Bài giảng Sinh học phân tử - Chương 7: Di truyền vi khuẩn
Di truyền vi khuẩn
• Vật liệu di truyền của vi khuẩn
• Sự sao chép ở “nhiễm sắc thể”
• Các kiểu sao chép DNA ở E.coli
• Sự tái tổ hợp di truyền và sự truyền các tính trạng
19 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học phân tử - Chương 7: Di truyền vi khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DI TRUYỀN VI KHUẨN
Chương 7
Di truyền vi khuẩn
• Vật liệu di truyền của vi khuẩn
• Sự sao chép ở “nhiễm sắc thể”
• Các kiểu sao chép DNA ở
E.coli
• Sự tái tổ hợp di truyền và sự
truyền các tính trạng
Vật liệu di truyền của vi khuẩn
Ở vi khuẩn vật liệu di truyền là ADN thể nhiễm sắc ngoài ra còn
có ADN ngoài thể nhiễm sắc.
ADN thể nhiễm sắc:
• Chất nhân của VK là một phân tử ADN xoắn kép dạng vòng
(2 sợi khép kín - dài độ 1mm) tạo nên TNS duy nhất của VK.
• + TNS này gồm nhiều đoạn gọi là gen.
• + Mỗi gen là một chuỗi nucleotid có trật tự nhất định mã hoá
cho một protein cụ thể qui định một tính trạng cụ thể.
• ADN vi khuẩn sao chép theo cơ chế nửa bảo tồn: 2 sợi tách
rời nhau, mỗi sợi trở thành một khuôn để các bazơ mới bổ
sung vào theo từng cặp Adenin - Thymin (A-T) hoặc Guanin
- Cytozin (G-C), tạo nên sợi mới, hình thành hai ADN xoắn
kép mới giống hệt phân tử ADN ban đầu.
Vật liệu di truyền của vi khuẩn
ADN ngoài TNS- Các Plasmid.
Plasmid :
• + Là những phân tử ADN ngắn (50-100 gen) nằm ngoài TNS vi
khuẩn, (không cần thiết đối với tế bào VK ), tự nhân lên trong bào
tương VK, di truyền qua các thế hệ của VK và có thể truyền từ VK
này sang VK khác cùng loài hoặc khác loài.
• + Các plasmid cũng là ADN 2 sợi xoắn kép dạng vòng, độ dài
bằng khoảng 0,1-5% chiều dài TNS VK ; chúng chứa các gen mã
hóa cho nhiều đặc tính khác không thiết yếu cho sự sống của tế
bào nhưng có thể giúp cho VK tồn tại được dưới áp lực của chọn
lọc. VD: VK có plasmid R, plasmid sinh độc tố.
• + Các plasmid được phát hiện bởi những tính chất mới mà
chúng tạo cho tế bào VK và tên của plasmid thường được gọi dựa
theo những tính chất đó.
Vật liệu di truyền của vi khuẩn
Một số plasmid quan trọng:
• Plasmid F (yếu tố giới tính, yếu tố tiếp hợp: Plasmid này quyết định
đến hiện tượng tiếp hợp ở vi khuẩn như hình thành pili sinh dục,
thay đổi tính chất màng tế bào...giúp cho hai vi khuẩn tiếp xúc trực
tiếp với nhau và chuyển vật liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi
khuẩn nhận.
• Transposome: Một số plasmid chứa các gen “nhảy” gọi là
transposome- là những đoạn ADN có hai đầu tận cùng là những
chuỗi nucleotide lặp lại ngược chiều nhau, có thể chuyển vị trí từ
phân tử ADN này sang phân tử ADN khác; VD từ plasmid vào
nhiễm sắc thể hoặc ngược lại.
• Plasmid R: Làm vi khuẩn có tính kháng lại một hoặc nhiều thuốc
kháng sinh và các muối kim loại nặng (Ag, Hg).
