Bài giảng Sinh hóa học - Chương IV: Cơ quan sinh sản (hạt và quả)
Nảy mầm trong quả
Ở các cây ven biển hạt được nảy mầm ngay trong
quả trên cây mẹ, rễ mọc dài, quả rơi xuống cắm
rễ vào bùn, mọc ra các rễ bên, sau đó chồi mới
phát triển cho lá
30 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh hóa học - Chương IV: Cơ quan sinh sản (hạt và quả), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ QUAN SINH SẢN
(HẠT VÀ QUẢ)
Trần Thị Thanh Hương
Khoa Khoa học
Chương IV
HẠT (Quá trình phát triển noãn thành hạt)
Hợp tử (2n) sẽ phân cắt thành 2 tế bào: tế bào gốc và tế bào ngọn
Tế bào gốc sẽ phát triển thành dây treo
Tế bào ngọn sẽ phát triển thành tiền phôi. Tiền phôi về sau sẽ
phát triển thành phôi hay cây mầm. Khi đó dây treo teo lại,
đính phôi vào vách của túi phôi.
Noãn
Tế bào mẹ
nội nhũ
Hợp tử
Hợp tử
Tế bào ngọn
Tế bào gốc
Tiền phôi
Tầng trước
phát sinh
Khối mô phân
sinh cơ bản
2 lá mầm
Chồi
mầm
Rễ mầm
Dây treo
Dây treo
Vỏ hạt
Nội nhũ
Tầng sinh bì
HẠT (Quá trình phát triển noãn thành hạt)
Tế bào mẹ nội nhũ (3n) sẽ phân chia nguyên nhiễm
nhiều lần cho ra nhiều tế bào gọi là nội nhũ (3n)
Noãn tâm (phôi tâm) có thể còn lại sau quá trình phát
triển và chứa nhiều chất dinh dưỡng, biến thành ngoại
nhũ
Vỏ noãn biến thành vỏ hạt
Trên vỏ hạt có thể thấy:
Rốn: là vết tích của cuống hạt đã rụng đi
Lỗ noãn: nơi cây mầm chui ra
Áo hạt: có thể do cán noãn hay hợp điểm biến thành
QUẢ
Quả là phần mang hạt và được coi là cơ quan
sinh sản của thực vật hạt kín. Sau khi thụ
tinh, đồng thời với sự hình thành hạt thì bầu
nhụy biến đổi thành quả.
Quá trình phát triển bầu thành quả
Cấu tạo quả
Phân loại quả
Sự phát tán quả và hạt
Quá trình phát triển bầu thành quả
Cần có 2 điều kiện sau:
Phải có sự thụ phấn cuống của hoa sẽ
không rụng.
Phải có kích thích tố sinh trưởng: Auxin,
heteroauxin, cytokinin, gibberellin do hạt
phấn đem đến hoặc trong quá trình phát
triển của phôi và nội nhũ, quả đã tổng hợp
được các kích thích tố đó vách bầu phát
triển.
Cấu tạo quả
Gồm 3 lớp vỏ do 3 thành phần tương ứng của vách
bầu nhụy biến đổi thành:
Vỏ quả ngoài: do lớp biểu bì ngoài của vách bầu
biến đổi thành, thường là một lớp tương đối mỏng,
mặt ngoài có lớp cutin hoặc lớp sáp, có lông, có gai.
Vỏ quả giữa: do lớp nhu mô của bầu nhụy phát
triển thành (dày). Khi chín có thể mọng nước (đu đủ,
xoài) hoặc biến thành xơ (dừa).
Vỏ quả trong: do lớp biểu bì trong của vách bầu
biến đổi thành, thường là một lớp mỏng. Khi chín có
thể mềm (đu đủ, ) hay cứng (xoài, cóc).
Cấu tạo quả
Số lượng ô của bầu nhụy thường được giữ nguyên
thành số ô của quả.
Đôi khi số ô tăng lên (quả cải). Hoa có 1 ô, quả có
2 ô.
Đôi khi số ô giảm xuống (quả dừa). Khi còn hoa
trong bầu nhụy có 3 ô thành quả chỉ có 1 ô.
Số lượng hạt có thể thay đổi: nhiều hạt (cà chua,..),
một hạt (táo, cóc...).
