Bài giảng Phần mềm soạn thảo văn bản MS-Word

V. DI CHUYỂN TRONG BẢNG 27. Đến ô kế tiếp trong hàng Tab 28. Đến trước đó trong hàng Shift + Tab 29. Ô đầu tiên của hàng Alt + Home 30. Ô cuối cùng của hàng Alt + End 31. Mở tài liệu mới Ctrl + N 32. Mở tài liệu đã có Ctrl + O 33. Ghi tài liệu vào đĩa Ctrl + S 34. In tài liệu Ctrl + P 35. Đóng tài liệu Ctrl + W

doc72 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phần mềm soạn thảo văn bản MS-Word, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dùng khi soạn thảo văn bản. Gõ một dòng văn bản, bật chế độ ghi đè. Đặt con trỏ vào giữa dòng gõ thêm một đoạn văn bản và quan sát. 4. Định nghĩa một ký tự đặc biệt bằng một tổ hợp phím nào, gõ tổ hợp phím đó lên màn hình 5. Hãy soạn thảo theo mẫu: 1. a2(b + c - a) + b2(c + a - b) = c2(a + b - c) 3abc 2. 4X2 + 5X3- 2X5 7X2 3. Cho góc 4. Chứng minh đẳng thức sau: 5. III. LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN 1. Chọn văn bản Khi thực hiện bất kỳ một thao tác nào với văn bản như: xoá văn bản, copy, định dạng... ta đều phải chọn chúng (bôi đen). Chúng ta có thể tiến hành bôi đen theo các nội dung sau: Chọn một câu: Ấn Shift và nhắp đúp vào một ký tự bất kỳ của câu. Chọn một dòng: Cách 1: Nhắp chuột vào khoảng trống bên trái của dòng. Cách 2: Ấn Shift + End Chọn một đoạn: (Đoạn văn bản là vùng văn bản bắt đầu từ khi gõ văn bản đến khi gõ phím Enter): Nhắp đúp chuột vào khoảng trống bên trái của dòng bất kỳ trong đoạn. Chọn một khối: (Khối văn bản là tập hợp các ký tự) để chọn một khối chúng ta đưa con trỏ đến đầu của khối và thực hiện một trong các cách sau: Cách 1: Ấn Shift, đồng thời dùng các phím di chuyển con trỏ để chọn đến vị trí cuối khối. Cách 2: Nhấp và rê chuột đến vị trí cuối của khối. Cách 3: Giữ Shift, đưa con trỏ chuột đến vị trí cuối rồi nhắp chuột trái. Chú ý: 1. Chọn toàn bộ văn bản: Ấn Ctrl+ A 2. Chọn một khối văn bản có hình chữ nhật bất kỳ Đặt con trỏ tại vị trí phía trên bên trái. Bấm Ctrl+ Shift+ F8 Di chuột tạo hình chữ nhật của khối cần chọn. Hoặc - Đặt con trỏ tại vị trí phía trên bên trái - Ấn Shift + Alt + Di chuột để chọn. 3. Một khối văn bản khi được chọn thì khả năng nó vô tình bị xoá là rất cao khi đó ta khôi phục lại văn bản vừa xoá bằng cách ấn Ctrl + Z hoặc nhấp chuột vào nút Undo 2. Huỷ bỏ thao tác chọn văn bản Khi văn bản đã được chọn để hủy bỏ thao tác chọn văn bản (bỏ bôi đen) ta làm như sau: Cách 1: Nhắp chuột vào vị trí bất kỳ trên vùng soạn thảo. Cách 2: Ấn vào một trong các phím mũi tên. 3. Các thao tác với văn bản a. Copy một văn bản Bước 1: Chọn văn bản muốn Copy. Bước 2: Thực hiện một trong các cách sau để đưa văn bản đã chọn vào bộ đệm: Vào Edit\Copy Ấn Ctrl+ C Nháy chuột vào biểu tượng copy: Bước 3: Chuyển con trỏ đến vị trí mới. Bước 4: Thực hiện lệnh dán bằng một trong các cách sau: Vào Edit\Paste Ấn Ctrl +V Nháy vào biểu tượng paste: Lưu ý: Ta có thể copy văn bản trên thành nhiều bản bằng các dán nhiều lần, và ở nhiều vị trí khác nhau cho đến khi nào một văn bản khác được đưa vào bộ đệm. b. Di chuyển một văn bản Bước 1: Chọn khối văn bản muốn di chuyển. Bước 2: Thực hiện một trong các cách sau để chuyển khối văn bản đã chọn vào bộ đệm: Vào Edit\Cut Ấn Ctrl+ X Nháy chuột vào biểu tượng cut: Bước 3: Đưa con trỏ đến vị trí mới. Bước 4: Thực hiện lệnh dán bằng một trong các cách sau: Vào Edit\Paste Ấn Ctrl +V Nháy vào biểu tượng paste: c. Xoá một khối văn bản. Cách 1: - Chọn khối văn bản muốn xoá. Nhấn phím Delete hoặc vào Edit\Clear, chọn Xóa định dạng Xóa toàn bộ Cách 2: Bước 1: Chọn khối văn bản muốn xoá. Bước 2: Thực hiện một trong các cách sau: Vào Edit\Cut Ấn Ctrl+ X Nháy chuột vào biểu tượng: Lưu ý: Cách 1 xoá hẳn khối văn bản, cách 2 xoá đưa vào bộ đệm nếu cần ta có thể dán nó ra. d. Sử dụng Undo\Redo (khôi phục lại một thao tác) Trong khi soạn thảo không may ta thực hiện nhầm một thao tác nào đó, ta có thể khôi phục lại thao tác này bằng cách sử dụng chức năng Undo Undo: Trả lại nội dung của trạng thái trước đó. Redo: Trả lại nội dung của trạng thái trước khi thực hiện Undo. Cách thực hiện: Undo Redo Lưu ý: Để khôi phục lại trạng thái trước ta có thể ấn Ctrl+ Z. THỰC HÀNH: Với văn bản đã gõ ở trên, thực hiện các thao tác (bằng tất cả các cách): Chọn văn bản: Bằng tất cả các trường hợp. Copy, di chuyển, xóa một khối văn bản. QUẢN LÝ TÀI LIỆU TRONG WORD 2000 I. MỞ TÀI LIỆU 1. Mở tài liệu mới Mở một tài liệu mới là thao tác mở phần soạn thảo để tiến hành soạn thảo. Khi một tài liệu mới được mở, nó có tên mặc định là Document... (tuỳ theo số lần ta mở). Thao tác: Cách 1: Vào menu File\New\khi đó màn hình xuất hiện thêm vùng bên phải hoặc một cửa sổ chọn Blank document Cách 2: Kích chuột vào biểu tượng: trên thanh công cụ chuẩn Cách 3: Ấn Ctrl + N 2. Mở một tài liệu đã có trên đĩa Khi một tài liệu đã được lưu trên đĩa để mở nó nó chúng ta thực hiện theo các cách sau: Cách 1: Vào menu File\Open. Cách 2: Kích chuột vào biểu tượng: trên thanh công cụ Cách 3: Ấn Ctrl + O. Cả ba cách trên đều xuất hiện một hộp thoại: Vị trí cất tài liệu Bấm đúp vào tên tài liệu cần mở Gõ tên tài liệu cấn mở - Tìm ổ đĩa, thư mục chứa tài liệu cần mở: Nhắp đúp vào tên tài liệu cần mở hoặc gõ tên tệp vào File name và ấn Open. II. ĐÓNG MỘT TÀI LIỆU Cách 1: Vào File\Close. Cách 2: Nháy vào biểu tượng: (bên dưới) góc trên bên phải. Cách 3: Ấn Ctrl+ W Chú ý: Trước khi đóng tài liệu (văn bản) muốn lưu tài liệu đó lên đĩa thì ta phải làm thao tác ghi tài liệu, nếu không máy sẽ hiện lên hộp thoại. Thoát có lưu trên đĩa Thoát không lưu trên đĩa Trở lại soạn thảo III. LƯU TÀI LIỆU LÊN ĐĨA 1. Lưu tài liệu lần đầu (đặt tên cho tài liệu) Khi tài liệu chưa được đặt tên thì ta cần phải lưu tài liệu này vào trong máy tính và đặt cho nó một cái tên, Thao tác: Bước 1: Thực hiện theo một trong 3 cách sau: Cách 1: Vào File\Save. Cách 2: Bấm chuột vào biểu tượng save Cách 3: Ấn Ctrl+ S. Bước 2: Xuất hiện hộp thoại, chúng ta làm theo chỉ dẫn trong hình. (2) Nhập tên (3) Chọn (1) Chọn thư mục, ổ đĩa Bước 3: Thực hiện các bước như trong hình. Chú ý: 1. Muốn tạo một thư mục để lưu tài liệu thì ta ấn vào biểu tượng (Create new folder) trên hộp thoại khi đó xuất hiện. Gõ tên thư mục 2. Kể từ khi đó thao tác ghi tệp chỉ cần thực hiện một trong ba cách ở bước 1, văn bản được ghi vào tệp có tên