Bài giảng Tài chính công & Quản lý tài chính công - Chương 4: Quản lý chi tiêu công - Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (Medium Term Expenditure Framework. MTEF) - Trần Ngọc Hoàng
Quy trình dự toán
Dự toán theo xu thế: Dự toán theo nguyên tắc cuốn chiếu, dự báo mức độ và cơ cấu chi tiêu cho 3 năm sau năm tài khoá hiện hành, giả định không có sự thay đổi về chính sách
Định kỳ được điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi thông số (như lạm phát) và chính sách
Bộ Tài chính thoả thuận với các Bộ về dự toán cho các chương trình hiện có, và chịu trách nhiệm cập nhật các thay đổi về thông số và chính sách
Chương trình và chính sách mới cũng phải dự toán xu thế trung hạn.
66 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công & Quản lý tài chính công - Chương 4: Quản lý chi tiêu công - Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (Medium Term Expenditure Framework. MTEF) - Trần Ngọc Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Ngọc Hoàng LHU
Quản lý chi tiêu côngKhuôn khổ chi tiêu trung hạn (Medium Term Expenditure Framework. MTEF)
1
Nội dung
Những khái niệm cơ bản
Các phương thức quản lý ngân sách
Soạn lập ngân sách ở Việt Nam
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn
2
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
3
Những khái niệm cơ bản
Hiệu quả (effectiveness), hiệu suất (efficiency)
Mục đích (goal), mục tiêu (objective)
Kết quả (outcome), đầu ra (output)
Quy trình (process), hoạt động (activity)
Đầu vào (input)
Ngân sách
Ngân sách đầu vào; ngân sách đầu ra
Ngân sách thường niên; ngân sách đa niên
4
Mục đích và mục tiêu
Là những mong muốn phải đạt được
Thỏa mãn 5 tính chất: SMART
S pecific, Measurable, Achievable, Relevant, Time - bounds
Mục đích là mong muốn đạt được khi kết thúc chương trình, dự án (cái đích).
Mục tiêu là mong muốn đạt được sau mỗi giai đoạn; cụ thể hóa của mục đích.
5
Đầu ra và Kết quả
Đầu ra là hàng hóa, dịch vụ do khu vực công sản xuất ra và cung cấp cho tổ chức và người dân.
Đầu ra là sản phẩm của hành động.
Kết quả là tác động, ảnh hưởng tích cực của những hành động của chính phủ đối với cộng đồng.
Ví dụ:
Hành động: bắn pháo hoa.
Đầu ra ? Kết quả ?
6
Đầu ra và Kết quả
Đều là sản phẩm của một quy trình
Sau mỗi quy trình đều có một đầu ra .
Chỉ đầu ra nào góp phần đạt mục tiêu mới được xem là kết quả .
7
Ví dụ
Đầu ra
Quân đội mạnh, vũ khí hiện đại
Ngân sách được quản lý hiệu quả
Sức khỏe được chăm sóc
Sinh viên tốt nghiệp
Kết quả
Hòa bình, chủ quyền đất nước được đảm bảo
Tài chính chính phủ bền vững
Người dân khỏe, thọ cao
Tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao hơn
8
Đầu ra và Kết quả
ĐẦU RA
KẾT QUẢ
Nước sạch nông thôn
Sức khỏe cộng đồng
Cảnh sát du lịch
Sân bay
Nợ/GDP tăng 10%
Lương công chức tăng
Thuế bất động sản tăng
Thuộc tính của đầu ra
Giá (Price)
Chi phí (Cost)
Số lượng (Quantity)
Chất lượng (Quality): Khoảng cách giữa kỳ vọng của người dân với hàng hóa công nhận được.
Hiệu suất (Efficiency): Tỷ lệ giữa giá trị của inputs và giá trị output → Năng suất.
10
Năng lực chính phủ và Đầu ra
Năng lực : khả năng ( v ề thể chế , nh â n lực, tài chính và nhi ệ m kỳ) của Chính phủ theo đuổi và thúc đẩy các chương trình hành động.
