Bài giảng Pháp luật đại cương - Huỳnh Kim Hoa

 Khi tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, công dân phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có đƣợc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.  Ngƣời tố cáo đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập do việc tố cáo hành vi tham nhũng. + Tham gia thông qua Ban thanh tra nhân dân.  Nhân dân xã, phường, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có quyền phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc nơi mình cƣ trú hoặc làm việc; phản ánh với tổ chức mà mình là thành viên.  Việc phản ánh về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng phải khách quan, trung thực.  Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, xem xét và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, ngƣời đứng đầu cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết đó./

pdf51 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Huỳnh Kim Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn nhƣng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.  Vô ý vì quá tự tin: chủ thể nhận thấy trƣớc thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhƣng hy vọng, tin tƣởng hậu quả đó không xay ra hoặc có thể ngăn chặn đƣợc.  Vô ý do cẩu thả: chủ thể do khinh suất, cẩu thả nên không nhận thấy trƣớc thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trƣớc hậu quả đó. + Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. + Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muónn đạt đƣợc khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 5.2.3.3 Khách thể của vi phạm pháp luật Là những quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. 32 5.2.3,4 Chủ thể của vi phạm pháp luật - Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. - Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trƣớc Nhà nƣớc. 5.2.4 Phân loại vi phạm pháp luật Hiện tƣợng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng. Thông thƣờng đƣợc chia thành 4 loại cơ bản sau: - Vi phạm hình sự (tội phạm) là những hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm những quan hệ xã hội đƣợc Luật Hình sự bảo vệ. Chủ thể vi phạm là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự. - Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nƣớc mà không phải là tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật phải bi xử phạt hành chính. Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân, tổ chức. - Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm phạm tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản,...Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân, tổ chức. - Vi phạm kỷ luật là những hành vi có lỗi, trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học,...Chủ thể vi phạm có thể là cá nhân, tập thể có quan hệ phụ thuộc với cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học đó. 5.3. Trách nhiệm pháp lý 5.3.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý 5.3.1.1 Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nƣớc (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nƣớc có quyền áp dụng các biện pháp cƣỡng chế có tính chất trừng phạt đƣợc quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. 5.3.1.2 Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý - Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. - Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. - Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cƣỡng chế nhà nƣớc. 5.3.2. Phân loại trách nhiệm pháp lý Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý: - Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án nhân danh nhà nƣớc áp dụng đối với những ngƣời có hành vi phạm tội đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự. - Trách nhiệm hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nƣớc áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính. 33 - Trách nhiệm pháp lý dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật dân sự. - Trách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trƣởng các cơ quan, xí nghiệp... áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên của cơ quan, xí nghiệp mình khi họ vi phạm nội quy, quy chế nội bộ cơ quan. Chƣơng 6 (4 tiết) LUẬT DÂN SỰ 6.1 Khái quát chung về luật Dân sự 6.1.1 Khái niêm Luật Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó. 6.1.2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh 6.1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là những nhóm quan hệ về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động. - Quan hệ tài sản: + Là những quan hệ giữa con ngƣời với nhau thông qua một tài sản nhất định dƣới dạng tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu tiêu dùng hay dịch vụ. + Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa và tiền tệ, đó là: các quan hệ xã hội liên quan đến quyền sở hữu thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản; các quan hệ về tài sản có tính đền bù ngang giá trong trao đổi tài sản, nghĩa vụ tài sản, trách nhiệm đền bù thiệt hại trong và ngoài hợp đồng; các quan hệ về thừa kế tài sản. - Quan hệ nhân thân: + Là những quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần, trí tuệ (giá trị nhân thân) của một cá nhân hay một tổ chức và luôn luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao cho chủ thể khác (trừ một số trƣờng hợp cá biệt do pháp luật quy định có thể đƣợc chuyển dịch, ví dụ: quyền sở hữu công nghiệp, quyền công bố tác phẩm của tác giả); + Các quan hệ nhân thân chia thành hai nhóm:  Quan hệ nhân thân gắn với tài sản nhƣ quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế, sở hữu công nghiệp  Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản nhƣ danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức; quyền đối với họ tên, bí mật đời tƣ... 6.1.2.2 Phương pháp điều chỉnh Luật Dân sự điều chỉnh bằng phƣơng pháp bình đẳng thỏa thuận, tự định đoạt của các chủ thể và tự chịu trách nhiệm trong quan hệ pháp luật dân sự. - Bình đẳng Các chủ thể tham gia quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. không bên nào có quyền 34 ra lệnh, áp đặt ý chí của mình cho bên kia, các bên hoàn toàn độc lập quyết định trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự. - Tự định đoạt Các chủ thể tự quyết định tham gia hay không tham gia vào các quan hệ dân sự. Khi tham gia vào các quan hệ cụ thể, các chủ thể tùy theo ý chí của mình lựa chọn đối tác, nội dung quan hệ mà họ tham gia, cách thức, biện pháp thực hiện các quyền, nghĩa vụ. Trong nhiều trƣờng hợp, các chủ thể có thể tự đặt ra các biện pháp bảo đảm, hình thức, phạm vi trách nhiệm và cách thức áp dụng trách nhiệm khi một bên không thực hiện hay thực hiện không đúng thỏa thuận. - Tự chịu trách nhiệm Các chủ thể tự chịu trách nhiệm với nhau trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và phải bồi thƣờng thiệt hại khi không thực hiện hay thực hiện không đúng thỏa thuận. 6.2 Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự 6.2.1 Quyền sở hữu 6.2.1.1 Khái niệm: Quyền sở hữu là một chế định pháp luật phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nƣớc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. 6.2.1.2 Nội dung Quyền sở hữu gồm ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản * Quyền chiếm hữu Là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ và quản lý tài sản thuộc sở hữu. Có hai loại chiếm hữu tài sản: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. - Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (chiếm hữu hợp pháp). Là chiếm hữu trong các trƣờng hợp: chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản; ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; ngƣời đƣợc giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; ngƣời phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định đƣợc ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quyên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; ngƣời phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dƣới nƣớc bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; các trƣờng hợp khác do pháp luật quy định. - Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (chiếm hữu bất hợp pháp), là việc chiếm hữu tài sản mà không dựa trên cơ sở pháp luật, không đƣợc pháp luật cho phép, thừa nhận. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật có 2 loại: + Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhƣng ngay tình: Là việc ngƣời chiếm hữu tài sản mà không biết và pháp luật không buộc ngƣời đó phải biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Ví dụ: A trộm chiếc điện thoại di động rồi bán chiếc điện thoại đó cho B, nhƣng B không biết là tài sản do A trộm cắp mà có nên vẫn mua nó. 35 + Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không ngay tình: Là việc ngƣời chiếm hữu biết, có thể biết và pháp luật buộc phải biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật. Ví dụ: Một ngƣời biết đồ vật là của kẻ gian nhƣng vì tham rẻ nên vẫn mua. * Quyền sử dụng - Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. - Chủ sở hữu khai thác công dụng, khai thác lợi ích vật chất từ tài sản theo ý chí của mình nhƣng không gây thiệt hại hoăc làm ảnh hƣởng đến lợi ích của nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân khác. + Ngƣời không là chủ sở hữu chỉ đƣợc quyền sử dụng tài sản khi có căn cứ hợp pháp nhƣ đƣợc nhà nƣớc giao, đƣợc chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng tài sản thông qua hợp động thuê, mƣợn tài sản ... + Ngƣời chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhƣng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật. * Quyền định đoạt - Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. - Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thể hiện ở hai cấp độ: + Định đoạt số phận thực tế của các vật nhƣ: tiêu dùng hết, hủy bỏ, vứt đi. + Định đoạt số phận pháp lý của vật: là việc chuyển giao quyền sở hữu đối với vật từ ngƣời này sang ngƣời khác. Việc định đoạt này phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sở hữu nhƣ: Trao đổi, tặng, cho, cho vay, để lại thừa kế tài sản... - Ngƣời không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu. - Ngoài ra, vì lợi ích chung của xã hội để bảo đảm ổn định giao dịch dân sự, pháp luật còn quy định hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu trong trƣờng hợp tài sản đang bị kê biên, tài sản đặt cọc, cầm cố, thế chấp.  Xác lập quyền sở hữu + Thành quả do lao động sản xuất kinh doanh hợp pháp. + Đƣợc chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. + Thu hoa lợi, lợi tức. + Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. + Đƣợc thừa kế tài sản. + Các trƣờng hợp khác do luật định.  