4.5. Khả năng chống xói lở của đất
Khả năng chống xói lở là khả năng chống lại sự cuốn
trôi theo dòng nước của các hạt đất. Muốn tránh xói
lở thì lưu tốc dòng nước chảy phải nhỏ hơn lưu tốc
cho phép.
Lưu tốc cho phép là tốc độ tối đa của dòng nước mà
không gây xói lở đất.
Đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống
xói lở càng cao.
Những công trình bằng đất có tiếp xúc với dòng chảy
cần phải lưu ý đến tính chất này khi chọn đất thi
công.
31 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thi công cơ bản và an toàn lao động - Chương I: Khái niệm mở đầu - Đặng Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường
HỌC PHẦN
THI CÔNG CƠ BẢN VÀ ATLD
Đặng Xuân Trường
Email: truong.dang@ut.edu.vn
dangxuantruong@hcmut.edu.vn
Blog: www.dxtruong.blogspot.com
Facebook: www.facebook.com/bkdxtruong
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kỹ thuật thi công tập 1 & 2– TS. Đỗ Đình Đức, PGS.
Lê Kiều – NXB Xây dựng – Hà Nội 2004.
Kỹ thuật thi công – Nguyễn Đình Hiện – NXB Xây
dựng – 2008.
Kỹ thuật thi công 1 – Lê Khánh Toàn – Trường Đại
học Bách khoa Đà Nẵng.
Bài giảng Máy xây dựng– ThS. Đặng Xuân Trường –
Trường Đại học GTVT TP.HCM
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 3
ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
Chuyên cần: 10%
Tiểu luận: 20%
Thi kết thúc học phần: 70%
Hình thức: Tự luận
Thang điểm : 10
Tài liệu: Được sử dụng
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 4
CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU
I. Định nghĩa về thi công
Thi công là một ngành sản xuất bao gồm công việc
xây dựng mới, sửa chữa, khôi phục cũng như tháo dỡ di
chuyển nhà cửa và công trình. Nó hình thành từ quá
trình thi công.
Quá trình thi công là các quá trình sản xuất tiến hành
tại hiện trường nhằm mục đích cuối cùng để xây dựng,
sửa chữa, khôi phục, tháo dỡ di chuyển nhà cửa và
công trình.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 5
II. Các dạng công trình và công tác đất
2.1. Các loại công trình đất:
Có thể phân loại các công trình làm đất theo
nhiều cách:
Theo mục đích sử dụng có hai loại là công trình bằng
đất và công trình phục vụ
Các công trình bằng đất: đê, đập, mương máng,
nền đường
Công trình phục vụ: hố móng, rãnh đặt đường
ống
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 6
Theo thời gian sử dụng có hai loại:
Công trình sử dụng lâu dài: như đê đập, đường sá.
Công trình sử dụng ngắn hạn: như hố móng, rãnh
thoát nước, đường tạm
Theo hình dạng công trình có hai loại là công
trình chạy dài và công trình tập trung
Công trình chạy dài: nền đường, đê đập, mương
Công trình tập trung: hố móng, san mặt đường
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 7
2. Các dạng công tác đất
Đào: Là hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống độ cao thiết
kế, như đào móng, đào mương
Đắp: Nâng mặt đất tự nhiên lên độ cao thiết kế như
đắp nền, đê, đập đất
San: Làm phẳng một diện tích mặt đất (gồm cả đào và
đắp) như san mặt bằng, san nền đường, san đất đắp
Bóc: Bóc lớp đất thực vật, đất mùn bên trên
Lấp: Lấp đất chân móng, lấp hồ ao, lấp rãnh
Đầm: Đầm nền đất mới đổ cho đặc chắc.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 8
III. Xếp hạng cấp đất
Theo mức độ khó, dễ khi thi công và phương pháp thi
công đất để phân cấp đất, cấp đất càng cao càng khó
thi công, mức độ chi phí công lao động, máy thi công
càng lớn.
