Bài giảng Phương thuốc bổ

HẬU THIÊN BÁT VỊ PHƯƠNG Công dụng: Ôn bổ dương khí hậu thiên Ứng dụng lâm sàng YHCT: Dương khí hậu thiên hư tổn, hình thể gầy xanh hoặc béo bệu, hơi thở ngắn, mệt mỏi, ăn không biết ngon, rất sợ gió lạnh, dễ sinh đầy trướng, tiêu lỏng YHHĐ:

ppt67 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương thuốc bổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG THUỐC BỔTh.S Lê Ngọc ThanhMỤC TIÊU BÀI GIẢNGTrình bày được định nghĩa, phân loại và chú ý khi sử dụng các bài thuốc BổPhân tích sự phối ngũ, công dụng và ứng dụng lâm sàng của các phương thuốc:Tứ quân tử thang - Nhất quán tiễnSâm linh bạch truật tán - Thận khí hoànBổ trung ích khí thang - Hữu quy hoànTứ vật thangQuy tỳ thangLục vị địa hoàn hoàngKỷ cúc địa hoàng thangBách hợp cố kim thangI. ĐẠI CƯƠNG – ĐỊNH NGHĨANhững bài thuốc bổ là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng bồi dưỡng cường tráng cơ thể, tức là chữa những chứng hư gồm có âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư. Do đó, những bài thuốc được chia thành các loại: Bổ khí, Bổ huyết, Bổ âm và Bổ dương.Phương thuốc bổ thường được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính cũng như được dùng như là các phương pháp điều trị hỗ trợ trong các bệnh mạn tính, giúp nâng đỡ thể trạng sau các bệnh mạn tính kéo dài, sau phẫu thuật, sau sanh, sau hóa xạ trị.I. ĐẠI CƯƠNG – PHÂN LOẠIBổ âm: Bài thuốc bổ âm để chữa các chứng âm hư: Can âm hư, Thận âm hư, Phế âm hưBổ dương: Bài thuốc Bổ dương dùng chữa chứng dương hư mà chủ yếu là trị thận dương hưBổ khí: Bài thuốc Bổ khí là những bài thuốc chữa hội chứng khí hư biểu hiện chủ yếu là Phế khí hư hoặc Tỳ khí hưBổ huyết: Bài thuốc Bổ huyết là những bài thuốc dùng chữa chứng huyết hư.Trên lâm sàng thường để tăng cường tác dụng bổ huyết có phối hợp thêm các vị thuốc bổ khíI. ĐẠI CƯƠNG – CHÚ ÝDùng thuốc bổ trước hết phải chú ý đến Tỳ Vị. Tỳ Vị có được kiện vận thì phép Bổ mới có hiệu quả.Chứng hư lâu ngày thì phải bổ từ từ.Tùy theo tình trạng của người bệnh, tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà có khi phải phối hợp thuốc bổ với các thuốc chữa bệnh khác.Thuốc bổ phải được nấu ( sắc ) trong thời gian lâu.Bệnh hư do hậu thiên nên lấy bổ Tỳ Vị là chính, bệnh hư do tiên thiên bất túc nên lấy bổ Thận là chính.II. BỔ KHÍBài thuốc Bổ khí là những bài thuốc chữa hội chứng khí hư biểu hiện chủ yếu là Phế khí hư (ho, khó thở, cơ thể mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, sắc mặt tái nhợt) hoặc Tỳ khí hư (chân tay mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hóa hoặc sa các tạng phủ như sa tử cung, sa dạ dày, thoát vị bẹn). Thường dùng các vị thuốc như Nhân sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo với các bài thuốc