ban đầu. 2. Ghi tài liệu đã có tên trên đĩa Khi mở tài liệu ra để sửa chữa, muốn lưu lại sự thay đổi đó ta làm thao tác ghi lại bằng một trong ba cách sau: Cách 1: Vào File\Save. Cách 2: Bấm chuột vào biểu tượng save Cách 3: Ấn Ctrl+ S. 3. Đổi tên cho tài liệu Khi tài liệu đã được đặt tên, muốn đổi tên tài liệu bằng một tên khác ta thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Vào File\Save as Bước 2: Làm như bước 2 của mục 1. Lưu ý: Khi tài liệu được đổi tên thì tài liệu với tên cũ vẫn tồn tại trong máy, chúng ta có thể đổi tên tài liệu và đặt vào một vị trí khác. Chúng ta có thể lưu tài liệu với phiên bản khác hoặc dạng khác như dưới dạng trang Web, tài liệu mẫu.bằng cách chọn Save as type trong hộp thoại ở mục 1. IV. DI CHUYỂN GIỮA CÁC TÀI LIỆU ĐANG MỞ Word cho phép mở chiều tài liệu cùng một lúc. Mỗi tài liệu được thực hiện trong một cửa sổ riêng, tại một thời điểm ta chỉ làm việc được với một cửa sổ (cửa sổ hiện hành), các cửa sổ khác bị che khuất. Thao tác di chuyển giữa các cửa sổ: Cách 1: Vào Window nhắp chuột vào tên tài liệu cần mở. Cách 2: Nhắp chuột vào tên tài liệu trên thanh tác vụ. V. CHỈNH SỬA CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MÀN HÌNH 1. Thay đổi các chế độ hiển thị trang Word cung cấp 4 chế độ hiển thị trang: Normal: Kiểu hiển thị dành cho việc nhập nhanh dữ liệu, ngắt trang là một đường thẳng. Web Layout: Hiển thị tài liệu như dạng trang Web, không có ngắt trang. Print Layout: Hiển thị tài liệu theo khuôn dạng trang giấy: Phân biệt rõ lề và phần văn bản đây là kiểu hiển thị thường dùng. Outline: Hiển thị tài liệu theo dạng tiêu đề lớn, tiêu đề nhỏ. Cách thực hiện: Cách 1: Vào View chọn cách hiển thị cần. Cách 2: Chọn một trong bốn biểu tượng ở góc dưới bên trái màn hình soạn thảo. Normal Web Print Outline 2. Sử dụng công cụ phóng to thu nhỏ màn hình Chức năng này cho phép phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn: Tăng hoặc giảm khung nhìn không làm thay đổi kích thước từng ký tự trên tài liệu khi in ấn. Thu nhỏ trang soạn thảo để có thể xem được nhiều trang tài liệu trên một màn hình. Thao tác: Cách 1: Nhắp chuột vào biểu tượng Zoom và chọn % trong khung nhìn, hoặc gõ phần trăm khung nhìn vào đó. Cách 2: Vào View/Zoom xuất hiện hộp thoại: Chọn % khung nhìn 3. Thay đổi thông tin người tạo tệp Khi soạn thảo văn bản ta có thể ghi thông tin của người tạo ra văn bản đó bằng cách: Vào Tools\Option\User Information xuất hiện hộp thoại: Tên người dùng Địa chỉ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ 1. Định dạng (Font) chữ Cách 1: - Chọn khối văn bản cần định dạng. - Bấm chuột vào mũi tên của biểu tượng Font - Xuất hiện hộp tên, bấm chuột vào mẫu chữ cần chọn. Cách 2:- Chọn khối cần định dạng. Ấn Ctrl + Shift + F Khi đó mẫu chữ hiện tại có mầu xanh. Dùng các phím: Û, Ü để di chuyển đến mẫu chữ cần chọn. Ấn Enter để kết thúc. Lưu ý: Cần chọn các font chữ tương ứng với bộ gõ mà chúng ta sử dụng. 2. Thay đổi cỡ chữ (point size) Cách 1: - Chọn khối văn bản cần định dạng. - Nháy chuột vào mũi tên của biểu tượng Font size - Khi đó xuất hiện hộp gồm các cỡ chữ, bấm chuột vào cỡ chữ cần chọn. Cách 2:- Chọn khối văn bản cần định dạng. Ấn Ctrl + Shift + P Khi đó cỡ chữ hiện tại có mầu xanh. Dùng các phím: Û, Ü để di chuyển đến cỡ chữ cần chọn. Ấn Enter để kết thúc. Chú ý: - Tăng cỡ chữ lên 1 đơn vị ấn Ctrl+ ] - Giảm cỡ chữ đi 1 đơn vị ấn Ctrl+ [ 3. Thay đổi kiểu chữ Chọn khối văn bản cần định dạng sau đó thực hiện các cách: Cách 1: Nháy chuột vào một trong các ký tự: Đâm Nghiêng Gạch chân Cách 2: Bấm tổ hợp phím: Ctrl+B: Đậm Ctrl+ I: Nghiêng. Ctrl+U: Gạch chân. Lưu ý:- Với một khối văn bản ta có thể chọn được nhiều kiểu chữ khác nhau. - Khi dùng tổ hợp phím, nếu không muốn chọn kiểu chữ vừa chọn ta ấn tổ hợp phím đó một lần nữa. 4. Định dạng đầy đủ thông qua hộp thoại Bước 1: Chọn khối văn bản cần định dạng. Bước 2: Thực hiện một trong ba cách sau: Cách 1: Vào Format\Font Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl + D Cách 3: Ấn tổ hợp phím Alt + O + F Xuất hiện hộp thoại: Font chữ Kiểu chữ Cỡ chữ Mầu chữ Bước 3: Chọn các thông số (Kiểu chữ, mẫu chữ, cỡ chữ) tuỳ ý và ấn OK. Lưu ý: Mục Effects là hiệu ứng các kiểu chữ khác nhau 5. Định dạng chữ cái lớn đầu dòng - Chọn chữ cần định dạng. Vào Format\ Drop Cap... => xuất hiện hộp: Ký tự phóng to ngoài lề Ký tự phóng to trong lề Chữ ban đầu Font chữ Font chữ Chữ trên chiếm mấy dòng Chọn các thông số trong hình sau đó chọn OK. 6. Tạo mầu cho văn bản Chúng ta có thể tạo các mầu khác nhau để phân biệt hoặc làm nổi bật các văn bản. a. Tạo màu chữ Cách 1: Xem phần định dạng đầy đủ. Cách 2: Nhắp chuột vào nút mũi tên của biểu tượng Font color trên thanh công cụ Drawing màu hiển thị là màu bên dưới chữ A hoặc nhắp chọn màu khác trong hộp: b. Tạo màu nền Cách 1: Bước 1: Chọn khối văn bản muốn tạo màu nền. Bước 2: Vào Format\Border And Shading... khi đó xuất hiện hộp thoại: Bước 3: Nhắp chọn thẻ Shading ta có: Các mầu Kiểu nền Bước 4: Chọn mầu sắc trong Fill, chọn kiểu nền cho khung trong Pattern Bước 5: Nhắp OK. 7. Sao chép định dạng Khi cần sao chép một định dạng nào đó chúng ta có thể sử dụng nút Format Painter trên thanh công cụ. Các bước thực hiện: Chọn vùng văn bản muốn sao chép định dạng (vùng văn bản này phải thuần nhất về định dạng, có nghĩa là các ký tự trong vùng phải có cùng kiểu, cùng phông chữ, cùng mầu chữ, mầu nền...) Nhấn chuột vào nút trên thanh công cụ. Khi đó con chuột sẽ có hình một cái chổi sơn. Chọn văn bản muốn áp dụng định dạng, khi thả phím chuột, vùng văn bản được định dạng theo bản gốc. Lưu ý: Khi muốn định dạng nhiều lần ta phải nhấn đúp chuột vào biểu tượng trên. Khi muốn kết thúc thì lại nhấn chuột vào nút đó một lần nữa. THỰC HÀNH Hãy soạn thảo theo mẫu sau và lưu vào ổ D với tên tệp là Bai_thuc_hanh trong thư mục riêng của bạn: HỘP HỘI THOẠI FONT N ếu bạn muốn chọn những Font chữ khác nhau cho các ký tự, chỉ định in đậm Bold, in nghiêng Italic, hay gạch dưới Underline thì ta có thể chọn lệnh trên thanh Formatting. Tuy nhiên Word còn cung cấp rất nhiều kiểu định dạng khác cho các ký tự như: chỉ số trên Superscript (a2+b2), chỉ số dưới Subscript (H2SO4), chữ bóng Shadow, chữ viền , những định dạng này mặc nhiên không có nút lệnh trên thanh công cụ. Do đó để sử dụng thì