Vấn đề 1: Những vấn đề cơ bản về luật chứng khoán.
I. Khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chứng khoán
a. Sự xuất hiện của chứng khoán.
Chứng khoán lần đầu tiên xuất hiện ở Châu âu vào giữa thế kỉ 20 tại Bruges(Bỉ), theo đó, các thỏa thuận đc xác lập cho các giao dịch thực hiện ngay và các giao dịch được thực hiện sau đó khoảng 1 thời gian nhất định.
Ở Mỹ (qgia có nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu), sau khi đắc cử(1789), Tổng thống Gerorge Washington công bố việc phát hành công trái sau đó các loại cổ phiếu cũng được phát hành để hình thành các tổ chức kinh tế.
Ở VN, cụm từ “ chứng khoán” đã xuất hiện khá lâu ngày từ thời kì Pháp thuộc do hiện tượng du nhập các mô hình tổ chức kinh tế từ Pháp,Anh và đặc biệt tại miền Nam VN sau 1945 có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kì. Cho đến nay, thuật ngữ” chứng hoán” đã trở nên rất quen thuộc với các dạng như: cổ phiếu,trái phiếu,chứng chỉ quỹ đầu tư .
52 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Luật chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư thông thường của người đầu tư trên TTCK).
Hoạt động này được cấp giấy phép và đăng ký kinh doanh tại UBCKNN
Chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật kinh doanh nói chung + PLKD chứng khoán.
+ CTCK không tiến hành việc mua bán chứng khoán cho người khác, theo yêu cầu hay vì quyền lợi của người khác mà hoàn toàn chỉ vì lợi ích của mình và cho chính mình. (khác so với các hoạt động KDCK khác)
+ Đối tượng kinh doanh: Chứng khoán (khác với hoạt động kinh doanh hàng hóa thông thường)
Bản chất: không phải là hoạt động dịch vụ về chứng khoán mà chính là hoạt động mua vào, bán ra chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
Chủ thể thực hiện: Công ty chứng khoán có vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Hợp đồng mua bán chứng khoán:
+ Là sự thỏa thuận giữa công ty chứng khoán tự doanh với khách hàng về việc mua, bán các chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết.
+ Nội dung: (theo tập quán giao dịch – ngoài ra còn có thể thỏa thuận 1 số điều khoản khác)
Điều khoản về đối tượng hợp đồng
Điều khoản về giá cả của chứng khoán
Điều khoản về phương thức thanh toán
+ Hình thức:
trực tiếp giữa CTCK với khách hàng
gián tiếp thông qua nhà môi giới
Quyền và nghĩa pháp lý của chủ thể hoạt động tự doanh chứng khoán:
Với tư cách là bên mua:
+ Quyền lựa chọn hình thức kí kết hợp đồng mua bán chứng khoán trực tiếp với người bán hoặc đặt lệnh mua chứng khoán cho các nhà môi giới để nhờ chủ thể này mua hộ chứng khoán cho mình.
+ Quyền yêu cầu bên bán chứng khoán hoặc nhà môi giới chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán cho mình.
+ Nghĩa vụ thanh toán tiền mua chứng khoán cho bên bán, có thể thực hiện trực tiếp đối với người bán hoặc thông qua nhà môi giới bằng cách mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty môi giới.
Với tư cách là bên bán:
+ Quyền lựa chọn giữa hình thức kí hợp đồng bán chứng khoán trực tiếp cho người mua hoặc đặt lệnh bán cho nhà môi giới để nhờ bán hộ chứng khoán.
+ Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán cho bên mua một cách trực tiếp hoặc thông qua nhà môi giới chứng khoán.
+ Quyền trực tiếp yêu cầu bên mua hoặc thông qua nhà môi giới để yêu cầu bên mua thanh toán tiền bán chứng khoán cho mình.
Tư vấn đầu tư chứng khoán:
Khái niệm: (khoản 23 – Điều 6 – LCK): Là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
Đặc trưng:
+ Chủ thể: Được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp như công ty chứng khoán.
Điều kiện: tương tự như các hoạt động tiến hành nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác. Chú ý điều kiện về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và vốn pháp định 10 tỉ đồng.
+ Nội dung: Được thực hiện bởi các chuyên gia về chứng khoán – người đại diện cho CTCK, với các công việc chủ yếu như phân tích các thông tin về chứng khoán, cung cấp các kết quả phân tích về chứng khoán và TTCK; đưa ra các khuyến nghị cần thiết đối với khách hàng là nhà đầu tư để giúp họ có được quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả.
+ Hình thức: được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
Bản chất:
Bản chất kinh tế: là nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Bản chất pháp lý: là quan hệ hợp đồng, theo đó CTCK cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng để đc hưởng tiền thù lao dịch vụ theo thỏa thuận.
Hợp đồng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán:
+ Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa CTCK (bên tư vấn) với nhà đầu tư (bên được tư vấn), theo đó bên tư vấn có nghĩa vụ cung cấp cho khách hàng là nhà đầu tư các kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và các khuyến nghị liên quan đến chứng khoán để họ tự đưa ra quyết định đầu tư, còn khách hàng – nhà đầu tư có nghĩa vụ chi trả tiền thù lao dịch vụ tư vấn đầu tư cho CTCK.
+ Nội dung ( theo tập quán giao dịch):
Điều khoản về đối tượng hợp đồng:
Điều khoản về giá cả dịch vụ
Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
+ Đối tượng hợp đồng: công việc mà bên tư vấn phải làm theo yêu cầu của nhà đầu tư: phân tích chứng khoán, đưa ra kết quả, báo cáo phân tích và các khuyến nghị cụ thể đối với nhà đầu tư
+ Bản chất: là hợp đồng dịch vụ.
Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể cung ứng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán:
+ Nghĩa vụ thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng, bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp với khách hàng đó.
+ Nghĩa vụ cung cấp cho khách hàng các kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích về chứng khoán và đưa ra các khuyến nghị cụ thể về đầu tư chứng khoán. (nghĩa vụ chính yếu).
+ Quyền yêu cầu khách hàng trả phí dịch vụ tư vấn theo thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán.
Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán:
Khái niệm: (Khoản 26 – Điều 6) là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán.
Đặc trưng: Bản chất là nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nên có những đặc trưng sau đây:
+ Chủ thể: gồm công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (bên được ủy quyền – bên cung ứng dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán) và một bên là nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân (bên ủy quyền – bên sử dụng dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán).
+ Nội dung gồm các công việc chính như: sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư chuyển giao để trực tiếp đầu tư vào chứng khoán; trực tiếp nắm giữ và bán chứng khoán trên thị trường khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của nhà đầu tư -> được ghi rõ trong hợp đồng dịch vụ ủy thác giữa công ty quản lý quỹ với nhà đầu tư.
+ Hình thức: thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng dịch vụ ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Hợp đồng dịch vụ ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán:
+ Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán với khách hàng (nhà đầu tư), theo đó công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chấp nhận sự ủy thác của khách hàng trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và quản lý các khoản mục đầu tư của khách hàng vì quyền lợi của họ để được hưởng phí dịch vụ ủy thác do khách hàng thanh toán.
+ Nội dung (theo thông lệ và tập quán giao dịch);
Điều khoản về đối tượng hợp đồng
Điều khoản về phí dịch vụ ủy thác
Điều khoản về thời hạn ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Điều khoản vê quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Hợp đồng này vừa có tính chất là hợp đồng úy quyền, vừa có tính chất là hợp đồng dịch vụ.
Hợp đồng ủy quyền thể hiện: Nhà đầu tư ủy quyền cho công ty quản lý quỹ thay mặt mình tiến hành các công việc đầu tư chứng khoán trên thị trường vì lợi ích của nhà đầu tư.
Hợp đồng dịch vụ thể hiện: Cong ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thỏa thuận làm dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho khách hàng để được hưởng tiền thù lao dịch vụ.
Quyền và nghĩa vụ pháp lý:
+ Quyền yêu cầu khách hàng chuyển giao cho mình khoản tiền mà khách hàng quyết định đầu tư vào chứng khoán. Ngoài ra cũng cần được khách hàng chứng minh tính hợp pháp về nguồn gốc của khoản đầu tư vào chứng khoán cũng như các thông tin về mục đích đầu tư của khách hàng.
+ Nghĩa vụ thực hiện các công việc mà khách hàng ủy thác trong hợp đồng dịch vụ ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
+ Quyền yêu cầu khách hàng trả phí dịch vụ ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
Khái niệm: (pháp luật không quy định – xét về mặt học thuật): là nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, theo đó công ty quản lý quỹ chấp nhận sự ủy thác của các nhà đầu tư để tiến hành việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán bằng nguồn vốn góp của các nhà đầu tư và trực tiếp quản lý, điều hành quản lý quỹ này vào mục đích đầu tư trên thị trường chứng khoán, cũng như đầu tư vào các tài sản khác vì quyền lợi của nhà đầu tư.
Đặc trưng: (bản chất là 1 dịch vụ về chứng khoán)
+ Chủ thể: được thực hiện bởi chủ thể đặc thù là công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo sự ủy thác của nhà đầu tư.
+ Nội dung bao gồm các công việc chủ yếu như: làm thủ tục thành lập quỹ đầu tư chứng khoán; trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của quỹ để đầu tư vào các chứng khoán và các tài sản tài chính khác trên thị trường vì quyền lợi của các nhà đầu tư; thực hiện việc phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro cho các nhà đầu tư theo tỉ lệ vốn góp, trên cư sở kết quả quỹ đầu tư chứng khoán.
+ Hình thức: thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng dịch vụ ủy thác quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Hợp đồng dịch vụ ủy thác quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: (bản chất là hợp đồng dịch vụ)
+ Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán với khách hàng là nhóm các nhà đầu tư chứng khoán, theo đó công ty quản lý quỹ chấp nhận sự ủy thác của khách hàng để tiến hành việc thành lập, quản lý và điều hành quỹ đầu tư chứng khoán bằng nguồn vốn góp của các nhà đầu tư và được nhận tiền phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
+ Nội dung
Điều khoản về đối tượng hợp đồng
Điều khoản về mức phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (quan trọng)
Điều khoản vê quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản:
+ Quyền yêu cầu các nhà đầu tư cung cấp cho mình những thông tin, tài liệu, giấy tờ cần thiêt cùng với nguồn vốn đầu tư để làm thủ tục thành lập quỹ đầu tư chứng khoán
+ Nghĩa vụ thực hiện các công việc theo sự ủy thác của các nhà đầu tư trong hợp đồng dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
+ Quyền yêu cầu khách hàng là các nhà đầu tư trả phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư và các khoản tiền thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý quỹ.
Hoạt động lưu ký chứng khoán:
Khái niệm: (khoản 24 – Điều 6): Là việc các tổ chức lưu ký nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán.
Đặc trưng cơ bản:
+ Về chủ thể: được tiến hành bởi các TTLKCK, các CTCK và NHTM đã đăng lý hoạt động lưu ký chứng khoán với UBCKNN và được TTLKCK chấp nhận là thành viên lưu ký chứng khoán.
