Bạn bỏ công sức đầu tư cho nghiên cứu công nghệ, quảng cáo cho mặt hàng nào đó
Vào một ngày “không đẹp trời”,có người tuyên bố việc bạn sử dụng công nghệ và mặt hàng nói trên là bất hợp pháp và tước đi thành quả đầu tư của bạn.
143 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 6678 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn luật sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề BẢO VỆ BẢN QUYỀN Ngày 07.11.2006 Việt Nam đã trở thành thành viên WTO. Bạn đã chuẩn bị gì cho mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế? Nội dung Chuyên đề Phần 1: Giới thiệu chung về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ Phần 2: Bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Phần 3: Sử dụng, khai thác và quản lý tài sản trí tuệ Phần 1Giới thiệu chung về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ Khái niệm sở hữu trí tuệ và bản chất quyền sở hữu trí tuệ Lịch sử phát triển của sở hữu trí tuệ Vai trò của sở hữu trí tuệ trong cuộc sống hiện đạị Hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ Các tổ chức quốc gia và quốc tế quan trọng trong quá trình điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ Những vấn đề bạn có thể đã gặp phải... Bạn bỏ công sức đầu tư cho nghiên cứu công nghệ, quảng cáo cho mặt hàng nào đó … Vào một ngày “không đẹp trời”,có người tuyên bố việc bạn sử dụng công nghệ và mặt hàng nói trên là bất hợp pháp và tước đi thành quả đầu tư của bạn. Bạn có cho là vô lý không? Những vấn đề bạn có thể đã gặp phải... Đã bao giờ bạn mua sách “lậu” chưa? Nếu đã mua, ban có so sánh chất lượng thông tin mà nó mang lại với chất lượng thông tin mà sách “xịn” mang lại không? Tại sao các bà nội trợ cứ chọn gạo Nàng thơm Chợ Đào? Tại sao nhiều người thích uống nước ngọt Coca-Cola? Tại sao bạn chọn mua xoài Hoà Lộc? Những vấn đề bạn có thể đã gặp phải... 1. Khái niệm sở hữu trí tuệ và bản chất quyền sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ là các quyền hợp pháp đối với tài sản trí tuệ. Các quyền này được luật pháp thừ nhận nên được gọi là quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức và cá nhân đối với tài sản trí tuệ Tài sản là gì? Tài sản chỉ những vật sở hữu được. Có vật chất rất cần thiết cho đời sống con người, nhưng không thể trở thành tài sản. Tài sản hữu hình khác với tài sản vô hình Tài sản trí tuệ Tài sản trí tuệ là thuật ngữ mô tả những ý tưởng sáng chế, những công nghệ, những tác phẩm nghệ thuật âm nhạc và văn học, những cái vô hình khi mới tạo ra nhưng trở nên đáng giá dưới dạng sản phẩm hữu hình. Tài sản trí tuệ là đối tượng của sở hữu Quyền sở hữu tài sản Chiếm hữu. Sử dụng. Định đoạt. Sở hữu tài sản hữu hình và tài sản trí tuệ có gì khác biệt? Quyền gắn với tài sản Các quyền có thể định giá được bằng tiền- gọi là quyền tài sản . Các quyền không định giá được bằng tiền được gọi là quyền nhân thân (ví dụ: quyền được tôn trọng, quyền bầu cử, quyền nhân thân trong quyền của tác giả…) Các tính chất của tài sản trí tuệ Tính “vô hình” của tài sản trí tuệ Tính “công”: Vai trò của nó đối với sự phát triển của XH Tài sản trí tuệ không thuộc sở hữu tuyệt đối của bất kỳ ai (kể cả chủ sở hữu của nó). Các tính chất của tài sản trí tuệ Tính “phát sinh”: Tài nguyên thiên nhiên và các tài sản hữu hình khác thông thường bị cạn kiệt dần trong quá trình sử dụng. Việc sử dụng tài sản trí tuệ có thể sáng tạo ra nhiều tài sản trí tuệ khác. Các tính chất của tài sản trí tuệ Tính “tương đối” của tài sản trí tuệ: Có thể thiết lập cơ chế bảo hộ tuyệt đối với các tài sản hữu hình. Cơ chế bảo hộ các quyền tài sản trí tuệ chỉ mang tính tương đối. Các đối tượng của quyền SHTT Quyền tác giả và quyền liên quan Quyền tác giả: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền liên quan: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng Sở hữu CN: sáng chế, kiểu dáng cn, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý Giống cây trồng: giống cây trồng và vật liệu nhân giống Quyền tác giả Quyền của tác giả Quyền liên quan. Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Chia thành 2 nhóm tương đối: Thành quả của sáng tạo. Dấu hiệu phân biệt đặc trưng Thành quả của sáng tạo. Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Bí mật kinh doanh Giống cây trông. Dấu hiệu phân biệt đặc trưng Nhãn hiệu hàng hoá. Chỉ dẫn địa lý. Tên thương mại. 2. Lịch sử của sở hữu trí tuệ Những đạo luật quốc gia đầu tiên: Luật Venice 1474 ở Anh, đạo luật Anne 1709 về quyền tác giả (Anh) Các điều ước quốc tế đầu tiên: Công ước Paris 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp Công ước Berne 1886 về Bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật 2. Lịch sử của sở hữu trí tuệ (2) Các văn kiệ quốc tế về SHTT Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn Công ước toàn cầu về bản quyền Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp 3. Vai trò của sở hữu trí tuệ Tài sản trí tuệ và giá trị của doanh nghiệp Bình quân 40% giá trị của doanh nghiệp hình thành trên các tài sản vô hình không thể hiện trên bảng TKTS Tài sản trí tuệ là một trong những tài sản có giá trị nhất trong giao dịch thương mại 3. Vai trò của sở hữu trí tuệ Bảo hộ SHTT thúc đẩy phát triển kinh tế trên các phương diện: Thúc đẩy đầu tư và chuyển giao công nghệ Khuyến khích nghiên cứu phát triển ở các trường ĐH Chất xúc tác để hình thành ccông nghệ mới và doanh nghiệp mới Doanh nghiệp sử dụng bằng sáng chế trong các giao dịch tạo ra thu nhập: lisence, liên doanh, v.v 4. Hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ quyền SHTT 1. Hệ thống pháp luật về SHTT trước 1.7.2006 2. Hệ thống pháp luật về SHTT từ 1.7.2006 3. Các Điều ước quốc tế chủ yếu (VN đã tham gia). Công ước Paris về bảo hộ SHCN. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Chương II - Quyền SHTT). Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của các quyền SHTT (Hiệp định TRIPS –WTO - 1994). 3 Các Điều ước quốc tế chủ yếu (VN đã tham gia). Thoả ước và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Hiệp ước hợp tác patent (PCT) Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học,nghệ thuật Công ước Geneva về bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng. Công ước Brussel về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá. Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng mới. Vv… Phần 2Bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan Bảo hộ sáng chế Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp Bảo hộ nhãn hiệu Bảo hộ tên thương mại Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Bảo hộ bí mật kinh doanh Bảo hộ giống cây trồng mới Quyền tác giả Không nhất thiết phải đăng ký bảo hộ. Phát sinh kể từ khi Không phụ thuộc bất kỳ thủ tục đăng ký. Quyền tác giả Bạn vừa mua quyển dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, như vậy: Có phải bạn đang sở hữu tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký? Có phải tô hoài là tác giả của tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký? Đặc điểm quyền tác giả Bảo hộ hình thức thể hiện, không bảo hộ ý tưởng. Tính nguyên gốc. Hình thức thể hiện và ý tưởng (1) Một ý tưởng, nhiều hình thức thể hiện Trong thực tế, ít gặp sự vi phạm bằng cách sao chép toàn bộ hay một phần tác phẩm, nhưng hay gặp sự “sao chép” ý tưởng? Hình thức thể hiện ý tưởng (2) Chị Phan Thị Quyên kể về cuộc đời anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi Trần Đình Vân thể hiện lời kể đó trong tác phẩm Sống Như Anh Ai là tác giả của tác phẩm? Trần Đình Vân là tác giả. Tính nguyên gốc Thể hiện sự sáng tạo của tác giả, không sao chép của người khác. Khác với bản gốc của tác phẩm. Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên. Nguyên gốc(1) Khác với tác phẩm gốc, bản gốc của tác phẩm. Do tác giả sáng tạo. Không sao chép. Tác phẩm dịch: việc thể hiện, cách đặt câu của tác giả mang tính sáng tạo. Nguyên gốc (2) Hình thức thể hiện một ý tưởng có thể ngẩu nhiên giống nhau, nhưng có được công nhận là nguyên gốc không? Nguyên gốc (3) Cùng một câu hỏi của đề thi 2 thí sinh độc lập làm bài nhưng có thể giống nhau một cách ngẫu nhiên. Xử lý thế nào? Tạo ra hai tác phẩm độc lập ngẫu nhiên giống nhau được bảo hộ như nhau, là hai tác giả của hai tác phẩm đó. Tác giả Điều 13.1 và 2 luật SHTT Lưu ý thuật ngữ “trực tiếp”sáng tạo Đóng góp toàn bộ quyết định tạo ra sản phẩm. Các tác phẩm VH và NT Định hình dưới dạng hình thức vật chất nhất định Hình thức vật chất là hình thức mà thông qua đó công chúng biết sự tồn tại của tác phẩm. Tác phẩm (1) Luật SHTT: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm (2) Công ước Berne liệt kê các loại hình tác phẩm được bảo hộ tại Đ2 (“literary and artistic works” shall include every production in the literary, scientific and artistic domain). Luật SHTT