Chấm dứt quyền sở hữu + Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho ngƣời khác. + Từ bỏ quyền sở hữu của mình. + Tài sản bị tiêu hủy. + Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu. + Tài sản bị trƣng mua, bị tịch thu. 36 + Các trƣờng hợp khác do pháp luật quy định. 6.2.2 Hợp đồng dân sự (HĐDS) 6.2.2.1 Khái niệm Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 6.2.2.2 Hình thức của HĐDS - Hình thức miệng: Các điều khoản hợp đồng đƣợc thỏa thuận bằng miệng, sau khi các bên đã thống nhất với nhau về nội dung của hợp đồng thì các bên bắt đầu thực hiện hợp đồng, - Hình thức văn bản: Các bên thỏa thuận và thống nhất về nội dung chi tiết của hợp đồng, sau đó lập thành văn bản. Các bên phải ký tên hoặc đại diện hợp pháp của các bên ký tên vào văn bản đã lập. - Hình thức văn bản có chứng thực: Đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định phải có sự chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà ở. 6.2.2.3 Nội dung của HĐDS * Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các quy định (điều khoản) ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng. Các điều khoản hợp đồng gồm: - Điều khoản chủ yếu (cơ bản) Là những quy định cần phải thỏa thuận trong hợp đồng mà thiếu nó thì hợp đồng không đƣợc ký kết (nhƣ: đối tƣợng hợp đồng; giá cả; trong hợp đồng mua bán bất động sản). - Điều khoản thỏa thuận (thông thƣờng) Đây là các điều khoản đã đƣợc pháp luật quy định. Các bên có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận nhƣng bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ: Thời hạn giao hàng; nghĩa vụ của bên thuê nhà. - Điều khoản tùy nghi Các bên có thể thỏa thuận hai hay nhiều cách khác nhau để thực hiện một nghĩa vụ. Ví dụ: thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán động sản; phƣơng tiện vận chuyển. * Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau:  Đối tƣợng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không đƣợc làm;  Số lƣợng, chất lƣợng;  Giá cả, phƣơng thức thanh toán;  Thời hạn, địa điểm, phƣơng thức thực hiện hợp đồng;  Quyền, nghĩa vụ của các bên;  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;  Phạt vi phạm hợp đồng;  Các nội dung khác. 37 * Nội dung của hợp đồng không đƣợc trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Ví dụ: Không thể ký hợp đồng mua bán ma túy; hợp đồng sản xuất, buôn bán văn hóa phẩm đồi trụy. 6.2.2.4 Các loại HĐDS Hợp đồng dân sự có những loại chủ yếu sau: - Hợp đồng song vụ: các đều có nghĩa vụ đối với nhau (HĐ mua bán, thuê tài sản) - Hợp đồng đơn vụ: chỉ có một bên có nghĩa vụ (HĐ vay, mƣợn). - Hợp đồng chính: Hiệu lực hợp đồng không phụ thuộc vào hợp đồng khác. - Hợp đồng phụ: Hiệu lực hợp đồng phụ thuộc vào hợp đồng chính. - Hợp đồng có đền bù (HĐ cho thuê tài sản). - Hợp đồng không có đền bù (cho vay không lấy lãi, cho mƣợn, gửi, giữ không có thù lao). - Hợp đồng vì lợi ích của ngƣời thứ ba: các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và ngƣời thứ ba đƣợc hƣởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. - Hợp đồng có điều kiện: việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định. 6.2.2.5 Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự - Khi giao kết hợp đồng phải theo nguyên tắc + Tự do giao kết nhƣng không trái với pháp luật, đạo đức xã hội; + Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng. - Khi thực hiện hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc + Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tƣợng, số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, thời hạn, phƣơng thức và các thỏa thuận khác. + Thực hiện trung thực, hợp tác và có lợi nhất cho các bên, tin cậy nhau; + Không đƣợc xâm phạm đến lợi ích nhà nƣớc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. 6.2.2.6 Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dân sự - Các trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng dân sự: Hoàn thành hợp đồng; theo thỏa thuận của các bên; cá nhân giao kết hợp đồng chết; pháp nhân chấm dứt hợp đồng do chính pháp nhân thực hiện; hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phƣơng chấm dứt tực hiện. - Hủy bỏ hợp đồng dân sự: một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thƣờng thiệt hại khi bên kia vi phạm là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thong báo ngay cho bên kia biết việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. - Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm, kể từ ngày lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. 6.2.3 Quyền thừa kế 6.2.3.1 Khái niệm Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của ngƣời chết cho ngƣời khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. 38 6.2.3.2 Những quy định chung về thừa kế - Ngƣời để lại di sản thừa kế: Ngƣời để lại di sản thừa kế là ngƣời chết có tài sản để lại. Chỉ là cá nhân (cả ngƣời nƣớc ngoài). Có thể là ngƣời thành niên, chƣa thành niên. - Di sản để lại gồm: Tài sản riêng của ngƣời chết, phần tài sản của ngƣời chết trong tài sản chung, quyền sử dụng đất, các quyền và nghĩa vụ tài sản của ngƣời chết. - Ngƣời thừa kế: + Là ngƣời đƣợc ngƣời chết để lại tài sản (di sản) theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. + Ngƣời thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là ngƣời còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhƣng đã thành thai trƣớc khi ngƣời để lại di sản chết. + Ngƣời thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức (cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế...) phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. + Ngƣời thừa kế có quyền từ chối nhạn di sản (trừ trƣờng hợp Pl cấm) + Những ngƣời có quyền thừa kế chết cùng thời điểm thì không đƣợc thừa kế tài sản của nhau (trừ trƣờng hợp thừa kế thế vị). * Lưu ý: Nhà nƣớc chỉ đƣợc hƣởng di sản thừa kế theo di chúc, không đƣợc hƣởng di sản thừa kế theo pháp luật. Trƣờng hợp ngƣời chết có tài sản để lại không có ai thừa kế thì nhà nƣớc bổ sung vào tài sản của nhà nƣớc chứ không không phải là thừa kế. - Thời điểm mở thừa kế + Là thời điểm ngƣời có tài sản chết hoặc ngày Tòa án tuyên bố là đã chết. + Thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc; những ngƣời thừa kế của ngƣời chết; khối tài sản hiện còn thuộc sở hữu của ngƣời đã chết; thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ngƣời thừa kế; thời hạn khởi kiện quyền thừa kế. - Địa điểm mở thừa kế: là nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời để lại di sản; nếu không xác định đƣợc nơi cƣ trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. - Những ngƣời không đƣợc quyền hƣởng di sản: + Ngƣời bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngƣợc đãi nghiêm trọng, hành hạ ngƣời để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của ngƣời đó; + Ngƣời vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dƣỡng ngƣời để lại di sản; + Ngƣời bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng ngƣời thừa kế khác nhằm hƣởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà ngƣời thừa kế đó có quyền hƣởng; + Ngƣời có hành vi lừa dối, cƣỡng ép hoặc ngăn cản ngƣời để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hƣởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của ngƣời để lại di sản. 6.2.3.3 Các loại thừa kế * Thừa kế theo di chúc 39 - Thừa kế theo di chúc là việc một hoặc một số ngƣời đƣợc hƣởng di sản của ngƣời đã chết trên cơ sở ý chí của ngƣời đó khi còn sống. - Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân chuyển tài sản của mình cho ngƣời khác sau khi chết. Di chúc chỉ đƣợc coi là hợp pháp khi phù hợp với các điều kiện mà pháp luật quy định: + Độ tuổi: ngƣời đủ 18 tuổi trở lên có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho ngƣời khác (trừ trƣờng hợp ngƣời đó bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình); ngƣời từ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi (ngƣời chƣa đầy đủ năng lực hành vi) có quyền lập di chúc bằng văn bản và phải đƣợc cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ đồng ý (đồng ý cho lập di chúc, còn nội dung nhƣ thế nào là do ngƣời lập di chúc đó quyết định). + Về tinh thần:là ngƣời minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cƣỡng ép. + Về nội dung di chúc: không trái pháp luật, đạo đức xã hội. + Hình thức di chúc: phải phù hợp với pháp luật. - Ngƣời lập di chúc có các quyền sau: + Chỉ định ngƣời thừa kế; + Truất quyền hƣởng di sản của ngƣời thừa kế; + Phân định phần di sản cho từng ngƣời thừa kế; giao nghĩa vụ cho ngƣời thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; chỉ định ngƣời giữ di chúc, ngƣời quản lý di sản, ngƣời phân chia di sản; + Thay thế, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc. - Ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Để bảo vệ lợi ích của một số ngƣời trong diện thừa kế theo pháp luật trong trƣờng hợp họ không đƣợc ngƣời lập di chúc cho hƣởng di sản hoặc cho hƣởng ít hơn hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật, thì pháp luật quy định những ngƣời sau đây đƣợc hƣởng phần di sản bằng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật (trừ trƣờng hợp bị truất quyền thừa kế), đó là: cha, mẹ, vợ, chồng, con chƣa thành niên; con đã thành niên mà không có khả năng lao động. * Thừa kế theo pháp luật - Thừa kế theo pháp luật là việc một hoặc nhiều ngƣời đƣợc hƣởng di sản của một ngƣời đã chết theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. - Thừa kế theo pháp luật đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau: + Không có di chúc; + Di chúc không hợp pháp; + Những ngƣời thừa kế theo di chúc đều chết trƣớc hoặc chết cùng thời điểm với ngƣời lập di chúc, cơ quan hoặc tổ chức hƣởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những ngƣời đƣợc chỉ định làm ngƣời thừa kế theo di chúc mà không có quyền hƣởng hoặc từ chối nhận di sản. + Phần di sản không đƣợc định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến ngƣời thừa 40 kế theo di chúc nhƣng họ không có quyền hƣởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trƣớc hoặc chết cùng thời điểm với ngƣời lập di chúc; phần di sản có liên quan đến cơ quan, tổ chức đƣợc hƣởng di sản theo di chúc, nhƣng không còn vào thời điểm mở thừa kế. - Những ngƣời thừa kế theo pháp luật đƣợc quy định nhƣ sau: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ngƣời chết. + Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của ngƣời chết; cháu ruột của ngƣời chết mà ngƣời chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. + Hàng thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của ngƣời chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của ngƣời chết; cháu ruột của ngƣời chết mà ngƣời chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của ngƣời chết mà ngƣời chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những ngƣời thừa kế cùng hàng đƣợc hƣởng phần di sản bằng nhau. Những ngƣời ở hàng thừa kế sau chỉ đƣợc hƣởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trƣớc do đã chết, không có quyền hƣởng di sản, bị truất quyền hƣởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. - Thừa kế thế vị : Theo quy định của pháp luật ngƣời thừa kế phải là ngƣời còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Nhƣng pháp luật thừa kế nƣớc ta còn quy định trƣờng hợp khi con của ngƣời để lại di sản chết trƣớc hoặc cùng một thời điểm với ngƣời để lại di sản thì cháu của ngƣời đó đƣợc hƣởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu đƣợc hƣởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trƣớc hoặc cùng một thời điểm với ngƣời để lại di sản thì chắt đƣợc hƣởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt đƣợc hƣởng nếu còn sống. Lƣu ý: Đây không phải là một loại thừa kế mà chỉ là trƣờng hợp đặc biệt về thừa kế. Chƣơng 7 (2 tiết) LUẬT HÀNH CHÍNH 7.1 Khái quát chung về luật Hành chính 7.1.1 Khái niệm Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nƣớc đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Luật Hành chính đƣợc coi là ngành luật về quản lý nhà nƣớc. 7.1.2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh 7.1.2.1 Đối tượng Đối