Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 2 (từ 1945 đến 1975) - Trần Thị Thu

- Với Nguyễn Khải, hứng thú triết luận thường mạnh hơn là thuật kể, miêu tả. Ông kể bằng triết luận, kể để mà triết luận. Lời trữ tình ngoại đề, lời bình luận nhiều hơn hẳn lời thuật kể. Nhân vật ông tạo ra đều thấp thoáng bóng dáng của tác giả: thông minh, hoạt bát, ăn nói giỏi, ham bàn bạc, tranh luận. Họ tranh luận, đối thoại cũng nhằm khái quát, triết lí. - Lời văn nghệ thuật của Nguyễn Khải rất giàu tính trí tuệ, nhiều ngụ ý. Giai đoạn sáng tác trước 1978 chủ yếu là lời một giọng, nhưng từ Gặp gỡ cuối năm trở đi nhìn chung là kiểu lời nhiều giọng và Nguyễn Khải có giọng điệu trần thuật khá biến hoá, linh hoạt. Giọng người kể chuyện và giọng nhân vật có lúc tách bạch, lúc chuyển hoá, hoà nhập rất uyển chuyển. Câu chuyện khi được kể một cách thân mật, suồng sã, lúc ngậm ngùi dư vị xót xa, thấm thía nỗi buồn mà không chua chát, tuyệt vọng. Có lúc ta nhận ra giọng day dứt, hoài nghi, lúc lại nhẹ nhõm, ấm áp Có người bảo rằng Nguyễn Khải có cái giọng như “đi guốc vào bụng nhân vật”, nghĩa là giọng từng trải, lọc lõi. Nhưng đấy chỉ là một sắc thái trong khá nhiều sắc giọng khác của Nguyễn Khải.

pdf116 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 2 (từ 1945 đến 1975) - Trần Thị Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia phong trào của nhóm thanh niên làng Nha như Lê, Lạp, Trung, Ba đã được khẳng định. Đây là những nhân tố khơi nguồn cho mọi tầng lớp quần chúng đến với cách mạng. + Tập kí Chuyện cũ Hà Nội với 114 bài ghi lại muôn mặt đời thường của Hà Nội. Từ cảnh chợ thuê mướn, mua bán những than phận nghèo hèn ở phố Mới (Phố Mới), chuyện đi tù rượu (Bắt rượu), chuyện phạt xe đạp (Cái xe đạp), chuyện đòi nợ vào ngày tết (Những ngày áp tết), tục ăn cơm ăn cỗ (Ăn cơm ăn cỗ), tục giỗ tết (Giỗ, tết), đến cách thưởng thức các món ăn Hà Nội như nem Sà Goòng (Nem Sà Goòng), chả cá Lã Vọng (Chả cá), bánh cuốn Thanh Trì (Bánh cuốn)tác phẩm thể hiện vốn hiểu biết phong phú, kỹ càng thấu đáo về đời sống Hà Nội xưa và sự nhất quán trong cảm quan hiện thực đời thường trong sáng tác của Tô Hoài. 7.3.3. Sáng tác cho thiếu nhi - Tô Hoài là một trong số ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi. Ông viết nhiều loại truyện, về nhiều đề tài, cho nhiều lứa tuổi. Tác phẩm đánh dấu tên tuổi nhà văn Tô Hoài là tác phẩm viết cho thiếu nhi – Dế Mèn phiêu lưu ký. Sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài trải dài theo sự nghiệp văn chương đồ sộ của ông. Nó chủ yếu được viết từ ba 97 đối tượng: loài vật, những tấm gương thiếu nhi yêu nước và từ những câu chuyện trong truyền thuyết, dã sử. - Truyện viết về loài vật của Tô Hoài dành cho thiếu nhi mang một sắc thái riêng. Nhà văn tìm đến hình thức truyện đồng thoại khiến độc giả nhỏ tuổi say mê, thích thú. Nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức của các em. - Sau Cách mạng, vẫn tiếp tục hình thức truyện đồng thoại, Tô Hoài cho ra đời các tác phẩm: Con mèo lười, Cá đi ăn thề, Ò, ó, o, Đàn chim gáy, Chim chích lạc rừng, Cậu Miu đem lại một luồng sinh khí mới trong sáng tác cho thiếu nhi. Bức tranh cuộc sống mới được nhà văn thể hiện qua những câu chuyện trên thật tinh tế và hấp dẫn. - Viết về những tấm gương yêu nước nhỏ tuổi, sáng tác của Tô Hoài sau CMT8 có ý nghĩa rất quan trọng. Những tấm gương hi sinh vì nước của Vừ A Dính, Kim Đồng được lưu giữ trong sử sách và trở thành hình tượng bất tử trong nền văn học nước nhà. - Vào những năm 80 của TK XX, Tô Hoài lại cho ra mắt bạn đọc nhỏ bộ ba tiểu thuyết Đảo hoang (1980), Chuyện nỏ thần (1984), và Nhà Chử (1985). Đây là một hướng khai thác mới của Tô Hoài. Từ những truyền thuyết và dã sử, Tô Hoài tái tạo theo phong cách riêng, đi sâu thể hiện sức mạnh của con người trong quá tình chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bộ ba tiểu thuyết còn tái hiện bức tranh phong tục sinh động (thi thổi cơm, bắn nỏ, đấu vật), giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc. 7.3.4. Hồi ký và tự truyện - Ngay khi bắt đầu viết hồi kí, Tô Hoài đã quan niệm: “Có sao nói vậy cả chuyện mình lẫn chuyện người, cả phẩm chất, cá tính và thói tật. Ông sống đến đâu viết đến đấy, không đặt vào sánh quá nhiều ý nghĩa như những người khác”. Vì thế, từ Cỏ dại (1944), Tự truyện (1978), Cát bụi chân ai (1992) đến Chiều chiều (1999), những kỉ niệm vui, buồn được hiện diện qua nhiều cung bậc trong sự tồn tại khách quan qua lăng kính cảm quan đời thường của nhà văn. - Tô Hoài đã từng phát biểu: “Tôi cho viết hồi kí là khó khăn hơn cả sáng tác. Bởi đó là một cuộc đấu tranh tư tưởng đề viết raĐây là cuộc mổ xẻ toàn diện, không phải nhẹ nhàng và chỉ có hứng thú”. Từ quan niệm ấy, Tô Hoài viết rất chân thực và khách quan từ chuyện mình đến chuyện người. Nhờ đó, bức chân dung tự hoạ của bản 98 thân và các nhà văn tầm cỡ trong nền văn học hiện đại Việt Nam hiện lên thật sinh động và gần gũi. 7.4. Phong cách nghệ thuật 7.4.1. Nhà văn của đời sống hàng ngày, nhãn quan sinh hoạt phong tục Dưới cảm quan hiện đời thường, Tô Hoài rất nhạy cảm với những cảnh sinh hoạt, những tập tục quen thuộc của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người. + Trong sáng tác của Tô Hoài trước cũng như sau CMT8, những sự việc, những chi tiết “vụn vặt”, bình dị thường xuất hiện đậm đặc. Với một nhãn quan sinh hoạt phong tục đặc biệt, nhà văn có tài phát hiện những sự việc trong cuộc sống sinh hoạt đời thường mà không phải nhà văn nào cũng cảm thấy. Đó là nạn tảo hôn (Vợ chồng trẻ con), nạn đòi nợ vào ngày 30 tết (Khách nợ), nạn ma chay, cưới xin (Quê người), tục đấu vật, bắn nỏ, thổi kèn, tục cướp vợ, trình ma, phạt vạ (Đảo hoang, Nỏ thần, Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Miền Tây) Những năm gần đây, Tô Hoài tiếp tục dồn tâm huyết thể hiện những phong tục, sinh hoạt của đất Hà thành từ tục hội làng, giỗ tết, ăn cỗ, chào hỏi đến tục cưới xin, tảo mộ trong tập Chuyện cũ Hà Nội. + Cuộc sống sinh hoạt đời thường lâu nay đã trở thành chất liệu trong sáng tác của Tô Hoài. Chính nó đã cho thấy nguồn chất liệu không bao giờ vơi cạn cho ngòi bút của ông. Điều đáng ghi nhận trong sáng tác của Tô Hoài là từ những sự việc “vụn vặt” ấy, người đọc vẫn cảm nhận được cái lớn lao của lịch sử, sự chuyển động trong từng bước đi của cách mạng, của đời sống xã hội. Có được nhận thức ấy là bởi Tô Hoài luôn hoà mình trong đời sống sinh hoạt của nhân dân và luôn tìm cho mình một hướng đi, một phong cách thể hiện riêng. 