Bài giảng Tổ chức và quản lý cơ bản

Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp cho phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước (VD: Chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiến lược phát triển vùng, chiến lược khoa học – công nghệ trong NN, chiến lược sản xuất xuất khẩu). Điều tiết các mối quan hệ trong nội bộ nông nghiệp, nông thôn, giữa nông nghiệp, nông thôn và phần còn lại của nền kinh tế (khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán). Giúp đỡ, hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bổ sung những vi trí cần thiết, nắm giữ những vị trí then chốt của nông nghiệp và kinh tế nông thôn bằng lực lượng kinh tế nhà nước

ppt73 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tổ chức và quản lý cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Giảng MônTỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CƠ BẢNTS. HÀ THÚC VIÊNEMAIL: HTVIEN2002@YAHOO.COMĐT: 09465001981. Mục đích – ý nghĩa của môn họcĐổi mới kinh tế 1986: Kinh tế kế hoạch hóa  Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩaĐổi mới quản lý nông nghiệp: giao đất – cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xem nông hộ như là một đơn vị sản xuất độc lập (quyết định việc phân bố nguồn lực nông hộ và phân phối sản phẩm cuối cùng)Xóa bỏ các rào cản về thị trường (đất đai, lao động, đầu vào, đầu ra cho sản xuất, hệ thống tài chính – tín dụng nông thôn).Phát triển nông nghiệp, trở thành nước xuất khẩu gạo và một số loại nông sản lớn nhất nhì thế giới.Chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế nông thôn từ nền kinh tế tự, cấp tự túc, SX nhỏ lẽ, manh mún sang kinh tế thị trường trong đó SX hàng hóa trở thành mục tiêu chủ đạo.Phát triển nông thôn mới, công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông thôn, phát triển quy mô sản xuất lớn.1. Mục đích – ý nghĩa của môn học (TT) Với sự nổ lực của Chính phủ và tài trợ của các tổ chức Quốc tế, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo (từ 1990 đến 2001, tỷ lệ nghèo giảm một nửa). Theo chuẩn nghèo VN: 17.5% (2001) còn 7% (2006); theo chuẩn nghèo Ngân hàng Thế giới: 58% (1993) còn 24.1% (2004), 16-17% (2008) (UNDP)Tuy nhiên, hiện nay do năng lực còn nhiều hạn chế của người nông dân, các chủ trang trại  chưa theo kịp quy mô phát triển của sản xuất  dẫn đến nhiều nông dân, nhiều trang trại sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Nông nghiệp và nông thôn VN cần tiếp tục được hỗ trợ hơn nữa để tiếp tục phát triển. Các tác động vào nông nghiệp - nông thôn không chỉ nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo mà hướng đế mục tiêu giúp cho nông dân làm làm giàu. 2. Đối tượng nghiên cứu Môn học Tổ chức và Quản lý Cơ bản cung cấp cho sinh viên kiến thức cơn bản về: Quản lý Nhà nước về Nông nghiệp và phát triển nông thôn;Các loại hình tổ chức nông trại;Kiến thức cơ bản về quản trị nông trại: Những vấn đề về tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong nông trại nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh;Các vấn đề cơ bản bao gồm: hoạch định, kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều khiển quá trình sản xuất, điều chỉnh và thúc đẩy quá trình sản xuất.3. Nội dung môn họcChương I: Khái quát về hệ thống quản lý Nhà nước về Nông nghiệp và Nông thônChương II: Cơ sở khoa học của quản trị nông trạiChương III: Quản trị các nguồn lực sản xuất của nông trại Chương IV: Kế hoạch sản xuất và đánh giá nông trại Tài liệu tham khảoNguyễn Thị Song An (chủ biên), 2001, Quản Trị Trang Trại. TP. HCM: NXB ĐHQG, 620tr. John L. Dillion và Douglas J. McConnell, 1997, Farm Management for Asia: A Systems Approach. Rome: FAO Press.Các trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính phủ, Quốc hội, Đảng Cộng Sản Việt NamNghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2008 của chính phủ và Nghị định178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12  năm 2007 của Chính phủChương I: Quản Lý Nhà Nước Về Nông Nghiệp và Nông ThônChính sách nông nghiệp Việt Nam1945 – 1954: Vùng giải phóng 3 triệu tấn1954 – 1960: Cải cách ruộng đất, cải tạo XHCN1961 - 1975: Xây dựng XHCN miền Bắc và giải phóng miền Nam1976 – 1980: Cải tạo XHCN miền Nam (12 tr. tấn 1976 còn 9 tr. tấn năm 19781981 – 1987: Khoán 1001987 – 1992: Khoáng 101993 – đến nay: Luật đất đai 1993Quản lý nhà nước về nông nghiệpQuản lý bằng quyền nhà nước, mang tính thực thi quyền lực Nhà nước bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch, các công cụ, các lực lượng vật chất, tài chính Nhà nướcQuản lý nhà nước khác với quản lý kinh doanh trong các đơn vị kinh tế. Vai trò của QLNN về NNKiểm soát sự vụ lợi các nhân trong quá trình phát triển (phi tập trung hóa sản xuất, đa dạng sở hữu và nhiều hình thức tổ chức sản xuất)Đảm bảo môi trường thuận lợi và an ninh cho sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.Nhà nước đảm nhận những khâu hay một số hoạt động trong khu vực nông nghiệp kinh tế nông thôn bằng thực lực của nền kinh tế. Nhà nước không những thể hiện vai trò quản lý vĩ mô thông qua điều tiết, khống chế định hướng bằng chính sách pháp luật, bằng các đòn bẩy kinh tế mà còn thông qua thực lực của nền kinh tế, trực tiếp thực hiện các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể thực hiện.Chức năng QLNN về NNĐịnh hướng chiến lược phát triển nông nghiệp cho phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước (VD: Chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiến lược phát triển vùng, chiến lược khoa học – công nghệ trong NN, chiến lược sản xuất xuất khẩu).