phải sử dụng hộp hội thoại Font. Sau khi chọn khối văn bản cần định dạng, bạn chọn lệnh Format/ Font. Hộp thoại Font gồm có các thành phần sau: Lớp Font: Cọn Font chữ Font: cho phép nhập hay chọn Font chữ cho các ký tự. Font style: liệt kê các kiểu chữ: Regular, Italic, Bold, Bold Italic. Size: cho phép nhập hay chọn cỡ chữ. Underline: cho phép chọn kiểu gạch dưới. Font color: cho phép chọn màu cho các ký tự. Strikethrough: gạch một đường giữa các ký tự. Double strikethrough: gạch hai đường giữa các ký tự. Superscript: Chỉ số trên (a2+b2). Subscript: Chỉ số dưới (H2SO4). Shadow: Chữ có nét bóng. Small Caps: Chữ HOA NHỎ. All Caps: Chữ HOA LỚN. Hidden: ẩn (không cho hiện ký tự). Preview: khung hiển thị minh hoạ. OK: áp dụng các thông số vừa chọn cho ký tự. Default: lưu các thông số vừa chọn thành giá trị mặc nhiên. Cancel: huỷ bỏ các thông số vừa chọn. Lớp Character Spacing: định khoảng cách giữa các ký tự. Lớp Text Effects: chọn các hiệu ứng động cho các ký tự. Sau đó đinh dạng lại như sau: Đoạn 1 có cỡ chữ là 14, Font chữ là Time New Romen. Đoạn 2 có cỡ chữ là 13. Font chữ là Arial, khối văn bản từ “Tuy nhiên Word.chữ viền” định dạng nền mầu xanh. Đoạn 3 cho chữ màu đỏ. II. ĐỊNH DẠNG ĐOẠN (Paragraph) VĂN BẢN Đoạn văn bản là vùng văn bản từ khi bắt đầu gõ cho đến khi ấn phím Enter. Khi thực hiện định dạng đối với một đoạn văn bản ta có thể không cần chọn cả đoạn mà chỉ cần đặt con trỏ vào đoạn văn bản đó. Nếu thực hiện định dạng với nhiều đoạn ta phải chọn các đoạn cần định dạng sau đó thực hiện một trong các cách sau: 1. Căn lề cho đoạn văn bản Cách 1: Bấm chuột vào một trong các nút: Căn trái Căn giữa Căn phải Căn đều Cách 2: Ấn tổ hợp phím: Ctrl+ L: Căn trái. Ctrl+ R: Căn phải. Ctrl+ J: Căn đều hai bên. Ctrl+ E: Căn giữa 2. Định khoảng cách giữa các dòng trong đoạn Khi soạn thảo, Word mặc định khoảng cách giữa các dòng của vản bản là cách dòng đơn. Quy định chuẩn của văn bản là các dòng cách nhau 1.5. Để tiến hành định dạng khoảng cách giữa các dòng ta thực hiện như sau: a. Dùng các phím Ctrl+ 1: Cách dòng đơn Ctrl+ 2: Cách dòng kép. Ctrl+ 5: Cách dòng 1.5. b. Dùng hộp thoại Bước 1: Chọn khối văn bản cần định dạng khoảng cách dòng. Bước 2: Vào Format\Paragraph khi đó xuất hiện hộp thoại: Chọn các kiểu khoảng cách Bước 3: Chọn các thông số cần thiết và chọn OK. Trong đó: Mục Indentation: Left: Đặt lề trái Right): Đặt lề phải. Special: Đặt lùi vào cho dòng đầu đoạn. Mục Spacing: Before: Khoảng cách giữa đoạn đang chọn và đoạn trước. After: Khoảng cách giữa đoạn đang chọn và đoạn sau. Mục Line Spacing: Khoảng các giữa các dòng: Single: Cách dòng đơn. Double: Cách dòng đôi. 1.5 lines: Cách dòng 1.5 Ateast: Cách dòng nhỏ nhất. Exactly: Cách dòng theo nhập vào ở At. Mutiple: Cách dòng, nhân với hệ số nhập vào ở mục At. Mục Alignment: Left: Căn trái. Right: Căn phải Center: Căn giữa. Justified: Căn đều hai bên. Bước 4: Chọn OK hoặc ấn ¿ 3. Thay đổi khoảng cách giữa các đoạn trong văn bản Chọn khối văn bản. Vào menu Format\Paragraph khi đó xuất hiện hộp thoại: Khoảng cách với đoạn trước Khoảng cách với đoạn sau 4. Định khoảng cách Tab - Tab ở Word được sử dụng để viết thụt đầu dòng và chia cột cho văn bản, mỗi lần gõ Tab con trỏ sẽ dừng tại một vị trí. Khoảng cách từ vị trí dừng của Tab này đến vị trí dừng của Tab khác gọi là chiều dài của Tab (Tab Stop). Khoảng cách này gầm định: 0,5 inch (1,27 cm). Để thay đổi chiều dài của Tab Stop ta làm như sau: Cách 1: Vào menu Format\Tabs... xuất hiện hộp thoại: Kiểu căn lề cho đoạn văn bản sau dấu Tab Hình dạng sau khi ấn Tab 2. Gõ vào vị trí của một Tab Stop postion, chọn ký tự Leader (2,3,4) hoặc Alignment nếu cần. 3. Chọn Ok hay ấn Enter để kết thúc. Cách 2: Bước 1: Chọn đoạn văn bản muốn đặt dấu Tab. Bước 2: Nhấn vào biểu tượng ở đầu mút trái của thước ngang cho đến khi xuất hiện biểu tượng Tab cần dùng. Có các loại Tab sau: Trái văn bản xuất hiện bên trái vị trí đặt dấu Tab. Phải : văn bản xuất hiện bên phải vị trí đặt dấu Tab. Giữa văn bản được căn giữa so với vị trí dấu Tab. Thập phân : thường được dùng để căn các số theo ký hiệu phân tách phần nguyên và phần thập phân. Thanh ngăn dùng để tạo ra một dòng kẻ dọc có chiều cao bằng chiều cao ký tự tại vị trí đặt dấu tab. Bước 3: Nhấn chuột vào vị trí đặt Tab trên thanh thước ngang. Lưu ý: Xoá một Tabs: - Nhắp chuột vào ký hiệu Tabs trên thước gắp thả ra vùng soạn thảo. Vào menu Format\Tabs\Clear. THỰC HÀNH Bài 1: Hãy sử dụng Tab để soạn thảo văn bản sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KT&CN Độc lập - Tự do -Hạnh phúc ------------ïòôòï---------- Ninh bình, ngày.tháng.năm GIẤY MỜI Kính gửi: Xin chân trọng kính mời quý ban đến tham dự đại đại hội công đoàn khoa. Thời gian: Địa điểm: Nội dung: Thay mặt ban chấp hành Bài 2: Hãy soạn thảo theo mẫu sau: MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 CHƯƠNG I. KERNEL 4 1.1. Không gian gốc, không gian đặc trưng 4 1.2. Định nghĩa kernel 5 1.2.1 Định nghĩa 5 1.2.2. Một số ví dụ về F và k( , ) 6 1.3. Một số hàm kernel 7 1.3.1. Kernel tuyến tính 7 1.3.2. Kernel đa thức 7 1.3.3. Kernel Gauxơ RBF 8 1.3.4. Kernel Sigmod 10 1.4. Định lý 10 1.5. Kernel là đo độ giống nhau giữa hai đối tượng 11 5. Tạo đường viền Cách 1: Bước 1: Chọn khối văn bản cần tạo đường viền. Bước 2:Vào menu Format\Border and Shading... khi đó xuất hiện hộp thoại: Kiểu đường viền Kích thước Áp dụng cho đoạn, cho khối văn bản Mầu đường kẻ Bước 3: Nhắp chọn Border ta có. Bước 4. Chọn các thông số tuỳ ý sau chọn OK. Cách 2: Chọn khối văn bản cần tạo đường viền và nhấn chọn ở biểu tượng Borders 6. Chia cột cho văn bản Chức năng này cho phép chúng ta có thể chia một đoạn văn bản thành nhiều cột, thao tác: - Chọn các đoạn văn bản cần chia cột. - Vào Format\Columns xuất hiện hộp thoại: Giữa các cột cách nhau bằng đường kẻ Nhắp chọn kiểu trong khung Presets. Chọn các thông số: Equal column Width: Đặt các cột có độ rộng bằng nhau. Width: độ rộng. Spacing: Khoảng cách hai cột. Line between: Đường kẻ giữa các cột. - Chọn OK. 7. Tạo đề mục cho các đoạn văn bản a. Tạo các đề mục và số thứ tự Khi soạn thảo, để tạo đề mục cho mỗi đoạn ta làm như sau: Cách1: - Đặt con trỏ vào đầu đoạn. - Nháy chuột vào biểu tượng: Đề mục Số thứ tự Cách 2: Bước 1: Đặt con trỏ vào đầu đoạn. Bước 2: Vào menu Format\Bullets