Các sóng điện não bình thường
Montage điện não
Các biến thể bình thường
Phân tích bản điện não
Nhiễu
Điện não đồ giấc ngủ
Các bất thường động kinh
ãCục bộ: vô căn và triệu chứng
ãToàn thể: vô căn và triệu chứng
Các bất thường không phải động kinh
ãCác bất thường cục bộ
ãCác bất thường toàn thể
116 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5219 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng về điện não đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EEG Bs Lê Văn Tuấn MỤC TIÊU Các sóng điện não bình thường Montage điện não Các biến thể bình thường Phân tích bản điện não Nhiễu Điện não đồ giấc ngủ Các bất thường động kinh Cục bộ: vô căn và triệu chứng Toàn thể: vô căn và triệu chứng Các bất thường không phải động kinh Các bất thường cục bộ Các bất thường toàn thể MỘT SỐ KHÁI NiỆM Điện não đồ đo các sóng não với tần số khác nhau. Điện cực được đặt ở vị trí thích hợp trên da đầu để ghi các xung động xuất phát từ não. Tần số là số lần một sống được lập lại trong một khoảng thời gian nhất định (thường là giây). MỘT SỐ KHÁI NiỆM Biên độ: là biểu hiện mức độ mà một xung động điện được tạo ra. Các loại sóng Sóng delta: Tần số 13 Hz, thường 18-25 Hz. Vị trí: thường trán-trung tâm. Hình dáng: có nhịp, tăng giảm và cân xứng. Biên độ: thường 5-20 mV. Phản ứng: thường tăng trong giai đoạn giấc ngủ I và II. EEG BÌNH THƯỜNG KHI THỨC Nhịp mu (rhythm en arceau or wicket rhythm) : Tần số: 7-11 Hz. Vị trí: thường trung tâm-đỉnh. Hình dáng: dạng cung hay “m”, thường không cân xứng và không đồng bộ hai bên, có thể chỉ ở một bên. Biên độ: thường thấp đến vừa. Phản ứng: giảm với vận động chi đối bên, có ý nghĩ vận động hay xúc giác. Không phản ứng khi mở hay nhắm mắt. EEG BÌNH THƯỜNG KHI THỨC Nhịp mu: CÁC BIẾN THỂ BÌNH THƯỜNG Có vài sóng có hình dáng bất thường nhưng không có ý nghĩa bệnh lý. Các sóng này gồm nhịp mu, biến thể tâm thần vận động, thoi, sóng lambda, POSTS, sóng vertex và phức hợp K CÁC BIẾN THỂ BÌNH THƯỜNG Biến thể tâm thần vận động (rhythmic harmonic theta): Một lọat sóng theta hay delta không cân xứng ở vùng thái dương. Kéo dài vài giây hay lâu 30-45 giây. Là hình phối hợp hai sóng. Khởi đầu đột ngột ở một bên, kéo dài vài giây và chấm dứt đột ngột. CÁC BIẾN THỂ BÌNH THƯỜNG CÁC BIẾN THỂ BÌNH THƯỜNG Các sóng 14- và 6-Hz: Phức hợp này có hai tần số trộn lẫn nhau và xuất hiện theo đợt (burst). Thường không có ý nghĩa lâm sàng. Xảy ra ở trẻ nhỏ và thiếu niên mạnh khỏe. Thấy tốt nhất ở các chuyển đạo đơn cực trong giấc ngủ. CÁC BIẾN THỂ BÌNH THƯỜNG Các sóng 14- và 6-Hz: CÁC BIẾN THỂ BÌNH THƯỜNG Các sóng gai nhỏ của giấc ngủ [Small sharp spikes of sleep (SSS)] hay BECTS: Còn được gọi là các sóng tạm thời lành tính dạng động kinh của giấc ngủ - benign epileptiform transients of sleep (BETS). ở một hay hai bên (thường không đồng bộ), đặc biêt là ở các vùng thái dương và trán. Hiếm ở trẻ em, thường ở người lớn và người già. CÁC BIẾN THỂ BÌNH THƯỜNG Các sóng gai nhỏ của giấc ngủ CÁC BIẾN THỂ BÌNH THƯỜNG Nhịp breach do khuyết sọ ĐIỆN NÃO ĐỒ GiẤC NGỦ Giấc ngủ được chia làm hai loại lớn: Giấc ngủ không cử động mắt nhanh (NREM) Giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM) Dựa vào những thay đổi trên EEG giấc ngủ NREM được chia thành 4 giai đoạn: I, II, III và IV. Giấc ngủ NREM chiếm khoảng 75-90% thời gian ngủ (3-5% giai đoạn I, 50-60% GĐ II, và 10-20% GĐ III và IV). Giấc ngủ REM chiếm khoảng 10-25% thời gian ngủ. ĐIỆN NÃO ĐỒ GiẤC NGỦ Giấc ngủ NREM-giai đoạn I Với đặc điểm là buồn ngủ (drowsiness). Có các tính chất sau: Vận nhãn cuộn tròn chậm - Slow rolling eye movements (SREMs) Giảm nhịp alpha Hoạt động theta trung tâm hay trán trung tâm Tăng hoạt động beta Sóng nhọn dương vùng chẩm tạm thời của giấc ngủ - Positive occipital sharp transients of sleep (POSTS) Sóng nhọn tạm thời ở đỉnh Tăng đồng bộ do giấc ngủ ĐIỆN NÃO ĐỒ GiẤC NGỦ Giấc ngủ NREM-giai đoạn II: Là giai đoạn giấc ngủ ưu thế trong giấc ngủ ban đêm bình thường. EEG: thoi giấc ngủ và phức hợp K và các đặc điểm khác như giai đoạn I (ngoại trừ SERM). ĐIỆN