Dựa trên các hiệu ứng
nhiệt (thu nhiệt, toả nhiệt)
thu được trên giản đồ DTA
(do quá trình tách nước,
cháy, chuyển pha ) hoặc
sự thay đổi trọng lượng
trên giản đồ TGA (do quá
trình tách các chất bay
hơi, cháy) ta có thể phán
đoán các hiện tượng
chuyển pha, chuyển cấu
trúc của mẫu nghiên cứu.
129 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Rây phân tử và vật liệu hấp phụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá. Quá trình này chịu ảnh hưởng
trực tiếp của nhiệt độ và thời gian. Khi tăng nhiệt độ, đường cong kết tinh có
dạng bậc, dịch chuyển về phía có thời gian kết tinh ngắn hơn (hình 29).
Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng mạnh đến kiểu cấu trúc tinh thể và đối với mỗi
loại zeolit, luôn tồn tại một giới hạn về nhiệt độ kết tinh. Việc tổng hợp zeolit
ở nhiệt độ cao và áp suất cao cũng sẽ làm cho cấu trúc zeolit thu được
thoáng và xốp hơn.
76
* Ảnh hưởng của chất tạo cấu trúc
Chất tạo cấu trúc (Template hay Structure Directing Agents) có ảnh hưởng
quan trọng đến sự tạo hình mạng lưới cấu trúc trong quá trình tổng hợp
zeolit, đặc biệt đối với các zeolit giàu silic.
Có 3 loại chất tạo cấu trúc:
1)- Loại phân tử tích điện (cation): Loại này được sử dụng nhiều trong quá
trình tổng hợp zeolit vì chúng không chỉ định hướng cấu trúc mà còn ảnh
hưởng tới tốc độ quá trình kết tinh. Các cation này thường là Na+, Li+, Cs+,
K+, Rb+, Ca2+, Sr2+ hoặc tetraalkylammoni (như tetramethylammoni
(TMA+), tetraethylammoni (TEA+), tetrapropylammoni (TPA+)),
dihydroxyethyldimethylammoni, dialkylamin, trialkylamin và muối photpho.
2)- Loại phân tử trung hoà: Phổ biến là nước. Ngoài ra còn có các amin, ete
và rượu. Nước ở đây không những đóng vai trò m.trường và chất phản
ứng, mà còn xúc tiến định dạng cấu trúc zeolit trong quá trình phát triển
tinh thể bằng cách choán đầy hệ thống lỗ nhỏ, làm bền mạng lưới.
3)- Loại cặp ion: Thường là muối NaCl, KCl, KBr, CaF2, BaCl2, BaBr2. Các
muối này cũng có khả năng làm bền cấu trúc khi chúng tồn tại trong hệ
thống mao quản của zeolit. Chúng có thể còn định hướng hình thành các
zeolit khác nhau, xúc tiến quá trình kết tinh và làm tăng độ kết tinh.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
77
Ảnh hưởng của chất tạo cấu trúc đến quá trình tổng hợp zeolit
được thể hiện ở 3 yếu tố sau:
1)- Ảnh hưởng đến quá trình gel hoá, tạo mầm và sự lớn lên
của tinh thể. Các đơn vị TO4 được sắp xếp thành những hình
khối đặc biệt xung quanh chất tạo cấu trúc và kết quả là tạo
ra các tiền tố SBU định trước cho quá trình tạo mầm và phát
triển của tinh thể.
2)- Làm giảm năng lượng bề mặt dẫn đễn làm giảm thế hoá học
của mạng lưới aluminosilicat. Chất tạo cấu trúc góp phần làm
bền khung zeolit nhờ các tương tác mới (như liên kết hydro,
tương tác tĩnh điện và tương tác khuếch tán), đồng thời định
hướng hình dạng cấu trúc của zeolit.
3)- Mở rộng khả năng tổng hợp zeolit nhất là với các zeolit có
hàm lượng silic cao.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
78
IV.3.2. Tổng hợp zeolit từ khoáng sét tự nhiên.
IV.3.2.1. Giới thiệu
Trong giai đoạn 1935-1940, thế giới đã được chứng kiến hàng
loạt kết quả nghiên cứu của Nagai và cộng sự về quá trình tổng
hợp zeolit từ khoáng sét tự nhiên. Điều này chứng tỏ hướng tổng
hợp zeolit từ khoáng sét đã được đề cập từ rất sớm. Tuy vậy,
đây là quá trình khá phức tạp nên sau khi zeolit được tổng hợp
trực tiếp từ nguồn silic và nhôm sạch thì việc nghiên cứu chuyển
hoá khoáng sét thành zeolit hầu như ít được quan tâm.
Trong những năm gần đây, người ta đã chú ý trở lại hướng tổng
hợp zeolit từ khoáng sét vì nó có những ưu việt nhất định mà từ
nguồn Si và Al riêng biệt không thể có được. Chẳng hạn như vấn
đề giá thành, nhất là lĩnh vực sử dụng zeolit với khối lượng lớn
mà không đòi hỏi độ tinh khiết cao, hoặc cần thiết phải tận dụng
nguồn tài nguyên tại chỗ vừa sẵn lại rẻ tiền, hoặc vì lý do khoa
học v.v... Chính vì vậy, lý thuyết tổng hợp zeolit từ khoáng sét tự
nhiên cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
79
IV.3.2.2. Nguyên liệu khoáng sét cho tổng hợp zeolit.
KSTN là ng.liệu khá tốt cho tổng hợp zeolit, nhất là tổng hợp các loại zeolit A, X,
Y. Đã có tới 37 loại KSTN khác nhau được sử dụng làm ng.liệu chính trong
tổng hợp zeolit. Tuy nhiên, chỉ 1 số được sử dụng nhiều,điển hình là kaolinit,
haloysit, montmorilonit, diatomit và trong số này, kaolinit được đánh giá là
nguyên liệu tốt nhất trong công nghiệp tổng hợp zeolit. Kaolinit tỏ ra khá
thuận lợi khi được sử dụng làm ng.liệu đầu cho tổng hợp các loại zeolit có tỷ
số SiO2/Al2O3 thấp.
550-650oC 2Al2Si2O5(OH)4 2Al2Si2O7 + 4H2O
Cao lanh Metacaolanh
925-950oC 2Al2Si2O7 Si3Al4O12 + SiO2
Metacaolanh Spinel
>1050oC 3Si3Al4O12 2Si2Al6O13 + 5SiO2
Spinel mulit cristobalit
Sơ đồ 2. Quá trình xử lý cao lanh bởi nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
80
Quá trình tổng hợp zeolit từ KSTN qua nhiều giai đoạn và luôn phải nung
KS ở nhiệt độ cao (600 1000oC), trong nhiều giờ (4 24 giờ) trước
khi kết tinh mà chất lượng zeolit thu được vẫn thấp.
Nếu kết tinh khoáng sét chưa xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao trong dung dịch
kiềm thì quá trình chuyển hoá cấu trúc rất khó khăn, SP thường là
felspat ngậm nước hoặc là hydroxysodalit. Đó là lý do mà khi tổng hợp
zeolit từ KS luôn cần trải qua giai đoạn xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao trước
khi kết tinh. Chẳng hạn phải nung cao lanh ở 600oC để chuyển về
dạng metacaolanh (Al2Si2O7), nung ở nhiệt độ khoảng 980
oC để tạo ra
spinel (Si3Al4O12), hoặc xử lý nhiệt ở 1050
oC để thu lấy mulit
(Si2Al3O13).
Sau khi nung ở nhiệt độ cao, KS trở thành các pha khuyết tật và đối với
cao lanh sau khi nung, các lớp tứ diện silic vẫn được bảo toàn xen kẽ
các đơn vị tứ diện AlO4
- sẽ được tạo nên từ lớp bát diện trong cấu trúc
ban đầu. Việc xử lý nhiệt trước khi kết tinh làm cho KS trở nên hoạt
động hơn, giúp cho q.trình chuyển hoá chúng thành zeolit được thuận
lợi hơn nhiều so với KS chưa xử lý nhiệt. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nhiệt
ở nhiệt độ cao, trong thời gian dài sẽ gây tốn kém năng lượng, do đó
sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
81
IV.3.2.3. Các hợp phần trong phản ứng chuyển hoá kh.sét thành zeolit
* Giống như quá trình tổng hợp zeolit từ các nguồn Si và Al riêng biệt, khi
tổng hợp zeolit từ khoáng sét cũng thường được thực hiện trong môi
trường kiềm.