Điều tiết các mối quan hệ trong nội bộ nông nghiệp, nông thôn, giữa nông nghiệp, nông thôn và phần còn lại của nền kinh tế (khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán).Giúp đỡ, hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.Bổ sung những vi trí cần thiết, nắm giữ những vị trí then chốt của nông nghiệp và kinh tế nông thôn bằng lực lượng kinh tế nhà nướcKhái niệm và phân loại hệ thống công cụ quản lý Nhà nước về KTNNHệ thống công cụ quản lý Nhà nước về KTNN: Phương tiện cần thiết nhờ vào đó cơ quan quản lý nhà nước điều tiết, hướng dẫn, khuyến khích, phối hợpcác hoạt động trong ngành nông nghiệp để đạt mục tiêu chung. Hệ thống công cụ được sử dụng tùy vào trình độ phát triển của NN, hoàn cảnh kinh tế, năng lực quản lý. Hệ thống công cụ có thể chiến lược, quy hoạch, pháp luật kinh tế và các hệ thống khuyến khích của nhà nước tác động vào chủ thể kinh tế. Phân loại hệ thống công cụTheo nội dung và tính chất của công cụ: - Pháp luật kinh tế: công cụ có tính bặt buộc, quy định hành lang vận động cho đối tượng quản lý. - Công cụ kế hoạch: định hướng phát triển - Chính sách kinh tế: có tính chất khuyến khích hoặc nhằm điều tiết các hoạt động kinh tếTheo phạm vi tác động của công cụ: Công cụ quản lý vĩ mô và công cụ quản lý vi mô.Theo lĩnh vực tác động của công cụ quản lý: Có hiệu lực tác động lâu dài và có hiệu lực tác động ngắn hạn.Các công cụ quản lý nhà nước trong kinh tế nông nghiệpPháp luật kinh tế trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp - Vai trò của pháp luật: xác lập cơ sở pháp lý bảo vệ và hổ trợ phát triển cơ chế thị trường, xác lập trật tự và môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế. - Đặc điểm của pháp luật kinh tế trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp: Công cụ pháp luật có tính quyền uy, quản lý bằng pháp luật đảm bảo tính phổ biến và công bằng, quản lý bằng pháp luật là sự tác động có tính gián tiếpCác công cụ quản lý nhà nước trong kinh tế nông nghiệpVai trò của công cụ kế hoạch: - Xác định rõ định hướng chủ thể quản lý và các bộ phận trong hệ thống quản lý - Giúp các nhà quản lý chủ động thích ứng với sự thay đổi trong quá trình phát triển. - Cơ sở tổ chức quản lý, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt độngNhững yêu cầu đối với công cụ kế hoạch: đảm bảo tính khoa học, gắn với thị trường, mang tính chất hướng dẫn, nâng cao chất lượng công tác tiền kế hoạch (điều tra khảo sát cơ bản)Các công cụ quản lý nhà nước trong kinh tế nông nghiệpChính sách kinh tếPhân loại các chính sách nông nghiệp: theo nội dung (vốn đầu tư, tín dụng, đất đai..), theo lĩnh vực (tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu), theo quan hệ đối với quá trình sản xuất (đầu vào, đầu ra, tổ chức sản xuất).- Một số chính sách chủ yếu: Đất đai, đầu tư, tín dụng, giá cả thị thị trường, xuất khẩu nông sản, khuyến nông, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.1. Quốc hộiQuốc hội có 3 chức năng chính:Chức năng lập pháp; Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; Chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. 2. Chính phủĐiều 109 (Hiến pháp 1992)Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônNgày 14/11/1945 thành lập Bộ Canh nông.Tháng 2/1955 thành lập Bộ Nông Lâm.Cuối năm 1960 tách Bộ Nông Lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường; Tổng cục thuỷ sản và Tổng Cục Lâm nghiệp.Từ ngày 3/10-28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm Nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm và Bộ Thủy lợi.Ngày 31/07/2007, Quốc hội ra Nghị quyết nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônTheo Nghị định Số: 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2008 của chính phủVị trí và chức năng (Điều 1). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.Nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 2): có 30 chức năng và quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12  năm 2007 của Chính phủBộ trưởngCác Thứ trưởngKhối QLNNKhối Đơn Vị Sự NghiệpVP Bộ6 Vụ quản lý, 14 Cục QLThanh tra BộBan đổi mới và QLDNNNTT Tin học & Thông tinTT QG Nước sạch và VSMTTT Khuyến nông – Khuyến ngư QGTạp chí NN & PTNTBáo NN & PTNNKhối ĐT & NCKhối DNNN39 Trường Đào tạo và Dạy nghề 19 Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ 3 Viện qui hoạch trực thuộc Bộ 6 Trung tâm nghiên cứu 7 Vườn Quốc gia16 Tổng công ty 32 Doanh nghiệp độc lập64 Sở NN & PTNNSơ đồ Tổ chức Bộ NN & PTNTCác tỉnh 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm của toàn ngành; các chiến lược, quy hoạch vùng trọng điểm, liên vùng, liên tỉnh và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc các ngành, lĩnh vực Bộ quản lý trong phạm vi cả nước; các dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn5. