Trong quá trình phát triển, ngành hạt kín đã
hình thành rất nhiều nhánh tiến hóa khác nhau,
tạo nên nhiều phân lớp, nhiều bộ. Chúng rất đa
dạng, biểu hiện ở đặc tính thích nghi với điều
kiện môi trường, do đó có thể duy trì và phát
triển nòi giống Ngành hạt kín đã trở thành
kẻ chiếm ưu thế trong giới thực vật.
59 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh hóa học - Phần II: Phân loại học thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II
PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT
Trần Thị Thanh Hương
Khoa Khoa học
ĐỊNH NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ
CỦA PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT
Định nghĩa: Phân loại học là môn học nghiên cứu
một cách khoa học các sinh vật khác nhau, sự đa dạng
của chúng cũng như tất cả các mối quan hệ qua lại
giữa chúng với nhau.
Đối tượng nghiên cứu: của phân loại học thực vật là
giới thực vật (Regnum plantae)
Nhiệm vụ: sắp xếp các loài thực vật vào các đơn vị
phân loại phù hợp và có mối quan hệ họ hàng với
nhau một cách tự nhiên; đồng thời phản ánh được quá
trình tiến hóa của giới thực vật.
CÁC QUY TẮC PHÂN LOẠI HỌC
Đơn vị phân loại và các bậc phân loại
Cách gọi tên các bậc phân loại
ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI VÀ CÁC BẬC PHÂN LOẠI
Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hóa là loài (species)
Các bậc phân loại chính:
Loài (species) Chi (genus) Họ (familia) Bộ (ordo)
Lớp (classis) Ngành (divisio)
Ngoài ra còn có các bậc trung gian:
Tông (tribus): bậc giữa họ và chi
Nhánh hay tổ (sectio) và loạt hay dãy (series): bậc giữa chi
và loài
Thứ (varietas) và dạng (forma): là những bậc dưới loài
Bậc phụ thuộc: thêm tiếp đầu ngữ sub (phân, dưới), super (liên,
trên)
Ví dụ: Sub ordo: phân bộ, super ordo: liên bộ
ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI VÀ CÁC BẬC PHÂN LOẠI
Taxon: một nhóm cá thể thuộc bất kỳ một mức độ
nào của thang chia bậc. Hay taxon là nhóm sinh vật
có thật được chấp nhận làm đơn vị phân loại ở bất kỳ
mức độ nào.
Ví dụ: Loài là một bậc của bậc phân loại
Ngô (Zea mays) là một taxon
Như vậy bậc của bậc phân loại xác định vị trí của nó
trong loạt bậc nối tiếp nhau, còn bậc của taxon là bậc
phân loại nào đó mà nó là một thành viên (Takhtajan
1966)
CÁCH GỌI TÊN CÁC BẬC PHÂN LOẠI
1753 Carolus Linnaeus (Linné) đưa ra cách đặt tên loài cây
bằng 2 từ latin ghép lại gọi là danh pháp lưỡng nôm
Từ đầu là danh từ chỉ tên chi luôn luôn viết hoa, từ sau là tính
từ chỉ loài, không viết hoa; in nghiêng
Sau tên loài là tên tác giả: thường viết tắt hay nguyên họ của
tác giả đã công bố tên đó đầu tiên, in thẳng đứng
Ví dụ: Oryza sativa L.