- Nguyên liệu thường là khoáng sét đã xử lý ở nhiệt độ cao.
- Tác nhân kiềm: NaOH, KOH, NH4OH và đôi khi là Na2CO3 hoặc NaHCO3.
- Tác nhân tạo cấu trúc: NaCl, Na2SO4. Có thể muối nitrat của KLK, muối clo
và muối nitrat của KL đất hiếm, muối amoni, muối mangan hoặc crom.
- Chất hoạt động bề mặt: Polyetylen, polypropylen và polyetylenglycol.
* Khi tổng hợp zeolit có tỷ số SiO2/Al2O3 ≥ 2 từ khoáng sét giàu nhôm (như
kaolinit, halloysit) cần phải thêm SiO2 vào khoáng sét đã xử lý nhiệt.
* Khi tổng hợp zeolit có tỷ số SiO2/Al2O3 cao hơn, có thể xử lý khoáng sét đã
nung với axit để loại bớt nhôm.
* Tuỳ thuộc tổng hợp zeolit loại nào mà chọn các điều kiện về nhiệt độ, áp
suất và thời gian kết tinh cho phù hợp. Nhiệt độ kết tinh thường từ 80 -
1000C ở P thường, đôi khi ở 120-1800C và P có thể tới 200kg/cm2. Thời
gian kết tinh cũng dao động từ vài chục giờ đến vài ngày và có thể giảm
đi nếu kết hợp già hoá hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ từ 20-750C. Ngoài ra
còn có thể thêm vào hỗn hợp phản ứng mầm tinh thể.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
82
Zeolit
T.lệ mol chất ph.ứng
mol/molAl2O3) Tác nhân phản ứng Điều kiện tiến hành
Tỷ lệ mol
SiO2/Al2O3
trong SP
Na2O SiO2 H2O
A 2,4 2 96 Metacaolanh, NaOH
Già hóa 16h ở to phòng,
kết tinh 8h ở 85oC hoặc
35 ngày ở to phòng
2,0
P 4 10 120
Metacaolanh,
NaOH, thuỷ tinh lỏng
Già hoá 72h ở to phòng,
kết tinh 72h ở 100oC
3,0
X 4 4 160
Metacaolanh,
NaOH, thuỷ tinh Lỏng
Già hoá 72h ở to phòng,
kết tinh 24h ở 100oC
2,5
Y 3,5 7 140
Metacaolanh,
NaOH, NaCl, thuỷ
tinh lỏng
Già hoá 24h ở to phòng,
kết tinh 24h ở 100oC
3,5
Y 5 10 200
Metacaolanh đã xử
lý axit, NaOH
Già hoá 24h ở to phòng,
kết tinh 72h ở 100oC
4,1
Bảng 10. Tổng hợp các zeolit A, P, X, Y từ metacaolanh.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
83
Gần đây, một số sáng chế và công trình công bố vẫn chưa tỏ ra ưu việt
về mặt kinh tế và ý nghĩa khoa học còn hạn chế:
- Tổng hợp zeolit Y từ cao lanh chỉ nung ở 750oC trong vài giờ nhưng
hiệu suất zeolit Y mới đạt khoảng 40%.
- Tổng hợp zeolit X phải trải qua giai đoạn nung hỗn hợp cao lanh với
oxyt silic và muối cacbonat ở 950oC, sau đó kết tinh ở 100oC mà sản
phẩm thu được chỉ đạt hiệu suất 55%. Hoặc như để thu được sản
phẩm zeolit X có độ tinh thể khoảng 85%, quá trình tổng hợp phải trải
qua giai đoạn nung hỗn hợp cao lanh với muối cacbonat và muối của
kim loại quí hiếm trong 20 giờ ở 650oC, tiếp đến đồng thể hoá trong 24
giờ ở 75oC, cuối cùng kết tinh ở 100oC trong 30 giờ.
* Tóm lại, tổng hợp zeolit từ KSTN nói chung và từ cao lanh nói riêng,
cho đến nay, vẫn còn nhiều bất cập. Người ta đã thừa nhận việc tổng
hợp các zeolit P, P1, A, X từ khoáng sét là một lợi thế trong công
nghiệp hấp phụ và trao đổi cation, do đó, một lần nữa có thể thấy, bên
cạnh hướng tổng hợp zeolit từ hoá chất sạch, hướng tổng hợp zeolit
trên cơ sở nguồn tài nguyên kh.sét vẫn được coi là một hướng có
nhiều triển vọng.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
84
IV.4. Giới thiệu một số rây phân tử hấp phụ điển hình
IV.4.1. Zeolit A
Thuộc họ LTA, cấu trúc dạng mạng lưới lập phương tương tự tinh thể
NaCl, với các nút mạng là các bát diện cụt. Đơn vị cấu trúc cơ bản
của zeolit A là sodalit, đơn vị cấu trúc thứ cấp (SBU) là vòng kép 4
cạnh (D4R).
Đối với zeolit A, tỷ số Si/Al = 1 nên số nguyên tử Si và Al trong mỗi
đơn vị sodalit bằng nhau. Vì vậy, với mỗi bát diện cụt được tạo bởi 24
tứ diện có 48 nguyên tử oxy làm cầu nối, vậy còn dư 12 điện tích âm.
Trong đó có 12 tứ diện SiO4 và 12 tứ diện AlO4
-, có 12 cation Na+ bù
trừ điện tích âm.
Các sodalit liên kết với nhau qua mặt 4 cạnh nên công thức của một ô
mạng cơ sở và công thức của một đơn vị cấu trúc zeolit A dạng
hydrat hoá tối đa là:
Na12[(AlO2)12(SiO2)12].27H2O hoặc Na96Al96Si96.216H2O
Zeolit A kết tinh ở dạng cubic, nhóm không gian Pm 3m, thông số
mạng a = 11,9Å. Đường kính mao quản 4,1Å và đường kính động học
3,9Å. Hấp phụ tốt nhất các phân tử C2H4, O2 và tương đương.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
85
Hốc lớn của zeolit A có dạng hình cầu
với đường kính hốc là 11,4Å, còn
đường kính hốc nhỏ khoảng 6,6Å. Mỗi
hốc lớn thông với 6 hốc lớn bên cạnh
qua các cửa sổ 8 cạnh có kích thước
4,1Å. Ngoài ra mỗi hốc lớn còn thông
với 8 hốc nhỏ qua các cửa sổ 6 cạnh
với kích thước cửa sổ nhỏ là 2,2Å.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hình 31. SBU d4r (a), lồng sodalit
(b) và sự kết hợp các lồng sodalit
tạo thành zeolit A (b).
(c) (b) (a)
Hình 32. Vòng 8 oxy nhìn theo
hướng
Khi các sodalit liên kết với nhau sẽ tạo thành các hốc lớn và các hốc
nhỏ. Hốc lớn là phần thể tích giới hạn giữa 8 lồng sodalit trong một ô
mạng, còn hốc nhỏ là không gian rỗng trong mỗi sodalit (Hình 31).
86
Sau khi tổng hợp, zeolit A thường ở dạng NaA có cửa sổ mao
quản 4,1Å nên gọi là zeolit 4A.
Việc biến tính cation Na+ bù trừ điện tích âm trong khung cấu trúc
bằng các cation khác nhau làm thay đổi kích thước cửa sổ mao
quản. Ví dụ, thay Na+ bằng K+ sẽ làm cho kích thước mao quản
giảm xuống chỉ còn 3Å (còn gọi là zeolit KA hay zeolit 3A); thay
bằng Ca2+ lại làm cho kích thước mao quản tăng lên 5Å (còn
gọi là zeolit CaA hay zeolit 5A).
Do đó, loại zeolit này có thể thay đổi bằng việc biến tính bởi các
cation trao đổi khác nhau để sử dụng làm chất trao đổi ion và
chất hấp phụ các phân tử có kích thước phù hợp với kích
thước mao quản của nó rất có hiệu quả.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
87
IV.4.2. Zeolit X,Y
Zeolit X,Y thuộc họ vật liệu FAU (faujazite), SBU là các vòng kép 6 cạnh
(D6R), cũng được tạo nên bởi các đơn vị cấu trúc cơ bản là sodalit.