7.4.2. Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện -Miêu tả là một trong những thế mạnh của ngòi bút Tô Hoài. Khi miêu tả, nhà văn bao giờ cũng lựa chọn những chi tiết, hình ảnh đặc sắc tiêu biểu từ sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ trong cảm quan hiện thực đời thường. Những chi tiết, hình ảnh mà Tô Hoài lựa chọn được sống dậy trong bức tranh miêu tả nhờ một hệ thống các từ ngữ giàu sắc thái tạo hình và nghệ thuật sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá. - Nhờ khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạttất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái “thần” của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ. 99 + Tô Hoài chỉ cần một câu để tả chuyến xe rau và hoa vào thành phố cho kịp phiên chợ sớm: “Sương mù, chỉ nghe vó ngựa lách cách rộn ràng và mùi huệ thơm dài lòng đường” (Người ven thành); chỉ cần vài nét chấm phá về: “Những rừng hồi ngào ngạt xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng” (Miền Tây) đã đủ tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đầy sắc hương, mùi vị của xứ Lạng. + Còn đây là quá trình chuyển màu của hoa thuộc phiện khi mùa xuân về: “Vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ thẫm rồi sang màu tím man mát” (Truyện Tây Bắc), quả thực phải đôi mắt tinh tường và ngòi bút tinh tế lắm thì mới có được câu văn miêu tả hay như thế! → Nhờ nghệ thuật miêu tả mà Tô Hoài đã tạo ra được những trang văn sinh động, đặc sắc hấp dẫn người đọc ở mọi lứa tuổi. - Trong sáng tác của Tô Hoài, người kể chuyện được lựa chọn từ nhiều vị trí rất đa dạng. Khi thì người kể chuyện tự kể về chính mình, khi thì đảm nhiệm vai trò kể chuyện, dẫn chuyện. Dù xuất hiện ở vị trí nào, người kể chuyện vẫn giữ một khoảng cách nhất định với đối tượng. Chính khoảng cách ấy khiến truyện của Tô Hoài luôn đượm màu sắc khách quan. Kể cả khi viết hồi kí, Tô Hoài cũng tạo ra một khoảng cách cần và đủ để người kể chuyện dễ dàng chuyển tải mọi vui, buồn, hay, dở của con người và cuộc sống lên trên trang sách. Vì thế, Tô Hoài rất tỉnh táo, tỉnh táo mà không lạnh lùng nghiệt ngã. Tỉnh táo mà vẫn gần gũi, thân mật. Một trong những bí quyết làm nên sắc thái ấy của Tô Hoài là nghệ thuật sử dụng giọng điệu. - Khi kể chuyện, Tô Hoài sử dụng khá nhiều sắc thái giọng điệu, khi thì dí dỏm, suồng sã, khi thì mỉa mai, xót xa, thương cảm (truyện Chớp bể mưa nguồn, Hoa bìm biển, Cát bụi chân ai). Điều này góp phần mang lại sự đa dạng, phong phú những vẫn thống nhất trong hầu hết sáng tác của nhà văn. 7.4.3. Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ - Điều cốt lõi trong nghệ thuật của Tô Hoài là công phu dùng chữ. Ông là một trong số ít nhà văn đặc biệt coi trọng khía cạnh này. Theo ông “tinh thông về chữ là một điều cần thiết”. Ông chăm chỉ học hỏi, thu lượm tinh hoa của tiếng nói dân gian, của sách vở. Ông nhận thấy: “ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà viết tiểu thuyết”. “Nhân dân chính là ông thầy lớn của mình về tiếng nói”. Tô Hoài không chỉ tích luỹ ngôn ngữ quần chúng mà còn lắng nghe cách nói của họ. Vì thế, trong sáng tác của Tô Hoài, nhà văn rất có ý thức sử dụng lời ăn 100 tiếng nói hàng ngày của quần chúng lao động. Chính nó đem lại sắc thái dung dị, tự nhiên, mang hơi thở cuộc sống đời thường. Hệ thống từ ngữ quần chúng xuất hiện đậm đặc trong tác phẩm của Tô Hoài là từ ngữ nghề nghiệp, từ ngữ thông tục và những thành ngữ, quán ngữ. Những từ nghề nghiệp như: thanh go, vầy tơ, vỏ khổ, vuốt hồ, hồ cửi, hồ cháo từ thông tục như: đánh bỏ mẹ, sợ đếch gì, giã bọt mép, ngượng chó gì, thối mồmnhững thành ngữ, quán ngữ: gà trống nuôi con, ngậm đắng nuốt cay, túng thì ăn vụng, đói thì làm càng, gọt gáy bôi vôi, mả tang hàm rồng xuất hiện với tần số cao góp phần quan trọng đem lại cảm giác than mật, gần gũi, thậm chí suồng sã, xoá nhoà khoảng cách với người đọc. - Lời ăn tiếng nói của quần chúng qua ngòi bút của Tô Hoài đã được chắc lọc và nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật. Do vậy, ngôn ngữ thông tục đem lại giá trị thẩm mỹ mới. - Trong sáng tác của Tô Hoài, giọng điệu chủ đạo làm nên diện mạo riêng của tác giả là giọng tự nhiên, suống sã, giọng dí dỏm và giọng trữ tình. Ba sắc thái giọng điệu này trở thành một trong những phương tiện để tác giả bày tỏ thái độ và chuyển tải muôn chuyện đời thường lên trang sách. + Giọng điệu quen thuộc và đặc trưng trong sáng tác của Tô Hoài là giọng suồng sã, tự nhiên. Được chi phối bởi cảm hứng nhân văn đời thường, giọng điệu suồng sã đem lại một giá trị thẩm mỹ mới trên những trang sách của Tô Hoài. Phản ánh muôn mặt đời thường, giọng điệu này tỏ ra đắc địa hơn bất cứ một yếu tố nghệ thuật nào khác kể cả khi nhân vật bộc lộ tính cách, thói tật của mình. + Giọng điệu dí dỏm của Tô Hoài được thể hiện ở ba sắc thái chủ yếu: dí dỏm hài hước, dí dỏm xót xa, dí dỏm phê phán. Đây chính là thái độ, tình cảm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Giọng điệu này được tạo bởi một hệ thống ngữ điệu và từ ngữ thông tục gần với lời nói thường, thể hiện sự gắn kết hữu cơ giữa văn chương với cuộc đời, khiến truyện của Tô Hoài cứ hồn nhiên như trong dòng chảy của cuộc sống thực. + Giọng trữ tình của Tô Hoài bộc lộ ở hai sắc thái chủ yếu: sắc thái hồn nhiên trong sáng trước phong cảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước, trước nét đẹp phong tục sinh hoạt ở mọi miền quê và sắc thái trữ tình bùi ngùi man mác trước những gian truân vất vả trong cuộc sống sinh hoạt, trong quy luật tấy yếu của đời người. 101 Câu hỏi ôn tập và đề tài nghiên cứu: 1. Trình bày những thành tựu nổi bật trong sáng tác về đề tài miền núi của Tô Hoài. 2. Phân tích nhân vật Mị và A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ 3. Làm sáng rõ nhận định sau của Nguyễn Đăng Mạnh“Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường”. 