Đầu ra : sản phẩm sinh ra từ những chương trình hành động của chính phủ .
Năng lực của Chính phủ thể hiện ở khả năng cung cấp hàng hóa công. Một Chính phủ không đủ khả năng thiết lập và theo đuổi các chương trình hành động thì không thể có những đầu ra phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế xã hội.
Hiệu suất và Hiệu quả
Hiệu suất thể hiện tương quan giữa đầu vào và đầu ra: sử dụng bao nhiêu đơn vị đầu vào để tạo 1 đơn vị đầu ra.
Hiệu quả thể hiện tương quan giữa đầu vào và kết quả: sử dụng bao nhiêu đơn vị đầu vào để tạo 1 đơn vị kết quả.
Kết quả = Đầu ra mong muốn
12
Đầu vào
Đầu ra
Kết quả (tác động KT-XH tích cực)
Mục tiêu chiến lược
Kế hoạch, Chương trình phát triển
Efficiency
Effectiveness
Sự thích hợp
Sự thích hợp
Đầu ra, Kết quả, Hiệu suất và Hiệu quả
2. Các phương thức quản lý ngân sách
14
15
Mục đích; Mục tiêu; Kết quả
Quy trình:
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Đầu vào
Chiến lược
Kế hoạch; Chương trình; Dự án
Hệ thống ngân sách
Chiến lược, kế hoạch ngân sách
NS đầu ra và NS đầu vào
NS đầu ra là ngân sách được hình thành trên cơ sở triển khai từ mục tiêu hoạch định.
→ Top-down Budgeting (Performance Budgeting) (Output-Based Budgeting)
NS đầu vào là ngân sách hình thành từ những công việc, con người hiện có.
→ Bottom-up Budgeting (Line-item Budgeting) (Input-Based Budgeting)
16
VD: Line - item Budgeting
17
Item
Định mức
Hệ số
Số lượng
Thành tiền
Ghi chú
Lương
1.1 Lương cơ bản
2. NCKH
3. Giáo trình
4. CSVC
5. Phong trào
6. Đối ngoại
7. Khác
Performance Budget
Ngân sách hiệu quả là một hệ thống ngân sách kết nối một cách minh bạch mỗi khoản gia tăng trong nguồn lực phân bổ với một khoản gia tăng trong output và outcome.
Ngân sách hiệu quả là một hệ thống ngân sách phản ánh được:
(i) Mục đích và mục tiêu của các khoản chi,
(ii) Chi phí của các chương trình nhằm đạt mục đích và mục tiêu đó, và
(iii) Sản phẩm được sản xuất hay dịch vụ được cung cấp trong từng chương trình.
Khác biệt giữa Performance Budgeting và Line-item Budgeting
Tập trung vào kết quả
Cho phép tính tự quyết và hạn chế kiểm soát
Người sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về cái đạt được
Performance Budgeting
Tập trung vào kiểm soát
Hạn chế tính tự quyết
Người sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về các khoản chi tiêu (hướng về đầu vào)
Line-item Budgeting
Biểu đồ ngân sách hiệu quả
Sứ mạng
Mục đích, mục tiêu (trung hạn)
Mục tiêu và chi phí chương trình (hàng năm)
P1 P2 P3
Những hành động có mục tiêu và chi phí
P1 P2 P3
A1 A2 A3 A1 A2 A1 A2 A3 A4
Đo hiệu quả
Tác động
Kết quả (Outcomes)
Đầu ra chính (Outputs Cluster)
Đầu ra (Outputs)
Ngân Sách
(Dưới-Lên)
Ngân Sách
(Trên-Xuống)
Chuỗi logic trong hoạch định ngân sách đầu ra – VD Chương trình giáo dục
Mục tiêu ctrình Đầu vào Đầu vào trung gian
Hoàn thiện chất lượng, số lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục
Chi cho giáo dục theo độ tuổi, giới, đô thị/nông thôn, cấp học. Chi cho giáo viên, nhân viên, đồ dụng, dụng cụ, sách,
Tỷ lệ học sinh/giáo viên, tỷ lệ sinh viên có việc làm, số học sinh/lớp,
Đầu ra Kết quả Tác động Reach
Điểm đạt được, tỷ lệ ra trường (graduation rates), tỷ lệ bỏ học (drop-out rates)
Trình độ văn hóa (literacy rates), mức cung lao động lành nghề bậc cao (skilled professionals)
Người công dân hữu ích; Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.
