Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế - Nguyễn Thị Bích Thủy

Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược cách mạng, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. • Tư tưởng đoàn kết của Người là mẫu mực trong việc vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. • Mặt trận Tổ quốc là phương thức hiện thực hóa lý luận đoàn kết của Hồ Chí Minh. Đoàn kết trong Mặt trận trong các thời kỳ khác nhau là nguyên nhân quyết định mọi thắng lợi trong thời kỳ giành độc lập cũng như xây dựng CNXH. • Đại đoàn kêt dân tộc kết hợp với đoàn kết quốc tế là sự kết hợp thống nhất sức mạnh nội sinh và ngoại sinh, giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp cho sự thành công của cách mạng Việt Nam.

pdf34 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế - Nguyễn Thị Bích Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0013103218 BÀI 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Nguyễn Hồng Sơn Trường Đại học Kinh tế quốc dân 1 v1.0013103218 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Nắm vững nội dung chương này sẽ giúp chúng ta lý giải đúng đắn những vấn đề trên. • Đoàn kết dân tộc là giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các lãnh tụ của các phong trào yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã nhận thức được vai trò của đoàn kết, tại sao vẫn thất bại? Khẳng định Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước thực chất là tìm phương thức tổ chức và thực hiện đoàn kết. Đúng không? Tại sao? • Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh sáng lập năm 1941 là tổ chức gì? Vì sao Người khẳng định “ Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”? (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, trang 604). v1.0013103218 3 • Làm rõ cơ sở hình thành, vai trò và những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc; • Luận giải tính sáng tạo và tính hiện thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận Tổ quốc. Vận dụng ở Việt Nam hiện nay; • Hiểu được tính thống nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế nhằm phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại đảm bảo thành công của sự nghiệp cách mạng; • Liên hệ thực tiễn những vấn đề cơ bản trong quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết trong giai đoạn hiện nay. MỤC TIÊU v1.0013103218 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế NỘI DUNG v1.0013103218 5 1.2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh 1.3. Lực lượng của đại đoàn kết dân tộc 1.4. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC v1.0013103218 Truyền thống đoàn kết dân tộc Tổng kết thực tiễn trong nước và thế giới i i i Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minhi Tư tưởng HCM về đoàn kết Chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kếti 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT 6 v1.0013103218 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Tình huống 1: • Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, các lãnh tụ của phong trào yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã nhận thức được vai trò của đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tuy nhiên, hầu hết các phong trào này đều đi tới thất bại. Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại là do chưa có hệ tư tưởng phù hợp, chưa có đường lối và phương pháp thực hiện đoàn kết đúng đắn. • Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thấy được hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiến bối, đặc biệt là những đòi hỏi khách quan của đại đoàn kết trong thời đại mới, thời đại cách mạng vô sản, chống đế quốc thực dân. Do vậy, Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm đường cứu nựớc cũng chính là tìm hệ tự tưởng, phương thức lãnh đạo, tổ chức thực hiện đoàn kết phù hợp vượt ra khỏi hệ tư tưởng và phương thức đoàn kết truyền thống. 7 v1.0013103218 1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạng Việt Nam 8 Hồ Chí Minh cầm nhịp hát bài “Kết đoàn” Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9, tr.405 v1.0013103218 1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (tiếp theo) Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách mạng. Đoàn kết là phương tiện, cao hơn phương tiện, trở thành mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách mạng. 9 Trích Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam 3/3/1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. v1.0013103218 1.3. LỰC LƯỢNG CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân 10 v1.0013103218 1.3. LỰC LƯỢNG CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (tiếp theo) Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc: • Đoàn kết trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. • Đoàn kết trên cơ sở khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. 11 v1.0013103218 1.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC • Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất. • Mặt trận dân tộc thống nhất là là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. 12 v1.0013103218 1.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (tiếp theo) Tùy từng thời kỳ khác nhau, Mặt trận có những hình thức và tên gọi khác nhau 13 v1.0013103218 1.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (tiếp theo) Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất: • Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. • Mặt trận hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. • Mặt trận hoạt động trên cơ sở nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững. • Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 14 MẶT TRẬN LIÊN VIỆT (1951) v1.0013103218 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Tình huống 2: Qua nghiên nội dung bài học ta thấy: • Mặt trận Việt Minh (5/1941) do Hồ Chí Minh sáng lập thực chất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, là liên minh chính trị tự nguyện của mọi cá nhân, tổ chức, đảng phái, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nhằm mục đích đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập cho dân tộc. Đây là mẫu mực sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và thực hiện đoàn kết toàn dân vì mục tiêu chung. • Thực tế cho thấy, Mặt trận Việt Minh là cơ sở để xây dựng các nhân tố bảo đảm thành công của cách mạng thángTám: Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, các căn cứ địa, chiến khu của cách mạng. Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng đi vào nhân dân, vận động đoàn kết toàn dân tộc từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị, từ thành thị đến rừng núi nhất tề đứng lên giành chính quyền. Do vậy, Người khẳng định: “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. 15 v1.0013103218 BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU Phân tích quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết. Gợi ý trả lời: • Tính dân tộc: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.  Quan niệm của Hồ Chí Minh về Dân, Nhân dân.  Đại đoàn kết trên cơ sở truyền thống đoàn kết nhân nghĩa dân tộc, đồng thời phải có lòng khoan dung độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. • Tính giai cấp:  Đoàn kết trên cơ sở khối liên minh công – nông – trí thức giữ vai trò nền tảng, đây chính là “nền, gốc” của đoàn kết toàn dân.  Đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. • Quan hệ biện chứng: Đoàn kết giai cấp là cơ sở của đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện cho đoàn kết dân tộc được thực hiện thống nhất, chặt chẽ; đoàn kết dân tộc tạo điều kiện củng cố và phát thuy đoàn kết giai cấp; đoàn kết giai cấp và dân tộc là thống nhất, đều hướng tới thực hiện mục tiêu, lợi ích chung. Đây là quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về đoàn kết trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. 16 v1.0013103218 17 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 2.2. Lực lượng đoàn kết và hình thức tổ chức 2.1. Vai trò của đoàn kết quốc tế v1.0013103218 18 2.1. VAI TRÒ CỦA ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 2.1.2. Thực hiện đoàn kết nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại. 2.1.1. Đoàn kết quốc nhằm phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại tạo sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp cách mạng. v1.0013103218 2.1.1. ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ NHẰM PHÁT HUY SỨC MẠNH DÂN TỘC KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP CHO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG 19 Sức mạnh dân tộc là tổng hòa các yếu tố truyền thống, văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị mà dân tộc có được nhằm phát huy lợi thế so sánh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và phát triển đất nước. v1.0013103218 2.1.1. ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ NHẰM PHÁT HUY SỨC MẠNH DÂN TỘC KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP CHO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG (tiếp theo) Sức mạnh thời đại là tổng hòa của những xu thế kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật mà các nước có thể khai thác và sử dụng nhằm mục tiêu phát triển đất nước. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. “Rằng đây bốn biển một nhà Vàng, đen, trắng,đỏ đều là anh em” 20 v1.0013103218 2.1.2. THỰC HIỆN ĐOÀN KẾT NHẰM GÓP PHẦN CÙNG NHÂN DÂN THẾ GIỚI THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU CÁCH MẠNG CỦA THỜI ĐẠI 21 v1.0013103218 2.2. LỰC LƯỢNG ĐOÀN KẾT VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 22 Lực lượng đoàn kết Phong trào cộng sản và công nhân thế giới Phong trào giải phóng dân tộc Phong trào hòa bình và dân chủ thế giới v1.0013103218 2.2. LỰC LƯỢNG ĐOÀN KẾT VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC (tiếp theo) 23 Hình thức tổ chức v1.0013103218 BÀI TẬP TỰ NGHIÊN CỨU Sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Tại sao phải kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại trong sự nghiệp cách mạng? Gợi ý trả lời: • Sức mạnh thời đại là tổng hòa của những xu thế kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật mà các nước có thể khai thác và sử dụng nhằm mục tiêu phát triển đất nước. • Quá trình nhận thức sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh là quá trình nhận thức biện chứng từ thấp tới cao, trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và xu thế phát triển của thế giới. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh thời đại ngày nay là sức mạnh của phong trào cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc; là lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và vai trò của Quốc tế cộng sản; là sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống XHCN; là cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại; là trào lưu dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn cầu • Kết hợp với sức mạnh dân tộc và thời đại nhằm:  Tạo sức mạnh tổng hợp đảm bảo thành công vào sự nghiệp cách mạng.  Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của thời đại. 24 v1.0013103218 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là gì? a. Là sách lược. b. Là chủ nghĩa dân tộc. c. Là nhân nghĩa dân tộc. d. Là chiến lược cách mạng. Đáp án đúng là: d. Là chiến lược cách mạng. • Vì: Đại đoàn kết dân tộc giải quyết vấn đề lực lượng của cách mạng, do vậy đây là điều kiện quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng trong mọi thời kỳ. Hồ Chí Minh cho rằng: đoàn kết là chiến lược chứ không phải là sách lược, một thủ đoạn chính trị nhất thời. • Tham khảo: Chương 5, Mục I.1.a, trang 163 - 165 25 v1.0013103218 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Trong các tổ chức sau, tổ chức nào không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc? a. Đảng cộng sản. b. Nhà nước. c. Các tổ chức chính trị - xã hội. d. Các tổ chức xã hội đoàn thể. Đáp án đúng là: b. Nhà nước. • Vì: Nhà nước là cơ quan quyền lực đặc biệt, thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng nhưng công cụ, phương tiện đặc thù có tính quyền lực nhà nuớc. Do vậy, nhà nước không phải là tổ chức tự nguyện thuộc Mặt trận tổ quốc. • Tham khảo: Giáo trình, Mục I.3.a, trang 172 – 174. 