thường được sử dụng như Tứ quân tử thang, Bổ trung ích khí thang, Sâm linh bạch truật tánThường dùng trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, suy nhược cơ thểII. BỔ KHÍTỨ QUÂN TỬ THANGThành phần bài thuốc: Nhân sâm ( Đảng sâm ) 15g Bạch linh 12g Bạch truật 12g Chích thảo 8g Cách dùng: Sắc uống II. BỔ KHÍTỨ QUÂN TỬ THANGCông dụng: Ích khí kiện TỳPhân tích bài thuốc: Nhân sâm kiện Tỳ, ích khí dưỡng Vị, bổ nguyên khí là Quân. Bạch truật kiện tỳ táo thấp; Phục linh hợp với Bạch truật để kiện Tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của Tỳ Vị là Thần. Cam thảo bổ trung hòa Vị là Tá. II. BỔ KHÍTỨ QUÂN TỬ THANGỨng dụng lâm sàng: YHCT: Tỳ Vị khí hư ( người mệt mỏi, vận động nhiều thì thở nhanh, thở gấp, chán ăn, tiêu lỏng, chân tay như không có sức)YHHĐ: Rối loạn tiêu hóa thể Tỳ khí hư nhượcII. BỔ KHÍTỨ QUÂN TỬ THANGPhụ phươngTỳ vị hư nhược kiêm có khí trệ như: ợ hơi, vùng thượng vị đầy tức gia thêm Trần bì để lý khí hóa trệ gọi là bài DỊ CÔNG TÁN thường dùng chữa chứng rối loạn tiêu hóaTrường hợp Tỳ vị khí hư có đàm thấp triệu chứng là ho đàm, nhiều đàm trắng trong, khó thở, thường gặp trong bệnh viêm phế quản mạn gia thêm: Trần bì, Bán hạ chế để lý khí hóa đàm gọi là bài LỤC QUÂN TỬ THANGTrường hợp Tỳ vị khí hư kiêm hàn thấp, triệu chứng bụng đầy đau, ợ hơi hoặc nôn, tiêu chảy gia Trần bì, Chế Bán hạ, Mộc hương, Sa nhân để hành khí chỉ thống, giáng nghịch hóa đàm, gọi là bài: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG. Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng.II. BỔ KHÍSÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁNThành phần bài thuốc: Nhân sâm 80g Bạch linh 80g Bạch truật 80g Hoài sơn 80g Chích thảo 80g Biển đậu 40g Liên nhục 40g Ý dĩ nhân 40g Sa nhân 40g Cát cánh 40gCách dùng: Sắc uống II. BỔ KHÍSÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁNCách dùng: Tán bột mịn, ngày uống 8-12g với nước sôi nguội hoặc dùng làm thang sắc uống.Công dụng: Bổ khí kiện Tỳ, hòa Vị thẩm thấpPhân tích bài thuốc: Tứ quân bổ khí kiện Tỳ là Quân. Hoài sơn, Ý dĩ, Biển đậu, Sa nhân kiện Tỳ hành khí lợi thủy cùng Liên nhục cố sáp hỗ trợ Bạch truật kiện Tỳ hóa thấp là Thần. Cát cánh dẫn thuốc vào Phế, ích khí bổ Phế, Cam thảo hòa trung kiện Tỳ cùng là Tá SứII. BỔ KHÍSÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁNỨng dụng lâm sàng: YHCT: Tỳ Vị hư nhược ( ăn uống không tiêu, bụng đầy óc ách, buồn nôn, tiêu lỏng, chân tay như không có sức ); Tỳ Phế khí hư ( ho đàm nhiều, chán ăn, mệt mỏi)YHHĐ: Rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, lao phổiII. BỔ KHÍBỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANGThành phần bài thuốc: Hoàng kỳ 20g Chích thảo 6g Thăng ma 8g Nhân sâm 15g Đương quy 20g Sài hồ 8g Bạch