Qui định thời gian cho các bài sát hạch "test" khôn ngoan hơn
• Trước khi sát hạch, đảm bảo bạn hiểu các thông tin có liên quan đến các nhiệm vụ
của khoá học mà sẽ là cơ sở cho một bài sát hạch đặc thù.
Tìm một số người bạn thân tiện cho việc nghiên cứu
• Nếu thấy cần phải nghiên cứu với nhiều học viên khác ở lớn học, đề nghị người
hướng dẫn giúp tìm kiếm các học viên khác, người có thể hợp tác làm việc, học tập với bạn.
Thảo luận về tiến bộ của bạn
• Hỏi người hướng dẫn với các mục đích khác nhau trong mỗi kỳ học bạn đã tiến bộ
như thế nào. Cũng đề nghị sự giúp đỡ và chỉ rõ ra bất cứ phần nào bạn thấy khó và chưa rõ.
Áp dụng những kỹ thuật thư giãn để tập trung tốt hơn
Các kỹ thuật thư giãn có thể đưa lại những ích lợi cho việc học: có một số phương pháp như
tăng độ tập trung, tăng cường tập trung cao độ, và giảm buồn chán. Một số kỹ thuật hồi phục
thông thường gồm: thở sâu, thư dãn kéo căng, và nghe các loại nhạc êm dịu.
167 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Nhập môn Internet và E - Learning, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần phải thông tin với dữ liệu người học và các thông tin về hoạt động trước đó
đối với các nội dung khoá học. Đi đầu trong tiêu chuẩn này là SCORM trên cơ sở các mô tả chuẩn
theo CMI của AICC.
3.2.3. Hoạt động của hệ thống E-Learning
Căn cứ vào mô hình chức năng và mô hình hệ thống của một hệ thống E-Learning, ta có thể
đưa ra một mô hình cấu trúc của hệ thống E-Learning như sau: [ ]6
6 TS. Nguyễn Quang Trung “E-learning, Phương thức đào tạo cho tương lai và giải pháp sử
dụng phần mềm nguồn mở”, Báo cáo khoa học, Học viện Công nghệ BCVT, 2004
139
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
Hình 3.6 Cấu trúc điển hình cho e-Learning
Khi tham gia vào hệ thống E-Learning, mỗi thành phần trong mô hình cấu trúc thực hiện
một nhiệm vụ, và tương tác giữa chúng là động cơ cho guồng máy E-Learning hoạt động:
• Giảng viên(A): cung cấp nội dung khoá học cho phòng xây dựng nội dung (C) dựa trên
những học tập kết quả dự kiến nhận từ phòng quản lý đào tạo (D). Ngoài ra, họ sẽ tham gia tương
tác với học viên (b) thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS).
• Học viên (B): Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên
(qua hệ thống LMS (2)), sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập.
• Phòng biên tập, xây dựng chương trình (C): Các kỹ thuật viên đảm nhận trách nhiệm
xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM (thiết kế kịch bản, soạn thảo nội dung, sử
dụng kỹ thuật tích hợp multimedia để xây dựng bài giảng). Sử dụng hệ thống quản lý LMS, kỹ
thuật viên lấy nội dung bài giảng từ các giảng viên (A) và chuyển chúng thành các bài giảng điện
tử. Trong quá trình xây dựng, họ có thể sử dụng những đơn vị kiến thức có sẵn trong ngân hàng
kiến thức (I) hoặc dùng các công cụ thiết kế (4) để thiết kế các đơn vị kiến thức mới. Sản phẩm
cuối cùng là các bài giảng điện tử được đưa vào ngân hàng bài giảng điện tử (II).
• Phòng quản lý đào tạo (D): Các chuyên viên đảm trách nhiệm vụ quản lý việc đào tạo
(qua hệ thống LMS-2). Ngoài ra thông qua hệ thống này, họ cần phải tập hợp được các nhu cầu,
nguyện vọng của học viên về chương trình và nội dung học tập để lập nên những yêu cầu cho
140
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
đội ngũ giảng viên, tạo nên một chu trình kín góp phần liên tục cập nhật, nâng cao chất lượng
giảng dạy.
• Cổng thông tin người dùng (hay còn gọi là user’s portal): Giao diện chính cho học
viên (B), giảng viên (A) cũng như các phòng (C) (D) truy cập vào hệ thống đào tạo. Giao diện này
hỗ trợ truy cập qua Internet từ máy tính cá nhân hoặc thậm chí các thiết bị di động thế hệ mới
(mobile).
• Hệ thống quản lý nội dung LCMS-Learning Content Managerment System (1): giảng
viên (A) và phòng xây dựng chương trình (C) cùng hợp tác trong môi trường đa người dùng này
để xây dựng nội dung bài giảng điện tử. LCMS được kết nối với các ngân hàng kiến thức (I) và
ngân hàng bài giảng điện tử (II).
• Hệ thống quản lý học tập LMS - Learning Managerment System (2): Khác với LCMS
chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS̉ hỗ trợ cho việc học tập cũng như quản lý
học tập của học viên. Các dịch vụ như đăng ký, giúp đỡ, kiểm tra... cũng được tích hợp vào đây.
Vì vây LMS là giao diện chính cho học viên học tập cũng như phòng quản lý đào tạo quản lý việc
học tập của học viên.
• Các công cụ khác hỗ trợ học tập (3): Bao gồm các công cụ hỗ trợ cho việc học tập của
học viên như thư viện điện tử, phòng thực hành ảo, trò chơi v.v... Trên thực tế chúng có thể được
tích hợp vào hệ thống LMS.
• Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử (4): Dùng để hỗ trợ việc xây dựng và thiết kế bài
giảng điện tử bao gồm các thiết bị dùng cho studio (máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm...) cho
đến các phần mềm chuyên dụng để xử lý multimedia cũng như để thiết kế xây dựng bài giảng
điện tử và lập trình. Đây chính là những công cụ chính hỗ trợ cho phòng xây dựng chương
trình (C).
• Ngân hàng kiến thức (I): Là cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ bản, có thể
được tái sử dụng trong nhiều bài giảng điện tử khác nhau. Phòng xây dựng chương trì̀nh (C) sẽ
thông qua hệ thống LCMS (1) để tìm kiếm, chỉnh sửa, cập nhật cũng như quản lý ngân hàng dữ
liệu này.
• Ngân hàng bài giảng điện tử (II): Là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử. Các
học viên sẽ truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS (2).