Người được, người mất từ các chương trình Chính phủ.
Các thành phần trong xây dựng ngân sách hiệu quả
Cost : Chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra output.
Output : Hàng hóa, dịch vụ được sản suất theo tiêu chuẩn định trước về số lượng và chất lượng.
Outcome : Hàng hóa, dịch vụ giúp đạt được mục tiêu (Bước tiến đến gần mục tiêu)
Impact : Mục đích của chương trình hành động
Reach : Người hưởng lợi hay chịu bất lợi
Quality : Độ hài lòng, thời gian (sự nhanh chóng), độ mở của dịch vụ công, tính chính xác,
Productivity : Số lượng công việc giải quyết/giờ
Efficiency : Chi phí tính trên một đơn vị thành phẩm (đầu ra)
Satisfaction: Độ hài lòng về dịch vụ công do người dân đánh giá
Điều kiện tiên quyết cho thành công của xây dựng ngân sách hiệu quả
Letting managers manage : sự tự quyết và tính linh hoạt trong điều hành – ít quy định, nhiều tự chủ. (Để người quản lý tự quyết)
Making managers manage . Gắn trách nhiệm, quyền lợi với kết quả đạt được (Accountability for results): mô tả công việc, hợp đồng công việc, kết quả dự kiến, ngân sách được cấp,
Hạch toán chi phí theo hoạt động (Activity-based costing), kế toán dồn tích (accrual accounting), chi phí vốn (capital charging)
Subsidiary principle
Cung cấp dịch vụ có tính cạnh tranh và benchmarking.
Khuyến khích tiết kiệm chi phí
Khuôn khổ quản trị theo kết quả (Performance Management Framework) dưới đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của xây dựng ngân sách hiệu quả
Tại sao lập perfo rman ce budget?
Vì chính phủ phải có trách nhiệm cung cấp hàng hóa công trong giới hạn nguồn lực
24
Trách nhiệm của chính phủ
Làm những việc đúng (Doing the Right Things)
Hòa hợp dịch vụ công với sở thích hợp lý của công dân
Đảm bảo an sinh, xã hội
Bảo hộ các quyền công dân
Làm việc cần thiết đúng phương pháp (Doing them Right)
Quản trị thận trọng mọi nguồn lực công
Earning trust
Working better and costing less
Quản trị rủi ro xã hội và tài khóa
Luôn hoàn thiện chất lượng, số lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ công
Trách nhiệm với đầu ra và trách nhiệm với kết quả (Output Accountability & Outcome Accountability)
Cấu trúc của mối quan hệ Trách nhiệm theo kết quả
(Resuls-based accountability relationships) như sau:
’
Cấp chính phủ chịu trách nhiệm về
kết quả chính (outcome clusters)
Cấp bộ chịu trách nhiệm về
kết quả (outcomes)
Cấp chương trình chịu trách nhiệm
về đầu ra chính (output clusters)
Cấp dự án chịu trách nhiệm
về đầu ra (outputs)
3. SOẠN LẬP NGÂN SÁCH Ở VN
27
28
Ba giai đoạn chu trình ngân sách
Soạn lập
Chuẩn bị và quyết định NS
Chấp hành
Chấp hành NS
Quyết toán
Đánh giá và kiểm toán NS
Những mốc thời gian
Tháng 6 : Thủ tướng ra chỉ thị XD kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm sau
Tháng 6 : Bộ TC ra thông tư hướng dẫn lập dự toán NS
Tháng 10 : Dự toán NSNN và phương án phân bổ NS trung ương gửi đến đại biểu Quốc hội.