truật 12g Trần bì 6gCách dùng: Sắc uống II. BỔ KHÍBỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANGCách dùng: sắc uống.Công dụng: Điều bổ Tỳ Vị, thăng dương ích khíPhân tích bài thuốc: Hoàng kỳ, Nhân sâm bổ trung ích khí, Hoàng kỳ có thêm tính thăng dương là Quân. Thăng ma, Sài hồ hợp với Sâm Kỳ để ích khí thăng đề là Thần. Bạch truật, Trần bì kiện Tỳ lý khí, Đương quy dưỡng huyết là Tá. Cam thảo ích khí bổ trung hòa Vị là SứII. BỔ KHÍBỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANGỨng dụng lâm sàng: YHCT: Tỳ Vị khí hư; khí hư hạ hãm ( sa tạng phủ ); rong kinh, rong huyết; dương khí hư nhược cảm phải ngoại tà.YHHĐ: Rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng, bệnh mạn tính suy nhược kèm theo cảm mạoII. BỔ KHÍNHÂN SÂM CÁP GIỚI TÁNThành phần bài thuốc: Cáp giới 2 con Tang bạch bì 50g Phục linh 50g Nhân sâm 50g Bối mẫu 50g Hạnh nhân 120g Chích thảo 120gCách dùng: Tắc kè dùng rượu rửa sạch, sấy khô tán mịn, các vị kia tán mịn, trộn đều bỏ lọ kín, dùng dần, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g vào buổi sáng, tối ( dùng với nước ấm ) II. BỔ KHÍNHÂN SÂM CÁP GIỚI THANGCông dụng: Bổ khí, thanh Phế bình suyễnPhân tích bài thuốc: Nhân sâm đại bổ nguyên khí, Cáp giới bổ Thận dương nạp khí cùng là Quân. Phục linh kiện Tỳ thẩm thấp là Thần. Bối mẫu, Hạnh nhân, Tang bạch bì chỉ khái hóa đờm là Tá. Cam thảo điều hòa các vị thuốc là Sứ. II. BỔ KHÍNHÂN SÂM CÁP GIỚI THANGỨng dụng lâm sàng: YHCT: Phế khí hư với biểu hiện ho kéo dài kèm khó thở, tiếng thở khò khè, tắt tiếng hoặc mặt phù nềYHHĐ: Hen phế quản, COPD...II. BỔ KHÍSINH MẠCH TÁNThành phần bài thuốc: Nhân sâm 12g Ngũ vị tử 16g Mạch môn 16gCách dùng: Sắc uống ngày 1 thang II. BỔ KHÍSINH MẠCH TÁNCông dụng: Ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tânPhân tích bài thuốc: Nhân sâm có tác dụng bổ ích khí sinh tân là Quân. Mạch môn dưỡng âm sinh tân đồng thời có tác dụng thanh Phế là Thần. Ngũ vị tử có tác dụng liễm Phế chỉ hãn hợp với Mạch môn tăng thêm tác dụng sinh tân là Tá, Sứ. II. BỔ KHÍSINH MẠCH TÁNỨng dụng lâm sàng: YHCT: Phế khí âm hư ( ho kéo dài, đờm ít khó ra, họng khô khát, tự ra mồ hôi)YHHĐ: Cảm nắng mùa hè, VPQ mạn tính, lao phổiIII. BỔ HUYẾTBài thuốc Bổ huyết là những bài thuốc dùng chữa chứng huyết hư, biểu hiện lâm sàng là sắc môi tái, môi lưỡi nhợt, tay chân tê, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, trí nhớ giảm, kinh nguyệt ít, sắc nhợtTrên lâm sàng thường để tăng cường tác dụng bổ huyết có phối hợp thêm các vị thuốc bổ khí.Các bài thuốc bổ huyết thường sử dụng bao gồm: Tứ vật thang, Đương quy bổ huyết thang, Quy Tỳ thangCác bài thuốc bổ huyết thường hay sử dụng trong các trường hợp thiếu máu, suy nhược cơ thểIII. BỔ HUYẾTTỨ VẬT THANGThành phần bài