Chương 3. Vi sinh vật nhân sơ (Vi khuẩn)
• Vi khuẩn cổ (Archaeabacteria)
• Các đặc điểm chung
• Các nhóm vi khuẩn cổ
• Vi khuẩn thật
• Hình dạng và cấu tạo tế bào
• Xạ khuẩn
• Vi khuẩn lam
• Vi khuẩn nguyên thủy: Mycoplasma, Rickettsia, Clamydia
• Đặc điểm phân loại
38 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vi sinh vật đại cương - Chương 3: Vi sinh vật nhân sơ (Vi khuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/18/2020
1
Chương 3. Vi sinh vật nhân sơ (Vi khuẩn)
• Vi khuẩn cổ (Archaeabacteria)
• Các đặc điểm chung
• Các nhóm vi khuẩn cổ
• Vi khuẩn thật
• Hình dạng và cấu tạo tế bào
• Xạ khuẩn
• Vi khuẩn lam
• Vi khuẩn nguyên thủy: Mycoplasma, Rickettsia, Clamydia
• Đặc điểm phân loại
9/18/2020
2
• Bao gồm tất cả các loài vi khuẩn cổ (“ancient” bacteria)
• Vi khuẩn cổ đầu tiên được phát hiện ở các hồ nước nóng và mạch nước
ngầm trong công viên Yellowstone National Park
• Chúng thuộc nhóm tế bào nhân sơ (Prokaryote), có cấu trúc đơn giản nhưng
các quá trình sinh hóa trong tế bào hết sức phức tạp.
Archaeabacteria hay Archaea
Hình dạng tế bào
9/18/2020
3
• Là các cá thể đơn bào
• Cấu trúc thành tế bào không có peptidoglycan
• Không đáp ứng lại với các chất kháng sinh
• Hầu hết các loài không cần oxygen trong quá trình sống
• Chúng có thể tổng hợp ATP từ ánh sáng
• Tổng hợp năng lượng theo hai con đường hóa tự dưỡng (chemoautotrophs)
và dị dưỡng (heterotrophs)
• Có khả năng sống trong môi trường nhiệt độ cao
• Có khả năng sống khi chiếu xạ với liều lượng cao
• Có khả năng sống trong đá hay ở các tầng sâu dưới đáy đại dương
• Có khả năng chịu được các điều kiện áp suất cao
Một số đặc điểm của vi khuẩn cổ
Các nhóm vi khuẩn cổ chính
• Vi khuẩn cổ sinh metan (Methanogenic archaea)
• Vi khuẩn cổ ưa muối (Extremely halophilic archaea)
• Vi khuẩn cổ ưa nhiệt chuyển hóa S0 (Extremely thermophilic S0-
metabolizers)
• Vi khuẩn cổ khử sulfate (Archaeal sulfate reducers)
• Vi khuẩn cổ có thành tế bào đơn giản (Cell wall-less archaea)
9/18/2020
4
• Là nhóm vi khuẩn cổ lớn nhất
• Có khả năng hình thành methane (CH4) từ CO2 và một số hợp chất khác (e.g.
formate, methanol, acetate)
• Kị khí bắt buộc (Strict anaerobes)
• Được phát hiện trong nhiều môi trường kị khí giàu chất hữu cơ
Methanogenic archaea
Your intestinal gas is a waste
product caused by bacteria
in the body breaking down
the food you eat—that’s why
farts don’t smell sweet!
• Sống nhiều trong bùn, nơi thiếu oxy
• Sống trong dạ dày động vật ăn cỏ,
hỗ trợ quá trình tiêu hóa
• Gây ra hiện tượng ợ của trâu, bò.