Trước 15/11 : Quốc hội quyết định dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTƯ
Trước 10/12 : HDND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP và phương án phân bổ NS cấp tỉnh
31/12 : Hoàn thành phân bổ vào giao dự toán
1/1 – 31/12 : Chấp hành ngân sách
6 tháng sau : HDND cấp huyện, xã phê chuẩn quyết toán NS huyện, xã
12 tháng sau : HDND cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán NS địa phương
18 tháng sau : QH phê chuẩn quyết toán NSNN
29
B
E
F
O
R
E
IN
A
F
T
E
R
Lập dự toán -- Trên xuống
30
Quốc hội
Chính phủ
UBND cấp tỉnh
UBND cấp huyện
UBND cấp xã
Cấp bộ
Đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc
Nghị quyết KTXH
Chương trình về KTXH
Bộ Tài chính
Hướng dẫn ngân sách
Triển khai
Triển khai
Lập dự toán -- Dưới lên
31
CQCN cấp xã
VPUB cấp xã
Đảng, đ.thể cấp xã
NS cấp xã (Ban TC xã)
CQCN
cấp huyện
VPUB
cấp huyện
Đảng, đ.thể cấp huyện
NS cấp huyện
(P TC huyện)
CQCN
cấp tỉnh
VPUB cấp tỉnh
Đảng, đ.thể cấp tỉnh
NS địa phương (Sở TC tỉnh)
Lập dự toán -- Tổng hợp
32
NS địa phương (Sở TC tỉnh)
NS CQ TƯ
(Ban Tài chính)
NS cấp bộ
(Vụ Tài chính)
NS trung ương
NS địa phương
NS nhà nước
Vấn đề soạn lập ngân sách line-item
Chú trọng phân bổ và kiểm soát theo khoản mục chi tiêu
Chú trọng kiểm soát đầu vào (Tuân thủ chi như thế nào quan trọng hơn phải chi để đạt được cái gì?)
Khuôn khổ một năm
Chú trọng vào chi tiêu và kiểm soát chi tiêu
Ít thông tin về đầu ra ( có được cái gì? )
Ít thông tin về kết quả ( đạt được mục tiêu gì? )
Mối liên hệ yếu giữa chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách.
33
Hạn chế của việc lựa chọn thứ tự ưu tiên trong ngân sách line-item
Ngân sách không toàn diện
- Xuất hiện các khoản ngoài ngân sách
- T hiếu sự liên kết giữa ngân sách đầu tư (phát triển ) và ngân sách thường xuyên
Bị giới hạn ngân sách trong khuôn khổ – khó có thể thêm bớt khoản mục trong năm
Ngân sách phi thực tế – dễ thất bại (về kết quả)
Mối liên hệ yếu giữa chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách
34
Hạn chế của việc lựa chọn thứ tự ưu ti ê n trong ng â n s á ch line-item line-item
Thiếu sự liên kết giữa kế hoạch và ngân sách – “Trong kế hoạch hứa hẹn những điều không thể thực hiện được trong ngân sách”
Lựa chọn thứ tự ưu tiên theo khoản đầu tư chứ không phải theo chương trình
Lựa chọn ưu tiên theo sự chi phối của nhà tài trợ
35
4. KHUÔN KHỔ CHI TIÊU TRUNG HẠN Medium Term Expenditure FrameworkMTEF
36
Khái niệm khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Trong quản lý tài chính công hiện đại, để cung cấp một “bức tranh” tổng thể về tài chính và ngân sách cho các nhà quản lý (cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp) giúp họ có cái nhìn toàn diện trước khi đi đến các quyết định về tài chính, ngân sách của một quốc gia người ta đã thiết kế một khung (khuôn khổ) về tài chính, ngân sách .
Khuôn khổ tài chính này sẽ xác định các mục tiêu tổng quát, các định hướng lớn về tài chính ngân sách của cả quốc gia; các dự báo về số thu, chi, vay nợ, bội chi, nợ công của quốc gia đó trong thời gian dài hơn một năm ngân sách (từ 3 năm đến 5 năm) và được gọi là ngân sách giai đoạn trung hạn .