thuốc: Thục địa 12 – 24 g Đương quy 12 - 16g Bạch thược 12 – 16g Xuyên khung 08 – 12g III. BỔ HUYẾTTỨ VẬT THANGCách dùng: Uống ngày 1 thang.Công dụng: Bổ huyết điều huyết Phân tích bài thuốc: Thục địa tư Thận, bổ huyết là Quân. Đương quy bổ dưỡng Can huyết, hoạt huyết điều kinh; Bạch thược dưỡng huyết, liễm âm cùng là Thần. Xuyên khung hoạt huyết, hành khí, sơ thông kinh mạch là Tá, Sứ. III. BỔ HUYẾTTỨ VẬT THANGỨng dụng lâm sàng: YHCT: Hội chứng huyết hưYHHĐ: Hội chứng thiếu máu, rối loạn kinh nguyệtPhụ phươngTứ vật đào hồng: Tứ vật gia Đào nhân, Hồng hoa để chữa những trường hợp huyết ứGiao ngãi thang: Tứ vật gia A giao, Ngãi diệp, Cam thảo trị băng lậu, động thaiIII. BỔ HUYẾTĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANGThành phần bài thuốc: Hoàng kỳ 20 - 40g Đương qui 12 - 16gIII. BỔ HUYẾTĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANGCách dùng: Sắc uốngCông dụng: Bổ khí sinh huyếtPhân tích bài thuốc: Hoàng kỳ đại bổ Tỳ Phế nguyên khí để sinh huyết là Quân. Đương quy bổ huyết hòa vinh là Thần. III. BỔ HUYẾTĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANGỨng dụng lâm sàng: YHCT: Hội chứng huyết hư do khí hưYHHĐ: Hội chứng thiếu máu do các bệnh mạn tính, rong kinh, rong huyếtIII. BỔ HUYẾTQUY TỲ THANGThành phần bài thuốc: Nhân sâm 10 -20g Hoàng kỳ 10 -20g Đương quy 08 -12g Bạch truật 10 -15g Long nhãn 08 -12g Phục thần 08 -12g Toan táo nhân 08 -12g Viễn chí 04 -08g Mộc hương 08 -12g Sinh khương 3 lát Chích thảo 08 -12g Đại táo 3 quảIII. BỔ HUYẾTQUY TỲ THANGCách dùng: sắc nước uống, hoặc hòa với mật làm thành dạng hoàn mỗi lần 08 -12 g. Công dụng: Kiện Tỳ dưỡng Tâm, ích khí bổ huyếtPhân tích bài thuốc: Sâm, Linh, Truật, Thảo (Tứ quân) bổ khí, kiện Tỳ để sinh huyết là Quân. Đương qui, Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết là Thần. Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí, Phục thần dưỡng Tâm an thần là Thần. Mộc hương lý khí ôn Tỳ là Tá. Sinh khương, Đại táo điều hòa dinh vệ là Sứ. III. BỔ HUYẾTQUY TỲ THANGỨng dụng lâm sàng: YHCT: Tâm Tỳ lưỡng hư, Khí huyết hưYHHĐ: Suy nhược cơ thể sau sanh, sau khi mắc các bệnh mạn tính kéo dài.III. BỔ HUYẾTBÁT TRÂN THANGThành phần bài thuốc: Đương quy (tẩm rượu) 12g Bạch thược 12g Bạch linh 12g Xuyên khung 6 - 8g Đảng sâm 12g Bạch truật (sao) 12g Thục địa 12g Chích thảo 2 - 4gIII. BỔ HUYẾTBÁT TRÂN THANGCách dùng: Sắc với 3 lát gừng, 2 quả táo uống trước bữa ănCông dụng: Ích khí bổ huyếtPhân tích bài thuốc: Tứ quân bổ khí, Tứ vật bổ huyết. Sinh khương, Đại táo để điều hòa vinh vệ.III. BỔ HUYẾTBÁT TRÂN THANGỨng dụng lâm sàng: YHCT: Khí huyết hưYHHĐ: Suy nhược cơ thể sau mắc bệnh mạn tính kéo dài, sau phẫu thuậtGia giảmThập toàn đại bổ ( Bát trân + Hoàng kỳ+ Nhục quế ): bổ khí bổ dương