Ví dụ Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường, (Khoa học, lớp 5)
Mục tiêu của bài học: Sau bài học này HS có thể:
- Xác định dược những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng
đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần bảo vệ môi
trường.
- Để chuẩn bị cho tiết học này GV có thể yêu cầu các nhóm HS sưu tầm một
số tranh, ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Để giúp HS xác định được những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ
quốc gia, cộng đồng, gia đình, GV có thể tổ chức cho HS quan sát các hình trong
SGK, đọc ghi chú, thảo luận từng cặp để tìm xem mỗi hình ứng với ghi chú nào.
Một số HS trình bày, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến, GV chốt lại một số biện
pháp bảo vệ môi trường.
- Tiếp đến GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường
nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào (quốc gia, cộng đồng, gia đình).
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi
trường?
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày tranh ảnh, thông tin về các biện pháp bảo
vệ môi trường mà các em sưu tầm được .
Trên cơ sở kết quả làm việc của học sinh, GV rút ra kết luận chung: Bảo vệ
môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là
nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa ruổi, công việc
và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Tóm lại, trong quá trình dạy học môn Khoa học, GV cần vận dụng linh hoạt
các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Do đặc trưng của môn
Khoa học, các phương pháp dạy học chủ đạo vẫn là thí nghiệm, thực hành, quan sát.
GV cần vận dụng kết hợp chúng với các phương pháp dạy học khác, nhất là các
115 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp dạy học tự nhiên - xã hội ở tiểu học - Trần Thị Hạnh Thắm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại
phong kiến Việt Nam.
3.4.3. Lập kế hoạch dạy học và tập giảng.
Tổ 1, 2: SGK Lịch sử và Địa lí, lớp 4. Bài 1: Nước Văn Lang; bài 14: Cuộc
kháng chiến chống Mông- Nguyên
Tổ 3, 4: SGK Lịch sử và Địa lí, lớp 5. Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ 19
- đầu thế kỉ 20; Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ .
NHIỆM VỤ SINH VIÊN
Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm nghiên cứu thông tin nguồn [1] tr 204 - 223 và SGK Lịch sử và Địa
lí lớp 4, 5 để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Nhóm 1 và 2: Đưa ra nhận xét về cấu trúc và nội dung kiến thức về chủ đề
Lịch sử.
- Nhóm 3 và 4: Đưa ra nhận xét về định hướng các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học chủ đề Lịch sử.
Đại diện các nhóm lên trình bày trước tập thể lớp
Nhiệm vụ 2:
Mỗi nhóm chọn một bài (trong SGK Lịch sử và Địa lí, lớp 4, 5), để thiết kế bài
học theo đề cương đã học. Sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp.
BÀI TẬP
1. Phân tích đặc điểm phân môn Lịch sử, từ đó, hãy rút ra những định hướng cơ
bản khi sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phân môn này.
2. Chọn một bài bất kỳ trong phân môn Lịch sử lớp 4 và lớp 5 để soạn giáo án và
tập dạy.
85
Chương 4. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC
KHỎE, THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT (12 tiết)
Mục tiêu:
Sau khi học chương này, SV phân tích được nội dung chương trình, cấu trúc
bài học chủ đề Con người và sức khỏe, Thực vật, Động vật; có khả năng lựa chọn
và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực
hoạt động và các năng lực của HS; lập kế hoạch bài học; sử dụng đồ dùng dạy học
có hiệu quả và tự làm được một số đồ dùng đơn giản phục vụ dạy học.
4.1. Hướng dẫn dạy học chủ đề Con người và sức khỏe
4.1.1. Mục tiêu, nội dung chương trình chủ đề Con người và sức khỏe
4.1.1.1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về:
- Vị trí, chức năng, cấu tạo của các hệ cơ quan chính trong cơ thể người và cơ
sở khoa học của vệ sinh thân thể.
- Một số bệnh tật liên quan đến các cơ quan đó và cách phòng tránh.
b. Kỹ năng:
- Biết quan sát, nhận xét, mô tả các cơ quan trong cơ thể người, các loại bệnh
tật liên quan đến các cơ quan đó.
- Biết ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh thông thường,
biết tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
c. Thái độ:
Giáo dục giá trị nhân văn cho học sinh thể hiện ở những khía cạnh sau: hình
thành cho học sinh nếp sống lành mạnh, khoa học, có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ
sinh dinh dưỡng.
4.1.1.2. Nội dung chủ đề:
a. Nội dung các bài học về Con người và sức khỏe ở các lớp 1, 2, 3
Lớp 1:
- Các bộ phận bên ngoài của cơ thể, các giác quan (mắt, mũi, lưỡi, tai, da) và
vai trò nhận biết thế giới xung quanh của chúng.
86
- Sơ lược về sự phát triển ở người. (sự phát triển về chiều cao, cân nặng, nhận
thức). Vệ sinh thân thể, bảo vệ các giác quan, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý,
có lợi cho sức khoẻ.
Lớp 2:
- Cơ quan vận động: Hệ xương và hệ cơ, phòng chống cong vẹo cột sống, tập
thể dục và vận động thường xuyên để cơ, xương phát triển.
- Cơ quan tiêu hoá: Nhận biết trên sơ đồ, vai trò của từng bộ phận trong hoạt
động tiêu hoá, ăn, uống sạch, phòng nhiễm giun.
Lớp 3:
- Cơ quan hô hấp: Nhận biết trên sơ đồ, hoạt động của nó, vệ sinh cơ quan hô
hấp, phòng một số bệnh lây qua đường hô hấp.
- Cơ quan tuần hoàn: Nhận biết trên sơ đồ các bộ phận của nó, hoạt động tuần
hoàn, vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng bệnh tim mạch.
- Cơ quan bài tiết nước tiểu: Cấu tạo, chức phận, hoạt động của nó, vệ sinh cơ
quan bài tiết nước tiểu.
- Hệ thần kinh: Cấu tạo, hoạt động, vệ sinh thần kinh.
b. Nội dung các bài học về Con người và sức khỏe ở các lớp 4, 5
Lớp 4: 17 tiết + 2 tiết ôn tập chủ đề
- Con người cần gì để sống?
- Trao đổi chất ở người.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường?
- Vai trò của chất đạm và chất béo?
- Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ?
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
- Ăn nhiều rau quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Một số cách bảo quản thức ăn.
- Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Phòng bệnh béo phì.
87
- Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
- Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
- Ăn uống khi bị bệnh.
- Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Ôn tập
Lớp 5: gồm 19 bài+ 2 bài ôn tập
- Sự sinh sản.
- Nam hay nữ.
- Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
- Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
- Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Vệ sinh tuổi dậy thì.
- Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện.
- Dùng thuốc an toàn.
- Phòng bệnh sốt rét.
- Phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Phòng bệnh viêm não.
- Phòng bệnh viêm gan A.
- Phòng tránh HIV/AIDS.
- Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
- Phòng tránh bị xâm hại.
- Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
4.1.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề Con người và sức
khỏe
4.1.2.1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát tranh, ảnh, mẫu vật thật, mẫu vật ngâm, mô hình
88
+ Quan sát ngay trên cơ thể học sinh (đặc điểm cấu tạo của lưỡi, mắt và tai,
bảo vệ và chăm sóc răng)
+ Quan sát nhận biết cấu tạo của bộ xương và các loại xương.
