Bài giảng Phân loại thực vật - Trương thị thảo

Qua phân tích các mẫu đại diện, nhớ đƣợc tính chất các họ cây. Nắm đƣợc hai xu hƣớng tiến hóa của hoa trong phân lớp Hành: biến đổi thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió mà đỉnh cao là các bộ Lan và Lúa. Nắm đƣợc những nét đặc trƣng nhất của phân lớp Cau (cả về cơ quan sinh dƣỡng lẫn cơ quan sinh sản) làm thành một dòng tiến hóa riêng trong lớp Một lá mầm. Bổ sung những dẫn liệu về sự thụ phấn chéo (giao phấn), đặc biệt là sự thụ phấn nhờ sâu bọ khá độc đáo trong các họ phân tích, phục vụ bài giảng có liên quan trong chƣơng trình Sinh học 6

pdf91 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân loại thực vật - Trương thị thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Do địa hình kéo dài nên khí hậu giữa hai miền Nam và Bắc có nét khác nhau khí hậu miền Nam tƣơng đối điều hòa hơn miền Bắc, miền Bắc chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa phức tạp kiến cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè rất lớn. Lƣợng mƣa nhiều, độ ẩm cao nên thảm thực vật nƣớc ta rất nƣớc ta rất phong phú tuy thành phần có khác nhau ở mỗi vùng , tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. 5.1.3. Các yếu tố đất đai Các yếu tố đát đai ở Việt Nam có nhiều kiều khác nhau. Đất đỏ hóa đá ong gặp nhiều ở vùng có độ cao trung bình, tại đây có rừng rậm hoặc rừng thƣa che phủ. 53 Đất đá vôi phong hóa màu đỏ hung tại những nơi có đá vôi, có thảm thực vật ƣa vôi. Đất pốt dôn đỏ, vàng, nâu hoặc xám đen trên núi cao, ở nơi đây thƣờng có rừng hỗn giao hoặc rừng lá kim. Đất thịt, đất phù sa ở vùng thấp, đất cát di động ven biển. Đất ngập mặn do thủy triều, trên đó có các cây nƣớc mặn sinh sống. 5.1.4. Các nhân tố lịch sử hệ thực vật Theo Thái Văn Trừng (1970), do các điều kiện tự nhiên thích hợp, ở Việt Nam có 3 luồng di cƣ lớn, đƣa các yếu tố ngoại lai thuộc các khu hệ thực vật lân cận xâm nhập vào. Luồng thứ nhất, từ phía Nam lên, gồm các yếu tố vùng Inđônêxia -Malaixia, trong đó quả 2 cánh (Dipterocarpaceae) Luồng thứ hai, từ tây bắc xuống, gồm các yếu tố ôn đới vùng Vân Nam-Quý Châu và chân dãy Hymalaya, trong đó các loài cây lá kim của ngành Hạt Trần, và các loài cây rụng lá mùa đông. Luông thứ ba, từ phía Tây và Tây Nam, gồm các yếu tố vùng Inddoneexxia- Malaixia tồn tại chủ yếu trên các vùng khô hạn của Ấn Độ, Myanma, trong đó họ Bàng (Combretaceae) là tiêu biểu. 5.2. Đặc điểm hệ thực vật Việt Nam 5.2.1. Thành phần phức tạp và phong phú Dựa trên những tài liệu từ trƣớc đến nay, theo các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, thì ở Việt Nam hiện biết khoảng trên 10000 loài thực vật bậc cao, con số này còn xê dịch nhiêu so với dự đoán của các nhà thực vật học, vì càng ngày càng phát hiện thêm nhiều loài nữa. 5.2.2. Nhiều thực vật cổ Nhiều thực vật Hạt kín cổ gặp ở Việt Nam, chúng phân bố khá rộng rãi trong các rừng ẩm nguyên sinh nhƣ họ Ngọc Lan có ba chi rất cổ là Magnolia, Talauma và Manglietia, họ Na (Annonaceae) 5.2.3. Yếu tố đặc hữu 54 Một số loài đặc hữu nổi tiếng nhƣ Thông lá dẹp (Pinus krempfii), thông năm lá (Pinus dalatensis), sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) 5.2.4. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao Hiên nay có khoảng trên dƣới 6000 loài thực vật đã đƣợc nhân dân ta sử dụng làm nguồn lƣơng thực thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên liệu khác phục vụ đời sống và phát triển kinh tế quốc dân. 5.3. Phân chia các khu hệ thực vật ở Việt Nam Cho đên nay vẫn chƣa có một sự phân chia chính xác và đầy đủ khu hệ thực vật Việt Nam. Mặt khác, do điều kiện thiên nhiên rất phức tạp nên tính chất của thảm thực vật Việt Nam không thuần nhất. Dựa trên các đặc điểm về địa lí, khí hậu, tính chất của thảm thực vật kết hợp với tham khảo các tác giả trên, chúng ta có thể phân chia khi hệ thực vật Việt Nam thành 3 miền lớn nhƣ sau: Miền thực vật phía Bắc: khu Đông Bắc, khu Tây Bắc và khu đồng bằng Bắc Bộ. Miền thực vật Trƣờng Sơn: khu Trƣờng Sơn Bắc, khu Trƣờng Sơn Nam, khu Tây Nguyên, khu đồng bằng ven biển. Miền thực vật Nam Bộ. Câu hỏi tự nghiên cứu 1) Hãy giải thích sự đa dạng của hệ TV Việt Nam và nêu cơ sở để chia thực vật thành các các khu hệ TV khác nhau. 2) Hãy đánh giá đƣợc câu nói “Nếu không có thực vật sẽ không có loài ngƣời”. Chú thích: tài liệu hỗ trợ để hoàn thành các câu hỏi trên là số [4] ở tài liệu tham khảo, trang 257-267. 55 PHẦN B. THỰC HÀNH (24 tiết) Bài 1. NGÀNH NẤM (MYCOPHYTA) (2 tiết) 1.1. Mục tiêu Thấy đƣợc các hình thức tổ chức cơ thể và một vài kiểu sinh sản của nấm qua các mẫu phân tích. Đồng thời phân biết đƣợc các lớp nấm có đại diện phân tích. Nhận biết đƣợc một vài loài nấm phổ biến trong tự nhiên qua màu sắc, hình thái của thể sợi và thể quả. Biết phƣơng pháp thu thập mẫu vật và nuôi cấy đơn giản một vài loài nấm phục vụ học tập. Có kĩ năng chuẩn bị tiêu bản và quan sát mẫu nấm dƣới kính hiển vi. Thể hiện đƣợc trên hình vẽ các mẫu đã quan sát đƣợc. Biết cách hƣỡng dẫn thực hành trên cơ sở các mẫu đã qua định. 1.2. Nội dung Quan sát hình thái thể sợi, thể quả một vài đại diện trong các lớp Nấm tiếp hợp, Nấm túi, Nấm đảm, Nấm bất toàn. 1.3. Chuẩn bị 1.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Đọc kĩ phần lí thuyết về ngành Nấm. Xem kĩ phần cách chuẩn bị nguyên liệu. Các nhóm tiên hành gây (cấy) nấm theo sự phân công nhiệm vụ và hƣớng dẫn của giảng viên. Xem kĩ phần “ Tiến hành quan sát” Xem bài 51 SGK Sinh học 1 để đối chiếu khi làm thực hành và chuẩn bị hƣớng dẫn sau này. 1.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm. 1.3.2.1. Dụng cụ Kính hiển vi, phiến kính, lá kính, kim mũi nhọn, kim mũi mác, dao cạo, nƣớc cất. 56 1.3.2.2. Mẫu vật Gây mốc trắng hoặc mốc rễ mốc tƣơng, men bia: giảng viên dạy thực hành và sinh viên cùng tiến hành làm. Chuẩn bị mẫu nấm rơm,: phòng thực hành và sinh viên cùng mua. 1.4. Tiến hành quan sát: 1.4.1. Lớp nấm tiếp hợp (Zygomycetes). Cách quan sát:dùng kim mũi mác gẩy rất nhẹ một ít sợi mốc đã có túi bào tử non, sau đó gạt nhẹ lên phiến kính, quan sát dƣới kính hiển vi về sợi nấm, túi bào tử và bào tử. Có thể xem khô hoặc nhỏ một vài giọt nƣớc. Vẽ hình vào vở. 1.4.2. Lớp nấm túi (Ascomycetes). Quan sát men bia: nhỏ một vài giọt nƣớc cấy men lên phiến kính, quan sát dƣới kính hiển vi về hình dạng và cấu tạo tế bào. Vẽ hình vào vở. 1.4.3. Lớp Nấm đảm (Basidiomycetes). Quan sát hình dạng và cấu tạo của thể quả của nấm rơm, phân biệt các phần: chân nấm, mũ nấm với mặt dƣới là các phiến mỏng bào tầng. Vẽ hình vào vở. 1.4.3. Lớp Nấm bất toàn (Fungi imperfecti). Quan sát mốc tƣơng: dùng kim mũi mác gẩy nhẹ một ít mốc có màu vàng, đặt nhẹ lên phiến kính sạch, có thể nhỏ thêm một giọt nƣớc cất, đậy lá kính rồi đem quan sát dƣới kính hiển vi về vách ngăn ngang, các đính bào tử nằm trên cuống. 