bổ huyết IV. BỔ ÂM Bài thuốc bổ âm là những bài thuốc gồm các vị thuốc ngọt mát để dưỡng âm chữa các chứng âm hư với triệu chứng chung hư là sốt về chiều, người gầy, da nóng, má hồng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, khát nước, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sácTùy theo thể lâm sàng Thận âm hư, Can âm hư, Phế âm hư mà việc dùng thuốc có sự khác nhau. Ví dụ Thận âm hư dùng những vị thuốc bổ âm quy kinh Thận là chủ yếu như: Thục địa, Câu kỷ tử Phế âm hư dùng những vị thuốc bổ âm quy kinh Phế là chủ yếu như: Bách hợp, Mạch môn IV. BỔ ÂMCác bài thuốc bổ âm thường được dùng trong một số bệnh lý mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, cường giáp, lao phổi, các rối loạn tiền mãn kinhCác bài thuốc bổ âm thường có tính hàn lương làm tổn hại tới dương khí và Tỳ vị cho nên không dùng kéo dài.IV. BỔ ÂM LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀNThành phần bài thuốc: Thục địa 16 - 24g Hoài sơn 10 - 16g Sơn thù 10 – 16g Đơn bì 08 - 12g Bạch linh 08 - 12g Trạch tả 08 – 12g Cách dùng: Sắc nước uống. Hiện nay trên thị trường có dạng viên nang dễ sử dụng. IV. BỔ ÂM LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀNCông dụng: Tư âm bổ ThậnPhân tích bài thuốc: Thục địa tư âm bổ Thận, dưỡng tinh ích tủy là Quân. Sơn thù dưỡng Can sáp tinh, Hoài sơn bổ Tỳ cố tinh là Thần. Trạch tả thanh tả Thận hỏa, giảm bớt tính nê trệ của Thục địa; Đơn bì thanh Can hỏa, giảm bớt tính ôn của Sơn thù; Bạch linh kiện Tỳ, trừ thấp giúp Hoài sơn kiện Tỳ cùng là Tá. IV. BỔ ÂMLỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀNỨng dụng lâm sàngYHCT: Thận âm hư ( đau lưng, mỏi gối, nóng trong xương, đầu váng, hoa mắt, tai ù, mất ngủ, tiểu đêm, di tinh)YHHĐ: Các bệnh mạn tính như THA, ĐTĐ, Cường giáp, DCTBMMNtrẻ nhỏ ra mồ hôi trộm, đái dầm, chậm lớnthể Thận âm hư IV. BỔ ÂMLỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀNPhụ phươngKỷ cúc địa hoàng thang ( Lục vị + Câu kỷ tử + Cúc hoa ): Có công dụng tư bổ Can Thận, thanh Can giáng hỏa. Dùng trong những trường hợp âm hư Can hỏa vượng gây nóng phừng mặt, tính tình cáu gắt, hoa mắt, mờ mắt, đau đầu chóng mặt. Tri bá địa hoàng hoàn ( Lục vị + Tri mẫu + Hoàng bá ) có tác dụng tư âm giáng hỏa mạnh hơn. Lục vị quy thược ( Lục vị + Đương quy + Bạch thược) có công dụng tư bổ Can ThậnMạch vị địa hoàng hoàn ( Lục vị + Mạch môn + Ngũ vị tử ) dùng chữa chứng Phế Thận âm hư IV. BỔ ÂMLỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀNPhụ phươngMinh mục địa hoàng hoàn ( Lục vị + Đương quy + Bạch thược + Câu kỷ tử + Cúc hoa + Thạch quyết minh + Bạch tật lê ): Có tác dụng tư bổ Can Thận, trị mắt mờ, khô, bệnh tăng huyết áp thể âm hư hỏa vượng.IV. BỔ ÂM TẢ QUY HOÀNThành phần bài thuốc: Thục địa 