• Biogas
9/18/2020
5
Extremely thermophilic S0-metabolizers
• Ưa nhiệt bắt buộc (70-110˚C)
• Phần lớn là kỵ khí bắt buộc
• Chúng có thể là vi khuẩn ưa axit (acidophilic)
• Khử S0 thành sulfide
Black smokers Hot springs of Yellowstone
9/18/2020
6
Archaeal sulfate reducers
• Nhóm này chỉ có một chi là Archaeoglobus
• Chúng khử sulfate để tạo ra sulfide (H2S)
• Extremely thermophilic (optimum=83˚C)
• Strictly anaerobic
• Được phân lập từ đáy biển sâu
Extremely halophilic archaea
• Cần phải có nồng độ NaCl cao cho sinh trưởng (1.5 M, tối ưu 3-4 M)
• Chủ yếu là hiếu khí (Aerobic)
• Carotenoids give reddish color
• Bacteriorhodopsins trong tế bào sẽ tiếp nhận ánh sáng, lấy năng lượng
cho hô hấp kỵ khí
Owens Lake Dead Sea
9/18/2020
7
Cell wall-less archaea
• Gồm hai chi Thermoplasma and Picrophilaceae
• Kháng với các chất kháng sinh
• Ưa môi trường ấm và acid
• Thermoplasma được phân lập từ các mỏ than, sinh trưởng ở
55-59˚C, pH 1-2
• Picrophilaceae có khả năng sống ở pH=0
Thermoplasma acidophilum
9/18/2020
8
Vi khuẩn thật (Bacteria)
Trực khuẩn (Bacillus)
Bacillus: Trực khuẩn gram dương, sinh bào
tử. Chiều ngang của bào tử không vượt quá
chiều ngang của tế bào. Vì thế khi tạo thành
bào tử tế bào không thay đổi hình dạng chúng
thường thuộc loài hiếu khí hoặc kị khí không
bắt buộc.
Bacterium: Trực khuẩn gram âm không sinh
bào tử. Thường có tiên mao mọc xung quanh
tế bào. Các chi Salmonella, Shigella, Erwina,
Serratia đều có hình thái giống Bacterium.
Bacillus cereus
Salmonella typhi
9/18/2020
9
Corynebacterium: Không sinh bào tử, hình
dạng và kích thước thay đổi khá nhiều. Khi
nhuộm màu tế bào thường tạo thành các
đoạn nhỏ bắt màu khác nhau. Một số loài có
hình thái giống Corynebacterium thuộc các chi
Listeria, Erysipelothric, Microbacterium,
Cellulomonas, Arthrobacter
Clostridium: Thường là trực khuẩn gram
dương. Sinh bào tử, chiều ngang của bào tử
thường lớn hơn chiều ngang của tế bào, do
đó làm tế bào có hình thoi hay hình dùi trống.
Chúng thường thuộc loại kỵ khí bắt buộc, có
nhiều loài có ích như các loài cố định nitơ.
Một số loài khác gây bệnh Clostridium tetani
Corynebacterium diphtheriae
Clostridium tetani
Pseudomonas: Trực khuẩn gram âm,
không sinh bào tử, có một tiên mao (hoặc
một chùm tiên mao) ở một đầu. Chúng
thường sinh ra sắc tố. Các chi
Xanthomonas. Photobacterium,
Azotomonas, Aeromonas, Zymononas,
Protaminobacter, Alginomonas,
Mycoplazma, Halobacterium,
Methanomonas, Hydroginomonas,
Carloxydomonas, Acetobater,
Nitrosomonas, Nitrobacter đều có hình
thái giống Pseudomonas.
Pseudomonas aeruginosa
Xanthomonas oryzae
9/18/2020
10
• Đơn cầu (Monococcus): Micrococcus agilis
• Song cầu (Diplococcus): Neisseria meningitidis
• Tứ cầu (Tetracoccus): Deinococcus radiodurans
• Liên cầu (Streptococcus): Streptococcus suis
• Tụ cầu (Staphylococcus ): Staphylococcus aureus
Cầu khuẩn (Coccus)
• Tế bào hình cầu có thể đứng riêng rẽ
hay liên kết với nhau.
• Có nhiều loài có khả năng gây bệnh cho
người và gia súc
• Không có cơ quan di động.
• Không tạo thành bào tử.
Cầu trực khuẩn (Coccobacillus)
Yersinia pestis Bordetella pertussis
Có kích thước và hình dạng trung gian giữa trực khuẩn và cầu khuẩn
9/18/2020
11
Spirillum: Từ chữ Spira - Hình cong, xoắn gồm tất cả các vi khuẩn có hai vòng
xoắn trở lên. Là loại gram dương, di động được nhờ có một hay nhiều tiên mao mọc
ở đỉnh.
