Bài giảng Tin học Đại cương - Chương 1: Các vấn đề về Công nghệ thông tin - Trường Đại học Phương Đông

V. PHẦN MỀM (Software) 1. Phần mềm hệ thống (System Software): Bao gồm Hệ điều hành (Operating System), các phần mềm đi kèm thiết bị phần cứng (Driver). a) Khái niệm hệ điều hành: Là một hệ thống phần mềm điều hành mọi Hoạt động cơ bản của máy tính và các thiết bị ngoại vi. Nó là nền tảng cho các ứng dụng và chuơng trình chạy trên nó. Các chức năng cơ bản của HĐH: Điều khiển việc hoạt động của MT và các TBNV. Tổ chức cấp phát và thu hồi vùng nhớ. Điều khiển việc thực thi chương trình. Quản lý việc truy xuất thông tin. b) Một số HĐH thông dụng MS DOS: Hệ điều hành đơn nhiệm, làm việc với giao diện dòng lệnh. Microsoft Windows: Hệ điều hành đa nhiệm Ngoài ra còn có các hệ điều hành: Linux, Unix, OS/2 c) Các phiên bản của hệ điều hành Windows Windows 3.x, Windows 95, Windows 98, Windows Me. Windows 2000 Pro, Windows XP, Windows Vista. Windows NT, Windows 2000 Server, Windows 2003 Server: dành riêng cho máy chủ - hệ điều hành mạng. 2. Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của con người để có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó.

pptx31 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tin học Đại cương - Chương 1: Các vấn đề về Công nghệ thông tin - Trường Đại học Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI GIẢNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG 2BÀI GIẢNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG NỘI DUNG MÔN HỌC(Chia thành 5 chương)Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của tin họcChương 2: Hệ điều hành máy tínhChương 3: Mạng máy tính và InternetChương 4: Chính phủ điện tửChương 5: Hệ trình chiếu Microsoft PowerPoint3YÊU CẦU CỦA MÔN HỌCTrình bày được những khái niệm cơ bản của Tin học, Cấu trúc và hoạt động của máy tính. Hiểu rõ vai trò của hệ điều hành trong máy tính, cách tổ chức quản lý thông tin trong máy tính.Hiểu được các kiến thức về Mạng máy tính và Internet để có thể khai thác và sử dụng được.Hiểu rõ vai trò, chức năng của Chính phủ điện tử trong thời đại CNTT hiện nayỨng dụng Powerpoint để trình bày các bản báo cáo, tạo các bản trình diễn trực quan giúp cho người nghe tiếp cận vấn đề tốt hơn4PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬPPhương pháp:Nghe thuyết trình bài giảng trên lớpThực hành thao tác trên phòng máy vi tínhThái độ:Xác định được vị trí của Tin học trong sự phát triển của thời đại Công nghệ thông tin hiện nay.Biết vận dụng kiến thức tin học đã học vào công việc và cuộc sống. 5TÀI LIỆU HỌC TẬPHọc liệu bắt buộc: Tập bài giảng, bài thực hành Tin học Đại cương, Khoa CNTT- Trường Đại học Phương Đông (lưu hành nội bộ).Học liệu tham khảo: [2] Tự học Microsoft Power Point 2003, Nguyễn Công Tuấn, NXB KHXH - 2006 [3] Giáo trình mạng máy tính, Phạm Hoàng Dũng, Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải, NXB Giáo dục, 1996 [4] Hoàng Đức Hải, Nguyễn Đình Tê; Giáo trình Windows, Word, Excel; Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội; 2005. [5] Bài giảng chính phủ điện tử, thầy Nguyễn Đăng Hậu, Khoa CNTT, ĐH Phương Đông [6] Internet, email [7] 6ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC: Thang điểm 10Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:Tham dự lý thuyết trên lớp đầy đủ (trên 80%) và thực hiện đầy đủ các buổi thực hành.Kiểm tra giữa kỳ : 20%Thi cuối kỳ: 80%7CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN8I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN1. Khái niệm về tin học:Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý thông tin một cách tự động dựa trên phương tiện kỹ thuật là máy tính điện tử.2. Máy tính điện tử (Computer): Là một thiết bị điện tử dùng để lưu trữ và xử lý thông tin theo các chương trình định trước do con người định ra.Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH9II. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH1. Khái niệm về thông tin: Bất cứ thông báo hay một tín hiệu gì đều được coi là một thông tin. Việc trao đổi hay tiếp nhận thông tin theo nghĩa thông thường được con người trao đổi theo nhiều cách khác nhau (thính giác, thị giác, khứu giác ).2. Biểu diễn thông tin trong máy tính: Do máy tính được chế tạo dựa trên các thiết bị điện tử chỉ có hai trạng thái đóng và mở, tương ứng với hai số 0 và 1. Nên để lưu trữ thông tin trong máy, máy tính dùng hệ đếm nhị phân (Binary) tức là hệ đếm được biểu diễn với hai chữ số 0 và 1.Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH103. Các đơn vị đo thông tin: Đơn vị cơ sở: Bit (0 hoặc 1)Đơn vị cơ bản: Byte: 1 Byte = 8 BitCác bội số của Byte:Kilobyte: 1 KB = 210 = 1024 Byte Megabyte: 1 MB = 1024 KB Gigabyte: 1GB = 1024 MB Terabyte: 1TB= 1024 GBChương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH114. Biểu diễn số trong máy tính và cách chuyển đổi giữa chúng:Hệ nhị phân: Trong máy tính, để xử lý thông tin người ta dùng hệ nhị phân (Binary - cơ số 2), trong đó chỉ dùng 2 chữ số là 0 và 1 để biểu diễn các số tương ứng (Ví dụ biểu diễn).Hệ thập phân: Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường dùng hệ thập phân (Denary - cơ số 10) để biểu diễn các giá trị số. Hệ thập lục phân: Cách biểu diễn của hệ đếm cơ số 2 quá dài, vì vậy người ta còn dùng hệ đếm cơ số 16 hoặc hệ cơ số 8 để biểu diễn ngắn gọn hơn. Hệ 16 sử dụng 15 chữ số như sau: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH12Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHa) Hệ 10 sang hệ 2: Thực hiện liên tiếp các phép chia cho 2 cho đến khi thương số bằng 0. Số nhị phân tương ứng là các kết quả của phép dư chia cho 2 lấy từ dưới lên.Ví dụ: Đổi 61 từ hệ denary sang hệ binary 61 2 1 30 2 0 15 2 1 7 2 1 3 2 1 1 2 1 0 Vậy (61)10=(111101)213b) Hệ 2 sang hệ 10: Xét số trong hệ cơ số 2 với biểu diễn như sau:N2=dndn-1d1d0Khi đó trong hệ cơ số 10 số N sẽ là: N10=dn*2n+dn-1*2n-1++d1*21+d0*20Chương 1: CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH111101543210Số nhị phânSố thự tự (số mũ)Vậy (111101) = 1*25+1*24+1*23+0*22+1*20 = 6114c) Hệ 2 sang hệ 16Ta nhóm bốn chữ số từ phải sang trái thành một nhóm cho đến hết rồi lấy tương ứng sang hệ 16VD: (111101)2 ­ đổi sang hệ 16:Ta có (11 1101)2 =(3D)16d) Đổi hệ 2 sang 16Để đổi ngược lại từ hệ 16 sang hệ 2 thì với mỗi con số của hệ 16 ta đổi thành bốn chữ số nhị phân rồi viết từ trái sang phải:VD: Đổi (3D)16 sang hệ 2:Ta có (3D)16 =(0011 1101)2Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHHệ 10Hệ 2Hệ 16000000100011200102300113401004501015601106701117810008910019101010A111011B121100C131101D141110E151111F15e) Hệ số 10 sang hệ 16 và ngược lạiCách đổi từ hệ 10 sang hệ 16 và ngược lại tương tự cách đổi từ hệ 10 sang hệ 2 và ngược lại ( Sv tự làm)Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH16III. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNHHệ thống máy tính bao gồm hai hệ thống thành phần:1. Phần cứng: Bao gồm toàn bộ máy và các thiết bị ngoại vi là các thiết bị điện tử được kết hợp với nhau. Nó thực hiện chức năng xử lý thông tin ở mức thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân.2. Phần mềm: Là các chương trình (Programs) do người sử dụng tạo ra điều khiển các hoạt động phần cứng của máy tính để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp theo yêu cầu của người sử dụng. Phần mềm của máy tính được phân làm 2 loại: Phần mềm hệ thống (System Software) và phần mềm ứng dụng (Applications Software).Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH17Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHIV. CÁC LOẠI MÁY TÍNH1. Máy tính lớn (Mainframe): Là loại máy tính có kích thước vật lý lớn, mạnh, phục vụ tính toán phức tạp.18Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH2. Siêu máy tính (Super Computer): Là một hệ thống gồm nhiều máy lớn ghép song song có tốc độ tính toán cực kỳ lớn và thường dùng trong các lĩnh vực đặc biệt, chủ yếu trong quân sự và vũ trụ. Siêu máy tính Deep Blue là một trong những chiếc thuộc loại này. 19Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH3. Máy tính cá nhân PC ( Personal Computer): Còn gọi là máy tính để bàn (Desktop). Hầu hết các máy tính được sử dụng trong các văn phòng, gia đình. 20Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH4. Máy tính xách tay (Laptop): Máy tính Laptop là tên của một loại máy tính nhỏ, gọn có thể mang đi theo người, có thể chạy bằng pin. Một tên gọi khác “Notebooks” chỉ một Laptop nhỏ. 21Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH5. Máy tính bỏ túi (Pocket PC): Hiện nay, thiết bị kỹ thuật số cá nhân (PDA) có chức năng rất phong phú, như kiểm tra e-mail, ghi