- Phương pháp hỏi - đáp: Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh
quan sát theo trình tự logic để định hướng mục tiêu và đối tượng quan sát, nhằm
giúp học sinh phát hiện ra kiến thức mới.
- Phương pháp thí nghiệm: Để biết chức phận của các giác quan, giáo viên
hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như nếm và ngửi các loại thức ăn để nhận xét về
mùi, vị của chúng.
- Để tìm hiểu hoạt động của các hệ cơ quan, GV cần tạo điều kiện cho học
sinh thử nghiệm ngay trên cơ thể mình và phân tích các hoạt động đó. Ví dụ: Khi
tìm hiểu về hoạt động hô hấp trong bài "Hoạt động thở và cơ quan hô hấp" (TN-XH
lớp 3) GV cho học sinh thực hiện động tác hít vào thật sâu và thở ra hết sức, hướng
dẫn các em vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi
hít vào, thở ra.
- Phương pháp thảo luận nhóm để nhận biết vị trí, hình dạng của từng hệ cơ
quan trong cơ thể. Có thể cho học sinh xác định vị trí của chúng trên cơ thể mình
hoặc của bạn. Ví dụ: Khi học bài "Cơ quan tiêu hoá" (TN-XH, lớp 2) sau khi cho
học sinh quan sát sơ đồ các cơ quan tiêu hoá GV có thể cho HS tập xác định vị trí
của chúng trên cơ thể mình hoặc của bạn.
- Phương pháp đóng vai: GV có thể sử dụng đóng vai để qua đó học sinh thể
hiện nhận thức, thái độ của mình về các vấn đề sức khoẻ. Ví dụ khi dạy bài "Bệnh
lao phổi” (TN-XH, lớp 3), GV có thể tổ chức cho HS đóng vai bác sĩ, bệnh nhân để
qua đó các em tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại của bệnh lao phổi một
cách sinh động, hấp dẫn. Tiếp đó GV có thể cho HS thảo luận cả lớp về các biện
pháp phòng tránh bệnh lao phổi.
4.1.2.2. Về hình thức tổ chức dạy học:
Cần sử dụng phối hợp các hình thức dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp. Khai thác,
sử dụng các trò chơi khác nhau nhằm gây hứng thú nhận thức cho HS. Một số bài
89
có thể tổ chức cho HS thực hành ở ngoài lớp như thực hành đánh răng, rửa mặt
(TN-XH lớp 1).
Tóm lại: Để giảng dạy các bài về Con người và sức khoẻ GV cần sử dụng linh
hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: quan sát, hỏi
đáp, thảo luận, thực hành, đóng vai. Cần tạo điều kiện cho HS được thử nghiệm
ngay trên chính cơ thể mình để các em thu được biểu tượng về cơ thể người một
cách sinh động, chính xác.
Ví dụ: Khi dạy bài 3: "Trao đổi chất ở người" (Khoa học lớp, 4), GV có thể
tiến hành như sau:
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK và dựa vào kiến thức lớp 3 nhắc lại tên
của các hệ cơ quan: Tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết nước tiểu và chức năng của
chúng.
Trong số các cơ quan trên, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi
chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?
- GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung
phiếu học tập như sau:
Phiếu học tập bài 3 "Trao đổi chất ở người"
1. Em hãy hoàn thành bảng sau:
Tên cơ quan trực tiếp thực
hiện quá trình trao đổi chất
Lấy vào Thải ra
2. Hãy nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ
quan thực hiện quá trình đó.
3. Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì trong quá trình trao đổi chất?
- Các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành bài tập.
90
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc
- Trên cơ sở ý kiến của HS, GV rút ra kết luận:
Các cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất là: cơ quan hô hấp, tiêu
hoá, bài tiết nước tiểu. Các biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất là: trao
đổi khí, trao đổi thức ăn, bài tiết.
- GV giải thích vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất:
Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ được qua cơ
quan tiêu hoá) và ôxi (hấp thụ được từ phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể, đồng
thời đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến cơ quan bài tiết và
đem khí các-bô-nic đến phổi để thải chúng ra ngoài.
- Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi
chất GV có thể cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?" GV phát cho mỗi nhóm
sơ đồ như hình 5 (bài 3, Khoa học, lớp 4). Các nhóm tiến hành thảo luận về mối
quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất. Cách chơi: khi có hiệu lệnh
hết thời gian thảo luận, các nhóm thi nhau điền các từ đúng vào sơ đồ. Nhóm nào
nhanh, đúng và đẹp là thắng cuộc.
- Đại diện các nhóm lên trình bày mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá
trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
- Đối với một số bài có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống: GV có thể
sử dụng đóng vai để HS có thể được thực hành, rèn luyện các kỹ năng sống.
Ví dụ: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện (bài 10, Khoa học, lớp 5)
GV có thể tổ chức cho các em đóng vai các tình huống để thực hành các kỹ
năng: kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đứng vững trước sự lôi kéo
của bạn bè, người xấu trước các chất gây nghiện.
Có thể tiến hành theo các bước:
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 (bài 10, Khoa học, lớp 5) nêu nội dung
của các bức tranh.
GV: Các chất gây nghiện đều có tác hại rất lớn đến sức khoẻ con người nhưng
trong thực tế có nhiều người vẫn bị người khác rủ rê lôi kéo dùng thử và bị nghiện.
91
Giả sử khi bị ai đó rủ hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng mà tuý chúng ta sẽ
làm gì? (Một số học sinh đưa ra ý kiến của mình)
GV: Khi bị ai đó rủ rê, sử dụng chất gây nghiện chúng ta cần phải cương quyết
từ chối.
- Trước hết cần nói rõ là mình không muốn làm việc đó.
- Nếu người kia vẫn rủ rê, các em hãy giải thích các lý do khiến chúng ta quyết
định như vậy.
- Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo tốt nhất là hãy bỏ đi ra khỏi nơi đó.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Đóng vai các tình huống
Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 6 HS), phát phiếu ghi tình huống
cho các nhóm (Mỗi nhóm 1 tình huống). Ví dụ:
Nhóm 1, 2: Tình huống 1: Cạnh nhà Nam có một anh thanh niên tên Hùng.
Anh Hùng nghiện thuốc lá. Một hôm anh rủ Nam hút thuốc lá với mình. Nếu là
Nam bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Nhóm 2, 3: Tình huống 2: Huy được đi dự đám cưới của anh họ. Trong bữa
tiệc có một số anh lớn hơn ép Huy uống rượu. Nếu bạn là Huy bạn sẽ ứng xử như
thế nào? (Đồ dùng cần thiết để thực hiện: Bàn, ghế, trên bàn có bày một số bát đĩa,
cốc, vài chai bia, rượu. 3 thanh niên đang ngồi, Huy được xếp vào bàn này).
Nhóm 4, 5: tình huống 3: Một lần đi học về qua một khu vực vắng vẻ, Sơn
gặp 2 thanh niên đang tiêm chích ma tuý. Họ dụ dỗ và ép Sơn dùng thử. Nếu là Sơn
bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Các nhóm đọc kỹ tình huống, phân công vai, thảo luận về cách thể hiện.