Đa số chúng thuộc loại hoại sinh, một số rất ít có khả năng gây bệnh (Spirillum
minus) có kích thước thay đổi 0,5 - 3,0 đến 5 - 40μ.
Xoắn khuẩn (Spirilum)
Spirillum volutans Spirillum minus
Là tên chung chỉ các vi khuẩn hình que uốn cong giống như dấu phẩy. Giống
điển hình là giống Vibro (Từ chữ La tinh Vibrare - dao động nhanh). Một số
chi phẩy khuẩn có khả năng phân giải xenluloza (Cellvibrio, Cellfalcicula)
hoặc có khả năng khử sunfat (Desulfovibrio)
Phẩy khuẩn
Vibrio cholerae
9/18/2020
12
Cấu trúc tế bào vi khuẩn
Thành tế bào (Cell wall)
9/18/2020
13
Thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn rất phức tạp, bao gồm nhiều
hợp chất khác nhau như Peptidoglycan, Polisaccarit, Protein, Lipoprotein,
Axit tecoic, Lipoit
Peptidoglycan là loại polyme xốp, khá bền vững, cấu tạo bởi 3 thành phần:
- N-Acetylglucosamin (NAG)
- Acid N-Acetylmuramic (NAM)
- Tetrapeptid chứa cả D- và L- acid amin
9/18/2020
14
9/18/2020
15
Thành tế bào chiếm từ 20 - 30% trọng lượng khô của tế bào vi khuẩn (đặc
biệt ở Corynebacterium diphtheriae thành tế bào chiếm tới 76 - 78%)
• Duy trì ngoại hình của tế bào.
• Hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao
• Giúp tế bào chống chịu với các lực tác động từ bên ngoài
• Cần thiết cho quá trình phân cắt bình thường của tế bào.
• Cản trở sự xâm nhập vào tế bào của một số chất có hại.
• Có liên quan mật thiết đến tính kháng nguyên, tính gây bệnh,
Màng tế bào (Plasma membrane)
9/18/2020
16
Chức năng của màng sinh chất:
• Ngăn cách, giới hạn sự qua lại của các chất dinh dưỡng, các sản
phẩm trao đổi chất
• Duy trì áp suất thẩm thấu bình thường trong tế bào
• Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của thành tế bào và các
polyme của bao nhày (capsule)
• Là nơi tiến hành quá trình hô hấp và quang hợp (ở vi khuẩn
quang dưỡng)
• Là nơi tổng hợp nhiều enzym, các protein của chuỗi hô hấp
• Cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của tiên mao
Tế bào chất (Cytoplast)
• Tế bào chất (TBC) là vùng dịch thể ở dạng keo chứa khoảng 80-
90% nước.
• Hệ keo có tính chất dị thể, trạng thái phân tán, luôn luôn biến đổi
phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
• Thành phần hóa học trong TBC gồm protein, axit nucleic,
hydratcacbon, lipid, các ion vô cơ
• TBC của vi khuẩn không di động bên trong TB, không chứa hệ
thống các sợi giúp duy trì hình dạng của TB
• Tế bào chất là nơi chứa có cơ quan quan trọng của tế bào như: vật
liệu di truyền, Mezoxom, Riboxom và các hạt khác.
• Riboxom nằm tự do trong TBC, chiếm tới 70% khối lượng khô của
TB. Riboxom 70S gồm 2 tiểu phần: 50S và 30S.
9/18/2020
17
Thể nhân (Nucleoid)
• Thể nhân ở vi khuẩn chưa có màng nhân
nên không có hình dạng cố định, còn được
gọi là vùng nhân.
• Là 1 nhiễm sắc thể (NST) duy nhất cấu tạo
bởi một sợi DNA xoắn kép không có
thành phần protein như ở Eukaryote (Xạ
khuẩn Streptomyces có thể gặp nhiễm sắc
thể dạng thẳng).
• Ngoài NST, nhiều vi khuẩn còn chứa DNA
ngoài NST. Đấy cũng là những sợi DNA
kép, dạng vòng kín, có khả năng sao chép
độc lập hoặc gắn với NST vi khuẩn và
được gọi là plasmid
Mesosome
• Mesosome là một thể hình cầu trong
giống gồm nhiều lớp màng cuộn lại với
nhau, có đường kính khoảng 250 nm.