+ Về nội dung: bao gồm các công việc chủ yêu như: nhận ký gửi chứng khoán của khách hàng để bảo quản, chuyển giao chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng; giúp khách hàng thực hiện các quyền của họ liên quan đến chứng khoán.
+ Về hình thức: thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng dịch vụ lưu ký chứng khoán.
Hợp đồng dịch vụ lưu ký chứng khoán:
+ Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức lưu ký chứng khoán với khách hàng, theo đó tổ chức lưu ký nhận ký gửi chứng khoán của khách hàng, bảo quản, chuyển giao chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng và thực hiện giúp khách hàng các quyền liên quan đến chứng khoán để được nhận phí dịch vụ lưu ký chứng khoán.
+ Nội dung:
Điều khoản về đối tượng hợp đồng: công việc phải làm
Điều khoản về mức phí dịch vụ lưu kí chứng khoán (do Bộ tài chính quy định)
Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản:
+ Quyền yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiệc việc lưu ký chứng khoán.
+ Nghĩa vụ thực hiện cho khách hàng các công việc liên quan đến dịch vụ lưu ký chứng khoán đã cam kết.
+ Quyền thu phí dịch vụ lưu kí chứng khoán đối với khách hàng sử dụng dịch vụ lưu ký chứng khoán.
+ Nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến tài sản chứng khoán của khách hàng đang lưu ký tại tổ chức cung ứng dịch vụ lưu ký.
Vấn đề 6: Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
-Một trong những đặc trưng cơ bản của thị trường chứng khoán là tính rủi ro cao. Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước , ở một mức độ nhất định có những can thiệp vào hoạt động của thị trường nhằm giảm thiểu và phòng tránh rủi ro.
- Sự can thiệp của Nhà nước là một trong những biện pháp cần thiết bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá thể, khả năng phân tích thông tin, tìm hiểu thị trường còn hạn chế.
- Ngay từ khâu chào bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp, Nhà nước đã thể hiện sự quản lý ở một mức độ nhất định bằng những quy định về điều kiện chào bán ra công chúng.Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật đặt ra các điều kiện cháo bán chứng khoán ra công chúng với chế độ công bố thông tin rất chặt chẽ, nhằm đảm bảo chứng khoán giao dịch trên thị trường phải là những hàng hóa có chất lượng, tạo niềm tin cho công chúng đầu tư. Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng phải được sự cho phép bằng văn bản của UBCKNN. Điều này xác nhận sự quản lý Nhà nước của UBCKNN đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Thị trường chứng khoán là nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với nhiều mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau, các giao dịch chứng khoán được thực hiện rất lớn. Hơn nữa, do tính đặc thù của hàng hóa trên thị trường đó là sự tách rời giá trị thực của chứng khoán ra khỏi bản thân chứng khoán, đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ nảy sinh nhiều tiêu cực như lừa đảo, tung tin giả tạo, mua bán nội gián và các hoạt động kiếm lời không chính đáng khác… Khi các hiện tượng tiêu cực xảy ra có thể gây tác hại lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, gây tổn thất cho nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và toàn bộ nền kinh tế. Thị trường chứng khoán không thể phát huy được chức năng và vai trò to lớn của nó. Chính vì thế, quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán là nhu cầu tất yếu khách quan.
Như vậy, để nhằm thiết lập trật tự cho thị trường chứng khoán phòng và chống các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trường hoặc hành vi khác gây thiệt hại cho nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người đầu tư, dung hòa lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển kinh tế thì vấn đề quản lý việc điều hành và giám sát các hoạt động trên thị trường là cần thiết.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được hiểu là những thiết chế được thành lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán cùng với các hoạt động khác có liên quan.
Ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được tổ chức theo trật tự như sau:
+ Chính Phủ: là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
+ Bộ tài chính: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
+ UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ tài chính, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính và Chính phủ về mọi hoạt động của thị trường.
2.1 Chính phủ
Chính phủ là cq hành pháp cao nhất, đứng đầu trong moi lĩnh vực quản lý nhà nước trong đó có quản lý nhà nước về ck và ttck, một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm có tác đôg tới mọi hđ kinh tế. Với vai trò là người lãnh đạo điều hành, tổng hợp các qh kinh tế của quốc gia, Chính phủ thông qua hoạt động của ttck để nắm bắt những biến động kinh tế, từ đó đưa ra những csach phù hợp nhằm thúc đấy sự phát triển của thị trường ck nói riêng và tt tài chính nói chung. Như vậy là nhằm thực hiện quản lý đồng bộ các bộ phận của thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn trung và dài hạn trong đó có ttck.
2.2. Bộ Tài Chính
Bộ tài chính thực hiện các hd cơ bản sau:
+ Trình Chính phủ, thủ tướng chính phủ ban hành chiến lược quy hoạch, chính sách phát triển ttck
+ Trình cấp có thầm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các vbqppl về ck và ttck
+ Chỉ đạo UBCKNN thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển ttck và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về ck và ttck
Như vậy, BTC là cơ quan ql NN cấp bộ, có chức năng , vai trò quan trọng như cầu nối trung gian giữa cơ quan quản lý chuyên biệt là UBCKNN và cơ quan quản lý cấp cao nhất là CP.
Mối quan hệ giữa Bộ tài chính và UBCKNN trong hd quản lý NN về ck và ttck?