Bước 3: Làm việc cả lớp
Từng nhóm lên đóng vai các tình huống được giao
Cả lớp nhận xét, chỉ ra được nhóm thể hiện các vai tốt nhất
GV biểu dương các nhóm và nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
- Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
“Không”, trên thực tế nhiều người biết rất rõ tác hại của các chất này nhưng khi bị
người khác rủ rê, lôi kéo và vì tò mò và không kiên quyết từ chối nên vẫn bị nghiện.
92
Trong trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên tìm
sự giúp đỡ của ai nếu bị người khác doạ dẫm, ép buộc sử dụng các chất gây nghiện?
Kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ
trước tác hại của các chất gây nghiện. Bản thân chúng ta cũng phải tôn trọng những
quyền đó của người khác. Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần
đạt được là nói "Không!" đối với những chất gây nghiện.
4.1.3. Hướng dẫn cách sử dụng và làm một số đồ dùng dạy học chủ đề Con
người và sức khỏe
4.1.3.1. Sử dụng đồ dùng
- Sử dụng tranh, ảnh, mô hình là nguồn thông tin cho học sinh quan sát, phân
tích để hiện kiến thức về cấu tạo của các cơ quan
- Phiếu học tập có vai trò quan trong dạy học giúp học sinh tích cực chủ động
trong giờ học Phiếu học tập hỗ trợ cho việc tổ chức dạy cá nhân, nhóm, cả lớp.
4.1.3.2. Hướng dẫn sinh viên làm đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập (cần đa dạng trong cách đặt câu hỏi trắc nghiệm, đa dạng về
hinh thức phiếu)
- Sưu tầm tranh, ảnh, mô hình
- Vẽ tranh hoặc phóng to tranh trong sách giáo khoa
4.1.4. Thực hành lập kế hoach bài học và tập giảng
4.1.4.1. Ví dụ minh hoạ. Bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu (TN-XH lớp 3)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu được chức năng của
chúng.
- Giải thích được tại sao hàng ngày mỗi người cần phải uống đủ nước
II. Đồ dùng dạy học
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to
- Các hình 1, 2 SGK trang 22, 23
- Các mảnh bìa có ghi tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
- Phiếu học tập
93
III. Hoạt động dạy - học
Mở bài: GV nêu các câu hỏi cho HS để dẫn dắt vào bài:
- Cơ quan nào có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên
ngoài?
- Cơ quan nào có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể?
- Ai có thể cho cả lớp biết: cơ quan nào tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra
ngoài?
GV: Cơ quan tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài là cơ quan bài tiết
nước tiểu. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có những bộ phận nào và chức năng của
chúng ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay (giới thiệu tên bài học và ghi
bảng)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là
thận, đâu là ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV treo sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng, yêu cầu một số HS
lên chỉ và nói tên các bộ phận của nó.
Một số HS nhận xét
GV kết luận (kết hợp chỉ trên sơ đồ): Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả
thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chức năng của các bộ phận của cơ quan bài tiết
nước tiểu
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm
Phiếu học tập
Quan sát hình 2 trang 23 SGK đọc các câu hỏi và câu trả lời của các bạn trong
hình rồi hoàn thành các bài tập sau:
94
1. Thận có chức năng gì?
2. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
3. Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào?
4. Mỗi ngày cơ thể chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm
khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV có thể đặt thêm một số câu hỏi cho cả lớp:
- Nước tiểu có mùi gì, màu gì? Giải thích cho HS một số chất có chứa trong
nước tiểu.
GV yêu cầu một số HS nêu lại chức năng của các bộ phận của cơ cơ quan bài
tiết nước tiểu và kết luận: Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại
có trong máu tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn
nước tiểu, sau đó được thải ra ngoài qua ống đái.
Hoạt động 3: Trò chơi "Ai nhanh hơn?"
GV treo 2 sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu lên bảng (sơ đồ không có chú
thích), chia lớp thành 2 nhóm để tham gia trò chơi. Nhóm nào trả lời nhanh thì
thắng cuộc.
4.1.4.2. Thực hành soạn giáo án và tập giảng
- Nhóm 1: Bài 3 (lớp 1): Nhận biết các vật xung quanh
- Nhóm 2: Bài 4 (lớp 2): Làm gì để xương và cơ phát triển
- Nhóm 3: Bài 13 (lớp 3): Hoạt động thần kinh
- Nhóm 4: Bài 7 (lớp 4): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Nhóm 5: Bài 4 (lớp 5): Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
4.2. Hướng dẫn dạy học nội dung về Thực vật
4.2.1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình về Thực vật ở tiểu học
4.2.1.1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được sự phong phú, đa dạng của các loài thực vật trên
Trái đất và lợi ích của chúng.
95
- Biết được đặc điểm cấu tạo ngoài, chức năng, hoạt động sinh lí các bộ phận
của thực vật; sự sinh sản của thực vật có hoa; quá trình sinh trưởng của thực vật môi
trường sống, ích lợi hoặc tác hại của một số thực vật tiêu biểu.
- Sự trao đổi chất của thực vật với môi trường.
b. Kỹ năng: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng như:
- Biết quan sát, mô tả, so sánh để rút ra những đặc điểm chung và riêng của
các loại thực vật.
- Biết phân tích, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện
tượng.
- Sưu tầm một số mẫu vật đơn giản.
c. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ và thói quen như: Ham hiểu biết khoa học.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây cối, có thái độ đúng đắn đối với các
hiện tượng tự nhiên xung quanh.
4.1.2.2. Khái quát nội dung chương trình
- Lớp1: Giúp học sinh nhận biết các đặc điểm cấu tạo ngoài của một số loài
thực vật quen thuộc, gần gũi như cây rau, cây hoa, cây gỗ và vai trò của chúng đối
với con người.
- Lớp 2: Các em được tìm hiểu về môi trường sống và sự phân bố thực vật.
- Lớp 3: Giúp các em tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài, chức phận của các bộ
phận của cây xanh: rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt. Chức năng và hoạt động sinh lí của
các bộ phận và bước đầu làm quen với sự trao đổi chất ở thực vật.
- Lớp 4: Các em tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vô sinh lên đời sống thực
vật.
- Lớp 5: Các em tìm hiểu đặc điểm cơ quan sinh sản của thực vật có hoa; phân
biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính; sinh sản hữu tính, vô tính và quá trình sinh
trưởng của thực vật.
4.2.2. Phương pháp và hình thức dạy học nội dung về Thực vật
4.2.2.1. Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học:
96
a. Phương pháp dạy học chủ đạo để dạy học chủ đề này là quan sát kết hợp
thảo luận nhóm. Để hình thành cho học sinh biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh
động về các loại thực vật, giáo viên nên lựa chọn đối tượng quan sát là các loại vật
thật, sau đó, dùng tranh ảnh để khái quát lại. Ví dụ: Khi dạy bài: Quả (TN-XH, lớp
3), giáo viên nên lựa chọn đối tượng quan sát là các loại quả thật đủ hình dạng, kích
thước khác nhau. Sau đó tổ chức cho học sinh quan sát theo từng nhóm về màu sắc,
hình dạng, kích thước của các loại quả, các bộ phận: vỏ, thịt, hạt. Qua đó, học sinh
có thể rút ra những đặc điểm chung và riêng của các loại quả.