Tên họ: Tên chi điển hình + đuôi -aceae
Tên bộ: Tên họ điển hình, đổi đuôi -aceae thành -ales
Tên lớp: Tên bộ điển hình, đổi đuôi -ales thành -atae hoặc -
opsida
Tên ngành: tên lớp điển hình, đổi đuôi -psida thành -phyta
CÁCH GỌI TÊN CÁC BẬC PHÂN LOẠI
Ví dụ:
Magnolia grandiflora L.: Ngọc lan hoa to
Magnolia (Chi Ngọc lan) Magnoliaceae
MagnolialesMagnoliopsidaMagnoliophyta
Đối với nấm và tảo thì có sự thay đổi một ít
Ngành nấm: mycota Lớp nấm: -mycetes
Ví dụ: Ngành Nấm Mycota Lớp Nấm tiếp hợp
Zygomycetes
Ngành tảo: -phyta Lớp tảo: -phyceae
Ví dụ: Ngành tảo Chlorophyta Lớp Volvocophyceae
CÁCH GỌI TÊN CÁC BẬC PHÂN LOẠI
Nếu một loài nào đó là có thực nhưng chưa biết tên
chính xác, chưa thể công bố tên thì viết tên chi kèm
chữ sp.
Ví dụ: Acacia sp.
Nếu nhiều loài cùng chi trong một quần xã thực vật
chưa được xác định chính xác, người ta ghi tên chi
kèm chữ spp.
Ví dụ: Acacia spp.
SỰ PHÂN CHIA GIỚI THỰC VẬT
Thực vật ở cạn không mạch: Ngành Rêu (Bryophyta)
Nhóm thực vật ở cạn có mạch
Ngành Dương xỉ trần (Quyết trần - Rhyniophyta)
Ngành Lá thông (Psilotophyta)
Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
Ngành Thông (Pinophyta) hay ngành Hạt trần
(Gymnospermatophyta)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay ngành Hạt kín
(Angiospermatophyta)
NGÀNH RÊU (BRYOPHYTA)
Là một trong những thực vật bậc cao đầu tiên
có cấu tạo rất đơn giản. Các đại diện thấp cơ
thể còn ở dạng tản, các đại diện cao đã phân
hóa thành thân, lá nhưng chưa có rễ thật chỉ có
rễ giả tức là những lông hút để giữ cây và hút
nước, chưa có mô dẫn.
Thể giao tử chiếm ưu thế hơn thể bào tử. Sự
thụ tinh hoàn toàn nhờ nước.
PHÂN LOẠI NGÀNH RÊU (BRYOPHYTA)
Chia làm 3 lớp:
Lớp Rêu sừng (Anthoceropsida): Cơ thể
dạng tản, mặt dưới có rễ giả để bám vào đất
ẩm.
Lớp Rêu tản (Marchantiopsida): Cơ thể sinh
dưỡng cũng có dạng tản cấu tạo lưng bụng
khác nhau, chỉ một số ít phân hóa thành thân lá.
Lớp rêu (Bryopsida): Cơ thể đã phân hóa
thành thân, lá
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA NGÀNH RÊU
Anthoceros
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA NGÀNH RÊU
Marchantia polymorpha L.
Machantiaceae
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA NGÀNH RÊU
Funaria hygrometricha L.
(Rêu tường)
Funariaceae
Chu trình sinh sản của
Lớp Rêu (Bryopsida)
2n
n
Thụ tinh
Hợp tử
Thể giao tử
Thể bào tử
Noãn
cầu
Tinh
trùng
Bào tử
Sợi nguyênChồi
Lá
Rễ
Túi tinh
Túi noãn
Thể giao tử ♀
Thể giao tử ♂
Túi bào tử
Lông răng
Nắp
Chân
Túi
Giảm phân
Chụp
NGÀNH QUYẾT TRẦN (RHYNIOPHYTA)
Gồm những thực vật cổ nhất, có tổ
chức đơn giản. Đó là những cây
tương đối bé, thường sống ở đầm
lầy.
Thể bào tử dạng thân cây phân
nhánh đôi, ít khi đơn phân. Không
có lá và rễ thật sự (trừ Asteroxylon
đã có mầm mống của lá là những
vảy nhỏ)
Hệ thống dẫn là trung trụ nguyên
sinh
Những đại diện của ngành này là
những thực vật đã hóa thạch. Có 5
họ: Rhyniaceae,
Pseudosporochnaceae,
Psilophllaceae, Aosterophylaceae,
Sterocylaceae và khoảng 20 chi.