Bộ tài chính quản lý chứng khoán và ttck thông qua UBCKNN đồng thời cũng là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của UBCKNN, chỉ đạo UBCKNN trong việc thực hiện các chính sách cũng như quy định của Nhà nước về giám sát, quản lý ttck
Bộ tài chính chủ trì , phối hợp với Bộ trưởng Bộ nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN.
UBCKNN là cơ quan trực thuộc BTC thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nn về ck và ttck, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ck và ttck theo qd của pl.
2.3 UBCKNN
a)vị trí pháp lý
Ở Việt Nam, UBCKNN là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên trách về chứng khoán và thị trường chứng khoán được thành lập theo nghị định của chính phủ số 75/1996/ NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 và chính thức hoạt động vào ngày 25 tháng 8 năm 1997. Hiện nay Luật chứng khoán năm 2006 quy định những nội dung cơ bản về nhiệm vụ và quyền hạn của UBCKNN tại điều 8. Quyết định 161/2004/ QĐ- TTg ngày 7/9/2004 quy định về vị trí pháp lý , chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBCKNN nay được thay bằng quyết định 63/2007/ QĐ- TTg)
Việc ra đời của UBCKNN ở Việt Nam có những nét đặc thù do hoàn cảnh kinh tế- xã hội của Việt Nam chi phối. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán thông qua các cơ quan chức năng là Bộ tài chính và UBCKNN. Trước khi ban hành Luật chứng khoán thì UBCKNN là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ nhưng nay theo quy định tại điều 8 Luật chứng khoán thì UBCKNN là một đơn vị thuộc Bộ tài chính.
UBCKNN có vị trí là cơ quan thuộc Bộ tài chính, cơ quan nằm trong bộ máy nhà nước ở trung ương. Mặc dù là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính nhưng về cơ cấu tổ chức, nó không giống với các cơ quan thuộc Bộ tài chính khác, nó không có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. UBCKNN là một chủ thể quản lý hành chính nhà nước, hoạt động của nó có tính hành chính- mệnh lệnh, có tính độc lập tương đối so với các đơn vị khác thuộc Bộ tài chính.Theo quy định của pháp luật hiện hành: Bộ trưởng Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN.
b) Chức năng:
Chức năng của UBCKNN có những nét đặc thù để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của VN hiện nay. UBKNN có hai chức năng cơ bản là: tổ chức xây dựng thị trường ck và quản lý, giám sát sự vận hành của ttck. Thông qua hệ thống các quy chế, chế độ, thể lệ về ck và ttck điều hành bằng cách thành lập các cơ quan đơn vị hay các chức vụ điều hành thị trường; cấp và thu hồi các loại giấy phép có liên quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về ck và ttck
c) Nhiệm vụ, quyền hạn:
Điều 8 Luật chứng khoán và Điều 2 Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg quy định Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.
3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
6. Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
7. Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới.
8. Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
9. Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
10. Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
12. Hướng dẫn các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội chứng khoán theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
13. Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt
16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao; thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền.
17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
2.4 Cơ quan quản lý ngành
Cơ quan quản lý ngành là các bộ, ban, ngành cùng phối kết hợp với Bộ tài chính và UBCKNN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và ttck: Các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các cấp
Giải thích vì sao: Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán thường là cơ quan nằm trong bộ máy hành chính nhà nước?
Bởi vì: Thị trường chứng khoán là nơi tham gia của hàng triệu người đầu tư, hàng ngàn tổ chức phát hành trong quốc gia không giới hạn địa giới hành chính. Vì thế, để quản lý thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trong toàn quốc không thể giao cho cơ quan thuộc một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương nào phụ trách được mà phải là một cơ quan ở trung ương.
Thứ hai, công việc chủ yếu là quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là giám sát, tổ chức thực hiện, bảo đảm thi hành pháp luật một cách thường xuyên, đây là công việc có tính chấp hành, điều hành thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan quản lý hành chính. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường ck phải đc thiết kế trong bộ máy hành chính. Cơ quan này sẽ xử lý được cấc hvi vi phạm của các chủ thể tham gia theo thẩm quyền nhằm bảo đảm cho thị trường vận hành một cách an toàn và công bằng. Để cơ quan quản lý NN về ck và ttck thực hiện tốt nhiệm vụ thì cần fai thiết kế một mô hình thích hợp, đc trao thẩm quyền và bộ máy đủ để nó thực hiện đc tốt chức năng, nhiệm vụ đc giao.
Đối với các quốc gia, nền tảng kinh tế cũng như hoạt động của ttck vẫn đang trog giai đoạn phát triển đòi hỏi phải có những cơ quan quản lý thị trường mang tính quyền lực nhà nước để dễ dàng can thiệp bằng những biện pháp hành chính khi cần thiết.
Hoạt động thanh tra, giám sát của UBCKNN.
Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về ck và ttck, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ tài chính.
Thanh tra ck gồm có: Chánh thanh tra, Phó thanh tra và các thanh tra viên. Hoạt động thanh tra chỉ được tiến hành khi có quyết định của UBCKNN trên cơ sở:
+ Chương trình kế hoạch thanh tra đã được chủ tịch UBKNN phê duyệt;
+ Yêu cầu của chủ tịch UBCKNN;
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và ttck.
-Đối tượng thanh tra, giám sát bao gồm: tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký ck, cty ck, cty qly quỹ đtu ck, quỹ đtu ck, tổ chức đki, lưu ký thanh toán bù trừ ck, ngân hàng giám sát, người hành nghề kd ck, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hđ ck và ttck.