1.5. Câu hỏi và bài tập -Sau khi phân tích một số đại diện của các lớp nấm, hãy nêu một vài nhận xét về tính chất chung của ngành Nấm. -Tìm những sai khác giữa các lớp Nấm có đại diện phân tích. -Xây dựng một tập mẫu khô và mẫu ngâm các dạng thể quả của nâm đảm có ở địa phƣơng dùng để làm đồ dùng dạy học sau này. 1.6. Báo cáo kết quả Các nhóm sinh viên lần lƣợt lên báo cáo quá trình làm thực hành, kết quả, các kinh nghiệm rút ra từ quá trình làm thực hành này. 57 1.7. Tường trình Mỗi sinh viên phải có một cuốn nhật kí thực hành, họ phải ghi lại tất cả các vấn đề về quá trình đi mua mẫu vật hoặc gây mẫu, bảo quản mẫu, tiến hành quan sát, kết quả thu đƣợc, vẽ hình, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm bài tập này. 58 Bài 2. NHÓM TẢO (ALGAE) (2 tiết) 2.1. Mục tiêu Nắm đƣợc các đặc điểm về tổ chức cơ thể, cấu tạo tế bào và sinh sản của các đại diện quan sát đặc trƣng cho mỗi ngành Tảo. Biết đƣợc một số đặc điểm sinh thái, phân bố và nhận biết đƣợc một số tảo trong điều kiện tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. Biết cách chuẩn bị mẫu (thu mẫu) một số tảo, đặc biệt là tảo hiển vi. Nhận dạng đƣợc một số địa y trong thiên nhiên qua các mẫu quan sát. Có kĩ năng thực hành trên kính hiển vi để quan sát các nhóm sinh vật trên. Biết cách hƣớng dẫn thực hành trên cơ sở các mẫu phân tích. 2.2. Nội dung Quan sát một số dạng tảo đơn bào và đa bào trong các ngành Tảo silic, Tảo lục, Tảo vòng, Tảo nâu và Tảo đỏ. 2.3. Chuẩn bị 2.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Đọc kĩ lí thuyết phần Tảo. Xem trƣớc nội dung mục “2..3.2.2 Mẫu vật” và các nhóm lấy mẫu theo sự phân công của giảng viên. Xem trƣớc phần “ 2.2. Tiến hành quan sát” Xem bài 37 (Tảo) trong SGK Sinh học 6 để đối chiếu khi làm thực hành. 2.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm 2.3.2.1. Dụng cụ Kính hiển vi, lúp cầm tay, vợt phù du. Một số lọ thủy tinh nhỏ để đựng mẫu vật, đĩa đồng hồ, ống nhỏ giọt. Kim mũi nhọn, kim mũi mác, phiến kính (lamen) và lá kính. 2.3.2.2. Mẫu vật Tảo thuyền hoặc tảo lông chim, tảo cầu, tảo lƣỡi liềm, tảo lƣới, tảo xoắn, tảo vòng, rong mơ và rau câu: giảng viên dạy thực hành và các nhóm sinh viên cùng chuẩn bị 59 2.4. Tiến hành quan sát 2.4.1. Ngành Tảo silic (Bacillariophyta) Quan sát tảo thuyền (Navicula sp.) hoặc tảo lông chim (Pinnullaria) Lấy một giọt nƣớc nhỏ có mấu tảo cho lên phiến kính sạch, đậy lá kính rồi quan sát dƣới kính hiển vi. Vẽ cấu tạo chi tiết tảo thuộc ngành Silic. 2.4.2. Ngành Tảo lục (Chlorophyta) Quan sát tảo cầu (Chlorococus sp). Lấy một giọt nƣớc có mẫu tảo hoặc dùng kim mũi nhọn gẩy lấy các bụi màu lục trên miếng vỏ cây, đặt lên kính rồi nhỏ thêm một giọt nƣớc cất, đƣa lên kính hiển vi quan sát. Vẽ hình thái và cấu tạo của tảo vào nhật kí thực hành. Quan sát tảo lƣỡi liềm (Closterium sp.). Lấy một giọt nƣớc ở mẫu đã chuẩn bị, cho lên phiến kính, đậy lá kính rồi quan sát hình thái và cấu tạo. Vẽ hình cấu tạo của tảo vào nhật kí thực hành. Quan sát tảo mắt lƣới (Hydrodiction sp). Lấy một mảnh tập đoàn tảo lƣới, quan sát bằng mắt thƣờng (hoặc qua kính lúp) các mắt lƣới. Tách riêng một mắt lƣới đặt lên phiến kính rồi quan sát dƣới kính hiển vi. Vẽ hình cấu tạo vài mắt lƣới quan sát bằng kính lúp, một mắt lƣới tảo với cấu tạo chi tiết các tế bào và lƣới con trong tế bào mẹ vào nhật kí thực hành. Quan sát tảo xoắn (Spirogyra sp.). Dùng kim mũi nhọn lấy một sợi tảo cho lên phiến kính, đặt lên kính hiển vi quan sát. Vẽ hình dạng chung của sợi, chi tiết một tế bào. 2.4.3. Ngành Tảo vòng (Charophyta) Quan sát tảo vòng (Chara sp) . Lấy một tản tảo vòng có rễ giả, trƣớc tiên quan sát bằng kính lúp vè hình thái bên ngoài. Vẽ hình. Cắt một phần “cành” quan sát dƣới kính hiển vi về cặp túi tinh và túi noãn, tế bào vách túi tinh và tinh trùng. . Vẽ hình 2.4.4. Ngành Tảo nâu (Phaeophyta) Quan sát rong mơ (Sargassum sp.). Lấy một phần tản rong mơ, quan sát bằng mắt thƣờng hình thái bên ngoài và phao nổi. Vẽ hình. 60 2.4.5. Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta) Quan sát rau câu (Gracillaria). Lấy một phần tản rau câu quan sát bằng mắt thƣờng hay qua kính lúp về hình thái, sự phân nhánh và đĩa bám ở gốc. Vẽ hình. 2.5. Câu hỏi và bài tập Sau khi quan sát các đại diện của ngành Tảo, rút ra một số tính chất phân biệt giữa các ngành. Qua các mẫu phân tích, tìm những tính chất của ngành Tảo tiến hóa nhất. Xây dụng bộ mẫu tiêu bản ngâm các Tảo tìm thấy ở địa phƣơng làm đồ dùng dạy học sau này. Trong thị trƣờng kính hiển vi, làm thế nào phân biệt đƣợc các dạng tảo đơn bào thuộc tảo lục và tảo silic? Trong tự nhiên có thể nhận ra các tảo lục bằng cách nào? 2.6. Báo cáo kết quả Các nhóm sinh viên lần lƣợt lên báo cáo quá trình làm thực hành, kết quả, các kinh nghiệm rút ra từ quá trình làm thực hành này. 2.7. Tường trình Ghi lại tất cả các vấn đề về quá trình đi vớt mẫu, bảo quản mẫu, tiến hành quan sát, kết quả thu đƣợc, vẽ hình, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm bài tập này. 61 Bài 3. NGÀNH RÊU-THÔNG ĐÁ-CỎ THÁP BÚT (2 tiết) 3.1. Mục tiêu. Nắm đƣợc đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dƣỡng, cách sinh sản và cơ quan sinh sản của các đại diện quan sát, đặc trƣng cho mỗi ngành hoặc mỗi lớp. Từ đỏút ra đƣợc tính chất điển hình của các lớp, ngành đã học. Nhận biết đƣợc các đại diện thuộc các bậc phân loại lớn (nhƣ ngành, lớp, bộ) trong thiên nhiên qua một số đặc điểm hình thái. Biết chuẩn bị mẫu, dụng cụ để thực hành. Có kĩ năng phân tích mẫu thực vật. Biết khai thác các nội dung cần quan sát và các thủ thuật thực hành để sao cho đạt mục tiêu về kiến thức. Biết cách hƣớng dẫn thực hành trên cơ sở các mẫu đã phân tích. 3.2. Nội dung Quan sát và phân biệt các dạng cơ thể của lớp Rêu tản và Rêu trong ngành Rêu qua các đại diện điển hình. Quan sát có quan sinh sản (sinh dƣỡng, hữu tính) của rêu tản; thể bào tử (thể mang túi) của rêu tƣờng. Quan sát cơ quan sinh dƣỡng, cơ quan sinh sản của một số đại diện trong ngành Thông đá và ngành Cỏ tháp bút qua hình vẽ. 3.3. Chuẩn bị 3.3.1. Chuẩn bị của sinh viên. Đọc kĩ lí thuyết phần Rêu, Thông đá, Cỏ tháp bút. Xem trƣớc nội dung mục “3.3.2. Mẫu vât” và “3.4. Tiến hành quan sát” và lấy mẫu vật theo sự phân công của giảng viên. Xem trƣớc bài 38 (Rêu-Cây Rêu) trong SGK Sinh học 6 để đôi chiếu khi làm thực hành. 3.