3.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH HỌC E-LEARNING
3.3.1. Yêu cầu cần có để học E-Learning
(1) Yêu cầu đối với tổ chức đào tạo:
- Hệ thống E-learning cần phải được nhìn nhận một cách tổng thể như một chiến lược dài hạn
phục vụ cho việc đào tạo bộ phận lớn khách hàng. Nếu chỉ xây dựng hệ thống với một số lượng nhỏ
người sử dụng thì giá trị sử dụng sẽ thấp và vì vậy sớm hay muộn cũng sẽ gặp phải những khó khăn
141
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
- Tài liệu đào tạo cần phải đáp ứng yêu cầu của đối tượng sử dụng, nói cách khác: cần phải
xác định rõ mục tiêu và đối tượng đào tạo để từ đó xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp
cho từng đối tượng. Chương trình đào tạo cần phải theo sát nhu câu thực tế xã hội và được xây dựng
trên cơ sở gắn kết lý thuyết với thực hành và hệ thống kiểm tra.
- Tài nguyên phục vụ cho đào tạo cần phải được tích hợp với hệ thống quản lý. Thực chất, E-
learning không chỉ đơn thuần là một trang thông tin với các bài giảng tĩnh, mà ngược lại đó là một
hệ thống hoàn chỉnh từ khâu cung cấp bài giảng cho đến các vấn đề quản lý hệ thống đào tạo.
- Xây dựng diễn dàn trao đổi thông và hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành khoá đào
tạo. Kiến thức trang bị cho học viên thu được trong mỗi khoá học mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất
định, học viên rất cần sự trao đổi và hỗ trợ trong quá trình vận dụng thực tế.
- Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu những chi
phí xây dựng chương trình đào tạo. Cần xây dựng một hành lang pháp lý để chứng chỉ của các khoá
đào tạo theo mô hình đào tạo E-learning được xã hội công nhận.
- Cần đào tạo đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên xây dựng bài giảng, chuẩn bị sẵn nguồn lực
cho sự phát triển lâu dài của hệ thống.
(2) Yêu cầu đối với học viên:
Để tham gia các khoá học E-Learning, ngoài việc phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết
như: máy tính có kết nối internet, các tài liệu, giáo trình, đĩa CD-Rom, các học viên còn cần có:
- Các kỹ năng về ngôn ngữ: bởi nội dung bài giảng chủ yếu được trình bày bởi một ngôn ngữ
nhất định nên yêu cầu tối thiểu mà học viên cần có là có khả năng hiểu ngôn ngữ của khoá học.
Chẳng hạn: không thể tham gia khoá học về mạng trên trang Web nếu bạn
không biết tiếng Anh.
- Kỹ năng đánh máy và sử dụng máy tính: học viên phải có những kỹ năng cần thiết về máy
tính và mạng như: tự cài đặt và sử dụng những phần mềm có liên quan đến bài học, có khả năng
đánh máy, biết kết nối mạng Internet và duyệt Web.
- Tính tự giác: Do việc quản lý các khoá học E-Learning không như các khoá học truyền
thống, giáo viên không trực tiếp giảng bài và giao bài tập cho học viên, bởi vậy học viên tự mình
học bài và làm bài tập, thậm chí tự kiểm tra kiến thức và trình độ của mình. Nếu không có tính tự
giác cao, học viên khó có thể nắm bắt được nội dung khoá học. Để nâng cao chất lượng học tập, học
viên còn phải tự tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan đến khoá học, không ngần ngại học nỏi kinh
nghiệm những người đi trước thông qua các diễn đàn trên mạng.
142
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
3.3.2. Qui trình học E-Learning
• Bước 1: chuẩn bị máy móc, cài đặt các phần mềm cần thiết. Trang bị kiến thức cơ bản
về máy tính và mạng.
• Bước 2: Tìm hiểu về khoá học
¾ Xác định mục tiêu: Học để làm gì?
Xác định rõ động lực gì thúc đẩy mình tham gia khoá học, phải chăng học để thỏa mãn tính
tò mò? Để chuẩn bị bắt đầu một nghề mới hay để đáp ứng được các điều kiện về bằng cấp?
¾ Xác định nội dung khóa học: Cần học cái gì?
Học viên muốn biết các nguyên lý, lý thuyết tổng quát về một vấn đề hay cần các qui trình
cụ thể để giải một bài toán riêng biệt? Muốn học về một chủ đề chuyên sâu, hay chỉ là làm thế nào
thực hiện được một công việc cá nhân?
¾ Tự đánh giá bản thân: Trình độ hiện thời của bản thân
Mỗi khoá học có yêu cầu khác nhau về trình độ ban đầu của học viên. Ngoài các kỹ năng cơ
bản về sử dụng máy tính và mạng, học viên cần tìm hiểu kỹ xem nội dung khoá học có phù hợp
với kiến thức hiện có của mình không.
¾ Xác định thời gian và địa điểm học tập: Khi nào thì có thể học và học ở đâu?
Việc xác định thời gian và địa điểm tham gia khoá học E-Learning là khá tự do, tuy nhiên
cũng cần xác định trước để lập ra một thời gian biểu phù hợp, đảm bảo có thể thường xuyên tham
gia các bài giảng theo đúng lịch trình quy định. Hiện nay, có nhiều trung tâm, tổ chức khác nhau
tham gia mở các khoá đào tạo E-Learning, ta cũng cần lựa chọn nên theo học ở trung tâm, tổ
chức nào.
143
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
• Bước 3: Học
Sau khi đã có thực hiện các bước trên, người học đã hình dung khá rõ về khoá học mình cần
về cả thời gian, nội dung, cách thức học tập. Việc còn lại là: Học như thế nào để có chất lượng tốt
nhất? Các bước cần tiến hành như sau:
¾ Tìm hiểu các thuật ngữ.
Việc không hiểu các thuật ngữ trong một lĩnh vực nào đó sẽ khiến cho việc học trở nên khó
khăn hơn, đặc biệt khi các học viên thích tham gia vào khoá học theo một trình tự phù hợp với họ
hơn là một trình tự bắt buộc. Khi xây dựng các bài giảng, các kỹ sư thiết kế đã cung cấp sẵn một
bảng chú giải thuật ngữ trực tuyến rất dễ dàng tra cứu. Bởi vậy, để nắm được nội dung khoá học,
học viên nên tìm hiểu định nghĩa của các thuật ngữ này ngay khi bắt gặp chúng trong bài học.
¾ Xem xét nội dung khoá.
Lướt nhanh qua nội dung toàn bộ khoá học để xác định xem phần nào cần học kỹ, phần nào
đã biết có thể đọc qua để tiết kiệm thời gian. Bài giảng điện tử thường được thiết kế để người học
dễ dàng truy cập nội dung mong muốn một cách ngẫu nhiên.
Khi học bài, kết hợp học lý thuyết với việc theo dõi các ví dụ minh hoạ. Tự thực hiện với
các tương tác trong bài học.
¾ Làm bài tập - củng cố kiến thức và kỹ năng.
Sau khi đã học lý thuyết, cách tốt nhất để kiểm tra khả năng nắm bắt bài học là làm bài tập.
