Bài giảng môn học Tin học đại cương

GIS và các dịch vụ được cung cấp qua CPĐT CPĐT có thể sử dụng Internet và GIS để cung cấp được nhiều những dịch vụ mới mà người dân và doanh nghiệp quan tâm. Cung cấp dịch vụ ứng dụng của GIS để quản lý đất đai, giấy phép xây dựng. Cung cấp dịch vụ thông tin quy hoạch. Cung cấp dịch vụ ứng dụng GIS để trao đổi thông tin giữa các cơ quan, chính quyên các cấp phục vụ quản lý tài nguyên.

ppt158 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn học Tin học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*BÀI GIẢNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG *BÀI GIẢNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG NỘI DUNG MÔN HỌC(Chia thành 5 chương)Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của tin họcChương 2: Hệ điều hành máy tínhChương 3: Mạng máy tính và InternetChương 4: Chính phủ điện tửChương 5: Hệ trình chiếu Microsoft PowerPoint*YÊU CẦU CỦA MÔN HỌCTrình bày được những khái niệm cơ bản của Tin học, Cấu trúc và hoạt động của máy tính. Hiểu rõ vai trò của hệ điều hành trong máy tính, cách tổ chức quản lý thông tin trong máy tính.Hiểu được các kiến thức về Mạng máy tính và Internet để có thể khai thác và sử dụng được.Hiểu rõ vai trò, chức năng của Chính phủ điện tử trong thời đại CNTT hiện nayỨng dụng Powerpoint để trình bày các bản báo cáo, tạo các bản trình diễn trực quan giúp cho người nghe tiếp cận vấn đề tốt hơn*PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬPPhương pháp:Nghe thuyết trình bài giảng trên lớpThực hành thao tác trên phòng máy vi tínhThái độ:Xác định được vị trí của Tin học trong sự phát triển của thời đại Công nghệ thông tin hiện nay.Biết vận dụng kiến thức tin học đã học vào công việc và cuộc sống. *TÀI LIỆU HỌC TẬPHọc liệu bắt buộc: Tập bài giảng, bài thực hành Tin học Đại cương, Khoa CNTT- Trường Đại học Phương Đông (lưu hành nội bộ).Học liệu tham khảo: [2] Tự học Microsoft Power Point 2003, Nguyễn Công Tuấn, NXB KHXH - 2006 [3] Giáo trình mạng máy tính, Phạm Hoàng Dũng, Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải, NXB Giáo dục, 1996 [4] Hoàng Đức Hải, Nguyễn Đình Tê; Giáo trình Windows, Word, Excel; Nhà xuất bản giáo dục - Hà nội; 2005. [5] Bài giảng chính phủ điện tử, thầy Nguyễn Đăng Hậu, Khoa CNTT, ĐH Phương Đông [6] Internet, email [7] *ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC: Thang điểm 10Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:Tham dự lý thuyết trên lớp đầy đủ (trên 80%) và thực hiện đầy đủ các buổi thực hành.Kiểm tra giữa kỳ : 20%Thi cuối kỳ: 80%*CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN*I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN1. Khái niệm về tin học:Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý thông tin một cách tự động dựa trên phương tiện kỹ thuật là máy tính điện tử.2. Máy tính điện tử (Computer): Là một thiết bị điện tử dùng để lưu trữ và xử lý thông tin theo các chương trình định trước do con người định ra.Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH*II. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH1. Khái niệm về thông tin: Bất cứ thông báo hay một tín hiệu gì đều được coi là một thông tin. Việc trao đổi hay tiếp nhận thông tin theo nghĩa thông thường được con người trao đổi theo nhiều cách khác nhau (thính giác, thị giác, khứu giác ).2. Biểu diễn thông tin trong máy tính: Do máy tính được chế tạo dựa trên các thiết bị điện tử chỉ có hai trạng thái đóng và mở, tương ứng với hai số 0 và 1. Nên để lưu trữ thông tin trong máy, máy tính dùng hệ đếm nhị phân (Binary) tức là hệ đếm được biểu diễn với hai chữ số 0 và 1.Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH*3. Các đơn vị đo thông tin: Đơn vị cơ sở: Bit (0 hoặc 1)Đơn vị cơ bản: Byte: 1 Byte = 8 BitCác bội số của Byte:Kilobyte: 1 KB = 210 = 1024 Byte Megabyte: 1 MB = 1024 KB Gigabyte: 1GB = 1024 MB Terabyte: 1TB= 1024 GBChương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH*4. Biểu diễn số trong máy tính và cách chuyển đổi giữa chúng:Hệ nhị phân: Trong máy tính, để xử lý thông tin người ta dùng hệ nhị phân (Binary - cơ số 2), trong đó chỉ dùng 2 chữ số là 0 và 1 để biểu diễn các số tương ứng (Ví dụ biểu diễn).Hệ thập phân: Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường dùng hệ thập phân (Denary - cơ số 10) để biểu diễn các giá trị số. Hệ thập lục phân: Cách biểu diễn của hệ đếm cơ số 2 quá dài, vì vậy người ta còn dùng hệ đếm cơ số 16 hoặc hệ cơ số 8 để biểu diễn ngắn gọn hơn. Hệ 16 sử dụng 15 chữ số như sau: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH*Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHa) Hệ 10 sang hệ 2: Thực hiện liên tiếp các phép chia cho 2 cho đến khi thương số bằng 0. Số nhị phân tương ứng là các kết quả của phép dư chia cho 2 lấy từ dưới lên.Ví dụ: Đổi 61 từ hệ denary sang hệ binary 61 2 1 30 2 0 15 2 1 7 2 1 3 2 1 1 2 1 0 Vậy (61)10=(111101)2*b) Hệ 2 sang hệ 10: Xét số trong hệ cơ số 2 với biểu diễn như sau:N2=dndn-1d1d0Khi đó trong hệ cơ số 10 số N sẽ là: N10=dn*2n+dn-1*2n-1++d1*21+d0*20Chương 1: CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH111101543210Số nhị phânSố thự tự (số mũ)Vậy (111101) = 1*25+1*24+1*23+0*22+1*20 = 61*c) Hệ 2 sang hệ 16Ta nhóm bốn chữ số từ phải sang trái thành một nhóm cho đến hết rồi lấy tương ứng sang hệ 16VD: (111101)2 ­ đổi sang hệ 16:Ta có (11 1101)2 =(3D)16d) Đổi hệ 2 sang 16Để đổi ngược lại từ hệ 16 sang hệ 2 thì với mỗi con số của hệ 16 ta đổi thành bốn chữ số nhị phân rồi viết từ trái sang phải:VD: Đổi (3D)16 sang hệ 2:Ta có (3D)16 =(0011 1101)2Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHHệ 10Hệ 2Hệ 16000000100011200102300113401004501015601106701117810008910019101010A111011B121100C131101D141110E151111F*e) Hệ số 10 sang hệ 16 và ngược lạiCách đổi từ hệ 10 sang hệ 16 và ngược lại tương tự cách đổi từ hệ 10 sang hệ 2 và ngược lại ( Sv tự làm)Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH*III. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNHHệ thống máy tính bao gồm hai hệ thống thành phần:1. Phần cứng: Bao gồm toàn bộ máy và các thiết bị ngoại vi là các thiết bị điện tử được kết hợp với nhau. Nó thực hiện chức năng xử lý thông tin ở mức thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân.2. Phần mềm: Là các chương trình (Programs) do người sử dụng tạo ra điều khiển các hoạt động phần cứng của máy tính để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp theo yêu cầu của người sử dụng. Phần mềm của máy tính được phân làm 2 loại: Phần mềm hệ thống (System Software) và phần mềm ứng dụng (Applications Software).Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH*Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHIV. CÁC LOẠI MÁY TÍNH1. Máy tính lớn (Mainframe): Là loại máy tính có kích thước vật lý lớn, mạnh, phục vụ tính toán phức tạp.*Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH2. Siêu máy tính (Super Computer): Là một hệ thống gồm nhiều máy lớn ghép song song có tốc độ tính toán cực kỳ lớn và thường dùng trong các lĩnh vực đặc biệt, chủ yếu trong quân sự và vũ trụ. Siêu máy tính Deep Blue là một trong những chiếc thuộc loại này. *Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH3. Máy tính cá nhân PC ( Personal Computer): Còn gọi là máy tính để bàn (Desktop). Hầu hết các máy tính được sử dụng trong các văn phòng, gia đình. *Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH4. Máy tính xách tay (Laptop): Máy tính Laptop là tên của một loại máy tính nhỏ, gọn có thể mang đi theo người, có thể chạy bằng pin. Một tên gọi khác “Notebooks” chỉ một Laptop nhỏ. *Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH5. Máy tính bỏ túi (Pocket PC): Hiện nay, thiết bị kỹ thuật số cá nhân (PDA) có chức năng rất phong phú, như kiểm tra e-mail, ghi chú ngắn gọn, xem phim, lướt Internet, nghe nhạc hay soạn tài liệu văn phòng nhiều máy hiện nay được tích hợp chức năng điện thoại di động.*Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHS1V. CẤU TẠO CỦA MỘT MÁY TÍNH CÁ NHÂNSơ đồ mô tả các bộ phận cơ bản trong một máy tính cá nhân:THIẾT BỊ NHẬPTHIẾT BỊ XỬ LÝTHIẾT BỊ XUẤTTHIẾT BỊ LƯU TRỮDữ liệuDữ liệuDữ liệuNhập dữ liệuXử lýLưu trữXuất thông tinChu trình xử lý thông tin *Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH1. Thiết bị nhập: Là thiết bị có nhiệm vụ đưa thông tin vào máy tính để xử lý.Các thiết bị nhập thông dụng: Chuột, bàn phím, máy quét, webcame.*Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNH2. Thiết bị xử lý: Xử lý thông tin, điều khiển hoạt động máy tính. Thiết bị xử lý bao gồm: bo mạch chủ, bộ vi xử lý.*Chương 1 CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MÁY TÍNHBộ xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit) Khối xử lý trung tâm là bộ não của máy tính, điều khiển mọi Hoạt động của máy tính bao gồm 4 thành phần chính:Khối điểu khiển (Control Unit): Xác định và sắp xếp các lệnh theo thứ tự điều khiển trong bộ nhớ.Khối tính toán (Arthmetic Logical Unit): Là nơi thực hiện hầu hết các thao tác tính toán của toàn bộ hệ thống như: +, -, *, /, >, . Tối đa là 255 ký tự. Phần mở rộng: Tối đa là 3 ký tự, không chứa khoảng trống và ký tự đặc biệt. Đặc trưng cho từng kiểu tệp. Xác định tập tin đó được tạo ra từ ứng dụng nào. Ngăn cách với tên tệp bằng một dấu chấm (.).*Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWSb) Thư mục (Folder)Để tiện cho việc truy cập và quản lý thông tin, các tệp trên đĩa được tổ chức thành từng nhóm và tạo thành các thư mục. Mỗi thư mục chứa thư mục con và các tệp trong nó. Thư mục gốc là thư mục lớn nhất trên đĩa và được tạo ra khi ta định dạng ổ đĩaThư mục hiện hành là thư mục mà ta đang làm việc với nóc) Đường dẫn (Path)Là một dãy liên tiếp các đối tượng cần truy cập và giữa chúng cách nhau bởi dấu “\ “. Tên đầu tiên trong đường dẫn là tên ổ đĩa, tên cuối cùng là đối tượng cần truy cập. *II. THAO TÁC VỚI CỬA SỔChương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS1. Khởi động ứng dụngTrên màn hình Dekstop: Nhấn đúp vào các biểu tượng.Trên Start Menu: Vào menu Programs. Kích chuột vào ứng dụng.Cửa sổ Run: Nhập tên của ứng dụng cần chạy. Nhấn OK. Ví dụ: winword, Excel, notepad, calc, mspaint.*Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS2. Di chuyển giữa các ứng dụngKích chuột vào tiêu đề cửa sổ trên thanh tác vụ (Taskbar)Dùng tổ hợp phím Alt + Tab.*Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS3. Thu nhỏ cửa sổ ứng dụngNhấn nút _ (Minimize) trên thanh tiêu đề của cửa sổ.Hoặc kích phải trên tiêu đề cửa sổ. Chọn Minimize.Windows + D: thu nhỏ tất cả các cửa sổ.*4. Phóng to cửa sổNhấn nút Maximize trên thanh tiêu đề (Title bar).Kích chuột phải trên thanh tiêu đề. Chọn Maximize.Hoặc kích đúp chuột và thanh tiêu đề.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS5. Đóng cửa sổ ứng dụngNhấn nút Close (X) trên thanh tiêu đề.Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.Kích phải trên tiêu đền cửa sổ. Chọn Close.Vào menu File – chọn Close.*6. Sử dụng phím tắtNhấn phím F10 để kích hoạt thực đơn lệnh của ứng dụng bất kỳ.Dùng tổ hợp phím Alt + Ký tự gạch chân trên menu, nút nhấn, để thực hiện lệnh thay cho chuột.Trên menu: dùng ký tự gạch chân để thực hiện lệnh.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*III. LÀM VIỆC VỚI MÀN HÌNH NỀN DESKTOPChương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*1. Cấu trúc DesktopCác biểu tượng mặc định:My Documents: Thư mục dành riêng của người dùng.My Computers: Quản lý các ổ đĩa.My Networks Place: Truy cập tài nguyên trên mạng nội bộ.Recycle Bin: Thùng rácInternet Explorer: Truy cập Internet.Thanh tác vụ (Taskbar): quản lý các cửa sổ.Start Menu: Chứa các menu liên kết đến các ứng dụng, các tiện ích khác của HĐHChương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*2. Sử dụng Start Menua) Thao tác với Start Menu: Nhấn phím Windows, hoặc kích chuột vào nút Start để kích hoạt. Di chuyển chuột (hoặc phím mũi tên) để chọn. Kích chuột (hoặc nhấn Enter) để thực hiện lệnh.