NGÀNH LÁ THÔNG (PSILOTOPHYTA)
Thể bào tử không có rễ thật, có
thân rễ và cành khí sinh phân
nhánh đôi
Có phần phụ bên trên thân xếp
xoắn ốc dạng vảy hay dạng lá
Trung trụ nguyên sinh
Túi bào tử có vách dày nằm ở
ngọn hoặc ở các cành bên
ngắn. Có bào tử giống nhau,
tinh trùng có nhiều roi.
Chỉ có 2 chi: Psilotum và
Tmesopteris với vài loài.
Túi bào tử
Túi bào tử
chưa chín
Túi bào tử
Thân rễ
Rễ
2n
n
Bào tử
Noãn cầu
Tinh trùng
Thụ tinh
Hợp tử
Giảm phân
Nguyên tản
Thân rễ của thể
bào tử non
Túi trứng
Túi tinh
Chu trình sinh sản của
ngành Lá thông
(Psilotophyta)
NGÀNH THÔNG ĐÁ (LYCOPODIOPHYTA)
Thế hệ bào tử thể chiếm ưu thế
Cơ thể trưởng thành có thân, lá và
rễ thật
Trung trụ nguyên sinh, có khi
nhiều trụ
Túi bào tử nằm ở gốc lá bào tử. Lá
bào tử tập hợp thành dạng bông gọi
là bông lá bào tử.
Tinh trùng có 2 hay nhiều roi.
Chia làm 2 lớp, 6 bộ. Hiện nay chỉ
còn một số ít đại diện thuộc thảo ở
2 bộ: Lycopodiales (Bộ Thông đất)
và Selaginellales (Bộ Quyển bá).
Lycopodium cernuum L.
Túi bào tử
Lá bào tử
2n
n
Lá bào tử
4 mặt của
bào tử
Giảm phân
Túi tinh chứa
tinh trùngTúi trứng
chứa noãn cầu
Hợp tử
Rễ
Thân
rễ
Thể giao tử
Thể bào tử
Vi lá
Bông
cầu
Nguyên tản
Thụ tinh
Tế bào mẹ
của bào tử
Chu trình sinh sản của Chi
Thông đá (Lycopodium)
Tinh trùng
Hợp tử
2n
n
Túi bào tử
nhỏ
Bông
cầu
Túi bào tử
lớn
Rễ
Nguyên tản ♀
Nguyên tản ♂
Túi trứng
Túi tinh
Thể bào tử
non
Lá bào tử lớn
Bào tử lớn
Bào tử nhỏ
Lá bào tử nhỏ
Giảm phânThụ tinh
Chu trình sinh sản của Chi
Quyển bá (Selaginella)
NGÀNH CỎ THÁP BÚT (EQUISETOPHYTA)
Cây có thân phân đốt, lá xếp thành
vòng, rễ thật
Trung trụ nguyên sinh rắn hay có ruột,
1 số có cấu tạo thứ cấp. Túi bào tử có
vách dày, xếp theo đường xoắn ốc
chứa bào tử giống nhau hoặc rất ít
khác nhau.
Tinh trùng có nhiều roi.
Gồm 3 lớp:
Hyeniatopsida (Lư mộc)
Sphenophyllopsida (Lá nêm)
Equisetopsida (Cỏ tháp bút): có 3
bộ với 3 họ: Asterocalamitaceae,
Calamitaceae (đã tuyệt chủng),
Equisetaceae
hóa thạch
Equisetum
arvense
Cành sinh
dưỡng
Cành sinh sản
Bông cầu
Tế bào mẹ
bào tử
2n
n
Bào tử
Noãn cầu
Tinh trùng
Túi tinh
Túi trứng
Giảm phânThụ tinh
Nguyên tản
đơn tính
Thể giao tử
Thể bào tử
nhánh
Rễ
Thân rễ Túi
bào tử
Lá bào tử
Hợp tử
Chu trình sinh sản của
chi Cỏ tháp bút
(Equisetum)
NGÀNH DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA)
Bào tử thực vật có thân, rễ và lá (lá lớn) xếp
theo đường xoắn ốc
Trung trụ nguyên sinh, hình ống, hình mạng,
có khi nhiều vòng
Túi bào tử có vách dày hay mỏng chứa bào tử
giống nhau hay khác nhau
Tinh trùng có nhiều roi
Cơ quan sinh sản là túi tinh hay túi trứng nằm
trên nguyên tản lưỡng tính hay đơn tính.