liệt kê các loại hình tác phẩm được bảo hộ tại Đ14.1 , trong các lĩnh vực VH, NT, KH. Tác phẩm (3)Đối tượng loại trừ Điều 15, Luật SHTT Nội dung của tác phẩm đi ngược lại lợi ích của nhà nước? Tác phẩm (7) Phát minh khoa học= tác phẩm khoa học Bảo hộ tác phẩm khoa học = bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm khoa học đó. Bảo hộ tác phẩm khoa học = bảo hộ nội dung, ý tưởng của tác phẩm khoa học đó??? Không bảo hộ nội dung các phát minh khoa học Đề nghị theo dõi tiếp ở phần sáng chế. Nội dung của quyền tác giả Quyền nhân thân Quyền tài sản Quyền nhân thân không thể chuyển giao Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quyền nhân thân có thể chuyển giao Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Quyền tài sản Làm tác phẩm phái sinh. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Sao chép tác phẩm. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phượng tiện kỹ thuật nào khác. Thời điểm phát sinh quyền tác giả Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phầm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Quyền nhân thân (không thể chuyển giao)thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn Quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật về SHTT quy định. Giới hạn quyền tác giả Sử dụng tác phẩm không nhằm mục đích kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm Không phải xin phép và không phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm Phải ghi hặc nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm. Quyền liên quan Quyền liên quan (quyền kề cận) Đối tượng quyền liên quan Cuộc biểu diễn của người biểu diễn; Bản ghi âm ghi hình; Cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Chủ sở hữu và quyền đối với cuộc biểu diễn Quyền nhân thân của người biểu diễn Quyền tài sản của người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình. Thuộc về người đầu tư để tạo ra bản ghi âm, ghi hình đó. Quyền đối với cuộc phát sóng Thuộc về tổ chức phát sóng. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá Người đầu tiên phát tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá đó, cho peps hoặc cấm: Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, nhập khẩu, bán, cho thuê thiết bị hoặc hệ thống nhằm mục đích giải mã tín hiệu vệ tinh được mã hoá; Thu, phân phối lại tín hiệu đã được giải mã khi không được người nắm giữ quyền đối với tín hiệu vệ tinh được mã hoá cho phép. Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với gIống cây trồng Sáng chế Phải đăng ký bảo hộ Sáng chế Là giải pháp kỹ thuật: Có tính mới Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế (luật SHTT) Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Trình độ sáng tạo 3 khía cạnh của trình độ sáng tạo: Vấn đề cần giải quyết Giải pháp cho vấn đề đó. Ưu điểm của sáng chế so với tình trạng kỹ thuật đã biết trước Khả năng áp dụng Cho các mục đích thực tế Sản phẩm thì phải sản xuất được ở quy mô công nghiệp Quy trình thì phải áp dụng được. Đối tượng loại trừ (1) Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoặt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh;chương trình máy tính; Cách thức thể hiện thông tin; Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; Đối tượng loại trừ (2) Giống thực vật, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. Bảo hộ tài sản trí tuệ nào? Phát minh, phát hiện, khám phá (Discovery) Sáng chế (Invention). Discovery (1) Theo Vũ Cao Đàm: “Sự phát hiện ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người”. Không có tính mới. Không thay đổi theo thời gian. Discovery (2) Phát minh mới chỉ là khám phá các quy luật khách quan. Chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời sống Không cấp patent cho phát minh Discovery (3) Phát hiện ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Không có tính mới. Ví dụ: Watson và Cric phát hiện ra mô hình không gian của AND (1953), Kock phát hiện ra vi trùng lao, Colomb phát hiện ra Châu Mỹ(1492), A.Smith phát hiện ra quy luật bàn tay vô hình, C.Marx phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư… Discovery (4) Chưa thể áp dụng trực tiếp mà chỉ có thể áp dụng thông qua các giải pháp cụ thể Không có giá trị thương mại Không thay đổi theo thời gian Không bảo hộ quyền tài sản Quyền nhân thân của tác giả các phát minh? Giải pháp hữu ích Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp Phải đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp Là: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, Có tính mới đối với thế giới Dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp Có tính mới; Có tính sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp. Đối tượng bảo hộ Không bảo hộ đặc tính kỹ thuật sản phẩm Bảo hộ kiểu dáng được ứng dụng hoặc thể hiện trên nhứng sản phẩm đó Đối tượng loại trừ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có. Hình dáng và đặc tính kỹ thuật Thế nào là đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có đối với sản phẩm nhất định? Khi không đạt được chức năng kỹ thuật của sản phẩm do việc thay đổi hình dáng bên ngoài của nó. Mối quan hệ với quyền tác giả Có thể nhận được sự bảo hộ tương đương theo quyền tác giả. Nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ Phải đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu Những dẫu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu hàng hoá Gắn lên sản phẩm, bao bì sản phẩm để giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. Lưu ý: sản phẩm cùng loại (theo tiêu chí nào?) Ví dụ nhãn hiệu hàng hoá Ví dụ nhãn hiệu hàng hoá Ví dụ nhãn hiệu hàng hoá Nhãn hiệu dịch vụ Gắn lên phương tiện dịch vụ, biển hiệu để giúp người sử dụng phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác nhau. Lưu ý : dịch vụ cùng loại (theo tiêu chí nào?) Ví dụ nhãn hiệu dịch vụ Nhãn hiệu(luật SHTT) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu: Từ ngữ Nhãn hiệu là hình vẽ kết hợp với từ ngữ Nhãn hiệu tập thể Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó Ví dụ nhãn thiệu tập thể(1) Ví dụ nhãn hiệu tập thể(2) Ví dụ nhãn hiệu tập thể (3) Quít Lai Vung Bưởi năm roi Bình Minh Bưởi Phúc Trạch Vải thiều Thanh Hà Nhãn hiệu liên kết Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau Ví dụ nhãn hiệu liên kết (1) Nhãn hiệu chính MILIKET LIKET MILIKET KET MIKET MILKET MILIMEX BILIKET Các nhãn hiệu liên kết thuộc xí nghiệp lương thực, thực phẩm "MILIKET". Nhãn hiệu nổi tiếng Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam Ví dụ nhãn hiệu nổi tiếng Chú ý khi chọn từ ngữ Phải phát âm được: MILIKET, LiOA... Không chọn chữ số, ví dụ: 555,777,939... Có nghĩa hoặc không có nghĩa Chú ý khi chọn từ ngữ Thể hiện chữ viết thường, hoa, cách điệu Tên người: Sơn Bạch Tuyết, May Cát Tường, Xe Máy Honda... Tên ghép: VINATABA, VINAMILK, MILIKET, LiOA, HALIDA, HUDA, DIHAVINA, VIETNAM-AIRLINES... Có nên chọn tên địa danh? Bia Hà Nội Bia Sài Gòn Kẹo dừa Bến Tre Xi măng Hà Tiên Vang Đà Lạt Lưu ý: kèm điều kiện gì? Ví dụ : không được coi là nhãn hiệu Thuốc đau mắt HIGHT QUALITY Rượi nếp cái hoa vàng Khí Mêtan CH4 Nước khoáng thiên nhiên Đánh giá dấu hiệu thương tự (1) Tương tự về cấu trúc: PHOTONICA và PHOTOKINA Tương tự về cách phát âm EVERGREEN và EVERDEEN WHITE &CASE và YK Tương tự về ý nghĩa: SUNSET và SUNRISE Đánh giá dấu hiệu tương tự (2) Kênh tiêu thụ hàng hoá Giá trị hàng hoá Bút bi Thiên Long giá 1000đ, Thiên Lương? Ôtô Honda: H Ôtô Hyundai: H Nhãn hàng hoá (Etiket) Là tập hợp thông tin về Công dụng, chức năng, chủng loại. Trọng lượng, kích thước, đặc tính cấu tạo hoặc thành phần, xuất xứ, cách sử dụng của hàng hoá. Nhãn hàng hoá không bảo hộ Tên thương mại Không cần phải đăng ký bảo hộ Tên thương mại là gì? (1) Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại là gì? (2) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Khả năng phân biệt(1) Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; Khả năng phân biệt(2) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ. Căn cứ xác lập quyền Tên thương mại Được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Khi nào được coi là sử dụng hợp pháp? Quyền đối với tên thương mại Thuộc về chủ sở hữu tên thương mại: Sử dụng TTM trong kinh doanh Cấm người khác sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình Lưu ý : không đề cập đến cho phép Chuyển giao tên thương mại Quyền đối với tên thương mại chỉ được phép chuyển giao: Cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại(1) Muốn bảo bộ nhãn hiệu phải đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ (Cơ quan quản lý nhà nước: bộ KH&CN ) Tên thương mại được bảo hộ khi có đủ điều kiện quy định mà không cần đăng ký bảo hộ. (Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ KH&ĐT) Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại (2) Doanh nghiệp có thể hoặc không sử dụng nhãn hiệu Nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải có tên thương mại để hoạt động, để phân biệt giữa các doanh nghiệp. Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại (3) Thời hạn bảo hộ đới với nhãn hiệu là 10 năm (có thể gia hạn liên tiếp, không hạn chế số lần gia hạn) Tên thương mại được bảo hộ khi doanh nghiệp còn hoạt động dưới tên thương mại đó. Có nên lấy tên thương mại để đặt cho nhãn hiệu không? Có thể Nhưng ... Có nên lấy tên thương mại để đặt cho nhãn hiệu không? Tên thương mại thường dài Tên thương mại không có tính phân biệt cao Nếu có thể, nên lấy thành phần phân biệt của tên thương mại làm nhãn hiệu Ví dụ (1) Tên thương mại: Xí nghiệp lương thực - thực phẩm MILIKET Nhãn hiệu MILIKET Ví dụ (2) Tên thương mại : Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô Nhãn hiệu Kinh Đô Ý nghĩa của ký hiệu Một số nhãn hiệu gắn trên sản phẩm hoặc bao bì thường kèm theo ký hiệu báo cho người khác biết: nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ Người có hành vi vi phạm không thể viện dẫn lý do là vô tình, không biết nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ Ví dụ Chỉ dẫn địa lý Phải đăng ký bảo hộ Lưu ý Trước đây, Pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam có phân biệt Chỉ dẫn địa lý với Tên gọi xuất xứ hàng hoá Nhưng kuật sở hữu trí tuệ 2005 đã không quy định Tên gọi xuất xứ hàng hoá như một đối tượng riêng được bảo hộ sở hữu trí tuệ Khái niệm Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Điều kiện để sản phẩm được bảo hộ Có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nứoc tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Thế nào là danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL? Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Thế nào là chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL? Chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp. Điều kiện địa lý Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố về con người: kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương. Thế nào là khu vực địa lý? Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ. Lưu ý Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao Thương hiệu Bảo hộ thương hiệu? Thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thương hiệu (1) Các nhãn hiệu, ví dụ Coca-cola SONY, VINATABA VINAMILK,TRUNG NGUYÊN Việt nam- airlines,Việtnam tourism,,, Thương hiệu (2) Chỉ dẫn địa lý, ví dụ: Nước mắm Phú Quốc Chè Mộc Châu Rượu COGNAC Thương hiệu (3) Chỉ dẫn địa lý, ví dụ: Made in Vietnam Made in USA… Phân biệt thương hiệu với… Người ta đã quan niệm thương hiệu có thể bao gồm : Nhãn hiệu Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại Kiểu dáng công nghiệp Uy tín của doanh nghiệp… Có thể “đo” và không thể “đo” được. Hậu quả Khi gọi chung các đối tượng sở hữu công nghiệp vừa nêu là thương hiệu sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đăng ký và bảo hộ từng đối tượng sở hữu công nghiệp riêng biệt Ví dụ về Tên thương mại với Nhãn hiệu Tên thương mại Unilever (có người gọi là thương hiệu Unilever ) sở hữu trên 1600 nhãn hiệu Bột giặc OMO Kem đánh răng,xà bông Dove Trà Lipton Nhưng Unilever không đặt tên mình cho các sản phẩm cụ thể. Giống cây trồng Phải đăng lý bảo hộ Giống cây trồng Là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau. Giống cây trồng mới Là giống cây trồng mới được chọn, tạo ra hoặc mới được nhập khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định nhưng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh. Các quy định quốc tế Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) Điều 27.3.b TRIPS quy định: các nước thành viên có thể loại bỏ GCT mới ra khỏi đối tượng cấp bằng SC, nhưng phải bảo hộ GCT mới bằng hệ thống hữu hiệu riêng. So sánh-pháp luật việt nam quy định Không được đặt tên cho giống cây trồng: Chỉ bao gồm toàn các chữ số Vi phạm đạo đức xã hội Dễ gây hiểu nhầm với đặc trưng, đặc tính của giống cây trồng đó; Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho SP hoặc với SP thu hoạch của giống cây trồng đó. UPOV quy định đặt tên cho GCT Điều 20: Không cấm trùng tên với NHHH, tên gọi xuất xứ. Chấp nhận cả những con số nếu thực tế chỉ để gọi giống cây trồng đó…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai giang Luat so hu tri tue.ppt