and Numbering.... khi đó xuất hiện hộp thoại: Nếu chọn Bulleted ta có: Nếu chọn Numbered ta có: Bước 3: Bấm đúp chuột vào mẫu cần chọn hoặc Nhắp chuột vào mẫu và chọn OK Chú ý:1. Muốn gỡ bỏ đề mục của đoạn ta làm lại thao tác trên nhưng trong hộp thoại chọn None. 2. Muốn thay đổi kiểu đề mục hoặc số thứ tự tại mỗi hộp ta chọn Customize để làm xuất hiện hộp thoại sau đó ta chọn số thứ tự hoặc đề mục tương ứng. b. Tạo các đề mục con Sau khi tạo đề mục hoặc số thứ tự, mỗi khi ấn Tab là ta đã tạo một đề mục con. Để quay về mức đề mục cao hơn ta ấn Shift Tab hoặc chọn một trong các nút sau trên thanh công cụ THỰC HÀNH Bài 1: Hãy soạn thảo theo mẫu: HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Chủ đề : TẾT Đề tài : Xé dán hoa ngày tết MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Cháu biết và xé dán hoa ngày tết có nhiều loại hoa có hình dáng, màu sắc, khác nhau. Củng cố kỹ năng xé dải, xé vụn và lượn cong, ướm hình, dán hình. Biết sắp xếp hài hoà về màu sắc cân đối tạo thành vườn hoa theo ý thích. Đặt tên cho tác phẩm. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi tạo dáng hoa và cách dán hoa theo ý tưởng của riêng trẻ. Giáo dục trẻ cẩn thận, kiên nhẫn, biết chia sẽ kinh nghiệm với bạn bè để hoàn thành sản phẩm. CHUẨN BỊ : Đồ dùng cho cô : Tranh nghệ thuật về các loại hoa : cháu xem trước giờ học. 2 tranh mẫu của cô: Tranh 1: Cành hoa mai Tranh 2: Chậu hoa Đào Tranh 3: Cành hoa dây ( hoa pháo ) Máy casseete – nhạc không lời. Chỗ dán sản phẩm. Đồ dùng cho trẻ: Giấy thủ công màu : xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, cam. Hồ, khăn lau, giấy lót, bút chì. NVL : kim sa, lá khô, hạt. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Bài 2: Hãy soạn một danh sách học sinh. III. ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU Định dạng tài liệu là các thao tác bài trí, sắp xếp nội dung tài liệu, liên quan đến đặt lề giấy (margin), khổ giấy (paper size), lề giấy.... 1. Thay đổi chiều văn bản và khổ giấy in - Vào File\Page Setup khi đó xuất hiện hộp thoại. - Chọn thẻ Paper Khổ giấy, thường là A4 - Chọn các thông số cần và chọn OK để xác nhận cho tài liệu hiện tại hoặc Defaut...để áp dụng cho cả các tài liệu mới sau này. Trong đó: Kích thước trang in chọn vào hai mục: + Width: Chiều rộng. + Height: Chiều cao. Mục Apply to có 3 khả năng: + This Section: Áp dụng cho văn bản hiện tại. + This Point Forward: Áp dụng cho vùng từ vị trí hiện tại. + Whole Document: Áp dụng cho toàn bộ tài liệu. 2. Đặt lề trang in Lề giấy gồm 4 lề trái, phải, trên, dưới được đo bằng khoảng cách từ các mép giấy đến vùng soạn thảo nội dung tài liệu. Chúng ta có thể đặt vài thông tin như số thứ tự trang, đầu trang và chân trang vào vùng không gian này. Thao tác thực hiện: - Vào File\Page Setup khi đó xuất hiện hộp thoại: - Chọn thẻ Margins. Đỉnh Đáy Phải Trái - Chọn các thông số cần và chọn OK để kết thúc. Lưu ý: 1. Khi muốn đóng gáy tài liệu ta gõ giá trị vào Gutter. 2. Để in hai mặt tại Multip Pages ta chọn Mirror margins. 3. Chèn, xoá dấu ngắt trang (Page Break) Dấu ngắt trang là một ký tự đặc biệt, không nhìn thấy được, đánh dấu điểm kết thúc một trang và bắt đầu sang trang mới. Bình thường, khi soạn thảo tài liệu đến dòng cuối cùng của mỗi trang MS-Word tự động chèn dấu ngắt trang và sang trang mới. Trong trường hợp muốn sang trang mới tại một vị trí bất kỳ ta cần chèn dấu ngắt trang như sau: (1) a. Chèn dấu ngắt trang: Khi ta soạn thảo thì khi hết một trang Word tự động sang trang mới. Muốn sang trang mới tại một vị trí bất kỳ ta thực hiện thao tác chèn dấu ngắt trang. Cách 1:- Đặt con trỏ vào vị trí cần sang trang mới. Vào Insert\Break... Chọn Page break vị trí (1) Cách 2:- Đặt con trỏ vào vị trí cần sang trang mới. Ấn Ctrl +Enter b. Xoá dấu ngắt trang Đưa văn bản hiển thị ở chế độ Normal View. Đặt con trỏ ở dòng chứa dấu ngắt trang và ấn Delete để xóa (không còn đường kẻ phân cách giữa các trang). 4. Tạo tiêu đề đầu trang (Header) và cuối trang (Footer) Tiêu đề đầu trang và tiêu đề cuối trang (header and footer) là những vùng nằm ở trên và dưới nội dung văn bản. Vùng này sẽ được sử dụng để chứa những thông tin như tên tài liệu, tên tác giả, số trang..... Thao tác thực hiện: Bước 1: Vào View\Header and Footer... Khi đó xuất hiện vùng trang đầu, trang cuối và thanh công cụ. Bước 2: Nhập nội dung đầu (cuối) trang dùng các nút trên thanh công cụ. Chèn số trang tự động đông Ngày tháng Thời gian Tổng số trang Chuyển đổi giứa Header và Footer Đóng Bước 3: Kích nút Close để về chế độ soạn thảo. Chú ý: Để kích hoạt chế độ chỉnh sửa tiêu đề ta nháy đúp chuột vào phần ghi tiêu đề. 5. Đánh số trang tự động cho tài liệu Bước 1: Vào menu Insert\Page Numbers khi đó xuất hiện hộp thoại: Vị trí Vị trí theo lề Bước 2: Nhắp vào mũi tên trong các mục để chọn các thông số phù hợp: - Trong Position chọn: Top of page (Header): đầu trang. Bottom of Page (Footer): Cuối trang. Trong Alignment chọn vị trí để số trang: Center: Giữa. Left: Bên trái. Right: Bên phải Bước 3: Nháy chuột vào Format xuất hiện hộp thoại: Tiếp theo trang của phần trước Kiểu đách số Chỉ số bắt đầu Bước 4: Chọn OK để xác nhận và Cancel để huỷ bỏ. Chú ý: Muốn bỏ việc đánh số trang ta làm như sau: Bấm đúp chuột vào số trang. Chọn số trang sao cho khung xung quanh nó có hình 8 ô vuông đen. Chọn phím Delete. ĐỐI TƯỢNG BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH I. BẢNG BIỂU Tạo một bảng mới Cách 1: - Đặt cọn trỏ tại vị trí cần chèn bảng. Vào Table\Insert Table xuất hiện hộp thoại: Số cột Số dòng Chọn các yếu tố (số cột, số dòng) và OK để kết thúc. Cách 2: - Bấm chuột vào biểu tượng Insert Table trên thanh công cụ chuẩn. - Rê chuột để chọn số dòng, cột. Các thao tác trên bảng Khi ta nhập dữ liệu cho một ô nó sẽ tự xuống dòng khi chiều rộng ô không đủ. Các thao tác di chuyển con trỏ: Tab: Đến ô kế tiếp Shift+Tab: Đến ô trước đó. Alt + Home: Đến ô đầu tiên của dòng. Alt + End: Đến ô cuối cùng của dòng. Alt + page Up: Đến ô đầu tiên của cột. Alt + page Down: Đến ô cuối cùng của cột. Ctrl +Tab: Viết thụt vào đầu dòng trong ô. 3. Chọn dòng, cột Chọn cột: Đưa con trỏ về phía trên cột, xuất hiện È bấm chuột, muốn chọn nhiều cột thì ta di chuột để chọn. Chọn dòng: Cách 1: Đưa chuột ra đầu dòng xuất hiện Ö kích chuột, muốn chọn nhiều