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*b) Tùy biến Start MenuClick phải trên Taskbar. Chọn Properties.Show small icon in Start Menu: hiển thị các biểu tượng dạng nhỏ nhất trên Start Menu.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*3. Sử dụng TaskbarTaskbar dùng để quản lý các cửa sổ (ứng dụng) đang hoạt động trên máy.Taskbar có thể nằm ở 4 biên của màn hình Desktop.Kích thước của Taskbar có thể thay đổi bởi người sử dụng.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*a) Tùy biến TaskbarKích phải trên Taskbar. Chọn Properties.Auto Hide: Chế độ tự động ẩn Taskbar khi làm việc với cửa sổ.Always top: Luôn hiển thị Taskbar lên trên cùng.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*b) Tùy biến khay hệ thốngKích phải trên khay hệ thống. Chọn Properties.Show Clock: hiển thị đồng hồ.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*4. Thay đổi màn hình nềnKích phải tại khoảng trống trên Desktop. Chọn Properties.Chọn thẻ Background (Desktop)Chọn 1 hình trong danh sách bên dưới.Nhấn nút Browse để tìm chọn hình lưu ở nơi khác.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*5. Chế độ bảo vệ màn hình (Screen Saver)Kích phải tại khoảng trống Dekstop. Chọn Properties.Chọn thẻ Screen Saver. Chọn một kiểu trong danh sách.Thiết lập thời gian đợi trong mục WaitSettings: thay đổi theo ý người sử dụng.Preview: xem trước.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*6. Thay đổi giao diện WindowsKích phải chuột tại khoảng trống trên Desktop. Chọn Properties. Chọn thẻ Appearance.Chọn một mẫu trong Scheme.Trả về kiểu mặc định: Chọn mẫu Windows Standard.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*7/ Thiết lập độ phân giảiTrong Display Properties. Chọn thẻ Settings.Chọn số lượng màu trong mục Colors. Mặc định là High color 24bit.Chọn độ phân giải trong mục Screen Area. Chuẩn là 800 X 600.Chọn độ phân giải lớn thì chữ hiển thị sẽ nhỏ và ngược lại.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*8. Sắp xếp các biểu tượng trên DesktopKích phải tại vị trí trống trên Desktop.Chọn Arrange Icons.Auto Range: Sắp xếp tự động.By Name: Sắp theo tên.By Type: Theo kiểu tập tin, thư mục.By Size: Theo dung lượng của biểu tượng.By Date: Sắp theo ngày tạo lập.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*IV. QUẢN LÝ TỆP TIN VÀ THƯ MỤC VỚI MY COMPUTERChương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*1. Khởi động Nhấn đúp vào biểu tượng My Computer trên màn hình Desktop.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*2. Làm việc với tệp tin và thư mụca) Tạo mới tập tin (NEW):Mục đích: Chứa nội dung văn bản, hình họa, videoThực hiện: Chọn nơi lưu tập tin (đĩa, thư mục). Kích phải chuột tại vị trí trống. Chọn New – Kích chọn 1 kiểu tập tin trong danh sách. Đặt tên cho tập tin (không được trùng tên với tập tin đã có).Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*b) Tạo mới 1 thư mụcChọn nơi đặt thư mục.Kích phải chuột tại vị trí trống.Chọn New – Folder.Nhập tên cho thư mục vừa tạo.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*c) Đổi tên (Rename)Cách 1: Kích phải chuột trên đối tượng cần đổi tên. Chọn Rename.Nhập tên mới.Cách 2: Kích chọn đối tượng. Nhấn phím F2. Nhập tên mới.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*d) Xóa (Delete)Cách 1: Kích phải chuột trên đối tượng cần xóa. Chọn Delete. Nhấn Yes.Cách 2: Kích chuột chọn đối tượng cần xóa. Nhấn phím Delete. Nhấn Yes.Lưu ý: Để xóa hẳn đối tượng khỏi mà không cho vào trong thùng rác thi nhấn giữ phím Shift khi xóaChương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*e) Sao chép (Copy) và di chuyển (Move)Sao chép (Copy):Kích phải chuột trên đối tượng cần sao chép. Chọn Copy – tức sao chép. (hoặc nhấn Ctrl + C).Truy cập vào thư mục - nơi cần copy đến. Kích phải chọn Paste – tức dán. (hoặc nhấn Ctrl + V)Di chuyển (Move):Kích phải chuột trên đối tượng cần di chuyển. Chọn Cut – tức cắt (hoặc Ctrl + X).Truy cập vào thư mục - nơi cần copy đến. Kích phải chọn Paste – tức dán. (Hoặc Ctrl + V)Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*f) Chọn các đối tượngChọn nhiều đối tượng gần nhau: Nhấn giữ Shift + phím mũi tên (Hoặc Kích giữ chuột và vây vùng hiển thị các đối tượng cần chọn).Chọn nhiều đối tượng rời rạc: Giữ Ctrl + kích chuột chọn từng đối tượng cần chọn.Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*BÀI TẬP Trong ổ đĩa D:\ tạo 2 thư mục HaNoi và HaiPhong Trong thư mục HaNoi tạo 2 thư mục con là HoanKiem và CauGiay. Trong thư mục HoanKiem tạo 2 tệp tin vanban.txt và tệp giaymoi.txt Đổi tên thư mục HaiPhong thành thư mục TPHaiPhong, HaNoi thành TPHaNoi Sao chép tất cả các thư mục trong thư mục TPHaNoi vào trong thư mục TPHaiPhong Đổi tên thư mục con trong thư mục TPHaiPhong: HoanKiem thành NgoQuyen, CauGiay thành LeChan Xóa hai tệp trong thư mục NgoQuyen* V. SỬ DỤNG THÙNG RÁC – RECYCLE BINChương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*1. Khái niệm: Recycle Bin (thùng tái chế) dùng để chứa các tập tin thư mục bị xóa.2. Khôi phục các tập tin, thư mục bị xóa:Nhấn đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên màn hình nền Desktop.Kích phải chuột trên đối tượng cần khôi phục.Chọn Restore.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*3. Đổ rácĐể xóa một tập tin, thư mục khỏi thùng rác. Kích phải chuột chọn Delete. Nhấn Yes.Để xóa tất cả trong thùng rác. Vào File, chọn Empty Recycle Bin.Chương 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS*Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*I. KHÁI NIỆM VỀ MẠNG MÁY TÍNHMạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi môi trường truyền (đường truyền) theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau.Môi trường truyền là hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây hay không dây dùng để chuyển các tín hiệu điện tử từ máy tính này đến máy tính khác.