Các phần khác sẽ rụng đi hay phát triển và tồn tại
trên quả (cà chua, ổi, măng cụt...).
Phân loại quả
Có nhiều cách phân loại quả khác nhau: dựa vào
nguồn gốc xuất phát của quả, tức là dựa vào kiểu
bộ nhụy khác nhau để phân loại quả, dựa vào hình
thái và phát triển các lớp vỏ quả hoặc cách mở của
quả để phân loại
Cách phân loại đơn giản nhất là xuất phát từ các
kiểu bộ nhụy khác nhau (một lá noãn, nhiều lá
noãn rời hoặc hợp), có thể chia thành 3 nhóm quả:
Nhóm quả đơn
Nhóm quả kép
Nhóm quả phức
Nhóm quả đơn
Một hoa có bộ nhụy 1 lá noãn hoặc nhiều lá noãn
hợp thành một bầu duy nhất biến thành 1 quả.
Chia làm 2 loại:
Quả mập: vỏ quả mềm, mọng nước
Quả mọng
Quả hạch
Quả khô: khi chín, vỏ quả khô cứng
Quả khô không vỡ
Quả khô vỡ
Quả mập
Quả hạch: Nếu lớp
vỏ quả trong cứng. Ví
dụ: Táo, dừa, cóc
xoài
Quả mọng: Nếu lớp vỏ quả trong mềm. Ví dụ: đu đủ,
mận, ổi, cà chua...
Quả khô không vỡ
Quả bế: khi chín vỏ quả khô cứng lại,
không nứt
Quả bế cứng: quả ấu, quả sen...
Quả bế có lông: quả cúc, rau tàu bay...
Quả bế có cánh: quả dầu...
Quả dĩnh: không có vỏ hạt nên vỏ quả
dính liền với nội nhũ; hoặc vỏ hạt rất
mỏng. Ví dụ: Quả các cây thuộc họ lúa
(Poaceae)
Quả khô không vỡ
Quả bế cứng Quả bế có lông
Quả bế có cánh
Quả dĩnh
Quả khô vỡ
Khi chín vỏ quả khô, nứt nhiều đường
Quả đại: có 1 ô, khi chín nứt 1 đường giá noãn có 1
mảnh vỏ
Ví dụ: Họ hoa đại
Quả đậu: có 1 ô, khi chín nứt theo 2 đường: giá noãn
và sống lưng quả có 2 mảnh vỏ
Quả cải: có 2 ô, khi chín nứt theo 4 đường quả có 3
mảnh vỏ
Ví dụ: Họ cải
Quả nang: nhiều lá noãn nhiều ô, ít nhất là 3 ô trở lên
Quả khô vỡ
1 lá
mầm
gấp lại
Nứt
Nứt
Quả đậu
chưa nứt
Quả đậu
nứt ra
Cắt ngang
bầu
Quả đậu
Quả cải
Mảnh vỏ
(lá noãn)
Mảnh vỏ
Hạt
Mảnh vỏ
Hạt
Vách ngănVách ngăn
mang hạt
Cắt ngang bầu
Nứt
Nứt
Quả cải nứt ra
Quả đại
Quả trôm hôi
(Sterculia foetida)
Các loại quả nang
Quả nang nứt vách. Ví dụ: Quả thuốc lá
Quả nang chẻ ô. Ví dụ: Quả bông vải, quả sầu
riêng
Quả nang nứt vách, chẻ ô. Ví dụ: Quả cao su, thầu
dầu
Quả nang mở bằng nắp. Ví dụ: Quả hoa mồng gà
Quả nang hủy vách. Ví dụ: Quả cà độc dược
Quả nang mở bằng lỗ. Ví dụ: Quả thuốc phiện
Các loại quả nang
Quả nang
nứt vách
Quả nang
chẻ ô
Quả nang nứt
vách, chẻ ô
Quả nang
mở lỗ
Quả nang
mở nắp
Nhóm quả kép
Cũng được hình thành từ một hoa nhưng bộ
nhụy có các lá noãn rời, mỗi lá noãn tạo thành
một quả riêng biệt
Ví dụ: mãng cầu, bình bát, gương sen, dâu tây...
