34a. Bao phấn ngắn hơn 1,5mm ; đường kính quả ngắn hơn 8mm, mầu sáng bóng; tràng ngắn hơn 5mm 5. S. americanum
34b. Bao phấn dài hơn 2mm; . phần lớn quả đương kính dài hơn 8mm; mầu vàng bóng hoặc mờ; tràng hoa dài hơn 5mm
67 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tổng quan thực vật chi solanum l, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình đĩa, đường kính 1,5-2 mm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả gần như quanh năm. Mọc rải rác ven rừng, trên các bãi hoang, lùm bụi, ven đường, ở độ cao dưới 1000 m.
Phân bố: Lai Châu (Bình Lư), Điện Biên (Mường Phăng), Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Thuận Châu, Mộc Châu), Tuyên Quang (Na Hang), Cao Bằng, Thái Nguyên (Võ Nhai), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ (Hạ Hoà: Ao Châu; Thanh Sơn: Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (Mê Linh, Tam Đảo), Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội (Phủ Lỗ), Hoà Bình (Lương Sơn, Mai Châu, Lạc Thuỷ), Hải Dương, Hải Phòng (Đồ Sơn), Hà Nam (Kim Bảng), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Pù Mát), Quảng Bình (Phong Nha; Bố Trạch: Ba Rền), Quảng Trị (Bến Hải), Thừa Thiên Huế (A Lưới, Hải Vân, Hương Thuỷ: Hương Phú; Phú Lộc: Rừng Nông), Kon Tum (Ngọc Linh; Đắk Glây, Đắk Tô, Kon Plông) Gia Lai (An Khê), Đắk Lắk (Krông Pắc: Khuê Ngọc Điền), Đắk Nông (Quảng Phú), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đức Trọng), Nam Bộ. Còn phổ biến ở các nước nhiệt đới.
Giá trị sử dụng: Lá làm ngủ, lợi tiểu (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [4]. Rễ dùng trị đau vùng thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đau dạ dày, đau răng, bế kinh; lá tươi giã đắp đinh nhọt, viêm mủ da (Võ Văn Chi, 1997) [2]. Quả xanh có thể dùng chế bột cary (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [4]. Quả có thể được dùng làm rau ăn vì trong 100 g quả phơi khô có chứa 8,3g protein, 1,7 g chất béo, muối khoáng, Ca, Fe, vitamin A (Đỗ Huy Bích, 1995) [1]
6.17. Solanum violaceum Ortega – Cà dại hoa tím
Tên đồng nghĩa: S. indicum auct. non L.
Tên khác: Cà ấn, Cà dại hoa xanh.
Đặc điểm thực vật: Cỏ cao đến 60-100 cm; thân có lông hình sao và gai cứng. Lá hình trứng, cỡ 5-13 x 2,5-8,5 cm, chóp tù hoặc nhọn, gốc tim hoặc cụt, mép 5-7 thuỳ lượn sóng, có lông hình sao trên cả hai mặt, có gai như kim thẳng; cuống lá dài 1,5-4 cm. Cụm hoa dạng chùm mọc ở ngoài nách lá, dài 2-6 cm, có lông tơ và gai; cuống chung dài 1,5 cm; cuống hoa dài 4-15 mm. Đài dài 4-7 mm; thuỳ đài hình mũi mác, không đều, dài 3-5 mm, có lông tơ và gai. Tràng mầu lam-tím, cỡ 1-1,2 x 1-2 cm; thuỳ tràng hình trứng, cỡ 5-8 x 2-5 mm. Chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn dài 5-6 mm. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ dài 8-10 mm, có lông hình sao. Quả mọng da cam sáng, hình cầu, đường kính 0,8-1,3 cm; đài quả cong gập góc. Hạt gần như hình đĩa, đường kính 2 mm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả quanh năm. Mọc rải rác trên các bãi hoang, lùm bụi, ruộng, ven đường, nơi sáng.
Phân bố: Điện Biên, Hà Giang (Đồng Văn), Cao Bằng (Thị xã Cao Bằng), Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội (Phủ Lỗ, Yên Phụ, đường Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Tuy), Hoà Bình, Hải Phòng, Hà Nam (Kim Bảng), Nam Định, Ninh Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc). Nam Bộ. Còn có ở ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia.
Alcaloid: Trong rễ và lá có chứa Solanin, Solanidin (Võ Văn Chi, 1997) [2].
Giá trị sử dụng: Quả ăn được, kích dục; rễ lợi tiểu (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [4]. Làm thuốc trị sưng Amydal, đau dạ dày, đau răng, đòn ngã tổn thương; cũng dùng trị hen xuyễn, ho, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng (Võ Văn Chi, 2003) [2]. Hạt rang cháy lấy khói xông và than giã nhỏ xát chữa đau răng, sâu răng (Đỗ Tất Lợi, 2005) [10].
6.18. Solanum cyanocarphium Blume – Cà trái lam
Đặc điểm thực vật: Cỏ bò, cao 30-50 cm. Thân mảnh, thường có mầu tím, có gai và lông hình sao; phân cành không đều, thường có một cành thẳng, dài và to hơn các cành khác. Lá hình trứng, cỡ 3-8 x 2-4 cm, chóp nhọn, gốc mêm hoặc nhọn, mép lượn sóng hay có thuỳ nông, cả hai mặt đều có gai thưa và lông hình sao, gân bên 3-5 cặp; cuống lá dài 1,5-2 cm. Hoa (mọc) đơn độc hoặc thỉnh thoảng ghép đôi ở ngoài nách lá; cuống hoa mảnh, dài 0,5-3 cm, có gai nhỏ. Đài có gai; thuỳ đài hẹp. Tràng mầu tím, dài 0,7-1 cm. Chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn dài 6 mm. Bầu có lông tuyến, ngắn mảnh. Quả mọng, hình cầu, đường kính 1-1,5 cm, được bao bọc bởi đài đồng trưởng.
Sinh học và sinh thái: ra hoa tháng 3. Mọc rải rác ven rừng, ven suối, chỗ sáng.
Phân bố: Kon Tum (Đắk Glây: Đắk Môn), Gia Lai (Chư Prông); Bình Phước (Đồng Xoài). Còn có ở Inđonêxia.
6.19. Solanum thorelii Bonati – Cà thorel
Đặc điểm thực vật: Cỏ leo hay bò; thân có gai thưa. Lá thường mọc thành từng cặp không đều; phiến lá hình trứng, cỡ 4-5 x 1,5-2,5 cm, chóp nhọn, gốc nhọn hoặc nêm, mép có thuỳ, có lông hình sao thưa ở cả hai mặt, có gai ở gân chính; cuống lá dài 5-20 mm, có lông tơ, đôi khi có gai. Hoa (mọc) đơn độc hay dạng xim bọ cạp ở ngoài nách lá; cuống hoa dài 3 cm. Đài hình chuông, có lông hình sao và có gai thẳng dài; ống đài dài 4-5 mm; thuỳ đài hình tam giác, dạng chỉ ở đỉnh, đài 4 mm, nhiều lông tơ. Tràng mầu trắng, dài 6-7 mm; thuỳ tràng hình mũi mác có đỉnh nhọn, dài 3-4 mm. Chỉ nhị dài 1 mm, bao phấn dài 4-5 mm. Bầu và vòi nhuỵ nhẵn. Quả mọng vàng hoặc đỏ nhạt, hình cầu, đường kính 12-15 mm; đài ở quả rất phát triển, dài 10-12 mm, có thuỳ dạng màng, nhẵn, hình trứng rộng. Hạt có lông tơ, dạng đĩa, đường kính 2-3 mm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 4-7. Gặp rải rác trong rừng thứ sinh, ven rừng, nương rẫy, lùm bụi, ở độ cao 200-800 m.
Phân bố: Sơn La (Hát Lót), Lào Cai (Đản khao: Bản Lót), Hà Tây (Ba Vì; Ba Trại), Nghệ An (Anh Sơn: Kim Nhan), Tây Ninh (Cầy Cống), Đồng Nai (Biên Hoà).