• Mesosome chỉ xuất hiện khi tế bào
phân chia, nó có vai trò quan trọng
trong việc phân chia tế bào và hình
thành vách ngăn.
• Ở nhiều loài vi khuẩn, Mesosome là
một thành phần của màng tế bào chất
phát triển ăn sâu vào tế bào chất.
• Một số enzym phân huỷ chất kháng
sinh như Penixilinase được sinh ra từ
Mesosome.
9/18/2020
18
Bào tử (Spore - Endospore)
• Một số VK vào cuối thời kỳ sinh
trưởng, phát triển hoặc trong điều
kiện môi trường bất lợi có thể hình
thành trong tế bào một thể nghỉ hình
tròn hay bầu dục, gọi là bào tử.
• Bào tử là hình thức sống tiềm sinh
của VK, có tính kháng nhiệt, kháng
bức xạ, kháng hóa chất, kháng áp
suất thẩm thấunên giúp VK vượt
qua được điều kiện bất lợi của ngoại
cảnh.
9/18/2020
19
Thể vùi, thể ẩn nhập
• Trong tế bào vi khuẩn ngoài các cấu trúc nói trên còn có một số hạt
mà số lượng và thành phần của nó không nhất định. Sự có mặt của
chúng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và vào giai đoạn phát triển
của vi khuẩn. Chúng được gọi chung là thể vùi hay thể ẩn nhập.
• Nhiều loại hạt có tính chất như chất dự trữ, được hình thành khi tế bào
tổng hợp thừa các chất đó và được tiêu hao khi tế bào cần đến.
• Các hạt này bao gồm hạt hydratcacbon, hạt polyphotphat vô cơ, các
giọt lipit, lưu huỳnh, các tinh thể canxi và các hạt sắc tố.
• Đặc biệt, trong tế bào của một số chủng vi khuẩn Bacillus thurigiensis
còn có các tinh thể protein có khả năng diệt côn trùng.
Bao nhày/ vỏ nhày/ màng nhày (Capsule)
• Nhiều loại vi khuẩn bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ dày
hay lớp dịch nhày. Kích thước của lớp vỏ nhày khác nhau tuỳ theo
loài vi khuẩn
• Thành phần chủ yếu của bao nhầy là nước polysaccarid, ngoài ra
cũng có polypeptid và protein. Trong thành phần polysaccarid ngoài
glucose còn có glucozamin, ramnose, acid 2-keto-3-
deoxygalacturonic, acid uronic, acid pyruvic, acid axetic...
9/18/2020
20
Chức năng của vỏ nhày:
• Bảo vệ: trong điều kiện khô hạn, tránh bị thực bào
• Dự trức một số sản phẩm trao đổi chất (dextran, xantan...), cung cấp
chất dinh dưỡng cho vi khuẩn khi thiếu thức ăn
• Giúp vi khuẩn bám vào giá thể (trường hợp các vi khuẩn gây sâu răng
như Streptococcus salivarrius, Streptococcus mutans...)
Khi nuôi cấy trên môi trường dinh
dưỡng, tùy thuộc vào vi khuẩn có
vỏ nhày nhiều hay ít mà có 03
dạng khuẩn lạc khác nhau:
• Dạng R (Rough)
• Dạng S (Smooth)
• Dạng M (Mucoid)
Tiên mao (Flagella)
• Thành phần cấu tạo chính là protein
flagelin số lượng từ 1-30 sợi tuỳ loài
vi khuẩn,
• Kích thước: 10-30nm x 6-30m.
• Chức năng: giúp vi khuẩn chuyển
động.
• Các chi vi khuẩn thường có tiên mao
là Vibrio, Spirillum, Pseudomonas,
Escherichia, Shigella, Salmonella,
Proteus... Ở các chi Clostridium,
Bacterium,Bacillus, ...có loài có tiên
mao có loài không. Ở cầu khuẩn chỉ
có 1 chi (Planococcus) là có tiên
mao.