37
Khái niệm khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Khuôn khổ tài chính trung hạn trở thành một công cụ quản lý giúp cơ quan hành pháp hoặc cơ quan lập pháp kiểm soát được về tổng thể các mối quan hệ giữa khả năng sẵn có của nguồn lực tài chính với các nhu cầu chi tiêu để từ đó có các quyết định về thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực có hiệu quả hoặc có các giải pháp huy động nguồn lực trong giai đoạn từ 3 năm đến 5 năm.
38
Khái niệm khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Khuôn khổ tài chính trung hạn trở thành một công cụ quản lý giúp cơ quan hành pháp hoặc cơ quan lập pháp kiểm soát được về tổng thể các mối quan hệ giữa khả năng sẵn có của nguồn lực tài chính với các nhu cầu chi tiêu để từ đó có các quyết định về thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực có hiệu quả hoặc có các giải pháp huy động nguồn lực trong giai đoạn từ 3 năm đến 5 năm.
39
Hai cấp độ trong Khuôn khổ trung hạn
Có rất nhiều các khái niệm liên quan đến khuôn khổ tài chính trung hạn, nhưng theo thông lệ tốt của quốc tế khi nói đến khuôn khổ tài chính trung hạn người ta đề cập đến hai khái niệm:
Khuôn khổ tài chính trung hạn ( Medium Term Financial Framework - MTFF )
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn( Medium Term Expenditure Framework - MTEF)
40
Khuôn khổ tài chính trung hạn
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn
i. Khuôn khổ Tài chính trung hạn (MTFF)
Khuôn khổ tài chính trung hạn là kế hoạch tổng thể về việc dự báo các nguồn lực tài chính có thể huy động được và việc phân bổ các nguồn lực đó có hiệu quả cho các mục tiêu KTXH trong giai đoạn trung hạn (có thể là 3 năm hoặc 5 năm).
Ở Việt Nam, khái niệm gần với khuôn khổ tài chính trung hạn là khái niệm Kế hoạch tài chính 5 năm được qui định trong Luật NSNN 2015.
“KH tài chính 5 năm là KHTC được lập trong thời hạn 5 năm cùng với kế hoạch phát triển HTXH 5 năm. KH tài chính 5 năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính – ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính – ngân sách nhà nước...”
41
i . Khuôn khổ Tài chính trung hạn (MTFF)
Là bước đầu tiên làm cơ sở cho MTEF
Xác định các mục tiêu của chính sách tài khoá
Xác định các chỉ tiêu và dự báo tổng hợp về kinh tế vĩ mô và tài khoá trung hạn:
Dự báo kinh tế vĩ mô trung hạn
Dự báo trung hạn về khả năng thu, phân tích tính bền vững của nợ công, các gói, chương trình chi ngân sách cứng, rủi ro tài khóa
42
ii. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF)
Là một quy trình minh bạch soạn lập ngân sách và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân thời hạn 3-5 năm, trong đó Chính phủ và các cơ quan trung ương xác lập cam kết về phân bổ nguồn lực cho những ưu tiêu chiến lược đã chọn lựa mà vẫn đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể.
(MTEF is a transparent planning and budget formulation process within which the Cabinet and central agencies establish credible contracts for allocating public resources to their strategic priorities while ensuring overall fiscal discipline )
43
ii. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF)
MTEF còn được cho là: “Là một khuôn khổ chi tiêu và chính sách chiến lược cho toàn chính phủ, trong đó các bộ trưởng và các bộ chủ quản được trao trách nhiệm lớn hơn trong quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực , đòi hỏi những người có thẩm quyền ra quyết định phải cân đối giữa khả năng đáp ứng về tổng thể với các ưu tiên chính sách của đất nước. MTEF bao gồm: một hạn mức nguồn lực từ trên xuống, một dự toán các chi phí thực hiện hiện hành trong trung hạn từ dưới lên , và cuối cùng là sự gắn khớp giữa những mức chi phí đó với mức nguồn lực sẵn có.”