Phân cấp đất dùng cho thi công thủ công: Phân
làm 9 nhóm
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 9
Nhóm
đất
Tên đất
Dụng cụ tiêu
chuẩn xác định
nhóm đất
1
- Đất phù sa, bồi cát, đất
màu, đất mùn, đất đen, đất
hoàng thổ
- Đất đồi sụt lở hoặc đất nơi
khác đem đến đổ (thuộc loại
đất nhóm 4 trở xuống) chưa
bị nén chặt
Dùng xẻng xúc
dễ dàng.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 10
2
- Đất cát pha sét hoặc đất sát pha cát
- Đất màu ẩm ướt nhưng chưa đến
trạng thái dính dẻo
- Đất nhóm 3, nhóm 4 sụt lở hoặc đất
nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt
nhưng chưa đến trạng thái nguyên thổ
- Đất phù sa, cát bồi, đất màu, đất
bùn, đất nguyên thổ tơi xốp có lẫn rễ
cây, mùn rác, sỏi đá, gạch vụn, mảnh
sành kiến trúc đến 10% thể tích hoặc
50kg đến 150kg trong 1m3
Dùng xẻng
cải tiến ấn
nặng tay
xúc được
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 11
3
- Đất sét pha cát
- Đất sét vàng hay trắng, đất chua,
đất kiềm ở trạng thái ẩm mềm
- Đất cát, đất đen, đất mùn có lẫn
sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn
rác, gốc rễ cây từ 10% đến 20%
thể tích hoặc 150kg đến 300kg
trong 1m3.
- Đất cát có lượng ngậm nước lớn,
trọng lượng từ 1,7 tấn/1m3 trở lên.
Dùng xẻng
cải tiến đạp
bình thường
đã ngập
xẻng
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 12
4
- Đất đen, đất mùn
- Đất sét, Đất sét pha cát ngậm
nước nhưng chưa thành bùn.
- Đất do thân cây, lá cây mục tạo
thành, dùng mai cuốc đào không
thành tảng mà vỡ vụn ra rời rạc như
xỉ
- Đất sét nặng kất cấu chặt
- Đất mặt sườn đồi có nhiều cỏ cây
sim, mua, dành dành
- Đất nâu mềm.
Dùng mai
xắn được
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 13
5
- Đất sét pha màu xám (bao gồm
màu xanh lam, màu xám của vôi)
- Đất mặt sườn đồi có ít sỏi
- Đất đỏ ở đồi núi
- Đất sét pha sỏi non.
- Đất sét trắng kết cấu chặt mảnh
vụn kiến trúc hoặc rễ cây đến 10%
thể tích hoặc 50kg đến 150kg trong
1 m3
- Đất đen, đất mùn, đất hoàng thổ
có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc từ
25% đến 35% thể tích hoặc 300kg
đến 500kg trong 1 m3
Dùng cuốc
bàn cuốc
được
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 14
6
- Đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc ra
chỉ được từng hòn nhỏ
- Đất chua , đất kiềm thổ cứng
- Đất mặt đê, mặt đường cũ
- Đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá, có
sim, mua, dành dành mọc lên dày
- Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội, sỏi,
mãnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 10
% đến 20% thể tích hoặc 150kg đến
300kg trong 1m3.