9/18/2020
21
Các cách sắp xếp tiên mao trên tế bào vi khuẩn
9/18/2020
22
Tiêm mao/ Nhung mao (Fimbriae)
• Là những sợi lông rất mảnh, rất ngắn mọc quanh bề mặt tế bào nhiều loài vi khuẩn chủ
yếu là Gram âm.
• Chúng có đường kính khoảng 7-9nm, rỗng ruột (đường kính trong là 2-2,5nm), số
lượng khoảng 250-300 sợi/ vi khuẩn. Kết cấu của khuẩn mao giản đơn hơn nhiều so với
tiên mao.
• Chúng có tác dụng giúp vi khuẩn bám vào giá thể (nhiều vi khuẩn gây bệnh dùng khuẩn
mao để bám chặt vào màng nhầy của đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường tiết niệu
của người và động vật).
• Có thể gặp ở một số vi khuẩn với số lượng chỉ có 1-10/ vi khuẩn.
• Nó có cấu tạo giống nhung mao , đường kính khoảng 9-10nm nhưng có thể rất dài.
• Chúng có thể nối liền giữa hai vi khuẩn và làm cầu nối để chuyển vật chất di truyền
(ADN) từ thể cho sang thể nhận. Quá trình này được gọi là quá trình giao phối hay tiếp
hợp (conjugation).
• Một số thực khuẩn thể (bacteriophage) bám vào các thụ thể ở khuẩn mao giới để bắt
đầu chu trình phát triển của chúng.
Nhung mao giới (Sex pili)
9/18/2020
23
Xạ khuẩn (Actinomycetes)
• Xạ khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram
dương, thường có tỷ lệ GC trong
ADN cao hơn 55%.
• Họ Actinomycetaceae (Bộ
Actinomycetales, Lớp Actinobacteria)
gồm 03 chi: Actinomyces, Nocardia,
Streptomyces.
• Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn đặc
biệt. Chúng có khuẩn lạc khô và đa
số có dạng hình phóng xạ (actino-)
nhưng khuẩn thể lại có dạng sợi
phân nhánh như nấm (myces).
• Xạ khuẩn giống vi khuẩn là không có nhân thật, chúng chỉ chứa nhiễm
sắc chất phân bố dọc theo các sợi hoặc các tế bào.
• Đường kính của sợi xạ khuẩn và bào tử giống với ở vi khuẩn, sợi xạ
khuẩn thường không chứa vách ngăn.
• Xạ khuẩn là đích tấn công của các thực khuẩn thể giống như vi khuẩn.
• Xạ khuẩn thường nhạy cảm với các kháng sinh có tác dụng lên vi
khuẩn, nhưng lại thường kháng với những kháng sinh tác dụng lên nấm.
• Xạ khuẩn không chứa chitin, chất có mặt trong sợi và bào tử của nhiều
nấm, mà không có ở vi khuẩn.
• Giống như phần lớn vi khuẩn, xạ khuẩn không chứa cellulose.
• Tương tự với vi khuẩn, xạ khuẩn nhạy cảm với phản ứng acid của môi
trường, đặc điểm này không có ở nấm.
9/18/2020
24
• Hệ sợi (khuẩn ty/ hyphae) của xạ khuẩn gồm khuẩn ty cơ chất
(substrate hyphae) và khuẩn ty khí sinh (aerial hyphae).
• Sau một thời gian phát triển, trên đỉnh sợi khuẩn ty khí sinh xuất hiện
các sợi bào tử (chain of conidiospores).
• Loại khuẩn ti không mang bào tử được gọi chung là khẩn ti dinh dưỡng
9/18/2020
25
Streptomyces: scanning EM
Young
vegetative
hyphae
Transition
stage:
most
antibiotic
production
Aerial
hyphae,
young spores
Mature
spores
Hình thái sợi bào tử của xạ khuẩn
9/18/2020
26
• Bào tử trần là cơ quan sinh sản chủ yếu của xạ khuẩn. Bào tử trần
được hình thành theo 2 phương thức khác nhau:
- Vách ngăn được hình thành từ phía trong của màng sinh chất và tiến
dần vào trong tạo vách ngăn không hoàn chỉnh, sau đó sợi bào tử
mới phân cắt thành các bào tử trần
- Vách tế bào và màng sinh chất đồng thời tạo vách ngăn tiến dần vào
phía trong và làm cho sợi bào tử phân cắt tao một chuỗi bào tử trần
• Ngoài hình thức sinh sản bằng bào tử, xạ khuẩn còn có thể sinh sản
bằng khuẩn ty. Các đoạn khuẩn ty gãy ra ngoài môi trường có khả
năng hình thành hệ khuẩn ty mới.