4. Hãy làm sáng rõ nét phong cách nghệ thuật sau đây của nhà văn Tô Hoài: nhà văn của đời sống sinh hoạt, phong tục hàng ngày. 102 Chương 8. NGUYỄN KHẢI (1930 - 2008) 8.1. Tiểu sử, con người, quan niệm nghệ thuật - Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3/12/1930 tại phố Hàng Cót (Hà Nội), quê cha ở Nam Định, quê mẹ ở Hưng Yên. Nguyễn Khải là con quan tri huyện, nhưng vì là con vợ lẽ nên sớm chịu than phận bị “khinh miệt, rẻ rúng” do quan niệm “vợ lẽ con thêm” và do tính cách lạnh lùng của người cha. Suốt thời thơ ấu, Nguyễn Khải sống trong cảnh buồn tủi và nhiều lần bị lăng nhục, bị đổ oan là ăn cắp tiền bạc. Đã có lúc mẹ nhà văn nghĩ đến việc cùng chết với hai con cho thoát khổ. Mãi về sau này, nhà văn vẫn không sao quên được cảm giác bị thương tổn và nỗi hờn giận đã gặm nhấm tâm hồn ông những tháng năm đó. Nhưng, cũng chính những ngày đau thương này đã làm bùng dậy trong ông ý thức về nhân phẩm và ý chí sống để khẳng định mình: “Vậy thì phải sống. Sống bằng cái nhẫn nhục, cái chịu thương chịu khó, không giây phút nào được buông lơi, không giây phút nào được tự huyễn hoặc. Sống cho hết cái có thể có của mình rồi đời sẽ giúp mình sau”. Kí ức buồn và nỗi đau thân phận thời niên thiếu đã in đậm dấu ấn trong những sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải về sau. - CMT8 là cơ hội “trời cho” mà Nguyễn Khải hằng ao ước. Ông đã tìm được niềm hạnh phúc lớn nhất của đời mình: được trả lại tư cách làm người, được chọn con đường viết văn để thực hiện một cách sống: tạo dựng uy tín, danh dự. Đây sẽ là con đường để ông đền ơn đáp nghĩa cách mạng và rửa sạch nỗi nhục bị chính người người ruột thịt hắt hủi, bạc đãi. - Đầu năm 1947, Nguyễn Khải bắt đầu tham gia cách mạng với nhiều nhiệm vụ khác nhau, đến năm 1951 ông được Trung đoàn cử đi học một lớp nghiên cứu văn nghệ ngắn hạn ở Thanh Hoá: “Đó là cái mốc quan trọng trên chặng đường dẫn đến nghề văn của tôi” Nguyễn Khải đã nói như vậy. Cuối khoá học Nguyễn Khải đã có truyện ngắn đăng báo: Ra ngoài. - Năm 1955, Nguyễn Khải về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội, từ đây Nguyễn Khải được biết đến như một nhà văn nổi tiếng của văn đàn hiện đại Việt Nam. - Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh, “cái lí lịch đặc biệt của anh khiến anh hình như có hai con người trong một con người, có hai vùng thẩm mĩ trong một thế giới nghệ thuật”. Trong ông có sự pha trộn hai dòng máu: “Dòng máu của lớp cùng dân từng bị giày xéo, lăng nhục” sẽ in dấu vào những lời văn “khi thì uất hận, khi thì xót xa – một 103 thứ văn như để giải oan, như để đòi nợ, như để trả thù”. Còn dòng máu của tầng lớp thượng lưu lại sinh ra một Nguyễn Khải “thích nói chyện sang, thích nói giọng sang, dùng văn chương để phô bày cái hào hoa, lịch lãm”, “am hiểu và đồng cảm với giới thượng lưu của Hà Nội xưa”, trân trọng nếp sống thanh lịch, bản lĩnh cá nhân, cốt cách tự do – những cái làm nên nét văn hoá đặc thù của đất đế đô. - Nói về quan niệm nghệ thuật, Nguyễn Khải đã từng phát biểu: “Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau: là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người”. “Sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp, tinh vi và ngoắt ngoéo có thật của nó, như thế mới là sự thật, chân thật theo quan niệm của tôi”. Quan niệm này đã chi phối trực tiếp phương hướng tiếp cận hiện thực của ngòi bút Nguyễn Khải, lấy thế giới tinh thần, tư tưởng, các trạng thái tâm lí con người làm đối tượng khám phá để cuộc sống hiện lên trong tác phẩm như những dòng chảy, những sự va đập của các luồng tư tưởng, các lối sống và một nghệ thuật tự sự giàu màu sắc chính luận, tranh biện có vẻ như đã là sự lựa chọn tất yếu của Nguyễn Khải. - Tuy nhiên, quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải không phải “nhất thành bất biến”. Trước sau vẫn giữ niềm tin “văn học là nhân học”, nhưng ông không ngừng bổ sung, điều chỉnh bằng nhiều nhận thức và trải nghiệm để không tự trói buộc ngòi bút mình trong những khuôn thước chật hẹp. Đã có lúc ông tâm niệm: “Chẳng có thứ nghệ thuật nào không có chính trị cả, chính trị là mục đích và nội dung của nghệ thuật”. - Mấy chục năm sau, chính Nguyễn Khải lại đưa ra điều chiêm nghiệm: “Văn chương nói cho cùng là những khắc khoải, những mơ tưởng về một giấc mộng chưa thành. Có những giấc mộng sẽ không bao giờ thành nhưng vẫn cho phép cả người đọc lẫn người viết đắm đuối trong hi vọng, trong mong đợi, để cuộc đời thêm hương vị, thêm ánh sáng. Nó là tôn giáo của Cái Đẹp, Cái Đẹp phải với tới, có thể mãi mãi không tới”. Năm 1957, nhân cuộc tranh cãi về “bôi đen”, “tô hồng”, Nguyễn Khải tuyên bố: “Người nghệ sĩ phải nghiên cứu chính sách lấy nó làm phương hướng để thể hiện cuộc sống () làm mục đích cuối cùng của sáng tác, đem chính sách trùm lên toàn bộ tác phẩm”. Thế nhưng, chính sách thì có thể thay đổi, còn văn chương đã hiện hình giấy trắng mực đen, đã thành xác tín thì làm sao chữa lại? Sau 24 năm, trở lại mảnh đất đã giúp ông viết Tầm nhìn xa, ông mới hiểu ra điều đó. Và ông viết được một truyện ngắn mang tinh thần “nhận thức lại”: Cái thời lãng mạn. 104 → Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải ngày càng mềm dẻo, dân chủ hơn. Ông không “thánh hoá” văn chương nhưng bao giờ cũng đòi hỏi ở văn chương tinh thần trách nhiệm nghiêm túc: “Nhà văn và trách nhiệm xã hội vô cùng to lớn của họ không chỉ trong hôm nay mà còn cả mai sau”, “Tôi tuyệt đối không viết theo thời và cũng không viết theo những yêu cầu không thể chấp nhận của thị trường sách báo”. Với ông, nhận thức là một quá trình, đời sống tinh thần của con người càng phong phú, cách thoả mãn nó càng không thể khuôn vào một công thức nào đó, nghĩa là nhà văn có quyền tìm kiếm những lối đi riêng, có điều ông tin “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao cả, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung”. 8.2. Sáng tác từ trước 1978 8.2.1. Những tác phẩm viết về nông thôn và công cuộc xây dựng CNXH - Năm 1957, tên tuổi Nguyễn Khải được công chúng biết đến qua phần đầu của tiểu thuyết Xung đột. Tác giả thừa nhận: “Với Xung đột, tôi bắt đầu ý thức về chức năng người cầm bút và thực sự bước vào con đường viết truyện”. Mối quan tâm chung của nghệ thuật ở thời điểm này là các vấn đề thời sự - chính trị. Và Nguyễn Khải đã hăm hở nhập cuộc trong tư cách nhà văn – nhà hoạt động xã hội dùng sáng tác để tham dự vào cuộc đấu tranh xã hội. Xung đột là cuộc đấu tranh khẳng định con đường XHCN ở một vùng nông thôn công giáo toàn tòng. Các thế lực phản động đội lốt tôn giáo, lợi dụng lòng tin thơ ngây của nhiều giáo dân, lôi kéo, khích động họ chống lại chính quyền cách mạng bằng nhiều thủ đoạn. Nhan đề tác phẩm cũng là xung đột chính: xung đột giữa hai hệ tư tưởng đối lập (cách mạng và phản cách mạng). Tập 2 của tác phẩm, xung đột đối kháng dịu đi nhưng lại xuất hiện mối bất đồng giữa các cán bộ đứng mũi chịu sào tại địa phương. Xung đột rất giàu tính chiến đấu, là tiếng nói sắc sảo phê phán những mưu đồ phản cách mạng, cảnh tỉnh sự mê muội