44
ii . Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF)
Ở Việt Nam, MTEF được gọi là Kế hoạch chi tiêu trung hạn hoặc Kế hoạch-Tài chính ngân sách 3 năm . Luật NSNN năm 2015, Điều 43 xác định: “Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm là kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 3 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 5 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 2 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu. Kế hoạch này được lập cùng thời điểm lập dự toán NSNN hằng năm; định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực và từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực trong trung hạn”.
45
ii . Khuôn khổ Chi tiêu trung hạn (MTEF)
Là bước phát triển chi tiết, Cụ thể hoá thành các dự toán NS trung hạn cho từng đơn vị thụ hưởng
Mục tiêu: phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược quốc gia. Từ đó nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Nội dung :
Ước tính các khoản chi trung hạn cho những chính sách mới, chương trình mới hoặc mở rộng những chương trình hiện hữu
Ước tính các khoản chi trung hạn cho những chính sách hiện hành, chương trình hiện hành và dự án hiện hành thuộc các bộ
Ước tính các khoản chi trung hạn cho những dự án đầu tư mới hoặc dự án mở rộng thuộc các bộ
Đảm bảo phù hợp với kỷ luật tài chính tổng thể và ưu tiên chiến lược
46
So sánh giữa lập NS truyền thống và MTEF
Lập NS truyền thống
Lập NS có MTEF
Lập NS cho từng năm
Lập NS cho nhiều năm (3-5 năm)
Tách rời giữa chi đầu tư và chi thường xuyên
nguồn lực phân bổ cho chi đầu tư và chi thường xuyên
Tách rời giữa chi trực tiếp từ NSNN và nguồn ngoài NS.
- Chú trọng vào việc tuân thủ
Tổng hợp các nguồn NSNN và ngoài NSNN được coi như NSNN.
- Chú trọng vào kết quả hoạt động
Phân bổ cố định hàng năm
Phân bổ linh hoạt giữa các năm
Đàm phán hàng năm về tổng kinh phí được phân bổ
Chỉ đàm phán về những thay đổi bổ sung so với dự tính khi lập MTEF
Mối liên hệ KHNS với chính sách, kế hoạch quốc gia, địa phương và kế hoạch ngành thường không rõ ràng
Gắn bó hơn giữa KHNS với chính sách, kế hoạch trung hạn và dài hạn của quốc gia và địa phương cũng như của ngành
47
ii . Nội dung, qui trình lập MTEF
MTEF thường được lập cho 3 năm trên cơ sở “cuốn chiếu” hàng năm . Trong đó năm đầu tiên là năm ngân sách và hai năm tiếp theo liền kề sau năm ngân sách. MTEF được dự báo, tính toán số liệu cho cả 3 năm. Sau khi kết thúc năm đầu tiên, dự báo năm thứ 2 trong kỳ kế hoạch ba năm được “cuốn chiếu” trở thành hướng dẫn năm ngân sách của chu kỳ tiếp theo qua một số điều chỉnh kỹ thuật về tình hình kinh tế vĩ mô và thay đổi ưu tiên của Chính phủ.