Sinh sản của xạ khuẩn
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật chính trong sản xuất các
hợp chất có hoạt tính sinh học
Antibiotics Other Total
Actinomycetes 7900* 1220 9120
Other bacteria 1400 240 1640
Fungi 2600 1540 4140
Total 11,900 3000 14,900
*70% from Streptomyces spp. (2002)
9/18/2020
27
Actinomycetes
Other bacteria
Fungi
Vi khuẩn lam (Cyanophyta, Cyanobacteria)
9/18/2020
28
• Là một nhóm vi khuẩn nhân sơ, Gram âm, có khả năng quang hợp hiếu khí
(quang tự dưỡng vô cơ) và dùng H2O làm chất cho điện tử trong quá trình
quang hợp
• Vi khuẩn lam chứa chlorophyll a và phycocyanin- phycobiliprotein. Một số
loài có sắc tố đỏ phycoerythrin, chúng phối hợp với sắc tố lục tạo nên màu
nâu.
• Màng liên kết với phycobilisom.
• Đơn bào hoặc đa bào dạng sơi.
• Không di động hoặc di động bằng cách trườn (gliding), một số loài có túi khí
(gas vesicles).
• Nhiều loại có dị tế bào (heterocysts) và có khả năng cố định nitơ.
• Vi khuẩn lam có mặt ở khắp mọi nơi, trong đất, trên đá, trong suối nước nóng,
trong nước ngọt và nước mặn. Chúng có năng lực chống chịu cao hơn so với
thực vật đối với các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao, pH thấp.
• Một số loài có khả năng sống cộng sinh với các cơ thể khác như Rêu, Dương
xỉ, Tuế...Nhiều loài cộng sinh với nấm để tạo ra Địa y (Lichen).
Một số đặc điểm chung
9/18/2020
29
• Bào tử nghỉ (akinete) là loại tế bào nằm ở đầu hoặc ở giữa sợi, có
thành dày, màu thẫm và có tác dụng chống chịu cao với điều kiện
bất lợi của môi trường sống.
• Tảo đoạn (hormogonia) là chuỗi các tế bào ngắn được đứt ra từ sợi
VK lam, là kiểu sinh sản đặc trưng ở một số loài.
• Vi tiểu bào nang (nannocyst) là các túi nhỏ được sinh ra từ bên
trong tế bào mẹ do sự co nguyên sinh.
• Hạt sinh sản (gonidium) là một tế bào có màng nhầy được tách ra
từ sợi VK lam và làm chức năng sinh sản.
Các hình thức sinh sản của vi khuẩn lam
9/18/2020
30
Nhóm I (bộ Chroococcales)
Hình que hoặc hình cầu đơn bào, không có dạng sợi hay dạng kết khối
(aggregate); phân đôi hoặc nẩy chồi; không có dị tế bào (heterocytes). Hầu hết
không di động. Tỷ lệ G+C là 31-71%. Các chi tiêu biểu là:
Chamaesiphon
Chroococcus
Gloeothece
Gleocapsa
Prochloron
Phân nhóm vi khuẩn lam
9/18/2020
31
Nhóm II (bộ Pleurocapsales)
Hình que hoặc hình cầu đơn bào, có thể tạo dạng kết khối (aggregate); phân cắt
nhiều lần tạo ra các baeocytes; không có dị tế bào. Chỉ có các baeocytes là có di
động. Tỷ lệ G+C là 40-46% . Các chi tiêu biểu là:
Pleurocapsa
Dermocapsa
Chroococcidiopsis
Nhóm III (bộ Oscillatorriales)
Dạng sợi (filamentous), dạng lông (trichome) không phân nhánh chỉ có ở
các tế bào dinh dưỡng; phân đôi trên mặt phẳng, có kiểu đứt đoạn
(fragmentation); không có dị tế bào; thường di động. Tỷ lệ G+C là 34-
67%. Các chi tiêu biểu là:
Lyngbya
Osscillatoria
Prochlorothrix
Spirulina
Pseudanabaena
9/18/2020
32
Nhóm IV (bộ Nostocales)