- Đá vôi phong hóa già nằm trong
đất đào ra từng tảng được, khi còn
trong đất thì tương đối mềm đào ra
rắn dần lại, đập vỡ vụn ra như xỉ
Dùng cuốc
bàn cuốc
chối tay,
phải dùng
cuốc chim
to lưỡi để
đào
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 15
7
- Đất đồi, lẫn từng lớp sỏi, lượng sỏi từ
20% đến 35% thể tích lẫn đá tảng, đá
trái đến 20% thể tích
- Đất mặt đường, đá dăm hoặc đường
đất rải mãnh sành, gạch vỡ
- Đất cao lanh, đất sét kết cấu chặt lẫn
mãnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ
20% đến 30% thể tích hoặc từ 300kg
đến 500kg trong 1 m3
Dùng cuốc
chim nhỏ
lưỡi nặng
đến 2,5kg
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 16
8
- Đất lẫn đá tảng, đá trái từ
20% đến 30% thể tích
- Đất mặt đường nhựa hỏng
- Đất lẫn vỏ loài trai, ốc (đất sò)
kết dính chặt tạo thành tảng
được (vùng ven biển thường
đào để xây tường)
- Đất lẫn đá bọt .
Dùng cuốc
chim nhỏ lưỡi
nặng trên
2,5kg hoặc
dùng xà beng
đào được
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 17
9
- Đất lẫn đá tảng, đá trái lớn
hơn 30% thể tích, cuội sỏi giao
kết bởi đất sét
- Đất có lẫn từng vỉa đá phiến,
đá ong (loại đá khi còn trong
lòng đất tương đối mềm)
- Đất sỏi đỏ rắn chắc .
Dùng xà beng,
choòng, búa
mới đào được
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 18
Phaân caáp ñaát duøng cho thi coâng cô giôùi: Phaân laøm 4 caáp
Cấp đất Tên các loại đất
I
- Đất cát, đất phù sa cát bồi, đất màu, đất đen,
đất mùn, đất cát pha sét, đất sét, đất hoàng thổ,
đất bùn.
- Các loại đất trên có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, gạch
vỡ, đá dăm, mảnh chai từ 20% trở lại, không có rễ
cây to, có độ ẩm tự nhiên dạng nguyên thổ hoặc
tơi xốp hoặc từ nơi khác đem đến đổ đã bị nén
chặt tự nhiên.
- Cát mịn, cát vàng có độ ẩm tự nhiên, sỏi, đá
dăm, đá vụn đổ thành đống.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 19
II
- Gồm các loại đất cấp I có lẫn sỏi sạn,
mảnh sành, gạch vỡ, đá dăm, mảnh chai từ
20% trở lên. Không lẫn rễ cây to, có độ ẩm
tự nhiên hay khô.
- Đất á sét, cao lanh, đất sét trắng, sét
vàng, có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai,
gạch vỡ không quá 20% ở dạng nguyên thổ
hoặc nơi khác đổ đến đã bị nén tự nhiên có
độ ẩm tự nhiên hoặc khô rắn.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 20
III
- Đất á sét, cao lanh, sét trắng, sét vàng, sét
đỏ, đất đồi núi lẫn sỏi sạn, mảnh chai, gạch
vỡ từ 20% trở lên có lẫn rễ cây.
- Các loại đất trên có trạng thái nguyên thổ có
độ ẩm tự nhiên hoặc khô cứng hoặc đem đổ ở
nơi khác đến có đầm nén
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 21
IV
- Các loại đất trong loại đất cấp III có lẫn đá
hòn, đá tảng.
- Đá ong, đá phong hóa, đá vôi phong hóa có
cuội sỏi dính kết bởi đá vôi, đá quặng khác
loại đã nổ mìn vỡ nhỏ
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 22
Phân cấp đất dùng cho công tác đóng cọc: Phân
làm 2 cấp
Cấp
đất
Tên các loại đất
I
Cát pha lẫn trên 3 ÷ 10% sét ở trạng thái
dẻo, sét và á sét mềm, than, bùn, đất lẫn
thực vật, đất đắp từ nơi khác chuyển đến.