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm 3.3.2.1. Dụng cụ Kính hiển vi, kính lúp cầm tay. 62 Kim nhọn, kim mũi mác, phiến kính, lá kính mỏng, lọ đựng nƣớc cất, lƣỡi dao cạo mỏng. 3.3.2.2. Mẫu vật Thu mẫu rêu tản, thu mẫu rêu tƣờng: giảng viên dạy thực hành và các nhóm sinh viên cùng thu mẫu. Tranh vẽ về các thực vật thuộc ngành Thông đá, Quyển bá và Cỏ tháp bút. 3.4. Tiến hành quan sát 3.4.1. Ngành Rêu (Bryophyta) 3.4.1.1. Lớp Rêu Tản (Marchantiopsida) Quan sát rêu tản: kiểu phân nhánh, mặt lƣng, mặt bụng, cắt một lát mỏng quan sát dƣới kính hiển vi, túi tinh, túi noãn. Vẽ hình dạng ngoài và cấu tạo cắt ngang tản, thể truyền, túi tinh, tinh trùng(nếu thấy) , túi noãn. 3.4.1.2. Lớp Rêu (Bryopsida) Quan sát rêu tƣờng (Funaria hygrometrica). Quan sát hình dạng bên ngoài, thể mang túi. Vẽ hình cây rêu với túi bào tử còn mũ, mất mũ và đã mở nắp. 3.4.2. Ngành Thông đá (Lycopodiophyta) 3.4.2.1. Bộ Thông đất (Lycopodiales). Quan sát hình vẽ về hình dạng ngoài: thân và kiểu phân nhánh của thân, lá, bông bào tử và bào tử. Vẽ hình dạng ngoài của cây với bông bào tử, một lá bào tử và bào tử. 3.4.2.1. Bộ Quyển bá (Selaginellales) Quan sát cơ quan sinh dƣỡng: dạng thân, cách phân nhánh, hình dạng và cách mọc lá. Quan sát bông bào tử và bào tử: hình dạng, vị trí của bông. Cách sắp xép các lá bào tử trên bông, túi bào tử và bào tử. Vẽ hình dạng ngoài cử cây với bông bào tử, một lá bào tử với túi bào tử và bào tử. 3.4.3. Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) Quan sát cơ quan sinh dƣỡng, bông bào tử và bào tử. Vẽ hình dạng chung, một lá bào tử và bào tử. 63 3.5. Câu hỏi và bài tập Qua mẫu phân tích có nhận xét gì về hình thái và cấu tạo của rêu tản và rêu. Sƣu tầm và làm tiêu bản khô , ngâm các loài thuộc ngành Rêu, Thông đá và Cỏ tháp bút. 3.6. Báo cáo kết quả Các nhóm sinh viên lần lƣợt lên báo cáo quá trình làm thực hành, kết quả, các kinh nghiệm rút ra từ quá trình làm thực hành này. 3.7. Tường trình Ghi lại tất cả các vấn đề về quá trình đi lấy mẫu, bảo quản mẫu, tiến hành quan sát, kết quả thu đƣợc, vẽ hình, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm bài tập này. 64 Bài 4. QUYẾT (tiếp) VÀ HẠT TRẦN (2 tiết) 4.1. Mục tiêu. Nắm đƣợc đặc điểm chung nhất của mỗi ngành qua các đại diện phân tích. Phân biệt đƣợc đặc điểm của các lớp, bộ của từng ngành. Nhân dạng đƣợc ở ngoài thiên nhiên các loài thuộc các lớp, bộ của từng ngành qua đặc điểm của cơ quan sinh dƣỡng (chủ yếu là lá, đặc biệt là lá non) và cơ quan sinh sản (ổ bào tử của Dƣơng xỉ và nón của Hạt trần). Biết cách thu mẫu các Dƣơng xỉ và Hạt trần để làm thực tập. Biết vận dụng kiến thức thu đƣợc để hƣớng dẫn quan sát cây Dƣơng xỉ và cây Thông trong bài 39, 40 SGK Sinh học 6. 4.2. Nội dung Quan sát cơ quan sinh dƣỡng, cơ quan sinh sản của một vài đại diện thuộc dƣơng xỉ cạn và dƣơng xỉ nƣớc. Quan sát cơ quan sinh dƣỡng (cành, lá) và cơ quan sinh sản (nón đực, nón cái) của cây thông và một số cây hạt trần thƣờng gặp. 4.3. Chuẩn bị 4.3.1. Chuẩn bị của sinh viên. Đọc kĩ lí thuyết phần Ngành dƣơng xỉ và ngành Hạt trần. 4.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm Dụng cụ: kính hiển vi, kính lúp, kim mũi nhọn, lƣỡi dao cạo, phiến kính. Mẫu vật: dƣơng xỉ thƣờng, rau bợ, bèo ong, vạn tuế hay thiên tuế, thông hai láGiảng viên dạy thực hành thu mẫu cùng với các nhóm sinh viên. 4.4. Tiến hành quan sát 4.4.1. Ngành dương xỉ (Polypodiophyta) Quan sát và phân tích một số cây dƣơng xỉ cạn: cơ qun sinh dƣỡng, lá non cuộn lại ở đầu. Cơ quan sinh sản. Quan sát và phân tích một vài loài dƣơng xỉ nƣớc: cơ quan sinh dƣỡng, cơ quan sinh sản. 65 4.4.2. Ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) hay ngành Thông (Pinophyta) Quan sát và phân tích một số cây thuộc lớp Tuế: cơ quan sinh dƣỡng, cơ quan sinh sản. Quan sát và phân tích một số cây thuộc lớp Thông: cơ quan sinh dƣỡng, cơ quan sinh sản 4.5. Câu hỏi và bài tập Sau khi qua sát các đại diện thuộc ngành Dƣơng xỉ, hãy rút ra tính chất chung của ngành, nêu sự khác biệt giữa dƣơng xỉ với cây Thông đá và Cỏ tháp bút. Làm thế nào để nhận biết cây thuộc ngành Dƣơng xỉ ngoài tự nhiên. Sau khi quan sát một số cây thuộc lớp Tuế và lớp Thông của ngành Hạt trần, hãy nêu đặc điểm phân biệt giữa chúng. Thu mẫu và làm tiêu bản khô các cây thuộc Ngành Dƣơng xỉ, Hạt trần ở địa phƣơng để làm đồ dùng dạy học sau này. 4.6. Báo cáo kết quả Các nhóm sinh viên lần lƣợt lên báo cáo quá trình làm thực hành, kết quả, các kinh nghiệm rút ra từ quá trình làm thực hành này. 4.7. Tường trình Ghi lại tất cả các vấn đề về quá trình đi lấy mẫu, bảo quản mẫu, tiến hành quan sát, kết quả thu đƣợc, vẽ hình, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm bài tập này. 66 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG KHI THỰC HÀNH THỰC VẬT HẠT KÍN Yêu cầu chung khi quan sát một thực vật Hạt kín +Nắm đƣợc trình tự quan sát một cây Hạt kín +Biết cách phân tích hoa, quả. Lập đƣợc công thức hoa, vẽ đƣợc hoa đồ. +Nắm đƣợc đặc điểm của họ cây qua mẫu đại diện phân tích. Biết cách nhận biết những họ cây thông thƣờng/ phổ biến ngoài thiên nhiên qua các đặc điểm nổi bật. +Biết cách thu thập mẫu và làm tiêu bản thực vật. Trình tự phân tích một cây Hạt kín +Quan sát dạng cây +Quan sát lá: cách mọc lá, hình thái lá. +Quan sát hoa: vị trí của hoa trên cành, các thành phần hoa. +Quan sát quả và hạt:kiểu quả, tính chất và số lƣợng của hạt. Nhiệm vụ sau khi quan sát và phân tích cây +Thiết lập đƣợc công thức hoa , vẽ đƣợc hoa đồ .