Sodalit là một khối bát diện cụt gồm 8 mặt 6 cạnh và 6 mặt 4 cạnh do 24
tứ diện TO4 ghép lại. Mỗi nút mạng của zeolit X,Y đều là các bát diện
cụt và mỗi bát diện cụt liên kết với 4 bát diện cụt khác ở mặt 6 cạnh
thông qua liên kết cầu oxy (phối trí tứ diện như các đỉnh cacbon trong
cấu trúc tinh thể kim cương, hình 33). Số mặt 6 cạnh của bát diện cụt
là 8, do đó tồn tại 4 mặt 6 cạnh còn trống của mỗi bát diện cụt trong
zeolit X,Y.
(b) (c) (a)
Hình 33. SBU d6r (a), lồng sodalit (b) và sự kết hợp
các lồng sodalit tạo thành zeolit X,Y (c)
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
88
Zeolit họ FAU kết tinh ở dạng cubic,
thông thường nhóm không gian Fd
3m, thông số mạng a = 24,74Å.
Đường kính mao quản 7,4Å và
đường kính động học 8,1Å. Loại
này hấp phụ tốt nhất là phân tử
(C4H9)3N và tương đương.
Hình 34. Vòng 12 oxy nhìn theo
hướng
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hình 35. Cấu trúc khung
mạng của zeolit X,Y
Hình 35 là cấu trúc khung mạng zeolit X,Y. Một ô mạng cơ
sở chứa 8 bát diện cụt. Do vậy, trong một ô mạng cơ sở,
tổng số tứ diện SiO4 và AlO4
- bằng 192 và chứa 384 oxy.
Kiểu sắp xếp này tạo ra các hốc lớn với đường kính 13Å.
Mỗi hốc lớn thông với 4 hốc lớn khác qua các vòng 12
nguyên tử oxy có đường kính bằng 7,4Å tạo nên một cấu
trúc mạng có độ rỗng cao.
Các tâm hoạt động xúc tác cho nhiều phản ứng hầu hết nằm
trong những hốc lớn. Khi hốc lớn thông với hốc nhỏ hoặc
các hốc nhỏ thông với nhau qua cửa sổ được giới hạn
bởi vòng 6 nguyên tử oxi tạo nên hệ thống mao quản thứ
cấp có đường kính bằng 2,2 Å.
89
Trong zeolit X,Y có hai loại cửa sổ nhỏ (2,2Ǻ) và lớn (7,4Ǻ). Vị trí các tâm axit
bazơ, tâm kim loại như trong hình 36.
Lăng trụ
lục giác
Hốc sodalit
2,2Ǻ
Hình 36. Vị trí các tâm trong cấu trúc zeolit Y
A: các tâm hydrat Mn2+
B: giao điểm đối xứng của các sodalit
qua mặt sáu cạnh
I,II,III: vị trí của các cation Mn2+
O(1): oxy của lăng trụ lục giác cầu nối
O(2): oxy của thuộc về cả vòng 6 cạnh
của lăng trụ lục giác và vòng 6 cạnh trong
hốc lớn
O(3): nguyên tử oxy khác O(2) thuộc về
vòng 6 cạnh của lăng trụ lục giác
O(4): nguyên tử oxy khác O(2) thuộc về
vòng 6 cạnh của hốc lớn
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Trong quá trình đehydrat, sự phân bố cation bị thay đổi. Trước hết, vỏ hydrat của cation kỵ
nước hơn bị phá vỡ. Khi tăng nhiệt độ làm giảm lượng nước và cation có thể dịch chuyển
vào các vị trí trong sodalit. Tiếp tục tăng nhiệt độ sẽ xảy ra sự dịch chuyển cation từ hốc
sođalit vào lăng trụ lục giác, tạo cho vật liệu bền nhiệt và bền thuỷ nhiệt.
90
Sự phân biệt zeolit X và zeolit Y chủ yếu dựa vào tỷ số Si/Al
trong khung cấu trúc. Zeolit X có tỷ số Si/Al = 1-1,5. Zeolit Y có tỷ
số Si/Al cao hơn, từ 1,5-3,0.
Công thức hoá học đối với một ô mạng cơ sở của zeolit NaX và
NaY như sau:
Zeolit NaX: Na86[(AlO2)86.(SiO2)106].264H2O
Zeolit NaY: Na56[(AlO2)56.(SiO2)136].264H2O
Như vậy, zeolit X nghèo silic hơn zeolit Y mặc dù tổng các cation
Si4+ và Al3+ đều bằng 192 và bằng số đỉnh của một ô mạng cơ
sở. Do đó zeolit X kém bền hơn zeolit Y vì tỷ số Si/Al càng cao
thì độ bền cơ và bền nhiệt càng cao.
Chính vì sự khác nhau này làm cho zeolit X và zeolit Y có những
tính chất và ứng dụng khác nhau. Zeolit X chủ yếu được sử dụng
trong hấp phụ để tách và tinh chế các chất, còn zeolit Y lại chủ
yếu được sử dụng làm xúc tác trong các phản ứng hoá học,
trong các quá trình khác nhau của công nghệ lọc hoá dầu và
tổng hợp hữu cơ.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
91
IV.4.3. Zeolit P1
Zeolit P1 thuộc họ cấu trúc GIS (gismondin). Đơn vị cấu trúc thứ
cấp là các vòng 8 oxy và vòng 4 oxy liên kết với nhau tạo thành
khung cấu trúc.
Zeolit NaP1 có công thức hoá học biểu diễn theo một ô mạng cơ
sở là:
Na6[(AlO2)6(SiO2)10].12H2O hoặc Na6Al6Si10O32.12H2O
Zeolit P1 kết tinh ở dạng tetragonal, nhóm không gian I41/amd
với thông số mạng a = 9.8Å, c = 10.2Å. Đường kính mao quản
3,1 x 4,5Å và 2,8 x 4,8Å; đường kính động học 2,6Å. Hấp phụ
tốt nhất phân tử H2O và NH3 và tương đương.
Zeolit P1 cũng là một loại zeolit tổng hợp, mạng lưới tinh thể
của zeolit P1 được hình thành do các tứ diện TO4 liên kết với
nhau tạo nên cấu trúc thứ cấp là các vòng đơn 4 cạnh (S4R).
Các vòng đơn này lại liên kết với nhau qua các đỉnh tạo thành
các vòng 8 cạnh với các đỉnh là các ion O2- của tứ diện TO4.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
92
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hệ thống mao quản trong zeolit NaP1 được tạo lập bởi các vòng
8 cạnh có kích thước 3,1x4,5 Å (song song với mặt 100) và bằng
2,8x4,8 Å (song song với mặt 010).
Hình 38. SBU gis (a) và cấu trúc zeolit P1 (b).
(b) (a)
Zeolit NaP1 có tỷ số Al/Si = 1,67 nên đây là loại zeolit nghèo silic.
Lĩnh vực ứng dụng chủ yếu của zeolit này là dùng làm chất hấp
phụ và trao đổi ion, ít được sử dụng làm xúc tác. Đặc biệt, đường
kính động học bằng 2,6Å nên zeolit NaP1 rất thích hợp để hấp phụ
NH4
+ và các kim loại nặng.
93
Rây phân tử kích thước nano (còn gọi là
nanozeolit) thực chất là các vật liệu zeolit với
kích thước hạt nhỏ cỡ nm, được tổng hợp
trong những điều kiện riêng biệt so với vật
liệu zeolit thông thường có kích thước m.
Khi vật liệu có cỡ hạt từ m giảm xuống nm
dẫn đến thay đổi tính chất của chúng. Các
vật liệu nanozeolit không những mang đầy
đủ tính chất của một zeolit thông thường như
tính chất trao đổi ion, hấp phụ, xúc tác, chọn
lọc hình dạng... mà còn có những tính chất
nổi trội do hiệu ứng bề mặt tăng lên, diện
tích bề mặt, nhất là bề mặt ngoài lớn hơn
vì tỉ lệ giữa số nguyên tử bên ngoài với bên
trong tăng lên nhanh chóng khi giảm kích
thước hạt và các hạt nanozeolit có bề mặt
ngoài lớn, hoạt tính bề mặt cao.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
CHƯƠNG V. RÂY PHÂN TỬ KÍCH THƯỚC NANO
V.1. Giới thiệu chung về rây phân tử kích thước nano
Nano-particles
d = 2 m
S= 1 m2g-1
2 m
d = 2 nm
S= 1000 m2g-1
2 nm
94
Tính chất axit bề mặt ngoài là rất quan trọng khi zeolit sử dụng làm
xúc tác trong các phản ứng liên quan đến các phân tử lớn. Chính điều
này tạo nên ưu thế của nanozeolit vì khi đó các tính chất trao đổi ion,
xúc tác, hấp phụ đều tăng.
