi thế lâu dài mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần phát huy đó là: Với mạng lưới các điểm bán lẻ khá dày đặc, phân bố khắp nơi đang trở thành một lợi thế cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam.Hơn ai hết, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam gắn bó về văn hóa, hiểu biết về tập quán, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam và có cơ hội để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại cũng như có thêm động lực trong việc đổi mới và phát triển kinh doanh. Hơn nữa, trong cam kết, để có thời gian cho doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị, Chính phủ đã thực hiện việc mở cửa theo lộ trình, áp dụng kiểm tra nhu cầu kinh tế khi cấp phép từ cơ sở bán lẻ thứ hai trở lên đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không mở cửa hoặc mở cửa theo lộ trình đối với một số hàng hóa Về tương lai lâu dài để đảm bảo cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể cạnh tranh và phát triển thì cần thực hiện một số giải pháp chính sau: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hiện đại cần hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing một cách chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, xây dựng chính sách chất lượng, tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực…để tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giữ vững và phát huy vị thế cạnh tranh trên thị trường. Nhà nước cần sớm xây dựng định hướng, chiến lược cho sự phát triển của hệ thống phân phối cả về hạ tầng thương mại, hệ thống pháp lý, đào tạo nhân lực... tạo môi trường ổn định cho DN phát triển. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích DN trong nước đầu tư đổi mới và mở rộng hệ thống phân phối bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình phát triển, có chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, đổi mới công nghệ cũng như được hỗ trợ về thông tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại. Xây dựng chuỗi bán lẻ hiện đại với tính chuyên nghiệp cao Ví dụ điển hình đang hoạt động rất có hiệu quả đó là chuỗi siêu thị Sài Gòn Co.op.Các doanh nghiệp trong ngành nên tiến hành nghiên cứu để xây dựng những chuỗi riêng cho mình,trên cơ sở đó nhanh chóng mở rộng thị phần bán lẻ. Phát triển doanh nghiệp kinh doanh chuỗi để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau nhằm phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, trong đó cũng cần quan tâm phát triển chuỗi siêu thị, cửa hàng thông qua phương thức nhượng quyền thương mại. Phát triển họat động nhượng quyền thương mại Từ kết quả thảo luận chuyên sâu với một số doanh nghiệp có họat động nhượng quyền thương mại,các đơn vị kinh doanh nhượng quyền thương mại cần thực hiện những nội dung sau: 1.Bảo vệ tài sản trí tuệ: đăng ký bản quyền tên công ty, logo. 2.Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên cho việc kinh doanh nhượng quyền. 3.Hình thành cẩm nang họat động:lập sổ tay nghiệp vụ chi tiết, cụ thể cho người mua nhượng quyền. 4.Chuẩn bị chương trình huấn luyện cho đối tác. Có chương trình huấn luyện cụ thể trước ngày khai trương, song song đó cho người mua nhượng quyền tham quan thực tế kinh doanh những cửa hàng đang kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền khác. 5.Xây dựng lực lượng hỗ trợ cho đối tác mua nhượng quyền. Các doanh nghiệp có bộ phận (phòng) quản lý kinh doanh nhượng quyền kết hợp với phòng marketing xây dựng chương trình họat động nhằm hỗ trợ cho người mua nhượng quyền. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp quy mô lớn mua, sáp nhập Khuyến khích các doanh nghiệp quy mô lớn mua, sáp nhập những cửa hàng nhỏ để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua thông qua họat động liên kết mà Sài Gòn Co.op đã mở rộng mạng lưới siêu thị của mình ra các địa bàn phục vụ người tiêu dùng. Các tổng công ty, công ty thương mại cần xây dựng các trung tâm logistics Tổng công ty, công ty thương mại xây dựng các trung tâm logistics (dịch vụ hậu cần) hoặc liên kết cùng nhau xây dựng các trung tâm logistics (như mô hình của Saigon Co.op) để đặt hàng với nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, tập trung dự trữ, phân loại, chỉnh lý, bao gói... phân phối cho mạng lưới bán lẻ của hệ thống. Ngoài ra, các đơn vị này cũng cần quan tâm đến việc quy họach vùng nguyên liệu, cung ứng vốn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất…để tạo ra nguồn hàng ổn định, giá phù hợp cung ứng cho hệ thống bán lẻ của mình. Phát huy vai trò của Hiệp hội các nhà bán lẻ VN Hiệp hội các nhà bán lẻ VN vừa được thành lập cần được phát huy vai trò của mình trong hỗ trợ thông tin thị trường bán lẻ, phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường, hình thành nên những liên kết, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại và đại diện cho các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội trong bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp. Kết luận Xu hướng phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại ở nước ta dần dần đã trở thành hiện thực, nhất là ở các thành phố, thị xã.Đó cũng chính là sự phản ảnh đúng xu hướng phát triển hệ thống phân phối hiện đại của thế giới. Trước việc các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới thâm nhập thị trường, thị trường bán lẻ của VN đang nóng lên từng ngày. Đây vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trong nước.Vì vậy để giữ thị phần kinh doanh bán lẻ, các doanh nghiệp trong nước cần vươn lên cải tiến họat động kinh doanh, thực hiện tính chuyên nghiệp hóa trong các họat động quản lý, đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Những kiến nghị, giải pháp nêu trên hy vọng sẽ phần nào giúp ích cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai sắp tới. Ngoài ra,sự nỗ lực của các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội các nhà bán lẻ VN và sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước có liên quan là không thể thiếu cho quá trình phát triển. kienthuckinhte.com (Theo Saga)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBài học của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.pdf
Tài liệu liên quan