Mạngtoàn cầu(GAN: Global AreaNetwork)
Dùngđểkếtnốimáytính từ cácquốcgiavà
cácChâulục khácnhau.
Thông thường kết nối nàyđượcthực hiện
thôngquamạngviễnthôngvàvệtinh.
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tin học đại cương - Tổng quan về máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học phần
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
09/2012
Tin học đại cương
Số tín chỉ: 2
Trên lớp: 30 tiết (lý thuyết)
Tự học: 60 tiết
Nội dung
Chương 1: Tổng quan về máy tính
Chương 2: Hệ điều hành Windows
Chương 3: Internet
Chương 4: Ngôn ngữ lập trình C
Thông tin liên quan đến học phần
www.ittc.edu.vn
© ITTC - HUFI2
09/2012
Tin học đại cương
Kiểm tra, đánh giá
Thi giữa học phần: 30%
Thi kết thúc học phần: 50%
Các yêu cầu khác: 20% (Thảo luận theo
nhóm, tiểu luận, khác….).
Giáo trình chính
Trung Tâm Công nghệ Thông tin, Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, Giáo
trình Tin học đại cương, 2012.
© ITTC - HUFI3
09/2012
Tin học đại cương
Tài liệu tham khảo
Quách Tuấn Ngọc, Ngôn ngữ lập trình C,
Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 1996.
Xuân Thành, Internet Explorer 6.0, Nhà xuất
bản Thống kê, 2002.
Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải, Giáo trình
Lý thuyết và bài tập ngôn ngữ C Tập 1,
Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải, Giáo trình
Lý thuyết và bài tập ngôn ngữ C Tập 2,
Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
© ITTC - HUFI4
09/2012
Tin học đại cương
© ITTC - HUFI5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
09/2012 © ITTC - HUFI
Nội dung
Mạng máy tính
Các thành phần của hệ thống máy tính
Hệ thống thông tin
Giới thiệu
7
Tổng
quan
về
máy
tính
09/2012
Giới thiệu
Lịch sử phát triển của máy tính
Một số loại máy tính điện tử
Một số ứng dụng của tin học
© ITTC - HUFI8
09/2012
Lịch sử phát triển của máy tính
Thế hệ 1 (1950 – 1958)
Sử dụng công nghệ đèn chân không (vacuum
tube), nhập/xuất dữ liệu bằng phiếu đục lỗ.
Cồng kềnh, dễ hỏng, tiêu thụ nhiều điện
năng, tốc độ chậm (khoảng 300-3000 phép
tính/1 giây), độ tin cậy thấp.
Chủ yếu phục vụ cho mục đích quốc phòng.
Ví dụ: EDVAC (Mỹ) hay BESM (Liên xô cũ)…
© ITTC - HUFI9
09/2012
Lịch sử phát triển của máy tính
© ITTC - HUFI10
Máy tính EDVAC
09/2012
Lịch sử phát triển của máy tính
Thế hệ 2 (1958 – 1964)
Sử dụng công nghệ bán dẫn (transistor).
Máy có kích thước nhỏ hơn, tiêu thụ điện
năng ít hơn thế hệ 1, độ tin cậy và tốc độ
được cải thiện hơn (có khả năng tính khoảng
10.000-100.000 phép tính/1 giây).
Điển hình như loại IBM-1070 (Mỹ) hay EC
(Liên xô cũ)…
Các ngôn ngữ lập trình cấp cao như COBOL,
FORTRAN đã được đưa vào sử dụng trong
các máy thuộc thế hệ này.
© ITTC - HUFI11
09/2012
Lịch sử phát triển của máy tính
Thế hệ 3 (1965 – 1974)
Sự ra đời của mạch tích hợp cho phép sản
xuất hàng loạt nhiều linh kiện điện tử rồi tích
hợp chúng vào những bảng mạch có kích
thước nhỏ, gọi là chip.
Với kỹ thuật mới này, máy tính trở nên nhỏ
hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn hai thế hệ
trước, tốc độ nhanh (hàng trăm nghìn phép
tính/giây), độ tin cậy cao.