6.20. Solanum neogriffithii V. V. Hop – Cà đài bao quả
Tên đồng nghĩa S. barbisetum var. griffithii Prain
S. griffithii (Prain) C. Y. Wu & S. C. Huang
Đặc điểm thực vật: Cỏ hoặc nửa bụi, cao 50-100 cm. Cành non có lông hình sao mịn, có gai thẳng chắc. Lá thường mọc thành từng cặp không đều, phiến lá hình trứng rộng, trứng ngược hay bầu dục, cỡ 6-14 x 4-12, chóp lá nhọn, gốc lá tù hoặc hình nêm, mép lá thường có 7-9 thuỳ nông, cả hai mặt đều có lông hình sao; gân bên 4-6 cặp, có gai như trên gân chính; cuống lá dài 2-4 cm, có gai và có lông hình sao như ở cành. Cụm hoa chùm mọc ngoài nách lá; cuống hoa dài 0,7-1 cm, có gai nhỏ và có lông hình sao. Đài hình chuông dài 7 mm, có lông hình sao và gai nhỏ; thuỳ đài hình mũi mác, dài 4 mm, có lông hình sao ở cả mặt trong. Tràng mầu trắng, dài 1,2-1,5 cm; thuỳ tràng hình mũi mác, cỡ 6-1,5 mm, có lông hình sao dày ở mặt ngoài. Chỉ nhị dài 1-1,5 mm; bao phấn hình mũi mác, dài 5,5-6 mm. Bầu nhẵn, cao 1-1,5 mm; vòi nhuỵ dài 5,5-6 mm. Quả mọng hình cầu, nhẵn, đường kính 1-1,2 cm, được bao phủ gần như trọn vẹn bởi đài đồng trưởng có lông hình sao và nhiều gai nhỏ mầu vàng nhạt. Hạt tròn, đường kính 2,5 mm.
Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa quả tháng 4-10. Mọc ở ven đường, trên nương dãy, bụi rậm ven rừng, ở vùng núi đá vôi.
Phân bố: Lạng Sơn (Đồng Mô), Hà Tây (Ba Vì, Ba Trại), Ninh Bình (Chợ Gềnh). Còn có ở ấn Độ, Mianma, Trung Quốc.
6.21. Solanum lasiocarpum Dun. – Cà hung
Tên đồng nghĩa: S. mammosum auct. Non L.
Tên khác: Cà trái lông.
Đặc điểm thực vật: Cỏ thành bụi dày, cao 1-1,5 (-2) m, có lông tơ dày và lông hình sao mầu vàng nhạt. Cành có gai hơi cong hoặc thẳng, dẹt dài 1-9 mm. Lá hình trứng, cỡ 9-25 x 6-22 cm, chóp nhọn, gốc cụt hoặc gần dạng mác, mép có 5-11 thuỳ, có lông tơ trên cả hai mặt, mặt dưới dày hơn, có gai dọc gân; cuống lá dài 3-12 cm, có lông hình sao và gai thẳng. Cụm hoa dạng chùm ở ngoài nách lá, 1-8 hoa; cuống chung ngắn; cuống hoa dài 1 cm. Đài dài 8-10 mm, có thuỳ hình trứng. Tràng mầu trắng, dài 1-1,2 cm. Chỉ nhị rất ngắn; bao phấn hình mũi mác, đỉnh thành mũi nhọn, dài 7-8 mm. Bầu có lông; vòi nhuỵ dài 9 mm, nhẵn. Quả chín mầu da cam, hình cầu, đường kính 2,5-3 cm, có lông hình sao dày; đài quả bao bọc một phần quả. Hạt mầu nâu, đường kính 2 mm
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 6-12. Mọc ở nơi ướt ở thung lũng và khe núi, bụi cây, rừng mở, gần đường, nơi ẩm, rừng dày; ở độ cao 200-1000 m
Phân bố: Lạng Sơn (Hữu Lũng), Thanh Hoá (Cẩm Thuỷ: Cẩm Bình), Nghệ An (Quỳ Châu, Tương Dương: Tam Đình), Kon Tum (Sa Thày), Gia Lai (An Khê: Song Lang), Đắk Lắk (Đắk Mil), Biên Hoà (Giá Ray), Cà Mau. Còn có ở ấn Độ,Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Xrilanca.
Giá trị sử dụng: Cũng có giá trị sử dụng như loài S. ferox.
6.22. Solanum ferox L. – Cà dử
Tên đồng nghĩa: S. stramonifolium auct. non Jacq.
Tên khác: Cà trời.
Đặc điểm thực vật: Cỏ cao 1-1,5 m, mọc thành bụi dày, thân có lông hình sao mịn và có gai đứng nhọn. Lá hình trứng rộng, cỡ 7-28 x 7-21 cm, chóp nhọn, gốc thường không đều, có thuỳ nông, có gai trên đường gân ở cả hai mặt; cuống lá dài 5-16 cm. Cụm hoa dạng chùm, cuống chung rất ngắn, 4-10 hoa; cuống hoa dài 1,2-2 cm, có lông hình sao dày và gai mảnh. Đài hình chuông, 5 thuỳ, có lông, có gai. Tràng màu trắng hoặc tím, xẻ thuỳ sâu; thuỳ tràng hình trứng hẹp, mặt ngoài có lông hình sao. Bao phấn dài 5-7 mm. Bầu có lông. Quả mọng có lông hình sao, đường kính 2-2,5 cm; đài ở quả bao bọc gần kín quả, có lông hình sao và gai mảnh. Hạt mầu vàng nhạt, dạng thận, dài 2-2,5 mm.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 5-7. Mọc rải rác trên các bãi hoang, lùm bụi, ven đường, ở độ cao 100-1500 m.
Phân bố: Gia Lai (Chư Prông, Chư Pả), Khánh Hoà (Nha Trang), Biên Hoà (Giá Ray, núi Chua Chan). Còn có ở ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.
Giá trị sử dụng: Quả làm gia vị chua trong chế biến cary. Hạt đốt xông hơi chữa đau răng. Rễ nấu nước tắm trị sốt về đêm; giã trị đắp ghẻ, các vết thương, dao chém và đau bìu dái (Võ Văn Chi, 1997) [2].
6.23. Solanum mammosum L. – Cà vú
Tên khác: Cà vú dê, cà vú bò
Đặc điểm thực vật: Cỏ cao 1,5 m, có lông dày và gai. Thân có nhiều lông đơn tuyến, thỉnh thoảng có gai vàng nhạt hơi cong, cỡ 4-12 x 3-5 mm. Lá phần lớn mọc thành từng cặp không đều; phiến lá hình trứng rộng hoặc gần tròn, cỡ 5-13 x 5-13 cm, chóp nhọn hoặc tù, gốc tim, mép (3-)5(-7) thuỳ, có lông nhung; trên đường gân chính có gai như kim, dài 0,5-3 cm; cuống lá dài 2-8,5 cm. Cụm hoa dạng xim bọ cạp mọc ở ngoài nách lá; cuống chung ngắn; cuống hoa dài 5-10 mm. Đài có lông tơ; thuỳ đài hình trứng hẹp, dài 5-6 mm. Tràng mầu tím, đường kính 2,5-3,2 cm; thuỳ đài hình mũi mác, cỡ 2-2,2 x 0,4 cm, có lông nhung ở mặt ngoài. Nhị gần như không đều, chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn hình mũi mác hẹp, dài 1-1,2 cm. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ dài 3 mm. Quả mọng vàng đậm, dạng quả lê, cỡ 5-8 x 3-4 cm, với 1-5 núm vú ở gốc; vỏ quả giữa trắng, xốp. Hạt mầu nâu đậm, dẹt, đường kính 3-4 mm.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa quả tháng 7-12
Phân bố: Trồng và mọc hoang dại hoá ở Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn (Tràng Định: Quốc Khánh), Nghệ An (Pù Mát), Lâm Đồng (Đà Lạt), Đồng Tháp và nhiều nơi khác. Nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Alcaloid: Trong rễ, thân, quả có chứa Solasodin (Trần Văn Thanh & Phương Thiện Thương, 2001) [11].
Giá trị sử dụng: Làm cảnh. Quả độc, diệt sâu bọ. Cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc (Võ Văn Chi, 2005) [2]
6.24. Solanum capsicoides All. – Cà dại quả đỏ
Tên đồng nghĩa - S. xanthocarpum auct. non Schrad. & Wendl.
- S. suranttense auct. non Burn. F.
Tên khác: Cà dạng ớt, Cà nhiều gai.