Đặc biệt đối với một phản ứng xúc tác dị thể, khả năng khuếch tán
của các phân tử có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ tiến trình phản
ứng. Khi kích thước hạt xúc tác giảm, đường khuếch tán chất phản
ứng đến tâm hoạt tính xúc tác ngắn lại, các tiểu phân có thể len lỏi
vào sâu bên trong các mao quản, do đó tận dụng triệt để các tâm xúc
tác. Sản phẩm tạo ra cũng được khuếch tán nhanh ra khỏi mao quản
nên tránh được các phản ứng phụ và phản ứng thứ cấp do sản phẩm
tồn tại lâu trong tâm hoạt tính gây ra. Nhờ đó mà hiệu suất và độ chọn
lọc sản phẩm tăng lên.
Ví dụ trong phản ứng FCC dầu nặng, khi giảm kích thước hạt zeolit Y
thì sẽ làm tăng hoạt tính xúc tác và cải thiện độ chọn lọc các sản
phẩm nhẹ như xăng và sản phẩm trắng, đồng thời tăng khả năng
truyền nhiệt và giảm sự hình thành cốc trên bề mặt. Điều này làm
tăng hiệu quả quá trình bởi mục tiêu của quá trình FCC là tạo ra càng
nhiều sản phẩm nhẹ như xăng càng tốt và cốc ít sẽ tăng khả năng tái
sinh xúc tác.
95
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Các nanozeolit được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mới, không chỉ
dựa vào cấu trúc mao quản và bề mặt bên trong mà còn nhờ vào tính
chất bề mặt ngoài và hình thái tinh thể. Bằng cách kết hợp các chất
độn nano tính năng cao cho phép SX các VL có tính ổn định cơ học
cao ở nồng độ chất độn thấp. Điều này tạo ra lợi thế rõ ràng về mặt
trọng lượng, nhất là khi áp dụng trong SX các phụ tùng ô tô và công
nghệ vi điện tử. Khác với các chất độn thông thường, nếu sử dụng chất
độn nano với lượng rất nhỏ thì có thể tăng tính ổn định nhiệt của
poliamit thêm khoảng 50oC.
Cỡ hạt đặc biệt mịn của các chất độn nano cho phép tạo ra các lớp VL
silicat vô cơ ba chiều trong chất nền hữu cơ với lượng chất độn chỉ ở
mức vài % trọng lượng. Khi cháy, màng khoáng chất vô cơ này góp
phần tạo thành các vách cứng nhờ đó ngăn lửa lan rộng. Tính chất này
được ứng dụng để SX các VL chống cháy.
Trong ngành CN lọc hoá dầu, việc nghiên cứu tổng hợp VL xúc tác
chứa nanozeolit nhằm ứng dụng cho các quá trình nâng cấp dầu nặng
như hydrocracking xúc tác, cracking xúc tác....
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
96
Bên cạnh đó, nanozeolit còn được sử dụng để tạo ra những màng và phim zeolit có
chức năng bảo vệ, ứng dụng để tổng hợp VL rắn xốp, làm mầm cho quá trình tổng
hợp zeolit, tổng hợp mesopore để tăng tính axit và độ bền thuỷ nhiệt. Nhiều lĩnh vực
ứng dụng khác của nanozeolit như được biến tính làm VL chức năng để cố định mem
và làm xúc tác trong sinh học, cảm biến hóa học, đầu dò quang học, trong điện tử
học, trong y học để chuẩn đoán và làm thành phần của thuốc...
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hình 39. Các vật liệu nanozeolit thương mại với kích thước hạt từ 20nm đến 500nm được
tổng hợp từ hóa chất tinh khiết.
97
V.2. Giới thiệu vài ph. pháp tổng hợp rây phân tử kích thước nano
Nanozeolit cũng được tổng hợp theo những nguyên tắc tổng hợp vật
liệu zeolit nói chung. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai quá trình này là
có sự thay đổi tỷ lệ các thành phần tham gia phản ứng và các điều kiện
tổng hợp như nhiệt độ, thời gian, các yếu tố cơ học cùng với sự có mặt
của các chất tạo cấu trúc hữu cơ hoạt động như: hexadecyl
triethoxysilane (HexTEOS), TMABr (trimetyl amoni bromua), TMAOH
(trimetylamoni hydroxit), tetrapropylamoniumhydroxide...
V.2.1. Tổng hợp nanozeolit có sự tác động của sóng Vi-ba
D.dịch sol ban đầu được khuấy tại To phòng trong 48-72h trước khi thủy
nhiệt dưới tác động của sóng viba. Sóng viba tham gia quá trình tổng
hợp được chia làm 2 giai đoạn theo To của quá trình thủy nhiệt:
- D.dịch tổng hợp được xử lý đầu tiên tại 80OC trong 90 phút với sóng viba
và sau đó tăng To để phát triển của tinh thể.
- Tinh thể nano tạo thành được làm mát ở To phòng, sau đó rửa nước cất
trong máy ly tâm, tốc độ 1500 rpm trong 4-5h. Dòng sóng viba được tạo
ra bởi 6 đèn điện tử được kiểm soát với To và thời gian như nhau.
Không có bất kỳ xung ánh sáng nào làm cho To tiếp tục tăng (trong giới
hạn ±1oC) trong khoảng 0 ÷ 25oC.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
98
V.2.2. Tổng hợp nanozeolit từ dung dịch hoặc gel sạch
Hầu hết các ph.pháp tổng hợp nanozeolit đều sử dụng dd đồng thể sạch.
Cách tổng hợp này tạo ra các dd keo huyền phù của các hạt zeolit riêng lẻ,
cỡ hạt dưới 100nm và rất đều. To kết tinh khá thấp thường được sử dụng
để kích thước tinh thể cuối cùng là nhỏ nhất, vì thuận lợi cho sự tạo mầm.
Quá trình tổng hợp các hạt zeolit cỡ nm với sự phân bố kích thước đồng
đều cần sử dụng ng.liệu đồng nhất và khả năng phản ứng cao. Qúa trình
hoà tan - kết tinh lại trong các hệ này phải được sử dụng để điều chế dung
dịch gel aluminosilicat. Được tạo ra bằng cách:
(i) sử dụng các nguồn Al và Si dễ hoà tan;
(ii) dùng lượng vừa đủ kiềm để hoà tan hoàn toàn lượng Si và Al;
(iii) khuấy mạnh ở 0oC làm cho dd ban đầu thành một hỗn hợp đồng thể.
Tương tự việc sử dụng dd sạch, To kết tinh cũng cần điều chỉnh để thuận
lợi cho sự tạo mầm hơn là sự lớn lên của tinh thể.
Tổng hợp nanozeolit loại LTA và FAU từ hệ gel có hoặc không có chất tạo
cấu trúc hữu cơ được dùng NaCl thay NaOH như là một nguồn Na+,, vì
vậy, độ kiềm của ph.ứng được điều chỉnh bằng lượng TMAOH. Khi tỉ lệ
(TMA)2O/Al2O3 tăng lên thì kích thước tinh thể LTA giảm và khi giảm lượng
NaCl thì tinh thể loại FAU thu được với hiệu suất và độ tinh thể thấp.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
99
Tổng hợp nanozeolit loại FAU không có phụ gia hữu cơ thường được thuỷ
nhiệt ở 60oC. Kích thước NaX phụ thuộc nguồn silic, To kết tinh và chất kích
động. Tổng hợp FAU từ hệ gel ở điều kiện thường thu được tinh thể 100-
300nm với hiệu suất khá tốt.
Quá trình tổng hợp một số nanozeolit khác cũng cho thấy, để đạt hiệu suất cao
thì hầu hết đều cần lượng lớn chất tạo cấu trúc (TPA, TMA), thời gian dài (có
thể đến vài tuần) và To khá cao (100oC).
