Bài giảng Thời đại đá cũ Việt Nam - Lâm Thị Mỹ Dung
Hậu kỳ đá cũ Việt Nam – song hành hai truyền thống chế tác đá Lớn, Nhỏ.
Tại sao: Môi trường, Tộc người, Trình độ, Phương thức kiếm sống ?
Săn bắt, hái lượm
Bầy đàn nguyên thủy?
36 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thời đại đá cũ Việt Nam - Lâm Thị Mỹ Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời đại đá cũ Việt NamPGS.TS. Lâm Thị Mỹ DungTHỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ CŨ VIỆT NAMViệt Nam không có giai đoạn trung kỳ đá cũVấn đề sơ kỳ đá cũ còn đang tiếp tục nghiên cứuSơ kỳ: 50 - 12,5 vạn năm BPNhóm di tích Núi Đọ (Thanh Hóa): Núi Đọ, Núi Nuông, Quân Yên 1Nhóm di tích Đông Nam Bộ: Hàng Gòn VI, Dầu Giây, đồi Sáu Lé, suối đá, núi Cẩm Tiên, Cầu Sắt, Gia Tân, Phú Quý và An LộcHậu kỳ: 12,5 - 1,1 vạn năm BPKỹ nghệ Ngườm (Thái Nguyên)Văn hóa Sơn ViCác di tích khácSơ kỳ đá cũ Việt NamNiên đại địa chất: trung kỳ Pleistocene (50-12,5 vạn năm BP)Chủ nhân: Homo erectus (Thẩm Hai, Thẩm Khuyên)Địa điểm phát hiện: Núi Đọ (Thanh Hóa), Đông Nam BộCông cụ: đá basalt với các loại hình rìu tay, công cụ hình rìu (cleaver), công cụ chặt thô, hạch đá, mảnh tước clacton và levallois, mũi nhọn và nạo...Kỹ thuật: ghè đẽo clactonCác di tích sơ kỳ thời đại đồ đá cũ và hoá thạch người chủ yếu ở Việt NamHoá thạch răng Homo Erectus, hang Thẩm Khuyên, Thẩm hai – Tân Văn – Lạng Sơn. cách nay khoảng 300.000 - 400.000 năm. Hóa thạch răng người vượn và động vật thời Trung kỳ Cánh tân Răng người cổ Homo Sapiens Hang Hùm Yên BáiHang Mã Tuyền, Lào Cai, nơi phátHiện hóa thạch quần động vật hậu kỳ Cánh Tân (Pleistocene) Hóa thạch răng voi răng kiếmNhóm Núi Đọ Nhóm di tích Núi Đọ gồm 3 địa điểm: Núi Đọ, Quân Yên 1 và Núi Nuông, cả 3 đều ở huyện Thiệu Yên (Thanh Hoá). Những di vật khảo cổ phân bố trên bề mặt di tích, tập trung chủ yếu ở sườn núi phía Đông, ở độ cao từ 20 đến 80m. Hiện có 4 sưu tập chính ở Núi Đọ với 3.499 hiện vật đá các loại, bao gồm rìu tay, công cụ chặt thô, công cụ hình rìu (cleaver), hạch đá, mảnh tước clacton và levalloisNúi Đọ bên bờ sông ChuRìu tay và Clever Núi Đọ Công cụ đá cũ sơ kỳ ở Việt Nam 1-2. Núi Đọ; Nhóm di tích Đông Nam BộNhóm di tích miền Đông Nam Bộ gồm các địa điểm: Hàng Gòn VI, Dầu Giây, đồi Sáu Lé, Suối Đá, núi Cẩm Tiên, Cầu Sắt, Gia Tân, Phú Quý (Đồng Nai) và An Lộc (Sông Bé).Khác với nhóm di tích Núi Đọ những di vật ở miền Đông Nam Bộ ít và phát hiện lẻ tẻ, không tập trung. Những di vật này đều bằng đá basalte, nằm trong vùng hoạt động của núi lửa xa xưa. Sưu tập đầu tiên là vào năm 1968, ở Hàng Gòn, gồm 15 tiêu bản với các loại hình: 3 rìu tay gần với Acheuléen điển hình, 5 công cụ ghè 3 mặt, 1 mũi nhọn, 1 nạo, 1 công cụ hình rìu và 1 hòn ném (bolas). Tại Dầu Giây có 1 rìu tay, 1 mũi nhọn. Sơ kỳ đá cũ Việt Nam có nhiều nét tương đồng với sơ kỳ đá cũ Đông Nam Á, với các di tích như Tampan (Malaysia), Pajitan (Indonexia)Xuân Lộc, Đồng NaiCông cụ đá cũ sơ kỳ ở Việt Nam 3-5. Đông Nam Bộ Công cụ đá Xuân Lộc, Đồng NaiVấn đềHiện vật sơ kỳ đá cũ Việt Nam không nằm trong địa tầng.Không có sự đồng văn giữa các loại hiện vật – công cụ không được tìm thấy trong mối quan hệ với dấu vết sinh sống và môi trường sống.Các di tích có tính chất phức tạp: Các giai đoạn đan xen, khó phân định giữa công cụ đá cũ sơ kỳ với phác vật của giai đoạn sau.Không có bất cứ niên đại tuyệt đối nào. Phân tích kỹ thuật chế tác cong cụ đá hoàn toàn dựa theo tiêu chuẩn Tây.Tất cả các di tích đá cũ Đông Nam Á đều đang bị nghi ngờ về tính chất và niên đại.