+Ghi những nhận xét tóm tắt về cây, họ cây quan sát. +Trả lời đầy đủ các câu hỏi và làm bài tập ghi ở cuối mỗi bài thực hành. Cách thu thập và làm tập mẫu khô +Dụng cụ để thu thập mẫu và làm mẫu khô: kéo cắt cây, cặp gỗ dán, cặp ép cây, dây buộc, giấy bào hoặc giấy hút nƣớc, túi nhựa trong hoặc giấy dầu để đựng hoa quả rời, nhãn cây, sổ ghi chép, bút chì. Cách thu thập mẫu vật: tiêu chuẩn của một mẫu cây thu hái đƣợc là phải có hoa, quả, cành, lá vừa phải, không non quá, không bị sâu, rách, úa, héo. Cành cắt sao cho ép vừa lọt trong cặp ép. Đối với nhũng cây nhỏ, loại quyếtthì phải lấy cả cây. Khi mẫu cây lấy to vƣợt quá khuôn khổ tờ giấy ép, ta có thể gập mẫu ây lại nhiều khúc (nhƣng đừng làm cây gãy, rời). Với những loại Quyết hoặc Rêu thì phải lấy các mẫu cây có bào tử. 67 +Ghi chép cây: cần ghi chép tỉ mỉ những cây thu thập đƣợc vào phần lí lịch cây nhƣ tên địa phƣơng, tên thông dụng, tên khoa học nếu biết), họ cây, nơi mọc, môi trƣờng (địa hình, đất đai, nắng, gió), dạng cây, những nét lớn về lá, hoa, quả, công dụng, mùa hoa quả nếu biết. Những phần này ta sẽ ghi vào phiếu mô tả cây (mỗi phiếu cho một loài) hoặc ghi vào sổ tay. Ngoài ra để tránh nhầm lẫn, mỗi cây cần có một nhãn cây buộc luôn vào mẫu lấy, trên đó chỉ cần ghi: tên cây, (tên thông thƣờng hay tên địa phƣơng, tên khoa học nếu biết) hoặc họ cây, số hiệu mẫu, nơi lây, ngày lấy, ngƣời lấy (những điều cần biết khác không đủ chỗ ghi vào đây thì đã ghi vào phiếu mô tả cây Tập làm mẫu khô +Sửa sang lại mẫu: dùng kéo, dao tỉa bớt những cành xấu, lá rách, rƣờm rà. +Ép mẫu: các mẫu đƣợc ngăn cách với nhau bằng những tờ giấy báo gấp đôi, giữa ván ép (hoặc nẹp) và mẫu cũng phải có vài tờ giấy báo, để khoảng 15-20 mẫu trong một cặp ép cây (nếu nhiều hơn, cặp dày sẽ lâu khô). Dùng dây buộc chặt, nếu cần có thể đè vài viên gạch lên trên 2 ván ép (hoặc nẹp) lại rồi đem phơi nắng. Khi đặt mẫu cây vào giấy ép cần chú ý sắp đặt các cành lá, hoa thế nào cho chúng không dề lên nhau nhiều quá. +Chăm sóc mẫu khi chƣa khô: mẫu cây khi chƣa khô thì hàng ngày phải thay giấy cây 2-3 lần, giấy báo đã thay thì đem phơi ra để dùng lại. +Tẩm cây: Khi cây đã thật khô rồi thì tẩm độc cây để bảo quản mẫu chống mốc, mối, mọt. Hỗn hợp tẩm độc cho cây là HgCl2 :25 g, NH4Cl: 15g, anhydrit axenic (As3O2): 5 g, nƣớc cất: 900cc, cồn 90 0 : 100cc. +Đính mẫu cây trên tờ giấy cứng: mẫu đã khô sau khi tẩm, ta đem đính vào những tờ bìa hoặc giấy cứng. Khi đặt cây lên bìa cúng cũng cần chú ý sắp xếp thế nào cho có dáng đẹp, tự nhiên, đặt vài mặt lá có mặt dƣới lên trên để khi quan sát ta có đủ cả hai mặt lá. Đối với một số cây có quả không thể ép đƣợc, sau khi phơi khô, ta bỏ chúng vào trong túi nhỏ bằng nhựa trong hoặc giấy dầu rồi đính kèm ở một góc tờ bìa đính mẫu cây. Cần nhớ để chừa lại một góc ở phía dƣới, về bên tay phải để dãn nhãn cho cây. Dùng kim, chỉ hoặc băng dính nhỏ để cố định mẫu trên tờ bìa. Đặt tiêu bản trong một tờ giấy báo gập đôi. Các mẫu khô của cùng một loài đƣợc 68 kẹp trong một tờ bìa. Cuối cùng , tất cả các mẫu khô của cùng một loài đƣợc bảo quan trong những túi nhựa trong, hoặc trong những thùng chuyên dụng bằng kẽm, có bỏ túi đựng silicagen, để hút ẩm. Khi không có điều kiện quan sát, phân tích mẫu cây tƣơi, ta phải dùng những mẫu cây đã ép khô. Khi đó màu sắc và hình thái tự nhiên của hoa, quả, lá phần nào đã bị biến đổi nhiều. Do đó việc ghi chép mọi đặc điểm chi tiết của cây lúc thu lƣợm là rất cần thiết. Để phân tích đƣợc hoa quả khô thì phải cho mẫu khô vào trong ống nghiệm đổ ngập nƣớc đun sôi nhẹ trên đèn cồn, dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm hơ trên ngọn lửa đèn cồn cho tới sôi, có nhƣ vậy thì mẫu khô mới mềm ra dễ tách từng thành phần ra đƣợc. 69 Bài 5. CÁC HỌ NGỌC LAN, NA, LONG NÃO, SEN (2 tiết) 5.1. Mục tiêu Ngoài mục tiêu chung (đã nêu ở trên) trong bài này sinh viên cần: + Củng cố các kiến thức về hình thái thực vật thông qua việc phân tích cây và hoa. Thành thạo dần trong việc thiết lập hoa thức, hoa đồ. + Qua các mẫu phân tích (cũng nhƣ quan sát bổ sung), thấy đƣợc đặc điểm nổi bật của phân lớp, tìm ra đƣợc những đặc điểm cấu tạo thấp nhất trong ngành Hạt kín. + So sánh sự khác nhau giữa các bộ có đại diện quan sát để thấy đƣợc các xu hƣớng khác nhau trong phân lớp. + Từ một số đặc điểm chính, biết cách nhận dạng cây trong bộ Ngọc Lan, Long Não. 5.2. Nội dung Quan sát một vài đại diện trong các họ: Ngọc lan, Na, Long Não, Sen. Phân tích hoa của chúng. 5.3. Chuẩn bị 5.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Đọc nội dung hƣớng dẫn chung khi thực hành về ngành Hạt kín (yêu cầu quan sát, trình tự quan sat, phân tích nhiệm vụ khi quan sát). Ôn lại các khái niệm về hình thái cơ quan sinh dƣỡng, cơ quan sinh sản của cây Hạt kín. Cách viết hoa thức, vẽ hoa đồ. Đọc nội dung bài thực hành số 5. Thu thập mẫu vật theo sự phân công của giảng viên dạy thực hành. Đọc phần lí thuyết về phân lớp Ngọc Lan. 5.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm 5.3.2.1. Dụng cụ Kính lúp, kim nhon, kẹp nhỏ, lƣỡi dao bào hoặc dao con sắc. 5.3.2.2. Vật mẫu Phối hợp với các nhóm sinh viên lấy cành hoa và quả (nếu có) của các loài cây sau đây: 70 +Ngọc lan trắng (Michelia alba), ngọc lan vàng (Mi. champaca), dạ hợp (Magnolia coco). + Na (Annona squamosa), ngọc lan tây (Cananga odorato) móng rồng (Artabotrys hexapetalus), giẻ (desmos cochinchinensis). +Long não (Cinnamomum camphora), màng tang (Litsea cubeba). +Sen (nelumbo nucifera): hoa, lá, gƣơng sen và ngó sen. 5.4. Tiến hành 5.4.1. Quan sát cây trong họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Đại diện phân tích là ngọc lan trắng (Michelia alba): quan sát và phân tích cành, lá, ngửi mùi khi vò lá, phân tích hoa. Quan sát mẫu bổ sung thay thế: ngọc lan vàng (Mi. champaca), dạ hợp (Magnolia coco). 5.4.2. Quan sát cây trong họ Na (Annonaceae) Đại diện phân tích là na (Annona squamosa), quan sát và phân tích cành mang lá, hoa, ngửi mùi khi vò lá, quan sát quả. Mẫu bổ sung hay thay thế: ngọc lan tây (Cananga odorato) móng rồng (Artabotrys hexapetalus), giẻ (desmos cochinchinensis). 5.4.3. Quan sát cây trong họ Long não (lauraceae). Đại diện phân tích là long não (Cinnamomum camphora): quan sát và phân tích cành mang lá, hoa; quan sát cụm hoa, quả. Mẫu bổ sung là màng tang (Litsea cubeba). 