Thường thì bài tập được chia thành 2 loại: bài tập trắc nghiệm - nhằm củng cố kiến thức lý thuyết,
bài tập thực hành – giúp người học có thêm kỹ năng trong việc giải quyết các bài toán thực tế có
liên quan đến bài học. Trong mỗi loại, các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Bởi vậy, nên tiến
hành làm những bài dễ trước, khó sau.
Cần chú ý rằng, bài tập đưa ra nhằm tạo cho người học có một tư duy sâu sắc, không phải
hiểu vấn đề một cách nông cạn hoặc chỉ đơn giản là nhắc lại như vẹt những từ đã học thuộc lòng.
Khi làm bài tập, học viên cần phải:
Rèn cho mình một phương pháp tư duy phân tích để hoàn thiện những bài tập khó.
Có khả năng vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống cụ thể
trong thực tế cuộc sống.
Đề xuất được những ý tưởng mới hoặc kết hợp những ý tưởng của nhiều người để giải
quyết vấn đề nào đó.
¾ Xem thêm các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.
Thường thì các giáo trình, kể cả giáo trình trong lớp học truyền thống hay giáo trình điện tử,
nội dung thường được trình bày ngắn gọn, cô đọng. Nếu chỉ học theo giáo trình, sẽ có nhiều vấn
đề học viên không thể hiểu một cách sâu sắc, thậm chí có nhiều thông tin mới học viên sẽ không
được cập nhật. Vì vậy, bên cạnh các tài liệu được cung cấp sẵn, học viên cần tìm kiếm thêm tài
liệu có liên quan. Ngày nay, với sự hỗ trợ của những trang Web tìm kiếm như www.google.com,
144
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
¾ Thường xuyên tham gia các diễn đàn để giao lưu, học hỏi những người có nhiều kinh
nghiệm hơn mình.
Nên tận dụng triệt để những buổi trò chuyện trực tuyến trên mạng với các giáo viên hướng
dẫn hoặc các chuyên gia, đây là cơ hội để học viên đưa ra câu hỏi, những thắc mắc và thảo luận
những luận điểm quan trọng với giảng viên. Học viên cũng có thể tận dụng cơ hội này để có được
những lời khuyên bổ ích từ giảng viên.
Bên cạnh đó, học viên luôn có thể gửi email tới giảng viên, bạn học để hỏi và nhận câu trả
lời. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để hỏi bài vì học viên có thể thực hiện tại bất cứ đâu, bất cứ
lúc nào.
Các diễn đàn (forum) là nơi học viên không chỉ học hỏi kinh nghiệm mà còn chia sẻ những
kinh nghiệm của bản thân với mọi người. Tham gia vào các diễn đàn, học viên sẽ cảm thấy hứng
thú, bị lôi cuốn vào một tập thể ảo, việc học do đó sẽ thú vị hơn.
145
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Các kiến thức cần ghi nhớ trong chương này:
Các khái niệm về E-Learning, đặc điểm của E-Learning, sự khác biệt giữa E-Learning
và giáo dục truyền thống. Tại sao E-Learning là công nghệ giáo dục cho tương lai? Liệu
E-Learning có thay thế hoàn toàn giáo dục truyền thống?.
Nắm được mô hình, cấu trúc của hệ thống E-Learning. Khái niệm hệ thống quản lý
giảng dạy và học tập (LMS).
Các yêu cầu cần có để học E-Learning, phương pháp và quy trình học E-Learning.
146
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1:
E-Learning là viết tắt của:
Economic Learning
Electronic Learning
Electron Learning
Electronic mail Learning
Câu 2:
Các bài giảng đa phương tiện, tích hợp hình ảnh, âm thanh bắt đầu xuất hiện từ:
Trước năm 1983
Từ năm 1984 đến năm 1993
Từ năm 1994 đến năm 1999
Mới từ năm 2000 đến nay.
Câu 3:
Một cách đầy đủ nhất, E-Learning là:
Một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy , lớp học ảo
và sự liên kết số
E-Learning nghĩa là việc học sử dụng Internet.
E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web.
E-Learning là bộ máy thiết kế, phân phối, chọn lựa, quản lý và mở rộng việc Học.
Câu 4:
Đâu không phải là đặc điểm của E-Learning
Cập nhật
Không giới hạn bởi không gian thời gian.
Cực kỳ hấp dẫn và dễ tiếp cận.
Tiện lợi, người học không cần phải trang bị bất cứ thứ gì vẫn có thể học tốt.
Câu 5:
Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo:
147
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
Thời gian đào tạo kéo dài hơn khóa học truyền thống.
Yêu cầu các kỹ năng mới khiên cơ sở đào tạo phải đào tạo lại.
Người học vẫn chưa tin tưởng vào hiệu quả mà khoá học E-Learning mang lại
Chi phí đào tạo cao, nhất là khi tổ chức nhiều khoá học.
Câu 6:
Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo
Thời gian đào tạo ngắn.
Học viên cần đi lại nhiều.
Chi phí phát triển một khoá học rất lớn.
Giảng viên cần đào tạo lại để đáp ứng cách dạy mới.
Câu 7:
Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của người học
Chương trình học rất dễ dùng, ai cũng có thể học được.
Được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới.
Dễ dàng tự kiểm tra kiến thức của mình.
Việc học rất buồn tẻ.
Câu 8:
Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của người học
Phải thông thạo các kỹ năng máy tính cơ bản.
Yêu cầu ý thức tự giác học tập của cá nhân cao.
Phải bố trí thời gian học tập cố định.
Tốn nhiều thời gian đi lại.
Câu 9:
LMS là viết tắt của:
Large Management System
Learning Motion System
Learning Management System
Learning Manage System
Câu 11:
148
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
LCMS là viết tắt của:
Learning Content Management System
Learning Center Manage System
Large Content Management System
Learning Content Motion System
Câu 12:
Nói một cách ngắn gọn, LMS là:
Hệ thống quản lý học tập
Một hệ thống dịch vụ theo dõi nội dung học tập của người học.
Một hệ thống dịch vụ phân phối nội dung học tập
Hệ thống ra đề thi và lưu giữ kết quả.
Câu 13:
Đâu không phải là chức năng của LMS
Tạo và quản lý nội dung học tập.
Ra đề thi.
Quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học.
Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên.
Câu 14:
Đâu không phải là chức năng của LCMS
Cho phép người dùng tạo ra và sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ
liệu trung tâm.
Cho phép tự động tạo báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý
hoặc người quản trị.
Quản lý các quá trình tạo ra và đưa nội dung học tập lên môi trường số.
Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có
thể chọn.
Câu 15:
Mô hình hệ thống E-L bao gồm các phần:
Hạ tầng truyền thông và mạng
Hạ tầng phần mềm
149
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin)
Đội ngũ kỹ sư và giảng viên công nghệ thông tin.