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*II. ĐỊNH NGHĨA MẠNG LAN, WANMạng LAN (Local Area Network) là mạng nội bộ, kết nối các máy tính của một cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhỏ, bán kính vài trăm mét.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*Mạng WAN (Wide Area Network) là mạng diện rộng, kết nối các mạng LAN ở xa nhau để có một mạng duy nhất. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông hay vệ tinh.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*III. KHÁI NIỆM INTERNETInternet là liên mạng máy tính toàn cầu. Là sự kết hợp các mạng LAN, WAN trên toàn thế giới.Tháng 12/1997, Việt Nam kết nối Internet.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*IV. MÔ HÌNH KHÁCH HÀNG/NGƯỜI PHỤC VỤMô hình khách hàng/người phục vụ: Hệ thống Web được xây dựng theo mô hình khách hàng/người phục vụ (tiếng Anh gọi là Client/Server)CLIENT (Khách hàng)SERVER (Người phục vụ) Phải có tồn tại các điểm phục vụ Web, gọi là Web Server. Thì chúng ta mới có được những trang Web.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*V. SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB INTERNET EXPLORER (IE)Thanh công cụ (Standard Buttons): Cho phép thực hiện nhanh các lệnh thay vì phải thực hiện từ Menu.Thanh địa chỉ (Address Bar): Muốn truy cập trang Web nào thì gõ địa chỉ của trang đó vào thanh địa chỉ và nhấn Enter.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*Một số chức năng trên thanh công cụ:Nút Back : Trở về trang trước trang hiện tại.Nút Forward : Tiến tới trang trước khi quay về.Nút Stop : Dừng tải nội dung trang hiện tại.Nút Refresh : Nút làm tươi nội dung, tải lại nội dung trang web đang xem.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*VI. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNETTìm kiếm qua các trang Web động gọi là máy tìm kiếm (Search Engine). Là một hệ thống cho phép tìm kiếm các thông tin trên Internet theo yêu cầu của người sử dụng.Ví dụ như trang Web: www.google.com là một trang Web hỗ trợ tìm kiếm cực mạnh, và được sử dụng phổ biến trên Internet hiện nay.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*VII. DỊCH VỤ MAILDịch vụ mail miễn phí: Google và Yahoo là hai nhà cung cấp dịch vụ mail miễn phí được khách hàng tin tưởng nhất hiện nay. Sử dụng các trang Gmail.com và Mail.Yahoo.com để đăng ký một địa chỉ e-mail miễn phíDịch vụ mail trả phí: Do các nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp kèm. Phí có thể trả riêng, hoặc tính cùng dịch vụ internet.Chương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*VII. MỘT SỐ ĐỊA CHỈ WEB1. Tin tức:Cổng Internet VN: home.vnn.vnBáo tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vnBáo TN: www.thanhnien.com.vnBáo CAND: www.cand.com.vnBáo CA TPHCM: www.baocongantphcm.com.vnBáo Lao động: www.laodong.com.vnBáo Nhân dân: www.nhandan.com.vnTin nhanh: www.vnexpress.netChương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*2. Giải trí:Nhạc việt: nhacviet.vietnamnet.vnVN Thư quán: vnthuquan.netNhạc số: www.nhacso.netNhạc QN: www.thienan.orgNgười mẫu: www.mm52.com, www.24h.com.vn, www.ngoisao.netChương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*3. Tìm kiếm:Google: www.google.com.vnVinaseek: www.vinaseek.comPanvietnam: www.panvn.comChương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*4. Tin học:Tuần báo Echip: www.echip.com.vnBáo PC World: www.pcworld.com.vnDiễn đàn Mã nguồn: www.manguon.comBáo Tin học & Nhà trường: www.thnt.com.vnQuản trị mạng: www.quantrimang.comChương 3 CÔNG NGHỆ INTERNET*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint*Chương 4 Microsoft Office PowerPointGIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT OFFICE POWERPOINTĐối tượng nghiên cứu:Sinh viên: Muốn trình bày nội dung bài tập lớn, đồ án tốt nghiệp trước hội đồng bảo vệCán bộ: Muốn trình bày báo cáo công việc của mình trước đồng nghiệpNhà khoa học: Muốn trình bày những ý tưởng, những công trình nghiên cứu của mình trong những diễn đàn, những cuộc hội thảo. Và còn nhiều hoàn cảnh khác nữa, khi mà ta muốn trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông. Microsoft Powerpoint sẽ giúp ta làm những công việc đó một cách đơn giản mà hiệu quả rất cao. *Chương 4 Microsoft Office PowerPointCác loại thông tin có thể trình diễn: văn bản; hình ảnh; âm thanh; bảng tính; biểu đồ; Tệp trình diễn: Có phần mở rộng là *.PPT. Bao gồm các trang trình diễn (Slides), được sắp theo một thứ tự. Trang trình diễn: Chứa nội dung thông tin cần muốn trình bày. Cấu trúc một tệp trình diễn: Có thể minh hoạ bởi các trang trình diễn (Slides) như sau: *Chương 4 Microsoft Office PowerPointQui trình để tạo và sử dụng một tệp trình diễn: Bước 1: Xác định rõ ràng các nội dung sẽ trình bày. Từ đó sẽ định ra được cấu trúc của tệp trình diễn là: Chọn nền của slide theo mẫu nào cho phù hợp? Cần bao nhiêu slides? Nội dung mỗi Slide là gì? Bước 2: Dùng Powerpoint để xây dựng nội dung các slide đó. Bước 3: Trình diễn Slide. Khi đó nội dung từng Slide sẽ được phóng to lên toàn bộ màn hình máy tính. Nếu máy tính của bạn nối với một máy chiếu (Multimedia Projector chẳng hạn), nội dung các slide trình chiếu sẽ được đưa lên các màn hình lớn, nhiều người có thể quan sát một cách dễ dàng. *Chương 4 Microsoft Office PowerPointI. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA POWERPOINT 1. Khởi độngCách 1: Chọn lệnh Start của Windows như sau: Start | Programs | Microsoft Powerpoint Cách 2: Nháy kép chuột lên biểu tượng của phần mềm Powerpoint trên màn hình nền của Windows;*Chương 4 Microsoft Office PowerPointHộp thoại đầu tiên của Powerpoint xuất hiện, cho phép chọn hướng làm việc Các lựa chọn công việcBlank PresentationFrom design templateFrom AutoContent wizardFrom existing presentation*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint2. Tạo một trình diễn mớiBước 1: Chọn menu “Blank Presentation” Bước 2: Chọn diện mạo cho Slide:Text layout: Hình thức văn bảnContent layouts: Hình thức nội dungText and Content Layouts: Hình thức văn bản và nội dungOther layouts: Hình thức mạo khác*Chương 4 Microsoft Office PowerPointDanh sách SlidesHệ thống thực đơn lệnhHệ thống thanh công cụMẫu Slides có sẵnVùng chứa thông tin trình diễnĐiều khiển hình thức hiển thịVùng công cụ tạo đối tượng đồ họa*Chương 4 Microsoft Office PowerPointBản trình diễn (slide): Là nơi chế bản nội dung các bản trình diễn. Mỗi tệp trình diễn (Presentation) có thể bao gồm nhiều bản trình diễn (Slide). Tại mỗi thời điểm, màn hình chỉ có thể hiển thị được 1 bản trình diễn để thiết kế. Có thể sử dụng các công cụ chế bản (như sử dụng trong Word) để đưa thông tin lên các Slides nàyHệ thống thực đơn lệnh (menu): Chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Powerpoint trong khi làm việc. Sử dụng chuột hoặc tổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn; Hệ thống thanh công cụ (Toolbar): Bao gồm rất nhiều thanh công cụ, mỗi thanh công cụ bao gồm các nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó;Danh sách các Slide: Cho phép định vị nhanh đến một Slide nào đó chỉ bằng cách nhấn chuột. *Chương 4 Microsoft Office PowerPoint3. Soạn thảo thông tin trong SlideSử dụng bàn phím để gõ thông tin cần trình diễn, hoặc có thể copy thông tin từ bản Word sang.Sử dụng chuột hoặc bàn phím để thay đổi vị trí và kích thước các hộp văn bản cho phù hợpSử dụng chuột để bổ sung các hộp văn bản, hình vẽ, tranh ảnh, biểu đồ, từ vùng đối tượng đồ họaSử dụng menu “Format|Font” để định dạng văn bảnSử dụng menu “Format|Slide Design” để định dạng lại hình thức một Slide (hoặc nhiều) từ mẫu có sẵnSử dụng menu “Insert” để chèn các đối tượng tương ứngSử dụng menu “Slide Show | Slide Transition” để tạo hiệu ứng chuyển động cho một (hoặc nhiều Slide)Sử dụng menu “Slide Show | Custom Animation” để tạo hiệu ứng chuyển động cho từng đối tượng trong Slide*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint4. Trình diễn SlideSau khi soạn thảo xong một Slide, có thể xem trước hình thức Slide khi trình diễn bằng cách sử dụng tổ hợp phím Shift+F5 hoặc nhấn vào nút tương ứng trong vùng điều khiển hiển thịTiến hành trình diễn Slide bằng cách nhấn F5 hoặc menu “Slide Show | View Show”Di chuyển từ Slide này đến Slide khác bằng phím Enter hoặc các phím mũi tênDừng trình diễn bằng cách sử dụng phím EscXem trước hình thức Slide khi trình diễn*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint5. Ghi tệp trình diễn ra đĩaĐể lưu danh sách Slide ra đĩa ta sử dụng menu “File | Save” hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S. Một hộp thoại hiện ra yêu cầu ta nhập tên và thư mục chứa tệp.Chú ý: Ta phải xác định được đường dẫn chứa tệp để lần sau nhớ và có thể mở lại chúng6. Ghi tệp trình diễn ra một File khácKhi muốn ghi tệp trình diễn ra một file khác tiện cho việc sử đổi Slide trong tệp ta sử dụng menu “File | Save As ”*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint7. Mở tệp trình diễn đã tồn tạiMở một tệp trình diễn đã tồn tại để sửa đổi hoặc trình diễn ta sử dung tổ hợp phím Ctrl+O hoặc menu “File | Open” hoặc nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ.Vùng lưu trữ tệp SlidesNơi chọn đường dẫn chứa tệp SlidesHình ảnh trang đầu của tệp Slides đang chọnDanh sách các tệp Slides trong thư mực*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint8. Thoát khỏi môi trường làm việcKết thúc làm việc hoặc tạm dừng làm việc với tệp Slides, sử dụng tổ hợp phím Ctrl+F4 hoặc menu “File | Exit” hoặc nhấn vào nút đóng cửa sổ.Nếu tệp Slides chưa được lưu vào đĩa, PowerPoint sẽ hỏi ta có ghi không, nếu có nhấn Yes, nếu không nhấn No.*Chương 4 Microsoft Office PowerPointII. XÂY DỰNG CÁC SLIDE 1. Quản lý các Slidea. Thêm một Slide mới vào danh sáchBước 1: Đưa con trỏ chuột vào vị trí cần thêm một Slide trong danh sách Slide, nhấn nút trái chuột để hiển thị con trỏ nhấp nháyBước 2: Vào menu “Insert | New Slide” hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+M hoặc nhấn nút phải chuột và chọn New SlideCon trỏ Slide được đặt ở vị trí này*Chương 4 Microsoft Office PowerPointb. Di chuyển giữa các SlideDùng chuột hoặc sử dụng các phím PageUp, PageDown để di chuyển đến Slide mong muốnNhấn trái chuột vào Slide cần di chuyển tới*Chương 4 Microsoft Office PowerPointc. Xóa một Slide khỏi danh sáchDùng chuột hoặc sử dụng Delete để xóa Slide khỏi danh sáchNhấn phải chuột vào Slide cần xóa và chọn Delete Slide Có thể xóa nhiều Slide một lúc bằng cách chọn các Slide cần xóa, rồi Delete*Chương 4 Microsoft Office PowerPointd. Copy và chèn Slide vào trong danh sáchBước 1: Chọn các Slide cần copy và nhấn nút phải chuột rồi CopyBước 2: Di chuyển con trỏ Slide đến vị trí cần chèn các Slide vừa copy, nhấn nút phải chuột và Paste*Chương 4 Microsoft Office PowerPointe. Di chuyển Slide đến vị trí mớiBước 1: Chọn các Slide cần di chuyển và nhấn nút phải chuột rồi CutBước 2: Di chuyển con trỏ Slide đến vị trí mới cần đặt các Slide vừa Cut, nhấn nút phải chuột và Paste*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint2. Đưa thông tin lên Slidea) Đưa thông tin văn bản, hình vẽ lên SlideSử dụng đối tương TextBox để đưa văn bản lên Slide: Dùng chuột kéo và thả các đối tượng từ hộp công cụ lên SlideĐối tượng TextBox*Chương 4 Microsoft Office PowerPointb. Chèn tranh ảnh vào SlideBước 1: Chọn Insert | Picture|Clip Art: Tranh nghệ thuật có sẵnFrom File: Từ một file tranh ảnhAutoShapes: Các hình dạng khác nhauWordArt: Văn bản nghệ thuậtFrom Scanner or Camera: Từ máy quét hoặc máy ảnhBước 2: Tiến hành chèn và sửa đổi đối tượng chèn*Chương 4 Microsoft Office PowerPointc. Chèn âm thanh và video vào SlideBước 1: Chọn Insert | Sounds and Movies|Movies from Clip Organizer: Film từ bộ sưu tập có sẵnMovie from Files: Từ một file phimSounds from Clip Organizer: Âm thanh từ bộ sưu tập có sẵnSounds from Files: Từ một file âm thanhBước 2: Tiến hành chèn và sửa đổi đối tượng chèn*Chương 4 Microsoft Office PowerPointd. Chèn biểu đồ vào SlideBước 1: Chọn Insert | ChatBước 2: Tiến hành chèn và sửa đổi biểu đồ vừa chène. Chèn bảng biểu vào SlideBước 1: Chọn Insert | TableBước 2: Tiến hành chèn và sửa đổi bảng vừa chènf. Chèn các đối tượng đặc biệt vào SlideBước 1: Chọn Insert | ObjectBước 2: Tiến hành chèn và sửa đổi đối tượng vừa chèn*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint3. Chèn Slide từ tập Slide khácBước 1: Chọn Insert | Slides from FilesBước 2: Chọn files chứa Slides cần chènBước 3: Giữ phím Ctrl và chọn các Slides cần chènBước 4: Quyết định chèn Insert (đã chọn) hoặc Insert All(Tất cả)*Chương 4 Microsoft Office PowerPointIII. THIẾT LẬP HIỆU ỨNG TRÌNH DIỄNMột trong những điểm mạnh của Powerpoint là khả năng thiết lập các hiệu ứng động (Animation effect). Với các hiệu ứng này, thông tin trên slide trở nên sinh động hơn, hấp dẫn và thu hút người theo dõi hơn. Tuy nhiên cái gì cũng có nhược điểm của nó, vậy ta cũng không nên quá lạm dụng vào các hiệu ứng hoạt hoạ này, tránh trường hợp người xem cảm thấy nhàm chán.*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint1. Tạo hiệu ứng chuyển động cho SlideBước 1: Ta muốn tạo hiệu ứng cho Slide khi xuất hiện trên màn hình. Bằng cách vào menu “Slide Show | Slides Transition”.Bước 2: Thay đổi các tham số chuyển động (bên phải màn hình) theo nhu cầu:Kiểu hiệu ứng xuất hiệnTốc độ xuất hiệnÂm thanh khi xuất hiệnKiểu tác động khi xuất hiện (Khi nhấn chuột hay tự động)*Chương 4 Microsoft Office PowerPointKiểu hiệu ứng khi xuất hiệnTốc độ và âm thanh khi xuất hiệnKiểu xuất hiện: Nhấn chuột hay tự độngApply to All Slides: Đáp ứng tới tất cả SlidePlay: Xem thửSlide Show: Trình diễn thử*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint2. Tạo hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng trên SlideBước 1: Chọn đối tượng hoặc nhóm cần làm việcLà hộp văn bản: TextBoxLà dòng văn bản trong TextBoxLà hình vẽ: Đoạn thẳng, hình đa giác, Là bức tranh, bức ảnh*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint2. Tạo hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng trên SlideBước 1: Chọn đối tượng hoặc nhóm cần làm việcBước 2: Sử dụng menu “Slide Show | Custom Annimation”.*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint*Chương 4 Microsoft Office PowerPointIV. SỬ DỤNG CÁC TEMPLATE VÀ CÔNG CỤ SLIDE MASTER 1. Sử dụng các mẫu Side định dạng sẵn (Template)Có rất nhiều các mẫu slide định dạng sẵn trên nhiều lĩnh vực báo cáo khác nhau như: Báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu của công ty; giới thiệu sản phẩm mới; trình diễn các khoá đào tạo; Mẫu mã và được thiết kết rất công phu, hợp lý với nhu cầu hiện tại. *Chương 4 Microsoft Office PowerPointa) Bắt đầu một tập trình diễn mớiBước 1: Mở mục chọn File | New, từ danh sách menu bên phải, chọn menu “From Design Templates” Bước 2: Lựa chọn các mẫu từ danh sáchBước 3: Soạn thảo nội dung của Slide*Chương 4 Microsoft Office PowerPointb) Sử dụng mẫu Slide cho từng Slide hoặc cả tập SlideSử dụng mẫu cho toàn bộ tập SlideBước 1: Vào menu Format|Slide Design” Bước 2: Lựa chọn các mẫu từ danh sáchBước 3: Tiếp tục soạn thảo nội dung của Slide*Chương 4 Microsoft Office PowerPointChỉ định mẫu cho từng SlideBước 1: Vào menu Format|Slide Design” Bước 2: Lựa chọn Slide cần theo mẫuBước 3: Nhấn trái chuột vào cạnh mẫu (V):Apply to All SlidesApply to Selected SlidesUse for all new PresentationsShow large Previews*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint2. Sử dụng công cụ Slide Master Slide master có thể hiểu như một slide chủ của một tệp trình diễnThông thường khi tạo một tệp trình diễn, muốn thay đổi định dạng dữ liệu của toàn bộ các slide theo một định dạng chuẩn nào đó, bạn phải thay đổi lần lượt định dạng dữ liệu trên từng slide. Sử dụng công cụ Silde Master để tạo một slide có định dạng chuẩn, rồi gán toàn bộ các slide trên tệp trình diễn theo định dạng như vậyMỗi mẫu slide mẫu định dạng sẵn (template slide) là một Slide masterVới slide master: Có thể thay đổi các định dạng các đối tượng trên nó.Có thể thiết lập các tiêu đề đầu, tiêu đề cuối, chèn số trang, chèn thêm hình ảnh vào slide.*Chương 4 Microsoft Office PowerPointCách thiết lập Slide master:Bước 1: Mở tệp trình diễn cần thiết lập lại Slide master. Chọn View | Master | Slide master, màn hình làm việc với Slide master xuất hiện với các thành phần như sau:*Chèn ngày thángChèn tiêu đềChèn số trangChọn mẫuBước 2: Thay đổi các đối tượng trong một Slide master*Chương 4 Microsoft Office PowerPointV. IN ẤN1. Cài đặt trang inSử dụng menu “File | Page Setup”*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint1. Cài đặt trang inSlides sized for: Chọn khổ giấy in ra máy in; Width và Height: Chiều rộng và chiều cao khổ giấy in (chỉ sử dụng mục này khi khổ giấy in của bạn không nằm trong danh sách Slides sized for: *Chương 4 Microsoft Office PowerPointOrientation: Hướng in: Portrait: In theo chiều dọcLandscape: In theo chiều ngang. Trong đó Slides: thiết lập hướng in dữ liệu trên các Slides; Notes, handout & outline: Thiết lập hướng in cho phần chú thích đi kèm các slide *Chương 4 Microsoft Office PowerPoint2. Tiến hành inXem hình thức trước khi in: Sử dụng menu “File | Print Preview”*Chương 4 Microsoft Office PowerPoint2. Tiến hành inTiến hành in: Sử dụng menu “File | Print” hoặc tổ hợp phím Ctrl+P*Chương 4 Microsoft Office PowerPointName: Chọn tên máy in để in*Chương 4 Microsoft Office PowerPointPrint Range: Giới hạn inAll: In tất cảCurrent: In Slide hiện hànhSlides: Giới hạn Slides (từ - đến: 3-7: Slide thứ 3 đến Slides thứ 7)*Chương 4 Microsoft Office