Đặc điểm thực vật: Cỏ cao 70-100 cm, phân nhánh nhiều, có lông đơn và có gai như kim mầu vàng nhạt. Thân có lỗ vỏ trắng nổi bật, nhẵn hay có lông, có gai thẳng dài 0,5-1,8 cm. Lá thường mọc thành từng cặp không đều; phiến lá hình trứng rộng cỡ 5-16 x 4-16 cm, chóp nhọn hoặc có mũi nhọn, gốc tim, mép lá có 5-7 thuỳ, có lông đơn ở mặt trên, nhẵn hoặc có lông dọc gân ở mặt dưới, có gai ở dọc các đường gân trên cả hai mặt; cuống lá chắc, dài 2-9 cm. Hoa (mọc) đơn độc hay dạng xim bọ cạp, ở ngoài nách lá; cuống hoa dài 5-15 mm. Đài hình chén, cỡ 5 x 8 mm; thuỳ đài hình trứng có lông tơ. Tràng mầu trắng, hơi lục tại gốc; thuỳ hình mũi mác, cỡ 12 x 4 mm. Chỉ nhị dài 2,5 mm; bao phấn hình mũi mác, dài 6 mm. Bầu có cuống tuyến nhỏ, vòi nhuỵ dài 7-8 mm. Quả mọng đỏ, gần như hình cầu, đường kính 2-3 cm, vỏ quả dữa trắng, mềm (xốp); đài ở quả phát triển bao phủ một phần quả. Hạt mầu vàng nhạt, hình đĩa, có cánh hình tròn mỏng dễ thấy, đường kính 4-6 mm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 6-10. Mọc rải rác trên các bãi hoang, ven đường, vùng mở, bụi cây, ở độ cao 200-1500 m.
Phân bố: Lào Cai ( Bắc Hà), Cao Bằng (Nguyên Bình), Bắc Cạn (Chợ Đồn), Lạng Sơn (Cao Lộc), Hà Nội, Hoà Bình (Lương Sơn), Nam Định (Xuân Thuỷ), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá (Bá Thước, Sầm Sơn). Còn có ở các nước châu á và châu Phi. Nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ (Braxin).
Alcaloid: Trong lá và quả có chứa Solasonin (Võ Văn Chi, 2003) [2]
Giá trị sử dụng: Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mãn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, nứt nẻ, đau dạ dày (Võ Văn Chi, 1997) [2].
6.25. Solanum viarum Dun. – Cà trái vàng
Tên đồng nghĩa - S. xanthocarpum acut. Non Schrad. & H. Wendl.
- S. virginianum auct. non L.
Đặc điểm thực vật: Cỏ cao 50-80 cm. Thân có gai cong rộng ở gốc, cỡ 2-9 x 2-6 mm và nhiều gai nhỏ dài 0,5-1 mm. Lá thường mọc thành từng cặp không đều, có gai thẳng dài 6-23 mm; phiến lá hình trứng rộng, cỡ 4,5-14 x 4-12 cm, chóp nhọn, gốc hình tim, mép thuôn 5-7 thuỳ nhọn, cả hai mặt đều có lông đơn thô và gai thẳng, ở mặt dưới còn có cả lông hình sao thưa; cuống lá chắc, dài 1,5-7,5 cm. Hoa (mọc) đơn độc hay dạng xim bọ cạp (hoa đỉnh là hoa lưỡng tính và các hoa còn lại thường là hoa đực), mọc ở ngoài nách lá. Đài hình chuông, dài 3 mm; thuỳ đài hình trứng, dài 1,5 mm, có gai và lông dày. Tràng mầu trắng xanh, dài 7-8 mm; thuỳ tràng xẻ sâu, hình mũi mác, dài 6-7 mm, mặt ngoài có lông tơ. Chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn hình mũi mác có mũi nhọn, dài 5,6-6 mm. Bầu có lông; vòi nhuỵ dài 5-6 mm, nhẵn. Quả mọng vàng nhạt, hình cầu, đường kính 2-2,5 cm; cuống quả dài 1,5-2 cm. có gai và lông hình sao thưa. Hạt gần như dạng thận, đường kính 2,5 mm; có gân mạng lưới.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 6-10. Mọc rải rác ở các bãi hoang, lùm bụi ở mọi độ cao đến 1500 m.
Phân bố: Phú Thọ (Thanh Sơn: Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội, Hoà Bình (Mai Châu), Ninh Bình, Nghệ An (Diễn Châu), Quảng Nam (Ngọc Linh), Kon Tum, Lâm Đồng (Đà Lạt). Nguồn gốc từ Nam Mỹ, có phổ biến ở các vùng nhiệt đới châu á và châu Phi.
6.26. Solanum album Lour. – Cà Pháo
Tên đồng nghĩa: S. undatum auct. non. Poir.
Tên khác: Cà cỏ, cà tường niên.
Đặc điểm thực vật: Cỏ hàng năm, thân hoá gỗ, ngoằn nghèo, phân nhánh, cao đến 2,8 m, ít hoặc không có gai, có lông ở phần non. Cành tách đôi rộng, xoè hoặc rủ. Lá hình trứng, cỡ 5-12 x 3-8 cm, chóp tù, gốc bất xứng, dạng nêm hoặc gần như hình tim, có thuỳ nông hoặc sâu, thường không có gai; cuống lá dài 1-3 cm. Hoa (mọc) đơn độc hay cụm hoa dạng xim bọ cạp (hoa đỉnh lưỡng tính, các hoa còn lại thường là hoa đực) mọc ở ngoài nách lá; cuống chung dài 5-10 mm; cuống hoa dài 10-15 mm, thường có lông. Đài dài 4-5 mm, có góc cạnh, có lông, không gai; thuỳ đài hình mũi mác nhọn, dài 1-2,5 mm. Tràng mầu trắng hay tím, có lông mặt ngoài, rộng 2 cm; thuỳ tràng hình tam giác ngắn và rộng, đầu nhọn. Chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn dài 4 mm. Quả thường mầu trắng có bớt xanh, hình cầu, đường kính 1,5 cm. Đài quả dài 8-10 mm. Hạt hình đĩa, đường kính 2,5 cm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả gần như quanh năm.
Phân bố: Trồng khá phổ biến ở Việt Nam.
Giá trị sử dụng: Quả ăn được, thường dùng để muối ăn dần, ăn rất dòn, như nổ trong miệng. Quả cà muối được dùng để chữa đau răng, viêm lợi; lấy cà muối lâu năm đốt tồn tính, xát than này vào răng lợi. Còn dùng để chữa chín mé ngón tay, hoặc bổ đôi quả cà đút ngón tay bị chín mé vào, băng lại ngày một lần (Võ Văn Chi, 2003) [2]
6.27. Solanum incanum L. – Cà gai
Tên đồng nghĩa: S. coagulans Forsk.
Tên khác: Dã gai, Trom nhôm.
Đặc điểm thực vật: Cỏ đứng, cao 0,5-1 m; thân và lá có lông dày mầu vàng và nhiều gai. Lá hình trứng hoặc bầu dục, cỡ 5-12 (-14,5) x 4-7 cm, chóp nhọn hoặc tù, gốc tù hoặc cụt, mép 5(-7) thuỳ; có lông, có gai chắc ngắn trên đường gân; cuống lá dài 1-4 cm. Hoa (mọc) đơn độc hay cụm hoa dạng xim bọ cạp mọc ở ngoài nách lá; hoa đỉnh lưỡng tính, các hoa còn lại thường là hoa đực; cuống hoa dài 1,5-2 cm. Đài hình chuông, dài 6-9 mm; thuỳ đài hình mũi mác, cỡ 5 x 2 mm, có lông hình sao dày đặc. Tràng mầu tím hoặc trắng cỡ 1,5-2 x 1,5-3 cm; thuỳ tràng hình tam giác hoặc hình trứng, cỡ 10 x 5 mm, có lông hình sao ở mặt ngoài. Chỉ nhị dài 1,5-1,8 mm; bao phấn hình bầu dục, dài 4 mm. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ dài 5-6 mm, nhẵn hoặc có lông. Quả mọng vàng, hình cầu, đường kính 2-3 cm, nhẵn; cuống quả dài 2,5-5 cm; có lông hình sao thưa và có gai. Hạt dạng thấu kính lồi, đường kính 2-3 mm.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 5-10. Mọc rải rác trên các bãi hoang, lùm bụi, ven đường, quanh làng.
Phân bố: Điện Biên (Tuần Giáo); Lạng Sơn (Cao Lộc), Hà Nội (Vĩnh Tuy), Hà Nam (Kiện Khê), Nghệ An (Quỳ Châu, Kẻ Cạn), Kon Tum (Đắk Glây: Ngọc Linh), Khánh Hoà, Ninh Thuận (Phan Rang), Đồng Nai. Còn có ở ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Inđônêxia.
Giá trị sử dụng: Làm thuốc trị sưng khớp, viêm tinh hoàn; hạt ngâm rượu chữa sâu răng (Võ Văn Chi, 2003) [2].