Câu 16:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, giáo viên có thể:
Cung cấp nội dung khoá học cho phòng xây dựng nội dung bài giảng.
Tham gia tương tác với học viên thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS).
Xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM (thiết kế kịch bản, soạn thảo
nội dung, tích hợp multimedia)
Đảm trách nhiệm vụ quản lý việc đào tạo
Câu 17:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, học viên có thể:
Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên
Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập.
Lấy nội dung bài giảng từ các giảng viên (A) và chuyển chúng thành các bài giảng
điện tử.
Thực hiện các bài test để tự kiểm tra kiến thức.
Câu 18:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng xây dựng chương trình có thể:
Xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử
Thiết kế các đơn vị kiến thức mới
Cung cấp nội dung khoá học
Trao đổi trực tiếp với các học viên để lấy ý kiến
Câu 19:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng quản lý đào tạo có thể:
Cung cấp nội dung khoá học
Quản lý việc đào tạo
Tập hợp được các nhu cầu, nguyện vọng của học viên về chương trình và nội dung
học tập
Trực tiếp xây dựng bài giảng điện tử.
Câu 20:
150
Chương 3: Giáo dục điện tử (E-Learning)
Trong hoạt động của hệ thống E-L, LMS dùng để:
Xây dựng, thiết kế nội dung bài giảng.
Quản lý việc học tập của học viên.
Hỗ trợ cho việc học tập cũng như quản lý học tập của học viên.
Là giao diện trao đổi giữa giảng viên và học viên.
Câu 21:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, LCMS dùng để:
Quản lý việc học tập của học viên.
Xây dựng, thiết kế nội dung bài giảng
Hỗ trợ việc học tập, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.
Báo cáo đánh giá khóa học
Câu 22:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, ngân hàng BGĐT dùng để:
Cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử
Cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ bản.
Làm những công cụ chính hỗ trợ cho phòng xây dựng chương trình.
Làm cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên.
Câu 23:
Yêu cầu cần có để học E-L đối với cơ sở đào tạo
Phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng đào tạo để từ đó xây dựng những chương trình
đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.
Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu
những chi phí xây dựng chương trình đào tạo
Tham gia diễn dàn trao đổi thông và hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành
khoá đào tạo
Cần đào tạo đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên xây dựng bài giảng
Câu 24:
Yêu cầu cần có để học E-L đối với học viên
Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết
Tính tự giác
Kỹ năng đánh máy và sử dụng máy tính
Tìm kiếm được nhà tài trợ chính thức để có thể duy trì và phát triển hệ thống.
151
Phụ lục A: Các thuật ngữ viết tắt
PHỤ LỤC A: CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Anonymous FTP serverhay anonymous ftp:
Là các máy chủ FTP không đòi hỏi người sử dụng phải đăng ký trước. Máy chỉ đòi hỏi bạn
gõ vào tên truy nhập là anonymous và password là E-mail của bạn.
ARPANET:
Mạng thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ, được xây dựng vào năm 1969. Đây là mạng
chuyển mạch gói đầu tiên và thực hiện nhiệm vụ như mạng xương sống (backbone) của Internet
trong nhiều năm.
Bps / kbps (Bits per second / kilobit per second):
Đơn vị đo tốc độ truyền thông tin. 1 kbps tương đương khoảng 125 ký tự một giây.
CBT (Computer Based Training):
Đào tạo dựa trên máy tính.
DNS (Domain Name Service):
Dịch vụ tra cứu địa chỉ IP dựa trên tên của một máy tính trong mạng TCP/IP. DNS cho
phép tìm địa chỉ dựa trên tên và tên theo địa chỉ.
E-mail (Electronic - mail):
Thư điện tử.
E-Learning (Electronic - Learning):
Học điện tử - Giáo dục điện tử.
Ethernet
Chuẩn truyền thông tin trong mạng cục bộ. Được thiết kế ở Xerox Corporation. Là một
trong những chuẩn được dùng rộng rãi nhất hiện nay.
FTP: File Transfer Protocol
Một giao thức chuẩn dùng để gửi file từ một máy tính này đến một máy tính khác trên mạng
TCP/IP trên internet.
HTML (Hyper Text Markup Language):
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được sử dụng để mô tả các tài liệu được truyền thông qua
World Wide Web.
IAP (Internet Access Provider):
Nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập Internet. Hiện tại, ở Việt nam có duy nhất một IAP
là Công ty VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT)
ICP (Internet Content Provider):
Nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
VNPT cũng là một trong những ICP tại Việt Nam
151
Phụ lục A: Các thuật ngữ viết tắt
IP address:
Số duy nhất gán cho một máy mạng TCP/IP có dạng aaa.bbb.ccc.ddd. Bất kỳ một máy tính
nào khi đã tham gia vào mạng TCP/IP đều phải được gán 1 địa chỉ IP.
ISO (International Standard Organization):
Tổ chức chuẩn hoá quốc tế
POP3 (Post Office Protocol 3):
Giao thức để nhận thư từ máy chủ về máy tính của người sử dụng.
PPP: Point to Point Protocol
Giao thức cung cấp khả năng tải TCP/IP qua nhiều mối liên lạc điểm - điểm. Cụ thể,
PPP cho phép người dùng điện thoại liên lạc với internet hệt như họ đã là người dùng được nối
trực tiếp.
Packet:
Một gói tin được lưu chuyển trên mạng. Packet thông thường bao gồm địa chỉ nơi gửi, nơi
nhận, dữ liệu, tổng kiểm tra ...
TCP/IP: Transmision Control Protocol/Internet Protocol
Là nghi thức mạng của Internet. TCP/IP là tên gọi của phần mạng (network layer) và phần
liên kết (link layer) trong giao thức mạng này, nhưng trên thực tế khi nói TCP/IP người ta ngầm
hiểu cả các ứng dụng (thủ tục) ở mức cao hơn như Telnet, FTP, NNTP, WWW....
TCP
Thủ tục liên lạc ở mức mạng của TCP/IP. TCP có nhiệm vụ đảm bảo liên lạc thông suốt và
tính đúng đắn của dữ liệu giữa 2 đầu của kết nối, dựa trên các gói tin IP.
TCP và UDP port
Sử dụng để phân biệt các dịch vụ trên mạng. Một máy tính muốn sử dụng dịch vụ FTP từ
một server trên mạng sẽ gửi yêu cầu đến port được đăng ký cho dịch vụ này. Không có một quy
định bắt buộc nào để gán cố định một dịch vụ cho một port, tuy nhiên theo truyền thống người ta
sử dụng port 21 cho FTP, 23 cho Telnet, 25 cho SMTP, 80 cho WWW ....
Telnet
Trạm làm việc đầu cuối (Terminal). Từ một máy PC đặt tại Hà nội ta có thể Telnet vào một
máy PC khác đặt tại TP Hồ Chí Minh và làm việc như đang ngồi tại máy TP Hồ Chí Minh.
