Bài giảng Nguyên lý - Chi tiết máy - Nguyễn Hoàng Lĩnh

1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán: Trong quá trình làm việc ổ lăn có thể bị hỏng ở các dạng sau: - Mòn ổ (do ổ giữ không sạch như trong ôtô máy kéo, máy xây dựng). Mòn làm tăng khe hở của ổ, tăng độ lệch tâm, giảm số lượng con lăn tham gia chịu tải. Khi lượng mòn chưa nhiều, có thể điều chỉnh khe hở để ổ làm việc tốt trở lại. Mòn quá mức quy định, ổ bị hỏng, nên thay ổ khác. | - Tróc rỗ bề mặt ổ vì mõi. Do ứng suất tiếp xúc thay đổi khi ổ quay. Tróc là dạng hỏng chủ yếu trong các ổ làm việc với số vòng quay cao, chịu tải lớn và không có bụi lọt vào (ổ trong hộp giảm tốc). Ở được bôi trơn đầy đủ, sau một thời gian dài sử dụng, trên bề mặt ổ và các con lăn xuất hiện lỗ rỗ. -Biến dạng dẻo bề mặt làm việc: do chịu tải va đập hay tải trọng tĩnh quá lớn khi ổ không quay hay quay chậm (ổ cầu trục máy tời). -Kẹt ổ: do trục biến dạng quá lớn, hoặc do dãn nỡ nhiệt, hoặc do lắp ghép có độ dội quá lớn. -Vẽ con lăn và vòng cách do mõi hoặc do lực va đập lớn. Các mảnh vỡ rơi vào ổ, gây nên kẹt tắt, ổ không tiếp tục làm việc được nữa. -Vỡ các vòng ổ, do lắp ghép với độ dối quá lớn, hoặc do va đập quá mạnh, các vòng ổ bị vỡ.

pdf177 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nguyên lý - Chi tiết máy - Nguyễn Hoàng Lĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_chi_tiet_may_nguyen_hoang_linh.pdf