Bài giảng Xây dựng công cụ nghiên cứu và quy trình thu thập số liệu
Quy trình thu thập số liệu
• Mô tả chi tiết các bước của quá trình thu thập dữ liệu:
– Thử nghiệm công cụ
– Điều tra viên được chọn thế nào? Là ai? Số lượng
– Tập huấn điều tra viên như thế nào?
– Tổ chức thực địa ra sao?
– Giám sát thực địa
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Xây dựng công cụ nghiên cứu và quy trình thu thập số liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1XÂY DỰNG CÔNG CỤ
NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH
THU THẬP SỐ LIỆU
TS. Lê Thị Thanh Xuân,
9/1/2015
Mục tiêu
Sau buổi học, học viên có khả năng:
1. Mô tả được các kỹ thuật và công cụ thu thập số
liệu và ưu, nhược điểm của từng loại công cụ
2. Xây dựng được công cụ thu thập số liệu thích
hợp cho câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
3. Trình bày được quy trình thu thập số liệu
2Tài liệu tham khảo
• Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Tài liệu
hướng dẫn xây dựng đề cương NCKH Y
học (trang 134-159).
Loại số liệu và kỹ thuật thu
thập số liệu
Loại số liệu Kỹ thuật thu thập số liệu
Định lượng:
Bao nhiêu?
Bằng nào?
- Phỏng vấn
- Quan sát: Khám, cân, đo,
làm xét nghiệm, chấm điểm
- Hồi cứu sổ sách, báo cáo
Định tính:
Cái gì?
Tại sao?
Như thế nào?
- Phỏng vấn sâu
- Thảo luận nhóm
- Quan sát, vẽ bản đồ, nhật ký...
3Các loại công cụ thu thập số liệu
Kỹ thuật Công cụ
- Phỏng vấn Bộ câu hỏi
- Quan sát
+ Khám bệnh Bệnh án nghiên cứu, bảng kiểm
+ Xét nghiệm Bảng kiểm, phiếu điền KQXN
+ Quan sát Bảng kiểm, biểu mẫu
+ Đo đạc Biểu mẫu, phương tiện, dụng cụ
- Hồi cứu sổ
sách, báo cáo
Bảng kiểm, biểu mẫu thu thập
thông tin
1. Cơ sở cho việc lựa chọn công cụ
Căn cứ vào đâu để lựa chọn công cụ thu thâp
thông tin cho một nghiên cứu?
41. Cơ sở cho việc lựa chọn công cụ
- Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu;
- Các biến số, chỉ số nghiên cứu;
- Nguồn lực hiện có (kỹ thuật, nhân lực, thời gian,
kinh phí);
- Đặc điểm quần thể nghiên cứu: khả năng nhận
thức, ngôn ngữ, văn hóa.
2. Các bước xây dựng công cụ nghiên cứu
1. Liệt kê danh sách biến số/thông tin cần thu thập
2. Lựa chọn KT thu thập số liệu cho từng biến số
3. Xác định loại công cụ sẽ sử dụng: bộ câu hỏi,
bảng kiểm, bệnh án, v.v.
4. Xác định đối tượng của công cụ
5. Phác thảo công cụ
6. Thảo luận, thống nhất, chỉnh sửa
7. Thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện
53. Thiết kế công cụ thu thập số liệu
3.1. Bộ câu hỏi
3.2. Bảng kiểm
3.3. Bệnh án nghiên cứu
3.4. Biểu mẫu thu thập thông tin
3.5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu/ thảo luận
nhóm
3.1. Bộ câu hỏi
1. Thông tin cần thu thập: mục tiêu và biến số nghiên cứu
2. Loại bộ câu hỏi: tự điền, PV trực tiếp v.v.
3. Nội dung của câu hỏi: viết ra tất cả các câu hỏi có thể và cân
nhắc: có cần thiết? Đối tượng có muốn trả lời? Có thể trả lời?
4. Loại câu hỏi: đóng, mở, bán cấu trúc
5. Cách dùng từ trong câu hỏi có dễ hiểu, đơn giản, tránh hỏi mơ
hồ, viết tắt, cần ngắn gọn, trực tiếp
6. Cấu trúc của bộ câu hỏi: có định dạng, đơn giản, mạch lạc,
tránh sai số do thứ tự xếp sẵn, hỏi câu dễ trước câu khó, chú ý
thứ tự câu hỏi
7. Trình bày bộ câu hỏi
8. Rà soát bộ câu hỏi
9. Thử nghiệm bộ câu hỏi
10. In hàng loạt bộ câu hỏi
63.1. Bộ câu hỏi
• Phân loại câu hỏi:
- Câu hỏi đóng
- Câu hỏi mở
- Câu hỏi bán cấu trúc
3.1. Bộ câu hỏi
Hãy phân loại các câu hỏi sau đây.