6.28. Solanum melonga L. – Cà
Tên đồng nghĩa: S. aethiopicum auct. non L.
Đặc điểm thực vật: Cỏ một năm, cao tới 1 m, có lông hình sao mịn. Thân và cành có ít lông măng, thỉnh thoảng có gai cong chắc. Lá hình trứng hoặc hình bầu dục, cỡ 6-18 x 5-11 cm, chóp nhọn hoặc tù, gốc không đều, mép có thuỳ lượn sóng, có lông măng hình sao hoặc thỉnh thoảng có ít gai mảnh trên cả hai mặt, ở mặt dưới dầy hơn; cuống lá dài 2-4,5 cm. Cụm hoa dạng xim bọ cạp (có hoa đỉnh lưỡng tính, các hoa còn lại thường là hoa đực) hay hoa (mọc) đơn độc, ở ngoài nách lá; cuống hoa dài 1-1,8 cm. Đài có lông hình sao, thường có gai dài tới 3 mm ở mặt ngoài; thuỳ đài hình mũi mác. Tràng mầu tía hoặc tím, dài tới 3-5 cm; thuỳ tràng hình tam giác, dài 1 cm. Chỉ nhị dài 2,5 mm; bao phấn dài 7,5 mm. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ dài 4-7 mm, nhẵn hoặc có lông; núm nhuỵ thường 2-3 thuỳ. Quả mọng đen, tia, hồng nâu, vàng hoặc vàng nhạt khi chín hoàn toàn, có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, phần lớn đường kính hơn 6 cm; vỏ quả giữa và vùng vách hơi trắng, xốp dày. Hạt mầu vàng nhạt, dạng thấu kính lồi, cỡ 3-4 x 2,5-3,5 mm
Phân bố: Trồng phổ biến ở Việt Nam.
Giá trị sử dụng: Quả làm rau ăn (luộc, nấu canh, muối dưa). Hạt trị suyễn và ho khan (Phamh. 1993) [4]. Lá dùng trị đắp ngoài làm dịu các vết bỏng, áp xe, bệnh nấm trĩ. Quả chữa tràng nhạc, táo bón, giảm niệu; rễ, cuống hoa và cuống quả sắc uống chữa đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ rong kinh; cũng dùng làm thuốc lợi niệu (Đỗ Tất Lợi, 2005) [10], (Võ Văn Chi, 1997) [2]
Nhận xét: Chi Solanum có đặc điểm hình thái rất phong phú và đa dạng. Các loài thuộc chiSolanum thường mọc ở ven rừng, ven đường, bãi hoang, ruộng hoang, lùm bụi và phân bố ở khắp mọi nơi từ vùng núi đến trung du và đồng bằng. Trong số các loài mọc phổ biến của chi Solanum, không ít loài vừa có vùng phân bố rộng rãi lại vừa có giá trị thực tiễn (S. erianthum, S. nigrum, S. procumbes, S. torvum, S. violacem), Trong đó, có một số loài mọc hoang ở khắp mọi nơi (S. nigrum, S. torvum, S. violaceum), có loài chỉ phát triển mạnh ở vùng đồng bằng (S. procumbens). Giá trị thực tiễn của các loài trong chi này dùng để làm thuốc (18/28), làm rau ăn (6/28) và làm cảnh (3/28), nhưng chủ yếu vẫn để làm thuốc. Ngoài ra có sự nhầm lẫn khi xác định tên loài, đặc biệt là sự nhầm lẫn giữa mẫu tiêu bản của loài S. capsicoides và loài S. viarum; tiêu bản 2 loài này được xác định cùng một tên (S. xanthocarpum). Các alcaloid đặc trưng có trong các loài của chi Solanum là solasodin, solanin.
7. Kết luận
- Có hai quan điểm chính về hệ thống phân loại họ Cà (Solanaceae)
+ Quan điểm 1: Họ Solanaceae được phân chia thành các tông. Tiêu biểu cho quan điểm phân chia này có một hệ thống phân loại nổi tiếng như: G. Bentham & J. D. Hooker (1864), H. Melchior (1964), V. H. Heywood (1993) [26].. Trong đó hệ thống H. Melchior (1964) là hợp lý hơn cả cho việc sắp xếp các taxon thuộc họ Solanaceae
+ Quan điểm 2: Họ Solanaceae được phân chia thành các phân họ (Subfam.) Quan điểm này chủ yếu gặp ở các hệ thống của A. L. Takhtajan (1981, 1987 & 1996)
So sánh 2 quan điểm cho thấy hệ thống A. L. Takhtajan 1987 có ưu điểm là phân chia thành 2 phân họ rõ ràng, còn hệ thống H. Melchior (1964) chỉ phân chia thành 2 nhóm tông. Ngoài ra, ở hệ thống Takhtajan 1987 họ Cà được phân chia thành tới 12 tông, trong đó có một nửa số tông không thấy có đại diện ở Việt Nam. Nên lựa chọn hệ thống Takhtajan 1987 cho việc phân loại họ Cà ở Việt Nam là không thoả đáng. Còn hệ thống H. Melchior (1964) có số lượng tông vừa phải, đa số các tông đều có đại diện ở Việt Nam, đồng thời cách phân chia của hệ thống này khá dễ dàng cho việc sắp xếp các taxon trong họ. Do vậy, việc lựa chọn hệ thống H. Melchior (1964) để sắp xếp các taxon trong họ Cà ở Việt Nam là hợp lý hơn cả.
- Chi Solanum L. phân bố rất rộng rãi trên thế giới ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và ôn đới. Trung tâm phân bố của chi này là Châu Mỹ, châu úc và Đông Nam á.
- Đặc điểm thực vật của chi Solanum L. được mô tả theo loài Solanum nigrum. Các loài thuộc chi Solanum L. đa số có số nhiễm sắc thể 2n=24. Hạt phấn của các loài thuộc chi Solanum L., hình cầu có 3 u lồi, 3 lỗ rãnh, đường kính 7-28 µm
- Về phân loại chi Solanum L. Hiện nay có 4 cách phân loại hay được trích dẫn nhiều trong các tài liệu khoa học, đó là khoá phân loại của D’Arcy năm (1973) chi Solanum L. được chia làm 4 chi phụ, 20 sestion, 56 loài , G. Bonati (1915-1927) gồm 20 loài 2 thứ, Z. Y. Zang (1994) gồm 41 loài 2 thứ, của Vũ Văn Hợp (2006) 28 loài 5 thứ
- ở Việt Nam theo thống kê mới nhất của Vũ Văn Hợp (2006), chi Solanum L. có 28 loài, trong đó bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam 2 loài mới. Đó là S. nienkui Merr. & Chun và loài S. neogriffithiiV. V. Hop.
- Các loài thuộc chi Solanum ở Việt Nam thường mọc ở ven rừng, ven đường, bãi hoang, ruộng hoang, lùm bụi và phân bố ở khắp mọi nơi từ vùng núi đến trung du và đồng bằng. Trong số các loài mọc phổ biến của chi Solanum, không ít loài vừa có vùng phân bố rộng rãi lại vừa có giá trị thực tiễn (S. erianthum, S. nigrum, S. procumbes, S. torvum, S. violacem), Trong đó, có một số loài mọc hoang ở khắp mọi nơi (S. nigrum, S. torvum, S. violaceum), có loài chỉ phát triển mạnh ở vùng đồng bằng (S. procumbens). Giá trị thực tiễn của các loài trong chi này dùng để làm thuốc (18/28), làm rau ăn (6/28) và làm cảnh (3/28), nhưng chủ yếu vẫn để làm thuốc.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1
Đỗ Huy Bích (1995), Thuốc từ cây cỏ và động vật, Nxb Y học, Hà Nội
2
Võ Văn Chi (2003 & 2004), Từ điển thực vật thông dụng, 1 & 2, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3
Phạm Hoàng Hộ (1972), “Solanaceae”, Cây cỏ miền Nam Việt Nam, 2, tr. 210-222, Thành phố Hồ Chí Minh.
4
Phạm Hoàng Hộ (1993), “Solanaceae: họ Cà”, Cây cỏ Việt Nam, 2, tr. 950-969, Montreal
5
Phạm Hoàng Hộ (1999), “Solanaceae: họ Cà”, Cây cỏ Việt Nam, 2, tr. 755-770, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
6
Vũ Văn Hợp (2006), Nghiên cứu phân loại họ Cà (Solanaceae Juss.) ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ sinh học, tr. 44-86
7
Vũ Văn Hợp, Nguyễn Thị Nhan (2005), “Solanaceae Juss. 1789-Họ Cà”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 3, tr. 27,
8
Nguyễn Minh Khai và cộng sự (2001), “Nghiên cứu điều chế thuốc Haina điều trị viêm gan B mạn hoạt động từ Cà gai leo”, Tạp chí Dược liệu, 6, tr. 68-71.