26 v1.0013103218 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đâu là yếu tố thể hiện tính tất yếu của sự lãnh đạo Đảng cộng sản đối với Mặt trận Tổ quốc? a. Thể hiện ở vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng. b. Thể hiện ở bản chất giai cấp của Đảng. c. Thể hiện ở số lượng đảng viên. d. Thể hiện nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng. Đáp án đúng là: a. Thể hiện ở vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng. Vì: Hồ Chí Minh khẳng định: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận không phải do áp đặt, do Đảng tự phong mà do chính vai trò, năng lực và uy tín lãnh đạo của Đảng. Người cho rằng, trong đấu tranh cách mạng và công tác hàng ngày, khi quần chúng thừa nhận năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. Tham khảo: Giáo trình, Bài 5, Mục I.3.b, trang 174 – 177. 27 v1.0013103218 28 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược cách mạng, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. • Tư tưởng đoàn kết của Người là mẫu mực trong việc vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. • Mặt trận Tổ quốc là phương thức hiện thực hóa lý luận đoàn kết của Hồ Chí Minh. Đoàn kết trong Mặt trận trong các thời kỳ khác nhau là nguyên nhân quyết định mọi thắng lợi trong thời kỳ giành độc lập cũng như xây dựng CNXH. • Đại đoàn kêt dân tộc kết hợp với đoàn kết quốc tế là sự kết hợp thống nhất sức mạnh nội sinh và ngoại sinh, giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp cho sự thành công của cách mạng Việt Nam. 3 v1.0013103218 Thuật ngữ - Đoàn kết: Sự thống nhất trong nhận thức và hành động giữa các thành viên trong cộng đồng và giữa các cộng đồng người với nhau vì mục tiêu, lợi ích chung - Đại đoàn kết dân tộc: Đoàn kết rộng rãi các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội vì mục tiêu chung của dân tộc. - Dân :Là quần chúng nhân dân bao gồm mọi giai cấp tầng lớp xã hội. - Đoàn kết quốc tế: Là đoàn kết với các lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế vì mục tiêu, lợi ích của mỗi dân tộc và góp phần vào sự tiến bộ chung của thế giới. - Mặt trận dân tộc thống nhất: Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nựớc, phần đấu vì mục tiêu chung. 29 v1.0013103218 Thuật ngữ - Chủ nghĩa yêu nước: Là tinh thần tự hào dân tộc, ý chí bảo vệ tổ quốc tạo thành cơ sở, cội nguồn của sức mạnh dân tộc. - Chủ nghĩa quốc tế: Là sự đoàn kết quốc tế nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với các nước, các dân tộc trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế. - Sức mạnh dân tộc: Là tổng hòa các yếu tố truyền thống, văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị mà dân tộc có được nhằm phát huy lợi thế so sánh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và phát triển đất nước. - Sức mạnh thời đại:Là tổng hòa của những xu thế kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật mà các nước có thể khai thác và sử dụng nhằm mục tiêu phát triển đất nước v1.0013103218 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP • 5 câu hỏi có gợi ý trả lời: Câu1: Trong các nguồn gốc hình thành tư tuởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, nguồn gốc nào quan trọng nhất? Vì sao? Gợi ý trả lời: Trong các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, nguồn gốc lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết là quan trọng nhất vì: - Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, liên minh công – nông, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế - Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường tự giải phóng dân tộc, thấy rõ sự cần thiêt và cách thức để tổ chức thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với đoàn kết quốc tế, tạo lực lượng đưa cách mạng đến thành công. 31 v1.0013103218 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Câu 2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Gợi ý trả lời: - Quan niệm của Hồ Chí Minh về “dân” “nhân dân” - Đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên truyền thống yêu nước – đoàn kết – nhân nghĩa của dân tộc, đồng thời phải có lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. - Đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Câu 3: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đoàn kết quốc tế - Gợi ý trả lời: + Đoàn kết quốc tế nhằm phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại tạo sức mạnh tổng hợp của cách mạng. + Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của thời đại + Đây là sự kết hợp thống nhất giữa cái bộ phận và cái toàn thể, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế theo quan điểm của Hồ Chí Minh. v1.0013103218 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Câu 4: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng đoàn kết quốc tế. Trong các lực lượng đoàn kết quốc tế, lực lượng nào quan trọng nhất? Tại sao Gợi ý trả lời: - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế rất phong phú, song tập trung chủ yếu vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới. - Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là lực lượng quan trọng nhất . Vì: + Thời đại ngày nay là thời đại cách mạng vô sản + Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, vai trò của Quốc tế cộng sản ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. + Cách mạng Tháng Mười thắng lợi dẫn tới sự ra đời của CNXH và sau đó là hệ thống XHCN lớn mạnh với những giá trị ưu việt, tiến bộ. + Đoàn kết trong phong trào cách mạng vô sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước ta trước đây cũng như hiện nay và mai sau. v1.0013103218 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Câu 5: Liên hệ sự vận dụng tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Gợi ý trả lời: - Chú trọng phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phồn vinh - Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nângi cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nuớc; phát huy vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất. - Đổi mới chính jsách giai cấp, chính sách xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc. - Thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu, hợp tác, đa phương hóa, đa dạngkh hóa, củng cố khối đại đoàn kết với mọi lực lượng tiến bộ trên thế giới vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfneu_phh_bai5_v1_0013103218_8903_2004530.pdf