Điển hình như loại IBM 360 (Mỹ) hay MinSk
(Liên xô cũ)…
© ITTC - HUFI12
09/2012
Lịch sử phát triển của máy tính
Thế hệ 4 (1974 – 1990)
Sử dụng bộ vi xử lý với kỹ thuật LSI (Large
Scale Intergration) và VLSI (Very Large Scale
Intergration) cho phép nén hàng ngàn đến
hàng triệu bóng bán dẫn trên một đơn vị chip,
có khả năng thực hiện hàng triệu phép tính/1
giây.
Ngày nay, bộ xử lý Intel Core i7 tích hợp
khoảng 1,170,000,000 bóng bán dẫn.
© ITTC - HUFI13
09/2012
Lịch sử phát triển của máy tính
Thế hệ 5 (1990 đến nay)
Máy tính sẽ hoạt động dựa trên trí thông minh
nhân tạo và đang trong quá trình nghiên cứu,
phát triển.
Mô phỏng các hoạt động, hành vi của con
người, với khả năng tự suy diễn phát triển các
tình huống nhận được và giải quyết được các
yêu cầu đa dạng.
© ITTC - HUFI14
09/2012
Lịch sử phát triển của máy tính
© ITTC - HUFI15
Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 Thế hệ 5
1950 – 1958
1958 – 1964
1965 – 1974
1974 – 1990
1990 đến nay
09/2012
Một số loại máy tính điện tử
Siêu máy tính (super computer)
Là máy tính vượt trội về khả năng và tốc độ,
được tích hợp bên trong nhiều bộ vi xử lý.
Được thiết kế để thực hiện những tính toán
phức tạp, đòi hỏi thời gian thực ví dụ như dự
báo thời tiết, mô phỏng vụ nổ hạt nhân...
Siêu máy tính hiện nay có tốc độ xử lý đạt
đến 10 petaflop (1 petaflop tương đương với
hiệu suất một triệu tỷ phép tính/giây).
© ITTC - HUFI16
09/2012
Một số loại máy tính điện tử
© ITTC - HUFI17
Siêu máy tính (super computer)
Siêu máy tính K của Nhật Bản (năm 2011) với 68.544 bộ xử lý
Sparc cho tốc độ xử lý đến 8 petaflops (triệu tỉ phép tính/giây)
09/2012
Một số loại máy tính điện tử
Máy tính lớn (Mainframe Computer)
Là máy tính được thiết kế để xử lý đa nhiệm,
có hệ thống nhập xuất mạnh, thường được
sử dụng cho các ứng dụng có lượng dữ liệu
lớn yêu cầu vận hành liên tục, ổn định trong
một thời gian dài, ví dụ như số liệu giao dịch
tài chính, kinh doanh bảo hiểm,...
Hiện nay, máy tính IBM chiếm 99% trên thị
trường, có thể hoạt động 365/365 ngày trong
năm không ngừng và có thể nhận hàng ngàn
lệnh cùng một lúc.
© ITTC - HUFI18
09/2012
Một số loại máy tính điện tử
Máy tính lớn (Mainframe Computer)
© ITTC - HUFI19
Máy mainframe Z10 của IBM
09/2012
Một số loại máy tính điện tử
Máy vi tính/máy tính cá nhân (Micro
Computer/Personal Computer)
© ITTC - HUFI20
Là loại máy tính phổ
thông, có kích thước
nhỏ gọn, có khả năng
đáp ứng nhiều nhu
cầu của người sử
dụng.
09/2012
Một số loại máy tính điện tử
Máy tính xách tay (Laptop)
Là máy tính cá nhân gọn nhỏ có thể mang xách
được. Thường có trọng lượng nhẹ, tùy thuộc
vào hãng sản xuất và kiểu máy dành cho các
mục đích sử dụng khác nhau.
© ITTC - HUFI21
09/2012
Một số ứng dụng của tin học
Tin học (Informatics) là một ngành khoa
học công nghệ nghiên cứu các phương
pháp xử lý thông tin một cách tự động dựa
trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu
hiện tại là máy tính điện tử.
Từ định nghĩa trên thấy tin học gồm hai
khía cạnh nghiên cứu:
Khía cạnh khoa học: Nghiên cứu về các
phương pháp xử lý thông tin tự động.