9
Lê Khả Kế và cộng sự (1974), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10
Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
11
Trần Văn Thanh, Phương Thiện Thương (2001), “Nghiên cứu thành phần hoá học của cây Cà vú (Solanum mammosum L.)”, Tạp chí Dược học, 8, tr. 10-12
12
Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Tiếng Anh
13
Amalia Barone, Angela Sebastiano, and Domenico Carputo (1999), “Chromosome pairing in Solanum commersonii–S. tuberosum sexual hybrids detected bycommersonii-specific RAPDs and cytological analysis”, Genome, 42, 218–224.
14
Blomqvist M. M. & N. T. Ban (1999), “Solanum L.”, Plant Resources of South-East Asia,12(1), pp. 453-460.
15
D’Arcy W.G. (1972), “Solanaceae studies II: typification of subdivisions of Solanum”,Annals of the Missouri Botanic Garden 59: 262–78.
16
D’Arcy W. G. (1979), “The classification of the Solanaceae. J. G. Hawkes, R. N. Lester, and A. D. Skelding (eds.), The biology and taxonomy of the Solanaceae”. Academic Press, London. Pages 3-47
17
D’Arcy W. G. (1991), “The Solanaceae since 1976, with a review of its biogeography. Pages 75-137 in: J. G. Hawkes, R. N. Lester, M. Nee, and N. Estrada (eds.), Solanaceae III: taxonomy, chemistry, evolution”. Royal Botanic Gardens, Kew, U.K. Pages 75-137
18
D’Arcy W. G. (1991), “The Solanaceae since 1976, with a review of its biogeography. Pages 75-137 in: J. G. Hawkes, R. N. Lester, M. Nee, and N. Estrada (eds.), Solanaceae III: taxonomy, chemistry, evolution”. Royal Botanic Gardens, Kew, U.K. Pages 75-137
19
D’Arcy W.G. & Rakotozafy A. (1994), Family 176 – Solanaceae, Flore de Madagascar et des Comores, Museum National d’Histoire Naturelle: Paris.
20
D’Arcy W.G. (1974), Solanum and its close relatives in Florida, Annals of the Missouri Botanic Garden, 61: 819–67.
21
D’Arcy, W. G. (1972), “Solanaceae studies II: typification of subdivisions of Solanum”,Ann. Missouri Bot. Gard., 59, 262-278
22
D’rcy W. G. (1974), “Solanum and It Close Realatives in Florida”, Annals of the Missouri Botanical Garden, Vol. 61, N0. 3, pp. 819-867
23
Flora of Chile (2007), Solanaceae A. L. Jussieu, vol. 5, 323-359 Vol. 1-6 (1896-1911)
24
Flora of Taiwan (1983), Solanaceae, second edision, vol. 2, 549
25
Gordian C. Obute, Benjamin C. Ndukwu and Okoli B.E. (2006), African Journal of Biotechnology Vol. 5 (9), pp. 689-692
26
Heywood V. H . (1993), Flowering Plants of the World, BT Batsford Ltd, London
27
Kurz S. (1877), “Solanaceae”, Forest Flora of British Burma, 2, pp. 222-227, Calcutta.
28
Phillipson. P.B., Schatz G.E., Lowry P.P. (2007), “A Catalogue of the Vascular Plants of Madagascar”, Muséum National d'Histoire Naturelle, 1: 184-188
29
Swaminatha M. S. (1953), Nature of polyploidy in some 48-chromosome species of the genus Solanum, Section TUBERARIUM, School of Agrkulture, University of Cambridge, England
30
Takhtajan A. L. (1996), Diversity and classification of flowering plants, Columbia University Press, New York.
31
Yamagata H. Kowyama Y. and Syakudo K. (1969), “Radiosensitivity and polyploidy in some nontuber bearing Solanum species”, Radiation Botany, 1969, Vol. 9, pp. 509-521.
32
Zang Z. Y. et al. (1994), “ Solanaceae”, Flora of China, 17, pp. 300-332, Science Press, Beijing.
33
Zhang T. L. (1998), “Solanaceae”, Flora of China Illustration, vol.17: 364–403, Science Press, Beijing.
Tiếng Pháp
34
Bonati G. (1915-1927), “Solanaceae”, Flora Générale de l’Indochine, 4, pp. 313-341, Paris
Tiếng Đức
35
Backer C. M. & R. C. Bakhuizen van den Brink Jr. (1965), “Solanaceae”, Flora of Java, 2, pp. 464-483, Groningen
36
Bohs L. (2001), “A revision of Solanum section Cyphomandropsis (Solanaceae)”,Systematic Botany Monographs 61: pp1-85.
37
D'Arcy W. G., Robert E., Woodson Jr., Robert W. Schery (1973), Flora of Panama. Part IX. Family 170. Solanaceae, Annals of the Missouri Botanical Garden, Vol. 60, No. 3. pp. 573-780.
38
Kuang K. Z. & Lu A. M. (1978), “Solanaceae”, Flora Republicae Popularis Sinicae, 67(1), pp. 1-175, Pekin
39
Melchior H. (1964), “Solanaceae”, A. Engler’s Syllabus der Pflanzenfamilien, 2, pp. 444-447, Berlin.
40
Thomas Mione, Gregory J. Anderson (1992), “Pollen-ovule ratios and breeding system evolution in Solanum Section Basarthrum (Solanaceae)”, American Journal of Botany, Vol. 79, N0 3, pp. 279-287
41
Zang Z. Y. et al. (1994), “Solanaceae”, Flora of China vol. 17: 314–325, Science Press, Beijing.
Tiếng Latinh
42
Bentham G. & J. D. Hooker (1864), “Solanaceae” Genera Plantarum, 1(3), pp. 882-888, London.
43
Brown R. (1810), “Solaneae Juss.”, Florae Novae Hollandiae et Insulae Van-Diemen, 1, pp. 443-449, Londini.
44
Jussieu A. (1798), Genera Plantarum, 24, Paris.
45
Kunth C. S. (1818), “Solaneae Juss.”, Nova Genera et Species Plantarum, 3, pp. 1-373, Paris.
46
Loureiro J ed. 2 by C. L. Willdenow (1793), Flora Cochinchinesis, Berolini
47
Loureiro J. ed. 2 by C. L. Willdenow (1793), Flora Cochinchinensis, Berolini
Tiếng Nga
48
Nhan N. T. (1996), “Solanaceae Juss.”, Конспекм сосубисмых расмений флоры Въемнма, 2, pp. 196-204, Санкт-Летербург “Мир и Семъя-95
49
Тахтаджян А. (1981), Жизнъ расмений, 5(2), pp. 414-420, Москва.
50
Тахтаджян А. (1987), “Solanales”, Сисмема магнолиофимов, pp. 238-240, Ленинград.
PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: Số lượng nhiễm sắc thể của các taxon thuộc chi Solanum L.