200g Hoài sơn 100g Sơn thù 100g Thỏ ty tử 100g Câu kỷ tử 100g Lộc giác giao 100g Ngưu tất 75g Cao quy bản 100g Cách dùng: Luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày uống 1-2 lần. IV. BỔ ÂM TẢ QUY HOÀNCông dụng: Tư bổ Can Thận, ích tinh huyếtPhân tích bài thuốc: Thục địa, Hoài sơn, Sơn Thù tư âm bổ Thận, liễm Can âm là Quân. Thỏ Ty tử, Câu kỷ tử bổ ích Can Thận là Thần. Quy bản, Lộc giác giao bổ tinh huyết là Tá. Ngưu tất cường kiện cân cốt là Sứ. IV. BỔ ÂMTẢ QUY HOÀNỨng dụng lâm sàngYHCT: Can Thận tinh huyết hư ( đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai, di tinh)YHHĐ: Các bệnh mạn tính kéo dài, thoái hóa khớpthể Can Thận âm hư. IV. BỔ ÂM TƯ ÂM GIÁNG HỎA THANGThành phần bài thuốc: Thục địa 25g Thiên môn 12g Ngưu tất 12g Sa sâm 12g Ngũ vị tử 06g Sinh địa 25g Đan sâm 20g Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. IV. BỔ ÂM TƯ ÂM GIÁNG HỎA THANGCông dụng: Tư âm giáng hỏaỨng dụng lâm sàngYHCT: Âm hư hỏa vượngYHHĐ: Các bệnh như THA, rối loạn tiền mãn kinhthể Âm hư hỏa vượng. IV. BỔ ÂM BÁCH HỢP CỐ KIM THANGThành phần bài thuốc: Bách hợp 12g Sinh địa 12g Thục địa 12g Mạch môn 12g Bạch thược 08g Đương quy 08g Bối mẫu 08g Cam thảo 04g Huyền sâm 08g Cát cánh 08g Cách dùng: Sắc nước uống. IV. BỔ ÂM BÁCH HỢP CỐ KIM THANGCông dụng: Thanh nhiệt dưỡng âm nhuận Phế.Phân tích bài thuốc: Bách hợp nhuận Phế chỉ khái là Quân. Sinh địa, Thục địa, Đương quy, Bạch thược tư âm dưỡng huyết cùng Huyền sâm, Mạch môn tư âm nhuận Phế là Thần. Bối mẫu, Cát cánh thanh nhiệt hóa đàm là Tá. Cam thảo điều hòa các vị thuốc, Cát cánh dẫn thuốc lên hầu họng là Sứ. IV. BỔ ÂMBÁCH HỢP CỐ KIM THANGỨng dụng lâm sàngYHCT: Phế âm hư gây ho khan hoặc đàm lẫn ít máu, hai gò má đỏ, họng khô, miệng khát, mất ngủ, đổ mồ hôi trộmYHHĐ: Lao phổi, viêm PQ mạn tính, dãn PQthể Phế âm hư. IV. BỔ ÂM NHẤT QUÁN TIỄNThành phần bài thuốc: Bắc sa sâm 16g Sinh địa 16g Mạch môn 16g Đương quy 16g Câu kỷ tử 24g Xuyên luyện tử 06g Cách dùng: Sắc nước uống. IV. BỔ ÂM NHẤT QUÁN TIỄNCông dụng: Tư âm sơ Can.Phân tích bài thuốc: Câu kỷ tử tư bổ Can Thận là Quân. Sinh địa, Đương quy tư âm dưỡng huyết; Bắc sa sâm, Mạch môn dưỡng âm sinh tân cùng là Thần. Xuyên luyện tử sơ Can tán nhiệt là Tá, Sứ. IV. BỔ ÂMNHẤT QUÁN TIỄNỨng dụng lâm sàngYHCT: Can Thận âm hư gây Can khí uất kết: ngực sườn đau tức, miệng đắng, ợ chua, họng khô khát, lưỡi đỏ khôYHHĐ: Một số thể lâm sàng của viêm gan mạn. V. BỔ DƯƠNGDương hư bao gồm Tỳ dương hư, Tâm dương hư, Thận dương hư. Bài thuốc thường gồm các vị thuốc tính vị ngọt nóng như: Phụ tử, Quế nhục, Đỗ trọng, Lộc nhung, Nhục thung dung, Dâm dương hoắcvới những phương thuốc thường sử dụng là Thận khí hoàn, Hữu quy ẩmPhương thuốc bổ dương thường được dùng để điều trị các bệnh suy