© ITTC - HUFI22
09/2012
Một số ứng dụng của tin học
Khía cạnh kỹ thuật: Nhằm vào 2 kỹ thuật
phát triển song song, đó là:
Kỹ thuật phần cứng: Nghiên cứu chế tạo
các thiết bị, linh kiện điện tử, công nghệ vật
liệu mới,...
Kỹ thuật phần mềm: Nghiên cứu phát triển
các hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình để giải
quyết các bài toán khoa học kỹ thuật, mô
phỏng, điều khiển tự động, tổ chức dữ liệu và
quản lý hệ thống thông tin.
© ITTC - HUFI23
09/2012
Một số ứng dụng của tin học
Ngày nay, tin học được ứng dụng trong
rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:
Giáo dục: Hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử, E-
Learning, hệ thống thư viện điện tử…
Thống kê: Phần mềm kế toán, thống kê tài
chính,…
Quản trị: Phần mềm quản trị nhân sự, tiền
lương, doanh nghiệp,…
Công tác văn phòng: Soạn thảo văn bản, in
ấn, thư điện tử,…
© ITTC - HUFI24
09/2012
Một số ứng dụng của tin học
Ngày nay, tin học được ứng dụng rộng rãi
trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể
như:
Công nghệ thiết kế quảng cáo: Đồ hoạ máy
tính, thiết kế Website, kỹ xảo âm thanh hình
ảnh, dựng phim,…
Y tế: Chẩn đoán y khoa, nội soi, siêu âm,…
Viễn thông: Mạng điện thoại và Internet tốc
độ cao.
© ITTC - HUFI25
09/2012
Hệ thống thông tin
Các khái niệm
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Các đơn vị đo thông tin trong máy tính
© ITTC - HUFI26
09/2012
Các khái niệm
Thông tin (Infomation)
Là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế
giới khách quan và các hoạt động của con
người trong đời sống xã hội.
Ví dụ: Con người nhận thông tin qua các
hình thức như đọc báo, nghe đài, xem phim,
đi tham quan, du lịch…
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật
liệu khác nhau như được khắc trên đá, được
ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa
từ...
© ITTC - HUFI27
09/2012
Các khái niệm
Dữ liệu (Data)
Là sự biểu diễn thông tin và được thể hiện
bằng các tín hiệu vật lý.
Thông tin chứa đựng ý nghĩa còn dữ liệu là
các sự kiện không có cấu trúc và sẽ không có
ý nghĩa nếu chúng không được tổ chức và xử
lý.
Hệ thống thông tin (Information system) là
hệ thống ghi nhận dữ liệu, xử lý chúng để
tạo nên thông tin có ý nghĩa hoặc dữ liệu
mới.
© ITTC - HUFI28
09/2012
Các khái niệm
Sơ đồ tổng quát của quá trình xử lý thông
tin bằng máy tính điện tử.
© ITTC - HUFI29
09/2012
Ưu điểm của việc xử lý thông tin bằng máy
tính
Về phương diện lưu trữ
Máy tính có khả năng lưu trữ một lượng thông
tin rất lớn trên một diện tích rất nhỏ.
Về phương diện truy xuất
Máy tính có thể thực hiện các thao tác tìm
kiếm, thêm bớt thông tin một cách dễ dàng,
nhanh chóng.
Về phương diện xử lý
Máy tính có tốc độ xử lý rất cao (hàng tỉ phép
tính/1 giây) nhưng vẫn đảm bảo chính xác.
© ITTC - HUFI30
09/2012
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc
sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và
xác định các giá trị số.
Mỗi hệ đếm có một số ký hiệu hữu hạn.
Tổng số ký hiệu của mỗi hệ đếm được gọi
là cơ số (base), ký hiệu là b.
© ITTC - HUFI31
09/2012
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Hệ đếm cơ số b (b≥2, b là số nguyên
dương) mang tính chất sau:
Phần nguyên: Sử dụng n ký hiệu ai để biểu
diễn, i = 0, …, n-1.
Phần thập phân: Sử dụng m ký hiệu cj để biểu
diễn, j = 1, …, m.
Trong đó ai, cj nhận giá trị nhỏ nhất là 0, lớn
nhất là b-1.