5.4.4. Quan sát cây thuộc cây Sen (Nelumbo nucifera) thuộc họ Sen (Nelumbonaceae). Quan sát và phân tích thân rễ (ngó sen) và lá, cấu tạo hoa. 5.5. Câu hỏi và bài tập Sau khi phân tích các đại diện trong hai họ Ngọc Lan và Na, hãy rút ra tính chất phân biệt giữa chúng. Có thể nhận ra cây ở họ Ngọc Lan nhờ những dấu hiệu nào của cành, lá, hoa? Nếu nhƣ không có hoa, có thể nhận biết cây thuộc họ Long não nhờ đặc điểm gì dễ thấy nhất? 71 Sƣu tầm và làm bài tập mẫu khô các cây thuộc họ Ngọc Lan, Na, Long não có ở địa phƣơng 5.6. Báo cáo kết quả Các nhóm sinh viên lần lƣợt lên báo cáo quá trình làm thực hành, kết quả, các kinh nghiệm rút ra từ quá trình làm thực hành này. 5.7. Tường trình Ghi lại tất cả các vấn đề về quá trình đi lấy mẫu, bảo quản mẫu, tiến hành quan sát, kết quả thu đƣợc, vẽ hình, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm bài tập thực hành này. 72 Bài 6. CÁC HỌ CẨM CHƢỚNG, RAU RĂM, DÂU TẰM, DẺ, PHI LAO (2 tiết) 6.1. Mục tiêu Nắm đƣợc những đặc điểm chính của các họ cây có đại diện quan sát. Từ những đại diện quan sát và phân tích, rút ra đƣợc tính chất chung của phân lớp. So sánh tính chất giữa hai phân lớp Sau sau và Cẩm chƣớng. Biết cách nhận dạng một vài họ cây ở ngoài thiên nhiên. Thành thạo hơn trong việc thiết lập hoa thức và hoa đồ. 6.2. Nội dung Phân lớp Mao lƣơng: họ Mao lƣơng (Ranunculaceae). Phân lớp Sau sau: quan sát một vài đại diện trong họ Dâu tằm (Moraceae), phi lao (Casuarinaceae), họ dẻ (Fagaceae) Phân lớp Cẩm chƣớng: quan sát các đại diện trong các họ Cẩm chƣớng (Caryophyllaceae). 6.3. Chuẩn bị 6.3.1. Chuẩn bị của sinh viên: Đọc kĩ nội dung hƣớng dẫn thực hành bài 6. Lấy mẫu theo sự phân công của giảng viên thực hành Đọc kĩ phần lí thuyết, nội dung có liên quan đến thực hành (họ Mao lƣơng, dâu tằm, Cẩm chƣớng, rau răm, phi lao, dẻ). 6.3. 2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm 6.3.2.1. Dụng cụ Kính lúp, kim nhọn, dao con hoặc lƣỡi dao bào. 6.3.2.2. Vật mẫu Hình ảnh về cây mao lƣơng (Ranunculus sceleratus), cành phi yến (Delphinnium consolida). Cành cây dâu (Morus, alba), cành mít (Artocarrpus), cành lá và quả sung (ficus glomerata). Cây hoặc cành hoa cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus). 73 Cây nghể (Polygonum hydropiper), cây rau răm (Polygonum odoratum), cây ti gôn (Antigonon leptopus). Cây phi lao (C. equisetifolia Forst.) Hình ảnh về họ dẻ: cành, lá, hoa, quả và hạt. 6.4. Tiến hành 6.4.1. Quan sát cây trong họ Mao lương (Ranunculaceae). Đại diện hình ảnh về cây mao lƣơng (Ranunculus sceleratus): quan sát và phân tích cơ quan sinh dƣỡng, hoa, quả. Hình ảnh quan sát bổ sung là cành phi yến (Delphinnium consolida). 6.4.2. Quan sát cây trong họ Dâu tằm (Moraceae) Đại diện là cây dâu tằm (Morus alba), cây sung (Ficus racemosa): quan sát và phân tích cành, lá, hoa và cụm hoa, quả. Mẫu bổ sung thay thế mít (Artocarrpus). 6.4.4. Quan sát cây trong họ Cẩm chướng Đại diện phân tích là Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus), quan sát và phân tích lá hoa. Mẫu quan sát bổ sung là cây rau xƣơng cá hay rau hến (Myosoton quaticum). 6.4.5. Quan sát cây trong họ rau răm. (Polygonaceae) Mẫu phân tích là cây nghể (Polygonum hydropiper), quan sát và phân tích thân, lá, cụm hoa, quả. Mẫu bổ sung hoặc thay thế là cây rau răm (polygonum odoratum), ti gôn (Antigonon leptopus). 6.4.5. Quan sát cây đại diện họ Phi lao ( casuarinaceae) Mẫu đại diện quan sát là cây phi lao (C. equisetifolia Forst.) quan sát cành, lá cụm hoa và quả. 6.4.6. Quan sát họ Dẻ Hình ảnh về họ dẻ: cành, lá, hoa, quả và hạt, quan sát các bộ phận của cây trong họ. 6.5. Câu hỏi và bài tập 74 So sánh giữa các kiểu quả thuộc họ Dâu tằm và Phi lao, giữa quả phức và kép của các họ Mao lƣơng, Ngọc lan, Na. Căn cứ vào đâu để nhận biết cây thuộc họ Dâu tằm nếu không có hoa? Nhƣ vậy đã đủ độ tin cậy chƣa? So sánh tính chất giữa 2 họ Cẩm chƣớng và Rau răm qua các mẫu đã quan sát. Thu thập một vài dạng quả đặc biệt ở phân lớp Sau sau 6.6. Báo cáo kết quả Các nhóm sinh viên lần lƣợt lên báo cáo quá trình làm thực hành, kết quả, các kinh nghiệm rút ra từ quá trình làm thực hành này. 6.7. Tường trình Ghi lại tất cả các vấn đề về quá trình đi lấy mẫu, bảo quản mẫu, tiến hành quan sát, kết quả thu đƣợc, vẽ hình, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm bài tập thực hành này. 75 Bài 7. CÁC HỌ BẦU BÍ, BÔNG, THẦU DẦU, CẢI (2 TIẾT) 7.1. Mục tiêu Qua các mẫu phân tích, thấy đƣợc sự đa dạng của phân lớp. Nhớ đƣợc những đặc điểm chính của các họ cây phân tích. Biết các nhận dạng một số cây, họ cây phổ biến. Biết thêm đƣợc một vài kiểu hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió khác nhau để bổ sung cho phần kiến thức dạy bài “Sự thụ phấn” ở SGK Sinh học 6. 7.2. Nội dung Bộ hoa tím (Violales): quan sát các đại diện trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Bộ Màm màn (Capparales): quan sát cây trong họ Cải (Brassicaceae). Bộ Bông (Malvales) : họ Bông (Malvaceae). Bộ Thầu dầu (Euphorbiales): quan sát các đại diện trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). 7.3. Chuẩn bị 7.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Đọc nội dung hƣớng dẫn thực hành bài 7. Đọc phần lí thuyết có liên quan đến thực hành. Các nhóm lấy mẫu theo sự phân công của giảng viên dạy thực hành. Đọc bài “Sự thụ phấn” trong SGK sinh sinh học 6. 7.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm. 7.3.2.1. Dụng cụ: nhƣ bài trƣớc, có thể thêm một vài kính hiển vi. 7.3.2.2. Vật mẫu Giảng viên thực hành cùng các nhóm sinh viên chuẩn bị các vật mẫu sau Cành mang hoa bí ngô (Cucurbita pepo), chú ý có cả hoa đực và hoa cái, mƣớp (Luffa cylindrica), dƣa chuột (Cucumis sativus), hoa bát (Solena amplexicaulis): đoạn cành mang hoa và quả. Cải canh (Brassica juncea), cải củ ( Raphanus sativus vả. longipinnatus), cải dại ( Rorippa bengalensis): cây có hoa và quả. 76 Dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) hoặc dâm bụt cánh xẻ (H.schizopetalus), vông vang (Abelmochus moschatus), ké hoa vàng (Sidarhombifolia), cối xay (Abutilon indicum): cành mang hoa. Thầu dầu (Ricinus communis): cành mang hoa, quả; xƣơng rắn (Euphorbia milli) hay các loại hoa bát tiên (Euphorbia sp): một đoạn thân, cành có hoa; trạng nguyên (E.pulcherima), cỏ sữa lá to (E.hirta); rau ngót (Sauropus androgynus); bùng bục (Mallotus apelta); tai tƣợng lá đỏ (Acalypha tricolor). 