Giảm phân
Noãn cầu
2n
n
Tinh trùng
Hợp tử
Rễ
Thân rễThể giao tử
Thể bào tử
non
Bào tử nảy mầm
Bào tử
Túi trứng
Túi tinh
Lá lược
Lá chét
Ổ túi
bào tử
Ổ túi bào tử
cắt ngang
Túi bào tử
Nguyên tảnRễ giả
Thụ tinh
Chu trình sinh sản
của ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta)
NGÀNH DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA)
Chia làm các lớp:
Protopteridiopsida (Lớp tiền Dương xỉ)
Archaeopteridopsida (Lớp Dương xỉ cổ)
Ophioglossopsida (Lớp Lưỡi rắn)
Marattiopsida (Lớp Tòa sen)
Polypodiopsida (Lớp Dương xỉ); được chia thành 3
phân lớp:
Polipodiidae (Phân lớp Dương xỉ)
Marsileidae (Phân lớp Rau bợ nước)
Salviniidae (Phân lớp Bèo ong)
Đã tuyệt diệt
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA NGÀNH DƯƠNG XỈ
Ophioglossum vulgatum
(Lưỡi rắn)
Ophioglossaceae
Angiopteris evecta
(Móng trâu)
Marattiaceae
Dicranopteris linearis (Guột)
Polypodiaceae
Marsilea quadrifolia (Rau bợ nước)
Marsileaceae
Salvinia cuculata (Bèo ong)
Saviniaceae
NGÀNH THÔNG (PINOPHYTA)
NGÀNH HẠT TRẦN (GYMNOSPERMATOPHYTA)
Cây có thân gỗ, thân bụi, không có thân thảo, có cấu tạo thứ
cấp.
Mô dẫn là hệ thống mạch ngăn, chưa có sợi gỗ và nhu mô gỗ.
Cơ quan sinh sản gồm 2 loại bào tử:
Bào tử nhỏ là hạt phấn nằm trong túi bào tử nhỏ là túi
phấn, và nằm ở mặt dưới lá bào tử nhỏ. Lá bào tử nhỏ tập
trung lại thành nón đực ở đầu cành.
Bào tử lớn là noãn nằm ở túi bào tử lớn, noãn nằm ở mặt
bụng hoặc hai bên sườn của lá bào tử lớn. Lá bào tử lớn tập
trung thành nón cái. Noãn về sau phát triển thành hạt.