© ITTC - HUFI32
09/2012
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Số Nb trong hệ đếm cơ số (b) được biểu
diễn bởi:
© ITTC - HUFI33
Nb = an-1.. a1a0,c1c2..cm
= an-1*b
n-1 +...+ a1*b
1 + a0*b
0 +
c1*b
-1 + c2*b
-2+...+cm*b
-m
Hiện nay có 4 hệ đếm phổ biến là hệ thập
phân, hệ nhị phân, hệ bát phân và hệ thập
lục phân.
09/2012
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Ví dụ: Biểu diễn số N10=12345,678910
trong hệ thập phân.
Phần nguyên: n=5, a4=1, a3=2, a2=3, a1=4,
a0=5.
Phần thập phân: m=4, c1=6, c2=7, c3=8, c4=9.
© ITTC - HUFI34
N10 = 12345,678910
= 1*104 +2*103+3*102+4*101+5*100+
6*10-1+7*10-2+8*10-3+9*10-4
= 10000+2000+300+40+5 +
0,6+0,07+0,008+0,0009
09/2012
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Hệ thập phân (Decimal)
Hệ thập phân hay hệ đếm cơ số 10 là hệ đếm
quen thuộc nhất với con người. Bao gồm 10
ký số sau: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Qui tắc tính giá trị của hệ đếm này là mỗi đơn
vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị
của hàng kế cận bên phải (ở đây b=10).
Ví dụ: Biểu diễn số 8623,56 trong hệ đếm 10
© ITTC - HUFI35
8623,5610 = 8*10
3 + 6*102 + 2*101 + 3*100 +
5*10-1 + 6*10-2
09/2012
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Hệ nhị phân (Binary)
Còn gọi là hệ đếm cơ số 2 (b=2) với hai ký số
0 và 1. Mỗi ký số nhị phân gọi là BIT (BInary
digiT).
Ví dụ:
© ITTC - HUFI36
1011,012 = 1*2
3+0*22+1*21+1*20+0*2-1+1*2-2
1011,012 = 1*8+0*4+1*2+1*1+0*0,5+1*0,25
1011,012 = 11,2510
100010112 = 1*2
7+0*26+0*25+0*24+1*23+0*22+1*21+1*20
100010112 = 1*2
7+1*23+1*21+1*20
100010112 = 13910
09/2012
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Hệ bát phân (Octal system)
Sử dụng 8 ký số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Ví dụ:
© ITTC - HUFI37
22708 = 2*8
3 + 2*82 + 7*81 + 0*80
22708 = 2*512 + 2*64 + 7*8 + 0*1
22708 = 1024 + 128 + 56 + 0 = 120810
123,458 = 1*8
2 + 2*81 + 3*80 + 4*8-1 +5*8-2
123,458 = 1*64 + 2*8 + 3*1 + 4*0,125 + 5*0,015625
123,458 = 83,57812510
09/2012
Biểu diễn số trong các hệ đếm
Hệ thập lục phân (Hexadecimal)
Sử dụng 16 ký hiệu gồm 10 ký số từ 0 đến 9
và 6 chữ in A, B, C, D, E, F tương ứng với
các giá trị số là 10, 11, 12, 13, 14, 15.
Ví dụ:
© ITTC - HUFI38
34F5C16 = 3*16
4 + 4*163 + 15*162 + 5*161 + 12*160
34F5C16 = 21629410
09/2012
Cách chuyển đổi số nguyên từ hệ thập
phân sang hệ b
Để chuyển đổi số N từ hệ thập phân sang
hệ b ta tuân thủ theo quy tắc tổng quát
sau:
Bước 1: Lấy N chia cho b được phần nguyên
Q0 và phần dư R0
Bước 2: Lấy Q0 chia cho b được phần
nguyên Q1 và phần dư R1
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Bước n: Lặp lại quá trình trên cho đến khi
phần nguyên bằng 0 và phần dư Rn Kết
quả là Rn Rn-1….R1R0
© ITTC - HUFI39
09/2012
Cách chuyển đổi số nguyên từ hệ thập
phân sang hệ b
Ví dụ: Chuyển đổi số 25 sang hệ nhị phân
© ITTC - HUFI40
09/2012
Cách chuyển đổi số nguyên từ hệ thập
phân sang hệ b
Ví dụ: Chuyển đổi số 177 sang hệ bát phân
© ITTC - HUFI41
09/2012
Cách chuyển đổi số nguyên từ hệ thập
phân sang hệ b
Ví dụ: Chuyển đổi số 378 sang hệ thập lục phân
© ITTC - HUFI42
09/2012
Chuyển đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập
lục phân và ngược lại
© ITTC - HUFI43
09/2012
Ví dụ:
3A16 = 0011 10102
E716 = 1110 01112
Trường hợp đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập
lục phân: Nếu số lượng các con số không
phải là bội số của 4 (4, 8, 16,...) thêm các
số 0 vào phía bên trái, còn gọi là phép độn
thêm số (padding). Ví dụ:
10100102 = 0101 00102 = 5216
1111102 = 0011 11102 = 3E16
© ITTC - HUFI44
Chuyển đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập
lục phân và ngược lại
09/2012
Chuyển đổi từ hệ nhị phân sang hệ bát
phân và ngược lại
© ITTC - HUFI45
Ví dụ:
658 = 110 1012
178 = 001 1112
Trường hợp đổi từ hệ nhị phân sang hệ bát
phân sử dụng kỹ thuật padding (nếu cần).