7.4. Tiến hành 7.4.1. Quan sát cây trong họ bầu bí (Cucurbitaceae). Đại diện phân tích: Cành mang hoa bí ngô (Cucurbita pepo) có hoa đực và hoa cái, quan sát và phân tích cành, lá, phân tích hoa. Mẫu quan sát bổ sung là mƣớp (Luffa cylindrica), dƣa chuột (Cucumis sativus), hoa bát (Solena amplexicaulis): đoạn cành mang hoa và quả. 7.4.2. Quan sát cây họ Cải (Brassicaceae). Đại diện phân tích là Cải canh (Brassica juncea), quan sát và phân tích thân, lá và hoa. Mẫu bổ sung hoặc thay thế là cải củ ( Raphanus sativus vả. longipinnatus), cải dại ( Rorippa bengalensis): cây có hoa và quả. Quan sát cây trong họ Bông (Malvaceae). Đại diện phân tích là dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis), quan sát và phân tích cơ quan sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản. Mẫu bổ sung hoặc thay thế là dâm bụt cánh xẻ (H.schizopetalus), vông vang (Abelmochus moschatus), ké hoa vàng (Sidarhombifolia), cối xay (Abutilon indicum): cành mang hoa. 7.4.3. Quan sát cây trong họ Thầu dầu (Euphorbiales). Đại diện phân tích là cây Thầu dầu (Ricinus communis), quan sát và phân tích cành, lá, cụm hoa, quả. Mẫu vật bổ sung hay thay thế là xƣơng rắn (Euphorbia milli) hay các loại hoa bát tiên (Euphorbia sp): một đoạn thân, cành có hoa; trạng nguyên (E.pulcherima), 77 cỏ sữa lá to (E.hirta); rau ngót (Sauropus androgynus); bùng bục (Mallotus apelta); tai tƣợng lá đỏ (Acalypha tricolor). 7.5. Câu hỏi và bài tập Làm thế nào để nhận biết các cây trong họ Bầu bí ở ngoài thiên nhiên? Hoa của họ Cải có đặc điểm gì để nhận biết khi chƣa cần phân tích kĩ? Có thể dựa vào đặc điểm gì để nhận biết cây thuộc họ Thầu dầu? Sƣu tầm và làm bài tập mẫu khô các cây trong họ Bông, họ Thầu dầu gặp ở địa phƣơng. Tìm hiểu công dụng của những cây đó. 7.6. Báo cáo kết quả. Nhƣ các bài thực hành trƣớc 7.7. Tường trình. Nhƣ các bài thực hành trƣớc. 78 Bài 8. CÁC HỌ HỒNG, ĐẬU, SIM, CAM, HOA TÁN (2 TIẾT) 8.1. Mục tiêu Qua các đại diện phân tích ở các bô/họ, thấy đƣợc tính chất chung và các dòng tiến hóa khác nhau của phân lớp. Nhớ đƣợc tính chất chủ yếu của các họ phân tích và biết cách nhận dạng một vài họ phổ biến ngoài thiên nhiên (các họ Hoa hồng, Đậu, Cam, Hoa tán). Biết đƣợc đặc điểm hình thái hoa, lácủa một vài cây qua sát để có thể sƣu tầm, bổ sung dẫn liệu cho phần dạy về hình thái cây Hạt kín trong chƣơng trình sinh học 6. 8.2. Nội dung Bộ Hoa hồng (Rosales): quan sát cây trong họ Hoa hồng (Rosaceae), chủ yếu phân họ Hoa hồng (Rosideae). Quan sát kiểu quả hạch và quả giả trong 2 phân họ Mận (Prunoideae) và Táo (Pomoideae). Bộ Đậu (Fabales): họ Đậu (Fabaceae), chủ yếu cây trong phân họ Đậu (Faboideae). Quan sát cụm hoa và kiểu hoa trong 2 phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và Vang (Caesalpinioideae). Bộ Sim (Myrtales): họ Sim (Myrtaceae). Quan sát kiểu quả với trụ mầm của một số cây trong họ Đƣớc (Rhizophoraceae). Bộ Cam (Rutales): họ Cam (Rutaceae). Bộ Nhân sâm (Araliales): họ Hoa tán (Apiaceae). 8.3. Chuẩn bị 8.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Đọc lí thuyết phần phân lớp Hoa hồng (các bộ, họ có thực hành) Đọc nội dung hƣớng dẫn thực hành bài 8. Lấy mẫu theo sự phân công của giảng viên thực hành. Xem lại bài giảng trong SGK Sinh học 6 về thân, lá, hoa (phần hình thái) để liên hệ tìm tranh ảnh hoặc sƣu tầm mẫu vật làm ví dụ minh họa. 8.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm 8.3.2.1. Dụng cụ: nhƣ bài trƣớc (không cần sử dụng kính hiển vi) 79 8.3.2.2. Vật mẫu: Hoa hồng (Rosa chinensis), tầm xuân (R. multiflora), mâm sôi (Rubus alcaefolius) hoặc ngấy (R.cochinchinensis): cành mang hoa, hoặc cây dâu tây (Fragaria vesca) có hoa và quả. Một vài quả lê hoặc mắc cooc, mận hoặc mơ, đào. Lạc (đậu phộng-Arachis hypogea), hoặc một vài loài cây nhƣ đậu cove, đậu đenCành hoa hoa xấu hổ (Mimosa pudica) hoặc cây keo đậu (Leucaena leucocephala), cây phƣợng vĩ (Delonix regia) hay cây kim phƣợng (Caesalpinia), cây muồng hôi (Cassi occidentalis) Cành mang hoa và quả: cây ổi (Psidium guajva), sim (Rhodomyrtus tomentosa), Gioi ( miền Trung và Nam gọi là Mậm –Syzygium). Bƣởi (Citrus grandis), chanh (C. limonia) : cành mang hoa và quả. Rau mùi (Corianndrum sativum, thì là (Anethum graveolens), rau má (Centella asiatica). 8.4. Tiến hành 8.4.1. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Cây phân tích là Hoa hồng (Rosa chinensis), quan sát và phân tích cành, lá, hoa và quả (nếu có). Mẫu bổ sung và quan sát là tầm xuân (R. multiflora), mâm sôi (Rubus alcaefolius) hoặc ngấy (R.cochinchinensis): cành mang hoa, hoặc cây dâu tây (Fragaria vesca) có hoa và quả. Một vài quả lê hoặc mắc cooc, mận hoặc mơ, đào. 8.4.2. Họ Đậu (Fabaceae) Đại diện phân tích là Lạc (đậu phộng-Arachis hypogea), quan sát và phân tích cành, lá , hoa và quả. Mẫu đại diện thay thế hoặc bổ sung là hoặc một vài loài cây nhƣ đậu cove, đậu đenCành hoa hoa xấu hổ (Mimosa pudica) hoặc cây keo đậu (Leucaena leucocephala), cây phƣợng vĩ (Delonix regia) hay cây kim phƣợng (Caesalpinia), cây muồng hôi (Cassi occidentalis) 8.4.3. Quan sát cây trong họ Sim (Myrtaceae). Đại diện quan sát là cành mang hoa và quả của cây ổi (Psidium guajva), quan sát và phân tích lá, cành, hoa, quả. 80 Mẫu bổ sung hoặc thay thế là sim (Rhodomyrtus tomentosa), Gioi ( miền Trung và Nam gọi là Mậm –Syzygium). 8.4.4. Quan sát cây trong họ Cam (Rutaceae) Đại diện là Bƣởi (Citrus grandis), quan sát và phân tích cành, lá, cụm hoa và quả. Mẫu bổ sung hoặc thay thế là chanh (C. limonia). 8.4.5. Quan sát cây trong họ Hoa tán Mẫu đại diện phân tích là Rau mùi (Corianndrum sativum, quan sát và phân tích cơ quan sinh dƣỡng, cụm hoa và quả. Mẫu quan sát bổ sung là thì là (Anethum graveolens), rau má (Centella asiatica). 8.5. Câu hỏi và bài tập Có thể dựa vào những đặc điểm của thân, lá, để nhận biết các cây trong phân họ Hoa hồng đƣợc không ? Để nhận biết cây trong họ Đậu nói chung và phân họ cánh bƣớm nói riêng, có thể dựa vào những đặc điểm gì trong những đặc điểm dƣới đây và đặc điểm nào là đáng tin cậy? + Lá và lá kèm. + Cụm hoa và hoa. + Kiểu quả. Dựa vào đâu để có thể nhận biết cây thuộc họ Sim (lá ? hoa ?) ? Cách nhận biết cây trong họ Cam mà không cần đến phân tích hoa ? Nếu có hoa, căn cứ vào tính chất nào là chính ? Qua quan sát các cây trong họ Hoa tán, làm thế nào để nhận biết đƣợc chúng một cách dễ dàng ngoài thiên nhiên ? Sƣu tầm và làm tập mẫu cây khô một số loài cây trong các họ Đậu, Hoa tán có ở địa phƣơng. 8.6. Báo cáo kết quả: nhƣ những bài trƣớc. 8.6. Viết nhật kí thực hành: nhƣ những bài trƣớc. 