Vật liệu di truyền của vi khuẩn
• Trong cấu trúc của plasmid R, có một hoặc
nhiều gen kháng thuốc và một gen chuyển
kháng gọi là RTF (Resistant transfer factor)
(hình 1).
– Các gen kháng thuốc kiểm soát việc tổng hợp các enzym làm huỷ
hoặc thay đổi phân tử kháng sinh: mỗi gen kháng thuốc chịu trách
nhiệm về sự kháng lại của tế bào vi khuẩn với một kháng sinh cụ
thể.
– Gen chuyển kháng RTF chịu trách nhiệm chuyển các gen kháng
thuốc từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận.
NHỮNG HIỆN TƯỢNG DI
TRUYỀN Ở VI KHUẨN
Đột biến
Định nghĩa: Là sự biến đổi đột ngột một tính trạng, di truyền được.
• Trong một quần thể tế bào vi khuẩn đồng nhất, xuất hiện một cá
thể có một tính trạng khác và truyền được tính trạng này cho các
thế hệ sau. Cá thể đó gọi là biến chủng hay chủng đột biến.
• VD: trong một quần thể vi khuẩn chịu tác dụng của penicillin xuất
hiện một vài tế bào vi khuẩn kháng lại penicillin.
Các tính chất:
– Hiếm: tần suất 10-5 - 10-8
– Ngẫu nhiên (có thể can thiệp trong PTN để gây đột biến định hướng)
– Bền vững: Duy trì được từ thế hệ này sang thế hệ khác.
– Đặc hiệu: Mỗi đột biến chỉ liên quan đến một tính trạng.
– Độc lập: Đột biến này không ảnh hưởng đến đột biến khác.
NHỮNG HIỆN TƯỢNG DI
TRUYỀN Ở VI KHUẨN
Cơ chế đột biến: Có sự thay đổi trật tự các nucleotit trong một đoạn
gen. Có 2 trường hợp:
• Đột biến điểm (phổ biến nhất):
– Cặp bazơ này bị thay bằng cặp bazơkhác.VD: cặp AT® GC.
– Hệ quả: 3 trường hợp (câm, sai nghĩa, mất nghĩa)
• Đột biến lệch khung (Một bazơ bị chêm vào hoặc bị loại ra khỏi
ADN trong quá trình sao chép): sai khác nhiều ở kết quả tạo
protein.
Tác nhân gây đột biến:
• Lý học: Tia cực tím, X...
• Hoá học: Các chất alkyl hoá, nitropyrin, arcidin....
Kết quả đột biến:
• Một hoặc nhiều tính trạng của vi khuẩn có thể bị đột biến: hình thái
khuẩn lạc S ®R, chuyển hóa, tính kháng thuốc...
Các hiện tượng di truyền ở vi khuẩn
Biến nạp (transformation)
Tải nạp (transduction)
Giao nạp, tiếp hợp (conjugation)
Chuyển vị gen (transposition)
Biến nạp (transformation)
Biến nạp là quá trình tế bào tiếp nhận DNA trần từ vào tế bào chủ
1.DNA gắn lên DNA-binding protein trên vách tế bào
2.Nuclease thủy phân một mạch DNA, cho phép mạch đơn còn lại đi vào trong tế
bào
3.Mạch DNA được mang và bảo vệ bởi một số protein chuyên biệt
4.Mạch DNA tái tổ hợp vào bộ gen bởi RecA protein
5.Tế bào có kiểu gen mới được tạo thành khi tế bào phân chia
Tải nạp (transduction)
Tải nạp (transduction)
Plasmid
-Phân tử DNA vòng, kích thước nhỏ có thể tự sao chép độc lập
trong tế bào chủ
-Cấu trúc của plasmid:
+ Mang gen ORI (origin of replication, Ori) kiểm soát tần số sao chép và
số lượng bản sao của plasmid trong tế bào
+ Gen điều khiển sự chuyển DNA trong giao nạp (một số)