STT
Taxon
SL nhiễm sắc thể n=
Tài liệu
1
S. mammosum L.
11-12
4
2
S. aethiopicum L.
12
1
3
S. americanum Mill. var. baylisii D'Arcy
12
4
4
S. bahamense L.
12
4
5
S. bahamense L. var. luxurians D'Arcy
12
4
6
S. carolinense L.
12
5
7
S. carolinense L. var. florida- num Chapm.
12
4
8
S. climidiatum Raf.
12
4
9
S. cornutum auct. non Lam
12
5
10
S. diphyllum L.
12
4
11
S. donianum Walp.
12
4
12
S. dtrullifolium
12
5
13
S. elaeagni- folium Cav.
12
4
14
S. erianthum D. Don*
12
4
15
S. glauco-phyllum Desf.
12
4
16
S. indicum L.
12
1
17
S. jamaicense Mill.
12
4
18
S. jasminoides Paxt.
12
4
19
S. maul.itianum Scop.
12
4
20
S. melongena L.
12
1,4
21
S. nigrcscens Mart. & Gal.
12
4
22
S. nodiflorum
12
5
23
S. pseudo- capsicum L.
12
4
24
S. racemosum Jaccl.
12
4
25
S. rostratum
12
5
26
S. rostratum Dun.
12
4
27
S. seaforthianum Andr.
12
4
28
S. sisymbri-ifolium Lam.
12
4
29
S. tomum Sw.
12
4
30
S. torvum
12
1
31
S. tridynamum Dun.
12
4
32
S. tubcrosum L.
12
4
33
S. wendlandii Hook. f.
12
4
34
S. acaule
24
2
35
S. carolinense
24
5
36
S. latum
24
5
37
S. longipedicellatum
24
2
38
S. luteum
24
5
39
S. memphiticum
24
5
40
S. miniature
24
5
41
S. nigrum
24
5
42
S. ottonis
24
5
43
S. simplicifolium
24
2
44
S. uillosum Lam.
24
4
45
S. villosum
24
5
46
S. commersonii
30
3
47
S. dewissum
30
2
49
S. tuberosum
30
2,3
50
S. nigrum L.
36
4
51
S. indicum
2n=69
1
Phụ lục 4.1: Phân loại theo quan điểm của D’Arcy [102], [105], [106], [107], [108], [109], [110]
Theo D’Arcy chi Solanum L. có 4 chi phụ, 20 sestion, 56 loài. Sự phân loại đó được tóm tắt ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Phân loại chi Solanum L. theo quan điểm của D’Arcy
Subgenus
Section
Loài
Leptostemonum
Aculeigerum
S. wendlandii Hook. f.
Eriophylla
S. jamaicense Mill.
Micracantha
Micracantha
S. lancaeifolium Jacq.
S. siparunoides Ewan
Lasiocarpa
S. accrescens Standl. & Mort.
S. erythrotrichum Fern.
S. flavescens Dun.
S. hirtum Vahl
S. pectinatum Dun. in DC.
S. quitoởnse Lam.
Melongena
S. fosbergianum D’Arcy.
S. hartwegii Benth.
S. hayesii Fern.
S. hispidum Pers.
S. melonga L.
S. ochraceo-ferrugineum (Dun.) Fern.
S. subinerme Jacq.
S. torvum Sw.
Acanthophora
S. acerosum Sendt. in Mart.
S. mammosum L.
Brevantherum
Pseudo-capsica
S. pseudocapsicum L.
Lepidota
S. argenteum Dun. ex Poir. in Lam.
Brevantherum
S. asperum L.-Cl. Rich.
S. erianthum D. Don
S. hazenii Britt.
S. rugosum Dun. in DC.
S. umbellatum Mill.
Extensum
S. cordavense Sessé & Moc.
S. extensum Bitt.
S. perattenuatum I. M. Johnst.
S. schlechtendalianum Walp.
Holophylla
S. ipomoea Sendt. in Mart.
S. microleprodes Bitt.
S. microleprodes Bitt. var. microleprodes.
S. microleprodes Bitt. var. felicis D’Arcy.
S. storkii Mort. & Standl.
Bassovia
Herpystichum
S. phaseoloides Polak.
Pteroidea
S. anceps R. & P.
S. trizygum Bitt.
Solanum
Solanum
S. americanum Mill.
S. macrotonum Bitt.
S. nigrescens Mart. & Gal.
Leiodendra
S. antillarum O. E. Schulz in Urb.
S. arboreum H. & B. ex Dun.
S. coibae Riley
S. eshbaughianum D’Arcy
S. incomptum Bitt.
S. intermedium Sendt. in Mart.
S. nudum H. & B. ex Dun.
S. rovirosanum Donn. Sm.
Potatoe
Petota
S. oxycarpum Schiede in Schlecht.
S. tuberosum L.
S. woodsonii Corr.
Basarthrum
S. canense Rydb.
S. caripense H. & B. ex Dun.
Anarrhichomemum
S. evolvulifolium Greenm.
Jasminosolanum
S. saeforthianum Andr
Unnamed
S. granelianum D’Arcy.
4.2 Khoá phân loại chi Solanum L. theo Flora of Panama [102]
a. Cây thường có nhiều gai; phần lớn cây phân cành hoặc có lông che chở đa bào hình sao, nếu không có lông hoặc có lông che chở đơn bào thì sau đó cây có nhiều gai.
b. Bao phấn thon nhọn, đỉnh nhỏ hơn thân, gốc bao phấn nhỏ; thân hoặc các phần khác của cây thường có nhiều gai; lá thường chia thuỳ (subgenus Leptostemomum)
c. Cây dây leo, cây thân bò có nhiều gai ngược trên thân và lá.
d. Tràng hoa xẻ thuỳ nông, cây không có lông hoặc gần như vậy A. sect. Aculeigerum
dd. Tràng hoa xẻ thuỳ sâu, cây có lông hình sao
e. Lá có cuống C. sect. Micracantha
ee. Lá không có cuống B. sect. Eriophylla
cc. Cây bụi, cây gỗ hoặc cây thảo (gai cứng cáp uốn cong ngược lại chỉ có ở sect. Eriophylla
f. Quả có lông tơ, ít nhất gần đến khi quả chín D. sect. Lasiocarpa
ff. Quả không có lông trước khi đạt đến kích thước 1/2 của quả lúc chín.
g. Phần lớn cây có lông che chở đa bào hình sao; phần lớn cây gỗ hoặc cây bụi
h. Lá có cuống E. sect. Melongena
hh. Lá không có cuống B. sect. Eriophylla
gg. Phần lớn cây có lông che chở đơn bào, đặc biệt ở thân cây; cây thân thảo F. sect.Acanthophora
bb. Bao phấn không thon nhọn, đỉnh không nhỏ hơn nhiều so với gốc, lỗ nứt tương đối rộng; không có nhiều gai (chú ý thân của cây); lá gần như nguyên hoàn toàn (subgenus Brevantherum)
h. Cuống lá vượt trội so với lá.
i. Cành non và lá có nhiều lông che chở đa bào hình sao (tất cả các gai bán kính gặp nhau ở một điểm); các loài mọc tự nhiên J. sect. Extensum
ii. Cành non và lá có nhiều lông che chở đơn bào hoặc lông mọc phân nhánh; các loài trồng G. sect. Pseudo-capsica
hh. Cuống lá không dài hơn so với cuống hoa (quả)
j. Lông che chở đa bào hình sao
k. Cụm hoa có lá non đối xứng, phần lớn ngắn hơn 5cm; mặt dưới lá lông mầu trắng J. sect. Extensum
kk. Cụm hoa có lá già đối xứng, phần lớn dài hơn 5cm; mặt dưới lá lông không trắng I. sect. Brevantherum
jj. Lông che chở phân nhánh hoặc hình vẩy và bề mặt lá mượt
l. Lông che chở phân nhánh; mặt trên và dưới lá không tương phản K. sect.Holophylla
ll. Lông che chở hình vẩy; mặt trên và dưới lá tương phản H. sect. Lepidota
aa. Cây thân không nhẵn; cây có lông che chở đơn bào, vài loài có lông che chở đa bào hình sao hoặc lông phân nhánh
m. Quả hình ovan và hình nón dài; cuống lá uốn cong; cây thảo hoặc cây leo (subgenus Bassovia)
n. Lá và cụm hoa gắn vào đối diện với rễ phụ sinh, cây mọc bò; lá có 3 lá chét L. sect.Herpystichum
nn. Cụm hoa mọc ở nách lá hoặc ở nơi rẽ đôi của thân; cây thảo thân thẳng đứng; lá đơn hoặc hình lông chim, hiếm khi có 3 lá chét M. sect. Pteroidea
mm. Quả hình cầu, elíp hoặc ovan ngắn; cuống lá không uốn cong; sống đa dạng.