của con người, nhưng khi sự kiện làm nền cho tác phẩm không còn là thời sự, sức hấp dẫn của Xung đột lại thuộc về những trang diễn tả rất chân thực cái day dứt, giằng xé âm thầm, làm nên gương mặt tinh thần của một số nhân vật cán bộ như Nhàn, Tam, Thụy, Tường. Trước đây, đã có người chê bai Nguyễn Khải, cho là ông “viết sai sự thật, bôi nhọ cán bộ” khi ông đề cập đến “cuộc chiến rất đáng buồn giữa những người anh hùng của một thời”. Thời gian cho thấy, Nguyễn Khải đã quan sát tinh tế, nắm bắt chính xác và bản lĩnh khai 105 phá những vấn “nhạy cảm” về tư tưởng của một thời. Đó mới chính là cách tiếp cận đời sống đặc trưng của ngòi bút Nguyễn Khải. - Tập truyện ngắn Mùa lạc (1960) là sản phẩm của chuyến đi thực tế ở nông trường Điện Biên – nơi quan hệ sản xuất tập thể đang trở thành mô hình lí tưởng. Nguyễn Khải nồng nhiệt khẳng định vẻ đẹp của những người lao động kiểu mới – những con người làm cho sự gắn kết cộng đồng trửo thành nhu cầu máu thịt của mỗi các nhân. Cuộc sống hồi sinh kì diệu: vết thương chiến tranh trên da thịt đất đai được chữa lành, hạnh phúc mỉm cười với các số phận bất hạnh; con người hướng đến tương lai bằng cảm giác tin yêu, thanh thản giữa sự khích lệ, đùm bọc của tập thể. Thông qua “môtíp đổi đời” với các nhân vật như Đào (Mùa lạc), Tấm (Đứa con nuôi), người cha (Bố con), Thoa (Một cặp vợ chồng), nhà văn muốn khái quát quá trình vận động tích cực của đời sống cách mạng, sự hình thành nếp sống mới, đạo đức mới. Bằng con mắt nghệ sĩ đằm thắm cùng mối dây đồng cảm của một người tuổi nhỏ bị sỉ nhục đã giúp Nguyễn Khải tìm được cách khám phá riêng về hiện thực. Ông đặc biệt nhạy cảm với những than phận bé nhỏ, những tính cách khiêm nhường, những khao khát thầm lặng về hạnh phúc. Đồng thời, thói háo danh, sự ích kỉ, dù có ngụy trang kĩ lưỡng đến đâu cũng bị ông vạch ra thật sắc sảo (Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Một cặp vợ chồng). - Từ đầu thập kỉ 60 trở đi, phong trào hợp tác hoá nông thôn phát triển, đặt ra vấn đề cấp thiết là mẫu cán bộ có “tầm nhìn xa”. Nguyễn Khải đã trình bày chủ đề này qua tập truyện ngắn Hãy đi xa hơn nữa (1963), truyện vừa Người trở về (1964) và tiểu thuyết Chủ tịch huyện (1972). Xây dựng những tác phẩm này, Nguyễn Khải vừa rất có ý thức miêu tả bộ mặt đầy sức sống của nông thôn miền Bắc với những vẻ đẹp mới mẻ trong các mối quan hệ đầy tin cậy giữa tập thể với cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới, tình đồng chí, tình bè bạnvừa tỏ thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực không mang tinh thần XHCN như lối thu va hà vén (vợ Nam trong Hãy đi xa hơn nữa), lối làm ăn kiểu phường hội (Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa), thói hãnh tiến tầm thường (Mơ trong Chủ tịch huyện). Bằng ngòi bút nghiên cứu, Nguyễn Khải chỉ ra rằng đầu óc tư hữu và tâm lí nông dân gia trưởng thâm căn cố đế dưới nhiều biến tướng tinh vi đang cản trở con đường tiến lên sản xuất lớn. Từ đó, ông đòi hỏi người cán bộ mới của nông thôn phải vừa có đạo đức, vừa có tầm nhìn, sức nghĩ đáp ứng được yêu cầu mới của cách mạng. Tầm nhìn xa thực sự là một tác phẩm xuất sắc 106 trong mảng văn xuôi về đề tài nông thôn và nông dân thời kì này. Nhân vật Tuy Kiền thật sống động, sắc nét với một tính cách phong phú, phức tạp, độc đáo từ ngoại hình đến tư tưuởng. Điều thú vị bất ngờ là Tuy Kiền – nhân vật phản diện thời đó lại báo trước về một mẫu nhân vật tích cực trong tương lai – mẫu người chủ động, chối từ sự áp đặt chủ quan duy ý chí và căn bệnh nghèo nàn tư duy ngụy trang bằng những lí lẽ hình thức, giáo điều. 8.2.2. Những tác phẩm viết về chiến tranh chống Mỹ - Viết về đề tài chiến tranh cách mạng, Nguyễn Khải có các tập kí sự: Họ sống và chiến đấu (1966), Hoà Vang (1967), Tháng Ba ở Tây Nguyên (1976), và các tiểu thuyết: Ra đảo (1970), Đườngtrong mây (1970), Chiến sĩ (1973). Đây là những tác phẩm nóng hổi tính thời sự, bám sát các sự kiện lớn trong cuộc sống chiến đấu của dân tộc. Hiện thực khốc liệt được nhà văn dùng làm phông nền để khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam: lòng yêu nước, tinh thần kỉ luật, niềm khát khao khẳng định phẩm giá trước kẻ thù, tỉnh táo trong nhận thức, thông minh tháo vát trong hành động và đức tính kiên nhẫn, khiêm nhường. Đấy cũng là cách ông cắt nghĩa về chiến thắng tất yếu của chúng ta. Ông ít diễn tả khía cạnh mất mát hay mặt trái của chiến tranh mà khám phá sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong mỗi con người, đặt họ vào các tình huồng thử thách để họ bộc lộ tài trí, nhân cách. Nhân vật của ông đa phần rất trẻ, say mê lí tưởng nhưng cũng rất chín chắn về nhận thức, đặc biệt họ thường thông minh, có khả năng thích ứng và chiến thắng mọi hoàn cảnh như Đang, Huy, Thùy (Chiến sĩ), Vịnh, Thụ (Đường trong mây), Khang, Đắc (Họ sống và chiến đấu) → Nhiệt hứng ngợi ca, khẳng định rõ ràng làm cho các trang viết về chiến tranh của NK thiếu cái chân thực góc cạnh, cái dữ dội khốc liệt của những số phận làm nên chiều sâu hiện thực đời sống. Tuy vậy, trong cái nhìn lí tưởng hoá là điểm chung nổi bật của cả nền văn học lúc đó, NK có đóng góp riêng khi nhấn mạnh vào bản lĩnh cá nhân. Chính yếu tố này sẽ cho nhân vật một vẻ sắc sảo, hấp dẫn vì nó giúp soi chiếu chân thực hơn các giá trị của tập thể, các mối quan hệ tất yếu và không tất yếu giữa cá nhân với cộng đồng. 8.3. Sáng tác từ sau 1978 8.3.1. Tiểu thuyết Giai đoạn này NK có 7 cuốn tiểu thuyết: Cha và Con và (1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985), Điều tra về một cái chết (1986), Vòng sóng 107 đến vô cùng (1987), Một cõi nhân gian bé tí (1989), Thượng đế thì cười (2003). Trong đó, hai cuốn Điều tra về một cái chết và Vòng sóng đến vô cùng ít được người đọc biết đến. Qua 7 cuốn tiểu thuyết được công bố này, chúng ta nhận ra sức sáng tạo dồi dào và một phong cách tiểu thuyết rõ nét. Cả 7 cuốn tiểu thuyết đều có dung lượng gọn gàng (ngắn nhất là Một cõi nhân gian bé tí: 131 trang, dài nhất là Thượng đế thì cười: 246 trang). Mỗi tác phẩm có một dạng tiểu thuyết khác nhau, khi là dáng dấp tiểu thuyết vụ án, lúc nghiêng về tự luận, lúc tự thuật – tự tràoĐiều này cho thấy tác giả rất có ý thức đổi mới ngòi bút, có nhiều trăn trở để mở rộng quan niệm về thể loại. Vai trần thuật trong đa số các tiểu thuyết của ông ở chặng đường này là nhân vật nhà văn, nhà báo, người mang đậm cái tôi tiểu sử, cái tôi hồi cố, cái tôi tác giả. Khuynh hướng triết luận nhất quán biểu hiện khá