0101002 = 010 100=248
10101012 = 001 010 101=1258
09/2012
Các đơn vị đo thông tin trong máy tính
Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin trong
máy tính là “bit”. Là thuật ngữ chỉ phần
nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính có thể lưu
trữ một trong hai trạng thái thông tin là 0
hoặc 1.
Một dãy 8 bit được gọi là 1 Byte (viết tắt:
B). Thuật ngữ "Byte" để chỉ một đơn vị lưu
trữ dữ liệu trên máy tính.
© ITTC - HUFI46
09/2012
Các đơn vị đo thông tin trong máy tính
Bảng các đơn vị bội của byte
© ITTC - HUFI47
Tên gọi Ký hiệu Giá trị
Byte B 8 bit
KiloByte KB 1KB=210 B= 1.024B
MegaByte MB 1MB=220 B= 1.048.576B
GigaByte GB 1GB=230 B= 1.073.741.824B
TeraByte TB 1TB=240 B= 1.099.511.627.776B
PetaByte PB 1PB=250 B= 1.125.899.906.842.624B
ExaByte EB 1EB=260 B= 1.152.921.504.606.846.976B
ZettaByte ZB 1ZB=270 B= 1.180.591.620.717.411.303.424B
YottaByte YB YB=280 B= 1.208.925.819.614.629.174.706.176B
09/2012
Các thành phần của hệ thống máy tính
Một hệ thống máy tính được chia làm hai
phần:
Phần cứng (hardware)
Phần mềm (software).
© ITTC - HUFI48
09/2012
Phần cứng
Sơ đồ cấu trúc phần cứng máy tính
© ITTC - HUFI49
09/2012
Phần cứng
Bộ xử lý trung tâm (Central Processing
Unit - CPU)
Được xem như “bộ não” của máy tính, là
thành phần quan trọng nhất của máy tính.
Là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc
thực hiện chương trình.
Gồm 3 bộ phận chính
• Bộ điều khiển (Control Unit - CU)
• Bộ tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic
Unit - ALU)
• Các thanh ghi (registers)
© ITTC - HUFI50
09/2012
Phần cứng
Bộ xử lý trung tâm (Central Processing
Unit – CPU)
© ITTC - HUFI51
09/2012
Phần cứng
Bộ nhớ: Là thiết bị lưu trữ thông tin của
máy tính, thường được chia làm hai loại:
Bộ nhớ trong
Bộ nhớ ngoài
© ITTC - HUFI52
09/2012
Bộ nhớ trong
Là nơi lưu trữ thông tin trong quá trình
hoạt động của máy tính. Thành phần
chính của bộ nhớ trong là ROM và RAM.
ROM (Read Only Memory): chứa một số
chương trình hệ thống cần thiết ở giai
đoạn khởi động máy tính, được hãng sản
xuất nạp sẵn và người sử dụng không thể
xóa, sửa nội dung này. Khi nguồn điện bị
gián đoạn, dữ liệu trong ROM không bị
mất.
© ITTC - HUFI53
09/2012
Bộ nhớ trong
RAM (Random Access Memory): Là nơi
chương trình được đưa vào để thực hiện
và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý.