V.2.3. Tổng hợp tinh thể nanozeolit trong chất nền giới hạn.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Tiền tố zeolit
Xử lý nhiệt
hoặc hơi
nước
Nền trơ
Tiền tố zeolit
+ tiền tố
nền/nền
Tinh thể nanozeolit
điền đầy nền
Loại bỏ nền
Tinh thể
nanozeolit
Quá trình tổng hợp với chất nền trơ
tạo ra một không gian giới hạn cho
sự lớn lên của tinh thể nanozeolit.
VD điều chế nano ZSM-5 bao gồm:
giai đoạn khởi đầu là quá trình tẩm
ướt cacbon đen kích thước MQTB
với dd sạch chứa TPAOH, nước,
etanol và Al; tiếp theo tẩm bẳng
TEOS, rồi xử lý trong một nồi hấp với
lượng nước thích hợp để cung cấp
hơi bão hoà ở 180oC. Hai nền cacbon
đen được sử dụng có đường kính
pore lần lượt là 31,6 và 45,6nm. 100
Nói chung, sự phân bố kích thước tinh thể của zeolit thu được bị khống
chế bởi kích thước pore của nền cacbon đen và điển hình từ 30-45nm.
Không giống keo zeolit, việc thu nanozeolit có thể bằng cách nung đơn
giản, trong suốt quá trình đó cả nền cacbon và chất tạo cấu trúc trực
tiếp đều bị loại bỏ. Thể tích MQTB của mẫu cacbon đen hơn 10% khối
lượng SP. Các bước quyết định trong quá trình tổng hợp là:
(i) giới hạn sự kết tinh của gel trong hệ thống pore của chất nền, thu
được bằng cách: g.đoạn đầu tẩm ướt để điền đầy mesopore bằng gel
tổng hợp.
(ii) ngăn cản sự khuếch tán của các phần keo zeolit ra khỏi MQTB
bằng cách tránh tương tác trực tiếp giữa chất nền cacbon đen đã được
tẩm với nước ở dưới đáy nồi hấp.
Những bất lợi là chất nền làm môi trường giới hạn phải trơ và bền dưới
điều kiện thí nghiệm và sự phân bố kích thước mao quản phải đồng
đều để thu được tinh thể zeolit đồng đều được kết tinh bên trong.
Nanozeolit NaY với kích thước 50-100nm được tổng hợp bằng cách
sử dụng tinh bột như là một chất nền. Tuy nhiên, quá trình nung rất
cần thiết để loại bỏ khung tinh bột.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
101
Theo mô hình “mầm tự xúc tác”,
các mầm đựơc tạo ra trong suốt
qúa trình hoà tan gel và thúc đẩy
qúa trình kết tinh zeolit.
Hệ ban đầu tạo ra nanozeolit loại
FAU chứa các hạt không kết tinh
riêng lẻ kích thước 25-35nm. Mầm
không tách khỏi các hạt keo VĐH,
thay vào đó gel dần chuyển thành
tinh thể. Đối với nanozeolit loại
FAU, nét nổi bật là sự tạo thành
mầm ở phần ngoài rồi chiếm toàn
bộ thể tích hạt ban đầu.
Thủy nhiệt
Hạt gel vô định hình 25-35nm
sau 24h già hóa ở nhiệt độ phòng
100oC, 28h
Các tinh thể zeolit Y
10-30nm phát triển trong gel
Các tinh thể đạt 50nm sau 75h ở 100oC Gel chuyển thành nanozeolit Y 25-35nm
100oC, 48h
Nanozeolit Y
Hình 41. Sự hình thành nanozeolit Y từ hệ gel
V.3. Cơ chế kết tinh rây phân tử kích thước nano
Sự tạo thành nanozeolit vẫn chưa được biết đến đầy đủ, vì không có một cơ chế
chung mô tả tất cả các qúa trình tổng hợp nanozeolit. Quá trình hình thành của
chúng được tiến hành qua các cách kết tinh khác nhau phụ thuộc vào các cấu tử
ban đầu và điều kiện tổng hợp. Có hai cơ chế được chấp nhận nhiều nhất:
(1) Cơ chế chuyển hoá bằng dung dich trung gian. (2) cơ chế biến đổi hệ gel.
Trong các hệ thống phản ứng đặc biệt cơ chế thực sự có thể bằng cả 2 cách trên.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
102
Các phân tích hiện đại đã chỉ ra điều khác biệt cơ bản giữa qúa
trình kết tinh nanozeolit loại FAU và LTA được tổng hợp từ hệ
chứa Na+ thấp và TMA+ cao. Na+ trong hệ sẽ tăng cường tạo ra
các tập hợp polyaluminosilicat dẫn đến tạo ra một cấu trúc gel
khá thoáng. Điều đó chỉ ra nơi mầm tinh thể zeolit xuất hiện trong
cấu trúc gel. Những phần đó của gel gọi là “tinh thể âm”, đó là
các lỗ nhỏ được điền đầy bởi hỗn hợp lỏng bị bẫy trong pha gel.
Phân tích bổ sung đã cung cấp các sự thật mới trong cơ chế của
qúa trình tạo thành zeolit.
(i) Hệ tiến tới một mức độ đặc biệt của chuyển biến hoá học
trước khi bắt đầu kết tinh.
(ii) Trong suốt qúa trình kết tinh đầu tiên (độ tinh thể 10-15%),
một tinh thể lớn lên bằng cách nhân giống trong khắp pha gel.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
103
Hình 42. Cơ chế kết tinh nanozeolit loại FAU từ dung dịch gel.
Chuyển hoá dd gel
Sự nhân giống
tinh thể
0 (sau khi đồng thể hoá) 10 12 17 14 thời gian, ngày
Hiệu ứng Ostwald
Tinh thể tự tập hợp
Giai đoạn kết tinh
Không có thay đổi thành phần hoá học của hạt rắn
Giai đoạn cảm ứng
Có biến đổi hoá học
Mầm trong dd gel ban
đầu
Các tinh thể
lớn lên trên
nền VĐH
Tập hợp của
các hạt tinh thể
10-20 nm
Tập hợp của
các hạt tinh thể
40-50 nm
Các hạt 100-300 nm
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
(iii) Giai đoạn kết tinh thứ 2 bao gồm sự tự tập hợp của các hạt nano
quanh một tâm kết tinh theo hiện tượng Ostwald. Cơ chế kết tinh này tạo
ra tập hợp dạng hình cầu 100-300 nm xây dựng bởi các hạt nano loại FAU
104
V.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nanozeolit
Nanozeolit với hình thái và kích thước khác nhau đã được tổng hợp thành
công theo ph.pháp xử lý thủy nhiệt. Trong những điều kiện tổng hợp khác
nhau thì kích thước hạt tinh thể nanozeolit thu được cũng khác nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước tinh thể nanozeolit là: điều
kiện tổng hợp, cấu tạo gel và tỷ lệ SiO2/Al2O3 trong gel. Các tác nhân dễ
tạo ra môi trường rất quá bão hòa thì càng thuận lợi cho quá trình tạo
nanozeolit.
V.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian
Kết tinh thuỷ nhiệt là một quá trình hoạt hoá. Quá trình này chịu ảnh
hưởng trực tiếp của To và thời gian. Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng mạnh
đến kiểu cấu trúc tinh thể và đối với mỗi loại zeolit luôn tồn tại một giới
hạn về To kết tinh. Việc tổng hợp zeolit ở To cao và P cao làm cho cấu
trúc zeolit thu được xốp hơn.
Bên cạnh đó, thời gian kết tinh cũng ảnh hưởng đến tốc độ lớn lên của
tinh thể. Khi tăng thời gian kết tinh, tốc độ lớn lên của tinh thể có xu
hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, zeolit là những pha giả bền và quá trình
kết tinh zeolit chính là quá trình chuyển hoá pha liên tục nên trong quá
trình kết tinh, pha kém bền sẽ dần chuyển sang các pha khác bền hơn về
mặt nhiệt động, ví dụ có sự chuyển hoá NaY NaP hoặc NaY ZSM-4.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
105
Nhiệt độ kết tinh của
nanozeolit Y thường
trong khoảng 80-
100oC. Nhiệt độ càng
cao thì tốc độ lớn lên
của tinh thể sẽ tăng
nhanh hơn tốc độ tạo
mầm. Khi nhiệt độ
quá thấp thì làm
giảm độ tinh thể và
giảm hiệu suất quá
trình kết tinh trong
khi thời gian kết tinh
sẽ lâu hơn.
