Bài giảng Phương pháp lựa chọn vấn đề nghiên cứu, viết tên Đề tài và mục tiêu nghiên cứu

Các nguyên tắc khi xây dựng mục tiêu nghiên cứu •  Mục tiêu phải liên quan trực tiếp với vấn đề nghiên cứu •  Phải bắt đầu bằng một động từ •  Phải hợp lý, có khả năng đạt •  Phải cụ thể •  Các mục tiêu cụ thể phải phù hợp với mục tiêu chung

pdf16 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 4629 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp lựa chọn vấn đề nghiên cứu, viết tên Đề tài và mục tiêu nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phương pháp lựa chọn vấn đề nghiên cứu, viết tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu Hà Nội, 2014 Pgs.Ts. Lê Thị Hương Mục tiêu Sau buổi học, học viên có khả năng 1.  Trình bày được cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu theo phương pháp cho điểm ưu tiên 2.  Trình bày được cách viết tên đề tài, đặt vấn đề và viết mục tiêu nghiên cứu 3.  Lựa chọn được đề tài nghiên cứu cụ thể và xây dựng được mục tiêu nghiên cứu 2 Phương pháp •  Thuyết trình •  Đặt câu hỏi •  Thảo luận nhóm/làm bài tập nhóm •  Thảo luận chung trên lớp 1. Lựa chọn vấn đề ưu tiên cho nghiên cứu Thế nào là vấn đề sức khỏe ưu tiên? •  Là vấn đề sức khỏe gây những ảnh hưởng xấu. •  Cần được giải quyết sớm. •  Có khả năng giải quyết được. 3 Lựa chọn vấn đề ưu tiên cho nghiên cứu Tại sao cần phải lựa chọn vấn đề ưu tiên cho nghiên cứu? Khi nào? •  Nguồn lực hạn hẹp (nhân lực, vật lực, thời gian, Kinh phí, v..v) •  Không thể giải quyết được mọi việc cùng một lúc. Các tiêu chuẩn lựa chọn ưu tiên Tiêu chuẩn Câu hỏi? Tính xác đáng Vấn đề có xác đáng để NC? Tính mới NC có gì mới so với các NC trước? Sự chấp nhận của các bên có thẩm quyền Các bên có thẩm quyền có dễ dàng chấp nhận vấn đề NC không? Vấn đề đạo đức và sự chấp nhận của cộng đồng: Có vấn đề đạo đức gì khi NC? Cộng đồng có dễ dàng chấp nhận? Tính khả thi NC có khả năng thực hiện bằng nguồn lực? Tính ứng dụng Ai sử dụng kết quả NC? NC có lợi ích? Tính bức thiết NC có thể trì hoãn trong việc ra quyết định giải quyết vấn đề NC? 4 Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.1. Tính xác đáng: •  Tầm cỡ của vấn đề cần nghiên cứu •  Tính nghiêm trọng của vấn đề •  Khả năng khống chế vấn đề cần nghiên cứu •  Sự quan tâm và hưởng ứng của cộng đồng Cho điểm ưu tiên tính xác đáng Tên vấn đề nghiên cứu Tầm cỡ của vấn đề Tính nghiêm trọng Khả năng khống chế Quan tâm của cộng đồng Tổng điểm Tích điểm Chuyển sang điểm 1-3 Lao Sốt rét Suy dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai - Tiêu chảy trẻ em - Nhiễm HIV/AIDS ... ... ... 5 Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.2. Tính mới ü  Vấn đề nghiên cứu đó đã có ai nghiên cứu chưa? ü  Nghiên cứu ở khu vực nào? ü  Cho đối tượng nào? ü  Khi nào? ü  Trong điều kiện nào? ü  Kết quả đạt được tới đâu?... Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên Thang điểm cho tính mới: •  1= Thông tin VĐ này đã đầy đủ, có sẵn •  2= Có một số thông tin về vấn đề này nhưng chưa đầy đủ •  3= Chưa có thông tin nào về vấn đề này 6 Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.3. Sự chấp nhận của các bên có thẩm quyền: •  1 = Chủ đề ít được quan tâm. •  2 = Chủ đề được quan tâm và chấp nhận nhưng chưa được đưa vào đề tài các cấp. •  3 = Chủ đề được chấp nhận hoàn toàn và được công nhận là đề tài các cấp. Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên •  1.4. Vấn đề đạo đức và sự chấp nhận của cộng đồng: •  1 = Có vấn đề đạo đức lớn, khó có thể được cộng đồng chấp nhận, cần được quan tâm xem xét lại. •  2 = Có liên quan đến vấn đề đạo đức nhưng không nghiêm trọng và cộng đồng có thể chấp nhận. •  3 = Không có vấn đề gì về đạo đức, cộng đồng dễ dàng chấp nhận 7 Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.5. Tính khả thi: •  1 = Khó khả thi nếu chỉ dựa vào nguồn lực hiện có. •  2 = Có thể triển khai nếu ưu tiên đầu tư và quản lý tốt các nguồn vốn sẵn có. •  3 = Dễ dàng triển khai ngay cả khi vấn đề nghiên cứu không được ưu tiên đầu tư. Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.6. Tính ứng dụng của các kết quả có thể đạt được: •  1 = Ít có cơ hội ứng dụng vào thực tế sau khi nghiên cứu. •  2 = Một số kiến nghị của đề tài có thể được để ứng dụng vào thực tế. •  3 = Chủ đề có cơ hội tốt để ứng dụng 8 Tiêu chuẩn chọn vấn đề ưu tiên 1.7. Tính bức thiết của vấn đề •  1 = Thông tin thu được chưa cần thiết cho việc ra quyết định •  2 = Kết quả cần thiết cho việc ra quyết định nhưng có thể trì hoãn •  3 = Các số liệu của nghiên cứu rất cần thiết cho việc ra các quyết định Cách cho điểm ưu tiên và chọn chủ đề nghiên cứu Tên đề tài nghiên cứu Cho điểm ưu tiên (từ 1- 3 điểm). Điểm càng cao ưu tiên lớn. Tổng điểm Tích điểm Tính xác đáng Tính mới Sự chấp nhận của chính quyền Đạo đức, sự chấp nhận CĐ Tính khả thi Tính ứng dụng Tính bức thiết 1 2 3 4 9 2. Viết tên đề tài nghiên cứu. •  Ai? •  Cái gì? (vấn đề) •  ở đâu? •  Khi nào? •  Ba tiêu chuẩn: đầy đủ, ngắn gọn, hấp dẫn •  Có thể viết dưới dạng câu hỏi Ví dụ về các dạng tên đề tài Lĩnh vực NC Tên đề tài cụ thể Lao Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh nhân Lao tại bệnh viện Lao-Bệnh phổi Trung ương năm 2003. Sốt rét Thực trạng và 1 số yếu tố ảnh hưởng đến sốt rét của cư dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong năm 2003. Suy dinh dưỡng ở phụ nữ có thai Thực trạng suy dinh dưỡng ở phụ nữ có thai tại huyện A trong năm 2003 và các giải pháp can thiệp. Tiêu chảy trẻ em Nhận xét tác dụng của bổ sung sữa đậu nành vào khẩu phần ăn trong điều trị tiêu chảy cho trẻ em. Nhiễm HIV/AIDS Vai trò của phản ứng miễn dịch A trong chẩn đoán sớm nhiễm HIV/AIDS. 10 3. Đặt vấn đề nghiên cứu •  Tại sao cần nghiên cứu vấn đề này? Cần nêu bật tính mới, tính cần thiết phải nghiên cứu vấn đề đó •  Kết quả nghiên cứu vấn đề đó sẽ mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, cho xã hội Các nội dung cần đề cập trong phần đặt vấn đề? •  Tóm tắt 1 số đặc điểm về KTVHXH, tình hình sức khoẻ, hệ thống CSSK có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và địa điểm NC. •  Mô tả ngắn gọn, súc tích về bản chất của vấn đề nghiên cứu. •  Phân tích các yếu tố chính tác động lên vấn đề sức khoẻ •  Mô tả ngắn gọn tổng quan tài liệu •  Các kết quả mong đợi từ nghiên cứu này là gì? Kết quả này đóng góp như thế nào vào việc giải quyết vấn đề sức khoẻ? 11 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU •  Là cái mà nghiên cứu đó mong muốn đạt được. •  Một nghiên cứu thường có 1 - 2 mục tiêu chung được chia nhỏ ra các mục tiêu cụ thể •  Khi các mục tiêu cụ thể đạt được tức là mục tiêu chung cũng đã đạt được. •  Mục tiêu được viết dựa vào các câu hỏi nghiên cứu. Vì sao cần xây dựng mục tiêu NC •  Xác định được phạm vi nghiên cứu. •  Định hướng được phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập thông tin. •  Xác định được biến số nghiên cứu. •  Không bỏ sót thông tin hoặc tránh được việc thu thập những thông tin không cần thiết. •  Có cơ sở để lập kế hoạch và tổ chức nghiên cứu: thời gian, nhân lực, kinh phí, các phương tiện kỹ thuật cần thiết. 