Đối với những bài học không thể sử dụng các loại vật thật giáo viên có thể tổ
chức cho học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK để tìm những thông tin cần thiết
về đặc điểm cấu tạo ngoài của các loài thực vật.
b.Về hình thức tổ chức dạy học:
Có thể sử dụng các hình thức dạy học trên lớp và dạy học ngoài lớp để dạy
các bài học trong chủ đề "Tự nhiên".
- Dạy học trên lớp: Có thể sử dụng kết hợp dạy học cá nhân, theo nhóm và
đồng loạt cả lớp.
- Dạy học ngoài lớp - tham quan: Có rất nhiều bài học thuộc phần này có thể
dạy học ngoài trời như đa số các bài học về thời tiết, Mặt Trời và phương hướng,
một số loài cây sống trên cạn, thực vật, đi thăm thiên nhiên.
- Sử dụng các trò chơi học tập, ví dụ: "Đố bạn con gì?”
4.2.2.2. Ví dụ minh hoạ: Bài 48: Quả (TN-XH, lớp 3).
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết được:
- Các loại quả có màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị khác nhau.
- Quả có 3 phần: Vỏ, thịt, hạt.
- Nhiệm vụ của quả đối với cây, và ích lợi của quả đối với con người.
+ Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, đối chiếu, rút ra những đặc điểm chung
và riêng của các loại quả.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các loại quả thật có sẵn ở địa phương, tranh ảnh các loại quả.
97
III. Hoạt động dạy - học
a. Mở bài: Giáo viên cho học sinh cả lớp hát bài Quả, sau đó đặt câu hỏi: Ở
trong bài hát vừa rồi có những loại quả nào?
- Học sinh: Hát bài Quả, trả lời câu hỏi của giáo viên.
Giáo viên vào bài: Trên thực tế có rất nhiều loại quả khác nhau, bài học hôm
nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm, nhiệm vụ, ích lợi của chúng.
Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận nhóm
Mục tiêu:
HS biết quan sát, so sánh, tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích
thước của các loại quả. Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
Cách tiến hành:
- Chia học sinh thành từng nhóm (mỗi bàn từ 4 đến 6 em), yêu cầu các nhóm
đặt các loại quả đã chuẩn bị sẵn lên bàn.
Phát phiếu giao việc cho các nhóm, giải thích hướng dẫn cho các nhóm nhiệm
vụ quan sát, hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập.
- Phiếu học tập bài Quả:
Câu 1: Em hãy quan sát các loại quả, rồi điền kết quả quan sát vào bảng sau:
TT Tên quả Màu sắc Hình dạng
Kích thước
(To hay nhỏ) Mùi vị
Em có nhận xét gì về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của loại quả?
Câu 2: Quả có mấy phần ? Đó là những phần nào?
Câu 3: Các loại quả có đặc điểm gì giống và khác nhau?
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ quan sát, thảo luận nhóm qua phiếu giao việc và
hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh quan sát, thảo luận nhóm: Hướng
dẫn các em quan sát theo thứ tự màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của quả.
Yêu cầu các em sử dụng các giác quan khác nhau để quan sát: Dùng tay (hoặc dao)
bóc vỏ hoặc bổ đôi quả nếm mùi vị của quả, quan sát các phần vỏ, thịt, hạt của quả.
Hướng dẫn các em thảo luận trong nhóm.
98
Các nhóm học sinh tiến hành quan sát, thảo luận trong nhóm về màu sắc, hình
dạng, kích thước, mùi vị của các loại quả, để hoàn thành bài tập 1 của phiếu giao
việc. (Ví dụ: quả chuối chín có màu vàng, cong, có vị ngọt, quả quýt có màu vàng
sẫm, hình tròn nhỏ, có mùi thơm, có vị hơi chua...). Học sinh dùng tay hoặc dao để
bóc vỏ và bổ đôi quả để quan sát các bộ phận bên trong của chúng, so sánh nhận xét
về thịt, hạt của các loại quả khác nhau. Cả nhóm quan sát thảo luận, bàn bạc trao đổi
với nhau để rút ra kết luận chung về các loại quả.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV treo bảng phụ, gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của
nhóm mình.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình (trước hết, mỗi
nhóm trình bày kết quả quan sát 1 loại quả ở bài tập 1, phiếu giao việc). Các nhóm
khác tranh luận, bổ sung ý kiến.
- GV khẳng định kết quả quan sát đúng và điền vào bảng.
- GV yêu cầu một số nhóm khác trình bày kết quả quan sát qua bài tập 2,
phiếu học tập.
- Học sinh trả lời, chỉ ra được mỗi quả thường có 3 phần: Vỏ, thịt, hạt. Thịt,
hạt các loại quả không giống nhau, có loại thịt quả vàng như xoài, có nhiều múi, tép
như bưởi, cam, chanh, thịt trong như vải, nhãn. Hạt các loại quả cũng không giống
nhau, có quả hạt nhỏ, và nhiều như dưa hấu, cà chua, cam, chanh, quýt, có quả chỉ
có 1 hạt to như xoài, một hạt nhỏ như vải, nhãn...
- GV gọi đại diện của một số nhóm, nêu nhận xét về các loại quả. Các loại quả
có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Kết luận: Các loại quả có màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị khác nhau,
mỗi quả thường có 3 phần: Vỏ, thịt, hạt.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả
Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
- Hạt có chức năng gì?
- Quả có ích lợi gì đối với con người?
99
GV cho HS thảo luận từng câu hỏi, rút ra kết luận: Khi gặp điều kiện thích
hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa
ăn hàng ngày, ép dầu... hoặc có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp.
GV nhắc nhở HS khi ăn quả cần rửa sạch, gọt vỏ, không hái bừa bãi, không ăn
quả xanh.
Hoạt động 3: Trò chơi - Đố bạn quả gì?
Cách chơi: Gọi một số học sinh tình nguyện, dùng khăn bịt mắt các em tham gia
trò chơi, đặt vào từng tay mỗi em 1 loại quả (loại quả các em vừa quan sát). Yêu cầu
học sinh dùng các giác quan còn lại để nhận biết mình đang cầm trong tay quả gì?
4.2.3. Hướng dẫn cách sử dụng và làm một số đồ dùng dạy học nội dung về
Thực vật
4.2.3.1. Đồ dùng trong dạy học chủ đề Thực vật
Đồ dùng dạy học chủ đề Thực vật ở Tiểu học bao gồm tranh ảnh về cấu tạo
của cơ thể thực vật: Rễ, thân, lá và hoa. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, bảo vệ
môi trường, GV cần tích cực sưu tầm tranh ảnh và làm mẫu ngâm, mẫu ép thực vật.
4.2.3.2. Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học
a. Làm mẫu ngâm
Đối với thực vật, mẫu ngâm cũng được áp dụng cho rễ, thân, lá, hoa và quả.
Nhưng mẫu vật thường được ngâm trong dung dịch phoocmôn có nồng độ từ 2%
đến 3%. Tuy nhiên, do mẫu vật có thể làm cho dung dịch bị đục và sẫm màu nên
cần phải thay dung dịch 2-3 lần mới đạt yêu cầu.
* Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Bước 2: Sửa mẫu và định vị mẫu cho đúng yêu cầu khoa học và đảm bảo tính
thẩm mĩ.
