Bài giảng Xây dựng công cụ thu thập số liệu

4. Triển khai thu thập số liệu - Cố gắng thực hiện theo đúng quy trình và kế hoạch đã thống nhất - Kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc hàng ngày (bảng kiểm thu thập thông tin) 5. Quản lý số liệu đã thu thập. - Sau khi hoàn thành thu thập số liệu bàn giao lại cho CN đề tài hoặc người có trách nhiệm (ký nhận) - Có thể bàn giao hàng ngày.

pdf32 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Xây dựng công cụ thu thập số liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU Hà Nội, 2014 PGS.TS. Lê Thị Tài Mục tiêu 1. Trình bày được các loại công cụ thu thập số liệu cơ bản và ưu, nhược điểm của mỗi loại công cụ. 2. Trình bày được các các bước thiết kế công cụ nghiên cứu và cấu trúc của mỗi công cụ nghiên cứu. Kỹ thuật Công cụ - Phỏng vấn Bộ câu hỏi - Quan sát + Xét nghiệm Bảng kiểm, phiếu điền KQXN + Đếm Bảng kiểm, biểu mẫu + Đo đạc Biểu mẫu, phương tiện, dụng cụ + Khám LS Bệnh án nghiên cứu (BANC) - Hồi cứu sổ sách, báo cáo Bảng kiểm, biểu mẫu thu thập số liệu, BANC 1. Các công cụ thu thập số liệu cơ bản 2. Cơ sở cho việc lựa chọn công cụ Căn cứ vào đâu để lựa chọn công cụ thu thâp thông tin cho một nghiên cứu? 2. Cơ sở cho việc lựa chọn công cụ: - Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu; - Các biến số, chỉ số nghiên cứu; - Nguồn lực hiện có (kỹ thuật, nhân lực, thời gian, kinh phí); - Đặc điểm quần thể nghiên cứu: khả năng nhận thức, ngôn ngữ, văn hóa. 3. Thiết kế công cụ thu thập số liệu Kỹ thuật Công cụ - Phỏng vấn Bộ câu hỏi, bản hướng dẫn - Quan sát: + Xét nghiệm Bảng kiểm, phiếu điền KQXN + Đếm Bảng kiểm, biểu mẫu + Đo đạc Biểu mẫu, phương tiện, dụng cụ, bản hướng dẫn + Khám LS Bệnh án NC - Hồi cứu BA, sổ sách, báo cáo Bảng kiểm, biểu mẫu thu thập số liệu, BANC, bản hướng dẫn 3. Thiết kế công cụ thu thập số liệu 3.1. Các bước thực hiện Hãy mô tả lại các bước bạn đã thực hiện khi thiết kế công cụ cho một nghiên cứu? 3. Thiết kế công cụ thu thập số liệu 3.1. Các bước thực hiện - Liệt kê danh sách biến số cần thu thập - Lựa chọn KT thu thập số liệu cho từng biến số - Xác định loại công cụ sẽ sử dụng: bộ câu hỏi, bảng kiểm, biểu mẫu, v.v. - Phác thảo công cụ - Thảo luận, thống nhất, chỉnh sửa - Thử nghiệm và hoàn thiện - Mã hóa thông tin 3. Thiết kế công cụ thu thập số liệu 3.2. Thiết kế công cụ 3.2.1. Bộ câu hỏi Hãy nhận xét các câu hỏi sau đây. 1. Anh chị đã nghe về sự kháng thuốc kháng sinh chưa? 1. Đã nghe 2. Chưa bao giờ nghe 2. Khi kê đơn có thuốc kháng sinh cho bệnh nhân anh/chị thích kê đơn kháng sinh uống hay kháng sinh tiêm? 1. Kháng sinh uống 2. Kháng sinh tiêm 3. Cả 2 loại 3. Những trường hợp nào sau đây dẫn tới nguy cơ kháng thuốc KS: (đọc các tình huống, nhiều lựa chọn) 1. Sử dụng kháng sinh một thời gian dài 2. Sử dụng kháng sinh không đủ ngày 3. Sử dụng kháng sinh thất thường 4. Không đủ liều mỗi ngày 5. Phối hợp nhiều loại kháng sinh 6. Sử dụng kháng sinh trong khi không bị nhiễm trùng 7. Sử dụng kháng sinh không thích hợp với chẩn đoán bệnh 8. Khác (ghi rõ):................................................................................ 