Bài giảng quy phạm pháp luật

TrongxãhộitrướckhicóNhànước, tồntại nhiềuquytắcxửsựgọilà cácquyphạmxãhội, vớinhiềudạng: tôngiáo, đạođức Sauđó, Nhànướcthừanhận vàđưara quyđịnhmới

pdf20 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3943 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng quy phạm pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT Phan Đặng Hiếu Thuận MỤC TIÊU Sinh viên sẽ nắm vững nội dung: Khái niệm quy phạm pháp luật Đặc điểm quy phạm pháp luật Cấu trúc quy phạm pháp luật QUY PHẠM PHÁP LUẬT I. Khái niệm quy phạm pháp luật II. Đặc điểm quy phạm pháp luật III. Cấu trúc quy phạm pháp luật I. Khái niệm quy phạm pháp luật 1.Khái niệm Trong xã hội trước khi có Nhà nước, tồn tại nhiều quy tắc xử sự gọi là các quy phạm xã hội, với nhiều dạng: tôn giáo, đạo đức…… Sau đó, Nhà nước thừa nhận…và đưa ra quy định mới… I. Khái niệm quy phạm pháp luật 1.Khái niệm Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước thừa nhận hoặc ban hành dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. II. Đặc điểm quy phạm pháp luật 1.Quy tắc xử sự chung, phổ biến Quy phạm là khuôn mẫu của hành vi, là cách xử sự được khuyến cáo…không phải chỉ cho một trường hợp cụ thể mà có hiệu lực lâu dài, phổ biến về không gian, thời gian, chủ thể áp dụng,…. II. Đặc điểm quy phạm pháp luật 2.Phù hợp với Nhà nước Pháp luật luôn thể hiện ý chí của Nhà nước, phải phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Vì vậy, QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế. II. Đặc điểm quy phạm pháp luật 3.Tiêu chuẩn của hành vi Căn cứ vào QPPL, chúng ta xác định được giới hạn và tính đúng sai theo quy định pháp luật của hành vi. II. Đặc điểm quy phạm pháp luật 4.Điều chỉnh xã hội Bằng cách cho phép, cấm đoán hoặc để lựa chọn, QPPL điều chỉnh xã hội bằng hệ thống các quy định được xây dựng . III. Cơ cấu quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật được cấu thành bởi 3 yếu tố:  Giả định  Quy định  Chế tài (Có ý kiến cho rằng chỉ gồm giả định và chỉ dẫn) III. Cơ cấu quy phạm pháp luật 1.Giả định Là phần nêu lên tình huống, sự kiện, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật Trả lời cho câu hỏi: Ai ? trong hoàn cảnh, điều kiện, trường hợp nào (sẽ chịu sự điều chỉnh của QPPL?) III. Cơ cấu quy phạm pháp luật 2.Quy định Là phần cách thức xử sự mà Nhà nước yêu cầu cá nhân, tổ chức có liên quan phải thực hiện theo quy phạm pháp luật Trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào (trong hoàn cảnh, điều kiện đã xác định)? III. Cơ cấu quy phạm pháp luật 3.Chế tài Là phần nêu những hậu quả pháp lý bất lợi khi không thực hiện đúng với bộ phận quy định của quy phạm pháp luật Trả lời câu hỏi: Sẽ bị xử lý như thế nào? III. Cơ cấu quy phạm pháp luật 3.Chế tài (tt) Cần lưu ý có những biện pháp “có vẻ” giống chế tài nhưng không phải chế tài:  Biện pháp khắc phục thiệt hại.  Biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, khen thưởng III. Cơ cấu quy phạm pháp luật 4. Những vấn đề còn tranh luận  Có những QPPL mà quy định cũng chính là chế tài hoặc quy định mang tính ẩn (các qppl hình sự….)  Có các loại QPPL đặc thù như quy phạm xung đột không dùng cách phân tích nêu trên. IV. Thể hiện quy phạm pháp luật Cách thể hiện các yếu tố của một QPPL trong 1 điều luật cụ thể  Một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm  Một quy phạm có thể nằm trong một hoặc nhiều điều luật, trong nhiều văn bản.  Một yếu tố tạo thành của quy phạm có thể xuất hiện dưới dạng ẩn. V. Phân loại quy phạm pháp luật Phân loại quy phạm pháp luật  Theo lĩnh vực: quy phạm hình sự, hành chính, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình….  Theo tính chất: quy phạm nội dung, hình thức  Theo phương thức điều chỉnh: quy phạm bắt buộc, cấm đoán, cho phép.  ……………. VI. Xem thêm Thượng đế cho rằng việc buôn bán là hợp luật, còn cho vay lấy lãi là không hợp luật– Kinh Koran, 2:282 Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật nơi có tài sản – Đ766 BLDS 2005 VI. Xem thêm Chủ sở hữu bất động sản có quyền buộc bên hàng xóm phải cắt bỏ các cành cây mọc vươn sang đất của mình. Nếu hoa quả ở các cành tự nhiên rụng xuống thì chủ sở hữu đất bị cành cây vươn sang được hưởng. Nếu rễ cây hoặc cành nhỏ mọc vươn sang đất người khác thì người đó có quyền cắt những rễ và cành cây nhỏ đó đến giới hạn đường phân chia của hai bên – Đ673 BLDS Napoleon. XIN CẢM ƠN !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_quy_pham_phap_luat_8046.pdf
Tài liệu liên quan