1. Ông/bà khám bệnh theo BHYT hay không theo BHYT?
1. Khám BHYT
2. Không có BHYT
2. Lý do ông/bà khám bệnh lần này là gi?
................................................................................................................
3. Lý do ông/bà chọn điều trị tại bệnh viện này là gì?
1. Do tuyến dưới chuyển viện
2. Đến khám lại theo hẹn
3. Tự đến
4. Nếu tự đến, vì sao ông/bà chọn đến khám tại BV này?
1. Vì gần nhà
2. Vì đây là bệnh viện lớn, có nhiều trang thiết bị tốt
3. Nghe nói có nhiều bác sĩ giỏi, bệnh viện lớn
4. Bản thân hoặc có người quen đã từng chữa khỏi tại đây
5. Khác (Ghi rõ) ..
7- Câu hỏi đóng: (một/nhiều lựa chọn)
+ Ưu điểm: Dễ sử dụng, phân tích số liệu.
+ Nhược điểm: Thông tin thu được chỉ giới
hạn với câu hỏi.
+ Khi nào dùng câu hỏi đóng?
Những tình huống đơn giản
Đã biết hết các khả năng trả lời
- Câu hỏi mở: gợi ý để đối tượng tự nói ra
Ưu điểm:
+ Nhiều thông tin trong cùng một thời gian.
+ Đối tượng/BN cảm thấy được tham gia
nhiều hơn trong cuộc phỏng vấn.
+ Đối tượng/BN có thể diễn đạt tất cả băn
khoăn và lo lắng về vấn đề của họ, những
thông tin này có thể không thu được nếu
đặt câu hỏi đóng.
8- Câu hỏi mở:
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian (phỏng vấn, phân tích...)
- Thông tin không thích hợp.
- Ghi chép câu trả lời khó hơn
Khi nào dùng câu hỏi mở?
Chưa biết các khả năng trả lời
- Câu hỏi bán cấu trúc: câu hỏi đóng và mở
Ưu điểm:
Thu được cả thông tin người NC muốn biết
và thông tin ĐT muốn cung cấp
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian hơn và khó kiểm soát.
- Ghi chép câu trả lời khó hơn
- Xử lý số liệu phức tạp hơn
Khi nào dùng câu hỏi bán cấu trúc?
Chưa biết hết các khả năng trả lời
93.1. Bộ câu hỏi
• Cấu trúc bộ câu hỏi:
– Tên bộ câu hỏi: phản ánh chủ đề NC
– Phần giới thiệu
– Phần hành chính: các đặc điểm nhân khẩu học,
văn hoá, nghề nghiệp
– Các nội dung chính: Khi xây dựng bộ câu hỏi
cần bám sát các mục tiêu nghiên cứu cũng như
nhu cầu số liệu (các biến số, các chỉ số NC)
– Câu cảm ơn và chữ ký của đối tượng (nếu cần)
10
3.1. Bộ câu hỏi
• Bản hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi: để
khi nhiều người sử dụng vẫn hiểu đúng và
làm giống nhau (dùng để tập huấn NCV)
• Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu:
khi cần có sự đồng thuận của đối tượng
• Một số ví dụ
Ví dụ bộ câu hỏi
11
3.1. Bộ câu hỏi- bài tập
• Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân đã tham gia điều
trị tại BV A về bệnh tăng huyết áp. Hãy xây dựng các
câu hỏi để thu thập thông tin sau của bệnh nhân:
– Tuổi dương lịch
– Nghề nghiệp chính
– Thu nhập
– Khoảng cách từ nhà đến BV
– Nơi khám chữa bệnh trước khi đến BV A
– Tình hình hút thuốc của bệnh nhân: có hút hay không, thời gian
hút, số lượng thuốc thường hút/ngày
– Kỳ vọng của bệnh nhân trong lần điều trị
– Tuân thủ y lệnh của BS trong việc uống thuốc hàng ngày.
12
3.2. Bảng kiểm
• Một số ví dụ bảng kiểm
• Cấu trúc của bảng kiểm?
3.2. Bảng kiểm
• Cấu trúc bảng kiểm:
– Tên bảng kiểm: phản ánh nội dung cần thu thập
– Phần hành chính: người QS, nơi/sự vật hiện tượng
được quan sát, thời gian quan sát
– Nội dung: XD bảng kiểm cũng phải bám sát các mục
tiêu nghiên cứu, nhu cầu số liệu (các biến số, chỉ số
nghiên cứu)
• Các nội dung quan sát chính: là những yêu cầu cần đạt
được/cần quan sát
• Thang đánh giá: có/không, theo mức độ, v.v.