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định; b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật, thực vật; thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật và công bố dịch khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người; chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch động vật, thực vật; chứng chỉ hành nghề và điều kiện xử lý vật thể, kinh doanh, tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;c) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp được phê duyệt trong phạm vi cả nước;d) Chỉ đạo cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hàng năm;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônđ) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá và sạt lở đất; e) Công bố danh mục, cấp phép khai thác, sử dụng nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi và trao đổi nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi quý hiếm; ban hành danh mục cây trồng chính, danh mục giống cây trồng, danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục cây trồng, vật nuôi cấm xuất khẩu, cho phép trao đổi với nước ngoài; cho phép nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi chưa có trong danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp hạt giống, quy trình nhân giống và quy trình phục tráng hạt giống siêu thuần chủng; quy trình sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày, cây cảnh và cây trồng khác;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông) Ban hành quy phạm, quy trình khảo nghiệm, chọn, tạo giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới; quyết định công nhận, cấp hoặc huỷ bỏ văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới; quy trình sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi phải áp dụng, phải được chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; h) Quy định quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; quy định khảo nghiệm, công nhận phân bón mới; danh mục phân bón phải công bố tiêu chuẩn chất lượng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón;i) Quy định quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi; quy định khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônk) Hướng dẫn việc xuất, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón và thức ăn chăn nuôi;l) Về công tác bảo vệ thực vật đối với cây trồng: Dự báo tình hình sinh vật gây hại; quyết định công bố dịch sinh vật gây hại từ hai tỉnh trở lên và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn, chỉ đạo, quyết định biện pháp để dập dịch và bãi bỏ quyết định công bố dịch; Công bố danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định được phê duyệt về chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, mượn đường; về chứng chỉ hành nghề và điều kiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; về chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; quyết định thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ; 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônQuy định việc khảo nghiệm, đăng ký lưu hành thuốc bảo vệ thực vật mới, cấp phép khảo nghiệm, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; công bố danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam. Cấp phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng;Quy định trang phục, thẻ kiểm dịch viên và mẫu hồ sơ kiểm dịch thực vật;Hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch thực vật.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônm) Về công tác thú y đối với vật nuôi (bao gồm cả thủy sản): Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh động vật trong phạm vi cả nước;Quy định điều kiện, thủ tục công nhận và chỉ đạo xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trong phạm vi cả nước. Ban hành danh mục các bệnh phải công bố dịch, danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật, danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc;Dự báo tình hình dịch bệnh động vật; quyết định công bố dịch, vùng có dịch xảy ra tại hai tỉnh trở lên, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm và các biện pháp phòng bệnh bắt buộc đối với động vật, việc xử lý động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, khử trùng tiêu độc. Công bố hết dịch, bãi bỏ quyết định công bố vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônChỉ đạo, kiểm tra thực hiện Chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật được phê duyệt;Ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Ban hành quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật và biện pháp xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch động vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, mượn đường; về chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh thuốc thú y và việc tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ; 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônQuy định trình tự, thủ tục kiểm soát giết mổ, con dấu, đánh dấu kiểm soát giết mổ động vật; danh mục đối tượng và trình tự, thủ tục kiểm tra vệ sinh thú y; quy định việc nghiên cứu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, thủ tục đăng ký, công nhận thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được sản xuất, lưu hành tại Việt Nam;Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh thú y, thuốc thú y; danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải áp dụng và phải được chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Quy định trang phục, thẻ kiểm dịch viên và mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;Quyết định cho phép nhập khẩu thuốc thú y, vắc xin chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam;Chỉ đạo việc chẩn đoán bệnh động vật và vệ sinh thú y quốc gia.