nhược cơ thể, rối loạn cương, phù thủngV. BỔ DƯƠNGTHẬN KHÍ HOÀNThành phần bài thuốc: Phụ tử chế 04g Nhục quế 04g Thục địa 16g Hoài sơn 10g Sơn thù 10g Đơn bì 08g Bạch linh 08g Trạch tả 08g Cách dùng: Sắc nước uống. Hoặc dùng dạng viên hoàn ngày uống từ 15 đến 25 viên. V. BỔ DƯƠNGTHẬN KHÍ HOÀNCông dụng: Ôn bổ Thận dươngPhân tích bài thuốc: Phụ tử ôn bổ Thận dương, Nhục quế dẫn hỏa quy nguyên là Quân. Lục vị có tác dụng tư dưỡng Thận âm để củng cố Thận dương là Thần. V. BỔ DƯƠNGTHẬN KHÍ HOÀNỨng dụng lâm sàngYHCT: Thận dương hư (đau lưng, gối mỏi, phía nửa người dưới lạnh, tiểu tiện nhiều lần hoặc tiểu són, hoặc chứng hoạt tinh, di niệu tự khỏi)YHHĐ: Các bệnh như bệnh Thận mạn tính, liệt dương, suy nhược cơ thểthể Thận dương hư V. BỔ DƯƠNGTHẬN KHÍ HOÀNPhụ phươngTế sinh Thận khí hoàn ( Thận khí hoàn + Ngưu tất + Xa tiền tử ): trị chứng Thận hư, eo lưng nặng nề, chân phù, tiểu tiện không lợi. V. BỔ DƯƠNGHỮU QUY HOÀNThành phần bài thuốc: Phụ tử chế 04g Nhục quế 04g Thục địa 16g Hoài sơn 10g Sơn thù 10g Câu kỷ tử 08g Đỗ trọng 08g Đương quy 08g Thỏ ty tử 08g Lộc giác giao 08g Cách dùng: Sắc nước uống. Hoặc dùng dạng viên hoàn ngày uống từ 15 đến 25 viên. V. BỔ DƯƠNGHỮU QUY HOÀNCông dụng: Ôn Thận tráng dương, bổ tinh huyết. Phân tích bài thuốc: Phụ tử, Nhục quế, Lộc giác giao ôn bổ Thận dương là Quân. Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Thỏ ty tử, Câu kỷ tử, Đỗ trọng có tác dụng tư bổ Can Thận, mạnh cân cốt là Thần. Đương quy bổ huyết dưỡng Can là Tá. V. BỔ DƯƠNGHỮU QUY HOÀNỨng dụng lâm sàngYHCT: Thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy (sợ lạnh, chân lạnh, hoạt tinh, liệt dương, chân đau, gối mỏi)YHHĐ: Các bệnh như bệnh Thận mạn tính, liệt dương, suy nhược cơ thểthể Thận dương hư V. BỔ DƯƠNGHẬU THIÊN BÁT VỊ PHƯƠNGThành phần bài thuốc: Bố chính sâm 32g Chích thảo 03g Bạch truật 15g Mạch môn 03g Hoàng kỳ 06g Ngũ vị tử 06g Liên nhục 05g Phụ tử 01g Cách dùng: Sắc nước uống. V. BỔ DƯƠNGHẬU THIÊN BÁT VỊ PHƯƠNGCông dụng: Ôn bổ dương khí hậu thiênỨng dụng lâm sàngYHCT: Dương khí hậu thiên hư tổn, hình thể gầy xanh hoặc béo bệu, hơi thở ngắn, mệt mỏi, ăn không biết ngon, rất sợ gió lạnh, dễ sinh đầy trướng, tiêu lỏngYHHĐ: TÀI LIỆU THAM KHẢONgô Anh Dũng, Phương tễ học, NXB Y học 2011Nguyễn Nhược Kim, Phương tễ học, NXB Y học 2011Hoàng Bảo Châu, Phương thuốc cổ truyền, NXB Y học, 1999Trần Văn Kỳ, 250 bài thuốc Đông Y cổ truyền chọn lọc, NXB Văn hóa thông tin, 2010Viện Y học Trung Y Bắc Kinh, Phương tễ học giảng nghĩa, NXB Y học, 1994 SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁNBỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANGNHÂN SÂM CÁP GIỚI THANG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptphuong_thuoc_bo_0258.ppt
Tài liệu liên quan