rõ qua màu sắc luận đề và lối kết cấu mô hình hoá bằng những tình huống suy lí – giả định Cha và Con và , Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười. 8.3.2. Truyện ngắn - những đổi mới theo hướng từ chính luận sang triết luận Ở giai đoạn sáng tác thứ hai này, truyện ngắn của Nguyễn Khải có nhiều khởi sắc, tuy ông không thuộc số cây bút tạo ra bước đột phá thể loại. Đó là thế giới phong phú những cảnh ngộ cá biệt, những hành trình sống đầy nhọc nhằn do bao hệ lụy thường tình, những cuộc vật lộn kiên cường của con người với hoàn cảnh để bảo vệ một niềm tin cá nhân, những cá nhân với bảng giá trị tự nó xác lập cho nó. Mỗi truyện như một phát hiện cảm động về con người và tất cả đều nhằm trả lời cho câu hỏi khắc khoải suốt cuộc đời cầm bút: con người là ai? So với tiểu thuyết, truyện ngắn NK tính luận đề mờ đi nhiều, hướng chính luận cũng dần nhường chỗ cho hướng triết luận. Ông đặt con người vào các mối quan hệ đời thường để quan sát tư cách làm người của nó và nhận ra chính cái đa đoan, đa sự trong bản chất tinh thần của con người làm nên vẻ đẹp của cuộc sống, nhận ra trong số phận cá nhân, yếu tố may – rủi có vai trò rất lớn. Nếu ở truyện ngắn giai đoạn trước, nhân vật của ông hầu hết là tuổi trẻ, tự tin khẳng định tương lai của mình thì đến giai đoạn này, ông viết nhiều về những người già, những người thất bại, “lạc thời”, đơn độc: một người mẹ cả đời hi sinh vì con cái, lúc tuổi già phải sống vật vạ vỉa hè để con không bị “mất thể diện” trước bạn bè (Mẹ và các con), một người vợ sống như nô lệ bên ông chồng gia trưởng, ích kỉ và thực chất là vô tích sự mà lúc nào cũng mang mặc cảm mình không xứng đáng với chồng (Đời khổ), một trí thức vốn là giáo sư dạy văn chương Pháp ở trường trung học, là cựu 108 sinh viên trường đại học Sorbone danh tiếng mà phải ăn nhờ ở đậu, bưng bát cơm ăn với vẻ mặt “nhẫn nhục, hãi sợ và thèm thuồng” (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), một nhà báo có công lớn với tỉnh nhưng bị lãnh đạo hắt hủi, lạnh nhạt vì ông dám phanh phui cái xấu của địa phương họ (Lạc thời)Không phải đến giai đoạn này, Nguyễn Khải không còn quan tâm đến những tính cách mạnh mẽ, lãng mạn, những người luôn chiến thắng hoàn cảnh, nhưng cả ở trường hợp này, ông cũng chú ý nhiều đến “phía khuất mặt người” đến những gì thực sự làm nên bản lĩnh, giá trị cá nhân. Đó là sự chuyển hướng quan trọng của ông. Cùng với thời gian và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mĩ và quan niệm của nhà văn cũng có nhiều thay đổi. Từ chỗ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của con người chính trị, con người lịch sử, ông dần chuyển sang say mê vẻ đẹp nhân bản của những con người khiêm nhường về phận vị nhưng biết tự trọng, và dù trong hoàn cảnh nào cũng không chịu đánh mất niềm khát khao tự hoàn thiện. Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Khải chặng này chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về nhân thế, là cách chắt lọc tính người từ cuộc mưu sinh đầy phồn tạp. Nguyễn Khải đo cái đẹp bằng nhãn quan văn hoá mà tiêu biểu là cái đẹp nữ tính (Mẹ và con, Chúng tôi và bọn hắn, Người vợ, Đời khổ, Một người Hà Nội, Má đào, Chút phấn của đời) và cái đẹp thanh lịch, hào hoa của đất kinh kì (tập truyện Hà Nội trong mắt tôi). Từ góc độ văn hoá, ông đặt ra những vấn đề rất có ý nghĩa như nhu cầu hạnh phúc của người già (Nắng chiều), nhu cầu tự do cá tính (Lãng tử, Má đào), sự công bằng đối với con trẻ (Người vợ) → Đọc truyện ngắn đoạn này của Nguyễn Khải, chúng ta càng thêm khẳng định sự sắc sảo, già dặn và tài hoa trong ngòi bút của ông. Chúng ta bắt gặp ở đó một tấm lòng nhân hậu, một tính cách khoan hoà, một trái tim nhạy cảm và cái đầu nghệ sĩ mẫn cảm. 8.4. Phong cách nghệ thuật 8.4.1. Hứng thú nghiên cứu, phân tích đời sống và con người, đặc biệt là đời sống tư tưởng - Coi nghệ thuật như một khoa học, ngòi bút Nguyễn Khải không coi việc tái hiện bức tranh hiện thực làm mục đích mà muốn tìm vào những tầng sâu của hiện thực, mổ xẻ các quan hệ bao giờ cũng rất phức tạp trên bề mặt và trong bề sâu cuộc sống để nắm bắt những vấn đề bản chất nhất. Ông có cách xử lí hiện thực quen thuộc là đi tìm dấu ấn thời cuộc, sự kiện lịch sử, đường lối chính sách trong tâm lí – tư tưởng con người. 109 - Nhu cầu phân tích cuộc sống và con người, đặc biệt là cuộc sống tư tưởng đòi hỏi năng lực phát hiện vấn đề sắc sảo, óc quan sát tinh tế và một tinh thần phản biện trước các hiện tượng xã hội. Tác phẩm của Nguyễn Khải dù mức độ thành công khác nhau, nhưng thường nổi bật ở “tính vấn đề”. Đặc điểm này toát ra từ tình huống truyện, từ các cuộc đối thoại tư tưởng (thể hiện rõ ở Cha và con và Gặp gỡ cuối năm, Một cõi nhân gian bé tí, Một người Hà Nội). - Đọc văn Nguyễn Khải, ta thấy rất ít thành phần miêu tả, trái lại ông kể chuyện chủ yếu bằng phân tích, mà mục đích của phân tích là làm rõ diện mạo tư tưởng. Chỗ này đòi hỏi khả năng am tường tâm lí, sự thông minh và trái tim nhạy cảm mới có khả năng thành công, Nguyễn Khải đã hội tụ đầy đủ những yếu tố ấy nên dễ dàng tạo ra được những trang văn phân tích hết sức đặc sắc. - Có người nói rằng văn Nguyễn Khải trước sau vẫn mang “chất tu sĩ”. Chắc không phải vì ông tự nhận mình vốn có thiên hướng về cái thiêng liêng mà chính vì ông chỉ quen nhìn con người ở đời sống tinh thần, tư tưởng. Ông hầu như không viết được về tình yêu đôi lứa, nhưng phân tích hôn nhân thì rất giỏi. Phương diện đời sống thể xác, bản năng, tâm linh của con người không phải điểm mạnh của văn ông. Theo đuổi khám phá đời sống tư tưởng, nhất thiết phải là tạng nhà văn duy lí. Người từng trải, trí thức sẽ thích đọc văn NK hơn so với người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm sống vì văn ông tuy sắc sảo nhưng hơi khô và thiếu một chất mê đắm, siêu thoát. Càng về sau, ông càng khắc phục chỗ yếu này, ông hiểu ra rằng không chỉ tự nhiên mà ngay thế giới tinh thần của con người cũng bao gồm vô số điều chẳng thể cắt nghĩa rõ ràng, luôn luôn có phần bí ẩn, quyến rũ, mời gọi các cuộc phiêu lưu nghệ thuật. 