+ Các gen khác: kháng kháng sinh, tạo ra độc tố, khả năng biến dưỡng
những cơ chất không bình thường như thuốc trừ sâu, dung môi công
nghiệp
Plasmid R: plasmid kháng thuốc
+ Mang một số transposon mỗi loại cho tính kháng đối với một loại kháng
sinh nhất định
+ Kháng đồng thời đến 5 loại kháng sinh khác nhau
+ Phát tán tính kháng thuốc nhanh trong quần thể thông qua quá trình
giao nạp
- Tế bào có thể chứa đồng thời một số plasmid khác nhau nếu chúng
tương thích (ORI khác nhau)
Sự giao nạp (conjugation)
-Chuyển DNA thông qua giao nạp ở vi khuẩn
-Plasmid xúc tiến sự giao nạp:
Tổng hợp khuẩn mao pili giúp hai tế bào tiếp xúc Tạo cầu giao nạp
(conjugative bridge) truyền DNA
Plasmid sao chép bằng cơ chế sao chép cuộn vòng (rolling circle replication) và chuyển một
bản sao cho tế bào nhận
Tế bào nhận sao chép để có plasmid vòng mạch kép
Sự giao nạp (conjugation)
-Yếu tố F ở E. coli thực hiện việc cho gen trên nhiễm sắc thể tế bào cho sang tế bào
nhận (chủng Hfr):
1.Sự hiện diện đồng thời của trình tự sát nhập (insertion sequence) ở yếu tố F và nhiễm sắc thể
của tế bào
2.F chứa trình tự khởi đầu chuyển (origin of transfer)
3. Trình tự này giúp F mang theo các gen của nhiễm sắc thể nằm ngay dưới hạ lưu của trình tự
chuyển từ tế bào cho sang tế bào nhận
4.Sự cắt không chính xác khi sao chép và chuyển yếu tố F làm tăng tần số giao nạp chuyên biệt
của nhiễm sắc thể sang tế bào nhận
KẾT QUẢ TỰ NHIÊN VÀ ỨNG DỤNG
Kết quả tự nhiên:
• Trong tự nhiên, các hiện tượng đột biến,
biến nạp, tải nạp, tiếp hợp làm cho vi khuẩn
có những tính chất mới phong phú giúp
chúng thích nghi với môi trường.
• Trong y học cần quan tâm đến hiện tượng
truyền tính kháng thuốc giữa các VK. Một số
VK không gây bệnh cho cơ thể khi nhận
được plasmid R hoặc gen gây bệnh thì
chúng lại trở nên gây bệnh.
KẾT QUẢ TỰ NHIÊN VÀ ỨNG DỤNG
Ứng dụng:
• Chẩn đoán: phát hiện VSV thông quan gen đặc trưng
• Điều trị: Phối hợp thuốc để giảm tần số kháng thuốc. VD: tần suất
kháng lại penicilin ở một loài VK là 10-7, tần suất kháng
gentamycin là 10-10 , khi phối hợp 2 loại KS thì tần suất kháng với
đồng thời cả 2 loại là 10-7 x 10-10 =10-17.
• Phòng bệnh: Sản xuất các vacxin tái tổ hợp để phòng bệnh có
hiệu quả và độ an toàn cao.
• Vẽ bản đồ thể nhiễm sắc của vi khuẩn.
• Nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp protein và sản xuất các
chất có hoạt tính sinh học cao, VD: Biến nạp gen tổng hợp
insulin vào E.coli hay nấm men để sản xuất insulin
• Tạo ra những sinh vật biến đổi gen:
– Tạo ra những tính chất mới lạ (khả năng kháng sâu bệnh)
– Tống hợp ra những protein đặc biệt cần thiết hoặc để tăng sản
lượng nông nghiệp
BỘ GEN TẾ BÀO NHÂN THẬT
Chương 8 (sv tự học)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_sinh_hoc_phan_tu_chuong_7_di_truyen_vi_khuan.pdf