Kích
thước
Kích
thước
Kích
thước
Nhiệt độ Thời gian
Thời gian
Hình 43. Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian và phương pháp tổng hợp tới kích
thước tinh thể nanozeolit tổng hợp từ hệ gel.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
106
Tổng hợp nanozeolit gồm hai quá trình: làm già ở nhiệt độ thấp và kết tinh ở
nhiệt độ cao hơn. Quá trình già hóa thường ở To phòng vì khi đó quá trình tạo
mần sẽ ưu tiên hơn là quá trình lớn lên của tinh thể. Thời gian già hóa càng dài
thì số lượng các mầm càng nhiều và tinh thể thu được có kích thước càng nhỏ.
Nhiệt độ giai đoạn kết tinh có ảnh hưởng lớn đến kích thước hạt nanozeolit.
Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ hòa tan gel, làm mầm tinh thể lớn lên một cách
nhanh chóng. Tức là các hạt tinh thể thu được có kích thước lớn sẽ chiếm ưu
thế khi tổng hợp ở To cao. Đồng thời, khi thời gian tổng hợp dài thì các mầm
tinh thể sẽ có đủ thời gian để lớn lên. Do đó, cần phải đặc biệt chú ý đến To và
thời gian của giai đoạn này.
Hình 44. Phổ nhiễu xạ XRD của mẫu nanozeolit Y với thời gian kết tinh khác nhau
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Một VD thực tế kết tinh nanozeolit Y:
Khi tăng thời gian kết tinh từ 53h -
75h - 96h - 120h thì kích thước và
độ tinh thể tăng lên rõ rệt. Trên phổ
XRD, các pic đặc trưng của tinh thể
Y đã xuất hiện sau 75h và tăng lên
đáng kể sau 96h. Khi tăng lên 120h
thì pic có cường độ cao hơn và đỉnh
nhiễu xạ cũng thu hẹp lại do độ tinh
thể và kích thước hạt tăng lên.
107
V.4.2. Ảnh hưởng của tác nhân kiềm trong gel
Tăng nồng độ tác nhân kiềm nghĩa là tăng nồng độ cation R+ và anion OH– trong
dung dịch. Khi đó có ảnh hưởng đến cả tác nhân hình thành cấu trúc trực tiếp và
sự cân bằng cation và anion của khung zeolit, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến
hệ tổng hợp tạo thành mầm tinh thể nanozeolit. Sự tăng nồng độ tác nhân kiềm
không chỉ làm tăng nồng độ của các polyme bậc thấp của silic và nhôm trong môi
trường tổng hợp mà còn là nguyên nhân làm tăng sự bão hòa dẫn tới sự hình
thành một lượng lớn các mầm của gel ban đầu. Như vậy, ở nồng độ kiềm cao thu
được nanozeolit với kích thước hạt nhỏ.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Như vậy, tác nhân OH với nồng độ
thích hợp đóng vai trò là chất khoáng
hoá, giúp nhanh đạt tới trạng thái quá
bão hoà để hình thành mầm và sự lớn
lên của tinh thể.
Khi tăng pH sẽ làm tăng sự lớn lên của
tinh thể và rút ngắn giai đoạn cảm ứng
(giai đoạn trước khi hình thành mầm
tinh thể) do sự tăng cường nồng độ
phức tiền tố SBU.
Hình 45. Ảnh TEM của nanozeolit tổng hợp tại Mỹ. 108
V.4.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ SiO2/Al2O3 lên kích thước hạt
Tỷ lệ SiO2/Al2O3 có mối liên hệ trực tiếp đến độ bền nhiệt, bền thủy
nhiệt và bền hóa học cũng như hoạt tính hấp phụ, độ axit và hoạt
tính xúc tác của zeolit. Thay đổi tỷ lệ SiO2/Al2O3 ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình tổng hợp zeolit. Hơn nữa, đối với nanozeolit, thay đổi
tỷ lệ SiO2/Al2O3 còn dẫn đến sự thay đổi về tính chất bề mặt như
tính axit bề mặt, điện tích bề mặt của chúng.
Sự hình thành các đơn vị cấu trúc thứ cấp (SBU) chịu ảnh hưởng
mạnh của tỷ lệ Si/Al trong thành phần gel. Nếu tỷ số Si/Al < 4 sẽ ưu
tiên hình thành vòng 4,6 tứ diện, trong khi đó vòng 5 tứ diện chỉ
được hình thành khi tỷ số Si/Al > 4. Ngoài ra, tỷ số Si/Al còn ảnh
hưởng đến tốc độ kết tinh zeolit. Thông thường, khi hàm lượng Al
cao sẽ làm giảm tốc độ kết tinh hình thành zeolit.
Điều này có thể giải thích là khi tăng hàm lượng Al2O3 thì sẽ tiêu thụ
nhiều kiềm hơn và do đó làm giảm tính kiềm của hệ, kết quả là số
lượng mầm tinh thể sẽ ít đi và làm tăng kích thước hạt tinh thể cuối
cùng.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
109
V.4.4. Ảnh hưởng của nguồn silic
Một yếu tố nữa có ảnh hưởng đến kích thước hạt của sản phẩm
là nguồn silic. Yếu tố này rất quan trọng trong động học quá
trình tạo mầm. Nguồn silic ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến
tốc độ kết tinh. Khi sử dụng nguồn silic ban đầu chứa monome
silicat sẽ có độ kết tinh nhanh hơn so với dạng polime.
Nguồn silic kích thước nano là yêu cầu thiết yếu cho quá trình
tổng hợp nanozeolit Y từ dung dịch sạch. Ngoài oxit silic nung
còn có thể dùng gel silic SM-30 và TEOS, kết quả là quá trình
thủy phân ở 0oC thu được gel aluminosilicat với kích thước
nano.
V.4.5 Ảnh hưởng của hàm lượng nước
Nước luôn được sử dụng làm dung môi cho quá trình tổng hợp
thủy nhiệt zeolit trong sự có mặt của chất tạo cấu trúc trực tiếp.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
110
Trong hệ thủy nhiệt nước có tác động như:
(i) Hydro hóa và reformer hóa liên kết M-O-M (M, O là các nguyên
tử kim loại và Oxy);
(ii) Tăng tốc cho các phản ứng hóa học;
(iii) Duy trì độ nhớt cho các tác nhân.
Hình 46.
Phổ nhiễu xạ XRD
của các mẫu
nanozeolit Y có tỷ
lệ H2O/SiO2 khác
nhau trong cùng
điều kiện:
24h ở 25°C,
24h ở 38°C
48h ở 60°C.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
111
Ngoài ra, tác động của hàm lượng nước trong gel ban đầu lên kích
thước tinh thể nanozeolit đã được nghiên cứu. Theo đó, các tinh thể
nanozeolit Y đã được tổng hợp với tỷ lệ mol H2O/SiO2 trong khoảng
20,1-13,8 là thích hợp. Khi tỷ lệ mol H2O/SiO2 tăng lên (23,2) hoặc
giảm xuống (12,2) sẽ làm kích thước tinh thể chính tăng đáng kể.
Bảng 11. Kích thước hạt của các mẫu nanozeolit Y
Mẫu
Kích thước
tinh thể theo
XRD, nm
Kích thước
theo DLS, nm
Kích thước
theo BET, nm
Kích thước theo SEM
(S) và TEM (T), nm
Y-23,2H2O 33 620 50 600 ± 40 (S)
Y-20,1H2O 20 358 34 400 ± 30 (S)/(T)
Y-16,9H2O 15 247 40 280 ± 25 (S)/(T)
Y-15,3H2O 13 236 38 250 ± 30 (S)/(T)
Y-13,8H2O 18 220, 700 56 190 ± 30 (S)
Y-12,2H2O 45 - 110 300 ± 40, 650 ± 50 (S)
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
112
Khi tỷ lệ mol H2O/SiO2 trong khoảng 20,1-13,8 thì khi giảm hàm
lượng nước kích thước tinh thể sẽ giảm. Điều này được giải
thích là do khi hàm lượng nước thấp hệ sẽ dễ đạt trạng thái
quá bão hòa, còn khi tăng hàm lượng nước sẽ làm loãng gel
ban đầu bao gồm cả kiềm và phần silic/alumina.