8.4.2. Ý thức hướng vào thời hiện tại Với quan niệm văn học là khoa học, NK luôn có ý thức hướng vào hiện tại, bởi hiện tại là một dòng chảy bất tận và còn đang dang dở, chưa hoàn tất, nó “ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những bất ngờ” mới thật là mảnh đất phì nhiêu để ngòi bút NK thoả sức khai phá. Ông khẳng định: “Chuyện của hôm nay dẫu buồn đến đâu, dẫu bực đến đâu vẫn có vui vì nó là máu thịt của hôm nay, của giờ này, nó tươi rói, nó đỏ hồng”. Đây chính là yếu tố quan trọng làm nên tư duy tiểu thuyết của nhà văn NK. Tác phẩm của ông dù viết về chuyện đã qua, dù nhiều trăn trở với tương lai thì thực chất vẫn hướng tới một cuộc đối thoại về hiện tại. Ở Xung đột là đối thoại về khả năng tồn tại của lí tưởng Kitô giáo, ở Gặp gỡ cuối năm là vấn 110 đề chấp nhận hay không chấp nhận một tình thế lịch sử không thể đảo ngựơc, Một người Hà Nội, Chúng tôi và bọn hắn, Đất kinh kì, Nếp nhà, Tiền, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí là cuộc đối thoại giữa cơ chế cũ với cơ chế mới, giữa thế hệ vinh quang thuộc về thời đã qua với thế hệ đang có nhu cầu khẳng định những niềm tin mới, giữa các giá trị văn hoá lâu đời với tiếng gọi cơm áo Lấy hiện tại làm định hướng, các cuộc đối thoại trong tác phẩm Nguyễn Khải nói chung đều có xu hướng không khép lại với một chân lí tuyệt đối. Cái hiện tại được đặt trong sự tiếp nối với cái quá khứ, cuộc sống hiện lên ở nhiều mặt, có quá trình vận động, biến đổi, chuyển hoá và do vậy nó có xu hướng “mở”. Nói cho cùng, nhà văn nào cũng bắt đầu trang viết từ một đòi hỏi của hiện tại, khác nhau là ở cảm hứng và cách xử lí chất liệu hiện tại. Có người chỉ lấy hiện tại làm điểm xuất phát để trở về với quá khứ. Còn Nguyễn Khải thì thật sự sống với cái hiện tại, cấp cho nó ý nghĩa quan trọng nhất trong thế giới nghệ thuật của mình. 8.4.3. Nghệ thuật văn xuôi chính luận – triết luận - Trong tác phẩm Nguyễn Khải, tính luận đề đi liền với màu sắc chính luận – triết lí. Giai đoạn trước 1978, Nguyễn Khải thiên về chính luận do nhiệt hứng tham gia gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh xã hội. Tin rằng nhà văn có sứ mệnh tuyên truyền các chân lí cách mạng, Nguyễn Khải hướng người đọc đến những vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội, đưa họ đến nhận thức sáng suốt. Ông không ngại thuyết lí, tranh biện với độc giả và với kẻ thù tư tưởng dù hữu hình hay vô hình, ông trình bày lí lẽ sắc bén, khúc chiết, thông minh, bằng giọng sôi nổi, hùng hồn tưởng như không cho phép ai có thể cãi. - Từ 1978 trở đi, những giác ngộ mới về cuộc sống và văn chương giúp ông dần dần đằm lại, cái sắc cạnh không mất đi nhưng cách trình bày tư tưởng uyển chuyển và thận trọng hơn. Nhận ra cái phức tạp khôn cùng của cuộc đời và cái hữu hạn của con người, sáng tác của ông muốn là những chiêm nghiệm, đúc kết về các quy luật nhân sinh thường ngày, phổ quát. Màu sắc chính luận chuyển thành triết luận. Nhà văn trở thành người bạn đồng hành của độc giả, cùng họ chia sẻ kinh nghiệm một cách tin cậy, bình đẳng. Các chủ đề triết luận cũng thay đổi: thời trước là luận về tiêu chuẩn đạo đức XHCN, về cái tất yếu. Giai đoạn sau, chủ yếu luận về ý nghĩa tồn tại của con người, về mối quan hệ giữa con người với thời thế, về cái ngẫu nhiên, may rủi và tính nghịch lí trong đời sống. 111 - Với Nguyễn Khải, hứng thú triết luận thường mạnh hơn là thuật kể, miêu tả. Ông kể bằng triết luận, kể để mà triết luận. Lời trữ tình ngoại đề, lời bình luận nhiều hơn hẳn lời thuật kể. Nhân vật ông tạo ra đều thấp thoáng bóng dáng của tác giả: thông minh, hoạt bát, ăn nói giỏi, ham bàn bạc, tranh luận. Họ tranh luận, đối thoại cũng nhằm khái quát, triết lí. - Lời văn nghệ thuật của Nguyễn Khải rất giàu tính trí tuệ, nhiều ngụ ý. Giai đoạn sáng tác trước 1978 chủ yếu là lời một giọng, nhưng từ Gặp gỡ cuối năm trở đi nhìn chung là kiểu lời nhiều giọng và Nguyễn Khải có giọng điệu trần thuật khá biến hoá, linh hoạt. Giọng người kể chuyện và giọng nhân vật có lúc tách bạch, lúc chuyển hoá, hoà nhập rất uyển chuyển. Câu chuyện khi được kể một cách thân mật, suồng sã, lúc ngậm ngùi dư vị xót xa, thấm thía nỗi buồn mà không chua chát, tuyệt vọng. Có lúc ta nhận ra giọng day dứt, hoài nghi, lúc lại nhẹ nhõm, ấm áp Có người bảo rằng Nguyễn Khải có cái giọng như “đi guốc vào bụng nhân vật”, nghĩa là giọng từng trải, lọc lõi. Nhưng đấy chỉ là một sắc thái trong khá nhiều sắc giọng khác của Nguyễn Khải. Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Trình bày những nét đáng chú ý trong quan niệm về văn chương của Nguyễn Khải. 2. Phân tích một trong số các truyện ngắn của Nguyễn Khải: Mùa lạc, Tầm nhìn xa, Một người Hà Nội, Nắng chiều, Đất kinh kì để làm rõ hứng thú phân tích đời sống và con người của Nguyễn Khải. 3. Phân tích các truyện ngắn sau của Nguyễn Khải: Mẹ và con, Chúng tôi và bọn hắn, Người vợ, Đời khổ, Một người Hà Nội, Má đào, Chút phấn của đời) để làm sáng tỏ nhận định:“Nguyễn Khải luôn đo cái đẹp bằng nhãn quan văn hoá mà tiêu biểu là cái đẹp nữ tính”. 112 TÀI LỆU THAM KHẢO [1] Vũ Tuấn Anh (1998), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 – 1995, NXB KHXH. [2] Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Phong Lê (1982), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945 – 1975, NXB Khoa học Xã hội. [5] Nguyễn Văn Long (2002, 2003), Thơ 1945 – 1975, tiến trình và những khuynh hướng, NXB Giáo dục, Hà Nội. [6] Nguyễn Văn Long (2007), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [7] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách, NXB Trẻ, TP.HCM. [8] Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên) (2002), Lịch sử Văn học Việt Nam tập III, NXB ĐHSP Hà Nội. [9] Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá, Văn học Việt Nam 1945 – 1975 tập một, NXB GD, Hà Nội, 1988. [10] Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, Nguyễn Văn Long, Đoàn Trọng Húy (1990), Văn học Việt Nam 1945 – 1975 tập hai, NXB GD, Hà Nội. [11] Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, NXB KHXH, Hà Nội. [12] Nhiều tác giả (2001), Nguyễn Khải - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. [13] Nhiều tác giả (1999), Tố Hữu – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. [14] Nhiều tác giả (2000), Chế Lan Viên – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. [15] Nhiều tác giả (1995), Chế Lan Viên – Người làm vườn vĩnh cửu, NXB Hội Nhà văn. [16] Nhiều tác giả (2000), Tô Hoài – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. [17] Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. MỤC LỤC Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 ....- 3 - 1.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa, tư tưởng .......................................- 3 - 1.1.1. Về lịch sử - xã hội.............................................................................................