Dạng sợi; dạng lông (trichome) không phân nhánh có thể chứa các tế bào biệt hoá
(specialized cell); phân đôi trên mặt phẳng, có kiểu đứt đoạn tạo thành đoạn sinh
sản (hormogonia); có tế bào dị hình ; thường di động có thể sản sinh bào tử màng
dày (akinetes). Tỷ lệ G+C là 38-47%. Các chi tiêu biểu là:
Anabaena
Cylindrospermum
Aphanizomenon
Nostoc
Scytonema
Calothrix
Nhóm V (bộ Stigonematales)
Lông (trichome) dạng sợi, phân nhánh hoặc do các tế bào nhiều hơn một chuỗi tạo
thành ; phân đôi theo nhiều mặt phẳng, hình thành đoạn sinh sản (hormogonia) ;
có tế bào dị hình ; có thể sản sinh bào tử màng dày (alkinetes), có hình thái phức
tạp và biệt hóa (differentiation). Tỷ lệ G+C là 42-44%. Các chi tiêu biểu là:
Fischerella
Stigonema
Geitlerinema
9/18/2020
33
Cyanobacteria Produce Cyanotoxins
• Neurotoxins- alkaloids that target the nervous system.
– Anatoxin and saxitoxin.
– Symptoms- staggering, muscle twitching, gasping, and
convulsions.
– Anabaena, Aphanizomenon, Oscillatoria.
• Hepatotoxins- large compounds that target the liver.
– Microcystins and nodularins.
– Symptoms- weakness, vomiting, diarrhea.
– Anabaena, Microcystis, Oscillatoria, Nodularia, Nostoc.
Mycoplasmas
• Mycoplasmas are essentially bacteria lacking a rigid cell wall during their
entire life cycle, although they are also much smaller than bacteria. The first
organism of this type was associated with pleuropneumonia of cattle, and was
originally called the pleuropneumonia organism (PPO).
• Là vi khuẩn thiếu thành tế bào bao bọc trong toàn bộ chu trình sống. Chúng
có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều. Mycoplasmas đầu tiên được phát
hiện liên quan đến bệnh viêm màng phổi ở trâu bò.
• Mycoplasmas được biết đến đầu tiên vào năm 1889 bởi A.B Frank
9/18/2020
34
• Chúng được biết đến là sinh vật sống nhỏ nhất (0.2 x 0.8 µm), có thể đi qua
màng lọc vi khuẩn (0.45 µm)
• Do không có cấu trúc thành tế bào nên chúng không bắt màu nhuộm Gram.
• Có thể phát hiện bằng phương pháp nhuộm Giemsa; chúng có hình dạng
khác nhau như tròn, que ngắn, xoắn ốc, đôi khi hình nhẫn với đường kính
0.15 µm to 0.30 µm.
• Chúng kháng với nhiều loại kháng sinh như penicillins, cephalosporins,
vancomycin, bacitracin nhưng lại mẫn cảm với tetracycline,
erythromycin.
• Tế bào có ribosome nhưng thiếu mesosome
• Giống như tế bào động vật, màng sinh chất có chứa sterols
• Hầu hết các loại là kỵ khí tùy tiện (Facultative anaerobes), ngoại trừ M.
pneumoniae là hiếu khí bắt buộc.
Rickettsia
• Là vi khuẩn Gram âm, hình dạng thay đổi thường là cầu trực khuẩn,
kích thước 0,3-0,5 µm
• Thuộc họ Rickettsiaceae trong đó có các chi gây bệnh quan trọng là
Rickettsia, Coxiella, Rochlimaea, Orientia
• Được phát hiện đầu tiên vào năm 1906 bởi Howard Taylor Ricketts
9/18/2020
35
• Ký sinh nội bào bắt buộc (trừ Rochlimaea)
• Sau khi lây nhiễm chúng nhân lên trong tế bào chất và nhân của tế
bào vật chủ (Coxiella nhân lên ở trong thể thực bào).