Tính cuốn chiếu (hay quy trình) trong MTEF được thể hiện qua bảng sau
48
Quy trình soạn ngân sách theo MTEF
49
Ngân sách 2012
Dự toán xu thế 2013
Dự toán xu thế 2014
Dự toán xu thế 2015
Ngân sách 2013
Dự toán xu thế 2014
Dự toán xu thế 2015
Dự toán xu thế 2016
Ngân sách 2014
Dự toán xu thế 2015
Dự toán xu thế 2016
Dự toán xu thế 2017
Thay đổi thông số và chính sách
Thay đổi thông số và chính sách
Quản lý các dự toán
50
THAY ĐỔI THÔNG SỐ: GIÁ
Tăng lương định kỳ, CPI, giá hàng hoá thay đổi, chỉ số hoá chi hành chính, tăng giá tài sản
THAY ĐỔI THÔNG SỐ: LƯƠNG
Tăng số người thụ hưởng, khách hàng, khối lượng công việc,
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH
Các chính sách về cắt giảm chi tiêu, chính sách trợ cấp mới, chính sách giáo dục, y tế mới
THAY ĐỔI KHÁC
Khủng hoảng khu vực, thiên tai, thay đổi trong các thông lệ dự toán
Hệ thống quản lý NS
Số liệu chính thức về dự toán cho năm NS và 03 năm tiếp theo
Nội dung chính của MTEF
Quy trình minh bạch soạn lập ngân sách
Tôn trọng kỷ luật tài khóa tổng thể
Phân bổ nguồn lực cho những ưu tiên chiến lược
51
Đặc điểm của MTEF
Khung chính sách và chi tiêu chiến lược của Chính phủ phù hợp, tương ứng với nhau
Các bộ có nhiều quyền hơn trong quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực
Trần nguồn lực giao từ trên xuống kết hợp với dự toán từ dưới lên về chi phí hiện tại và trung hạn cho các chính sách hiện có
Cân đối chi phí và nguồn lực sẵn có
52
Hai giai đoạn chính của MTEF
53
Đơn vị đại diện
Chính phủ
Bộ, ngành
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn
1. Xác lập mục tiêu tài khóa
2. Phân bổ nguồn lực theo những ưu tiên chiến lược
Cập nhật về kinh tế và tài khóa
Báo cáo về khuôn khổ tài khóa
Báo cáo về chính sách NSNN
Kế hoạch phối hợp
So sánh giữa chi hàng năm và MTEF
Tiêu chí
Khuôn khổ chi hàng năm
MTEF (chương trình cuốn chiếu 3 năm)
- Kỷ luật tài chính tổng thể
Tập trung vấn đề vĩ mô ngắn hạn
Đặt ngắn hạn trong bối cảnh trung hạn
- Liên kết giữa chính sách, lập kế hoạch và NS
Yếu
Gắn chặt
- Kết quả đạt được về cung cấp dịch vụ
Chú trọng đầu vào, ít dự đoán nguồn ngân sách
Nhấn mạnh tới đầu ra và kết quả, trong khuôn khổ nguồn lực
- Tính tự chủ của các bộ
Thấp
Cao
Mục tiêu của MTEF
Cải thiện cân đối kinh tế vĩ mô bằng cách đưa ra các dự báo khả thi và nhất quán về nguồn lực
Cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực cho các thứ tự ưu tiên trong và giữa các ngành.
Tăng cường quyết tâm thực hiện các chính sách và lập ngân sách để các bộ chủ động xây dựng kế hoạch của mình và đảm bảo tính bền vững của chương trình.
Các bộ chủ quản đư ợ c cấp ngân sách cứng và tăng thêm quyền chủ động, do đó có động cơ sử dụng kinh phí hiệu quả và thiết thực.
55
Các bước trong quy trình MTEF
TRÊN XUỐNG: BTC, BKHĐT, CP BTC, BKHĐT, CP và Quốc hội
Bước 1 Bước 2 Bước 5 Bước 7
Từ dưới lên :
Các Bộ
ngành
Vùng
Bước 3 Bước 4 Bước 6
56
Khuôn khổ 3 năm
Trần NS sơ bộ 03 năm
Thảo luận chính thức
Thẩm định phê duyệt dự toán
Xác định chương trình chi tiêu
Dự toán và ưu tiên hoá hoạt động
Lập dự toán thống nhất 03 năm
Câu hỏi trao đổi
57
N hững điểm khác nhau cơ bản giữa ngân sách truyền thống và khuôn khổ chi tiêu trung hạn là gì ?
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một hoạt động ngân sách độc lập, bổ sung cho ngân sách truyền thống hay là một cách tiếp cận thay thế cho cách tiếp cận NS truyền thống hàng năm ?
Một cơ quan cụ thể sẽ soạn lập MTEF n hư thế nào ?