tƣợng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, đƣợc chia thành 3 nhóm sau: 41 - Nhóm thứ nhất: Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nƣớc thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nhóm này có các quan hệ sau: + Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên với cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp dƣới. Ví dụ: Quan hệ giữa UBND Tỉnh với UBND Huyện; Bộ với Sở. + Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp. Ví dụ: Chính phủ với Bộ + Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chuyên môn ở Trung ƣơng với cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh Ví dụ: Bộ với Ủy ban nhân dân tỉnh. - Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng với những cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ƣơng đóng tại địa phƣơng đó. Ví dụ: Quan hệ giữa UBND Thành phố Hà nội với Văn phòng Chính phủ + Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc với tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Ví dụ: Quan hệ giữa UBND Thành phố Đà nẵng với Công ty TNHH; Quan hệ giữa UBND Thành phố Quảng Ngãi với Đoàn thanh niên. + Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc với công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài. - Nhóm thứ hai: Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nƣớc xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan. Ví dụ: Quan hệ giữa lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo với Phòng Phổ thông của Sở. - Nhóm thứ ba: Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cá nhân và tổ chức đƣợc nhà nƣớc trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính trong một số trƣờng hợp cụ thể do luật định. Ví dụ: cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ. 7.1.2.2 Phương pháp điều chỉnh Phƣơng pháp điều chỉnh của Luật hành chính là: phƣơng pháp mệnh lệnh – quyền uy và phục tùng. Phƣơng pháp này thể hiện sự không bình đẳng về ý chí, cụ thể: - Một bên có quyền ra mệnh lệnh hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng. - Cá nhân, tổ chức có quyền đƣa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết yêu cầu, kiến nghị đó nếu phù hợp với yêu cầu của pháp luật. - Sự bất bình đẳng trong phƣơng pháp điều chỉnh của Luật hành chính xuất phát từ đặc thù của quan hệ quản lý và vì lợi ích chung của cộng đồng. 7.2 Quan hệ pháp luật hành chính 7.2.1 Khái niệm, đặc điểm của Quan hệ pháp luật hành chính 7.2.1.1 Khái niệm 42 Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nƣớc, đƣợc điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. 7.2.1.2 Đặc điểm - Có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ chủ thể nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc. - Luôn có một chủ thể đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc. Chủ thể này là chủ thể bắt buộc, nếu thiếu chủ thể này thì không thể hình thành quan hệ pháp luật hành chính. - Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc nhà nƣớc chứ không phải trƣớc bên kia. + Phần lớn tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính đƣợc giải quyết theo thủ tục hành chính và chủ yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nƣớc hay cán bộ nhà nƣớc có thẩm quyền trong những cơ quan này. 7.2.1.3 Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính Gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. Quyền và nghĩa vụ của các bên luôn gắn với hoạt động chấp hành và điều hành của quản lý nhà nƣớc. 7.2.2 Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính (cơ quan; tổ chức; cán bộ, công chức nhà nƣớc; công dân Việt Nam; ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời không có quốc tịch...) có năng lực chủ thể, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. 7.2.3 Khách thể quan hệ pháp luật hành chính Là những lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính mong muốn đạt tới. 7.3 Vi phạm hình chính. Trách nhiêm hành chính 7.3.1 Vi phạm hình chính 7.3.1.1 Khái niệm Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nƣớc mà chƣa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. 7.3.1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính - Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. - Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính thấp hơn so với tội phạm. - Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm đó phải bị xử lý hành chính. 43 7.3.2 Trách nhiệm hành chính 7.3.2.1 Khái niệm, đặc điểm - Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý, là hậu quả mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hành chính phải gánh chịu trƣớc nhà nƣớc. - Đặc điểm: + Trách nhiệm hành chính nảy sinh trên cơ sở hành vi vi phạm hành chính. + Trách nhiệm hành chính không phụ thuộc vào việc đã gây ra thiệt hại hay chƣa. + Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính là cá nhân, pháp nhân. 7.3.2.2 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. - Uỷ ban nhân dân các cấp - Cơ quan công an nhân dân - Bộ đội biên phòng - Cơ quan cảnh sát biển - Cơ quan hải quan - Cơ quan kiểm lâm - Cơ quan thuế - Cơ quan quản lý thị trƣờng - Cơ quan thanh tra chuyên ngành - Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không - Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự Pháp luật cũng quy định thẩm quyền của những cá nhân có quyền xử phạt trong các cơ quan trên. 7.3.2.3 Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính - Mọi vi phạm hành chính phải đƣợc phát hiện kịp thời, đình chỉ ngay. Việc xử lý phải nhanh chóng, công minh, triệt để. - Cá nhân, Tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm pháp luật hành chính. - Việc xử lý do ngƣời có thẩm quyền tiến hành. - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều ngƣời cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngƣời vi phạm đều bị xử phạt. Một ngƣời thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi. - Không xử lý vi phạm hành chính những trƣờng hợp: Tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, ngƣời không có năng lực trách nhiệm pháp lý, phòng vệ chính đáng, hết thời hiệu 7.3..2.4 Các hình thức xử lý vi phạm hành chính: * Xử phạt vi phạm hành chính (xử phạt hành chính), gồm các hình thức: Xử phạt chính; xử phạt bổ sung; trục xuất; biện pháp khắc phục hậu quả. - Xử phạt chính: cảnh cáo và phạt tiền + Cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện. 44 + Phạt tiền đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp không áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. + Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ bị xử phạt một lần, bằng một trong các hình thức xử phạt chính. - Xử phạt bổ sung: + Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. + Tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính - Trục xuất: áp dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật hành chính (có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung). - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. + Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, lây lan, dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra. + Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phuơng tiện. + Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con ngƣời, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại * Các biện pháp xử lý hành chính khác: + Giáo dục taị xã, phƣờng, thị trấn + Đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng + Đƣa vào cơ sở giáo dục, đƣa vào cơ sở chữa bệnh + Quản chế hành chính * Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt hành chính: Tạm giữ ngƣời, tang vật, phƣơng tiện vi phạm; khám ngƣời, khám tang vật, phƣơng tiện; bảo lãnh hành chính. Chƣơng 8 (5 tiết) PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 8.1. Những vấn đề cơ bản về tham nhũng 8.1.1 Khái niệm tham nhũng 8.1.1.1 Định nghĩa Tham nhũng là hành vi của ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Ngƣời có chức vụ quyền hạn chỉ giới hạn ở những ngƣời làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị. Nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của nhà nƣớc. 8.1.1.2 Bản chất của tham nhũng Gắn liền với quyền lực và sử dụng quyền lực khi ngƣời nắm giữ quyền lực đã lợi dụng quyền lực đó vì lợi ích của bản thân hoặc lợi ích của ngƣời thân. 45 8.1.1.3 Nguồn gốc của tham nhũng - Bắt nguồn từ quyền lực nhà nƣớc - Từ sự theo đuổi lợi ích của ngƣời có chức vụ, quyền hạn 8.1.1.4 Đặc trưng cơ bản của tham nhũng - Chủ thể: Ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Ngƣời có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của nhà nƣớc; cán bộ, lãnh đạo, quản lý là ngƣời đại diện phần vốn góp của nhà nƣớc tại doanh nghiệp; ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. - Hành vi: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” nhƣ một phƣơng tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình hoặc cho ngƣời khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng - Mục đích : Vụ lợi. Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây đƣợc hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã đạt đƣợc hoặc có thể đạt đƣợc thông qua hành vi tham nhũng. 8.1.2 Nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng 8.1.2.1 Nguyên nhân khách quan - Việt Nam là nƣớc đang phát triển, trình độ quản lý còn thấp, mức sống chƣa cao, pháp luật chƣa hoàn thiện. - Quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đang xen giữa cái mới và cái cũ. - Tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng. - Do ảnh hƣởng của tập quán văn hóa. 8.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan - Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém. - Chính sách pháp luật chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán. - Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin cho” trong hoạt động công vụ còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý - Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong một số trƣờng hợp chƣa chặt chẽ, sâu sát, thƣờng xuyên, xử lý chƣa nghiêm đối với hành vi tham nhũng. - Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu. - Việc huy động lực lƣợng đông đảo của nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. 8.1.3 Tác hại của tham nhũng 46 8.1.3.1 Tác hại về chính trị - Xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng và nhà nƣớc, cản trở công cuộc đổi mới. - Làm suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, tha hóa về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CB, ĐV. - Là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. 8.1.3.2 Tác hại về kinh tế Gây thiệt hại to lớn về tài sản của nhà nƣớc, của tập thể và của công dân. 8.1.3.3 Tác hại về xã hội - Làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội.→ các mqh xã hội bị bóp méo, biến tƣớng. - Làm tha hóa đội ngũ CBCC - Gây ra xung đột xã hội, làm tăng khoảng cách giàu nghèo. 8.2. Quan điểm của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng 8.