Noãn chưa được lá noãn bọc kín nên gọi là hạt trần
Sự thụ tinh không cần nước và có sự thụ tinh đơn
Trong chu trình phát triển, thể bào tử chiếm ưu thế
PHÂN LOẠI NGÀNH THÔNG (PINOPHYTA)
Chia làm 3 phân ngành và 6 lớp:
Phân ngành Tuế (Cycadicae): gồm 3 lớp
Lớp Dương xỉ có hạt (Lyginopteridopsida)
Lớp Tuế (Cycadopsida)
Lớp Á Tuế (Bennettidopsida)
Phân ngành Thông (Pinicae): gồm 2 lớp
Lớp Bạch Quả (Ginkgopsida)
Lớp Thông (Pinopsida)
Phân ngành Dây gấm (Gneticae): chỉ gồm 1 lớp Gnetopsida
Nón đực
Nón cái Túi bào tử nhỏ
Giảm phân
Noãn chứa
trong túi bào
tử lớn
Túi bào tử lớn
Hợp tử
Hợp tử phát triển
thành phôi
Phôi
Cánh
Hạt
Thụ tinh
Bào tử nhỏ
Túi bào tử lớn
Bào tử lớn
Cánh
Tế bào sinh sản
Tế bào ống
Tế bào sinh sản
phân chia
2 tinh tử
Tế bào ống
Nhân tế bào ống
Thể giao
tử cái
Thể giao
tử đực
Tế bào sinh tinh
Tế bào không sinh sản
Hạt nảy mầm
2n
n
Chu trình sinh sản
của Thông (Pine)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA NGÀNH THÔNG
Cycas revoluta (Vạn tuế)
Cycadaceae
Gnetum gnemon (Gắm)
Gnetaceae
Pinus mercusii
(Thông 2 lá)
NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA)
NGÀNH HẠT KÍN (ANGIOSPERMATOPHYTA)
NGÀNH THỰC VẬT CÓ HOA (ANTHOPHYTA)
Là ngành thực vật lớn nhất. Chúng phân bố rộng rãi trên trái
đất và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con
người
Có hoa điển hình
Xuất hiện bộ nhụy được cấu tạo từ một hay nhiều lá noãn đã
khép kín làm thành bầu nhụy ở bên trong.
Trong chu trình sống thể giao tử giảm đến mức tối đa
Có sự thụ tinh kép
Cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Hệ thống dẫn rất tiến hóa, trừ
một số loài nguyên thủy, hầu hết đã có mạch thông, trong
gỗ có sợi gỗ để nâng đỡ.
Phôi
Phôi non
Vỏ
hạt
Hạt
Nội nhũ
Thụ tinh
kép
Noãn
cầu
Ống
phấn
Tinh
tử
Hoa
Nhị
Nhụy
Tế bào mẹ
bào tử
Đại bào tử
Giảm
phân
Túi phôi có 8
tế bào
Sự tạo thành
ống phấn
Nhân tế
bào ống
Tế bào sinh
dục
Hạt
phấn
4 tiểu bào
tử
Giảm phân
Tế bào mẹ
hạt phấn
Chu trình sinh sản
của ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta)
PHÂN LOẠI NGÀNH NGỌC LAN
(MAGNOLIOPHYTA)
Chia làm 2 lớp:
Lớp 2 lá mầm (Dicotyledoneae)
Lớp 1 lá mầm (Monocotyledoneae)
PHÂN LOẠI NGÀNH NGỌC LAN
(MAGNOLIOPHYTA)
Lớp 2 lá mầm
Phôi có 2 lá mầm, lá mầm
thường có 3 bó dẫn chính
Hệ rễ trụ
Bó mạch hở, thường xếp
thành 1 vòng liên tục hay
gián đoạn
Thân chia làm 2 phần: vỏ và
trụ giữa
Lá thường có cuống, phiến
lá có gân hình mạng lưới
Hoa thường mẫu 4 và 5, ít
khi mẫu 3
Lớp 1 lá mầm
Phôi chỉ có 1 lá mầm phát
triển, lá mầm thường có 2
bó dẫn chính
Hệ rễ chùm
Bó mạch kín, thường xếp
thành nhiều vòng
Thân không phân biệt phần
vỏ và phần trụ
Lá thường không có cuống,
phiến lá có gân song song
hay hình cung
Hoa thường mẫu 3, đôi khi
mẫu 4, không có mẫu 5
PHÂN LOẠI LỚP 2 LÁ MẦM (DICOTYLEDONEAE)
HAY LỚP NGỌC LAN (MAGNOLIOPSIDA)
Ở một số đại diện riêng biệt của lớp 2 lá mầm không phải tất cả
các tính chất trên đều thể hiện đầy đủ. Vì vậy muốn xếp một thực
vật vào một trong hai lớp của ngành hạt kín thì phải xét tổng hợp
nhiều tính chất.
