Bài giảng pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

Tronglịch sửpháttriển củaxãhộiloài người đãcóthờikỳkhôngcóNhànướcvàcũngkhông cóphápluật. Khilực lượng sảnxuấtpháttriển, củacảivật chấtdồidào,chếđộtưhữuxuấthiện,xãhộihình thành cácgiaitầng khácnhau. Cácgiaicấpđốikhángđấutranh lẫn nhauđể nắmgiữquyềnlực chiphốimọihoạtđộngxã hội.

pdf33 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 13413 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 7/11/2014 VŨ QUANG HƯNG Tài liệu tham khảo 1. Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật (Quốc hội XII thôngqua 03/6/2008) 2. Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND & UBND (Quốc hội XI thôngqua 03/12/2004) 3. Nghị quyết Số 49NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ CT Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 I. PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật 2. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa 3. Các mối quan hệ của pháp luật 4. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa 2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa 3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 4. Phương hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 I. PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Nguồn gốc và bản chất của pháp luật 1.1. Nguồn gốc của pháp luật Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã có thời kỳ không có Nhà nước và cũng không có pháp luật. Khi lực lượng sản xuất phát triển, của cải vật chất dồi dào, chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội hình thành các giai tầng khác nhau. Các giai cấp đối kháng đấu tranh lẫn nhau để nắm giữ quyền lực chi phối mọi hoạt động xã hội. Giai cấp thống trị xây dựng nhà nước và ban hành pháp luật. Như vậy, Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực Nhà nước, duy trì và bảo vệ lợi ích của gia cấp thống trị.Pháp luật và nhà nước đều là sản phẩm của đấu tranh giai cấp. 1.2. Bản chất của pháp luật Pháp luật chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp,do vậy bản chất của pháp luật luôn thể hiện tính gia cấp và tính xã hội. Tính giai cấp: * Pháp luật luôn phản ánh ý chí của nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị. * Pháp luật là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. - Tính xã hội của pháp luật: * Pháp luật điều chỉnh hành vi con người,nhờ có pháp luật mà một trật tự xã hội được xác lập. * Pháp luật ngoài bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị nó còn phải bảo đảm lợi ích của các giai tầng khác. * Bản chất gia cấp là thuộc tính chung của pháp luật, dù dưới bất kỳ chế độ nhà nước nào pháp luật cũng mang bản chất giai cấp. Pháp luật luôn là sự phản ánh trình độ phát triển của xã hội, pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tóm lại, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước,là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự của xã hội. I. PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật 2. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa 2.1. Khái niệm Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự chung do Nhà nước XHCN ban hành hoặc thừa nhận,thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy Nhà nước và phương thức tác động của Nhà nước,trên cơ sở giáo dục,thuyết phục và cưỡng chế của Nhà nước nhằm xây dựng chế độ XHCN. 2.2. Bản chất pháp luật XHCN *Pháp luật XHCN mang bản chất của gia cấp công nhân. Pháp luật XHCN luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, dân chủ,công bằng,văn minh,vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội ( NXB Chính trị QG 2011_Văn kiện ĐH XI_tr 326 ) * Pháp luật XHCN hướng tới mục tiêu xây dựng,hoàn thiện nhân cách con người mới XHCN trên cơ sở giáo dục,thuyết phục. Cưỡng chế là biện pháp chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết. I. PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật. 2. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa 3. Các mối quan hệ của pháp luật 3.1. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế - Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế. - Pháp luật tác động đối với nền kinh tế. Pháp luật sau khi đã được ban hành sẽ tác động trở lại đối với kinh tế.Sự tác động này phụ thuộc rất lớn vào nhân tố chủ quan của con người. 3.2. Mối quan hệ giữ pháp luật với chính trị - Pháp luật là công cụ hữu hiệu mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện các mục tiêu,yêu cầu,nội dung chính trị của giai cấp mình. - Pháp luật là phương tiện thể chế hóa cương lĩnh,đường lối,chính sách của Đảng cầm quyền. 3.3. Mối quan hệ giữa pháp luật với Nhà nước - Pháp luật là những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành,thể hiện quyền lực Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật và ngược lại pháp luật chỉ phát sinh,tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên sức mạnh của quyền lực Nhà nước. Mặt khác,pháp luật khi đã được ban hành,nó trở thành những quy phạm có tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể trong xã hội,kể cả các cơ quan nhà nước. Do vậy,Nhà nước nói chung và mỗi cơ quan nhà nước nói riêng đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. I. PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật 2. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa 3. Các mối quan hệ của pháp luật 4.Vai trò của pháp luật XHCN 4.1.Vai trò của pháp luật đối với kinh tế - Pháp luật xác định địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ kinh tế. - Pháp luật quy định các khung pháp lý rõ ràng,làm chuẩn mực cho các hoạt động kinh tế,làm cho các quan hệ kinh tế trở thành quan hệ pháp luật. - Pháp luật còn có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế. 4.2. Vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị - Đối với sự lãnh đạo của Đảng: pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường lối,chủ trương của Đảng. - Đối với Nhà nước: pháp luật là cơ sở pháp lý xác định vị trí pháp lý,tổ chức bộ máy,chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. - Đối với các tổ chức chính trị-xã hội: pháp luật là cơ sở pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị-xã hội của mình. * Do vậy,pháp luật là phương tiện thiết lập các nguyên tắc quan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị. 4.3. Vai của pháp luật đối với đạo đức và tư tưởng - Đối với đạo đức: pháp luật thừa nhận và phát triển những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của truyền thống dân tộc. - Đối với tư tưởng: pháp luật là sự thể hiện những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại. 4.4. Vai trò của pháp luật đối với quá trình hội nhập quốc tế - Pháp luật ghi nhận chủ quyền của các chủ thể tham gia quan hệ quốc tế; ghi nhận những nội dung ràng buộc mà các chủ thể tham gia quan hệ quốc tế đã ký kết có nghĩa vụ phải thực hiện. - Pháp luật là công cụ,phương tiện quan trọng thực hiện chủ trương,chính sách đối ngoại của các quốc gia trên trường quốc tế. 4.4. Vai trò của pháp luật đối với quá trình hội nhập quốc tế -Với phương châm “Việt Nam là bạn,đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, hệ thống pháp luật nước ta đã không ngừng được hoàn thiện,tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ trong quan hệ quốc tế. (NXB Chính trị QG 2011_Văn kiện ĐH XI_tr 138) I. PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật 2. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa 3. Các mối quan hệ của pháp luật 4. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: 1. Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. 2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. 3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 4. Phương hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020. II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Khái niệm hệ thống pháp luật XHCN Hệ thống pháp luật XHCN là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật,các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. 2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật XHCN 2.1. Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật 2.1.1. Quy phạm pháp luật - Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích xây dựng xã hội ổn định, trật tự. - Cấu trúc của quy phạm pháp luật là các bộ phận hợp thành quy phạm pháp luật, gồm: giả định, quy định và chế tài. * Giả định của quy phạm pháp luật: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu chủ thể khi gặp phải những hoàn cảnh, điều kiện xãy ra trong thực tế cuộc sống thì phải xử sự theo đúng những quy định của Nhà nước. * Quy định của quy phạm pháp luật: là mệnh lệnh, yêu cầu của nhà nước đối với chủ thể phải thực hiện,khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện như giả định. Quy định là bộ phận quan trọng, là yếu tố trọng tâm của quy phạm pháp luật, thể hiện ý chí của Nhà nước buộc chủ thể phải thực hiện mệnh lệnh đó. * Chế tài của quy phạm pháp luật: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng khi chủ thể không thực hiện đúng nội dung quy định. CHẾ TÀI HÌNH SỰ DÂN SỰ HÀNH CHÍNH KỶ LUẬT 2.1.2. Chế định pháp luật là một nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một ngành luật. 2.1.3. Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có cung tính chất,thuộc một lĩnh vực nhất định. NGÀNH LUẬT ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP 2.2. Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật là hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự, hình thức luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008,có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 2.2.1. Quốc hội: Hiến pháp,luật,Nghị quyết; 2.2.2.UBTV Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết; 2.2.3.Chủ tịch nước: Lệnh,quyết định 2.2.4. Chính phủ: Nghị định; 2.2.5. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định; 2.2.6. Bộ trưởng,Thtrưởngcq ngang Bộ:Thông tư; 2.2.7. Hội đồng Thẩm phán: Nghị quyết; 2.2.8. Ch.án TATC, V.trưởng VKSTC: Thông tư; 2.2.9. Tổng kiểm toán Nhà nước: Quyết định; 2.2.10. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch Nghị quyết liên tịch; Thông tư liên tịch; 2.2.11. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Hội đồng nhân dân: Nghị quyết; Ủy ban nhân dân: Quyết định, Chỉ thị. 3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN Khái niệm Đối tượng điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh 4. Phương hướng xây dựng,hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 4.1. Mục tiêu Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,thống nhất,khả thi,công khai,minh bạch,hoàn thiện thể chế kinh tế,xây dựng nhà nước trong sạch,vững mạnh,thực hiện quyền con người,quyền tự do dân chủ,đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 4.2. Quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật Thể chế hóa kịp thời,đầy đủ,đúng đắn đường lối của Đảng Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật; Phát huy dân chủ,tăng cường pháp chế; Tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp,coi trọng số lượng,chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm,bảo đảm hiệu lực,hiệu quả thi hành pháp luật./. Mục I, tiết 2. Bản chất pháp luật XHCN; Mục II, tiết 2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật XHCN NỘI DUNG TRỌNG TÂM Chuyên đề nghiên cứu gồm 2 phần: Pháp luật và Hệ thống pháp luật 11/07/2014 VŨ QUANG HƯNG_KHOA NN-PL Anh,chị hãy trình bày cấu trúc của hệ thống pháp luật; cách nhận biết một văn bản quy phạm pháp luật? 11/07/2014 VŨ QUANG HƯNG_KHOA NN-PL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpluat_htpl_6281.pdf