UDP (User Datagram Protocol):
Thủ tục liên kết ở mức mạng của TCP/IP. Khác với TCP, UDP không đảm bảo khả năng
thông suốt của dữ liệu, cũng không có chế độ sửa lỗi. Bù lại, UDP cho tốc độ truyền dữ liệu cao
hơn TCP
URL (Uniform Resource Locator):
Tên định danh thống nhất một tài liệu hay dịch vụ trên internet. URL được định nghĩa và
ứng dụng trên cộng đồng World Wide Web
WWW (World Wide Web):
Dịch vụ tra cứu siêu văn bản (hypertext).
152
Phụ lục B: Làm thế nào để học từ xa có hiệu quả
PHỤ LỤC B: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỪ XA CÓ HIỆU QUẢ
Làm thế nào để cung cấp một phương pháp cho phép học viên tiếp cận được với các khoá
học từ xa sao cho tốt hơn, học viên được giao các loại băng video, băng audio, mạng Internet, các
tài liệu in sẵn, hay cùng kết hợp tất cả các loại hình này. Thậm chí những học viên vẫn đang còn
học trong trường đại học, đôi khi cũng được phép đăng ký tham dự các khoá học từ xa, đó là cách
mà học viên phát triển để hướng tới bằng cấp. Bài học này đưa ra các gợi ý và cho thông tin về
nhiều chủ đề, ví dụ: các kỹ năng nghiên cứu, thông tin về việc tổ chức các khoá học và gợi ý
làm thế nào sắp xếp chương trình cho học viên những người muốn tham dự chương trình đào tạo
từ xa.
Hãy tìm hiểu đầy đủ mục đích của chương trình đào tạo
• Kiểm tra trên trang web của cơ sở cung cấp chương trình đào tạo. Hãy dành một
khoảng thời gian thích đáng để xem toàn bộ những nội dung giới thiệu về cơ sở đào tạo, quy
chế học, các chương trình khoá học trước khi bạn muốn đăng ký mua hoặc tham gia học tập.
Chỉ quyết định khi bạn đã hiểu rõ mục đích và định hướng thành công của khoá học này.
Đọc kỹ đề cương khoá học
• Chương trình đào tạo từ xa cung cấp đầy đủ thông tin về khoá học, một học viên cần
thiết phải học hoàn chỉnh một khoá đào tạo. Gồm thông tin mô tả về khoá học, các mục tiêu
của khoá học, và các điều kiện, các buổi họp mặt, các nhiệm vụ, và tổ chức thi sát hạch, loại
phương tiện truyền thông và công nghệ sử dụng, lịch học hay thời gian biểu về công việc, và
bộ phận hỗ trợ thông tin liên lạc.
Nhận biết các công cụ cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ
• Trước khi bạn đăng ký một khoá học, đảm bảo bạn truy cập được với các công cụ
cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Các công cụ giúp bạn tổ chức công việc và
trao đổi thông tin theo suy nghĩ của bạn rõ ràng. Truy cập tới phương tiện VCR, băng catset,
máy Fax, máy tính với đầy đủ phần cứng và modem cho phép truyền dẫn theo địa chỉ e-mail
là những điều kiện không thể thiếu cho nhiều lớp học từ xa.
Trở nên thiết thực hơn
• Bạn không cần phải học theo lịch trình của một lớp học, mà bạn nên thực hiện các
công việc học thuật thường xuyên. Nên nhớ bạn phải mất ít nhất 2 giờ nghiên cứu mỗi tuần
cho mỗi tín chỉ “credit” bạn đang học. Vì thế nếu bạn sẽ không có đủ thời gian trong thời
khoá biểu cá nhân hàng tuần, dĩ nhiên bạn sẽ nản lòng.
Đặt ra mục các mục tiêu tạm thời và thời hạn cho bản thân, và cố định chúng
• Nên có một cuốn lịch mô tả về các tuần học trong một kỳ học và đánh dấu số lượng
công việc cần làm. Đánh dấu các ngày khi bạn nghĩ phải thi sát hạch, nộp các bài luận, bài
kiểm tra, liên hệ với người hướng dẫn. Đừng bao giờ không đúng thời hạn của chương trình!
153
Phụ lục B: Làm thế nào để học từ xa có hiệu quả
• Luôn nhắc nhở bạn là bạn sẽ luôn luôn cố gắng nhiều lúc gần cuối khoá học hơn là ở
lúc khởi đầu.
Xây dựng các mục tiêu của bạn trong chương trình nghiên cứu
• Biết rõ thời gian nghiên cứu khi bạn mới bắt đầu nghiên cứu và thử thực hiện, cố
định những thời gian đó hàng tuần. Suy nghĩ về thời lượng thời gian nghiên cứu để “Tiết
kiệm thời gian”. “Nếu bạn mất quá nhiều thì giờ nghiên cứu”, bạn nên xem lại thời khoá biểu.
Tránh bị gián đoạn khi tham dự khoá học
• Bạn nên tránh không bị gián đoạn và sao lãng khi ban đang xem lại một chương trình
học qua video, đang nghe băng catset, đang đọc một cuốn sách, đang làm việc trên máy tính,
hay đang nghiên cứu. Tắt máy điện thoại di động hoặc nhấc bỏ tổ hợp ra khỏi máy điện thoại
nếu không có ai ở đó trả lời, ngoài bạn.
Các phương pháp nghiên cứu
• Tìm một nơi nào đó tránh không bị sao lãng. Có thể xem xét lại công việc được giao-
truớc hay hay sau các giờ học và xem vào giờ ăn trưa - ở một thư viện công cộng, hay tại
phòng riêng nhà bạn.
Giữ liên lạc với người giáo viên
• Liên lạc với người hướng dẫn thường xuyên, đặc biệt những thắc mắc về nội dung
các tài liệu. Người hướng dẫn luôn sẵn sàng trả lời qua phone, email, hay bạn hẹn gặp ở
trường học. Bạn cũng có thể trả lời người hướng dẫn bằng mail hoặc bằng FAX.
Chuẩn bị hoàn thành các nhiệm vụ được giao và thi sát hạch
• Trong quá trình đào tạo từ xa, các nhiệm vụ học viên được giao có thể liên quan đến
việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: máy in, các băng video, audio, và mạng Internet.
Nên nhớ bạn không những vừa có thể quan sát vừa có thể nghe được. Bạn đang học đào tạo từ
xa qua những thông tin sẵn có trên các phương tiện khác nhau. Hãy ghi chép lại. Tưởng tượng
ra các câu hỏi sẽ xuất hiện trong kỳ sát hạch theo định hướng cho nghiên cứu của bạn, hay từ
các bài học, từ các băng video, hay băng casset, hay từ các công việc được giao của khoá học
trên mạng.