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn6. Về lâm nghiệp:a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; xác lập quy hoạch hệ thống và chuyển mục đích sử dụng khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh; quy chế quản lý rừng;b) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt trong phạm vi cả nước;c) Thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônd) Hướng dẫn, chỉ đạo điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng; thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất để trồng rừng, lập hồ sơ quản lý rừng và công bố hiện trạng rừng hàng năm, kết quả kiểm kê rừng năm năm;đ) Quy định tiêu chí phân loại trạng thái rừng; tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, phòng hộ đạt tiêu chuẩn; tiêu chí về rừng trồng thành rừng; quy định về xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng;e) Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển rừng sản xuất, trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng rừng gỗ lớn, quý hiếm, khôi phục, phát triển rừng tự nhiên đã được phê duyệt;g) Hướng dẫn sản xuất lâm, nông, thuỷ sản kết hợp trong rừng phòng hộ; định mức kinh tế - kỹ thuật và biện pháp phát triển rừng; 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônh) Quy hoạch, chỉ đạo, quản lý, sử dụng, kinh doanh, bảo tồn, xuất nhập khẩu giống, các nguồn gen cây trồng, động vật quý hiếm, hoang dãi) Ban hành, theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chế, quy phạm, quy trình về nuôi dưỡng, cải tạo rừng và khai thác lâm sản; thông báo sản lượng khai thác lâm sản hàng năm cho các địa phương; quy định những điều cấm trong hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng, phòng hộ;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônk) Hướng dẫn và chỉ đạo việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; hướng dẫn quy vùng, sản xuất nương rẫy; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo danh mục quy định;l) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm; điều động lực lượng kiểm lâm trong trường hợp cần thiết; chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồng phục, thẻ cho kiểm lâm các cấp theo quy định; kiểm tra, chỉ đạo việc thanh tra hoạt động của kiểm lâm;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônk) Hướng dẫn và chỉ đạo việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; hướng dẫn quy vùng, sản xuất nương rẫy; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo danh mục quy định;l) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm; điều động lực lượng kiểm lâm trong trường hợp cần thiết; chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồng phục, thẻ cho kiểm lâm các cấp theo quy định; kiểm tra, chỉ đạo việc thanh tra hoạt động của kiểm lâm;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônm) Chủ trì triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hoá;n) Chỉ đạo việc dự báo nguy cơ cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và các thảm họa khác tác động tới rừng; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, tổ chức xã hội huy động lực lượng, phương tiện khi cháy rừng xảy ra trên quy mô lớn; chỉ đạo, hướng dẫn biện pháp phòng, trừ và khắc phục hậu quả cháy rừng, sinh vật gây hại rừng, chống chặt phá rừng tại những khu vực trọng điểm và các thảm họa tác động tới rừng.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn7. Về diêm nghiệp:a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển diêm nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;b) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển diêm nghiệp được phê duyệt  trong phạm vi cả nước;c) Chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất hàng năm;d) Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn8. Về thuỷ sản:a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thuỷ sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tiêu chí phân loại khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh; phân cấp quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế; quy chế quản lý về khai thác, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;c) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ sản được phê duyệt trong phạm vi cả nước;d) Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy hoạch khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định về tiêu chí phân loại khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh; hướng dẫn về phân cấp và quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế;đ) Chỉ đạo việc thực hiện nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch. Quy định việc xuất khẩu và nhập khẩu giống thuỷ sản, di giống, thuần hoá giống, bảo tồn, chọn, tạo giống, công nhận giống mới, sản xuất, kinh doanh giống; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và kiểm tra chất lượng giống; xây dựng và quản lý hệ thống giống, đăng ký giống quốc gia;     3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thône) Công