Trong một hệ tương đối thấp kiềm, sự tăng hàm lượng nước
làm giảm đáng kể nồng độ TPOH, làm giảm độ hòa tan của
silic/alumina trong dung dịch và làm giảm độ bão hòa của
dung dịch. Khi giảm độ qúa bão hòa tức là giảm môi trường
dinh dưỡng để tạo mầm, giảm số lượng mầm tinh thể và kết
quả làm cho kích thước hạt tinh thể cuối cùng tăng lên.
Tuy nhiên khi hàm lượng nước thấp sẽ không đủ môi trường để
hòa tan các hợp phần dẫn đến quá trình kết tinh không hoàn
thiện. Bởi vậy, hàm lượng nước thích hợp là rất quan trọng,
nó là một yếu tố để điều chỉnh kích thước và sự phân bố kích
thước hạt tinh thể nanozeolit.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
113
A B
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Wavenumber (cm
-1
)
400600800100012001400
T
ra
n
s
m
it
ta
n
c
e
Hình 46a: FTIR spectra of the calcined samples of
(A) nanosilicalite-1, (B) nanoNaY.
Wavenumber (cm -1 )
400 600 800 1000 1200 1400
T
ra
n
s
m
itta
n
c
e
544
555
450
795
970
1080
1220
114
V.4.6. Ảnh hưởng của chất tạo cấu trúc
Chất tạo cấu trúc là hợp phần hầu như không thể thiếu trong tổng hợp
VL nanozeolit, như tetrametylamoni hydroxit – TMAOH;
tetrametylamoni bromua – TMABr trong môi trường kiềm hoặc
hexadecyltriethoxysilane – HexTEOS trong môi trường
Toluen/Butanol. Tinh thể nanozeolit tạo thanh thường có kích thước
dưới 100nm.
(CH3CH2O)3Si(CH2)15CH3,
hexadecyltriethoxysilane
60oC -24h
Hình 47. Sơ đồ tổng hợp nanozeolit.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
115
Việc chuẩn bị một hệ
gel tốt để tổng hợp
nanozeolit là rất phức
tạp và khó khăn, cũng
như những khó khăn
khi điều chỉnh kích
thước hạt tinh thể
nanozolit.
Vì thế, cần xem xét việc
tổng hợp nanozeolit
theo quan điêm tổng
thể, trong đó mỗi hợp
phần đều có ảnh
hưởng nhất định cần và
luôn cần được chú ý
đồng thời.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hình 48. Ảnh TEM của Nanozeolit Y
tổng hợp tại Canada.
116
CHƯƠNG VI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐẶC TRƯNG RÂY PHÂN TỬ
VI.1. Phương pháp phổ nhiễu xạ Rơnghen (XRD)
Mục đích sử dụng phổ nhiễu xạ Rơnghen là nhận diện nhanh và chính
xác các pha tinh thể, đồng thời có thể sử dụng để định lượng pha tinh thể
và kích thước hạt zeolit với độ tin cậy cao.
Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng lưới tinh thể được cấu tạo từ những
nguyên tử/ion phân bố đều đặn trong không gian theo quy luật xác định.
Khoảng cách giữa các nguyên tử hay ion ≈ vài Å, ≈ bước sóng tia X. Do
đó khi chùm tia X tới đập vào bề mặt tinh thể và đi sâu vào bên trong nó
thì mạng tinh thể đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Chùm
tia X đơn sắc hợp với mặt đơn tinh thể zeolit một góc θ.
d
Hình 49. Sơ đồ tia tới và tia phản xạ
trên tinh thể
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Trường hợp này mặt đơn tinh thể của
zeolit trùng với một mặt mạng tinh
thể có khoảng cách giữa các mặt
là d. Hiện tượng chùm tia sáng
song song, tán xạ từ các nút mạng
khi chồng chập tạo ra vân giao
thoa có biên độ tăng cường là hiện
tượng nhiễu xạ.
117
Theo điều kiện giao thoa để các sóng phản xạ trên 2 mặt phẳng cùng
pha thì hiệu quang trình ∆ phải bằng số nguyên lần độ dài sóng:
∆ =2d.sinθ = nλ
Trong đó: - d là khoảng cách giữa hai mặt liền kề.
- θ là góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ.
- ∆ là hiệu quang trình của hai tia phản xạ.
Đây chính là hệ thức Vulf – Bragg, là phương trình cơ bản để nghiên
cứu cấu trúc mạng tinh thể.
Với một nguồn tia X có bước sóng xác định, khi thay đổi góc tới θ thì
mỗi vật liệu đều có một giá trị d đặc trưng. Do vậy, để đánh giá định
tính ta so sánh giá trị d đã xác định với giá trị d của mẫu chuẩn sẽ xác
định được thành phần cấu trúc mạng tinh thể của chất nghiên cứu.
Độ tinh thể tương đối được xác định theo công thức:
Độ tinh thể (%) = 100.A/B
Trong đó: A và B tương ứng là cường độ pic đặc trưng của mẫu
nghiên cứu và mẫu chuẩn.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
118
Sử dụng XRD cũng có thể xác định được kích thước trung bình
của các tinh thể có độ chọn lọc tinh thể cao trong khoảng 40-
20.000Å theo phương trình Scherrer's:
Trong đó:
- D là kích thước tinh thể hạt.
- 2θ là vị trí tại 1/2 chiều cao của pic đặc trưng.
- FWHM là độ rộng trung bình của pic đặc trưng.
- K: là hằng số xấp xỉ bằng 1.
- λ: là bước sóng chùm tia tới.
- S: hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào độ rộng khe của máy XRD.
D =
22 SFWHM**)Cos(
180**K
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
119
2
5 10 15 20 25 30 35 40
In
te
n
s
it
y
A
X Data
5 10 15 20 25 30 35
In
te
n
s
it
y
B
Hình 49a. Phổ XRD của các mẫu:
(A) nanosilicalite-1, (B) nanoNaY
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
120
VI.2. Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)
Phổ IR đã được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc tinh thể từ khá lâu.
Tuy nhiên, ph.pháp này có hạn chế nhất định vì nó chỉ phát huy được
ưu điểm khi nghiên cứu cấu trúc của những pha tinh khiết. Ph.pháp IR
gặp phải những khó khăn nhất định khi phân tích hỗn hợp nhiều pha
khác nhau, nên nó chỉ được sử dụng như là một ph.pháp để nhận diện.
Cơ sở lý thuyết của ph.pháp này là dựa vào khả năng hấp thụ bức xạ
hồng ngoại của các phân tử khi dao động. Tuy nhiên, chỉ những phân
tử khi dao động gây ra sự thay đổi momen lưỡng cực điện thì mới có
hiệu ứng này.
Nguyên tắc của ph.pháp là khi chiếu một chùm tia đơn sắc qua chất ta
cần phân tích với số sóng nằm trong vùng hồng ngoại, một phần năng
lượng bị hấp thụ sẽ giảm cường độ tia tới. Sự hấp thụ năng lượng này
tuân theo định luật Lambe-Beer.
D = lg(I0/I) = k.d.c
Trong đó: - D: là mật độ quang. - T = I/I0: độ truyền qua.
- I, I0: cường độ AS trước và sau khi ra khỏi chất phân tích.
- C: nồng độ chất phân tích. - K: hệ số hấp thụ.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
121
Đối với zeolit, khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại phụ thuộc vào
năng lượng liên kết của các cấu tử trong cấu trúc tinh thể.
Độ dài liên kết giữa các nguyên tử và góc hoá trị tăng giảm tuần hoàn
do phân tử bị hấp phụ năng lượng sẽ làm xê dịch các hạt nhân nguyên
tử xung quanh vị trí cân bằng của nó. Đường cong biểu diễn sự phụ
thuộc của độ truyền qua vào bước sóng gọi là phổ IR. Trên phổ IR sẽ
xuất hiện một bước sóng đặc trưng bằng các điểm cực đại ở mỗi nhóm
chức hoặc mỗi liên kết. Căn cứ vào điểm cực đại này có thể xác định
được liên kết giữa các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử, từ đó xác
định được cấu trúc của chất nghiên cứu.
Phổ IR của zeolit chủ yếu được ghi trong vùng dao động từ 400-
1300cm-1 và được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm 1: gồm các dao động bên trong tứ diện TO4 (T: Al, Si), được thể
hiện trong mọi loại zeolit và ít nhạy với sự thay đổi cấu trúc.