- 3 - 1.1.2. Về văn hóa – tư tưởng ......................................................................................- 3 - 1.2. Các chặng đường phát triển của văn học .............................................................- 4 - 1.2.1. Từ 1945 đến 1954.............................................................................................- 4 - 1.2.2. Từ 1955 đến 1964.............................................................................................- 5 - 1.2.3. Từ 1964 đến 1975 văn học trong thời kì cả nước chống Mĩ ............................- 6 - 1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ..............- 7 - 1.3.1. Nền văn học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu............................................................................................- 7 - 1.3.2. Văn học hướng về đại chúng ............................................................................- 8 - 1.3.3. Nền văn học chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi .......................- 9 - 1.4. Khái quát văn học trên những nét lớn về thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam 1945 – 1975 .....................................................................................................- 11 - 1.4.1. Thành tựu........................................................................................................- 11 - 1.4.2. Hạn chế ...........................................................................................................- 12 - Chương 2. THƠ GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 .............................................................- 14 - 2.1. Qúa trình phát triển của thơ và những thành tựu chủ yếu qua các chặng đường......- 14 - 2.1.1. Chặng đường 1945 – 1954..............................................................................- 14 - 2.1.1.1. Quá trình phát triển của thơ 1945 - 1954.....................................................- 14 - 2.1.1.2. Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ 1945 – 1954 ..............- 15 - 2.1.2. Chặng đường 1955 – 1964..............................................................................- 20 - 2.1.2.1. Quá trình phát triển và những thành tựu của thơ 1955 - 1964.....................- 20 - 2.1.2.2. Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ 1955 – 1964 .....................- 22 - 2.1.3. Chặng đường 1965 – 1975..............................................................................- 25 - 2.1.3.1. Thơ với cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ........................................- 25 - 2.1.3.2. Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ 1965 – 1975 .....................- 27 - 2.2. Các khuynh hướng chính trong sự phát triển của thơ 1945 – 1975...................- 30 - 2.2.1. Tăng cường chất liệu đời sống hiện thực, mở rộng đề tài và cảm xúc, hướng về mọi mặt của hiện thực cách mạng và đời sống nhân dân .........................................- 30 - 2.2.2. Tăng cường tính khái quát, chất triết lí, suy tưởng trong thơ .........................- 31 - 2.2.3. Khai thác kinh nghiệm nghệ thuật truyền thống dân gian, cổ điển và Thơ mới.......- 32 - 2.2.4. Khuynh hướng tự do hoá hình thức thơ..........................................................- 33 - Chương 3. TỐ HỮU (1920 - 2002) ..........................................................................- 35 - 3.1. Tiểu sử và con người: Sự thống nhất giữa con người cách mạng và nhà thơ....- 35 - 3.2. Các chặng đường thơ Tố Hữu ...........................................................................- 36 - 3.2.1. Từ ấy (1937 - 1946) ........................................................................................- 36 - 3.2.2. Việt Bắc (1947 - 1954)....................................................................................- 38 - 3.2.3. Gió lộng (1955 - 1961) ...................................................................................- 39 - 3.2.4. Ra trận (1962 - 1971); Máu và hoa (1972 - 1977) .........................................- 40 - 3.2.5. Một tiếng đờn (1992) và Ta với Ta (1999) .....................................................- 42 - 3.3. Phong cách nghệ thuật .......................................................................................- 42 - 3.3.1. Nhà thơ của lí tưởng cộng sản, đại diện xuất sắc của khuynh hướng trữ tình chính trị .....................................................................................................................- 42 - 3.3.2. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nổi trội ....................................- 43 - 3.3.3. Giọng điệu của tình thương mến ....................................................................- 44 - 3.3.4. Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc ...........................................................- 44 - Chương 4. CHẾ LAN VIÊN (1920 - 1989)..............................................................- 46 - 4.1. Tiểu sử, con người, quan niệm thơ ....................................................................- 46 - 4.1.1. Tiểu sử, con người ..........................................................................................- 46 - 4.1.2. Quan niệm thơ ................................................................................................- 47 - 4.2. Các chặng đường thơ Chế Lan Viên..................................................................- 48 - 4.2.1. Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám 1945: tập Điêu tàn .............- 48 - 4.2.2. Thơ cách mạng của Chế Lan Viên .................................................................- 50 - 4.2.2.1. Tập Ánh sáng và phù sa, cái mốc quan trọng trên hành trình “Từ thung lũng đau thương ra cách đồng vui”..................................................................................- 50 - 4.2.2.2. Thơ Chế Lan Viên những năm chống Mĩ....................................................- 52 - 4.2.3. Từ sau 1975: Di cảo thơ và hành trình tìm lại mình của Chế Lan Viên.........- 54 - 4.4. Phong cách nghệ thuật .......................................................................................- 56 - 4.4.1. Chất trí tuệ, suy tưởng ....................................................................................- 56 - 4.4.2. Khai thác triệt để các tương quan đối lập .......................................................