• Không mọc trên nuôi cấy trên môi trường nhân tạo nhưng có thể
nuôi cấy trong phôi trứng hay tế bào nuôi cấy, riêng Rochlimaea
nuôi trên môi trường có chứa máu.
• Việc nuôi cấy nhân tạo khá tốn kém và nguy hiểm vì chúng có thể
lây nhiễm dưới dạng aerosol
• Thành tế bào có chứa LPS và peptidoglucan, bắt màu Gram yếu
nhưng dễ dàng phát hiện bằng thuốc nhuộm Giemsa
• Hầu hết được lây nhiễm qua các vector gây bệnh là động vật chân
đốt (Coxiella)
• Mẫn cảm với chất kháng sinh
Clamydia
• Thuộc bộ Chlamydiales
• Ký sinh nội bào bắt buộc
• Thành tế bào thiếu muramic acid
• Phát hiện bằng nhuộm Giemsa
• Là tác nhân chính gây ra một số
bệnh tình dục.
9/18/2020
36
• Dạng cá thể có khả năng xâm nhiễm được gọi là nguyên thể, là loại tế bào
hình cầu có thể chuyển động, đường kính 0,2 ÷ 0,5 μm.
• Nguyên thể bám chắc vào mặt ngoài của tế bào vật chủ và có tính cảm
nhiễm cao. Nhờ tác dụng thực bào của tế bào vật chủ mà nguyên thể xâm
nhập vào trong tế bào, phần màng bao quanh nguyên thể biến thành không
bào. Nguyên thể lớn dần lên trong không bào và biến thành thuỷ thể.
• Thuỷ thể còn gọi là thể dạng lưới, là loại tế bào hình cầu màng mỏng, khá
lớn (đường kính 0,8 ÷1,5 μm).
• Thuỷ thể liên tiếp phân cắt thành hai phần đều nhau và tạo thành vi khuẩn
lạc trong tế bào chất của vật chủ.
• Một lượng lớn các tế bào con này lại phân hoá thành các nguyên thể nhỏ
hơn nữa. Khi tế bào vật chủ bị phá vỡ các nguyên thể được giải phóng ra
sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác.
Chu trình sống của Clamidia
Phân loại vi khuẩn
Năm 1923: Bergey’s Manual of Determinative
Bacteriology
Dựa trên các đặc điểm hình thái, phương pháp
nhuộm màu, các phản ứng sinh lý, sinh hóa đã
cũng cấp thông tin để xác định các loài Bacteria
and Archaea.
9/18/2020
37
9/18/2020
38
Năm 1984 sách được tái bản lần thứ
nhất với tên gọi mới (Systematic
Bacteriology) gồm 04 tập (Volume)
Volume 1: Thông tin về tất các vi
khuẩn Gram âm, tập trung vào các loài
quan trongjtrong y-dược và công
nghiệp.
Volume 2: Thông tin về tất các vi
khuẩn Gram âm.
Volume 3: Thông tin giải quyết những
tồn tại để phân biệt vi khuẩn Gram âm
và vi khuẩn cổ
Volume 4: Thông tin về xạ khuẩn
(filamentous actinomycetes) và các vi
khuẩn tương tự khác.
Tái bản lần 2 với 05 tập
Volume 1 (2001): Thông tin về vi khuẩn cổ, vi
khuẩn quang năng
Volume 2 (2005): Thông tin về Proteobacteria
với 03 phần:
2A: Tổng quan
2B: Thông tin về Gramaproteobacteria]
2C: Phân lớp khác của Proteobacteria
Volume 3 (2009): Thông tin về ngành Firmicutes
Volume 4 (2011): Thông tin về các ngành
Bacteroidetes, Spirochaetes,
Tenericicutes (Mollicutes), Acidobacteria,
Fibrobacteres, Fusobacteria, Dictyolgomi,
Gemmatimonadetes, Lentisphaerae,
Verrucomicrobia, Clammydiae và Plantctomyces
Volume 5 (2012): Gồm 02 phần, thông tin về
Actinobacteria.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_vi_sinh_vat_dai_cuong_chuong_3_vi_sinh_vat_nhan_so.pdf