dòng kéo chuột để chọn. Cách 2: Đặt chuột vào vị trí đầu bấm Shift + Phím mũi tên Chọn toàn bảng: Vào Table\Select Chọn ô: Đưa chuột vào lề trái bên dưới của ô khi con trỏ có dạng Þ thì bấm chuột, muốn chọn nhiều ô ta ấn di chuột để chọn. 4. Thêm và xoá cột/dòng Thêm dòng Thêm dòng ở cuối bảng. Cách 1: Đưa trỏ vào ô cuối ấn Tab. Cách 2: Đưa con trỏ ra phía ngoài ô cuối cùng của bảng và ấn ¿ (Enter) Thêm dòng vào vị trí bất kỳ. Đặt con trỏ tại dòng cần thêm. - Vào Table\Insert, ta có. Dòng mới thêm sẽ được chèn vào phía trên dòng chứa con trỏ nhập Dòng mới thêm sẽ được chèn vào phía dưới dòng chứa con trỏ nhập. - Chọn Rows Above hoặc Rows Below. Chú ý: Muốn chèn thêm nhiều dòng cùng một lúc, ta chọn số dòng tương ứng với số dòng cần thêm sau đó thực hiện như trên. b. Thêm cột Đặt con trỏ tại cột cần thêm. - Vào Table\Insert, ta có. Cột mới thêm sẽ được chèn vào bên trái cột chứa con trỏ nhập Cột mới thêm sẽ được chèn vào bên phải cột chứa con trỏ nhập. - Chọn Column to the left hoặc Column to the right. Chú ý: Muốn chèn thêm nhiều cột cùng một lúc, ta chọn số cột tương ứng với số cột cần thêm sau đó thực hiện như trên. c. Xoá cột, dòng Cách 1: Đặt con trỏ tại dòng/cột cần xoá (hoặc chọn các dòng/cột cần xoá) Vào Table\Delete\ Rows (columns) Cách 2: - Chọn dòng (cột) muốn xoá. - Bấm vào biểu tượng cut d. Chèn thêm, xoá ô Chèn thêm một ô. Chọn ô. Vào Table\Insert Cell... khi đó xuất hiện hộp thoại. Chèn cả dòng Chèn cả cột Chèn vào bên phải ô được chọn Chèn một dòng vào bên dưới ô được chọn - Chọn OK hoặc ấn ¿ Xoá ô. Chọn ô muốn xoá. Vào Table\Delete Cell... Xuất hiện hộp thoại: Xoá cả dòng chứa ô Xoá ô và dịch ô trong cột lên trên Xoá ô và dịch ô trong hàng sang trái Xoá cả dòng chứa ô Lựa chọn theo trường hợp cần sử dụng và chọn OK. Lưu ý: Chúng ta không nên xóa ô vì nó sẽ làm vỡ cấu trúc của bảng 5. Thay đổi chiều rộng của cột và chiều cao hàng a. Thay đổi chiều rộng của cột Cách 1: Đưa con trỏ đến biên phải của cột, khi có dạng thì kéo-thả để điều chỉnh độ rộng, hẹp. Cách 2: Di chuyển con trỏ chuột lên thước ngang đến các nút lề, khi con chỏ chuột chuyển sang dạng thì kéo-thả để điều chỉnh độ rộng, hẹp. b. Thay đổi chiều cao của dòng Đưa con trỏ đến biên dưới của hàng, khi có dạng thì kéo-thả để điều chỉnh độ rộng, hẹp. c. Gộp và tách ô (Merge and Split) Trong quá trình soạn thảo văn bản chúng ta có thể nhập nhiều ô thành một ô duy nhất, hoặc tách một ô thành nhiều ô khác nhau, thao tác: Gộp các ô lại thành một ô duy nhất. Chọn các ô cần gộp. Vào Table\Merge Cells hoặc nhắp vào biểu tượng Tách một ô thành nhiều ô. Chọn ô cần tách. Vào Table\Split Cells hoặc nhắp vào biểu tượng xuất hiện: Số cột Số dòng - Nhập vào số dòng, cột cần tách, nhấn chọn OK. d. Định dạng, di chuyển, sao chép dữ liệu trong bảng thực hiện tương tự như đối với văn bản. 6. Sử dụng thanh công cụ Tables and Borders Thanh công cụ Tables and Borders cho phép chúng ta thực hiện được hầu hết các thao tác liên quan đến bảng biểu. - Lấy thanh công cụ Tables and Borders: Cách 1: Bấm chuột phải vào thanh menu ngang, chọn Tables and Borders Cách 2: Nhấn vào nút trên thanh công cụ chuẩn. - Chức năng của các nút trên thanh Tables and Borders: Tẩy bỏ đường thẳng Nút vẽ, dùng để chia ô, tách ô Kiểu đường thẳng Độ đậm đường thẳng Định dạng màu cho đường thẳng kẻ khung cho các ô Mầu nển trong ô Chèn thêm bảng mới lên tài liệu Gộp các ô thành một ô Chia một ô thành nhiều ô nhỏ Định dạng lề văn bản trong ô Kích hoạt tính năng tự đông định dạng Định dạng hướng văn bản trong ô 7. Sắp xếp các dữ liệu trên bảng Dữ liệu trong bảng có một trong 3 dạng sau: - Text: Văn bản. Number: Kiểu số. Date: Kiểu ngày tháng. Các bước sắp xếp: - Chọn các hàng, cột cần sắp xếp. Vào Table\Sort xuất hiện hộp thoại: Tăng dần Giảm dần Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Sort by: Chọn các tiêu chí sắp xếp (cột làm căn cứ sắp xếp). Type: Chọn kiểu dữ liệu sắp xếp (ứng với từng tiêu chí). Chọn thứ tự sắp xếp: Ascending: Tăng dần Descending: Giảm dần Chọn OK để kết thúc. 8. Tính toán trong bảng Đặt con trỏ tại ô cần lấy kết quả. Vào Table\Formula xuất hiện hộp thoại: Gõ vào đây: SUM(ABOVE): Tổng cho các ô phía trên con trỏ. SUM(LEFT): Tổng cho các ô bên trái con trỏ. SUM(RIGHT): Tổng cho các ô bên phải con trỏ. Kiểu số cần tính toán Chú ý: - Sau khi tính được kết quả của một hàng hay cột muốn tính cho các hàng (cột) khác ta đặt con trỏ vào đó và ấn F4 - Để lựa chọn các hàm có sẵn ta chọn trong mục Paste function 9. Các thao tác khác a. Thay đổi hướng văn bản trong ô Thao tác: - Chọn các ô cần chỉnh hướng văn bản Vào Format\Text Direction xuất hiện hộp thoại Chọn hướng văn bản được minh hoạ trong vùng Orientation và chọn OK b. Căn chỉnh văn bản trong bảng biểu Văn bản nằm trong bảng biểu có 4 lề và phụ thuộc vào 4 đường biên bao quanh ô chứa văn bản (trên, dưới, trái, phải). Thao tác căn chỉnh. Chọn các ô cần căn chỉnh lề. Nhắp chuột phải vào vùng được chọn, chọn Cell Alignment chọn kiểu căn chỉnh tương ứng trong hộp: Lưu ý: Chúng ta có thể sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ Tables and Borders c. Thay đổi kiểu đường viền bảng biểu Có thể áp dụng nhiều hiệu ứng cho đường viền ô và bảng, ví dụ: sử dụng đường viền đậm bao quanh bảng, đường viền mảnh, không có đường viền... Thao tác: Nếu áp dụng thay đổi cho toàn bảng, nhấn chuột vào vị trí bất kỳ thuộc bảng. Nếu chỉ áp dụng cho một vài ô ta đánh dấu chọn các ô đó. Cách 1: Vào Format chọn Border and Shading nhấn vào thẻ Border. Khi đó ta có bảng sau: Không có đường kẻ Kiểu đường kẻ Kích thước đường kẻ Chọn các hiệu ứng phù hợp và chọn Apply to xem hiệu ứng được áp dụng cho toàn bảng (Table) hay chỉ áp dụng cho vài ô (Cell). Nhấn OK để kết thúc. Cách 2: Nhấp vào nút trên thanh công cụ và chọn hiệu ứng phù hợp tại d. Tô màu nền cho các ô trong bảng Nếu áp dụng thay đổi cho toàn bảng, nhấn chuột vào vị trí bất kỳ thuộc bảng. Nếu chỉ áp dụng cho một vài ô ta chọn các ô đó. Vào Format chọn Border and Shading, nhấn chọn thẻ Shading ta có hộp thoại: Chọn màu nền cho bảng ở mục Fill THỰC HÀNH Bài 1: Tạo bảng sau: KẾT QUẢ THI LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG STT HỌ VÀ TÊN GIỚI QUÊ QUÁN ĐIỂM 1 Phan Thế Anh Nam Hà Nội 10 2 Vũ Ngọc Hương Trà Nữ Hải Dương 9 3 Tô Tuấn Anh Nam Hà Tây 10 4 Cao