bố danh mục và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản; quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản; công bố danh mục thuốc, hoá chất được dùng hoặc cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản;g) Công bố danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác; khu vực cấm khai thác, vùng hạn chế khai thác; các loài thuỷ sản cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônh) Quy định danh mục các loài thuỷ sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thuỷ sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thuỷ sản;i) Hướng dẫn hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân cấp quản lý vùng, tuyến khai thác thuỷ sản, ngư trường; k) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy định được phê duyệt về phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản. Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản và chỉ đạo thực hiện; 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônl) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu cá; quy định các chức danh thuyền viên tàu cá, đăng ký và cấp sổ thuyền viên tàu cá, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá;m) Ban hành quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá, phát triển cơ khí thuỷ sản, sản xuất ngư cụ, lưới đánh bắt, đóng, sửa, cải hoán tàu cá, phát triển chợ thuỷ sản đầu mối theo quy hoạch được phê duyệt; n) Ban hành, theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ công trình nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tránh, trú bão của tàu cá; cơ sở sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu thuyền nghề cá;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôno) Quyết định đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tránh, trú bão của tàu cá từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp thông qua Bộ. 9. Về Thuỷ lợi:a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuỷ lợi, đê điều; phòng, chống tác hại do nước, xâm nhập mặn gây ra sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành;b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chiến lược, quy hoạch thuỷ lợi; chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;c) Chủ trì xây dựng quy hoạch thuỷ lợi các vùng, các hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các ngành kinh tế - xã hội;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônd) Phê duyệt quy hoạch đê điều, quy hoạch thuỷ lợi liên quan từ hai tỉnh trở lên phục vụ phòng, chống lũ, lụt, tiêu úng, cấp nước, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, cải tạo đất, phòng, chống sạt lở ven sông, ven biển, cấp thoát nước nông thôn;đ) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ lợi được phê duyệt trong phạm vi cả nước;e) Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện biện pháp huy động lực lượng vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, úng ngập, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và tác hại khác do nước gây ra; chỉ đạo việc phân lũ, chậm lũ, vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi lớn, liên hồ theo phân công, phân cấp; 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông) Hướng dẫn việc phân cấp cho Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch đê điều và quy hoạch phòng, chống lũ, lụt trong phạm vi tỉnh; h) Ban hành, theo dõi, kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống lũ, lụt, bão, úng ngập, hạn hán và cấp, thoát nước nông thôn;i) Quy định về tải trọng cho phép và việc cấp phép đối với xe cơ giới đi trên đê; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônk) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định cụ thể về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ, các biện pháp di dân an toàn, đảm bảo sản xuất và đời sống của nhân dân, khắc phục hậu quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng phân lũ, chậm lũ; biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai như: bão, lũ, lụt, hạn hán, lũ quét, trượt lở đất, xâm nhập mặn, nước biển dâng và sóng thần;l) Quyết định đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hoá đê điều, công trình thuỷ lợi theo thẩm quyền trong phạm vi cả nước từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được cấp thông qua Bộ. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn10. Về phát triển nông thôn:a) Là đầu mối chủ trì trình Chính phủ về cơ chế, chính sách về phát triển nông thôn; cơ chế, chính sách và quy định phân công, phân cấp thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông thôn;b) Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình tổng thể phát triển nông thôn; chiến lược phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt; c) Tổng hợp, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônd) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác định canh, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đ) Chỉ đạo quản lý chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới theo phân công của Chính phủ;e) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hướng dẫn xây dựng khu dân cư; thực hiện các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phân công của Chính phủ.