-Phạm vi thanh tra, giám sát bao gồm: hoạt động phát hành chứng khoán, hđ niêm yết ck, hđ giao dịch ck, hđ kd, cung cấp dvu ck, hđ công bố thông tin.\
- Hình thức thanh tra: + Thanh tra định kỳ theo chương trình kế hoạch
+ Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về ck và ttck, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do chủ tịch UBCK giao.
Nội dung qđinh thanh tra: +1 Căn cứ pháp lý để thanh tra; 2 đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; 3 Thời hạn tiến hành thanh tra; 4 tên trưởng đoàn thanh tra và danh sách thành viên đoàn thành viên
Quyết định thanh tra sẽ đc gửi tới các đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất. Quyết định này cũng dc công bố trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra qđ thanh tra, việc công bố qđ thanh tra phải đc lập thành văn bản.
Thời hạn thanh tra: không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố qđ thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi đc thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, người ra qđ thanh tra có thể gia hạn, việc gia hạn này chỉ đc một lần, thời gian gia hạn cũng ko vượt quá ba mươi ngày.
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
+ Quyền: Giải trình những vđ có liên quan đến nd thanh tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước ko lq đến nd thanh tra; khiếu nại với người ra qđ thanh tra về những hvi của trưởng đoàn thanh tra hoặc các thành viên trong đoàn khi có căn cứ cho rằng những hành vi đó trái pháp luật; yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qđ của pl.
+ Nghĩa vụ: Chấp hành qđ thanh tra; cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và trung thực của thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử đã cung cấp; chấp hành yều cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử phạt của thanh tra và cơ quan có thẩm quyền; kí biên bản thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra:
Có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đug nội dung, thời hạn ghi trong qđ thanh tra của đoàn thanh tra.
Có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp những tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung thanh tra, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền, tài khoản ck khi thấy cần thiết ngăn chặn hvi vi pham hoặc xác minh tình tiết làm chứng cứ cminh kết luật đtra.
Có thẩm quyền ban hành qđ xử lý theo thẩm quyèn hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý, đôn đôc việc thực hiện qđ xử lý về thành tra đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm của đoàn thanh tra và kết luận về nd thanh tra.
Có nhiệm vụ chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra là việc xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm nếu có cùng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã đc áp dụng, kiến nghị về các biện pháp đã đc xử lý.
Trong quá trình thanh tra, người ra qđ thanh tra có quyền yêu cầu trường đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.
Bình luận những ưu, nhược điểm về địa vị pháp lý của UBCKNN.
1.Vị trí pháp lý
1.1 Ưu điểm: Đưa ra những ưu điểm thì dựa trên sự So sánh với thời kỳ UBCKNN đã từng là cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ (1997- 3/2004)
Trong thời kỳ UBCKNN trực thuộc Chính phủ (đến 3/2004), thị trường chứng khoán (TTCK) còn nhỏ bé chỉ bằng 1/5 bây giờ, hàng hoá nghèo nàn, nhà đầu tư thì mất niềm tin; vị thế của UBCKNN hết sức yếu ớt; mặc dù đã thiết lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM nhưng hoạt động của Trung tâm này chưa thể hiện là hoạt động của TTCK, doanh nghiệp ra niêm yết thì vấn khó huy động vốn, tiến trình cổ phần hoá gặp khó khăn về thu hút vốn cổ phần....
Nhưng từ khi quyết định chuyển UBCKNN về trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay chính là một quyết định khiến thay đổi thị trường chứng khoán. Nhiều giải pháp quan trọng cho sự phát triển TTCK đã ra đời nhanh chóng, như tăng cường nhiều hàng hoá sơ cấp và thứ cấp cho TTCK, quy mô TTCK hiện nay đã gấp 5 lần trước kia ; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài, qua việc mở rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 49%. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo nhiều đơn vị trong Bộ ban hành nhiều chính sách liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán như chính sách tạo hàng, chính sách về Thuế, kế toán....liên quan đến TTCK.
1.2 Nhược điểm
+ UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ tài chính nên có cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành cồng kềnh, nhiều tầng nấc, khiến cho việc đưa ra những quyết định quan trọng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị hạn chế, không theo kịp với diễn biến thị trường.
+ địa vị pháp lý của UBCKNN bị thu hẹp khi nó chỉ tương đương với một vụ chức năng thuộc Bộ tài chính. Do vậy, UBCKNN cũng bị hạn chế về thẩm quyền cũng như những nội dung hoạt động cụ thể.
+Ảnh hưởng đến vai trò quản lý thị trường chứng khoán, và chức năng đảm bảo sự phát triển của thị trường chứng khoán một cách lành mạnh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến tình trạng làm giá, thao túng giá trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Việc này làm thị trường phát triển thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư với thị trường. Để thị trường phát triển lành mạnh, thì cần xây dựng những quy định xử lý ngăn chặn hiệu quả việc làm giá. Tuy nhiên, vị thế của UBCKNN lại không cho phép nó được thực hiện hiệu quả chức năng này.
2 Đánh giá về nhiệm vụ, quyền hạn
2.1 Ưu điểm
UBCKNN đã thực hiện tốt chức năng của mình vừa là người tạo lập thị trường cũng đồng thời là người quản lý, giám sát tình hình của thị trường chứng khoán. Việc cấp chứng chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán, cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán hay tiến hành các cuộc thanh tra, tiến hành xử phạt vi phạm là những minh chứng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này.