12 Các nguyên tắc khi xây dựng mục tiêu nghiên cứu •  Mục tiêu phải liên quan trực tiếp với vấn đề nghiên cứu •  Phải bắt đầu bằng một động từ •  Phải hợp lý, có khả năng đạt được •  Phải cụ thể •  Các mục tiêu cụ thể phải phù hợp với mục tiêu chung MỘT SỐ ĐỘNG TỪ THƯỜNG DÙNG KHI VIẾT MỤC TIÊU Nghiên cứu Động từ Loại nghiên cứu "   Thăm dò, tìm hiểu Nghiên cứu định tính, thăm dò "   Mô tả, xác định, so sánh Nghiên cứu cắt ngang, mô tả chùm bệnh "   Xác định, so sánh, kiểm định Nghiên cứu thuần tập, bệnh chứng "  Đánh giá, chứng minh Nghiên cứu can thiệp 13 H×nh t­îng vÒ 1 nghiªn cøu cã tªn ®Ò tµi phï hîp víi c¸c môc tiªu # Môc tiªu chung Tªn ®Ò tµi H×nh t­îng vÒ 1 nghiªn cøu cã tªn ®Ò tµi kh«ng phï hîp víi môc tiªu:# Môc tiªu chung# Tªn ®Ò tµi 14 VÝ dô •  Môc tiªu chung:! –  §¸nh gi¸ thực trạng nhiÔm khuÈn ®­êng h« hÊp cÊp trªn trÎ em d­íi 5 tuæi t¹i huyÖn A trong n¨m 2008 •  Môc tiªu cô thÓ:! –  X¸c ®Þnh tû lÖ nhiÔm khuÈn ®­êng h« hÊp cÊp trªn trÎ em d­íi 5 tuæi –  M« t¶ 1 sè yÕu tè ¶nh h­ëng ®Õn nhiÔm khuÈn ®­êng h« hÊp cÊp trªn trÎ em d­íi 5 tuæi –  §Ò xuÊt mét sè kiÕn nghÞ nh»m c¶i thiÖn t×nh h×nh. Ví dụ về viết mục tiêu •  Đề tài: Vấn đề bạo lực trong gia đình và một số giải pháp can thiệp thích hơp tại tỉnh Lai Châu năm 2004: –  Mô tả quy mô, loại hình và hậu quả của bạo lực gia đình thường gặp tại Lai Châu. –  Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực gia đình. –  Đề xuất và thăm dò một số giải pháp can thiệp thích hợp nhằm hạn chế bạo lực gia đình 15 Kiến thức và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm thanh niên nghiện chích ma túy 15-30 tuổi tại Tỉnh Thái Bình năm 2005 •  1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở nhóm thanh niên nghiện chích ma túy 15-30 tại Tỉnh Thái bình năm 2005 •  2. Mô tả kiến thức về HIV/AIDS của nhóm thanh niên nghiện chích ma túy 15-30 tại Tỉnh Thái bình năm 2005 •  3. Mô tả thực hành tiêm chích ma túy và hành vi tình dục ở nhóm thanh niên nghiện chích ma túy 15-30 tại Tỉnh Thái bình năm 2005 •  4. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV/ AIDS ở nhóm thanh niên nghiện chích ma túy 15-30 tại Tỉnh Thái bình năm 2005 Tiêu chuẩn của một mục tiêu tốt Mục tiêu nghiên cứu tốt: •  Bắt đầu bằng động từ •  Cụ thể (đối tượng, địa điểm, thời gian, biến số nghiên cứu) •  Phù hợp với tên đề tài 16 Các nguyên tắc khi xây dựng mục tiêu nghiên cứu •  Mục tiêu phải liên quan trực tiếp với vấn đề nghiên cứu •  Phải bắt đầu bằng một động từ •  Phải hợp lý, có khả năng đạt •  Phải cụ thể •  Các mục tiêu cụ thể phải phù hợp với mục tiêu chung THỰC HÀNH •  Thực hành theo nhóm xác định vấn đề nghiên cứu, viết tên đề tài, đặt vấn đề và viết mục tiêu nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_4_phan_tich_van_de_va_lua_chon_van_de_uu_tien_cho_nghie_n_cu_u_2014_084.pdf