Câu hỏi trao đổi
Những điều kiện cơ bản phải có để có thể thực hiện thành công MTEF ở Việt Nam?
58
Điều kiện để thực hiện thành công MTEF ở Việt Nam
Quyết tâm của Chính phủ, Quốc hội
Liên kết chặt chẽ giữa qui trình lập, thực hiện, giám sát, báo cáo và đánh giá ngân sách
Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính, Bộ KHĐT và các Bộ chuyên ngành, địa phương
Tăng quyền chủ động cho các Bộ chuyên ngành , địa phương.
Đề cao trách nhiệm công việc, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ công chức tham gia thực hiện
59
Điều kiện để thực hiện thành công MTEF ở Việt Nam
Nhận thức đúng: MTEF là qui trình nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, không phải phương tiện bổ sung thêm nguồn lực cho Bộ chuyên ngành , địa phương
Khả năng dự báo trung và dài hạn bằng mô hình
Đồng bộ giữa MTEF và các cải cách khác
Công khai hoá kết quả MTEF
60
MTEF ở Australia
61
MTEF ở Australia: Bối cảnh
Thập niên 1980:
Thiếu sự liên kết giữa chính sách, chương trình và nguồn lực
Khủng hoảng kinh tế có nguy cơ gây thiếu nguồn lực để thực hiện chính sách
Tiến hành chương trình cải cách toàn diện: áp dụng hệ thống dự toán theo xu thế ( forward estimates )
62
Mục tiêu tài khoá tổng thể
Năm 1985: Chiến lược trung hạn gồm 3 mục tiêu
- Không tăng tỉ trọng nguồn thu trong GDP
- Không tăng tỉ trọng chi tiêu trong GDP
- Giảm tỉ lệ thâm hụt trên GDP
Kết quả cuối thập niên 1980:
- Thâm hụt 4% chuyển thành thặng dư 2%
- Chi tiêu được định hướng vào các ưu tiên chiến lược
- Việc sử dụng thiết thực và có hiệu quả nguồn lực khan hiếm được tăng cường
63
Thay đổi trong quá trình soạn lập ngân sách theo MTEF
Ngân sách năm tài khoá hiện tại trở thành ngân sách gốc cho quá trình soạn lập
Được cập nhật để phản ánh những thay đổi thông số và biện pháp chính sách mới
Soạn lập ngân sách trở thành qui trình quản lý chính sách chứ không chỉ là qui trình tài trợ
64
Quy trình dự toán
Dự toán theo xu thế: Dự toán theo nguyên tắc cuốn chiếu, dự báo mức độ và cơ cấu chi tiêu cho 3 năm sau năm tài khoá hiện hành, giả định không có sự thay đổi về chính sách
Định kỳ được điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi thông số (như lạm phát) và chính sách
Bộ Tài chính thoả thuận với các Bộ về dự toán cho các chương trình hiện có, và chịu trách nhiệm cập nhật các thay đổi về thông số và chính sách
Chương trình và chính sách mới cũng phải dự toán xu thế trung hạn .
65
Ví dụ minh hoạ: Phối hợp giữa dự toán xu thế và dự toán ngân sách 1992 – 1993 của Australia , theo ngành (triệu AUsD)
Ngành
Dự toán 1992- 1993
Dự toán 1992 - 1993
Chênh lệch dự toán
Thay đổi thông số
Thay đổi chính sách
Thay đổi chính sách
Thay đổi chính sách
Xu thế
Ngân sách
Thay đổi khác
Tăng
Giảm
Ròng
- Giáo dục
- Văn hoá
- D. vụ kinh tế
- Hành chính
8733
1186
6813
2991
9200
1271
9033
3189
467
84
2220
198
196
16
- 107
64
377
68
2392
134
106
0
- 65
- 1
271
68
2327
134
66
Ghi chú: Một số phép tổng hợp không khớp do làm tròn. Nguồn: Ngân sách Australia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tai_chinh_cong_quan_ly_tai_chinh_cong_chuong_4_qua.ppt