4. Anh chị hiểu như thế nào về sự kháng thuốc kháng sinh? 3.2.1. Bộ câu hỏi • Phân loại câu hỏi: - Câu hỏi đóng - Câu hỏi mở - Câu hỏi bán cấu trúc - Câu hỏi đóng: (một/nhiều lựa chọn) + Ưu điểm: Dễ sử dụng, phân tích số liệu. + Nhược điểm: Thông tin thu được chỉ giới hạn với câu hỏi. + Khi nào dùng câu hỏi đóng? Những tình huống đơn giản Đã biết hết các khả năng trả lời - Câu hỏi mở: gợi ý để đối tượng tự nói ra Ưu điểm: + Có thể thu được nhiều thông tin có liên quan hơn trong cùng một thời gian. + Đối tượng cảm thấy được tham gia nhiều hơn trong cuộc phỏng vấn. + Đối tượng có thể diễn đạt tất cả băn khoăn và lo lắng về vấn đề của họ, những thông tin này có thể không thu được nếu đặt câu hỏi đóng. - Câu hỏi mở: Nhược điểm: + Mất nhiều thời gian hơn và khó kiểm soát. + Thu được một số thông tin có thể không thích hợp. + Ghi chép câu trả lời khó hơn Khi nào dùng câu hỏi mở? Chưa biết các khả năng trả lời - Câu hỏi bán cấu trúc: Phối hợp giữa hai loại câu hỏi đóng và mở Ưu điểm: Thu được cả thông tin người NC muốn biết và thông tin ĐT muốn cung cấp Nhược điểm: - Mất nhiều thời gian hơn và khó kiểm soát. - Ghi chép câu trả lời khó hơn - Xử lý số liệu phức tạp hơn Khi nào dùng câu hỏi bán cấu trúc? Chưa biết hết các khả năng trả lời • Cấu trúc bộ câu hỏi: – Tên bộ câu hỏi: phản ánh chủ đề NC – Phần giới thiệu nghiên cứu, xin ý kiến đồng thuận – Phần hành chính: các đặc điểm nhân khẩu học, văn hoá, nghề nghiệp của ĐTNC – Các nội dung chính: Khi xây dựng bộ câu hỏi cần bám sát các mục tiêu nghiên cứu cũng như nhu cầu số liệu (các biến số, các chỉ số NC) – Câu cảm ơn và chữ ký của đối tượng (nếu cần) • Bản hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi: để khi nhiều người sử dụng vẫn hiểu đúng và làm giống nhau (dùng để tập huấn NCV và GSV) • Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu: Khi cần có sự đồng thuận của đối tượng. • Một số ví dụ Ví dụ về Xin ý kiến đồng thuận “Xin chào anh, tôi tên là ____________(tên). Như Trưởng Nhóm của chúng tôi đã giới thiệu, tôi là phỏng vấn viên của nhóm nghiên cứu về kiến thức và hiểu biết của nam giới từ 18-40 tuổi về sức khoẻ tình dục. Những thông tin này sẽ được sử dụng để tăng cường chất lượng các chương trình và dịch vụ về sức khỏe, phục vụ những người như anh tại Việt nam. Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 30 phút. Một số câu hỏi sẽ rất riêng tư, tuy nhiên chúng tôi mong muốn anh sẽ trả lời một cách trung thực ở mức tối đa có thể được. Một số câu hỏi sẽ yêu cầu anh nhớ lại về kinh nghiệm hoặc hành vi của anh trong một vài tháng gần đây; chúng tôi biết rằng đôi khi rất khó nhớ lại được tất cả mọi điều, nhưng xin anh hãy cố gắng hết sức để có thể trả lời càng chính xác càng tốt. Mọi thông tin thu thập sẽ được hoàn toàn giữ bí mật. Anh không bắt buộc phải trả lời những câu hỏi mà anh không muốn. Sự tham gia của anh vào cuộc phỏng vấn này là hoàn toàn tự nguyện và giấu tên. Mọi thông tin cá nhân của anh sẽ được giữ kín và chúng tôi cũng không ghi tên anh vào phiếu hỏi. Trước khi bắt đầu, anh có cần hỏi thêm điều gì về chúng tôi không? Chữ ký của phỏng vấn viên: _______________________________ Chữ ký này khẳng định đối tượng phỏng vấn đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu) 3.2.2. Bảng kiểm • Cấu trúc của bảng kiểm? 3.2.2. Bảng kiểm • Cấu trúc bảng kiểm: – Tên bảng kiểm: phản ánh nội dung cần thu thập – Phần hành chính: người QS, nơi/sự vật hiện tượng được quan sát, thời gian quan sát – Nội dung: XD bảng kiểm cũng phải bám sát các mục tiêu nghiên cứu, nhu cầu số liệu (các biến số, chỉ số nghiên cứu) • Các nội dung quan sát chính: là những yêu cầu cần đạt được/cần quan sát • Thang đánh giá: có/không, theo mức độ, v.v. – Kết