Sử dụng tốt các kỹ năng truyền thông
• Cẩn thận tập trung vào các hướng dẫn và chắc chắn bạn đã hiểu đang bị sát hạch khi
nộp các nhiệm vụ đã được hoàn thành. Điều đó sẽ giúp bạn phát triển được một phản xạ cho
phác thảo nhanh trước khi trả lời các câu hỏi khi các nhiệm vụ đã được nộp thông qua bài
viết, qua email, thi miệng hay trên băng video/audio.
Đánh giá sự tiến bộ của bạn thường xuyên
• Bạn đọc lại các mục tiêu của khoá học và các tiêu chuẩn đặt ra thường xuyên xem
bạn tiến bộ như thế nào.
154
Phụ lục B: Làm thế nào để học từ xa có hiệu quả
Qui định thời gian cho các bài sát hạch "test" khôn ngoan hơn
• Trước khi sát hạch, đảm bảo bạn hiểu các thông tin có liên quan đến các nhiệm vụ
của khoá học mà sẽ là cơ sở cho một bài sát hạch đặc thù.
Tìm một số người bạn thân tiện cho việc nghiên cứu
• Nếu thấy cần phải nghiên cứu với nhiều học viên khác ở lớn học, đề nghị người
hướng dẫn giúp tìm kiếm các học viên khác, người có thể hợp tác làm việc, học tập với bạn.
Thảo luận về tiến bộ của bạn
• Hỏi người hướng dẫn với các mục đích khác nhau trong mỗi kỳ học bạn đã tiến bộ
như thế nào. Cũng đề nghị sự giúp đỡ và chỉ rõ ra bất cứ phần nào bạn thấy khó và chưa rõ.
Áp dụng những kỹ thuật thư giãn để tập trung tốt hơn
Các kỹ thuật thư giãn có thể đưa lại những ích lợi cho việc học: có một số phương pháp như
tăng độ tập trung, tăng cường tập trung cao độ, và giảm buồn chán. Một số kỹ thuật hồi phục
thông thường gồm: thở sâu, thư dãn kéo căng, và nghe các loại nhạc êm dịu.
155
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
PHỤ LỤC C: ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
CHƯƠNG 1
Câu 1:
Mạng Ineternet ra đời vào năm nào? Trình bày lịch sử phát triển của Internet.
b) 1969
Câu 2:
Dịch vụ Ineternet được chính thức cung cấp tại Việt nam vào năm nào?.
c) 1997
Câu 3:
net là? Arpa
a) Tiền thân của Internet
Câu 4:
Ethernet là?
b) Một chuẩn mạng cục bộ (LAN)
Câu 5:
Để 2 mạng có thể kết nối với nhau thì:
c) Cần cả 2 điều kiện a) và b)
Câu 6:
Các quy tắc điều khiển, quản lý việc truyền thông máy tính được gọi là :
b) Các giao thức
Câu 7:
Các thiết bị thường dùng để kết nối các mạng trên Internet
a) Router
Câu 8:
TCP/IP là
b) 1 bộ giao thức
Câu 9:
Giao thức được dùng chủ yếu trên Internet? Trình bày về giao thức đó.
c) TCP/IP
Câu 10:
có mấy tầng? TCP
b) 4 tầng
156
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
Câu 11:
Mô hình OSI có mấy tầng? Trình bày về mô hình OSI và các tầng của TCP/IP?
d) 7 tầng
Câu 12:
Các tầng nào dưới đây không thuộc giao thức TCP/IP ?
a) Tầng truy cập mạng
c) Tầng Internet
d) Tầng giao vận
Câu 13:
Trong các thuật ngữ dưới, những thuật ngữ nào chỉ bộ giao thức?
a) TCP/TCP
b) NetBEUI
d) IPX/SPX
Câu 14:
Trong các thuật ngữ dưới đây, những thuật ngữ nào KHÔNG chỉ dịch vụ Inetrnet
a) WWW (World Wide Web)
b) Chat
c) E-mail
Câu 15:
(Xem tài liệu)
Câu 16:
Hãy chọn đúng các nhà cung cấp dịch vụ Internet và nêu tên đầy đủ của từ viết tắt
a) IAP
b) ISP
d) ICP
Câu 17:
Phương pháp kết nối Internet nào phổ biến nhất đối với người dùng riêng lẻ?
c) Kết nối qua modem
Câu 18:
Trình bày về địa chỉ IP. Những cấu trúc địa chỉ IP nào dưới đây là đúng ? Tại sao?
b) 192.168.1.0
d) 172.193.0.0
157
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
Câu 19:
Mục đích chính của việc đưa ra tên miền
a) Dễ nhớ
Câu 20:
Hệ thống tên miền được tổ chức theo
b) Phân cấp hình cây
Câu 21:
Internet Explorer là
b) Trình duyệt web dùng để hiển thị các trang web trên Internet
Câu 23:
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản có viết tắt là? Trình bày về ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản.
c) WWW
Câu 24:
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
a) Là 1 ngôn ngữ lập trình hệ thống rất mạnh
b) Là 1 ngôn ngữ lập trình ứng dụng rất mạnh
c) Là ngôn ngữ đơn giản, sử dụng các thẻ để tạo ra các trang văn bản hỗn hợp
d) Không phải ngôn ngữ lập trình
CHƯƠNG 2
Câu 1:
WWW là viết tắt của?
World Wide Web
Câu 2:
Trang Web là?
Là trang siêu văn bản phối hợp giữa văn bản thông thường với hình ảnh, âm thanh,
video và cả các mối liên kết đến các trang siêu văn bản khác.
Câu 3:
Chương trình thường được sử dụng để xem các trang Web được gọi là?
Trình duyệt Web
Câu 4:
Để xem một trang Web, ta gõ địa chỉ của trang đó vào:
Thanh địa chỉ của trình duyệt
158
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
Câu 5:
Nút Back trên các trình duyệt Web dùng để?
Quay trở lại trang Web trước đó
Câu 6:
Nút Forward trên các trình duyệt Web dùng để?
Đi đến trang Web tiếp theo
Câu 7:
Nút Home trên các trình duyệt Web dùng để?
Trở về trang nhà của bạn
Câu 8:
Muốn lưu các địa chỉ yêu thích (Favorites), sử dụng chức năng:
Add to Favorite
Câu 9:
Muốn xem 1 trang Web offline đã được lưu trên máy cục bộ thì:
Chọn File > Work Offline
Câu 10:
Muốn sao lưu một trang Web lên máy tính cá nhân thì:
Chọn File > Save As
Câu 11:
Để kết nối Internet thông qua mạng cục bộ (LAN), không cần thông tin nào:
Địa chỉ IP máy chủ Proxy
Card mạng và đuờng kết nối đến máy chủ Proxy
Câu 12:
Để thiết lập địa chỉ Proxy, không cần thực hiện thao tác nào trong các thao tác sau:
Chọn thẻ Connection trong hộp thoại Internet Option
Nhấn vào nút LAN Settings
Nhập các thông số do người quản trị mạng cung cấp.
