Bài giảng Xác định vấn đề, viết tên Đề tài và mục tiêu nghiên cứu

Ví dụ mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cụ thể: • Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 • Một số yếu tố liên quan và khuyến nghị • MỤC TIÊU CỤ THỂ TRÙNG VỚI TÊN ĐỀ TÀI

pdf18 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 4579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Xác định vấn đề, viết tên Đề tài và mục tiêu nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ, ViẾT TÊN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU TS. LÊ THỊ THANH XUÂN 6/1/2015 Email: lethithanhxuan@hmu.edu.vn Mục tiêu 1. Trình bày được cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu theo phương pháp cho điểm ưu tiên 2. Trình bày được cách viết tên đề tài, đặt vấn đề và viết mục tiêu nghiên cứu 3. Viết được tên đề tài, nội dung phần đặt vấn đề và xây dựng được mục tiêu nghiên cứu cho một chủ đề cụ thể. 2Tài liệu tham khảo • Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương NCKH Y học (trang 38-60). Nghiên cứu để làm gì? 3Nghiên cứu để làm gì? • TRẢ LỜI/giải thích/chứng minh/sáng tỏ: – Một câu hỏi – Một vấn đề quan tâm/chưa rõ/muốn biết/MỚI – Nguyên nhân/yếu tố nguy cơ • Giải quyết vấn đề – Thay đổi cái chưa tốt – Hiệu quả điều trị • Nâng cao kiến thức của bản thân Nghiên cứu để làm gì? • Trả lời câu hỏi/vấn đề thắc mắc/thiếu/quan tâm/chưa rõ/MỚI – Yếu tố căn nguyên/nguy cơ – Chẩn đoán – Điều trị – Dự phòng – Dự báo • HƯỚNG giải quyết 4Nghiên cứu Y học • Ứng dụng/triển khai • Thông tin, bằng chứng MỚI • GiẢI PHÁP/CAN THIỆP • Chăm sóc sức khỏe người dân 1. Lựa chọn vấn đề ưu tiên cho nghiên cứu Thế nào là vấn đề sức khỏe ưu tiên? • Là vấn đề sức khỏe gây những ảnh hưởng xấu tới cá thể/nhóm cá thể/cộng đồng. • Cần được giải quyết sớm. • Cộng đồng/bệnh viện có khả năng giải quyết được. 5TẠI SAO? KHI NÀO? • Nguồn lực HẠN HẸP >< vấn đề NHIỀU • Không thể giải quyết được mọi việc cùng một lúc. Các tiêu chuẩn lựa chọn ưu tiên Tiêu chuẩn Câu hỏi? Tính xác đáng Vấn đề có xác đáng để NC? Tính mới NC có gì mới so với các NC trước? Sự chấp nhận của các bên có thẩm quyền Các bên có thẩm quyền có dễ dàng chấp nhận vấn đề NC không? Vấn đề đạo đức và sự chấp nhận của cộng đồng: Có vấn đề đạo đức gì khi NC? Cộng đồng có dễ dàng chấp nhận? Tính khả thi NC có khả năng thực hiện bằng nguồn lực? Tính ứng dụng Ai sử dụng kết quả NC? NC có lợi ích? Tính bức thiết NC có thể trì hoãn trong việc ra quyết định giải quyết vấn đề NC? 6Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.1. Tính xác đáng: • Tầm cỡ của vấn đề cần nghiên cứu • Tính nghiêm trọng của vấn đề • Khả năng khống chế vấn đề cần nghiên cứu • Sự quan tâm và hưởng ứng của cộng đồng Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.2. Tính mới  Vấn đề nghiên cứu đó đã có ai nghiên cứu chưa?  Nghiên cứu ở khu vực nào?  Cho đối tượng nào?  Khi nào?  Trong điều kiện nào?  Kết quả đạt được tới đâu?... 7Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên Thang điểm cho tính mới: • 1= Thông tin VĐ này đã đầy đủ, có sẵn • 2= Có một số thông tin về vấn đề này nhưng chưa đầy đủ • 3= Chưa có thông tin nào về vấn đề này Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.3. Sự chấp nhận của các bên có thẩm quyền: • 1 = Chủ đề ít được quan tâm. • 2 = Chủ đề được quan tâm và chấp nhận nhưng chưa được đưa vào đề tài các cấp. • 3 = Chủ đề được chấp nhận hoàn toàn và được công nhận là đề tài các cấp. 8Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên • 1.4. Vấn đề đạo đức và sự chấp nhận của cộng đồng: • 1 = Có vấn đề đạo đức lớn, khó có thể được cộng đồng chấp nhận, cần được quan tâm xem xét lại. • 2 = Có liên quan đến vấn đề đạo đức nhưng không nghiêm trọng và cộng đồng có thể chấp nhận. • 3 = Không có vấn đề gì về đạo đức, cộng đồng dễ dàng chấp nhận Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.5. Tính khả thi: • 1 = Khó khả thi nếu chỉ dựa vào nguồn lực hiện có. • 2 = Có thể triển khai nếu ưu tiên đầu tư và quản lý tốt các nguồn vốn sẵn có. • 3 = Dễ dàng triển khai ngay cả khi vấn đề nghiên cứu không được ưu tiên đầu tư. 9Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.6. Tính ứng dụng của các kết quả có thể đạt được: • 1 = Ít có cơ hội ứng dụng vào thực tế sau khi nghiên cứu. • 2 = Một số kiến nghị của đề tài có thể được để ứng dụng vào thực tế. • 3 = Chủ đề có cơ hội tốt để ứng dụng Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.7. Tính bức thiết của vấn đề • 1 = Thông tin thu được chưa cần thiết cho việc ra quyết định • 2 = Kết quả cần thiết cho việc ra quyết định nhưng có thể