Việc quy định cho UBCKNN có thẩm quyền trong việc soạn thảo các dự thảo liên quan tới chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng giúp cho UBCKNN có cơ sở để ban hành thông tư, quyết định điều chỉnh kịp thời những vấn đề của thị trường chứng khoán phát sinh. Ví dụ như ngày 19/11/2010 UBCKNN ra Quyết định số 965/QĐ-UBCK ngày 19/11/2010 đình chỉ có thời hạn đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 652/UBCK-GCN do UBCKNN cấp ngày 25/8/2010
- Trong lĩnh vực thanh tra, UBCKNN có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm. Trên thực tế, thẩm quyền này được sử dụng khá nhiều. Điều này chứng tỏ vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ở nước ta còn nhiều và mặt khác cũng chứng tỏ các cá nhân có thẩm quyền đã vận dụng thẩm quyền này trong hoạt động quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; phần nào góp phần làm cho thị trường chứng khoán công bằng và minh bạch hơn
Như vậy, việc quy định chi tiết các quyền hạn và nhiệm vụ của UBCKNN đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của UBCKNN trên thực tế, giúp cho cơ quan này hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình.
2.2 Về nhược điểm
Nếu như ở một số nước trên thế giới, UBCK có quyền điều tra, xác minh việc làm giá và có thể truy tố hình sự. Còn ở ta, thậm chí cả trong Dự thảo luật, UBCKNN vẫn không có thẩm quyền độc lập. UBCK chỉ có quyền thanh tra, mà không có quyền điều tra các nghi vấn sai phạm trên thị trường. Trong nhiều trường hợp kiểm tra, cơ quan quản lý phát hiện thấy dấu hiệu sai phạm, nhưng không thể kết luận được vì không có quyền điều tra để tìm hiểu ngọn ngành sự việc. Muốn xác minh được việc thông đồng làm giá thì phải xác định được nguồn vốn, hành vi nội gián, việc đặt lệnh… nhưng quyền này chưa được quy định, mọi quy định phải thông qua Bộ Tài chính.
III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA UBCKNN
Thứ nhất, cần tăng thêm một số quyền cho UBCKNN: như tăng quyền điều tra cho UBCKNN, họp bàn về dự thảo luật vừa qua, Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc xác minh bằng chứng gian lận, giúp tăng cường phòng chống, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận trên thị trường. Ví dụ: cần có thêm các quyền yêu cầu ngân hàng, cơ quan thuế cung cấp thông tin, quyền được xác minh tài khoản ngân hàng, yêu cầu cung cấp tư liệu... để chứng minh một giao dịch trên thị trường chứng khoán có thông đồng, nội gián, lũng đoạn hay không.
Thứ hai, cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan, ngành có liên quan như ngành tư pháp. Cần thiết kế cơ chế sử dụng mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính để điều tra các vụ vi phạm trong thị trường chứng khoán. Khi ấy, có thể bổ sung thêm quyền cho thanh tra chứng khoán để phát hiện những căn cứ và quyền yêu cầu khởi tố, dùng sức ép của cơ quan tư pháp nếu các biện pháp của thanh tra chưa đủ.
Thứ ba , đưa địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mang tính độc lập là một tất yếu của sự phát triển. Nhưng vấn đề có nên thay đổi vào thời điểm hiện tại thì cần phải xem xét một cách kĩ lưỡng. Bởi ngay lúc này tách UBCKNN ra khỏi Bộ tài chính có thể đưa đến những kết quả không tốt cho nền kinh tế vĩ mô. Theo giải thích của các đại biểu thuộc Ủy ban kinh tế: , “Luật Chứng khoán là một luật quan trọng, chuyên sâu, có tác dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do mới có hơn 3 năm thực hiện, thị trường chứng khoán mới phát triển, nên cũng khó đòi hỏi quá cao trong việc sửa đổi, bổ sung luật một cách đồng bộ….Những vấn đề cơ bản, lâu dài chưa nên "chạm" đến được như: địa vị pháp lý, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước...”Nói cách khác, quan điểm này cho rằng địa vị pháp của UBCK là một vấn đề lớn, có ảnh hưởng chi phối rất nhiều nội dung khác của Luật, trong khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực thi hành hơn 3 năm, cần thêm thời gian để đánh giá một cách đầy đủ.
Do đó, khi đã xem xét kĩ lưỡng chưa có thể tách hoàn toàn UBCKNN ra khỏi Bộ tài chính, thì giải pháp trước mắt chính là: tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền là UBCKNN có các công cụ, chức năng để xác minh các bằng chứng gian lận, giả mạo gây lũng đoạn thị trường và kiếm lợi bất chính.
Thứ tư, cũng là hướng hoàn thiện chung đối với vấn đề dự thảo luật sửa đổi, bổ sung luật chứng khoán là: thực tế, chúng ta mới tiếp cận các vấn đề một cách riêng lẻ theo ngành, theo lĩnh vực trong khi các thị trường chứng khoán, ngân hàng, tiền tệ… có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, khi sửa đổi Luật Chứng khoán phải đặt trong bối cảnh chung của thị trường tài chính trong nước và cả quốc tế để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh xung đột về mặt pháp lý.
Vấn đề 7: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và ttck
I.Vi phạm và xử lý vi phạm.
1. Khái niệm, đặc điểm
Vi phạm pháp luật ck và ttck là hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân, xâm hại tới quan hệ xã hội được pl ck xác nhận và bảo vệ, theo đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo qđ của pháp luật ck.
Đặc điểm:
Hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán thường mang những dấu hiệu cơ bản sau đây:
-chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là các tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan đến hoạt động ck và hđ quản lý ttck, phát sinh trên tất cả các bộ phận thị trường. Mặc dù mức độ vi phạm có thể khác nhau nhưng bất kì chủ thể nào cũng có thể có nguy cơ thực hiện hvi trái pháp luật.