Câu 13:
Để kết nối Internet thông qua đường điện thoại, không cần thông tin nào:
Cài đặt modem
Cài đặt Dialup Adapter và TCP/IP
Tạo kết nối mạng
159
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
Câu 14:
Để cài đặt modem, không cần thực hiện thao tác nào:
Chọn biểu tượng Modem trong cửa sổ Control Panel
Chọn Install New Modem
Chọn tên và bộ cài driver cho Modem.
Câu 15:
Để soạn hoặc đọc E-mail, thì trước tiên phải kết nối Internet
Đúng
Câu 16:
Khi kết nối Internet qua điện thoại, chúng ta có phải trả cước phí điện thoại đường dài, cước phí
liên lạc quốc tế hay không?
Có, vì kết nối Internet là đã liên lạc đường dài
Câu 17:
Khi muốn thay đổi nhà cung cấp Internet (ISP) có cần phải thay đổi số điện thoại truy nhập hay
không?
Có, vì các ISP cũng chính là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, họ sẽ không chấp nhận
một số điện thoại của nhà cung cấp khác.
Câu 18:
Phương pháp kết nối Internet đang phổ biến nhất tại Việt Nam?
ADSL
Câu 21:
Thư điện tử dùng để:
Gửi thư thông qua môi trường Internet
Câu 22:
Muốn sử dụng thư điện tử trước hết phải:
Đăng ký một tài khoản thư điện tử
Câu 23:
Muốn mở hộp thư đã lập phải:
Cung cấp chính xác tài khoản đã đăng ký cho máy chủ thư điện tử
Câu 24:
Để trả lời thư, sử dụng nút:
Relpy
Câu 25:
Để chuyển tiếp thư, dùng nút
Forward
160
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
Câu 26:
Folder Outbox hoặc Unsent Message của E-mail chứa :
Các thư đã soạn hoặc chưa gửi đi
Câu 27:
Khi một dòng chủ đề trong thư ta nhận được bắt đầu bằng chữ RE:, thì thông thường thư là:
Thư trả lời cho thư mà ta đã nhận từ một ai đó
Câu 28:
Khi nhận được bản tin " Mail undeliverable" có nghĩa là
Thư đã được gửi đi, nhưng không tới được người nhận
Câu 29:
Muốn lấy 1 tệp từ Internet và lưu trữ trên máy cục bộ, sử dụng dịch vụ:
Tải tệp tin
Câu 30:
Muốn trao đổi trực tuyến với người dùng khác trên mạng, sử dụng dịch vụ:
Hội thoại
Câu 31:
Khi sử dụng Instant Messager, muốn chat với 1 người chưa có trong danh sách, thực hiện:
Nhấn vào nút Add
Câu 32:
Muốn chat với 1 người trong danh sách, thực hiện:
Nhấn vào nút Chat
Câu 33:
Để có thể Chat bằng âm thanh (Voice), cả hai người tham gia phải có:
Phần mềm tương thích nhau, một Card âm thanh, Microphone, và các loa (hay
headphone)
Câu 34:
Một chatroom với những bạn học cùng lớp có thể coi như một lớp học ảo ?
Đúng
Câu 35:
Một diễn đàn trên Internet dùng để:
Các thành viên có thể trao đổi, học hỏi về nhiều lĩnh vực có cùng sự quan tâm.
Câu 36:
Tham gia vào diễn đàn, bạn có thể:
Có những người bạn cùng chí hướng
Tìm kiếm và chia sẻ những thông tin bổ ích
Nối vòng tay lớn
Giao lưu trực tuyến
161
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
CHƯƠNG 3
Câu 1:
E-Learning là viết tắt của:
Electronic Learning
Câu 2:
Các bài giảng đa phương tiện, tích hợp hình ảnh, âm thanh bắt đầu xuất hiện từ:
Từ năm 1984 đến năm 1993
Câu 3:
Một cách đầy đủ nhất, E-Learning là:
Một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy , lớp học ảo
và sự liên kết số
Câu 4:
Đâu không phải là đặc điểm của E-Learning
Cập nhật
Không giới hạn bởi không gian thời gian.
Cực kỳ hấp dẫn và dễ tiếp cận.
Câu 5:
Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo:
Yêu cầu các kỹ năng mới khiên cơ sở đào tạo phải đào tạo lại.
Người học vẫn chưa tin tưởng vào hiệu quả mà khoá học E-Learning mang lại
Câu 6:
Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo
Thời gian đào tạo ngắn.
Chi phí phát triển một khoá học rất lớn.
Câu 7:
Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của người học
Được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới.
Dễ dàng tự kiểm tra kiến thức của mình.
Câu 8:
Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của người học
Phải thông thạo các kỹ năng máy tính cơ bản.
Yêu cầu ý thức tự giác học tập của cá nhân cao.
162
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
Câu 9:
LMS là viết tắt của:
Learning Management System
Câu 11:
LCMS là viết tắt của:
Learning Content Management System
Câu 12:
Nói một cách ngắn gọn, LMS là:
Hệ thống quản lý học tập
Câu 13:
Đâu không phải là chức năng của LMS
Tạo và quản lý nội dung học tập.
Quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học.
Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên.
Câu 14:
Đâu không phải là chức năng của LCMS
Cho phép người dùng tạo ra và sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ
liệu trung tâm.
Quản lý các quá trình tạo ra và đưa nội dung học tập lên môi trường số.
Câu 15:
Mô hình hệ thống E-L bao gồm các phần:
Hạ tầng truyền thông và mạng
Hạ tầng phần mềm
Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin)
Câu 16:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, giáo viên có thể:
Cung cấp nội dung khoá học cho phòng xây dựng nội dung bài giảng.
Tham gia tương tác với học viên thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS).
Câu 17:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, học viên có thể:
Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên
Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập.
Thực hiện các bài test để tự kiểm tra kiến thức.
163
Phụ lục C: Đáp án câu hỏi và bài tập
Câu 18:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng xây dựng chương trình có thể:
Xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử
Câu 19:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng quản lý đào tạo có thể:
Quản lý việc đào tạo
Tập hợp được các nhu cầu, nguyện vọng của học viên về chương trình và nội dung
học tập
Câu 20:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, LMS dùng để:
Quản lý việc học tập của học viên.
Hỗ trợ cho việc học tập cũng như quản lý học tập của học viên.
Là giao diện trao đổi giữa giảng viên và học viên.