Lớp 2 lá mầm có 7 phân lớp:
Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae)
Phân lớp Mao lương (Ranunculidae)
Phân lớp Sau Sau (Hamamelididae)
Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae)
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Phân lớp Cúc (Asteridae)
PHÂN LỚP NGỌC LAN (MAGNOLIIDAE)
Gồm những đại diện nguyên thủy về cấu tạo cơ quan
dinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản: chủ yếu là
cây thân gỗ, hoa có thành phần nhiều, bất định, xếp
xoắn ốc; màng hạt phấn 1 rãnh
Trong phạm vi của phân lớp cũng diễn ra những biến
đổi báo hiệu các hướng tiến hóa khác nhau, từ đó cho
ra các phân lớp khác.
Gồm các bộ sau: Ngọc lan (Magnoliales), Hồi
(Illiciales), Long não (Laurales), Hồ tiêu (Piperales),
Mộc hương không lá (Rafflesiales), Súng
(Nymphaeales) và Sen (Nelumbonales).
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP NGỌC LAN
Magnolia grandiflora
(Ngọc lan hoa to)
Magnoliaceae
Cinnamomum camphora (Long não)
Lauraceae
Nymphaea stellata (Súng)
Nymphaeaceae
Nelumbo nucifera (Sen)
Nelumbonaceae
Piper nigrum (Hồ tiêu)
Piperaceae
PHÂN LỚP MAO LƯƠNG (RANUNCULIDAE)
Tiến hóa hơn phân lớp Ngọc lan ở chỗ các cây
phần lớn thuộc dạng thân cỏ, không có tế bào
tiết trong lá và thân, lá thường ít khi nguyên,
các tiết mạch có bản ngăn đơn, màng hạt phấn
3 rãnh
Gồm 7 bộ, ở ta gặp đại diện của 2 bộ: Mao
lương (Ranunculales) và A phiện
(Papaverales)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP MAO LƯƠNG
Ranunculus sceleratus (Mao lương)
Ranunculaceae
Papaver somniferum (A phiện)
Papaveraceae
PHÂN LỚP SAU SAU (HAMAMELIDIDAE)
Gồm chủ yếu các cây thân gỗ, ít khi thân cỏ.
Hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ
phấn nhờ gió nên trở thành đơn tính, giảm
thành phần, bao hoa đơn hay thậm chí mất hẳn
trở thành hoa trần
Gồm 10 bộ, ở ta gặp đại diện của 8 bộ: Bộ Ssu
sau (Hamamelidales), Bộ gai (Urticales), Bộ
phi lao (Casuarinales), Bộ dẻ (Fagales)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP SAU SAU
Morus alba (Dâu tằm)
Moraceae
Casuarina equisetifolia (Phi lao)
Casuarinaceae
Castanea mollissima (Dẻ Cao bằng)
Fagaceae
PHÂN LỚP CẨM CHƯỚNG (CARYOPHYLLIDAE)
Gồm phần lớn các cây thân cỏ, ít khi là cây bụi.
Hoa thường nhỏ, giảm, tiến tới đơn tính, cánh
rời hay không cánh, có khi cánh dính. Tính
chất đặc trưng của phân lớp là thường có nội
nhũ phôi cong.
Gồm 3 bộ đều gặp đại diện ở nước ta: Bộ Cẩm
chướng (Caryophyllales), Bộ Rau răm
(Polygonales) và Bộ đuôi công
(Plumbaginales)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP
CẨM CHƯỚNG (CARYOPHYLLIDAE)
Epiphyllum oxypetalum (Quỳnh)
Cactaceae
Antigonon leptopus (Dây tigôn)
Polygonaceae
Plumbago indica (Đuôi công hoa đỏ)
Plumbaginaceae
Dianthus caryophyllus (Cẩm chướng)
Caryophyllaceae
PHÂN LỚP SỔ (DILLENIIDAE)
Phân lớp lớn, rất đa dạng, bao gồm đủ các dạng cây
thân gỗ, thân bụi, thân cỏ. Hoa chủ yếu tiến hóa theo
hướng thụ phấn nhờ sâu bọ.