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tham nhũng và đấu tranh phòng chống tham nhũng - Quan niệm về tham nhũng: nghiêm khắc với tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu Tham ô là gì? – 2 góc độ: + Phía cán bộ: ăn cắp của công làm của tƣ; đục khoét của dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít khai nhiều, lợi dụng quỹ của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phƣơng, đơn vị mình. + Phía nhân dân: ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế - Đặc trƣng của tham ô: biến “của công” → “của tƣ” - Bản chất của tham ô: là lấy của công làm của tƣ, là gian lận, tham lam, là trộm cƣớp - Hình thức tham ô: tinh vi, khó nhận thấy trong đời thƣờng, 2 hình thức (Trực tiếp, gián tiếp) - Thái độ của Ngƣời: coi tham ô là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Tham ô, lãng phí, quan liêu, là đồng minh của thực dân, phong kiến. - Hồ Chí Minh nói về tác hại của tham nhũng: + Thiệt hại tài sản của nhà nƣớc, của nhân dân. + Làm hại đến công cuộc xd đất nƣớc, đến việc cải thiện đời sống nhân dân + Làm tha hóa, suy thoái đạo đức cách mạng → giảm sức chiến đấu của Đảng, mất lòng tin của dân vào Đảng và nhà nƣớc. + Cản trở công cuộc kháng chiến, kiến quốc. - Quan điểm chỉ đạo công tác chống tham ô, lãng phí: + Phải đƣợc tất cả các cấp, các ngành quan tâm và tiến hành thƣờng xuyên. + Phải có kế hoạch, có tổ chức và quyết tâm + Phải có các biên pháp đồng bộ, gắn chặt giữa “xây” với “chống”. + Phải có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng - Các biện pháp phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu: + Giáo dục tƣ tƣởng cho quần chúng (coi trọng đặc biệt) + Tự phê và phê bình + Nghiêm trị tham ô, lãng phí 47 8.2.2 Quan điểm của Đảng về phòng chống tham nhũng * Các văn bản chủ yếu của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ta ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Coi đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trong trọng sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân hiện nay.  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: Đấu tranh phong, chống tham ô, lãng phí là một trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thƣờng xuyên của cả hệ thồng chính trị và toàn xã hội  NQ hội nghị TƢ 3, khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đã xác định: - Mục tiêu: Ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bƣớc chuyển rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát trển kinh tế - xã hội; củng cố long tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nƣớc trong sạch vững mạnh; đội ngũ cabs bộ công chức kỷ cƣơng, liêm chính. - Để thực hiện đƣợc mục tiêu, NQ đƣa ra 10 giải pháp:  Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng chống tham nhũng. Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo phải nêu gƣơng về đạo. đức, lối sống và kiên quyết chống tham nhũng.  Nâng cao tính tiên phong, gƣơng mẫu của tổ chức Đảng và Đảng viên, tang cƣờng vai trò của chi bộ Đảng trong quản lý, gióa dục Đảng viên.  Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ công tác phòng chống tham nhũng  Đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị  Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội.  Nâng cao chất lƣơng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xeta xử hành vi tham nhũng  Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng.  Xây dựng, hoàn thiện các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng.  Tăng cƣờng giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.  Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng.  Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống tham nhũng đến 2020 (kèm theo nghị quyết số 21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009) thể hiện rõ quan điểm: - Phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, nhấn mạnh trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. - Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. 48 - Sử dụng tổng thể các giải pháp phòng chống tham nhũng, vừa tích cƣc, chủ động trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý với những bƣớc đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng chống tham những với thực hành tiết kiệm, chống quan lieu, lãng phí. - Xây dựng lực lƣợng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức, nghề nghiệp, làm nòng cốt và chuyên môn hoa vowisphuwowng tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp. - Chủ động hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế; chú trọng công tác tổng kết thực tiễn; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nức ngoài trong phòng, chống tham nhũng. * Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng Đảng và Nhà nƣớc đã xác định công tác phòng, chống tham nhũng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. - Góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. - Góp phần tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc, nâng cao đời sống nhân dân. - Duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội - Củng cố niềm tin của nhân dân vào vào chế độ và pháp luật. Nghị quyết 14/NQ/TW ngày 15/5/2006 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cƣờng đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 8.3. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành 1. Tham ô tài sản. 2. Nhận hối lộ. 3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 4. Lạm quyền trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi 5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ vì vụ lợi 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 7. Giả mạo trong công tác 8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản nhà nước vì vụ lợi 10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. 