- Dựa vào loại hình và kĩ thuật chế tác công cụ đá, một số nhà nghiên cứu cho rằng, NĐ là di chỉ - xưởng của cư dân sơ kì thời đại đá cũ, có niên đại từ Selơ (Chelléen) đến Asơn (Acheulléen), thuộc trung kì Cánh tân (Pleistocene), tương đương với băng kì Minđen (Mindel) II hoặc gian băng Minđen - Rixơ (Mindel-Riss), cách ngày nay khoảng 300 nghìn năm. Xung quanh NĐ còn phát hiện được các địa điểm: Quan Yên I và Núi Nuông cùng chung tính chất và niên đại, từ đó xác lập một “Phức hệ Núi Đọ” hay một “Văn hoá Núi Đọ” sơ kì đá cũ, tiêu biểu cho giai đoạn bình minh của lịch sử Việt Nam. - Vì những hiện vật đá ở đây đều được sưu tầm trên mặt đất, không có tài liệu địa tầng kiểm chứng nên việc xác định niên đại cho nhóm di chỉ này hiện đang thảo luận. - Có ý kiến cho rằng nhóm di tích NĐ, Quan Yên I và Núi Nuông là công xưởng chế tác rìu tứ giác của cư dân thời đại đồng thau ở lưu vực Sông Mã. Kết luậnTheo nhiều nhà nghiên cứu Núi Đọ có hai giai đoạn văn hóa.Giai đoạn đá cũ sơ kỳ: Trong sưu tập công cụ đá có những rìu tay và mảnh tước Clacton, Levalois điển hình của sơ kỳ đá cũ. Do vậy ở khu vực Núi Đọ đã từng tồn tại di chỉ xưởng của người sơ kỳ đá cũ.Giai đoạn sơ kỳ kim khí: Do ở Núi Đọ có nguồn đá Basalt dồi dào nên cư dân giai đoạn sơ kỳ kim khí đã khai thác đá ở đây sơ chế thành những phác vật rồi mới đem về nơi ở để hoàn thiện. Đôi khi những công cụ đá của người sơ kỳ đá cũ lại được người sơ kỳ kim khí sử dụng như là nguyên liệu để chế tạo công cụ. Đánh giáDựa vào những loại hình công cụ cũng như kiến thức đã biết về sơ kỳ đá cũ trên thế giới hãy đưa ra nhận xét của mình về đời sống của cư dân sơ kỳ đá cũ Việt Nam.Sơ đồ tiến hóa của loài người trong phòng trưng bàyThời Tiền sử - BTLS Việt NamHậu kỳ đá cũ Việt NamKỹ nghệ NgườmNiên đại: 40.000-20.000 năm BPChủ nhân: Homo sapiens sapiensĐịa điểm phát hiện: thung lũng Thần Sa (Thái Nguyên)Cư trú: hang độngCông cụ: dao, nạo, công cụ cuội, hạch đá...Kỹ thuật: kỹ nghệ mảnh tước, tu chỉnhĐịa điểm KCH Thần Sa, Thái NguyênKỹ nghệ Ngườm – công cụ mảnhCông cụ mảnh Kỹ nghệ NgườmHậu kỳ đá cũ Việt NamVăn hóa Sơn ViNiên đại: 30.000-11.000 năm BP / 21.000-11.000 năm BPChủ nhân: Homo sapiens sapiens, chủng Australo-negroid, hoặc Australoid chưa có yếu tố MongoloidĐịa điểm phát hiện: Sơn Vi (Phú Thọ) và 140 địa điểm từ Sơn La đến Quảng Trị, chủ yếu ở đồi núi trung du Phú ThọCư trú: gò đồi thềm sông (chính) và hang động mái đá (ít) hầu như không có tầng văn hóaNguyên liệu: cuội sông, suốiCông cụ: loại hình đa dạng và phong phú các loại cuội ghèKỹ thuật: ghè đẽo, ít tu chỉnhKinh tế: thu lượm thảo quả và trai ốc, săn bắtCông cụ đá văn hóa Sơn ViKhai quật hang Con MoongTầng văn hóa Sơn Vi --Hòa BìnhMộ táng văn hóa Sơn Vi hang Con MoongHậu kỳ đá cũ Việt NamCác di tích khác: Nậm Tun (Lai Châu), Bản Phố, Hát Luồn, Hủa Lon (Sơn La), Đồi Thông (Hà Giang)...Hai truyền thống chế tác đáHậu kỳ đá cũ Việt Nam – song hành hai truyền thống chế tác đá Lớn, Nhỏ.Tại sao: Môi trường, Tộc người, Trình độ, Phương thức kiếm sống?Săn bắt, hái lượmBầy đàn nguyên thủy? Hãy yêu và trân trọng lịch sử dân tộc!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7b_thoi_dai_da_cu_viet_nam_1095_2023727.ppt