luận, nhận xét của người quan sát STT Các bước tiến hành Có Không 1 Rửa tay thường quy/sát khuẩn nhanh 2 Thực hiện 5 đúng-Nhận định người bệnh, giải thích cho gười bệnh biết việc sắp làm. 3 Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc. 4 Xé bỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc. 5 Rút thuốc vào bơm tiêm. 6 Thay kim tiêm, đuổi khí, cho vào bao đựng bơm tiêm vô khuẩn. Ví dụ bảng kiểm Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 3.2.3. Các biểu mẫu • Các loại biểu mẫu: - Biểu mẫu thu thập thông tin hồi cứu từ bệnh án/đơn thuốc, tư liệu có sẵn, - Biểu mẫu ghi chép các kết quả xét nghiệm, đo đạc môi trường - Một số ví dụ về biểu mẫu 3.2.4. Bệnh án nghiên cứu • Khái niệm: Là tập hợp gồm bảng kiểm và các câu hỏi • Lý do phải có BANC? - Các thông tin từ bệnh án điều trị hàng ngày thường chưa đáp ứng được nhu cầu thu thập số liệu; - Trong một ĐTNC có nhiều người cùng tham gia khám, điều trị bệnh  cần thống nhất PP khai thác triệu chứng, phương pháp điều trị, thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán, lượng hóa và ghi chép các thông tin để xử lý thống kê. • Khi nào sử dụng BANC? Để thu thập số liệu cho một NC mới bắt đầu hoặc sao chép số liệu từ bệnh án cũ (hồi cứu) 3.2.4. Bệnh án nghiên cứu (tiếp) • Cấu trúc của BANC: Mỗi đề tài có mục tiêu riêng cần có bệnh án phù hợp để ghi chép các số liệu, thông tin cần thiết cho các mục tiêu đó - Cấu trúc chung: + Hành chính + Phần kết quả khám bệnh + Phần các kết quả xét nghiệm. + Phần theo dõi điều trị. + Phần nhận định chung, tóm tắt BA. 3.3. Sử dụng các loại phương tiện, dụng cụ thu thập số liệu: - Sử dụng cùng một loại cho một nghiên cứu - Chuẩn hóa trước khi thực hiện nghiên cứu và thường xuyên kiểm tra - Tập huấn kỹ thuật tiến hành và đọc/ghi kết quả cho tất cả những người tham gia thu thập số liệu QUY TRÌNH TỔ CHỨC THU THẬP SỐ LiỆU Mục tiêu Trình bày được quy trinh thu thập số liệu và nội dung các bước thu thập số liệu. 1. Lập kế hoạch triển khai (1) - Thời gian (bắt đầu-kết thúc) - Nhân lực: Phân công nhiệm vụ cụ thể (bản mô tả) + Người điều hành + Người giám sát + Nghiên cứu viên + Người phối hợp (Địa bàn NC) + Đối tượng nghiên cứu - Đi lại: Phương tiện, thời gian 1. Lập kế hoạch triển khai (2) - Kinh phí: Hướng dẫn chi, hoàn thiện chứng từ - Các phương tiện/TTB: giao cho từng nhóm/cá nhân chịu trách nhiệm - Quy trình thu thập số liệu: Nhiệm vụ phải hoàn thành trong từng ngày và cả đợt), dự kiến phương án rủi ro. - Bảng kiểm thu thập thông tin: bao gồm cả các thủ tục hành chính, thanh quyết toán 2. Liên hệ với cơ sở nghiên cứu (sớm nhất có thể) - Thông báo nội dung NC - Thống nhất thời gian, kế hoạch thực hiện - Xin nhân lực phối hợp: + Họ tên, số điện thoại liên hệ + Trách nhiệm của từng người - Sau khi thống nhất gửi lại bằng văn bản 3. Tập huấn NCV và GSV (Ngay trước khi triển khai) - Nội dung, kỹ thuật và công cụ nghiên cứu - Quy trình thu thập số liệu - Phân công nhiệm vụ (bản mô tả NV) 4. Triển khai thu thập số liệu - Cố gắng thực hiện theo đúng quy trình và kế hoạch đã thống nhất - Kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc hàng ngày (bảng kiểm thu thập thông tin) 5. Quản lý số liệu đã thu thập. - Sau khi hoàn thành thu thập số liệu bàn giao lại cho CN đề tài hoặc người có trách nhiệm (ký nhận) - Có thể bàn giao hàng ngày.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_6_xd_cc_lkh_nc_6463.pdf
Tài liệu liên quan