- 58 - 4.4.3. Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh .........................................................................- 58 - Chương 5. PHẠM TIẾN DUẬT (1941 - 2007)........................................................- 61 - 5.1. Vài nét về tiểu sử và con người .........................................................................- 61 - 5.2. Đường Trường Sơn và thơ Phạm Tiến Duật ..................................................- 61 - 5.3. Phong cách thơ Phạm Tiến Duật ....................................................................- 64 - 5.3.1. Phạm Tiến Duật – nhà thơ của những người lính Trường Sơn và những cô thanh niên xung phong .......................................................................................................- 64 - 5.3.1.1. Về người lính lái xe .....................................................................................- 64 - 5.3.1.2. Về người lính công binh, lính pháo thủ, lính thông tin và lính coi kho.......- 66 - 5.3.1.3. Về những cô thanh niên xung phong...........................................................- 69 - 5.3.2. Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên ..........................................................- 72 - 5.3.3. Giọng điệu hóm hỉnh, ngang tàng ..................................................................- 77 - Chương 6. VĂN XUÔI (TRUYỆN VÀ KÍ) GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 .....................80 6.1. Qúa trình phát triển của truyện và kí qua các chặng đường ...................................80 6.1.1. Chặng đường 1945 – 1954 ..................................................................................80 6.1.1.1. Tình hình sáng tác các thể truyện và kí ............................................................80 6.1.1.2. Đặc điểm của truyện và kí giai đoạn 1945 - 1954............................................82 6.1.2. Văn xuôi trong mười năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1955 – 1964).....82 6.1.2.2. Đặc điểm của truyện và kí giai đoạn 1955 - 1964............................................83 6.1.3. Những năm cả nước kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975) ...............................84 6.1.3.1. Truyện và kí tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ ........................84 6.1.3.2. Đặc điểm của truyện và kí giai đoạn 1965 – 1975 ...........................................85 6.2. Thành tựu về đặc điểm của các thể loại ................................................................86 6.2.1. Truyện ngắn.........................................................................................................86 6.2.2. Tiểu thuyết...........................................................................................................87 6.2.3. Các thể kí.............................................................................................................88 Chương 7. TÔ HOÀI (1920 - 2014).............................................................................89 7.1. Tiểu sử, con người, quan niệm nghệ thuật .............................................................89 7.1.1. Tiểu sử, con người...............................................................................................89 7.1.2. Quan niệm nghệ thuật .........................................................................................90 7.2. Sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945 ..........................................................91 7.2.1. Truyện loài vật ....................................................................................................91 7.2.2. Truyện về vùng quê ven thành ............................................................................92 7.3. Sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945..............................................................93 7.3.1. Đề tài miền núi ....................................................................................................93 7.3.2. Đề tài về Hà Nội ..................................................................................................95 7.3.3. Sáng tác cho thiếu nhi .........................................................................................96 7.3.4. Hồi ký và tự truyện..............................................................................................97 7.4. Phong cách nghệ thuật............................................................................................98 7.4.1. Nhà văn của đời sống hàng ngày, nhãn quan sinh hoạt phong tục......................98 7.4.2. Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện ........................................................................98 7.4.3. Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ ...........................................................99 Chương 8. NGUYỄN KHẢI (1930 - 2008) ................................................................102 8.1. Tiểu sử, con người, quan niệm nghệ thuật ...........................................................102 8.2. Sáng tác từ trước 1978 .........................................................................................104 8.2.1. Những tác phẩm viết về nông thôn và công cuộc xây dựng CNXH .................104 8.2.2. Những tác phẩm viết về chiến tranh chống Mỹ ................................................106 8.3. Sáng tác từ sau 1978.............................................................................................106 8.3.1. Tiểu thuyết.........................................................................................................106 8.4. Phong cách nghệ thuật..........................................................................................108 8.4.1. Hứng thú nghiên cứu, phân tích đời sống và con người, đặc biệt là đời sống tư tưởng............................................................................................................................108 8.4.2. Ý thức hướng vào thời hiện tại..........................................................................109 8.4.3. Nghệ thuật văn xuôi chính luận – triết luận ......................................................110 TÀI LỆU THAM KHẢO ............................................................................................112

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_vhvn_hien_dai2_9139_2042681.pdf
Tài liệu liên quan