PowerPointNumber of copy: Số bản*Chương 4 Microsoft Office PowerPointPrint What: In gì (Slides, Notes Pages, Outline View, )Slides: In nội dung các slide, mỗi slide sẽ in ra một trang giấy; Handouts: In nội dung các slide, có thể in nhiều slide lên trên cùng một trang giấy. Số slide được in trên một trang giấy bạn có thể chọn ở mục Slides per page; Note page: Chỉ in ra những thông tin chú thích các slide; Outline: Chỉ in ra những thông tin chính (outline) trên các slide. *Chương 4 Microsoft Office PowerPointColor/GrayScale: Màu hay đen trắngGrayScale: In theo các màu đã thiết kế trên slide; Pure Black and White: Chỉ in màu đen trắng. Color: In màu*Chương 4 Microsoft Office PowerPointScale to Fitpaper: Tự động căn chỉnh nội dung in vừa khít với trang in; Frame Slide: In cả khung bao quanh mỗi slide (frame); *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ*Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CNTT và truyền thông (CNTT - TT) đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người, làm biến đổi sâu sắc cách thức làm việc, giải trí và thay các nguyên tắc tiến hành kinh doanh. CNTT-TT cũng đã có tác động sâu sắc đến hoạt động của các cơ quan chính phủ. Nó hình thành khái niệm chính phủ điện tử. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬI. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ (e - Government) 1. Khái niệm CPĐT là chính phủ ứng dụng CNTT–TT để đổi mới tổ chức, đổi mới quy tắc hoạt động, tăng cường năng lực của chính phủ, làm cho chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước. Theo World Bank: “ CPĐT là việc các cơ quan của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống CNTT – TT để thực hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó giao dịch của các cơ quan chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬNhư vậy:CPĐT là chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng CNTT–TT CPĐT là việc ứng dụng CNTT-TT, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp và tạo ra sự công khai minh bạch. 2. Đối tượng tham gia CPĐTCó 3 chủ thể: Người dân, Chính phủ và doanh nghiệp. Tùy theo mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể ta có: G2C: Quan hệ Chính phủ với người dân (Citizen) G2B: Quan hệ Chính phủ với doanh nghiệp (Business)G2G: Quan hệ các cơ quan Chính phủ với nhau *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ3. Mục tiêu cơ bản của CPĐTCải tiến quy trình công tác trong cơ quan Chính phủ thông qua nền hành chính điện tửCải thiện quan hệ với người dân thông qua công dân điện tử Tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng CNTT. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ4. Mô hình CPĐT của Gartner Hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dựng chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển Chính phủ điện tử. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬa. Thông tinTrong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với G2G, các cơ quan chính phủ cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như Internet, hoặc trong mạng nội bộ. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬb. Tương tácTrong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính phủ và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính. Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của chính phủ sử dụng mạng LAN, intranet và thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬc. Giao dịchGiai đoạn này, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Ví dụ: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp. Về khía cạnh doanh nghiệp, chính phủ điện tử bắt đầu với các ứng dụng mua bán trực tuyến. Các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt. Cphủ cần những luật và quy chế mới để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tliệu giấy. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬd. Chuyển hóaGiai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được. Không nhất thiết mọi bước phát triển và dịch vụ đều phải nằm cùng một giai đoạn. Quả thực, điều quan trọng là phải biết lọc ra một số dịch vụ cần đưa sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3 và đưa ra những mô hình về vai trò và động cơ để tiến lên làm tiếp. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬII. CÁC MỤC TIÊU CỦA CPĐT1. Mục tiêuTăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng, tăng cường sự công khai minh bạch, giảm chi tiêu chính phủ: Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử ) Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực. Giảm được chi phí cho bộ máy chính phủ Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬII. CÁC MỤC TIÊU CỦA CPĐTChính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh dạo mới, phương thức mới, cung cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước. 2. Những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng CPĐT tại Việt NamCơ sỏ hạ tầng CNTT – TT còn yếu kém. Trình độ dân trí thấp Trình độ nhận thức và kỹ năng của cán bộ viên chức bị hạn chế Quy trình nghiệp vụ chưa ổn định (đang trong quá trình cải cách). *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬIII. LỢI ÍCH CỦA CPĐTCPĐT là chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và đúng lúc cho việc ra quyết định. CPĐT lý tưởng là một chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin, đúng thời điểm cho những người quyết định, đó là lợi thế lớn nhất của CNTT. CPĐT sử dụng CNTT để tự động hoá các thủ tục hành chính của chính phủ, áp dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt động của chính phủ do vậy tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬIII. LỢI ÍCH CỦA CPĐTCPĐT cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính nà thông qua phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác. CPĐT giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách dễ dàng bởi mọi thủ tục đều được hiểu, hướng dẫn và mỗi bước công việc đều được đảm bảo thực hiện tốt, tin cậy. Mọi thông tin kinh tế mà chính phủ có đều được cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn. Đối với công chức, CNTT dùng trong CPĐT là một công cụ giúp họ hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng về thông tin truy cập và xử lý chúng. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ1. Đối với người dân và doanh nghiệpGiảm thiểu thời gian cho công dân, doanh nghiệp và người lao động khi truy nhập và sử dụng dịch vụ của chính phủ và do đó giảm thiếu chi phí của nhân dân. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của chính phủ. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ2. Đối với chính phủGiảm “ nạn giấy tờ ” văn phòng – công sởTiết kiệm thời gianHợp lý hoá việc vận hành công việcCho phép các cơ quan Chính phủ cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn Giảm ngân sách chi tiêu của chính phủ. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬIV. CÁC MÔ HÌNH GIAO DỊCH TRONG CPĐT1. G2C (Government to Citizens) Được hiểu như khả năng giao dịch và cung cấp dịch vụ của chính phủ trực tiếp cho người dân. Ví dụ: Tổ chức bầu cử của công dânThăm dò dư luận, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, tư vấn, khiếu nại. Giám sát và thanh toán thuế, hoá đơn của các ngành với người thuê bao, dịch vụ thông tin trực tiếp 24x7Phục vụ công cộng, môi trường giáo dục. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬIV. CÁC MÔ HÌNH GIAO DỊCH TRONG CPĐT2. G2B ( Government to Business )Dịch vụ và quan hệ chính phủ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà sản xuất như: dịch vụ mua sắm, thanh tra, giám sát doanh nghiệp ( về đóng thuế, tuân thủ luật pháp,); thông tin về quy hoạch sử dụng đất, phat triển đô thị, đấu thầu, xây dựng; cung cấp thông tin dạng văn bản, hướng dẫn sử dụng, quy định, thi hành chính sách nhà nước, cho các doanh nghiệp. Đây là thành phần quan hệ cơ bản trong mô hình nhà nước là chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế, xã hội thông qua chính sách, cơ chế và luật pháp và doanh nghiệp như là khách thể đại diện cho lực lượng sản xuất trực tiếp của cải vật chất của nền kinh tế. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬIV. CÁC MÔ HÌNH GIAO DỊCH TRONG CPĐT3. G2E ( Government to Employees) Chỉ các dịch vụ, giao dịch trong mối quan hệ giữa chính phủ đối với công chức, viên chức bảo hiểm, dịch vụ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬIV. CÁC MÔ HÌNH GIAO DỊCH TRONG CPĐT4. G2G ( Government to Government)Được hiểu như khả năng phối hợp, chuyển giao và cung cấp các dịch vụ một cách có hiệu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức, bộ máy nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà nước, trong đó chính bản thân bộ máy của chính phủ vừa đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này. Toàn bộ hệ thống quan hệ, giao dịch của chính phủ như G2C, G2E, G2B, và G2G phải được đặt trên một hạ tầng vững chắc của hệ thống: Độ tin cậy (trust), khả năng đảm bảo tính riêng tư (privacy) và bảo mật – an toàn (security)Và cuối cùng tất cả đều dựa trên hạ tầng công nghệ và truyền thông với các quy mô khác nhau: mạng máy tính, mạng Intranet, Extranet và Internet. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬV. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP QUA CPĐT1. Các hoạt động chủ yếu của chính phủ điện tửa. Thư điện tử ( e-mail) Thư điện tử giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian. Có thể sử dụng e-mail để gửi các bản ghi nhớ, thông báo, báo cáo, bản tin. CPĐT yêu cầu mỗi cán bộ công chức phải có địa chỉ e-mail để trao đổi thông tin qua mạng. Việt Nam phấn đấu đến 2010, 70% - 80% tài liệu, công văn được chuyển qua mạng. b.Mua sắm công trong CPĐT Việc mua sắm công có thể thực hiên được qua mạng đảm bảo tiết kiệm được thời gian, chi phí. Việc mua sắm công tập trung sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí, chống tiêu cực. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬc. Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (Structured Form) từ máy tinh này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ cơ quan hay giữa các cơ quan. EDI có tính bảo mật cao. d. Tra cứu, cập nhật thông tin qua mạng Chính phủ thông qua mạng internet có thể cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp các loại thông tin về kinh tế, xã hội, về chủ trương chính sách, và các hướng dẫn các thủ tuc hành chính. *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬV. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP QUA CPĐT2. Các dịch vụ mà chính phủ điện tử cung cấpa) Các dịch vụ công trực tuyến của chính phủThay vì các cơ quan chính phủ cung cấp dịch vụ công cho người dân tại trụ sở thì có thể thông qua cổng thông tin điện tử. Người dân không phải đến trực tiếp, chờ đợi tại các trụ sở cơ quanMột số dịch vụ công có thể cung cấp qua mạng là: Cung cấp thông tin văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách Cung cấp thông tin kinh tế, xã hội và thị trường; Cung cấp dịch vụ đăng ký, cấp phép xuất nhập khẩu trực tuyến; Cung cấp dịch vụ khai báo thuế trực tuyến; Cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến *Chương 5 CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬV. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP QUA CPĐT2. Các dịch vụ mà chính phủ điện tử cung cấpb) GIS và các dịch vụ được cung cấp qua CPĐT CPĐT có thể sử dụng Internet và GIS để cung cấp được nhiều những dịch vụ mới mà người dân và doanh nghiệp quan tâm. Cung cấp dịch vụ ứng dụng của GIS để quản lý đất đai, giấy phép xây dựng. Cung cấp dịch vụ thông tin quy hoạch. Cung cấp dịch vụ ứng dụng GIS để trao đổi thông tin giữa các cơ quan, chính quyên các cấp phục vụ quản lý tài nguyên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_thdc_9506.ppt
Tài liệu liên quan