o. Cây thân bò; lá có cuống lá ngắn, lá xếp thành 2 dãy; cụm hoa có vài hoa; hoa mầu hồng nhạt R. sect. Anarrhichomemum
oo. Cây không giống như trên
p. Cây thảo thân thẳng đứng, cây bụi hoặc gỗ, cụm hoa dày đặc, nếu cụm hoa hình chuỳ hoặc chùm hoa nở thì sau đó sẽ để lại sẹo lá
q. Hoa đơn độc hoặc không hơn 3 hoa ở một mấu cuống hoa G. sect. Pseudo-capsica
qq. Những hoa ở cụm hoa có cuống phần lớn hơn 3 hoa (subgenus Solanum)
r. Cây thảo, cụm hoa ở nách lá, sẹo lá không nổi bật; ít nhất một phần quả mầu đen tím N. sect. Solanum
rr. Cây bụi hoặc cây gỗ; cụm hoa mọc đối diện với lá, sẹo lá dễ thấy; mầu quả đa dạng O. sect. Leiodendra
pp. Cây bụi leo hoặc cây thảo, thỉnh thoảng dây leo; cụm hoa mở; sẹo lá thường không rõ (subgenus Potatoe)
s. Cuống lá nhỏ có đốt gần giữa; cây có rễ củ; cây thảo có mùi thơm S. sect. Petota
ss. Cuống lá nhỏ có đốt gần thân; không có rễ củ; không có mùi thơm
t. Lá đơn và nguyên hoàn toàn
u. Cây thân bò; lá ngắn hơn 3,5cm; cụm hoa có từ vài đến nhiều hoa R. sect.Anarrhichomemum
uu. Cây gỗ bò kích thước lớn; lá dài hơn 3,5cm; cụm hoa có nhiều hoa T. sect. Unnamed
tt. ít nhất có vài lá kép hoặc chia thuỳ
v. Đài cụt hoặc gần như cụt, không xẻ ở giữa thuỳ
w. Trục cụm hoa mảnh khảnh; bao phấn ngắn và chắc; tràng hoa không có lông ở bên ngoài S. sect. Jasminosolanum
ww. Trục cụm hoa chắc; bao phấn dài và mảnh khảnh; tràng hoa có lông dầy đặc ở bên ngoài T. sect. Unnamed
vv. Đài có thuỳ rõ ràng, xẻ giữa Q. sect. Basarthrum
PHỤ LỤC
Phụ lục 4.2: Khoá phân loại chi Solanum L. theo (Flora of China 1994) [101], [111]
1a. Cây có lông che chở hình sao; thường có gai.
2a. Cây thân nhẵn; mép lá nguyên; bao phấn bền, không nhọn; cụm hoa nhiều hoa, chuỳ hoa phẳng hoặc tròn thẳng đứng trên lá trong hoa và quả 2. S. erianthum
2b. Cây thân không nhẵn; mép lá xẻ răng cưa hoặc có thuỳ; Bao phấn nhọn ở bên ngoài; cụm hoa ít phân nhánh hoặc một nhánh, hiếm khi mọc từ cành, mọc dưới lá hoặc dọc theo thân.
3a. Đài hoa mở rộng, bao bọc sát phần lớn của quả mọng.
4a. Tràng hoa mầu vàng; bao phấn dài hơn 1cm, không bằng nhau; quả mọng được bao bọc hoàn toàn bởi đài kể cả lúc chín; đài của quả dày đặc gai dài 1-2 cm.. 38. S. angustifolium
4b. Tràng hoa mầu trắng, xanh hoặc hơi tía, bao phấn ngắn hơn 1cm, bằng nhau, quả mọng được đài bao bọc một phần hoặc hoàn toàn khi chín, đài ở quả phủ nhiều hoặc ít gai ngắn hơn 1cm.
5a. Lá thường hình lông chim, chia thuỳ hình lông chim hay răng cưa; thân có lông đơn bào, nhiều lông tiết và lông che chở đa bào hình sao 37. S. sisymbriifolium.
5b. Lá nguyên hoặc xẻ răng cưa không đều; thân chỉ có lông che chở đa bào hình sao.
6a. Cụm hoa ngắn hơn 5 cm, cuống hoa ngắn hơn 5mm; tràng hoa mầu trắng .. 36. S. griffithii
6b. Cụm hoa dài hơn 5 cm, cuống hoa dài hơn 5mm; tràng hoa mầu xanh hoặc tím.. 35. S. barbisetum
3b. Đài cứng hoặc không mở rộng, không bao lấy quả mọng.
7a. Quả được bao bọc dày đặc lông che chở đa bào hình sao với lớp lông bền không rụng; cây bao phủ lớp lông mịn; thuỳ đài gần giống lá, dài hơn 8mm . S. lasiocarpum
7b. Quả nhẵn; cây có nhiều lông tơ; thuỳ đài không giống lá, phần lớn ngắn hơn 7 mm
8a. Tràng hoa rộng hơn 5 cm, mầu tím đậm, phớt trắng, có mầu tương phản ở nếp gấp; cây gỗ cao đến 12 m; quả dài hơn 3cm 26. S. wrightii
8b. Tràng hoa hẹp hơn 5 cm, trắng hoặc tím, không phớt rõ ràng, không có sự tương phản mầu ở nếp gấp; cây bụi, hoặc nếu cây nhỏ thì thân cây mảnh khảnh; quả ngắn hơn 3cm.
9a. Cụm hoa phần lớn 1-3 nhánh; cây phần lớn dài hơn 1m.
10a. Lá có 3-5 thuỳ, trên bề mặt phủ lớp lông thưa và mềm ở cả hai mặt lá, khi khô có một mầu ở hai mặt, toàn bộ cây có nhiều lông cứng với cuống có mầu gỉ sắt, cuống ngắn hoặc dài, nhiều lông cứng lởm chởm hình sao . 20. S. chrysotrichum
10b. Mép lá gần nguyên hoặc thuỳ biến đổi, lá không có cuống, bề mặt xù xì với nhiều lông hình sao, lá khô có mầu khác, thân và lá không có lông cứng, cuống dài và có lông che chở cứng.
11a. Tràng hoa mầu trắng; cuống nhỏ có lông giống tuyến tiết lẫn lộn với lông che chở hình sao; quả mầu vàng, đường kính dài hơn 1cm 25. S. torvum
11b. Tràng hoa mầu xanh, tím; cuống nhỏ, chỉ có lông che chở hình sao; quả mầu đỏ, đường kính ngắn hơn 1cm.
12a. Lá gần nguyên hoặc 6-7 thuỳ lượn sóng, lá hình elip hoặc ovan; tràng hoa dài hơn 8mm 22. S. macaonense
12b. Lá nguyên hoàn toàn, lá thuôn hẹp hình mác; tràng hoa ngắn hơn 8mm . 21. S. luzoniense
9b. Cụm hoa không phân nhánh; cây thấp hơn 1m.
13a. Chiều ngang quả rộng hơn 1,4cm; hoa phần lớn lưỡng tính cùng gốc.
14a. Quả mầu đỏ, thường có nếp nhăn theo chiều dọc; tràng hoa mầu trắng hoặc tím nhạt S. aethiopicum
14b. Quả phần lớn mầu vàng hoặc đen, không có mầu đỏ, không có nếp nhăn; tràng hoa mầu xanh hoặc tím.
15a. Chiều ngang quả phần lớn rộng hơn 4cm, hình dạng biến đổi, hiếm khi hình cầu, mầu xanh, trắng, đen, hồng hoặc nâu, chỉ mầu vàng khi quả chín 40. S. melongena
15b. Chiều ngang quả phần lớn hẹp hơn 4cm, hình cầu, mầu xanh hoặc vàng 39. S. undatum
13b. Chiều ngang quả hẹp hơn 1,4 cm; hoa thường lưỡng tính.
16a. Lá có lông rụng sớm, thuỳ lá xẻ lông chim sâu; thân có nhiều gai thẳng, vàng sáng, rậm, thường dài hơn 7mm; quả mầu vàng 41. S. virginianum
16b. Lá có lớp lông bền, mép nguyên, xẻ răng cưa, hoặc xẻ thuỳ nông; thân nhẵn hoặc có gai cong ngược lại ngắn hơn 5mm; bao phấn ngắn hơn 7mm; quả mầu đỏ hoặc vàng cam.
17a. Lá nguyên; thân nhẵn hoặc gần nhẵn; cụm hoa hình thon dài 23. S. nienkui
17b. ít nhất vài lá chia thuỳ hoặc thuỳ lượn sóng; thân nhẵn hoặc gần nhẵn; cụm hoa co đặc lại.
18a. Phần lớn lá ngắn hơn 4 cm, thuỳ lá lượn sóng; cuống lá ngắn hơn 1,5cm; cụm hoa ở đầu cành trên chồi lá 24. S. procumbens
18b. Phần lớn lá dài hơn 5cm, thuỳ lá thường lồi; cuống lá phần lớn dài hơn 1,5cm; cụm hoa phần lớn mọc ở nách lá.
19a. Hoa thường mầu tím; được bao phủ lớp lông mịn; cuống quả thường mọc thẳng đứng, dài hơn 1cm S. violaceum
19b. Hoa thường mầu trắng; cây ít nhiều được bao phủ lớp lông mịn, gai ngắn hơn 1cm 28. S. deflexicarpum
1b. Cây không nhẵn hoặc có lông che chở đơn bào chiếm ưu thế hoặc hiếm khi có lông che chở đa bào hình tế bào thần kinh, thường không có lông che chở hình sao, nếu có trên lá thường lẫn lộn với lông che chở đơn bào; cây thường không có gai.
