Bài giảng môn Trắc địa địa chính
Chương 1
Những vấn đề về địa chính và quản lý địa chính
1.1. Khái quát về quản lý lãnh thổ
1) Đặc tính của đất đai và quan hệ đất đai
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, quốc phòng, . Từ xa xưa loài người đã biết khai thác sử dụng tài nguyên đất. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài đã nảy sinh vấn đề quan hệ giữa con người với con người liên quan đến đất đai, đặc biệt là vấn đề chiếm hữu và sử dụng, vấn đề phân phối và quản lý đất. Để đảm bảo quyền sử dụng đất, sở hữu đất, đo đạc địa chính, quản lý địa chính và quản lý đất đai ra đời và phát triển. Lịch sử địa chính quan hệ chặt với lịch sử và kinh tế mỗi dân tộc,
quốc gia, chế độ quản lý nhà nước về đất đai. Ngay từ khi ra đời, vấn đề sở hữu đất đai đã giữ một vai trò quan trọng, là cơ sở để tạo nên của cải vật chất xã hội. Do vậy mà thuế đã ra đời. Để đảm bảo việc phân bố đúng đắn nguồn thu từ đất, cần biết diện tích và giá trị đất. Việc sở hữu đất đai còn kéo theo vấn đề chuyển nhượng, thừa kế và phân chia đất đai. Ngoài ra, người cầm quyền rất muốn biết khoảng trời Ai Cập người ta lập bảng thuế đất theo diện tích đất từ 3200 – 280 TCN và nó là cơ sở để phân chia lại đất đai sau lũ lụt.
Nền địa chính với những đường nét hình học nghiêm ngặt và chính xác là công cụ giúp việc quy hoạch lãnh thổ. Nó được vận dụng như một công cụ đa năng trong việc phân việc chia đất đai thành hàng, loại, xác định khoảnh lô, Do vậy, kiểm tra cả dân cư sinh sống tại đó, đâylà cơ sở để thu thuế. Các phương pháp đo đạc ra đời, các loại sổ sách quản lý đất được xây dựng để lưu trữ các thông tin về diện tích, loại đất,
25 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Trắc địa địa chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 Bản đồ địa chính 3.1. Khái niệm về bản đồ địa chính 1) Khái niệm bản đồ địa chính Là bản đồ chuyên đề của ngành địa chính. Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng và là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản lý nhà nước đối với đất đai. Nội dung, hình thức và độ chính xác của bản đồ địa chính gắn liền với yêu cầu của công tác quản lý và trình độ khoa học, kỹ thuật ở thời điểm đó. Dù ở thời kỳ nào bản đồ địa chính cũng luôn có vai trò quan trọng trong ngành địa chính. Trước đây khi lập sổ địa bạ và ngày nay để hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ cho việc quản lý đất đai đều phải đo đạc lập bản đồ địa chính. Để nắm được các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhà nước cần thống kê đất đai trên toàn quốc để biết diện tích đất đã và chưa canh tác. Công tác địa chính bao gồm cả 3 mặt: tự nhiên, kinh tế và pháp lý. Ba mặt này có quan hệ mật thiết với nhau. Hiện nay bản đồ địa chính là tài liệu gốc để tiến hành thống kê đất đai, lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính Vì vậy bản đồ địa chính cần phải đáp ứng được các yêu cầu về công tác đăng ký sử dụng đất, thống kê đất đai, đánh giá kinh tế đất, phân hạng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các nội dung này có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Trước đây ở nước ta bản đồ giải thửa được thành lập để thống kê diện tích đất và chất lượng của đất trồng lúa. Bản đồ này đóng vai trò của bản đồ địa chính. Ngày nay khi chủ trương giao đất ổn định, lâu dài cho chủ sử dụng đồng thời mở rộng quyền và lợi ích của người sử dụng thì bản đồ giải thửa không đáp ứng được. Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao độ chính xác về vị trí, kích thước và diện tích của từng loại đất và từng thửa đất thể hiện trên bản đồ nên bản đồ địa chính ra đời. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi của đất đai. Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai như thống kê đất đai: - Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. - Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. - Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, cải tạo đất. - Lập hồ sơ thu hồi đất trong từng trường hợp cần thiết. - Giải quyết tranh chấp về đất đai. Bản đồ địa chính thường được thành lập ở dạng bản đồ giấy và bản đồ số. 2) Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính (BĐ ĐC) a) Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng các mốc như các mốc trắc địa các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật. b) Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường cong nối các điểm trên thực địa với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độ điểm đầu, cuối. Từ đây có thể tính được chiều dài, phương vị của nó. Các đường cong cần quản lý các yếu tố đặc trưng như đường cong trên quản lý điểm đầu, cuối bán kính. c) Thửa đất: Đây là đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định giới hạn bằng một đường bao khép kín có một chủ sở hữu hay sử dụng nhất định. Mỗi thửa đất có một hay một số loại đất (vườn, nhà). Đường giáp giới thửa đất ở thực địa là con đường, bờ ruộng,... Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là điểm góc thửa, chiều dài các cạnh và diện tích của nó. Mọi thửa đất đều được gán cho một số hiệu địa chính (1,2,..) d) Thửa đất phụ: Một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường phân chia không ổn định và mỗi phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, có khi thay đổi chủ sử dụng. Các thửa đất này gọi là thửa phụ (VD: đất ở - ao – vườn). e) Lô đất: Là vùng đất gần một hay nhiều thửa đất. Lô đất thường giới hạn bởi con đường, kênh, mương,... f) Khu đất, xứ đồng: Là vùng đất gồm nhiều thửa, nhiều lô thường có tên gọi riêng. g) Thôn, bản, ấp, xóm: Là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng cùng sống, sản xuất trên một vùng đất. h) Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản. Đây là tổ chức hành chính có đủ quyền hành được thừa nhận. 3) Nội dung thể hiện của BĐ ĐC Do BĐĐC là bản đồ chuyên ngành đất đai cho nên trên BĐĐC phải thể hiện chính xác vị trí, ranh giới diện tích và một số thông tin khác của từng thửa đất, vùng đất trong một đơn vị hành chính nhất định. BĐ ĐC là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ việc quản lý chặt chẽ đất đai, vì vậy BĐ ĐC cần thể hiện đầy đủ các yếu tố phục vụ cho việc quản lý đất đai. a) Điểm khống chế tọa độ và độ cao Trên BĐ ĐC cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ, độ cao nhà nước các cấp (I, II,..) và tọa độ lưới khống chế địa chính cấp 1, 2. Các điểm khống chế đo vẽ có chân mốc để sử dụng lâu dài. Các yếu tố này cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ. b) Địa giới hành chính các cấp Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp (tỉnh, huyện, xã), các mốc giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới hành chính trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì thể hiện trên bản đồ đường địa giới cấp cao nhất. c) Ranh giới thửa đất Thửa đất là yếu tố cơ bản của BĐ ĐC. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng gấp khúc hay đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên ranh giới. Ngoài ra trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là thứ tự điểm, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. d) Loại đất Để phân loại đất cần theo quy định của Tổng cụ địa chính như đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất phi nông nghiệp (đất ở, đất giao thông, thủy lợi, ...) và đất khác. e) Công trình xây dựng trên đất Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư đặc biệt là ở các thành phố thì trên từng thửa đất cần phải thể hiện chính xác các công trình xây dựng như nhà ở, nhà làm việc. Các công trình này được xác định theo mép tường phía ngoài, ngoài ra còn biểu thị tính chất công trình như nhà gạch, nhà nhiều tầng,... f) Ranh giới sử dụng đất Trên bản đồ phải thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội. g) Hệ thống giao thông Phải thể hiện tất cả các loại đường như đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường xóm, ... Đường có kích thước ≥ 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ 2 nét, nhỏ hơn vẽ 1 nét nhưng ghi độ rộng của đường. h) Mạng lưới thủy văn Phải thể hiện tất cả sông, ngòi, kênh, rạch, ao, hồ. Nếu rộng ≥ 0,5 m phải vẽ 2 nét, < 0,5m vẽ 1 nét theo tim. Sông vẽ mực nước cao nhất hay mực nước thời điểm vẽ. i) Địa vật quan trọng Các địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng, phải vẽ đầy đủ. j) Mốc giới quy hoạch Phải thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn, hành lang bảo vệ. k) Dáng đất Khi đo vẽ bản đồ ở các vùng đặc biệt phải thể hiện dáng đất bằng các đường đồng mức. l) Địa danh Thôn, xóm, làng, xứ đồng, sông, núi, UBND, trường học được thể hiện đầy đủ. - Ghi chú giải thích: Ghi đầy đủ các yếu tố trong khung, ngoài khung tiếp giáp tờ, xã, .. thời gian đo vẽ. 3.2. Cơ sở toán học của BĐ ĐC 1) Phép chiếu và hệ tọa độ địa chính Để đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai đặc biệt khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai (LIS) bản đồ trên toàn lãnh thổ phải thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất và chọn hệ quy chiếu tối ưu, hợp lý để thể hiện bản đồ. Thường 2 lưới chiếu đồng góc Gianh và VTM đáp ứng được yêu cầu này. Về lưới tọa độ nhà nước Việt Nam: Lưới tọa độ nhà nước Việt Nam được xây dựng theo 4 cấp từ cấp I đến cấp IV. Tuy nhiên chúng ta xây dựng không thống nhất trên mọi miền và cùng thời gian. Trong đó có 600 điểm hạng 1, 1200 điểm hạng 2, chiều dài cạnh hạng 1 trung bình 25 km, hạng 2 từ 13 – 16 km, góc hạng 1 đo chính xác 0,5’’, hạng 2 là 1’’.