Các bộ có tổ chức thấp vẫn còn có lá noãn rời, mạch
có bản ngăn hình thang, biểu hiện tính chất gần gũi
với bộ Ngọc lan trong phân lớp Ngọc lan.
Gồm 14 bộ, ở nước ta gặp đại diện 12 bộ: Bộ Sổ
(Dilleniales), Bộ chè (Theales), Bộ Hoa tím
(Violales), Bộ bầu bí (Cucurbitales), Bộ Màn màn
(Capparales), Bộ Thị (Ebenales), Bộ bông (Malvales),
Bộ Thầu dầu (Euphorbiales)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP SỔ
Dillenia indica (Sổ bà)
Dilleniaceae
Camellia sinensis (Chè)
Theaceae
Cucumis sativus (Dưa leo)
Cucurbitaceae
Brassica oleracea L. var botrytis L.
Brassicaceae
Diospyros decandra (Thị)
Ebenaceae
Hibiscus mutabilis (Phù dung)
Malvaceae
PHÂN LỚP HOA HỒNG (ROSIDAE)
Là một phân lớp lớn và đa dạng. Gồm cây gỗ, cây bụi,
cây leo, cây thân cỏ với nhiều dạng lá khác nhau.
Tính chất chung nhất của phân lớp là có hoa mẫu 5
với lối đính noãn trung trụ. Hoa tiến hóa theo hướng
thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. Ở những bộ
cuối của phân lớp, hoa tiến tới giảm bớt 1 vòng nhị,
giảm số lượng lá noãn và noãn, tiến tới bầu dưới.
Gồm 19 bộ đều có đại diện ở nước ta: Bộ Cỏ tai hổ
(Saxifragales), bộ Hoa hồng (Rosales), bộ Đậu
(Fabales), bộ Nắp ấm (Nepenthales), bộ Sim
(Myrtales), bộ Cam (Rutales), bộ Bồ hòn
(Sapindales), bộ Nhân sâm (Araliales)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP HOA HỒNG
Fragaria vesca (Dâu tây)
Rosaceae
Kalanchoe pinnata (Thuốc bỏng)
Crassulaceae
Mimosa pudica (Trinh nữ)
Fabaceae
Nepenthes mirabilis (Nắp ấm)
Nepenthaceae
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP HOA HỒNG
Citrus aurantium (Cam)
Rutaceae
Rhodomyrtus tomentosa (Sim)
Myrtaceae
Litchi sinensis (Vải)
Sapindaceae
Daucus carota (Cà rốt)
Apiaceae
PHÂN LỚP CÚC (ASTERIDAE)
Gồm các bộ có hoa cánh hợp, 4 vòng, phần lớn theo
mẫu 5. Bộ nhị giảm đi còn 1 vòng 5. Lá noãn giảm
còn 2. Số lượng noãn cũng giảm tiến tới còn 1 noãn
trong bầu. Noãn có 1 vỏ bọc. Hoa thụ phấn chủ yếu
nhờ côn trùng. Hoa tập hợp thành cụm hoa dày đặc.
Chủ yếu là cây thảo, ít cây gỗ và cây bụi.
Gồm 10 bộ: Bộ Long đởm (Gentianales) hay bộ Hoa
vặn (Contortae), Bộ tục đoạn (Dipsacales), Bộ khoai
lang (Convolvulales), Bộ Hoa mõm sói
(Scrophulariales), Bộ Hoa môi (Lamiales), Bộ Cúc
(Asterales)
Bộ Cúc là bộ đạt tới đỉnh tiến hóa cao nhất trong lớp
Ngọc lan.