20a. Bao phấn dạng mác, đỉnh bao phấn thon nhọn mảnh khảnh, cây có lông che chở đơn bào thẳng, cành có gai hình kim.
21a. Quả mầu đỏ cam; hạt mầu vàng, dẹt dạng đĩa, có cánh hình cầu nổi bật, đường kính dài 4-6mm (bao gồm cả cánh) 32. S. capsicoides
21b. Quả mầu vàng sáng; hạt mầu nâu, hình hạt đậu, không có cánh, đường kính ngắn 4cm.
22a. Thân cây bao phủ lớp lông nhung gồm lông che chở đơn bào và lông che chở đa bào hình sao, có lông tiết; vỏ quả dày hơn 1cm.
23a. Thân có nhiều lông dài 2mm; thuỳ lá sắc nhọn; bầu không có lông; tràng hoa mầu tím 33.S. mammosum
23b. Thân dày đặc lông tơ ngắn hơn 1mm; thuỳ lá tù; bầu và quả non có lông tơ; tràng hoa mầu trắng hoặc xanh 31. S. viarum
22b. Cây có nhiều lông che chở đơn bào; phần lớn có lông tiết đa bào, chỉ có vài lá có lông che chở đa bào hình sao; vỏ quả mỏng hơn 1cm 30. S. aculeatissimum
20b. Bao phấn thuôn hoặc hình trứng, không có đỉnh nhọn; cây không có lông hoặc có lông che chở đơn bào, cành không lông.
24a. Lá kép lông chim, ít nhất một phần lá.
25a. Lá kép hình lông chim không đều, thường có lá chét ở trong, lông tơ nhầy nhớt; cuống nhỏ có đốt ở giữa trên; tán lá khi vò nát có mùi hắc; đài hoa chia ra gần nửa; rễ phình to thành củ ở dưới đất 19. S. tuberosum
25b. Lá có một hoặc hai đôi lá chét, phần lớn không có tuyến tiết, thỉnh thoảng có tuyến tiết; cuống nhỏ có đốt hoặc không có đốt hoàn toàn, tán lá có mùi hắc; thuỳ đài ngắn hoặc không có; rễ không phình thành củ ở dưới đất.
26a. Cây không có lông; lá thường chia 5-9 phần; đài gần cụt; bao phấn tự do 17. S. seaforthianum
26b. Cây có lông; lá nguyên hoàn toàn hoặc chia 3-5 phần; đài phân thuỳ ngắn riêng biệt; bao phấn hợp sinh 11. S. dulcamara
24b. Lá nguyên hoàn toàn hoặc chia phần đa dạng, nhưng không có lá kép.
27a. Cây bụi; phiến lá rộng, thuỳ lá thường ăn sâu vào gần gân giữa, thuỳ hẹp; thuỳ tràng hoa khía vết hình chữ V ở đỉnh; quả có mấu, mầu vàng cam, hình bầu dục 1. S. laciniatum
27b. Cây thảo hoặc cây leo, nếu cây bụi thì sau đó lá không chia thuỳ hoặc thuỳ rộng; thuỳ tràng hoa nguyên hoàn toàn; quả biến đổi.
28a. Hoa đơn độc hoặc cụm hoa có hai hoa, hoặc không phân nhánh; chùm hoa thường hình tán (phân nhánh ở loài S. merrillianum); phần lớn cây bụi hoặc cây thảo.
29a. Cây bụi, lá mọc trên thân gỗ, nguyên hoàn toàn, phần lớn các đôi lá không đều nhau; chỉ nhị và vòi nhuỵ không có lông.
30a. Cuống và cành ngắn hoặc teo đi, 1(-3) hoa; cành có lông; quả mầu đỏ cam sáng 10.S. pseudocapsicum
30b. Cuống và cành rõ rệt, cành dài, nở nhiều hoa; có lông che chở đơn bào; quả mầu xanh xám, vàng hoặc mầu cam nhạt.
31a. Quả mọng đường kính ngắn hơn 1cm; tràng hoa ngắn hơn 1cm; bao phấn ngắn hơn 2,5cm; cuống ngắn hơn 1 cm; lá không có lông, lá khi non tròn ở đỉnh 3. S. diphyllum
31b. Quả mọng đường kính dài hơn 1,1 cm; tràng hoa dài hơn 1cm; bao phấn dài hơn 1,5cm; cuống dài hơn 1cm; lá có chùm lông ở nách lá của trục gân giữa, lá non nhọn ở đỉnh 4. S. spirale
29b. Cây thảo hoặc cây leo thân gỗ; lá mọc trên cành non thân thảo, mép lá xẻ răng cưa hoặc lượn sóng, các lá kích thước đều nhau; vòi nhuỵ và chỉ nhị có lông.
32a. Cây thảo; cuống hoa không phân nhánh; chiều dài bao phấn thay đổi 6. S. merrillianum
33a. Quả mầu vàng, mầu cam, hơi đỏ, quả hình bầu dục; cây có lông tơ 9. S. villosum
33b. Quả mầu đen hoặc hiếm khi mầu xanh, hình cầu; cây không có lông hoặc có lông tơ.
34a. Bao phấn ngắn hơn 1,5mm ; đường kính quả ngắn hơn 8mm, mầu sáng bóng; tràng ngắn hơn 5mm 5. S. americanum
34b. Bao phấn dài hơn 2mm; . phần lớn quả đương kính dài hơn 8mm; mầu vàng bóng hoặc mờ; tràng hoa dài hơn 5mm
35a. Đài quả gắn vào quả mọng; quả mọng mầu đen mờ; cây nhiều lông dựng đứng và trải đều; lá xẻ răng cưa hoặc không nguyên hoàn toàn, hình ovan 7. S. nigrum
35b. Đài quả rời khi quả chín; quả mọng mầu sáng bóng, đen hoăc tím; cây có lông nhưng khó thấy; lá phần lớn không nguyên hoàn toàn, hình ovan, hình thoi hoặc hình tròn 8. S. scabrum
28b. Cụm hoa hình chuỳ, phần lớn nhiều hoa, cuống hoa phân nhánh; thường dạng cây leo.
36a. Vòi nhuỵ có lông; chỉ nhị có mao ở bên; quả mầu đen; mép lá lượn sóng, xẻ răng cưa, hoặc nguyên, không chia thuỳ 6. S. merrillianum
36b. Vòi nhuỵ và chỉ nhị không có lông; quả mầu đỏ, mầu cam hoặc vàng; lá nguyên hoàn toàn hoặc chia thuỳ.
37a. Lá hình lông chim chia 5-9 phần
38a. Cây có lông tơ; đài cụt với thuỳ nhỏ; tràng hoa mầu tím hoặc trắng; quả dài 1-2cm 17. S. seaforthianum
38b. Cây có lông tơ; đài có thuỳ rõ rệt, hình denta; tràng hoa mầu xanh tím (hơi lục); quả ngắn hơn 1cm 18. S. septemlobum
37b. Lá nguyên hoàn toàn hoặc 1(-3) đôi thuỳ.
39a. Thân và cụm hoa có lông tơ dựng đứng, nhiều lông đa bào dài hơn 2mm 15.S. lyratum
39b. Thân và cụm hoa không có lông hoặc lông ngắn hơn 2mm.
40a. Bao phấn hợp sinh; lá hình tim hoặc cụt.
41a. Cây thảo; lá phần lớn 1 hoặc 2 đôi thuỳ; hạt ngắn hơn 2,5mm; thuỳ đài hình denta 11. S. dulcamara
41b. Cây nửa bụi; lá nguyên hoàn toàn; hạt dài hơn 2,5mm; đài cụt, thuỳ nhỏ, nhọn 14. S. kitagawae
40b. Bao phấn tự do; lá hình tròn hoặc hình nêm.
42a. Lá gợn sóng hình denta hoặc xẻ thuỳ; lông che chở đa bào dài 13. S. japonense
42b. Lá nguyên hoàn toàn, thường không có lông.
43a. Lá có lông tơ; bao phấn ngắn hơn 2mm; phần lớn quả đường kính ngắn hơn 8mm; đường kính hạt ngắn hơn 2mm 12. S. hidetaroi
43b. Lá không lông; bao phấn dài hơn 2mm; phần lớn đường kính quả dài hơn 8mm, đường kính hạt dài hơn 2mm 16. S. pittosporifolium
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_thuc_vat_chi_solanum_l_2123.docx