Bước 3: Ngâm mẫu.
b. Cách làm mẫu ép khô
Đối với kiến thức tìm hiểu cấu tạo ngoài của thực vật, mẫu vật ép khô có vai
trì chủ đạo, sử dụng được nhiều lần mà hiệu quả cũng không không kém mẫu vật
thật.
100
* Quy trình làm mẫu ép khô:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và hóa chất.
Bước 2: Thu mẫu vật.
Bước 3: Làm khô mẫu.
Bước 4: Định vị và trình bày mẫu vật.
4.2.4. Thực hành lập kế hoạch và tập dạy các bài về Thực vật
Nhóm 1: Bài 23, lớp 1: Cây hoa.
Nhóm 2: Bài 25, lớp 2: Một số loài cây sống trên cạn
Nhóm 3: Bài 43, lớp 3: Rễ cây.
Nhóm 4: Bài 59, lớp 4: Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
Nhóm 5: Bài 53, lớp 5: Cây mọc lên từ hạt.
4.3. Hướng dẫn dạy học nội dung về Động vật
4.3.1. Mục tiêu, nội dung chương trình về Động vật
4.3.1.1. Mục tiêu, nội dung chương trình
a. Mục tiêu
* Kiến thức:
- Nhận biết một số loài động vật phổ biến, ích lợi hoặc tác hại của chúng.
- Một số đặc điểm sinh học cơ bản: hình thái ngoài, đặc điểm dinh dưỡng,
nhận biết những hiện tượng về trao đổi chất ở động vật, đặc điểm sinh sản, tập tính
của một số động vật.
* Kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của
mình về động vật.
- Sưu tầm một số tranh ảnh, mẫu vật đơn giản về động vật.
* Thái độ:
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ động vật có ích và tiêu diệt, phòng tránh động
vật có hại.
- Quan tâm đến sự đa dạng của động vật.
b. Nội dung và phân phối chương trình
101
Chủ đề động vật trong môn TN-XH các lớp 1, 2, 3 có 15 tiết; trong môn Khoa
học các lớp 4, 5 có 12 tiết
4.3.1.2. Các dạng kiến thức động vật ở Tiểu học
So với kiến thức thực vật, kiến thức động vật ở Tiểu học đơn giản hơn, chủ
yếu là kiến thức hình thái cấu tạo ngoài, môi trường sống, một vài đặc điểm dinh
dưỡng, trao đổi chất, sinh sản, ích lợi và tác hại của một số động vật quen thuộc.
4.3.2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nội dung về Động
vật
4.3.2.1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề Động vật ở các lớp1, 2, 3
Đối với dạng kiến thức nhận biết các con vật và từng bộ phận chính trên cơ thể
của các loài vật quen thuộc, GV sử dụng phương pháp quan sát tranh ảnh, mô hình
kết hợp với phương pháp hỏi- đáp, thảo luận.
Đối với các kiến thức về sự đa dạng, tầm quan trọng của động vật và các bài
ôn tập, tổng kết, GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp, thiết kế câu hỏi trắc nghiệm
nhằm giúp HS có điều kiện sử dụng vốn hiểu biết của mình từ thực tế.
4.3.2.2. Phương pháp dạy học nội dung về Động vật ở trong môn Khoa học lớp 4
Kiến thức động vật ở lớp 4 là các kiến thức về trao đổi chất và ảnh hưởng của
các nhân tố vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng) và các cơ thể sinh vật
khác đối với đời sông động vật.
Đối với dạng kiến thức sinh lí, hiệu quả nhất là GV sử dụng phương pháp thí
nghiệm thực hành. Đối với những trường không có điều kiện tiến hành thí nghiệm,
GV sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp hỏi - đáp để dạy học.
4.3.2.3. Chủ đề Động vật ở lớp 5
Kiến thức động vật phần Khoa học lớp 5 được bố trí 6 tiết, gồm các kiến thức
về sinh sản hữu tính, quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật:
côn trùng, ếch, chim và thú. Thông qua các bài học này, HS sẽ nhận biết được các
hiện tượng sinh sản và khái niệm chung về sự sinh sản hữu tính của động vật. Phân
biệt được động vật đẻ trứng và đẻ con. Đối với các kiến thức này, GV sử dụng
phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp hỏi - đáp. Đồng thời, dựa vào sự
102
hiểu biết của học sinh để xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm hướng các em vào mục
tiêu kiến thức cần đạt.
4.3.3. Thực hành lập kế hoạch bài học và tập giảng
Nhóm 1: Bài 26, lớp 1: Con gà
Nhóm 2: Bài 29, lớp 2: Một số loài vật sống dưới nước
Nhóm 3: Bài 53, lớp 3: Chim
Nhóm 4: Bài 64, lớp 4: Trao đổi chất ở động vật
Nhóm 5: Bài 55, lớp 5: Sự sinh sản ở động vật
4.3.4. Hướng dẫn sử dụng và làm đồ dùng dạy học chủ đề Động vật
4.3.4.1. Sử dụng đồ dùng dạy học chủ đề Động vật
Đồ dùng dạy học chủ đề ở động vật ở các trường Tiểu học mới chỉ có các loại
tranh ảnh về các loài động vật quen thuộc: Gà, lợn, trâu...
4.3.4.2. Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học
a. Kĩ thuật làm mẫu ngâm
Mẫu ngâm bao gồm các loài động vật: Ếch, cá, nòng nọc được ngâm trong
dung dịch chống phân hủy.
* Vật liệu làm hóa chất
- Vật liệu: Lọ thủy tinh nút mài 100ml, 200ml hoặc bằng lọ nhựa màu trắng;
kim tiêm, đũa tre tách đôi, chỉ khâu
- Hóa chất: Phoocmôn 5%, 8%,10%, Cồn, muối ăn
- Mẫu vật
+ Nòng nọc, ếch các giai đoạn: Chưa có chi sau, có chi sau, có đủ 4 chi; ếch,
cóc trưởng thành.
+ Giun đũa, sán lá ruột lợn...
+ Chuột, rắn, cá, thằn lằn
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm chết con vật.
Bước 2: Định vị mẫu vật theo yêu cầu, bằng cách buộc, khâu mẫu vật vào giá
thể bằng chỉ, đinh ghim...
Bước 3: Ngâm mẫu vật đã định vị vào dung dịch định hình
103
Bước 4: Ngâm mẫu vật đã định hình vào lọ chứa dung dịch bảo quản mẫu.
b. Kĩ thuật làm mẫu ép khô
* Thiết bị và vật mẫu
- Thiết bị:
Hộp gỗ 3 mặt: 25cm x 35cm x 4cm, mặt trên là đường kính 25cm x 35cm và
tấm xốp mỏng lọt trong hộp gỗ; một hộp đinh ghim, lọ, thủy tinh nút mài hoặc lọ
nhựa có nắp, bông, phoocmôn 5% - 8%...
- Mẫu vật:
Sưu tầm châu chấu ở các giai đoạn phát triển và các kích thước khác nhau từ
nhỏ đến lớn.
* Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch định hình mẫu, kim tiêm, lọ đựng mẫu...