Nhóm quả phức
Được hình thành từ cả cụm hoa. Trong thành
phần của quả không chỉ có bầu, mà còn có cả
trục cụm hoa, bao hoa, lá bắc tham gia. Ví dụ:
quả mít, thơm, dâu tằm, ngô, sung
Phân loại quả
Ngoài 3 nhóm quả chính thì còn một số loại quả sau:
Quả có áo hạt: do cán noãn phát triển ôm lấy hạt
Ví dụ: Vải, nhãn, chôm chôm
Quả giả: quả không phải do bầu nhụy
mà do các thành phần khác của hoa phát
triển thành. Ví dụ: Quả điều, mít, sung,
Phân loại quả
Quả ở dưới đất. Ví dụ: Quả đậu phụng
Quả không hạt: do 2 nguyên nhân
Phun kích thích tố sinh trưởng lên nhụy
Do kích thích của hạt phấn cùng loại
hay khác loại khiến cho vách bầu phát
triển thành quả mà không có sự thụ tinh.
Ví dụ: Thơm, chuối, lê...
Sự phát tán quả và hạt
Có nhiều phương thức phát tán quả và hạt khác
nhau. Các loại quả và hạt thích nghi với mỗi
hình thức phát tán thường có một số đặc điểm
riêng.
Các phương thức phát tán quả và hạt:
Sự phát tán nhờ gió
Sự phát tán nhờ động vật
Sự phát tán nhờ nước
Sự tự phát tán
Sự phát tán nhờ gió
Quả và hạt phải nhỏ và nhẹ, nhờ
những bộ phận riêng.
Ví dụ: Quả cây họ cúc phát tán nhờ
lông, Quả dầu phát tán nhờ cánh
Sự phát tán nhờ động vật
Động vật ăn quả rồi thải hạt ra sau khi tiêu
hóa. Hạt phải có các đặc điểm:
Vỏ cứng: không bị các enzyme tiêu hóa
làm hư hại
Một số quả và hạt mặt ngoài có gai móc
hoặc chất dính. Ví dụ: Cỏ may
Sự phát tán nhờ nước
và sự tự phát tán
Sự phát tán nhờ nước
Quả và hạt thường có vỏ dày, không thấm
nước. Ví dụ: Quả dừa
Sự tự phát tán
Quả khi chín thường nứt mạnh để tung hạt
ra xa.Ví dụ: Quả nổ
Sự nảy mầm của quả và hạt
Các điều kiện của sự nảy mầm
Điều kiện bên ngoài: Nước, oxy, nhiệt độ
và ánh sáng thích hợp tùy loài.
Điều kiện bên trong:
Hạt phải trưởng thành
Hạt phải còn sống và phát triển đầy đủ
Sự nảy mầm của quả và hạt
Các kiểu nảy mầm:
Nảy mầm thượng địa
Nảy mầm hạ địa
Nảy mầm trong quả
Nảy mầm thượng địa
Trụ dưới lá mầm phát triển mạnh đưa 2 lá mầm và
vỏ hạt lên cao khỏi mặt đất. Lối nảy mầm này rất
phổ biến ở cây 2 lá mầm và cây hạt trần
Rễ mầm
Trụ dưới lá mầm
Lá đầu tiên
Lá mầm
Trụ trên lá mầm
Trụ dưới lá mầm
Nảy mầm hạ địa
Trụ dưới lá mầm không phát triển nên hạt vẫn ở
dưới đất. Lối nảy mầm này thường gặp ở hạt có nội
nhũ và rất phổ biến ở cây 1 lá mầm
Rễ mầm
Lá
Diệp tiêu
Căn tiêu
Diệp tiêu
Đậu Hà lan Ngô
Trụ dưới lá mầm
Trụ dưới lá mầm
Rễ mầm
Lá mầm
Lá
Trụ trên
lá mầm
Nảy mầm trong quả
Ở các cây ven biển hạt được nảy mầm ngay trong
quả trên cây mẹ, rễ mọc dài, quả rơi xuống cắm
rễ vào bùn, mọc ra các rễ bên, sau đó chồi mới
phát triển cho lá
Rễ mầm
Quả
Chồi Lá
Rễ
Quả
Chu trình phát triển
ở thực vật hạt kín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baigiangthucvatvaphanloaithucvatchuong4_coquansinhsan_1709.pdf