11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vì vụ lợi. 8.4. Các giải pháp phòng chống tham nhũng 49 8.4.1 Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng - Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị - Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. - Xây dựng quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức. - Minh bạch tài sản, thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn. - Chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổt chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. - Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phƣơng thức thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng. 8.4.2 Các giải pháp phát hiện tham nhũng - Thông qua công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nƣớc - Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử. - Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vị tham nhũng 8.4.3 Xử lý hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng * Xử lý hành vi tham nhũng - Đối với cán bộ, công chức, viên chức (nhóm chủ yếu trong số ngƣời có chức vụ, quyền hạn) thì hình thức xử lý phổ biến khi có hành vi tham nhũng nhƣng chƣa đến mức xử lý hình sự là: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lƣơng; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc. - Nếu hành vi vi phạm đến mức độ nguy hiểm cao gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của nhà nƣớc thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. * Xử lý tài sản tham nhũng - Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng. - Tài sản tham nhũng phải đƣợc trả lại cho chủ sở hữu, ngƣời quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nƣớc. - Ngƣời đƣa hối lộ mà chủ động khai báo trƣớc khi bị phát hiện hành vi đƣa hối lộ thì đƣợc trả lại tài sản đã dùng để hối lộ. - Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng đƣợc thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 8.5 Trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng 8.5.1 Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng Luật phòng chống tham nhũng và Nghị định 83/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 quy định cụ thể: - Về trách nhiệm của các cơ quan và ngƣời đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán nhà nƣớc; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân Tối cao. - Về sự phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán nhà nƣớc; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân Tối cao. 50 - Về giao trách nhiệm đấu tranh phòng chống tham nhũng: + Ban chỉ đạo trung ƣơng về phòng chống tham nhũng: tổ chức này không quy định trong pháp luật mà quy định trong văn kiện của Đảng. Ban chỉ đạo trung ƣơng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng bí thƣ làm trƣởng ban. + Các đơn vị chuyên trách trong một số cơ quan bảo vệ pháp luật (quy định trong luật Phòng chống tham nhũng) nhƣ: Cục chống tham nhũng của Thanh tra chính phủ; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát án tham nhũng thuộc Viện kiểm sát tối cao; Đội điều tra tội phạm về tham nhũng trong Công an các tỉnh, các bộ phận thực hành quyền công tố và kiểm tra án tham nhũng thuộc Viên kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. 8.5.2 Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để tuyên truyền, giáo dục, vân động nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, xác minh, xử lý hành vi tham những, vụ việc tham nhũng. Phối hợp trong việc xây dựng văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thông qua hiệp thƣơng bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân. - Báo chí: khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đƣa tin phản ánh vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng. Có trách nhiệm biểu dƣơng tinh thần và những việc làm tích cực, lên án, đấu tranh với hành vi tham những. Tuyên truyền, phổ biến Pl về phòng, chống tham nhũng. Cơ quan báo chí có quyền yêu cầucơ quan, ổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu. - Doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề: có trách nhiệm thong báo về hành vi tham nhũng. Phối hợp trong việc xác minh, kết luân về hành vi tham nhũng. Tổ chức, động viên, khuyến khích hội viên xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh. Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm chống tham nhũng. - Ban thanh tra nhân dân: Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng - Công dân: + Tham gia phòng chống tham nhũng:  Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với những ngƣời có hành vi tham nhũng; phản ánh với Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên về hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng để Ban thanh tra nhân dân, tổ chức đó kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việc tham nhũng khi đƣợc yêu cầu.  Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; góp ý với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về việc xây dựng các băn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng. + Tố cáo hành vi tham nhũng: 51  Khi tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, công dân phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có đƣợc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.  Ngƣời tố cáo đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập do việc tố cáo hành vi tham nhũng. + Tham gia thông qua Ban thanh tra nhân dân.  Nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động trong cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có quyền phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc nơi mình cƣ trú hoặc làm việc; phản ánh với tổ chức mà mình là thành viên.  Việc phản ánh về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng phải khách quan, trung thực.  Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, xem xét và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, ngƣời đứng đầu cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết đó./ ------------------------------------------------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_pluat_dcuong_6927_2042630.pdf