– Kết luận, nhận xét của người quan sát
13
3.2. Bảng kiểm – bài tập
– Trong một nghiên cứu đánh giá năng lực phục vụ
bệnh nhân tăng huyết áp của cơ sở khám bệnh ngoại
trú của BV A, cần đánh giá kỹ năng đo huyết áp của
nhân viên y tế tại phòng khám . Hãy xây dựng bảng
kiểm để thu thập thông tin cho nghiên cứu.
3.3. Bệnh án nghiên cứu
• Khái niệm: Là tập hợp gồm bảng kiểm và các câu hỏi
• Lý do phải có BANC?
- Các thông tin từ bệnh án điều trị hàng ngày thường
chưa đáp ứng được nhu cầu thu thập số liệu;
- Trong một ĐTNC có nhiều người cùng tham gia
khám, điều trị bệnh cần thống nhất PP khai thác
triệu chứng, phương pháp điều trị, thống nhất tiêu
chuẩn chẩn đoán, lượng hóa và ghi chép các thông tin
để xử lý thống kê.
• Sử dụng BANC: để thu thập số liệu cho một NC mới
bắt đầu hoặc sao chép số liệu từ bệnh án cũ (hồi cứu)
14
3.3. Bệnh án nghiên cứu
• Cấu trúc của BANC:
- Mỗi đề tài có mục tiêu riêng cần có bệnh án phù
hợp để ghi chép các số liệu, thông tin cần thiết
cho các mục tiêu đó
- Cấu trúc chung:
+ Hành chính
+ Phần khám bệnh
+ Phần các kết quả xét nghiệm.
+ Phần theo dõi điều trị.
+ Phần nhận định chung, tóm tắt BA.
3.3. Bệnh án nghiên cứu – bài tập
- Trong nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết áp
tại phòng khám ngoại trú của BV A, người ta cần
thu thập thông tin về:
- Phân bố bệnh nhân theo giới, tuổi
- Tiền sử bệnh huyết áp của bệnh nhân: có/không, thời gian mắc
- Số đo huyết áp lúc trong các ngày nằm viện
- Các xét nghiệm đã thực hiện
- Thời gian nằm viện
- Chi phí điều trị.
- Kết luận khi ra viện
15
3.4. Các biểu mẫu
• Các loại biểu mẫu:
- Biểu mẫu thu thập thông tin hồi cứu từ bệnh
án, tư liệu có sẵn,
- Biểu mẫu ghi chép các kết quả xét nghiệm,
đo đạc môi trường
- Một số ví dụ về biểu mẫu
3.4. Các biểu mẫu
• Cấu trúc biểu mẫu:
- Hành chính:
- Tên biểu mẫu
- nguồn thu thập: bệnh án, sổ sách, v.v.
- Địa điểm thu thập
- Thời gian thu thập
- Người thu thập
- Nội dung: các thông tin theo quan tâm của
nghiên cứu viên
16
3.4. Các biểu mẫu – bài tập
- Trong nghiên cứu về hoạt động phục vụ
bệnh nhân tăng huyết áp của phòng khám
ngoại trú thuộc BV A, hãy xay dựng biểu
mẫu để trích xuất thông tin về:
- Số lượng bệnh nhân theo các mức độ bệnh
phân bố theo giới, nhóm tuổi, nguồn kinh phí
khám và chữa bệnh (bảo hiểm các loại,?)
3.5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu/TLN
- Xác định nội dung chính cần khai thác
- Cấu trúc:
- Tên hướng dẫn
- Giới thiệu/ghi chú đối với Phỏng vấn viên
- Các nội dung chính
- Câu hỏi theo trình tự hợp lý
- Câu hỏi mở
- Đưa ra điểm mấu chốt, gợi ý cho câu hỏi phụ
17
3.5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu/TLN-
bài tập
- Trong nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết
áp khám chữa bệnh tại PK của BV A, hãy
xây dựng 3 câu hỏi PVS để tìm hiểu nhận
định của bệnh nhân về dịch vụ của phòng
khám
3.6. Sử dung các loại phương tiện,
dụng cụ thu thập số liệu:
- Sử dụng cùng một loại cho một nghiên cứu
- Chuẩn hóa trước khi thực hiện nghiên cứu
và thường xuyên kiểm tra
- Tập huấn kỹ thuật tiến hành và đọc/ghi kết
quả cho tất cả những người tham gia thu
thập số liệu
18
4.Quy trình thu thập số liệu
• Mô tả chi tiết các bước của quá trình thu thập
dữ liệu:
– Thử nghiệm công cụ
– Điều tra viên được chọn thế nào? Là ai? Số lượng
– Tập huấn điều tra viên như thế nào?
– Tổ chức thực địa ra sao?
– Giám sát thực địa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_cong_cu_thu_thap_thong_tin_va_to_chuc_nghien_cuu_6391.pdf