Câu 21:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, LCMS dùng để:
Xây dựng, thiết kế nội dung bài giảng
Câu 22:
Trong hoạt động của hệ thống E-L, ngân hàng BGĐT dùng để:
Cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử
Câu 23:
Yêu cầu cần có để học E-L đối với cơ sở đào tạo
Phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng đào tạo để từ đó xây dựng những chương trình
đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.
Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu
những chi phí xây dựng chương trình đào tạo
Tham gia diễn dàn trao đổi thông và hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành
khoá đào tạo
Cần đào tạo đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên xây dựng bài giảng
Câu 24:
Yêu cầu cần có để học E-L đối với học viên
Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết
Tính tự giác
Kỹ năng đánh máy và sử dụng máy tính
164
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Hùng, Internet và đời sống, Nhà xuất Bản Thống Kê, 2002
2. Patrick Vincent, “Internet toàn tập Hướng dẫn thao tác và ứng dụng thực tế”, Nhà Xuất
Bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1997
3. ITU, DGPT: “Workshop on Mediadevelopment and Utilization for Distance Education”,
PTTC1, Hà nội -Việt Nam, 17-27/7/1996.
4. Giáo trình: “Cơ bản về sử dụng Internet”, Viện Công nghệ Thông tin-Đại học Quốc gia
Hà Nội.
5. Giáo trình “Thiết kế và quản trị Web tổng quan Portal”, Ban điều hành đề án 112, Hà Nội-
2004.
6. Giáo trình “Quản trị mạng và các thiết bị mạng”, Ban điều hành đề án 112, Hà Nội - 2004.
7. “Thiết kế và xuất bản Web với HTML VÀ XHTML”, Quang Bình - Phương Hà, Nhà
Xuất Bản Thống Kê, 1999
8. "Tự học Internet - 24 bài học căn bản", Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Tâm, Nhà xuất Bản
Thống Kê, 2000
9. Website :
10. Website :
11. Website :
12. WWebsite :
13. Website :
14. Website :
15. Website :
16. "Tự học Internet - 24 bài học căn bản", Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Tâm, Nhà xuất bản
thống kê- 2000
17. Website:
18. Website:
19. Website:
20. Website:
21. Website:
22. Website :
165
Tài liệu tham khảo
23. Website:
24. Các công nghệ đào tạo từ xa và E-Learning - Bùi Thanh Giang, Chu Quang Toàn, Đào
Quang Chiểu, NXB Bưu điện, 2004
25. Website:
26. Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ VII “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và
truyền thông”. Chủ đề “Giáo dục điện tử (E-Learning)”, 8/2004
27. Website:
28. Website:
29. Website:
30. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giáo dục mở và Đào tạo từ xa - Hiện trạng và triển vọng”
Viện Đại học mở Hà Nội, 11 - 1998
31. Xiaofie và cộng sự: "An implementable architecture of an E-learning system", University
of Ottawa;
32. "Getting Started with E-learning", website:
166
Mục lục
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET ..........................................................................5
1.1. KHÁI QUÁT..............................................................................................................5T
1.1.1. . Lịch sử phát triển .................................................................................................5
1.1.2. Internet là gì ? ........................................................................................................7
1.1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet.........................................................................13
KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA ...............................................................................151.2.
1.2.1. Các phương thức kết nối........................................................................................15
1.2.2. Địa chỉ IP và tên miền ...........................................................................................16
1.2.3. Web và HTML.......................................................................................................20
1.2.4. Giới thiệu về các dịch vụ chủ yếu trên Internet .....................................................25
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1..................................................................................31
C©u hái vµ bµi tËp.......................................................................................................32
CHƯƠNG 2: CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET .......................................37
2.1. DỊCH VỤ WWW .......................................................................................................37
2.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................37
2.1.2. Thực hành sử dụng chương trình INTERNET EXPLORER.................................38
2.2. KẾT NỐI INTERNET ...............................................................................................42
2.2.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................42
2.2.2. Kết nối thông qua mạng cục bộ .............................................................................42
2.2.3. Kết nối thông qua đường điện thoại ......................................................................43
2.3. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET...........................................................62
2.3.1. Tìm kiếm theo các trang liên kết ...........................................................................62
2.3.2. Tìm kiếm theo câu điều kiện .................................................................................62
2.3.3. Địa chỉ SEARCH.NETNAM.VN với chức năng tìm kiếm thông tin....................63
2.3.4. Địa chỉ WWW.GOOGLE.COM với chức năng tìm kiếm thông tin......................66
2.4. DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ .........................................................................................72
2.4.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................72
2.4.2. Sử dụng chương trình thư điện tử tại địa chỉ Vol.vnn.vn ......................................72
2.4.3. Sử dụng chương trình thư điện tử tại địa chỉ MAIL.YAHOO.COM ....................79
2.5. DỊCH VỤ TẢI TỆP TIN ............................................................................................92
2.6. DỊCH VỤ CHAT .......................................................................................................94
2.6.1. Hướng dẫn sử dụng Yahoo Messenger..................................................................95
2.6.2. Thêm một người bạn hội thoại...............................................................................96
2.6.3. Gửi bản tin tới người bạn hội thoại........................................................................98
2.6.4. Chatroom ...............................................................................................................99
2.6.5. Các thao tác với nhóm bạn hội thoại .....................................................................100
2.7. DIỄN ĐÀN.................................................................................................................101
167
Mục lục
2.7.1. Đăng ký..................................................................................................................101
2.7.2. Đăng nhập..............................................................................................................103
2.7.3. Đăng, gửi bài .........................................................................................................104
2.7.4. Tìm kiếm................................................................................................................106
2.7.5. Danh sách thành viên.............................................................................................107
2.7.6. Hỏi đáp...................................................................................................................108
2.7.7. Bản tin....................................................................................................................108
2.7.8. Gửi thư ...................................................................................................................110
2.7.9. Thông tin cá nhân ..................................................................................................111
2.7.10. Chat......................................................................................................................112
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 ..................................................................................114
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ......................................................................................................115
CHƯƠNG 3 - GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING) ..........................................................122
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG...............................................................................................122
3.1.1. Lịch sử phát triển ...................................................................................................122
3.1.2. E-Learning là gì? ...................................................................................................123
3.1.3. Đặc điểm của E-Learning ......................................................................................126
3.2. CẤU TRÚC CỦA MỘT HỆ THỐNG E-LEARNING ..............................................129
3.2.1. Mô hình chức năng ................................................................................................129
3.2.2. Mô hình hệ thống...................................................................................................135
3.2.3. Hoạt động của hệ thống E-Learning ......................................................................139
3.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH HỌC E-LEARNING..........................................141
3.3.1. Yêu cầu cần có để học E-Learning ........................................................................141
3.3.2. Qui trình học E-Learning.......................................................................................143
Tãm t¾t néi dung ch−¬ng 3 ...................................................................................145
C©u hái vµ bµi tËp ......................................................................................................146
168
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhap_mon_internet_va_e_learning_0986.pdf