81 Bài 9. CÁC HỌ TRÚC ĐÀO, KHOAI LANG, CÀ, HOA MÔI, CÚC (2 tiết) 9.1. Mục tiêu Qua phân tích các đại diện, nhớ đƣợc tính chất chủ yếu của một số họ cây trong phân lớp và biết nhận dạng chúng ngoài thiên nhiên. Thấy đƣợc tính chất tiên hóa của phân lớp Cúc so với các phân lớp trƣớc thể hiện ở những điểm nào ? Nắm đƣợc một vài kiểu cấu tạo hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ để bổ sung dẫn liệu cho bài giảng về sự giao phấn trong chƣơng trình Sinh học 6. Qua đó cũng thấy thêm đƣợc sự đa dạng của các cây Hạt kín. 9.2. Nội dung Bộ Hoa vặn (Contortae) : quan sát một số đại diện trong các họ Trúc đào (Apocynaceae) và Thiên lí (Asclepiadaceae). Bộ khoai lang (Convolvulales) : quan sát một số đại diện trong họ Khoai lang (Convolvulaceae). Bộ hoa mõm sói (Scrophulariales : quan sát một số đại diện thuộc họ Cà (Solanaceae). Bộ Hoa môi (Lamiales) : họ Hoa môi (Lamiaceae). Bộ Cúc (Asterales) : họ Cúc (Asteraceae) 9.3. Chuẩn bị 9.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Đọc nội dung hƣớng dẫn thực hành bài 9 Đọc phần lí thuyết thuộc phân lớp Cúc. Các nhóm sinh viên lấy mẫu vật theo sự phân công của giảng viên dạy thực hành. 9.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm 9.3.2.1. Dụng cụ : nhƣ các bài trƣớc. 9.3.2.2. Vật mẫu : 82 Cành mang hoa, quả của các cây thông thiên (Thevetia peruviana), trúc đào (Nerium oieander), thừng mức (Wrightia annamensis), dừa cạn (Catharanthus roseus), bồng bồng (Calatropis gigantea) hoặc thiên lí (Telosma cordata), cây đại (Plumeria). Cây bìm bìm (ipomoea cairica), cành có hoa khoai lang (ipomoe batatas L), cây rau muống có hoa (I.aquatica Forssk). Cành mang hoa cây cà dại hoa tím (Solanum violaceum), cây cà dại hoa trắng (chi Salanum), cà, ớt (chi Capsium) hay cà chua (Lycopersicum esculentum). Húng quế (Ocimum basilicum) : cành mang hoa và quả, hƣơng nhu tía (O. tenuiflorum), tía tô (Perilla frutescens). Cây cúc tím (Vernonia patula), một vài loài cúc có cụm hoa đầu nhỏ, đồng hình ví dụ nhƣ cứt lợn, cỏ lào) cây cải cúc (Chrysanthemum coronnarium), sài đất (Wedelia chinensis) và một vài loài có cụm hoa dị hình hay tỏa tròn nhƣ cỏ nhọ nồi, cúc vạn thọ 9.4. Thực hiện 9.4.1. Quan sát cây trong họ Trúc đào (Apocynaceae). Mẫu phân tích là cành mang hoa, quả của các cây thông thiên (Thevetia peruviana), quan sát và phân tích cành, lá, cụm hoa, quả. Mẫu quan sát bổ sung là trúc đào (Nerium oieander), thừng mức (Wrightia annamensis), dừa cạn (Catharanthus roseus), bồng bồng (Calatropis gigantea) hoặc thiên lí (Telosma cordata), cây đại (Plumeria). 9.4.2. Quan sát cây trong họ Cà (Convolvulaceae). Mẫu phân tích đại diện là cây bìm bìm (ipomoea cairica), quan sát và phân tích cành, lá hoa. Mẫu bổ sung hay thay thế là cành có hoa khoai lang (ipomoe batatas L), cây rau muống có hoa (I.aquatica Forssk). 9.4.3. Quan sát cây trong họ Cà (Solanaceae). Mẫu đại diện phân tích là cành mang hoa cây cà dại hoa tím (Solanum violaceum), quan sát cành, lá, cum hoa, quả. 83 Mẫu bổ sung hay thay thế là cây cà dại hoa trắng (chi Salanum), cà, ớt (chi Capsium) hay cà chua (Lycopersicum esculentum). 9.4.4. Quan sát cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Mẫu đại diện là cây Húng quế (Ocimum basilicum), quan sát và phân tích cành, lá hoa, cụm hoa. Mẫu đại diện bổ sung hay thay thế hƣơng nhu tía (O. tenuiflorum), tía tô (Perilla frutescens). 9.4.5. Quan sát cây trong họ Cúc (Asteraceae). Mẫu đại diện quan sát là cây cúc tím (Vernonia patula), quan sát và phân tích lá, cành, hoa. Mẫu đại diện bổ sung hoặc thay thế là một vài loài cúc có cụm hoa đầu nhỏ, đồng hình ví dụ nhƣ cứt lợn, cỏ lào) cây cải cúc (Chrysanthemum coronnarium), sài đất (Wedelia chinensis) và một vài loài có cụm hoa dị hình hay tỏa tròn nhƣ cỏ nhọ nồi, cúc vạn thọ 9.5. Câu hỏi và bài tập Cách nhận biết các cây thuộc họ Trúc đào ở ngoài thiên nhiên? Hoa ở họ Trúc đào và họ Thiên lí có gì giống nhau, khác nhau? Cách nhận dạng các cây thuộc họ Hoa môi. Nếu gặp một cây không có hoa, có thể nhận ra đƣợc không, dựa vào đặc điểm gì? Cách nhận biết các cây thuộc họ Cúc ngoài thiên nhiên. Đặc điểm gì dễ nhận nhất? Thu thập và làm tập mẫu khô các cây thuộc họ Cà, họ Hoa môi và họ Cúc có ở địa phƣơng. Tìm hiểu công dụng của chúng. 9.6. Báo cáo: nhƣ những bài trƣớc. 9.7. Viết tường trình: nhƣ những bài trƣớc. 84 Bài 10. CÁC HỌ HÀNH, LAY ƠN, CHUỐI, CHUỐI HOA (2 tiết) 10.1. Mục tiêu Qua các đại diện quan sát, nắm đƣợc các đặc điểm phân biệt giữa cây Hai lá mầm và Một lá mầm (về dạng cây, lá, hoa), nhớ và bổ sung các ví dụ cụ thể để minh họa, phục vụ bài giảng có liên quan trong chƣơng trình Sinh học 6 (bài 30, bài 42 SGK). Nhớ dƣợc đặc điểm chính của các họ cây quan sát. Từ đó rút ra đƣợc tính chất chung của bộ và xu hƣớng tiến hóa. Nắm đƣợc cấu tạo hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ đặc biệt ở một vài họ (họ Lan, Chuối, chuối hoa) So sánh giữa chúng với nhau. 10.2. Nội dung Bộ Hành (Liliales): quan sát cây của một cài họ nhỏ trong bộ là họ Huệ tây (Liliaceae), họ Hành (Alliaceae), Thủy tiên (Amaryllidaceae), Lay ơn (Iridaceae). Bộ Gừng (Zingiberales): họ chuối (Musaceae), họ Chuối hoa (Cannaceae). 10.3. Chuẩn bị 10.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Đọc nội dung hƣớng dẫn thực hành bài 10. Đọc phần lí thuyết có liên quan đế nội dung thực hành (bộ Hành, bộ Gừng) Thu thập mẫu theo sự phân công của giảng viên thực hành. Xem lại bài giảng 42 trong SGK Sinh học 6. 10.3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm 10.3.2.1. Dụng cụ: nhƣ bài trƣớc. Vật mẫu: giảng viên dạy thực hành cùng các nhóm thu thập mẫu. Cụm hoa (bắp hoa) cây chuối (musa paradisiaca), chuối rừng (M.uranoscpos). Cây chuối hoa lai (Canna hybrida), chuối hoa (C.edulis). 10.4. Tiến hành 10.4.1. Quan sát cây thuộc một vài họ trong bộ Hành (Liliales) Mẫu đại diện quan sát là: + Cây hành ta (Allium fistulosum) có cả hoa. 85 + Cành hoa loa kèn trắng (Lilium longiflorum). + Cành hoa huệ (Polianthes tuberosa). Mẫu bổ sung hay thay thế là náng hoa đỏ (Crinum amabile). + Cành hoa la dơn (Gladiolus gandavensis). Các mẫu trên chúng ta quan sát và phân tích thân, lá, cụm hoa. 10.4.2. Quan sát cây trong bộ Gừng (Zingiberales). Mẫu đại diện quan sát là: + Cụm hoa (bắp hoa) cây chuối (musa paradisiaca). + Chuối rừng (M.uranoscpos. + Cây chuối hoa lai (Canna hybrida). + Chuối hoa (C.edulis). Mẫu bổ sung hay thay thế cho chuối hoa là dong riềng (Cana edulis). Các mẫu trên chúng ta quan sát và phân tích lá, hoa, quả. 10.5. Câu hỏi và bài tập Qua các đại diện đã quan sát, tập xây dụng một khóa phân loại đơn giản 4 họ đã thực tập trong bộ Hành. Dựa trên các mẫu đã phân tích, rút ra một số đặc điểm thích nghi của hoa với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của bộ Gừng. Sƣu tầm mẫu vật hoặc tranh ảnh về một số loài cây có hoa đẹp trong các họ đã thực tập để làm tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy sau này. 10.6. Báo cáo: nhƣ các bài trƣớc. 