Thanh Tùng Nam Thái Bình 10 5 Nguyễn Phú Đức Nam Bắc Ninh 8 Hà nội, ngày 15 tháng 2 năm 2005 GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM Nguyễn Văn Hạnh Yêu cầu: Cột STT nhập tự động. Sắp xếp bảng theo điểm tăng dần, giảm dần. Chèn thêm ba thí sinh vào sau Tô Tuấn Anh, đánh số thứ tự lại. Chèn thêm cột Ngày tháng năm sinh vào trước cột giới tính và điền dữ liệu vào đó. Bài 2: Hãy tạo bảng sau: SƠ ĐỒ PHÒNG THI Phòng 5 Phòng 6 Cầu Thang Phòng 7 Phòng 1 Phòng 2 Tầng 3 Phòng 3 Phòng 4 Khu vực làm việc của Hội đồng thi (không phận sự, miễn vào) Tầng 2 Cứu hoả Kho Tầng 1 Khu vực dành cho bộ phận kỹ thuật (không phận sự, miễn vào) Bài 3: Tạo bảng sau: TT Họ và tên Ngày sinh Điểm kiểm tra Điểm HK TB HK Miệng 15 phút 1 tiết 1 Trần Thị Thoa 12/05/1978 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6,0 2 Vũ Thế Hoà 05/07/1979 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4,0 3 Hà Thị Lan 07/11/1977 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7,0 4 Trần Thị Cúc 21/08/1979 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9,0 5 Vũ Văn Anh 11/12/1977 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2,0 Yêu cầu: Cột TT dùng nhập tự động Sắp xếp theo chiều tăng dần của TBHK. Thực hiện các thao tác: Thêm dòng, cột. Bớt dòng, cột. Bài 4: Tạo bảng như sau: BÁO CÁO SẢN LƯỢNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM Tên sản phẩm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng Quạt bàn 250 220 300 250 310 300 Quạt đứng 190 200 250 220 240 240 Quạt trần 220 250 250 250 320 260 Biến áp 320 300 310 300 250 350 Nắn dòng 250 240 220 260 320 300 Chấn lưu 620 500 550 500 250 520 Bơm hút 180 260 300 250 150 200 Cộng Yêu cầu: Thực hiện thao tác thêm dòng, cột, bớt dòng cột. Tính Cộng và tổng của các ô còn trống (chỉ thực hiện một ô sau đó sao chép lại bằng cách sử dụng phím F4). Sắp xếp theo chiều tăng dần của tổng, giảm dần của tháng 6. Thực hiện các thao tác thêm hàng (cột) bớt hàng (cột) Bài 5: Tạo bảng như sau: A B C E D F G 1 BẢNG HỌC BỔNG Xếp loại 01 02 03 04 2 Học bổng 100,000 70,000 50,000 30,000 3 4 BẢNG TRỢ CẤP Mã TC A B C 5 Tỉ lệ 50% 100% 0% Bài 6: Tạo bảng như sau: A B C E D F G 1 BẢNG HỌC BỔNG BẢNG TRỢ CẤP 2 Xếp loại Học bổng Mã TC Tỉ lệ % 3 01 A 50% 4 01 B 100% 5 03 C 0% 6 04 Chú ý 7 8 DANH SÁCH NHẬN HỌC BỔNG 9 10 TT Họ tên Xếp loại Học bổng Mã TC Trợ cấp Tổng cộng 11 Trường 02 70.000 A 70.000 12 Kỳ 01 B 13 Kháng 02 C 14 Chiến 04 100.000 B 15 Nhất 01 120.000 C 16 Định 03 B 17 Thắng 04 70.000 A 18 Lợi 02 A II. HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình ảnh, hình vẽ, biểu đồ chúng ta gọi chung là đối tượng đồ họa. Khi một đối tượng đồ họa được chèn vào văn bản thì thùy theo mặc định của từng máy tính nó có thể được coi là đối tượng khác được dán vào (khi bấm vào nó xung quanh có viền 8 ô tròn), hoặc có thể được coi là ký tự (khi bấm vào nó xung quanh có viền 8 vuông đen). 1. Thêm hình ảnh vào văn bản Có rất nhiều hình ảnh được Word lưu trữ trong thư viện hình ảnh gọi là Clip Art... Thao tác để thêm hình ảnh vào văn bản. Bước 1: Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn Bước 2: Vào Insert\Picture\Clip Art... hoặc nhắp vào biểu tương trên thanh Drawing, khi đó màn hình soạn thảo xuất hiện thêm vùng bên phải (một cửa sổ), nhấn vào Go (hoặc Search) để tìm, kết quả là ta sẽ có các hình ảnh có sẵn trong thư viện ảnh. Bước 3: Bấm đúp vào ảnh cần chèn hoặc nhắp chuột phải vào ảnh cần chèn chọn Insert 2. Chèn chữ nghệ thuật WordArt a. Thao tác Bước 1: Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn Bước 2: Vào Insert\ Picture\WordArt hoặc chọn biểu tượng WordArt trên thanh công cụ, khi đó xuất hiện hộp thoại: Bước 3: Kích chuột vào kiều chữ cần chọn và chọn OK khi đó xuất hiện màn hình WordArt cùng thanh công cụ, chọn các thông số phù hợp: Chọn Font chữ Chọn cữ chữ Vùng nhập dữ liệu Bước 4: Nhấn OK để kết thúc. b. Thay đổi thuộc tính Thuộc tính của đối tượng là màu sắc, kiểu dáng..., thao tác: Nhấn chuột vào đối tượng cần thay đổi (khi đó đối tượng sẽ có một viền bao quanh) Thanh công cụ WordArt xuất hiện với các nút lệnh có ý nghĩa như sau: Chèn thêm đối tượng Thay đổi nội dung Chọn lại chữ nghệ thuật Thay đổi màu sắc Thay đổi chữ ngang thành chữ viết theo chiều dọc Vị trí tương đối của chữ nghệ thuật và văn bản 3. Sử dụng công cụ đồ họa Ta có thể sử dụng công cụ đồ hoạ để thêm các hình học có sẵn vào tài liệu. Chúng ta chỉ có thể chèn hình ảnh vào văn bản khi văn bản đang hiển thị ở chế độ Print layout. Hiển thị thanh công cụ Drawing bằng cách vào View\Tools\ chọn Drawing, khi đó thanh Drawing được hiển thị nằm ở phía dưới vùng soạn thảo: Hộp Text box Cách vẽ chung: Bấm chuột vào biểu tượng cần vẽ khi đó trên vùng soạn thảo xuất hiện: Nhấn vào nút Esc thì con trỏ có dạng + Di chuột để vẽ. Chú ý: - Muốn vẽ hình tròn ta dùng biểu tượng của hình Ellip nhưng trong lúc rê chuột ta phải đồng thời ấn phím shift - Muốn vẽ một hình có thể viết chữ bên trong (Trừ Text Box) ta làm như sau: Nhấn chuột phải lên hình đã vẽ chọn Add text 4. Thêm biểu đồ vào văn bản a. Thêm biểu đồ Đặt con trỏ vào nơi muốn chèn thêm biểu đồ. Vào Insert\Picture\Chart xuất hiện biểu đồ cùng cửa sổ biểu diễn dữ liệu: Trong cửa sổ biểu diễn dữ liệu: + Xoá dữ liệu cũ, nhập dữ liệu mới. + Nhập dòng tiêu đề cột dữ liệu. + Nhắp chuột ra vùng ngoài của biểu đồ để kết thúc. b. Thay đổi thuộc tính của biểu đồ Nhắp đúp chuột vào biểu đồ thì cửa sổ biểu diễn dữ liệu và thanh công cụ Chart hiện ra, ta sử dụng các nút trên thanh công cụ. Thay đổi hình dạng Mầu sắc biểu đồ 5. Định dạng màu, nét vẽ, tô nền - Đối tượng hình học: Nhắp đúp chuột hoặc ấn chuột phải vào nó chọn Format AutoShape Đối tượng chữ nghệ thuật: Ấn chuột phải chọn Format WordArt hoặc chọn biểu tượng trên thanh WordArt Đối tượng biểu đồ: Nhấn chuột phải vào biểu đồ chọn Format Object, xuất hiện hộp thoại: Mầu nền Mầu đường kẻ 6. Định dạng vị trí của đối tượng đồ họa trong văn bản Đối tượng đồ họa được đưa vào tài liệu làm cho tài liệu thêm sinh động. Có thể đặt hình bên trái, bên phải, hình ảnh ở giữa văn bản hoặc hình ảnh được văn bản bao quanh... Thao tác như sau: - Nhấn chuột phải vào đối tượng chọn Format..Layout hoặc vào Format chọn Picture...khi đó xuất hiện hộp thoại, nhấn chọn thẻ Layout Hình ảnh nằm cùng dòng với văn bản Văn bản bao quanh hình ảnh theo hình vuông Văn bản bao quanh hình ảnh theo hình dạng của ảnh ảnh trở thành nền của văn bản Ảnh nổi lên trên nền văn bản 7. Di chuyển, sao chép, cắt, xoá đối tượng đồ họa thực hiện như với văn bản 8. Thay đổi kích thước đối tượng đồ họa Chọn hình cần thay đổi (khi đó đối tượng sẽ có viền là các ô hình vuông hoặc tròn bao quanh). Nhắp chuột vào một trong các ô đó kéo, ra hoặc vào để thay đổi kích thước của đối tượng. Chú ý: Muốn thay đổi kích thước của hình ảnh theo một kích thước xác định ta nhấn chuột phải vào đối tượng chọn Format.