- Hành vi vi phạm thường xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất. Khi thực hiện các hvi vi phạm liên quan đến ck, các chủ thể thường không mong muốn đạt tới những lợi ích phi vật chất như quyền lợi về chính trị, sức khỏe mà chỉ mong chiếm giữ lượng tài sản mà thôi.
- Phần lớn vi phạm pl về ck và ttck đc thực hiện do lỗi cố ý. Bởi những đối tượng tham gia thị trường thường có những hiểu biết nhất định nên khi thực hiện hành vi, những đối tượng này thường nhận thức được hệ quả phát sinh và mong muốn hệ quả ấy sẽ mang lại những lợi ích vất chất to lớn cho mình. Điều này lý giải vì sao các lỗi của hành vi vi phạm về ck và ttck thường là lỗi cố ý.
- Việc xác định chính xác về hành vi vi phạm trong lĩnh vực ck và ttck thường rất phức tạp. Điều này xuất phát từ tính đa dạng và phức tạp trong các giao dịch trên ttck. Ví dụ như trong hành vi giao dịch nội gián để xác định những người có liên quan là rất phức tạp.
- Hành vi vi phạm thường đặc thù, phát sinh nhanh. Tính phát sinh nhanh trong lĩnh vực ck thể hiện ở chỗ khi có sơ hở của chính sách và pháp luật vừa ban hành, lập tức xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Các loại vi phạm pháp luật cơ bản về ck và thị trường ck.
- Cách phân loại có ý nghĩa pháp lý trong việc xác định chế tài áp dụng cho chủ thể thực hiện hành vi vi phạm: chia vi phạm trong lĩnh vực ck thành 3 loại:
+ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán;
+ Vi phạm dân sự trong lĩnh vực ck và ttck;
+ Vi phạm hình sự về ck và ttck
-Căn cứ vào từng lĩnh vực cụ thể của thị trường chứng khoán, có thể chia thành:
+ Vi phạm trong lĩnh vực phát hành chứng khoán;
+ Vi phạm quy định với người hành nghề kinh doanh ck;
+ Vi phạm quy định về giấy phép hoạt động kd ck;
+ Vi phạm các quy định về niêm yết ck; kinh doanh, giao dịch chứng khoán;
+ Vi phạm về chế độ công bố thông tin…
a.Vi phạm pháp luật về phát hành ck
Hành vi vi phạm trong lĩnh vực này có thể được thực hiện như:
-Lập hồ sơ đky chào bán ck ra công chúng có thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc không có đầy đủ thông tin cần thiết có ảnh hưởng ddeens qđ của nhà đầu tư;
- Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật;
- Sử dụng thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi đc thực hiện chào bán ck ra công chúng;
- Phân phối ck không đúng nd của đký chào bán về loại ck, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định…
b.Vi phạm pháp luật về niêm yết chứng khoán.
- Không công khai thông tin về việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày thực hiện việc mua lại theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật chứng khoán;
- Công bố thông tin không đầy đủ các nội dung về mục đích mua lại, số lượng cổ phiếu mua lại, nguồn vốn để mua lại, và thời gian thực hiện theo quy định
- Bán ra số cổ pheieus đã mua lại trược sáu tháng kể từ ngày mua lại, trừ trường hợp đc phép theo qđ của Bộ tài chính.
- Hồ sơ niêm yết tại sở giao dịch ck hoặc trung tâm giao dịch ck có những thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc không có đủ thông tin theo quy định….
c.Vi phạm pháp luật về giao dịch ck;
Khác với các vi phạm nói trên, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch ck rất đa dạng. Chủ thể đó có thể là cá nhân, có thể là tổ chức. Các hành vi đó có thể là:
-Tổ chức mà pháp luật quy định cấm tham gia vào giao dịch cổ phiếu nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ hoặc mua bán cổ phiếu bằng cách đối tên hoặc mượn danh nghĩa người khác để giao dịch ck;
- Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt đôg gian lận lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt đông phát hành, niêm yết…
- thực hiện hành vi giao dịch nội bộ thông qua các phương thức: sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua bán chứng khoán của công ti đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình hoặc bên thứ ba.
3. Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và ttck
a. Hình thức xử lý hành chính
Theo Nghị định 85/2010/NĐ-CP Ngày 2/8/2010 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Điều 6 NĐ này quy định : “1. Hình thức xử phạt chính:Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo
Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
b) Phạt tiền
Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung phạt tiền đối với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được tăng quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung hình phạt.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
b) Đình chỉ hoặc huỷ bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng;
c) Đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung các chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các biện phap khắc phục hậu quả nhất định.
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Tùy từng loại vi phạm mà có cách khắc phục hậu quả riêng như:
+Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức chào bán chứng khoán mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư;
+ Buộc chấp hành đúng quy định về nghĩa vụ công ty đại chúng;
+ Buộc huỷ bỏ, cải chính thông tin;
+ Buộc chấp hành đúng quy định pháp luật về quản lý niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán.
+ Buộc chấp hành đúng quy định pháp luật về giao dịch, giám sát và công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán;
+ Buộc chấp hành đúng quy định pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán;
+ Buộc chấp hành đúng quy định pháp luật về hoạt động của công ty quản lý quỹ.
b. Xử lý hình sự.
Bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định các tội danh trong lĩnh cực ck và ttck. Tuy nhiên để bảo đảm nguyên tắc mọi hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đề có thể bị áp dụng các hình phạt hình sự đc pháp luật quy định, viêc xử lý hình sự đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng các qđ pháp luật trong lĩnh vực ck và ttck đc căn cứ trên cơ sở một số tội danh có các yếu tố cấu thành mang tính chất tương đồng như: kinh doanh trái phép; trốn thuế; lừa dối khách hàng; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; quảng cáo gian dối; tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và máy tính; tội hợp pháp hóa tiền và tài sản do tội phạm mà có…
c. Xử lý dân sự.
Hoạt động của ttck còn nhiều vấn đề liên quan đến pháp luât dân sự, và đc áp dụng thường xuyên nhất là các chế định về hợp đồng dân sự như việc kí kết các hợp đồng bảo lãnh phát hành, tư vấn phát hành, hợp đồng mở tài khoản kí kết giữa công ti ck với khách hàng, hợp đồng mở tk giữa thành viên lưu kí là ngân hàng và khách hàng…
Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, pháp luật dân sự đã quy định rất nhiều biện pháp như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, kí quỹ , kí cược , phạt vi phạm…
II.Giải quyết tranh chấp
1.Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp về ck và ttck.
Tranh chấp trên thị trường ck là những xung đột về quyền và lợi ích phát sinh giữa các chủ thể khi tham gia ttck và được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng nhu cầu cần giải quyết thông qua hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp về ck có những đặc điểm đặc thù:
-Về chủ thể: chủ thể tranh chấp trên ttck phải là các tổ chưc, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. Các chủ thể này bao gồm: tổ chức phát hành thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán; tổ chức kinh doanh chứng khoán; nhà đầu tư gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư vào ttck thông qua việc mua, bán ck nhằm mục đích kiếm lời; ngân hàng giám sát, ngân hàng chỉ định thanh toán; tổ chức lưu kí chứng khoán; trung tâm giao dịch chứng khoán và các thành viên
- Về đối tượng tranh chấp: là quyền và lợi ích giữa các chủ thể có được do tham gia ttck. Nói cách khác các quyền và lợi ích này phát sinh trên cơ sở sự tham gia của các bên vào ttck. Do vậy trường hợp hai bên tranh chấp đều là chủ thể tham gia ttck nhưng quyền và lợi ích tranh chấp giữa họ không phát sinh từ quan hệ thiết lập trên ttck thì không đc xđ là tranh chấp trên ttck.
- Về giá trị của tranh chấp: Khôn giống như viêc xác định giá của các hàng hóa giao dịch trên thị trường thông thường, giá trị của chứng khoán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thông tin thị trường, tâm lý nhà đầu tư, tình hình kinh tế, chính trị… và quan trọng hơn, giá chứng khoán thường không ổn định. Những phân tích này cho thấy việc xác định giá trị của tranh chấp phát sinh trên ttck hoàn toàn không dễ dàng nếu xuất phát từ thời điểm, tiêu chí định giá khác nhau.
Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên các tranh chấp cần phải được giải quyết một cách kịp thời và đúng đắn.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp trên ttck thường được giải quyết thông qua bốn phương thức: thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc giải quyết bằng con đường Tòa án.
a.Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
Thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, trao đổi, đấu tranh , nhân nhượng và thỏa thuận để đi đến thống nhất phương án giải quyết xung đột. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, do các bên tự nguyện áp dụng. Lựa chọn thương lượng các bên tiết kiệm được thời gian, chi phí. Giải quyết bằng thương lượng thường được áp dụng đối với tranh chấp đơn giản, giái trị tranh chấp không lớn.
b.Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên tự thỏa thuận để thống nhất lựa chọn giải pháp chấm dứt xung đột với sự hỗ trợ của người thứ ba đóng vai trò trung gian hòa giải. Đối với giải quyết tranh chấp trên ttck giữa các thành viên, trung tâm giao dịch ck hoặc sở gd ck thường đóng vai trò làm trung gian hòa giải.
Ban hòa giải gồm có trưởng ban hòa giải là giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm giao dịch ck, đại diện phòng giám sát thị trường, các phòng chức năng liên quan và đại diện của các công ti chứng khoán thành viên cùng một sô thành viên khác theo đề nghị của trưởng ban hòa giải.
c. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Trọng tài được sử dụng phổ biến để giải quyết tranh chấp trên ttck nói riêng và tranh chấp kinh doanh nói chung bởi tranh chấp luôn được giải quyết tận gốc bằng phán quyết chung thẩm, có tính bắt buộc chung trong khi thời gian và chi phí không cao, thủ tục đơn giản, không cứng nhắc. Tuy nhiên khi đã lựa chọn hình thức trọng tài , các bên đương nhien mất quyền khởi kiện vụ tranh chấp tại tòa án.
d. Giải quyết tại tòa án.
Giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình thức giai quyết tranh chấp theo đó một bên bằng đơn kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và toàn án theo thủ tục luật định sẽ đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Lựa chọn hình thức này, các bên phải tuân thủ trình tự thủ tục pháp lý, phức tạp, thời gian bị kéo dài, công sức và chi phí cao. Do vậy, giải quyết tranh chấp bằng tòa án chủ yếu trong trường hợp các bên không đồng ý hòa giải, hòa giải không thành, hoặc không thể áp dụng hình thức trọng tài
Về thẩm quyền, căn cứ vào điều 29 BLTTDS có thể xác định các tranh chấp trên thị ttck thuộc thẩm quyền của tòa kinh tế và tòa dân sự.
Các vấn đề về trình tự thủ tục, thời hiệu điều tuân theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự.
Mục lục giáo trình chứng khoán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài giảng môn Luật chứng khoán.doc