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP CÚC
Nerium oleander (Trúc đào)
Apocynaceae
Ipomoea quamoclit
(Tóc tiên dây)
Convolvulaceae
Lycopersicum
esculentum (Cà
chua)
Solanaceae
Ocimum basilicum (Húng quế)
Lamiaceae
Wedelia chinensis (Sài đất)
Asteraceae
PHÂN LOẠI LỚP 1 LÁ MẦM (MONOCOTYLEDONEAE)
HAY LỚP HÀNH (LILIOPSIDA)
Lớp 1 lá mầm có 3 phân lớp:
Phân lớp Trạch tả (Alismidae)
Phân lớp Hành (Liliidae): bao gồm cả các bộ mà
trước đây Takhtajan xếp vào một phân lớp riêng- phân
lớp Thài lài (Commelinidae)
Phân lớp Cau (Arecidae)
PHÂN LỚP TRẠCH TẢ (ALISMIDAE)
Gồm những thực vật 1 lá mầm nguyên thủy
nhất hiện nay, đó là những cây thân cỏ sống ở
nước hoặc đầm lầy. Mạch thông chưa có hoặc
chỉ có ở rễ. Thành phần hoa còn nhiều, chưa
cố định, xếp xoắn, các lá noãn rời.
Gồm 2 bộ: Trạch tả (Alismales) và Rong từ
(Najadales)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP TRẠCH TẢ
Alisma (Trạch tả)
Alismaceae
Vallisneria spiralis (Rong mái chèo)
Hydrocharitaceae
PHÂN LỚP HÀNH (LILIIDAE)
Gồm những cây thân cỏ, một số lớn có dạng cây thân
hành, 1 số ít có dạng thân gỗ đặc biệt. Hoa cấu tạo
thích nghi với lối thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
Gồm 16 bộ và là khâu quan trọng trong hệ thống sinh
của một lá mầm, nó có nguồn gốc chung với bộ Trạch
tả (Alismales): Bộ hành hay bộ Huệ tây (Liliales), Bộ
Khúc khắc (Smilacales), Bộ dứa (Bromeliales), Bộ
gừng (Zingiberales), Bộ lan (Orchidales), Bộ cói
(Cyperales), Bộ lúa (Poales)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP HÀNH
Allium cepa (Hành tây)
Alliaceae
Dioscorea persimilis
(Củ từ)
Dioscoreaceae
Ananas comosus (Dứa)
Bromeliaceae
Paphiopedilum callosum
(Lan hài)
Orchidaceae Oryza sativa (Lúa)
Poaceae
PHÂN LỚP CAU (ARECIDAE)
Làm thành 1 nhóm riêng biệt của lớp 1 lá mầm.
Nó đi theo hướng tiêu giảm thành phần của
hoa và được bù đắp bởi kiểu cụm hoa bông mo,
có mo bảo vệ hoa quả và hấp dẫn côn trùng
thay thế cho bao hoa tiêu giảm, có khi mất hẳn.
Nét đặc trưng về tiến hóa cơ quan sinh dưỡng
là xuất hiện dạng cây thân gỗ giả (hay dạng
thân gỗ cau dừa)
Gồm 5 bộ đều có ở nước ta: Bộ Cau (Arecales),
Bộ Ráy (Arales)
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA PHÂN LỚP CAU
Cocus nucifera (Dừa)
Arecaceae
Alocasia macrorhiza (Ráy)
Araceae
Lemna minor (Bèo tấm)
Lemnaceae
Tóm lại
Trong quá trình phát triển, ngành hạt kín đã
hình thành rất nhiều nhánh tiến hóa khác nhau,
tạo nên nhiều phân lớp, nhiều bộ. Chúng rất đa
dạng, biểu hiện ở đặc tính thích nghi với điều
kiện môi trường, do đó có thể duy trì và phát
triển nòi giống Ngành hạt kín đã trở thành
kẻ chiếm ưu thế trong giới thực vật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baigiangthucvatvaphanloaithucvatphan2_4147.pdf