\Size khi đó xuất hiện hộp thoại: Chiều rộng Chiều cao Co dãn hai chiều với cùng tỉ lệ 9. Sử dụng công thức toán học Word cho phép chúng ta chèn những công thức toán học bằng cách sử dụng công cụ toán học, biểu tượng của nó là nếu trên máy chưa có công thức này thì bạn phải đưa biểu tượng này lên thanh công cụ (xem phần thêm các nút lên thanh công cụ). Để gõ công thức toán học ta bấm vào biểu tượng khi đó sẽ xuất hiện cửa sổ để ta gõ công thức và một thanh công cụ, gõ xong bấm chuột ra vùng soạn thảo để kết thúc. Khi cần sửa công thức toán học ta bấm đúp vào nó và tiến hành sửa chữa. THỰC HÀNH Bài 1: Soạn thảo theo mẫu Chủ đề : TẾT Đề tài : Xé dán hoa ngày tết ( ĐT ) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Cháu biết và xé dán hoa ngày tết có nhiều loại hoa có hình dáng, màu sắc, khác nhau. - Củng cố kỹ năng xé dải, xé vụn và lượn cong, ướm hình, dán hình. - Biết sắp xếp hài hoà về màu sắc cân đối tạo thành vườn hoa theo ý thích. Đặt tên cho tác phẩm. - Khuyến khích trẻ sáng tạo khi tạo dáng hoa và cách dán hoa theo ý tưởng của riêng trẻ. - Giáo dục trẻ cẩn thận, kiên nhẫn, biết chia sẽ kinh nghiệm với bạn bè để hoàn thành sản phẩm. II/ CHUẨN BỊ : Đồ dùng cho cô : Tranh nghệ thuật về các loại hoa : cháu xem trước giờ học. 2 tranh mẫu của cô: Tranh 1: Cành hoa mai Tranh 2: Chậu hoa Đào Tranh 3: Cành hoa dây ( hoa pháo ) Máy casseete – nhạc không lời. Chỗ dán sản phẩm. Đồ dùng cho trẻ : Giấy thủ công màu : xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, cam. Hồ, khăn lau, giấy lót, bút chì. NVL : kim sa, lá khô, hạt. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ - Hoạt động 1 : Đọc thơ “ Hoa kết trái” - Cô mời cháu đọc thơ cùng cô. - Trẻ đọc thơ cùng cô & múa minh họa động tác. - Bài thơ chúng ta vừa đọc có những loại hoa gì ? Màu sắc hoa ra sao ? -Trẻ trả lời theo trí nhớ: Hoa cà tím, hoa lưu đỏ chói, hoa mận trắng tinh. - Bài thơ như một vườn hoa đầy màu sắc thật đẹp, như lôi cuốn những đàn ong, đàn bướm và cả các bạn nhỏ nữa cùng đến vui chơi và ngắm nhìn hoa phải không các con ? - Hoạt động 2 : Quan sát tranh gợi ý. - Hôm quà các bạn lớp lá 1 vừa xong bức tranh này, cô và các con cùng xem và nhận xét nhé ! - Tranh 1 và 2 : Tranh hoa đào – hoa mai. + Các con thấy hoa mai có hình dạng như thế nào? - Uốn lượn mềm mại và mọc thành từng chùm. + Cánh hoa được làm từ cách nào ? - Từ cách xé dán giấy. + Con có nhận xét gì về những cánh hoa ? - Đều có dạng cánh tròn + Ai có nhận xét gì về hoa đào? Tại sao con nghĩ ra điều đó? - Con nhận thấy hoa đào nhỏ hơn hoa mai. + Vì sao con nghĩ hoa đào phải xé nhọn cánh ? - Trẻ trả lời theo suy nghĩ. - Tranh 3: Tranh hoa dây + Có bạn nào biết hoa dây gọi là hoa gì? - Trẻ trả lời theo hiểu biết + Tại sao gọi là hoa dây? nếu trẻ chưa trẻ lời được cô gởi hỏi tiếp : Bài 2: Vẽ hình như sau: Khối xử lý trung tâm CPU CONTROL UNIT Khối điều khiển ALU Khối tính toán Các thanh ghi Các thiết bị NHẬP (bàn phím, chuột) Các thiết bị XUẤT (màn hình, máy in) Bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, Đĩa mềm, Băng từ,...) Main Memory ROM + RAM Bộ nhớ trong ĐÀO TẠO GV LIÊN THÔNG GIAI ĐOẠN CƠ SỞ CƠ SỞ A MS-DOS NC WINDOWS TOÁN RỜI RẠC GIAI ĐOẠN CHUYÊN NGÀNH Phần đồ thị Bài 3: Vẽ biểu đồ sau: THU NHẬP Tháng 10 Triệu đồng 50 30 10 1 2 3 4 Bài 4: Vẽ hình sau: A B C D A’ B’ C’ D’ XIN CHÀO CÁC BẠN A a O f(a) f(b) b B x y Bài 5: Vẽ đồ thị sau: Bài 6: Vẽ mạch điện như sau: R1 R2 x2 x2 x2 Bài 7: Dùng Microsoft Graph 2000 chart để vẽ biểu đồ với dữ liệu như sau: Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Nhóm 1 500 550 600 Nhóm 2 450 600 500 Nhóm 3 600 550 500 Bài 8: Gõ các công thức sau: Giải phương trình: 2.Tìm giá trị biểu thức: . 3 Tìm giá trị a). b). (với nN) 4.Tính gần đúng giá trị biểu thức (chính xác đến 7 chữ số thập phân). A= 5.Giải hệ phương trình : 6.Tính: 7.Chứng minh rằng: 8. Tìm x biết: 9. Tìm giới hạn: 10.Chứng minh hệ thức: (Với nN) 11. Giải hệ phương trình sau: 12. Biện luận giải phương trình bậc hai: Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm x1,2= nếu D>0, có nghiệm kép x =-b/(2a) nếu D = 0, vô nghiệm khi D<0. Tính các tích phân I = Và J = Xét hệ đại số tuyến tính: x = 13. Tính tích phân sau: Với Dlà hình chữ nhật Ta có: Việc tính tích phân hai lớp đưa về việc tính tích phân một lớp liên tiếp. Thí dụ với D Ta có dx MỘT SỐ TIỆN ÍCH KHÁC CỦA WORD VÀ IN ẤN VĂN BẢN I. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRONG WORD 1. Công cụ kiểm tra chính tả, sửa lỗi ngữ pháp tiếng anh Chỉ dùng để kiểm tra chính tả tiếng Anh không thể kiểm tra chính tả tiếng việt do đó trong quá trình soạn thảo nếu dưới dòng chữ có gạch chân đỏ, xanh thì ta phải tắt chế độ này đi bằng cách: Cách 1: - Vào Tools\Options xuất hiện hộp thoại chon Spelling & Grammar xuất hiện hộp thoại: Bật tắt công cụ kiểm tra chính tả Bật tắt công cụ kiểm tra lỗi văn phạm Chọn Check spelling as you type nếu bật công cụ kiểm tra chính tả, và Check grammar as you type nếu bật công cụ kiểm tra lỗi văn phạm. Nhấn OK. Cách 2: Nhắp vào biểu tượng trên thanh trạng thái chọn dòng Ẩn/ hiện lỗi chính tả Ẩn/ hiện lỗi ngữ pháp 2. Tìm kiếm và thay thế a. Tìm kiếm (Find) Khi muốn tiến hành tìm kiếm một từ hoặc cụm từ nào đó trong văn bản thì ta thực hiện như sau: Vào Menu Edit\Find hoặc gõ Ctrl+ F khi đó xuất hiện hộp thoại: Gõ cụm từ cần tìm Hướng tìm kiếm Chọn Find Next để tìm. Những từ tìm thấy sẽ được đánh dấu (bôi đen). Chọn Find Next để tiếp tục hoặc Cancel để kết thúc. b. Thay thế Khi muốn thay thế một từ hoặc cụm từ nào đó trong văn bản bằng một từ hoặc cụm từ khác, ta thực hiện theo các thao tác sau: Vào menu Edit\Replace hoặc gõ Ctrl+ H khi đó xuất hiện hộp thoại: Nội dung văn bản muốn tìm