Bước 2: Cho các loài cánh cứng có chiều dài cơ thể dưới 1,5cm vào lọ đã có
dung dịch định hình phoocmôn vào bụng trước khi cho lọ định hình mẫu. Ngâm
mẫu trong dung dịch từ 3 đến 5 ngày, vớt mẫu ra khay để trong phòng từ 15 đến 20
giờ.
Bước 3: Ghim mẫu vật lên hộp tiêu bản. Sau 15 đến 20 giờ mẫu vật sẽ khô, thì
ghim mẫu lên tấm xốp.
NHIỆM VỤ SINH VIÊN
Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm nghiên cứu thông tin nguồn [1] tr 95 - 140 và SGK TN – XH, lớp
1, 2, 3 ; Khoa học lớp 4, 5 để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Nhóm 1 và 2: Đưa ra nhận xét về cấu trúc và nội dung kiến thức, PPDH các
bài có nội dung về chủ đề Con người và sức khỏe.
- Nhóm 3 và 4: Đưa ra nhận xét về cấu trúc và nội dung kiến thức, PPDH các
bài có nội dung về Thực vật.
- Nhóm 5 và 6: Đưa ra nhận xét về cấu trúc và nội dung kiến thức, PPDH các
bài có nội dung về Động vật.
Đại diện các nhóm lên trình bày trước tập thể lớp
Nhiệm vụ 2: Thực hành soạn bài và tập giảng theo nhóm
104
- Nhóm 1: Bài 4 (lớp 2): Làm gì để xương và cơ phát triển
- Nhóm 2: Bài 13 (lớp 3): Hoạt động thần kinh
- Nhóm 3: Bài 25 lớp 2: Một số loài cây sống trên cạn
- Nhóm 4: Bài 43 lớp 3: Rễ cây.
- Nhóm 5: Bài 29 lớp 2: Một số loài vật sống dưới nước
- Nhóm 6: Bài 53 lớp 3: Chim
. Đại diện các nhóm lên tập giảng trước tập thể lớp.
BÀI TẬP
1. Phân tích đặc điểm chủ đề Con người và sức khỏe, Thực vật, Động vật. Từ
đó, hãy rút ra những định hướng cơ bản khi sử dụng các phương pháp và các hình
thức tổ chức dạy học chủ đề này.
2. Chọn một bài bất kỳ trong chủ đề về Con người và sức khỏe ở các lớp 1, 2,
3, 4 và 5 soạn giáo án và tập dạy.
3. Chọn một bài bất kỳ có nội dung về Thực vật ở các lớp 1, 2, 3, 4 và 5 để
soạn giáo án và tập dạy.
4. Chọn một bài bất kỳ có nội dung về Động vật ở các lớp 1, 2, 3, 4 và 5 để
soạn giáo án và tập dạy.
105
Chương 5. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG (4 tiết)
Mục tiêu:
Sau khi học chương này, SV phân tích được nội dung chương trình, cấu trúc
bài học chủ đề Vật chất và năng lượng; có khả năng lựa chọn và sử dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động và
các năng lực của HS; lập kế hoạch bài học; sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả và
tự làm được một số đồ dùng đơn giản phục vụ dạy học.
5.1. Vật chất và năng lượng
5.1.1. Mục tiêu, nội dung chủ đề Vật chất và năng lượng
5.1.1.1. Về kiến thứ
- Tìm hiểu, nhận biết được đặc điểm, tính chất của một số sự vật hiện tượng
trong tự nhiên: Nước, âm thanh, ánh sáng, nhiệt... và vai trò của chúng đối với đời
sống con người.
- Nhớ được đặc điểm, ứng dụng của một số vật liệu thường dùng, sự biến đổi
của vật chất; việc sử dụng các nguồn năng lượng nói chung và các nguồn năng
lượng sạch: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
5.1.1.2. Về kĩ năng
- Bước đầu hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, làm một số thí nghiệm,
thực hành khoa học đơn giản.
- Thu thập thông tin.
- Phân tích, so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của sự vật, hiện tượng
đơn giản trong thế giới tự nhiên.
5.1.1.3. Về thái độ:
- Luôn có ý thức quan tâm, ham hiểu biết, tìm hiểu, hứng thú trong học tập môn
Khoa học và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Có ý thức tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và cộng
đồng, bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn môi trường.
5.1.2. Nội dung chủ đề
106
Trong chương trình môn Khoa học ở lớp 4, 5, chủ đề Vật chất và năng lượng gồm
những kiến thức chính ở hai môn Vật lí và Hóa học, được lựa chọn ở mức độ đơn
giản, chỉ trình bày hiện tượng về mặt lí tính, phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học.
5.1.2.1. Lớp 4: Có 33 tiết + 2 tiết ôn tập chủ đề
- Các bài có nội dung về nước (từ bài 20 đến bài 29): Tính chất của nước; ba
thể của nước; vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên; nước cần cho sự sống; nước
bị ô nhiễm; một số cách làm sạch nước; bảo vệ và tiết kiệm nước.
- Các bài có nội dung về không khí (từ bài 30 đến bài 40, trong đó bài 33-34
dùng để ôn tập và kiểm tra học kì I): Sự tồn tại của không khí; các tính chất của
không khí; các thành phần của không khí; không khí cần cho sự sống; gió, phòng
chống bão; không khí bị ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Các bài về Âm thanh, ánh sáng và nhiệt (từ bài 41 đến bài 54): Các nguồn
âm; sự lan truyền âm thanh; âm thanh trong cuộc sống; chống tiếng ồn; các nguồn
sáng; bóng tối; ánh sáng cần cho sự sống, ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt; nóng
lạnh và nhiệt độ; vật dẫn nhiệt và cách nhiệt; các nguồn nhiệt; nhiệt cần cho sự
sống.
5.1.2.2. Lớp 5: Có 25 tiết + 2 tiết ôn tập và kiểm tra học kỳ I + 2 tiết ôn tập chủ đề
- Các bài về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: Tre,
mây, song; kim loại (sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép); đá vôi; gốm (gạch,
ngói); xi măng; thuỷ tinh; cao su; chất dẻo; tơ sợi (từ bài 22 đến bài 32)
- Các bài về sự biến đổi của chất: Sự chuyển thể của chất; hỗn hợp; dung dịch;
sự biến đổi hoá học.
- Các bài về sử dụng năng lượng: Năng lượng; sử dụng năng lượng chất đốt;
sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy; sử dụng năng lượng điện; lắp
mạch điện đơn giản; an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
5.1.3. Phương pháp dạy học
Chủ đề Vật chất và năng lượng, tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học
thực nghiệm như Vật lý, Hoá học. Vì vậy, phương pháp dạy học đặc trưng của chủ
đề này là thí nghiệm, quan sát. GV có thể sử dụng phương pháp quan sát, thí
nghiệm kết hợp thảo luận nhóm và một số phương pháp khác.
107
5.1.3.1. Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 4
Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng thường được sử dụng ở lớp 4 là:
Quan sát, thí nghiệm, thực hành, hỏi - đáp, thảo luận
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm thí nghiệm để khẳng định nước không có hình dạng nhất định. Nhận ra
tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể.
- Thực hành chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại, nêu cách
chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại, từ đó học sinh giải thích được:
Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Hiểu được vòng tuần hoàn của
nước trong tự nhiên. Nắm được vai trò của nước đối với cuộc sống con người và
cộng đồng, vai trò của nước trong công nghiệp, nông nghiệp và vui chơi giải trí.