II
Cát đã được đầm chặt, sỏi, đất sét cứng, cát
khô, cát bảo hòa nước. Đất cấp I có chứa 10
÷ 30% sỏi, đá
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 23
IV. Những tính chất của đất ảnh hưởng tới
thi công
Những tính chất của đất như trọng lượng riêng,
độ ẩm, độ dốc tự nhiên, độ tơi xốp, độ lèn chặt,
tính ngậm nước, độ thấm nước, khả năng chống
xói mòn, cấp đất là những yếu tố ảnh hưởng
đến kỹ thuật thi công đất, năng suất làm đất,
đến giá thành công trình đất.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 24
4.1. Khối lượng đơn vị của đất ()
Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng
thái khô
Trong đó:
G – Khối lượng của mẫu đất ở trạng thái khô
V – Thể tích của mẫu đất ở trạng thái tự nhiên
Đất có trọng lượng riêng càng lớn, đất càng đặc
chắc, công lao động chi phí để thi công càng cao.
33 /,/ mtcmkg
V
G
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 25
4.2. Độ ẩm của đất (w)
Là tỷ lệ tính theo phần trăm (%) của lượng nước
chứa trong đất được xác định bằng công thức:
hoặc
Trong đó:
Gu : Trọng lượng mẫu đất ở trạng thái tự nhiên
Gkh : Trọng lượng mẫu đất sau khi sấy khô
Gn : Trọng lượng nước trong mẫu đất
%100.
kh
khu
G
GG
W
%100.
kh
n
G
G
W
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 26
Căn cứ vào độ ẩm chia đất thành 3 loại:
Đất có độ ẩm W ≤ 5% được gọi là đất khô
Đất có độ ẩm 5% W ≤ 30% gọi là đất ẩm
Đất có độ ẩm W > 30% gọi là đất ướt
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 27
4.3. Độ dốc tự nhiên của mái đất
Độ dốc tự nhiên của mái đất là góc lớn nhất của mái
đất khi đào hay khi đắp mà không gây sụt lở, kí
hiệu là i.
Trong đó: i- độ dốc tự nhiên của đất
- góc của mặt trượt
H – Chiều sâu của hố đào (đắp)
B – Chiều rộng chân mái dốc
B
H
tgi
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 28
4.4. Độ tơi xốp
Định nghĩa: Độ tơi xốp là độ tăng của một đơn vị
thể tích ở dạng đã được đào lên so với đất ở dạng
nguyên (tính theo phần trăm (%)).
Đất còn năm nguyên ở vị trí của nó trong vỏ trái đất
gọi là đất nguyên thổ. Đất đã được đào lên gọi là đất
tơi xốp.
Nếu có khối lượng đất nguyên thổ V1, khi đào lên khối
lượng đất này có thể tích V2 (gọi là đất tơi xốp), khi
đầm chặt lại có thể tích V3, ta luôn có V1 < V3 < V2.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 29
Độ tơi ban đầu: Là độ tơi khi đất nằm trong gầu máy
đào hay trên xe vận chuyển (k1)
Độ tơi cuối cùng: Là độ tơi khi đất đã được đầm chặt
(k0).
Công thức tính K
Trong đó: K là độ tơi xốp của đất.
(%)100
1
12
V
VV
K
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 30
4.5. Khả năng chống xói lở của đất
Khả năng chống xói lở là khả năng chống lại sự cuốn
trôi theo dòng nước của các hạt đất. Muốn tránh xói
lở thì lưu tốc dòng nước chảy phải nhỏ hơn lưu tốc
cho phép.
Lưu tốc cho phép là tốc độ tối đa của dòng nước mà
không gây xói lở đất.
Đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống
xói lở càng cao.
Những công trình bằng đất có tiếp xúc với dòng chảy
cần phải lưu ý đến tính chất này khi chọn đất thi
công.
© 2017 BY
Đặng Xuân Trường 31
Loại đất Lưu tốc cho phép (m/s)
Đất cát
Đất thịt
Đất đá
0,45 ÷ 0,8
0,8 ÷ 1,8
2 ÷ 3,5
Lưu tốc cho phép của một số loại đất:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thi_cong_co_ban_va_an_toan_lao_dong_chuong_i_khai.pdf