Cụm từ cần thay thế Thay thế tuần tự Thay thế tất cả Chọn Find Next để tìm kiếm. Chọn Replace để thay thế tuần tự. Chọn Replace All thay thế tất cả. Chọn Cancel để ngừng không thay thế. II. ĐỊNH NGHĨA MỘT CỤM TỪ 1. Định nghĩa bằng Auto Text Khi soạn thảo văn bản nhiều khi ta thường xuyên gõ đi gõ lại nhiều lần một từ hoặc một cụm từ. Để cho việc soạn thảo hiệu quả chúng ta có thể định nghĩa từ (cụm từ) đó bằng một phím tắt, khi cần sử dụng ta chỉ việc gõ phím tắt đó ra. Thao tác thực hiện: Chọn cụm từ cần gõ tắt. Vào Insert\ Auto Text\New hoặc (Alt+ F3) ta có hộp thoại: Gõ cụm từ được thay thế Chọn OK Từ đó ta chỉ việc gõ cụm từ gõ tắt và ấn F3 thì từ (cụm từ) trên xuất hiện. Ví dụ: Sau khi gõ xong dòng văn bản: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do- Hạnh phúc Muốn định nghĩa chúng bằng hai ký tự ch ta làm như sau: - Chọn khối văn bản trên. - Vào Insert\ Auto Text\New hoặc (Alt+ F3) ta có hộp thoại (như trên): Gõ cụm từ thay thế là ch và chọn OK. Khi đó muốn gõ 2 dòng trên ta chỉ việc gõ ch và ấn phím F3. Chú ý: Nếu chọn OK mà xuất hiện hộp thoại sau, nghĩa là cụm từ thay thế đã sử dụng để thay thế cho một cụm từ nào rồi khi đó ta chọn Yes để đồng ý thay đổi: 2. Định nghĩa bằng AutoCorrect Chọn cụm từ cần gõ tắt. Vào Tools\ AutoCorrect xuất hiện hộp thoại ta làm theo chỉ dẫn hình: (1) Gõ cụm từ được thay (2) Chọn (3) Chọn để kết thúc Từ đó ta chỉ việc gõ cụm từ gõ tắt và ấn phím cách thì cụm từ trên xuất hiện. Chú ý:- Muốn huỷ cụm từ cần gõ tắt ta làm xuất hiện hộp thoại trên tìm đến cụm từ cần gõ tắt và chọn Delete. Khi soạn thảo văn bản chúng ta thường gặp một số lỗi Ví dụ gõ Thì → kết quả hiển thị là ThÌ hoặc gõ Nếu → kết quả hiển thị là Nìu khi đó chúng ta sẽ xử lý như sau: Vào Tools\AutoCorrect xuất hiện hộp thoại, bỏ dấu Ö ở dòng Replace text as you type III. TRỘN VĂN BẢN Ta có một mẫu giấy mời dự tổng kết với các thông tin về đại biểu là Họ và tên, tên cơ quan, chức vụ, số điện thoại... nếu điền cho 100 đại biểu thì rất lâu. Với kỹ thuật trộn thư ta có thể làm việc trên trong vòng một phút. Để trộn được thư trước tiên ta phải chuẩn bị 2 tệp: - Tệp tin chính: Chứa nội dung văn bản muốn ghi. - Tập tin dữ liệu: Danh sách đại biểu cụ thể. Bước 1: Tạo một danh sách các vị đại biểu bao gồm các mục: Hovaten; Coquan; Diênthoai; Chucvu (Các chữ không có dấu và phải viết liền nhau). Sau đó đặt tên tập tin trên là Danh sach Bước 2: Tạo một mẫu giấy mời. Sau đó đặt tên là Giay moi. Tiến hành trộn thư theo các bước sau : Bước 1: Mở tập tin Giay moi ra, vào Tools\ Mai Merge... Bước 2: Nhấn chuột vào nút tam giác có đỉnh nhọn quay xuống của mục Create một thực đơn nhỏ xổ xuống, chọn Form Letters (Hình vẽ) Kích chuột vào đây Hộp thoại khác hiện ra chọn Active Window. Bước 3: Nhấn chuột vào Get Data\ Open Data Source. Tìm vào tập tin Danh sach, chọn Open. Nháy vào Edit main Document khi đó trên màn hình xuất hiện thanh công cụ mới Hiển thị nội dung Bản ghi sau Quay lại bản ghi trước Bước 4: Đặt con trỏ vào mục: Trân trọng kích mời: trong tệp Giay moi. Nhấn chuột vào Insert Merge File, bạn nháy vào mục Hovaten để trèn Họ và tên của khách mời vào giấy mời. Làm theo bước 4 với các mục: Chucvu, Coquan, Dienthoai Bước 5: Sau khi làm xong các bước trên nếu giấy mời chưa hiện ra tiếng việt ta nhấn vào nút hiển thị nội dung trên thanh công cụ và sử dụng các nút trên thanh công cụ để hiện thị ra từng bản ghi. Chú ý: Sau khi đã thực hiện xong muốn in thông tin của từng đại biểu ta chỉ việc sử dụng các nút trên thanh công cụ. IV. IN ẤN TÀI LIỆU 1. Xem tài liệu trước khi in Thao tác: Bấm vào biểu tương Print Preview trên thanh công cụ hoặc vào File\Print Preview. Khi đó ta có tài liệu trong chế độ xem trước khi in và một thanh công cụ. Xem văn bản bằng nhiều trang. Phần trăm trang Thoát khỏi chế độ Preview Gủi lệnh in đến máy in Phóng to, thu nhỏ Xem một trang Bật tắt thước Xem toàn màn hình Lưu ý: Muốn sửa chữa tài liệu trong chế độ xem trước khi in ta bấm vào biểu tượng sau đó đặt con trỏ vào vùng văn bản và sửa. 2. In ấn tài liệu Cách 1: Nháy vào biểu tượng print khi đó toàn bộ nội dung của văn bản sẽ được in ra thành một bản. Muốn in một số trang của tài liệu, hoặc in tài liệu thành nhiều bản ta làm theo cách sau: Cách 2: Vào File\Print hoặc ấn Ctrl+ P xuất hiện hộp thoại: Chọn máy in Số bản cần in Số trang cần in trên một tờ Kiểu giấy In từ trang đến trang. In trang hiện hành In tất cả - Chọn các thông số theo yêu cầu và nhấn OK để kết thúc. PHỤ LỤC CÁC TỔ HỢP PHÍM NÓNG THÔNG DỤNG TRONG WORD I/ ĐỊNH DẠNG ĐOẠN 1. Khoảng cách dòng đơn Ctrl+1 2. Khoảng cách dòng đôi Ctrl+2 3. Khoảng cách dòng dưỡi Ctrl +5 4. canh lề trái Ctrl +L 5. Canh lề phải Ctrl +R 6. Canh lề giữa Ctrl +E 7. Canh đều hai bên Ctrl +J 8. Huỷ bỏ kiểu định dạng đoạn Ctrl +Q II/ ĐỊNH DẠNG PHÔNG CHỮ. 9. Thay đổi phông chữ Ctrl +Shift+F 10. Tăng cỡ chữ lên 1 point Ctrl +] 11. Giảm cỡ chữ lên 1 point Ctrl +[ 12. Bật/ tắt chế độ in đậm Ctrl +B 13. Bật / tắt chế độ in nghiêng Ctrl +I 14. Bật / tắt chế độ gạch nét dưới (nét đơn) Ctrl +U 15. Chuyển đổi gõ chỉ số dưới Ctrl + “=” 16. Chuyển đổi gõ chỉ số trên Ctrl + Shift + “=” III. MỞ RỘNG VÙNG CHỌN 17. Chọn qua phải một ký tự Shift + ® 18. Chọn qua trái một ký tự Shift + ¬ 19. Chọn lên trên một dòng Shift + ­ 20. Chọn xuống dưới một dòng Shift + ¯ 21. Chọn (bôi đen) đến cuối tài liệu Ctrl + Shift + End 22. Chọn (bôi đen) đến đầu tài liệu Ctrl + Shift + Home 23. Chọn (bôi đen) toàn bộ tài liệu Ctrl + A IV. SAO CHÉP DI CHUYỂN CHỮ, HÌNH ẢNH 24. Cắt khối được chọn vào Clipboard Ctrl + X 25. Sao chép chữ, hình ảnh đã được chọn Ctrl + C 26. Dán chữ, hình ảnh Ctrl + V V. DI CHUYỂN TRONG BẢNG 27. Đến ô kế tiếp trong hàng Tab 28. Đến trước đó trong hàng Shift + Tab 29. Ô đầu tiên của hàng Alt + Home 30. Ô cuối cùng của hàng Alt + End 31. Mở tài liệu mới Ctrl + N 32. Mở tài liệu đã có Ctrl + O 33. Ghi tài liệu vào đĩa Ctrl + S 34. In tài liệu Ctrl + P 35. Đóng tài liệu Ctrl + W 36. Ngắt trang Ctrl + ¿ 37. Bật nút Start trong Windows Ctrl + ESC 38. Chuyển đổi chế độ gõ tiếng Việt Alt + Z 39. Thoát khỏi chương trình Alt + F4 40. Phóng to/ thu nhỏ cửa sổ F10 41. Lên đầu tệp tin Ctrl + Home 42. Xuống cuối tệp tin Ctrl + End

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_3_word_767.doc
Tài liệu liên quan