NÃO ĐỒ GiẤC NGỦ Giấc ngủ NREM-giai đoạn III và IV: Còn gọi là giai đoạn “giấc ngủ sóng chậm” hay “giấc ngủ delta”. Giai đoạn này thường không có vận động, tuy nhiên có thể ghi nhận một số vận động vào cuối giai đoạn. ĐIỆN NÃO ĐỒ GiẤC NGỦ Giấc ngủ REM Giấc ngủ REM được xác định bằng: Vận động mắt nhanh Mất trương lực cơ Mất đồng bộ trên EEG: hoạt động điện thế nhanh hơn và thấp hơn so với NREM. Các sóng hình răng cưa: loại hoạt động theta đặt biệt ở vùng trung tâm, hình như răng cưa và thường ở sát vùng vận động mắt nhanh. ĐIỆN NÃO ĐỒ GiẤC NGỦ Giấc ngủ REM ĐIỆN NÃO ĐỒ GiẤC NGỦ Giấc ngủ REM ĐIỆN NÃO ĐỒ GiẤC NGỦ ĐIỆN NÃO ĐỒ BẤT THƯỜNG Điện não đồ trong động kinh: Động kinh cục bộ Động kinh toàn thể Điện não đồ trong các bệnh lý khác không phải động kinh: ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG ĐỘNG KINH CỤC BỘ Sóng gai <70 ms và sóng nhọn 70-200 ms. Tuy nhiên hai sóng này không khác biệt về ý nghĩa lâm sàng. Cần phân biệt với các biến thể lành tính dạng động kinh. ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG ĐỘNG KINH CỤC BỘ Động kinh cục bộ vô căn: Động kinh trẻ em lành tính với sóng gai trung tâm thái dương Sóng nhọn trung tâm thái dương lập lại. Được hoạt hóa đáng kể ở giai đoạn NREM. Có thể ở hai bên và độc lập. Sóng nhọn ngoài cơn cũng thường gặp ở trẻ không triệu chứng. ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG ĐỘNG KINH CỤC BỘ Động kinh cục bộ vô căn: Động kinh trẻ em với các sóng kịch phát thùy chẩm: Sóng nhọn âm cực đại ở thùy chẩm. Thường xảy ra từng đợt phức hợp gai sóng kéo dài và được hoạt hóa đáng kể khi nhắm mắt. ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG ĐỘNG KINH CỤC BỘ Động kinh cục bộ ẩn hay triệu chứng : Điện não có thể thấy sóng gai hay sóng nhọn khu trú. Có thể thấy các bất thường khu trú. ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG ĐỘNG KINH TOÀN THỂ Động kinh toàn thể vô căn: EEG có thể thấy sóng gai, sóng nhọn, phức hợp gai-sóng, đa gai-sóng, loạn nhịp cao thế. Phức hợp gai sóng: 3 Hz: từ 2,5-4 Hz, đơn dạng, giữa các phức hợp thì sóng cơ bản bình thường. Phức hợp gai-sóng chậm hơn: <2,5 Hz, không đều, giữa các phức hợp có thể thấy các bất thường khác. ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG ĐỘNG KINH TOÀN THỂ Loạn nhịp cao thế: Sóng chậm liên tục khi thức, biên độ cao, đa dạng, không nhịp cơ bản với sóng gai đa ổ. Các biểu hiện khác: Giảm điện thế bao gồm giảm đột ngột các hoạt động cơ bản, thường được đi trước bởi sóng tạm thời biên độ cao. Điển hình gặp trong cơn co thắt hay cơn mất trương lực cơ. Hoạt động nhanh kịch phát toàn thể: gồm các đợt sóng tần số nhanh (10 Hz) và điển hình gặp trong các cơn co cứng. ĐIỆN NÃO ĐỒ TRONG ĐỘNG KINH TOÀN THỂ Động kinh toàn thể triệu chứng: EEG ngoài các sóng động kinh toàn thể còn có thể gặp các bất thường lan rộng khác như sóng chậm. Phức hợp gai sóng: 3 Hz: từ 2,5-4 Hz, đơn dạng, giữa các phức hợp thì sóng cơ bản bình thường. Phức hợp gai-sóng chậm hơn: <2,5 Hz, không đều, giữa các phức hợp có thể thấy các bất thường khác. CÁC BẤT THƯỜNG KHU TRÚ KHÔNG PHẢI ĐỘNG KINH Sóng chậm Mất cân đối biên độ Phóng điện dạng động kinh khu trú có chu kỳ - periodic lateralized epileptiform discharges (PLEDS) Các bất thường khác: giảm photic driving, hiện tượng Bancaud (mất phản ứng nhịp bình thường một bên) CÁC BẤT THƯỜNG TOÀN THỂ KHÔNG PHẢI ĐỘNG KINH Sóng chậm toàn thể: Nhịp cơ bản chậm Sóng chậm từng hồi Sóng chậm toàn thể liên tục Các bất thường toàn thể khác CÁC BẤT THƯỜNG TOÀN THỂ KHÔNG PHẢI ĐỘNG KINH Các mức độ nặng của các sóng chậm toàn thể: Các mẫu có chu kỳ (như burst-suppresion), còn gọi là GLED (đồng bộ hai bán cầu) và bi-LED ( có chu kỳ ở hai bán cầu nhưng không đồng bộ) Sự ức chế nhịp cơ bản Bất hoạt của điện não đồ Các bất thường toàn thể khác CÁC BẤT THƯỜNG TOÀN THỂ KHÔNG PHẢI ĐỘNG KINH Các bất thường toàn thể khác: Hôn mê alpha Hôn mê beta Hôn mê thoi Các sóng ba pha: về lâm sàng thường kèm bệnh não do gan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài giảng về điện não đồ.ppt