Khi nguồn điện bị gián đoạn, toàn bộ dữ
liệu bên trong RAM sẽ mất.
© ITTC - HUFI54
ROMRAM
09/2012
Bộ nhớ ngoài
Là loại bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu
dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong, dữ liệu lưu
trên bộ nhớ ngoài vẫn còn tồn tại khi
nguồn điện bị gián đoạn.
Ưu điểm là khả năng lưu trữ lớn hơn rất
nhiều, giá thành thấp so với bộ nhớ trong.
Tuy nhiên, tốc độ truy xuất chậm hơn
đáng kể.
Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa
mềm, đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị nhớ
flash…
© ITTC - HUFI55
09/2012
Đĩa mềm (Floppy Disk)
Là một đĩa mỏng bằng plastic, có dạng
hình tròn được phủ từ lên bề mặt, chứa
bên trong vỏ nhựa mềm.
Loại đĩa này có dung lượng 1.44 MB
(đường kính 3.5 inch), tốc độ đọc/ghi
chậm và tuổi thọ không cao.
Hiên nay, loại đĩa này không còn thông
dụng trên thị trường.
© ITTC - HUFI56
09/2012
Đĩa mềm (Floppy Disk)
© ITTC - HUFI57
Ổ đĩa mềm
Mặt trước và sau của đĩa mềm
09/2012
Đĩa cứng (Hard Disk)
Bao gồm nhiều lớp đĩa đặt đồng tâm, mật
độ phủ từ dày đặc hơn rất nhiều so với đĩa
mềm.
Vì tốc độ quay của đĩa cứng là rất lớn (từ
5.4000 vòng/phút đến 10.000 vòng/phút)
nên các lớp đĩa phải được đặt trong hộp
kim loại được rút chân không.
Hiện nay, dung lượng đĩa cứng phổ thông
có thể đạt từ 100 GB đến vài TB.
© ITTC - HUFI58
09/2012
Đĩa cứng (Hard Disk)
© ITTC - HUFI59
09/2012
Đĩa quang
Các loại đĩa này sử dụng cơ chế quang học (tia
laser). Kích thước phổ biến của đĩa quang là 4.8
inch.
Có thể chia thành hai nhóm: Compact Disk (CD-
ROM, CD-R/W) và DVD (DVD-ROM, DVD-R/W).
Dung lượng của đĩa CD vào khoảng 700 MB,
còn đĩa DVD có thể đạt khoảng 17 GB (DVD hai
mặt, hai lớp).
Loại đĩa ROM (Read Only Memory) chỉ có thể
ghi một lần, ngược lại loại R/W
(Readable/Writeable) cho phép ghi và xóa nhiều
lần.
© ITTC - HUFI60
09/2012
Đĩa quang
© ITTC - HUFI61
09/2012
Thiết bị nhớ flash
Kỹ thuật này được phát triển trong khoảng 10
năm gần đây, loại bỏ tính cơ học của đĩa từ và
đĩa quang.
Dung lượng bộ nhớ flash thông dụng hiện nay
khoảng từ 1 GB đến 16 GB.
Loại bộ nhớ này có kích thước nhỏ, giao tiếp
thuận tiên qua cổng USB (Universal Serial Bus)
nên sự xuất hiện của nó khiến cho đĩa mềm
không còn lý do để tồn tại.
© ITTC - HUFI62
09/2012
Thiết bị nhớ flash
© ITTC - HUFI63
09/2012
Các thiết bị nhập (input device)
Dùng để đưa thông tin từ bên ngoài vào
máy tính.
Có nhiều loại thiết bị nhập như bàn phím,
chuột, máy quét…
© ITTC - HUFI64
09/2012
Các thiết bị xuất (output device)
Dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
Có nhiều loại thiết bị xuất như màn hình,
máy in…
© ITTC - HUFI65
09/2012
Phần mềm
Phần mềm là tập hợp những câu lệnh
được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ
lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự
động thực hiện một số chức năng hoặc
giải quyết một bài toán nào đó.
Phần mềm thường được chia thành hai
loại chính là hệ điều hành và phần mềm
ứng dụng.