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn12. Về chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nông sản, lâm sản, thủy sản và muối:a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến đối với các ngành hàng và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo quản sau thu hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônc) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường từ khi nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khi nông sản, lâm sản, thủy sản, muối được đưa ra thị trường;d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật và công bố danh mục phụ gia, hóa chất được sử dụng trong bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản, muối;đ) Hướng dẫn việc vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, muối.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn13. Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hàng hoá khác theo phân công của Chính phủ.14. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến nông trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ nông, nghề muối, chế biến, bảo quản nông, lâm sản, muối và ngành nghề nông thôn.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn15. Về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và muối:a) Hướng dẫn, triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices - GMP), quy phạm thực hành nuôi trồng tốt (Good Aquaculture Practices - GAP), quy tắc nuôi trồng có trách nhiệm (Code of Conduct - CoC), thực hành vệ sinh tốt (Good Hygien Practices - GHP) và hệ thống phân tích mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard Analysis Critical Control Point/Risk Management - HACCP/RM) trong sản xuất, chế biến và vận chuyển;b) Chỉ đạo giám sát, kiểm tra tồn dư kháng sinh, hoá chất độc hại và các tác nhân gây bệnh cho động vật, thực vật trong nông sản, lâm sản, muối, thuỷ sản trước khi thu hoạch trong các khâu sơ chế, bảo quản, chế biến, vận chuyển; kiểm soát giết mổ động vật và vệ sinh thú y;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônc) Ban hành quy định, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng và an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường trong sản xuất, bảo quản, chế biến và trước khi lưu thông trên thị trường;d) Chỉ đạo việc kiểm tra, công nhận, huỷ bỏ việc công nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, vùng nuôi trồng thuỷ sản, thu hoạch, thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối;đ) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và muối nhập khẩu, sản phẩm sản xuất trong nước để chế biến, xuất khẩu trước khi đưa ra tiêu thụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thône) Chỉ đạo, kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng (động vật sống hoặc sản phẩm động thực vật có nguy cơ mang mầm bệnh) xuất khẩu, nhập khẩu dùng cho nuôi trồng, chế biến hoặc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường lãnh thổ Việt Nam và chuyển vùng trong nước; kiểm tra việc nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước các loại thức ăn, thuốc thú y, phân bón, các loại hoá chất sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thuỷ sản và muối theo phân cấp.16. Về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp; đối với quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng; đối với các hệ thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn rừng và nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn; đối với lĩnh vực hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; sinh vật thủy sản biến đổi gen và sản phẩm của chúng; các khu bảo tồn biển.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn17. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.18. Quản lý việc đăng kiểm, đăng ký, tàu cá và kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị, vật tư, các chất đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các hoạt động thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.19. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn21. Về thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước: a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý, kế toán trưởng của doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá theo quy định;c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá theo quy định.22. Về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ:3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn22. Về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ:a) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về chất lượng cung ứng dịch vụ công; về thực hiện xã hội hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;b) Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công của Nhà nước; điều kiện, tiêu chí thành lập các tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực;c) Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự, thủ tục và thời gian đảm bảo cung ứng các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực theo thẩm quyền;d) Hướng dẫn, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ  theo đúng quy định của pháp luật. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn23. Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ:a) Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thu hút đầu tư và định hướng phát triển doanh nghiệp; nông, lâm, ngư trường của Nhà nước; kinh tế hộ, trang trại; kinh tế hợp tác; hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp ở nông thôn trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục do Chính phủ quy định và xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônc) Thanh tra, kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và làng nghề nông thôn;d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực; kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hàng hoá và dịch vụ về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi theo quy định của pháp luật.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn24. Về quản lý nhà nước hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc các ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh:a) Công nhận Ban vận động về thành lập hội, tổ chức phi Chính phủ; có ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;b) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu việc đề xuất, phản biện của hội, tổ chức phi Chính phủ để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônc) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật25. Về quản lý ngạch công chức, viên chức:a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành từ ngạch tương đương ngạch chuyên viên lên ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính và tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành từ ngạch chính lên ngạch cao cấp theo quy định của pháp luật;3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônb) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn26. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.27. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn28. Về quản lý tài chính, tài sản:a) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật;b) Được giữ lại không quá 10% tổng mức ngân sách được giao theo kế hoạch hàng năm để quyết định chi theo hạn mức quy định cho công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất khác theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn29. Thường trực quốc gia về công tác phòng, chống lụt, bão; các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; chống sa mạc hoá; thường trực cơ quan thẩm quyền quản lý về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định của pháp luật.30. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôna. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước (8 vụ kể cả văn phòng và thanh tra Bộ, 14 cục): 1. Vụ Kế hoạch.2. Vụ  Tài chính.3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.4. Vụ Hợp tác quốc tế.5. Vụ Pháp chế.6. Vụ Tổ chức cán bộ. 7. Thanh tra Bộ.8. Văn phòng Bộ.9. Cục Trồng trọt.10. Cục Bảo vệ thực vật.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn11. Cục Chăn nuôi.12. Cục Thú y.13. Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối.14. Cục Lâm nghiệp.15. Cục Kiểm lâm.16. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.17. Cục Nuôi trồng thuỷ sản.18. Cục Thuỷ lợi.19. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão.20. Cục Quản lý xây dựng công trình.21. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.22. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônb. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ.23. Trung tâm Tin học và Thống kê.24. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.25. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia.26. Báo Nông nghiệp Việt Nam.27. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thônSở Nông nghiệp và Phát triển nông là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành trực thuộc trung ương (gọi tắc là Tỉnh); chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Sở có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.  4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôna. Các phòng chuyên môn: Văn phòng sở, Thanh tra Sở, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Chăn nuôi, Phòng Trồng trọt – Lâm nghiệp, Phòng Thủy sản, Phòng Phát triển Nông thônb. Các chi cục chuyên ngành: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy lợi, chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sảnc. Các tổ chức sự nghiệp: Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi, Trung tâm Nước sạch Nông thôn, các ban quản lý dự án, .    5. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônPhòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Huyện) chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân Huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phòng có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban Nhân dân Huyện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân Huyện và theo quy định của pháp luật.  5. Cán bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn XãCán bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cán bộ chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn chịu sự chỉ đạo Uỷ ban nhân dân Xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cán bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn quản lý nhà nước trên địa bàn xã về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân xã và theo quy định của pháp luật. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttailieu_785547_355.ppt
Tài liệu liên quan