+ Nhóm 2: gồm các dao động bên ngoài tứ diện TO4, nó bị chi phối bởi
liên kết giữa các tứ diện TO4 với nhau và phụ thuộc vào cấu trúc của
zeolit.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
122
Năm nhóm phổ đặc trưng của các
aluminosilicat VĐH và zeolit là:
+ Vùng 420-500cm-1 đặc trưng d.động hoá
trị đối xứng của T-O-T bên trong tứ diện
TO4. Đám phổ này có cả d.động VĐH
và tinh thể. Vì vậy, nó không đặc trưng
cho cấu trúc tinh thể.
+ Vùng 500-650cm-1 đặc trưng cho các
d.động của các vòng kép 4,5,6 cạnh.
Nó đặc trưng cho trạng thái tinh thể
zeolit.
+ Vùng 650-950cm-1 đặc trưng cho các
d.động đối xứng của T-O-T trong và
ngoài tứ diện TO4. Vùng này cũng đặc
trưng cho trạng thái tinh thể.
+ Vùng 950-1200cm-1 đặc trưng cho các d.động hoá trị bất đối xứng của các liên
kết ngoài tứ diện TO4.
+ Vùng quanh 1200cm-1 đặc trưng cho các d.động hoá trị bất đối xứng xung
quanh các liên kết ngoài tứ diện TO4 nên rất nhạy với các biến đổi cấu trúc.
Tuy nhiên cường độ đám phổ bé hơn nhiều so với đám phổ vùng 540-620cm-1
nên không dùng để xác định độ tinh thể.
Hình 50. Phổ IR trong vùng dao động
tinh thể của một số loại zeolit.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
123
VI.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)
Đây là ph.pháp hiện đại sử dụng để nghiên cứu bề mặt, hình dạng và
kích thước của các hạt vật chất.
Nguyên tắc cơ bản của ph.pháp SEM là dùng chùm điện tử để tạo ảnh
của mẫu nghiên cứu, ảnh đó khi đến màn huỳnh quang có thể đạt độ
phóng đại rất lớn từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn lần.
Đối với SEM, độ phân giải của phép tán xạ có thể tới 0,01 x 10-6m. Do
đó SEM thường dùng để nghiên cứu những VL phân tán nhỏ, kích
thước dưới 1 x 10-6m rất hiệu quả.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hình 50a. Ảnh SEM của mẫu zeolit NaX
Trong điều kiện chân không, khi
chùm tia điện tử đi qua màng keo sẽ
chiếu hình dạng các hạt lên một màn
huỳnh quang giúp ta quan sát gián
tiếp các hạt và chụp ảnh nó.
Như vậy, bằng ph.pháp SEM có thể
quan sát cấu trúc bề mặt của mẫu
kh.sét cũng như zeolit, từ đó thấy
được cấu trúc xốp và kích thước
hình học của mẫu nghiên cứu.
124
VI.4. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Nếu như ph.pháp SEM thường sử dụng để quan sát bề mặt hạt rắn và
xác định kích thước hạt đối với tinh thể lớn (khoảng 0,5 m) thì
ph.pháp TEM lại được sử dụng để xác định vi cấu trúc và vi kết cấu
của vật liệu rắn có kích thước hạt cỡ nm. Đặc biệt, ph.pháp TEM rất
có hiệu quả khi sử dụng để đo kích thước hạt nano do độ phân giải có
thể đạt tới 0,2nm và độ phóng đại cao hơn nhiều so với ph.pháp SEM.
Sự khác nhau giữa ph.pháp TEM và SEM được mô tả bằng hình ảnh
sau:
TEM
SEM
Io
I2
I1
Mẫu
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hình 51. Nguyên lý của phương pháp nghiên cứu TEM và SEM
125
VI.5. Áp dụng phương pháp BET để xác định bề mặt riêng
Bề mặt riêng của zeolit xác định theo ph.trình BET là tích số của số phân tử bị
hấp phụ với tiết diện ngang của một phân tử chiếm chỗ trên bề mặt zeolit.
Trường hợp phổ biến nhất là hấp phụ đa phân tử đối với nitơ ở 77oK. Diện tích
bề mặt BET được xác định bằng công thức:
SBET = α.am.N = 4,35.Vm
Trong đó:- SBET là diện tích bề mặt riêng của zeolit, m
2/g.
- α = 0,162nm2, là tiết diện ngang của phân tử nitơ.
- am là độ hấp thụ cực đại của một lớp, mol/g.
- N = 6,0255.1023 mol-1, là số Avogadro.
- Vm là thể tích hấp phụ cực đại của một lớp, cm
3/g.
Như vậy, để xác định được SBET cần phải biết được Vm. Đại lượng này
thường được tính toán dựa vào ph.trình BET ở dạng :
00 .
1
.
1
)( P
P
x
CV
C
CVPPV
P
mm
Trong đó: - P/P0 là áp suất hơi tương đối của nitơ
- V là thể tích hấp phụ cân bằng tại P/P0
- C là hằng số đặc trưng cho năng lượng hấp phụ của lớp đầu tiên.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
126
Đo bề mặt riêng theo ph.trình BET thường áp dụng với khí nitơ. Trong
thực tế, nếu cần sự khuếch tán tốt trong các vi mao quản nhỏ, chẳng
hạn như zeolit có mao quản hẹp (A,P1,…) thì thường phải chọn các
phân tử hay nguyên tử bé hơn nitơ như argon, heli hoặc hydro. Song,
vì hydro có thể hấp phụ hoá học, còn heli thì khó thao tác thực
nghiệm, do đó việc ứng dụng chúng vẫn còn hạn chế.
P/[V(P0-P)]
A
0 P/P0
α
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hình 54. Đồ thị xác định các thông số
của phương trình BET
Tiến hành xây dựng đồ thị P/[V(P0-P)]
phụ thuộc vào P/P0 sẽ nhận được một
đoạn thẳng trong khoảng giá trị P/P0
từ 0,05-0,3 (hình 54). Khi ấy các thông
số của ph.trình trên được xác định qua
các biểu thức:
CV
OA
m.
1
CV
C
tg
m.
1
và
127
P/P
o
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
V
a
d
s
[
c
m
3
/g
]
0
100
200
300
400
Adsorption
Desoorption
Radius (Angstrom)
0 50 100 150 200 250 300 350
A
SBET= 570 m
2/g, Sex =150 m
2/g SBET= 545 m
2/g, Sex =95 m
2/g
P/P
o
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
V
a
d
s
[
c
m
3
/g
]
0
50
100
150
200
250
300
350
Adsorption
Desorption
Radius (Angstrom)
0 50 100 150 200 250 300 350
B
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
Hình 54a. Đường cong hấp phụ - nhả hấp phụ nitơ của mẫu
(A) nanosilicalite-1 (B) nanoNaY.
128
VI.6. Phương pháp phân tích nhiệt vi sai và nhiệt trọng lượng (TG/DTA)
Phương pháp TG-DTA được dùng để khảo sát sự biến đổi thành phần và
cấu trúc của vật liệu khi tăng nhiệt độ.
Nguyên tắc của TG-DTA là khảo sát sự thay đổi trọng lượng mẫu và sự
biến đổi của các hiệu ứng nhiệt theo nhiệt độ.
Chuyên đề: Rây phân tử và Vật liệu hấp phụ
200 400 600 800 1000
Temperature /°C
DSC /(uV/mg)
75
80
85
90
95
100
TG /%
-1.50
-1.00
-0.50
0
0.50
1.00
1.50
2.00
[1]
102oC
24,1%
1,4%
789oC
345oC
332oC
869oC
120oC
18,3%
a1
a2
b1
b2
Dựa trên các hiệu ứng
nhiệt (thu nhiệt, toả nhiệt)
thu được trên giản đồ DTA
(do quá trình tách nước,
cháy, chuyển pha…) hoặc
sự thay đổi trọng lượng
trên giản đồ TGA (do quá
trình tách các chất bay
hơi, cháy) ta có thể phán
đoán các hiện tượng
chuyển pha, chuyển cấu
trúc của mẫu nghiên cứu. Hình 54b. Đường cong DTA/TGA của
mẫu zeolit (a2, b2) va nanozeolit (a1, b1)
129
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ray_phan_tu_va_vat_lieu_hap_phu_3661.pdf