trì hoãn • 3 = Các số liệu của nghiên cứu rất cần thiết cho việc ra các quyết định 10 Cách cho điểm ưu tiên và chọn chủ đề nghiên cứu Tên đề tài nghiên cứu Cho điểm ưu tiên (từ 1- 3 điểm). Điểm càng cao ưu tiên lớn. Tổng điểm Tích điểmTính xác đáng Tính mới Sự chấp nhận của chính quyền Đạo đức, sự chấp nhận CĐ Tính khả thi Tính ứng dụng Tính bức thiết 1 2 3 4 2. Viết tên đề tài nghiên cứu. • Ba tiêu chuẩn: đầy đủ, ngắn gọn, hấp dẫn • Không nhất thiết phải có động từ • Thành phần: 1. Ai? 2. Cái gì? (vấn đề) 3. ở đâu? 4. Khi nào? 11 Ví dụ về các dạng tên đề tài Lĩnh vực nghiên cứu Tên đề tài cụ thể Lao Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh nhân mắc Lao phổi tại Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội năm 2014. Sốt rét Thực trạng và 1 số yếu tố ảnh hưởng đến sốt rét của cư dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2014. Suy dinh dưỡng ở phụ nữ có thai Thực trạng suy dinh dưỡng ở phụ nữ có thai tại huyện Bình Lục tỉnh Hà nam năm 2014 và các giải pháp can thiệp Tiêu chảy trẻ em Tác dụng bổ sung sữa đậu nành vào khẩu phần ăn trong điều trị tiêu chảy Nhiễm khuẩn bệnh viện Kiến thức và thực hành phòng chống NKBV của cán bộ Y tế tại BV Đại học Y Hà nội năm 2014 ĐÁNH GIÁ • Chỉ tiêu/chuẩn vàng • Trước-sau: MỘT NHÓM • Đối chứng: HAI NHÓM 12 3. Đặt vấn đề nghiên cứu • Tại sao cần nghiên cứu vấn đề này? – Cần nêu bật tính mới, tính cần thiết phải nghiên cứu vấn đề đó • Kết quả nghiên cứu vấn đề đó sẽ mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, cho xã hội NỘI DUNG ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu (khái niệm) và đặc điểm tình hình chung có liên quan 2. Bản chất của vấn đề: phổ biến, nghiêm trọng, hậu quả 3. Các yếu tố tác động chính lên vấn đề 4. Các giải pháp đã áp dụng giải quyết vấn đề và tồn tại 5. Các NC trước đây và tại sao phải NC thêm 6. Mong đợi từ nghiên cứu 13 Mục tiêu nghiên cứu • Là điều mà nghiên cứu viên mong đợi sau khi kết thúc một nghiên cứu MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU • Mục tiêu chung: là mục tiêu được trình bày một cách khái quát • Mục tiêu cụ thể: là mục tiêu chung được chi tiết hoá 14 Tiêu chuẩn của một mục tiêu tốt • Bắt đầu bằng động từ (mô tả, phân tích, so sánh, xác định), không nên dùng thăm dò, tìm hiểu, nghiên cứu. • Cụ thể (đối tượng, địa điểm, thời gian, biến số nghiên cứu) • Phù hợp với tên đề tài Thực hành nhận xét • Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Cầu Giấy Hà Nội năm 2014 15 Ví dụ mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Cung cấp các thông tin suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mục tiêu cụ thể: • Mô tả suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2015 • Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng CÂU HỎI • Tên đề tài và mục tiêu đã tốt chưa? • Nếu chưa, bạn sẽ chỉnh sửa như thế nào? 16 Ví dụ mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Cung cấp các thông tin tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi nhằm đề xuất một số giải pháp hạn chế tỷ lệ này. Mục tiêu cụ thể: • Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 • Mô tả một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 Ví dụ mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Cung cấp các thông tin về thực trạng và các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng. Mục tiêu cụ thể: • Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 • Mô tả một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 17 Ví dụ đề tài nghiên cứu • Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại quận Cầu Giấy năm 2014 • Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 • Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 Ví dụ mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Cung cấp các thông tin về tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan tới tỷ lệ này ở trẻ em dưới 5 tuổi và đề xuất các khuyến nghị nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Mục tiêu cụ thể: • Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 • Mô tả một số yếu tố liên quan (cá nhân, gia đình) tới tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 18 Ví dụ mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cụ thể: • Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại quận Cầu Giấy năm 2014 • Một số yếu tố liên quan và khuyến nghị • MỤC TIÊU CỤ THỂ TRÙNG VỚI TÊN ĐỀ TÀI THỰC HÀNH • Thực hành theo nhóm viết tên đề tài, nội dung đặt vấn đề và viết mục tiêu nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_van_de_nghien_cuu_co_xuan_6465.pdf
Tài liệu liên quan