chú ngắn gọn, xem phim, lướt Internet, nghe nhạc hay soạn tài liệu văn phòng nhiều máy hiện nay được tích hợp chức năng điện thoại di động.22Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHS1V. CẤU TẠO CỦA MỘT MÁY TÍNH CÁ NHÂNSơ đồ mô tả các bộ phận cơ bản trong một máy tính cá nhân:THIẾT BỊ NHẬPTHIẾT BỊ XỬ LÝTHIẾT BỊ XUẤTTHIẾT BỊ LƯU TRỮDữ liệuDữ liệuDữ liệuNhập dữ liệuXử lýLưu trữXuất thông tinChu trình xử lý thông tin 23Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH1. Thiết bị nhập: Là thiết bị có nhiệm vụ đưa thông tin vào máy tính để xử lý.Các thiết bị nhập thông dụng: Chuột, bàn phím, máy quét, webcame.24Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH2. Thiết bị xử lý: Xử lý thông tin, điều khiển hoạt động máy tính. Thiết bị xử lý bao gồm: bo mạch chủ, bộ vi xử lý.25Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHBộ xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit) Khối xử lý trung tâm là bộ não của máy tính, điều khiển mọi Hoạt động của máy tính bao gồm 4 thành phần chính:Khối điểu khiển (Control Unit): Xác định và sắp xếp các lệnh theo thứ tự điều khiển trong bộ nhớ.Khối tính toán (Arthmetic Logical Unit): Là nơi thực hiện hầu hết các thao tác tính toán của toàn bộ hệ thống như: +, -, *, /, >, <Đồng hồ (Clock): Không mang theo nghĩa đồng hồ thông thường, mà là bộ phận phát xung nhịp nhằm đồng bộ hoá sự Hoạt động của CPU.Thanh ghi (Register): Là nơi lưu giữ tạm thời các chỉ thị từ bộ nhớ trong khi chúng được xử lý. Tốc độ truy xuất thông tin nơi đây là nhanh nhất.CPU là một bộ phận quan trọng nhất trong máy tính, quy định tốc độ của máy tính.26Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH3. Bộ nhớ máy tính (Thiết bị lưu trữ): Được dùng để lưu trữ thông tin và dữ liệu. Bộ nhớ máy tính được chia làm 2 loại: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.a) Bộ nhớ trong (bộ nhớ trong gắn trực tiếp vào bo mạch chủ): Là nơi lưu giữ chương trình và xử lý thông tin chủ yếu là dưới dạng nhị phân. Có hai loại bộ nhớ trong là RAM và ROM. RAM (Random Access Memory): Hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Là thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình máy tính làm việc, dữ liệu sẽ bị mất vĩnh viễn khi không còn nguồn điện cung cấp. 27Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHROM (Read Only Memory): Bộ nhớ chỉ đọc (ROM) là một loại chíp nhớ đặc biệt được thiết lập từ khi sản xuất máy, nó lưu trữ các phần mềm có thể đọc nhưng không thể viết lên được. Thông tin không bị mất khi tắt máy.28Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHb) Bộ nhớ ngoài: Là các thiết bị lưu trữ gắn gián tiếp vào bo mạch chủ thông qua dây cáp dữ liệu, các khe cắm mở rộng Bộ nhớ ngoài là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, dữ liệu của máy tính.Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, CD, ổ cứng USB29Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH4. Thiết bị xuất thông tin Các thiết bị xuất dùng để hiển thị kết quả xử lý của máy tính. Một số thiết bị tiêu biểu bao gồm: Màn hình, máy in, máy chiếu, loa30Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHV. PHẦN MỀM (Software)1. Phần mềm hệ thống (System Software): Bao gồm Hệ điều hành (Operating System), các phần mềm đi kèm thiết bị phần cứng (Driver).a) Khái niệm hệ điều hành: Là một hệ thống phần mềm điều hành mọi Hoạt động cơ bản của máy tính và các thiết bị ngoại vi. Nó là nền tảng cho các ứng dụng và chuơng trình chạy trên nó. Các chức năng cơ bản của HĐH:Điều khiển việc hoạt động của MT và các TBNV. Tổ chức cấp phát và thu hồi vùng nhớ.Điều khiển việc thực thi chương trình. Quản lý việc truy xuất thông tin.31Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHb) Một số HĐH thông dụngMS DOS: Hệ điều hành đơn nhiệm, làm việc với giao diện dòng lệnh.Microsoft Windows: Hệ điều hành đa nhiệmNgoài ra còn có các hệ điều hành: Linux, Unix, OS/2c) Các phiên bản của hệ điều hành WindowsWindows 3.x, Windows 95, Windows 98, Windows Me.Windows 2000 Pro, Windows XP, Windows Vista.Windows NT, Windows 2000 Server, Windows 2003 Server: dành riêng cho máy chủ - hệ điều hành mạng.2. Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của con người để có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxthcd_dh_pd_1_2057_2001670.pptx
Tài liệu liên quan