10.7. Viết tường trình: nhƣ các bài trƣớc. 86 Bài 11. CÁC HỌ CÓI, LÚA, CAU, RÁY (2 tiết) 11.1. Mục tiêu Qua phân tích các mẫu đại diện, nhớ đƣợc tính chất các họ cây. Nắm đƣợc hai xu hƣớng tiến hóa của hoa trong phân lớp Hành: biến đổi thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió mà đỉnh cao là các bộ Lan và Lúa. Nắm đƣợc những nét đặc trƣng nhất của phân lớp Cau (cả về cơ quan sinh dƣỡng lẫn cơ quan sinh sản) làm thành một dòng tiến hóa riêng trong lớp Một lá mầm. Bổ sung những dẫn liệu về sự thụ phấn chéo (giao phấn), đặc biệt là sự thụ phấn nhờ sâu bọ khá độc đáo trong các họ phân tích, phục vụ bài giảng có liên quan trong chƣơng trình Sinh học 6. 11.2. Nội dung Quan sát một số đại diện trong: + Phân lớp Hành: bộ Lan (Orchidales), bộ Lúa (Poales). + Phân lớp Cau: bộ Cau (Arecales), bộ Ráy (Arales). 11.3. Chuẩn bị 11.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Đọc nội dung hƣớng dẫn thực hành bài 11. Đọc phần lí thuyết có liên quan đến thực hành. Các nhóm sinh viên thu thập mẫu theo sự phân công của giảng viên thực hành. Xem lại bài 30 trong SGK Sinh học 6, mục 3 về đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió. 11.3.2.Chuẩn bị của phòng thí nghiệm 11.3.2.1. Dụng cụ: kính lúp, kim nhọn, lƣỡi dao bào. 11.3.2.2. Vật mẫu Lan phi điệp (Dendrobium anosmum Lindl) hoặc bất kì loài phong lan nào và một vài loài địa lan nhƣ sâm cuốn chiếu, lan đính hạc Cần lấy cả giò với cụm hoa. 87 Cỏ mầm trầu (Eleusine indica), ngô (Zea mays), lúa tẻ (Oryza sativa L var, utilissima A Camus) hay bất kì một loài cỏ nào nhƣ cỏ lồng vực, cỏ bông, cỏ chân vịt) củ gấu (Cyperrus rotundus). Cành hoa cau (Areca catechu). Cây bán hạ (Typhonium blumei). Cây ráy (Alocasia macrorhiza) 11.4. Thực hiện 11.4.1. Quan sát cây trong họ Lan (Orchidaceae). Đại diện phân tích: Lan phi điệp (Dendrobium anosmum Lindl), quan sát và phân tích dạng cây, rễ, thân, lá và cụm hoa. 11.4.2. Quan sát cây trong họ Lúa (Poaceae). Đại diện phân tích là Cỏ mầm trầu (Eleusine indica), quan sát và phân tích thân, rễ, lá, cụm hoa, quả Mẫu bổ sung hoặc thay thế ngô (Zea mays), lúa tẻ (Oryza sativa L var, utilissima A Camus) hay bất kì một loài cỏ nào nhƣ cỏ lồng vực, cỏ bông, cỏ chân vịt), củ gấu (Cyperrus rotundus). 11.4.3. Quan sát hoa của họ Cau (Arecaceae) Đại diện là cành hoa cau (Areca catechu), quan sát và phân tích cơ quan sinh sản. 11.4.4. Quan sát cây ở họ Ráy (Araceae). Đại diện là cây ráy (Alocasia macrorhiza), quan sát cây, lá, hoa, quả. 11.5. Câu hỏi và bài tập Dựa trên các mẫu quan sát và phân tích, rút ra tính chất điển hình của họ Lan, nêu bật đặc điểm thích nghi của hoa với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. Qua cấu tạo hoa của cây họ Lúa, có thể nói gì về sự thích nghi của hoa với lối thụ phấn nhờ gió? Qua quan sát một só đại diện , rút ra đặc điểm phân biệt giữa hai họ Cau và Ráy. Có thể căn cứ vào những đặc điểm gì (về thân, lá, cụm hoa) để nhận biết cây thuộc họ Ráy? 88 11.6. Báo cáo: nhƣ những bài trƣớc. 11.7. Viết nhật kí thực hành: nhƣ những bài trƣớc. 89 Bài 12. ĐI THAM QUAN NGOÀI TRỜI (2 tiết) 12.1. Mục tiêu Làm quen với một số cây và họ cây trong môi trƣờng sống tự nhiên. Góp phần củng cố và bổ sung kiến thức đã học trong lí thuyết và trong thực hành. Biết nhận xét sự phân bố của thực vật trong thiên nhiên thích nghi với môi trƣờng sống. Thực hành tập nhận dạng một số họ cây phổ biến ngoài thiên nhiên trên cơ sở các đặc điểm đã học. Ôn tập lại một số khái nhiệm về hình thái thân, lá, hoa, quảcủa cây để có thêm dẫn liệu thực tế minh họa cho các bài giảng có liên quan trong chƣơng trình Sinh học 6. 12.2. Nội dụng học tập Nhận biết các cây và một số họ cây quen thuộc (dựa vào các đặc điểm đã học, đặc biệt là các đặc điểm về hình thái dễ nhận biết). Nhận xét sự phân bố của một số loài hay họ phổ biến hoặc đặc trƣng của khu vực. Qua quan sát một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trƣờng (chủ yếu về mặt hình thái). Quan sát các hình thức phát tán của quả, hạt nếu có thể. Đánh giá tình hình chung của thực vật ở khu vực tham quan học tập (phong phú hay không, dạng cây gì là phổ biến, cây trồng hay hoang dại, loài phổ biến). 12.3. Chuẩn bị 12.3.1. Chuẩn bị của sinh viên Ôn lại những kiến thức về hình thái thực vật, phân loại thực vật vừa học qua, nhất là nhóm thực vật mà giảng viên giao nhiệm vụ nghiên cứu khi đi tham quan ngoài thiên nhiên. Bút, giấy hoặc sổ tay nghi chép. Chuẩn bị của giảng viên và phong thí nghiệm 90 Chuẩn bị địa điểm: tùy điều kiện địa phƣơng, nên chọn môi trƣờng tự nhiên. Chuẩn bị nội dung hƣớng dẫn,nên tìm hiểu trƣớc về môi trƣờng sẽ tham quan học tập và tình hình thực vật ở đó. Một vài dụng cụ cần thiết: kính lúp, dao, keo cắt cành, cặp ép cây và giấy báo. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sinh viên chuyên nghiên cứu một nhóm thực vật cụ thể nào đó. 12.4. Tổ chức tham quan: Mỗi nhóm có một nhóm trƣởng, giảng viên sẽ ở một địa điểm nào đấy để khi cần các nhóm sinh viên có thể quay lại nhờ sự giúp đỡ, giảng viên và nhóm trƣởng luôn giữ liên lạc qua điện thoại. 12.5. Các nhóm báo cáo kết quả: tƣơng tự nhƣ những bài trƣớc 12.6. Viết nhật kí thực hành: tƣơng tự nhƣ những bài trƣớc. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Nhƣ Đối (2001), Sinh học phát triển cá thể thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Hoàng Thị Sản (1998), Giải phẫu hình thái thực vật, NXN Giáo dục, Hà Nội. [3] Hoàng Thị Sản (1998), Phân loại học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Hoàng Thị Sản (2005), Phân loại học thực vật, NXB Đại học Sƣ phạm. [5] Nguyễn Nghĩa Thìn (1993), Sinh học thực vật học 2, Hanoi university Vietnam-holland cooperation project [6] Nguyễn Quang Vinh (2011), Sinh học 6, NXB giáo dục Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_phanloaihoctv_7185_2042664.pdf