Bằng quan sát và thí nghiệm, sẽ giúp HS:
+ Phân biệt nước đục, nước trong.
+ Giải thích được tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
+ Mô tả được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
+ Liệt kê một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
+ Hiểu được sự cần thiết phải uống nước sôi.
+ Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
+ Tìm được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông, hồ, kênh, rạch Từ
đó giáo dục các em bảo vệ nguồn nước.
- GV cùng HS tiến hành thí nghiệm để chứng minh:
+ Không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ trống trong các vật;
+ Thành phần của không khí;
+ Phát hiện một số tính chất của không khí. Không khí chuyển động tạo thành
gió. Giải thích tại sao có gió.
Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị và tính chất của không khí. Chứng minh
không khí có vai trò quan trọng đối với con người, động vật, thực vật
- Phân biệt được gió mạnh, gió nhẹ, gió to, gió dữ và phòng chống bão
- Phân biệt được không khí sạch, không khí bẩn.
- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
108
Phần âm thanh, HS nắm được:
- Cơ chế của sự phát âm;
- Nhận biết vai trò của không khí trong việc lan truyền âm thanh;
- Các môi trường truyền âm;
- Nhân biết một số nguồn tiếng ồn và tác hại của tiếng ồn;
- Có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn;
Phần ánh sáng, HS cần:
- Phân biệt được vật tự chiếu sáng và vật được phát sáng;
- Nêu được sự xuất hiện của bóng tối;
- Tác dụng của ánh sáng đối với sự sống;
- Biết đọc và sử dụng nhiệt kế;
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng,
lạnh của chất lỏng
- Biết được những vật dẫn nhiệt tốt;
- Những vật dẫn nhiệt kém;
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tinh dẫn nhiệt của vật liệu;
- Kể tên vai trò của nguồn nhiệt thương gặp trong cuộc sống và vai trò của
nhiệt đối với sự sống và vai trò của nhiệt đối với sự sông trên Trái Đất.
5.1.3.2. Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 5
Một số phương pháp thường sử dụng để phát huy tính tích cực học tập của HS:
PP quan sát, thí nghiệm, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, trò chơi
- Đối với các bài về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng
GV nên sử dụng phương pháp quan sát kết hợp thảo luận nhóm, hỏi đáp. Đối tượng
quan sát tốt nhất là các mẫu vật (như tre, mây song, kim loại, gốm, xi măng, thủy
tinh, cao su...)
+ Phương pháp thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của đá vôi, gạch,
ngói, cao su làm biến đổi chất này thành chất khác, tạo ra dung dịch, lắp mạch
điện đơn giản
Tùy theo mỗi tiết học, bài học, GV cần phối hợp linh hoạt các phương pháp
linh hoạt, sáng tạo để phát huy tối đa sự hoạt động, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.
109
+ Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khêu gợi sự tò mò
khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực
tế xung quanh.
+ Tổ chức cho HS giải quyết những vấn đề đơn giản gắn liền với tình huống
có ý nghĩa, HS có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách
phù hợp.
+ Tổ chức cho HS làm việc theo cặp (2 HS) và nhóm nhỏ (3 HS) sẽ giúp các
em có nhiều cơ hội để phát biểu những ý kiến của mình, rèn luyện khả năng diễn
đạt, giao tiếp và hợp tác trong công việc.
- Tăng cường cho HS sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, đồ dùng thí nghiệm..
5.1.4. Một số ví dụ khi sử dụng các PPDH những bài cụ thể
Ví dụ: Khi dạy Bài 24- Đồng và hợp kim của đồng (Khoa học, lớp 5)
Để tìm hiểu tính chất của đồng GV có thể chia học sinh thành các nhóm. Các
nhóm tiến hành quan sát các dây đồng (hoặc các mẩu đồng) và mô tả màu sắc, độ
sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng. Có thể so sánh dây đồng với dây thép.
Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
quan sát của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. Trên cơ sở kết quả quan sát của
các nhóm, GV đưa ra kết luận: Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng
sát, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
- Đối với các bài về tính chất, đặc điểm của các chất (nước, không khí, ánh
sáng, nhiệt độ, âm thanh, tính chất lý học, hoá học của chất): Phương pháp dạy học
chủ đạo là thí nghiệm. GV có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp với các
phương pháp dạy học khác như: thảo luận nhóm, hỏi đáp, quan sát, giải thích với
các mức độ khác nhau:
+ GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ hoặc đọc phần mô tả thí nghiệm trong
SGK, sau đó HS thảo luận và đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích rút ra
kết luận.
+ GV làm mẫu, hướng dẫn HS làm theo
+ GV giao nhiệm vụ, giúp đỡ HS từng bước tiến hành thí nghiệm thông qua
phiếu học tập hoặc chỉ dẫn bằng lời.
110
+ GV giao nhiệm vụ, HS tự mình tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi, hướng
dẫn khi cần thiết.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà GV hướng dẫn HS học tập
theo phương pháp thí nghiệm với các mức độ cho phù hợp.
Đặc biệt, GV có thể vận dụng dạy học nêu vấn đề để dạy các bài có sử dụng
phương pháp thí nghiệm.
Ví dụ: Khi dạy bài 32: "Không khí gồm những thành phần nào?" (Khoa học,
lớp 4) GV có thể tiến hành như sau:
GV nêu vấn đề (kết hợp giới thiệu bài học): Người đầu tiên trên thế giới
đã phát hiện các thành phần chính của không khí là nhà hoá học ngươì Pháp tên là
Lavôđiê. Ông đã xác định được các thành phần của không khí như thế nào? Không
khí là do một chất khí hay nhiều chất khí tạo thành? Bài học hôm nay bằng các thí
nghiệm chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều này.
Giải quyết vấn đề bằng cách tiến hành thí nghiệm: Trước khi làm thí nghiệm
GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, trình bày cách lắp đặt thí nghiệm và cách thí
nghiệm. HS phán đoán hiện tượng xảy ra theo câu hỏi của GV: Hiện tượng gì sẽ
xảy ra nếu ta úp cốc thuỷ tinh lên cây nến đang cháy? (cây nến tắt hay không tắt?).
GV biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát diễn biến thí nghiệm, nhận xét, giải thích
hiện tượng xảy ra qua hệ thống câu hỏi của GV:
- Hiện tượng đã xảy ra như thế nào? (so sánh với những phán đoán của HS)
- Vì sao cây nến đang cháy lại bị tắt?
- Sau khi cây nến tắt em có nhận xét gì về mực nước trong cốc và ngoài cốc?
- Vì sao nước lại dâng lên trong cốc?
- Vì sao nước không dâng lên chiếm toàn bộ thể tích của cốc?
GV giảng: điều đó chứng tỏ trong cốc còn một chất khí nữa chưa cháy hết.
Người ta đã xác định chất khí đó là nitơ, khí nitơ không duy trì sự cháy.
Qua thí nghiệm trên ai có thể rút ra kết luận gì về các thành phần của không
khí? Trên cơ sở ý kiến của HS.
GV đưa ra kết luận chung: Không khí gồm hai thành phần chính, đó là khí ôxi
và khí nitơ, khí ôxi duy trì sự cháy, khí nitơ không duy trì sự cháy.