© ITTC - HUFI66
09/2012
Phần mềm
Một số hệ điều hành thông dụng
MS-DOS, Windows, Unix , Linux,…
Một số phần mềm ứng dụng
Soạn thảo văn bản (Wordprocessing):
Microsoft Word, EditPlus,…
Quản trị dữ liệu (Database Management
System): Visual Foxpro, Access,
SQLServer,…
Phần mềm đồ họa: Corel Draw, PhotoShop,
Illustrator,…
Chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress,…
© ITTC - HUFI67
09/2012
Mạng máy tính
Định nghĩa
Ứng dụng của mạng máy tính
Phân loại mạng máy tính
© ITTC - HUFI68
09/2012
Mạng máy tính
Mạng máy tính là hệ thống liên kết hai
hoặc nhiều máy tính lại với nhau.
Một mạng máy tính thông thường gồm
nhiều máy tính, gọi là các máy khách,
được kết nối tới một máy tính chính gọi là
máy chủ.
Máy chủ cung cấp cho các máy khách
không gian lưu trữ, chương trình, các dịch
vụ gửi nhận thư...
© ITTC - HUFI69
09/2012
Mạng máy tính
© ITTC - HUFI70
09/2012
Ứng dụng của mạng máy tính
Chia sẻ các tài nguyên như: Các ứng
dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác
đặc biệt là sức mạnh của các máy tính
dùng chung trong hệ thống.
Cập nhật thông tin kịp thời với độ tin cậy
và sự an toàn cao.
Cung cấp thông tin từ xa giữa các cá
nhân.
Liên lạc trực tiếp và riêng tư giữa các cá
nhân với nhau.
© ITTC - HUFI71
09/2012
Ứng dụng của mạng máy tính
Làm phương tiện giải trí chung như: Các
trò chơi, chia sẻ phim ảnh… qua mạng.
Các ứng dụng thư điện tử, hội nghị truyền
hình (video conference), điện thoại
Internet, Facebook, giao dịch và lớp học
ảo (e-earning hay virtual class), dịch vụ
tìm kiếm thông tin qua các máy truy tìm…
© ITTC - HUFI72
09/2012
Phân loại mạng máy tính
Dựa vào khoảng cách địa lý, mạng máy
tính có thể được phân thành: mạng cục
bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng, mạng
toàn cầu.
Mạng cục bộ (LAN: Local Area Network)
Dùng để kết nối các máy tính trong một phạm
vi nhỏ bán kính khoảng 100m – 10km (nhà ở,
phòng làm việc, trường học).
Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ
tài nguyên với nhau như: chia sẻ tập tin, máy
in, máy quét…
© ITTC - HUFI73
09/2012
Phân loại mạng máy tính
Mạng cục bộ (LAN: Local Area Network)
© ITTC - HUFI74
Server
PC1 PC2 PC3
PC4
PC5
Hub/Switch
Printer
09/2012
Phân loại mạng máy tính
Mạng đô thị (MAN: Metropolitan Area
Network)
Là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho
phạm vi trong thành phố, thị xã. Khoảng cách
thường nhỏ hơn 50 km.
Xét về quy mô địa lý, MAN lớn hơn mạng
LAN, nó đóng vai trò kết nối 2 mạng LAN và
WAN với nhau hoặc kết nối giữa các mạng
LAN.
© ITTC - HUFI75
09/2012
Phân loại mạng máy tính
Mạng diện rộng (WAN: Wide Area Network)
Là mạng dữ liệu được thiết kế để kết nối giữa
các mạng đô thị giữa các khu vực địa lý cách
xa nhau.
Xét về quy mô địa lý, mạng WAN có quy mô
lớn nhất, sau đó đến mạng MAN và mạng
LAN.
© ITTC - HUFI76
09/2012
Phân loại mạng máy tính
Mạng diện rộng (WAN: Wide Area Network)
© ITTC - HUFI77
Router
Sài Gòn
Đồng Nai
Hà Nội
09/2012
Phân loại mạng máy tính
Mạng toàn cầu (GAN: Global Area Network)
Dùng để kết nối máy tính từ các quốc gia và
các Châu lục khác nhau.
Thông thường kết nối này được thực hiện
thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
© ITTC - HUFI78
09/2012
Phân loại mạng máy tính
Mạng toàn cầu (GAN: Global Area Network)
© ITTC - HUFI79
VN
AU
FR
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thdc_chuong_1_5307.pdf