111
- Ngoài ra, khi dạy chủ đề "Vật chất và năng lượng" GV có thể khai thác, sử
dụng các trò chơi khoa học nhằm gây hứng thú học tập, khơi dậy ở HS trí tò mò,
lòng ham hiểu biết khoa học.
Ví dụ: Khi dạy bài 38 - 39: Sự biến đổi hoá học (Khoa học, lớp 5) GV có thể
tổ chức cho HS thực hiện trò chơi "Bức thư bí mật" để các em có thể hiểu rõ hơn về
sự biến đổi hoá học dưới tác dụng của nhiệt.
- Chuẩn bị: Một nhóm một quả chanh (hoặc một ít dấm), một que tăm, một
mảnh giấy, diêm, nến.
- Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành:
Nhúng đầu tăm vào nước chanh (hoặc dấm) rồi viết chữ lên tờ giấy và để khô, sau
đó hơ gần ngọn nến và quan sát chữ viết trên tờ giấy (lưu ý: Không hơ giấy quá gần
ngọn lửa để phòng cháy, hoặc có thể hơ giấy gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh sáng để
quan sát).
Kết thúc trò chơi: GV nhận xét, đặt câu hỏi cho cả lớp: Điều kiện gì đã làm cho
dấm (nước chanh) đã khô trên giấy biến đổi hoá học?
5.1.5. Hướng dẫn sử dụng và làm thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng bao gồm:
- Bộ tranh ảnh và các tư liệu liên quan đến nội dung các chủ đề
- Mô hình hoặc đồ dùng vật liệu thực tế
- Phiếu học tập
- Các thiết bị thí nghiệm
Phiếu học tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy, học. Phiếu học tập
rất đa dạng tùy theo mục tiêu của từng bài và mục đích sử dụng. Phiếu học tập dùng
trong hoạt động nhóm, cả lớp, cá nhân, dùng cho phát hiện kiến thức mới hay ôn tập
củng cố kiến thức đã học.
Nội dung một phiếu học tập gồm có:
Phần khai thác kiến thức: Phần này nên dùng các câu hỏi trắc nghiệm
(dạng điền khuyết, đúng sai hoặc nhiều lựa chọn).
Phần rèn luyện kĩ năng có thể sử dụng kênh hình trong SGK để HS quan
sát, nhận xét hoặc sử dụng các bảng số liệu...
112
Về hình thức: Phiếu học tập theo nhóm, lớp nên dùng khổ giấy A2 (nếu
có điều kiện) hoặc viết lên bảng phụ để đại diện các nhóm, cá nhân báo
cáo trước lớp.
5.1.6. Hướng dẫn lập kế hoạch dạy học và thực hành tập dạy
Lập kế kế hoạch và tập giảng
Nhóm 1: Bài 22- Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
(Khoa học, lớp 4)
Nhóm 2: Bài 30- Làm thế nào để biết có không khí ? (Khoa học, lớp 4)
Nhóm 3: Bài 22- Mây, tre, song, (Khoa học, lớp 5)
Nhóm 4: Bài 38-39- Sự biến đổi hóa học (Khoa học, lớp 5)
5.2. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
5.2.1. Mục tiêu
Sau khi học xong chủ đề này HS có thể:
- Hiểu được khái niệm môi trường, tài nguyên, mối quan hệ giữa chúng với
con người.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
5.2.2. Nội dung chủ đề
- Môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên
- Vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người
- Tác động của con người đến môi trường rừng
- Tác động của con người đến môi trường đất
- Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
5.2.3. Phương pháp dạy học
Chủ đề "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên" được dạy ở lớp 5, gồm 7 bài
mới và 2 bài ôn tập. Khi dạy chủ đề này GV có thể sử dụng các phương pháp dạy
học như: Quan sát, thảo luận cả lớp, thảo luận nhóm, điều tra để giúp HS hiểu rõ
113
hơn vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với con người, tác động của
con người đến môi trường. Từ đó, giúp các em có thái độ và hành vi đúng đắn trong
việc bảo vệ môi trường.
Ví dụ Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường, (Khoa học, lớp 5)
Mục tiêu của bài học: Sau bài học này HS có thể:
- Xác định dược những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng
đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần bảo vệ môi
trường.
- Để chuẩn bị cho tiết học này GV có thể yêu cầu các nhóm HS sưu tầm một
số tranh, ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Để giúp HS xác định được những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ
quốc gia, cộng đồng, gia đình, GV có thể tổ chức cho HS quan sát các hình trong
SGK, đọc ghi chú, thảo luận từng cặp để tìm xem mỗi hình ứng với ghi chú nào.
Một số HS trình bày, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến, GV chốt lại một số biện
pháp bảo vệ môi trường.
- Tiếp đến GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường
nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào (quốc gia, cộng đồng, gia đình).
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi
trường?
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày tranh ảnh, thông tin về các biện pháp bảo
vệ môi trường mà các em sưu tầm được .
Trên cơ sở kết quả làm việc của học sinh, GV rút ra kết luận chung: Bảo vệ
môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là
nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa ruổi, công việc
và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Tóm lại, trong quá trình dạy học môn Khoa học, GV cần vận dụng linh hoạt
các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Do đặc trưng của môn
Khoa học, các phương pháp dạy học chủ đạo vẫn là thí nghiệm, thực hành, quan sát.
GV cần vận dụng kết hợp chúng với các phương pháp dạy học khác, nhất là các
114
phương pháp dạy học mới như thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS, rèn cho các em kỹ năng học tập các môn khoa học thực nghiệm.
NHIỆM VỤ SINH VIÊN
Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm nghiên cứu thông tin nguồn [1] tr 138 - 153 và SGK môn Khoa học
lớp 4, 5 để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Nhóm 1 và 2: Đưa ra nhận xét về cấu trúc và nội dung kiến thức, PPDH các
bài có nội dung về Vật chất và năng lượng.
- Nhóm 3 và 4: Đưa ra nhận xét về cấu trúc và nội dung kiến thức, PPDH các
bài có nội dung về Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Đại diện các nhóm lên trình bày trước tập thể lớp
Nhiệm vụ 2: Thực hành soạn bài và tập giảng theo nhóm
Nhóm 1: Bài 22, Khoa học lớp 4 (Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ
đâu ra?
Nhóm 2: Bài 30, Khoa học lớp 4 (Làm thế nào để biết có không khí?)
Nhóm 3: Bài 22, Khoa học lớp 5 (Mây, tre, song).
Nhóm 4: Bài 38-39, Khoa học lớp 5 (Sự biến đổi hóa học)
Đại diện các nhóm lên tập giảng trước tập thể lớp
BÀI TẬP
1. Trình bày nội dung kiến thức chủ đề Vật chất và năng lượng ở các lớp 4, 5.
2. Hãy nghiên cứu những thí nghiệm và trò chơi khoa học trong chủ đề Vật
chất và năng lượng?
3. Chọn một bài bất kỳ có nội dung về Vật chất và năng lượng môn Khoa học
lớp 4, 5 soạn giáo án và tập dạy.
4. Chọn một bài bất kỳ có nội dung về Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
môn Khoa học lớp 5, soạn giáo án và tập dạy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ppdh_tn_xh_tieu_hoc_2841_2042759.pdf