Bài giảng môn Đạo đức kinh doanh
Chương i một số vấn đề chung về đạo đức kinh doanh
chương 2 các triết lí đạo đức trong kinh doanh và nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của công ty
chương 3 đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu
44 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 14832 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Đạo đức kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNGKHOA QUẢN TRỊ HỌC PHẦN : ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP(Bậc Cao đẳng) Giảng viên biên soạn: Nguyễn Thị Huyền Nguồn gốc ra đời môn học Đạo đức kinh doanh bắt đầu trở thành một lĩnh vực khoa học vào đầu những năm 1970. Các trường đại học bắt đầu viết sách và giảng dạy những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm 2000, Đạo đức kinh doanh ngày nay càng được nhiều người quan tâm. Những vấn đề đạo đức trong kinh doanh được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như pháp lý, triết học, lý luận về khoa học xã hội, khoa học quản lý.... Mục đích của môn học * Về kiến thức: Cung cấp những kiến thức về đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh (các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, và xây dựng đạo đức kinh doanh) * Về kỹ năng: Giúp SV hiểu rõ và có thể đánh giá các chuẩn mực đạo đức với các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài đơn vị. Từ đó, có thể thiết lập hệ thống chuẩn mực đạo đức cho doanh nghiệp. * Về thái độ học tập của SV: Nghiêm túc, hăng hái ý kiến xây dựng bài Ý nghĩa của môn học Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức, các quy định pháp luật cũng được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp. Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững. Kết cấu môn học Chương I: Một số vấn đề về đạo đức kinh doanh Chương II: Các triết lí đạo đức trong kinh doanh và các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của công ty Chương III: Đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu Tài liệu học tập - Đề cương bài giảng. - Slide bài giảng. - Giáo trình: Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội/2008. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH I. Đạo đức kinh doanh 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Con người được tôn trọng không phải do tồn tại mà bởi nhân cách Chức năng cơ bản của đạo đức là gì? Điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được XH thừa nhận bằng sức mạnh của thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận XH, của tập quán truyền thống và của giáo dục. Các cặp phạm trù đạo đức kinh tế - xã hội đối lập Độ lượng / Tàn bạo Khoan dung / Cố chấp Chính trực / Tham lam Khiêm tốn / Kiêu ngạo Dũng cảm / Hèn nhát Trung thực / Xảo trá Tín / Gian Thiện / Ác Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật Đạo đức Pháp luật Tính cưỡng chế Tự nguyện Bắt buộc Thể hiện văn bản Không Có Phạm vi điều chỉnh Rộng (bao quát mọi Hẹp (chỉ điều chỉnh lĩnh vực của thế giới hành vi liên quan tinh thần) chế độ XH, chế độ nhà nước) Các phẩm chất đạo đức tạo nên nhân phẩm con người trong thời đại Hồ Chí Minh “CẦN KIỆM LIÊMCHÍNH,CHÍ CÔNG VÔ TƯ”Cần: là siêng năng, chăm chỉ Kiệm: là tiết kiệm, không xa xỉ lãng phí Liêm: là không tham lam, là trong sạch Chính: là trung thực, thẳng thắn, đứng đắn 1.2. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh Tính trung thực Tôn trọng con người Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội Bí mật và trung thành gắn với các trách nhiệm đặc biệt Muốn “vị lợi” phải “vị nhân” Trách nhiệm xã hội Trách nhiệm XH là những nghĩa vụ một DN hay cá nhân phải thực hiện đối với XH nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với XH. Theo các chuyên gia NH thế giới “Cam kết của DN đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của XH”. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội Khía cạnh kinh tế: Sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn, với giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy. Khía cạnh pháp lý: Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với những người hữu quan, trong cạnh tranh và đối với môi trường tự nhiên do pháp luật quy định hiện hành. Khía cạnh đạo đức: Những hành vi hay hoạt động mà XH mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống pháp luật. Khía cạnh nhân văn: Những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và XH. 2. Vài nét về sự phát triển phạm trù ĐĐ trong KD 2.1. Các tư tưởng triết lý đạo đức Trung Hoa thời cổ đại * Tư tưởng đức trị của Khổng Tử Khổng Tử sinh năm 551 TCN Thuộc thời Xuân Thu (năm 770-403TCN) Tư tưởng của ông thể hiện ở Đạo nhân Thuyết “Ngũ thường” Nhân – nghĩa – Lễ - Trí - Dũng * Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử Hàn Phi Tử sinh vào thời Chiến Quốc (403-221 TCN) Ông chủ trưởng cải tổ để tạo nội lực nhằm cải thiện vị thể bằng thuật và pháp Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị , nhấn mạnh vào mặt ác, coi hình phạt chính là cách thức hữu hiệu để ngăn chặn. Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu 2.2 Sự phát triển ĐĐKD ở Phương Tây thời hiện đại * Trước năm 1960: Kinh doanh cần đến đạo đức * Những năm 1970: Đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực * Những năm 1980: Thống nhất quan điểm về ĐĐKD * Những năm 1990: Thể chế hoá đạo đức kinh doanh * Từ năm 2000 đến nay: Đạo đức kinh doanh được quan tâm trên nhiều lĩnh vực 3. Sự cần thiết phải nghiên cứu ĐĐKD - Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể trong kinh doanh - Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp - Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên - Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng - Đạo đức kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp - Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự lớn mạnh của nền kinh tế quốc gia. Những chuẩn mực đạo đức trongkinh doanh ngày nay Tính hợp pháp Tính nhân bản Chữ “tín” trong kinh doanh Tính sáng tạo và phát triển II. Sự xuất hiện của các vấn đề trong đạo đức kinh doanh 1. Thế nào là vấn đề đạo đức trong kinh doanh Một vấn đề chứa đựng khía cạnh đạo đức, hay vấn đề mang tính đạo đức, vấn đề được tiếp cận từ góc độ đạo đức, là 1 hoàn cảnh, trường hợp, tình huống 1 cá nhân, tổ chức gặp phải những khó khăn hay ở tình thế khó xử khi phải lựa chọn một trong nhiều cách hành động khác nhau dựa trên tiêu chí về sự đúng – sai theo cách quan niệm phổ biến, chính thức của XH đối với hành vi trong các trường hợp tương tự - các chuẩn mực đạo đức XH. Những vấn đề đạo đức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn Mâu thuẫn thường xuất hiện trong những vấn đề liên quan đến lợi ích 2. Nguồn gốc của vấn đề đạo đức Nguồn gốc mâu thuẫn Mâu thuẫn Khía cạnh (triết lý, quyền lực, cơ chế phối hợp, lợi ích) Lĩnh vực (mar, công nghệ, nhân lực kế toán -tài chính, quản lý) ĐT hữu quan bên trong (CSH, người QL, đại diện cty, Người lao động ĐT hữu quan bên ngoài (K.hàng, đối tác, cộng đồng, XH Chính phủ) * Các khía cạnh của mâu thuẫn - Mâu thuẫn về triết lí - Mâu thuẫn về quyền lực - Mâu thuẫn trong sự phối hợp - Mâu thuẫn về lợi ích * Các lĩnh vực có mâu thuẫn - Marketing - Phương tiện kỹ thuật - Nhân lực - Kế toán, tài chính - Quản lý * Các đối tượng hữu quan Đối tượng hữu quan là những người vì lý do riêng có mối quan tâm và/hoặc có thể bị ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một quyết định hay kết quả của một quyết định; họ là những người có quyền lợi cần được bảo vệ và có thể có phản ứng hay khả năng can thiệp nhằm thay đổi quyết định hay kết quả theo chiều hướng nhất định. - Chủ sở hữu - Người lao động - Khách hàng - Ngành - Cộng đồng - Chính phủ 3. Nhận diện các vấn đề đạo đức 1) Xác định những người hữu quan bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ diện trong các tình tiết liên quan hay tiềm ẩn. 2) Xác định mối quan tâm, mong muốn của các đối tượng hữu quan: Nếu chúng không mâu thuẫn, cơ hội nảy sinh vấn đề đạo đức hầu như không có; ngược lại nếu chúng không thể hài hòa, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh. 3) Xác định bản chất của vấn đề đạo đức: vấn đề đạo đức bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản nào, sự khác nhau như thế nào về quan điểm, lợi ích của từng đối tượng hữu quan. CHƯƠNG 2CÁC TRIẾT LÍ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ TRONG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY I. Triết lý đạo đức là gì? 1. Khái niệm triết lý đạo đức Triết lý đạo đức hay đạo lí là những nguyên tắc, quy tắc con người sử dụng để xác định thế nào là đúng, thế nào là sai. Triết lí đạo đức hướng dẫn con người trong việc xác định cách thức giải quyết mâu thuẫn và đạt được lợi ích chung cao nhất khi con người sống trong một tập thể, một xã hội. 2. Xu thế phát triển trong triết lí đạo đức (1) Các triết lý dựa trên quan điểm vị lợi (2) Các triết lý dựa trên quan điểm pháp lý (3) Các triết lý dựa trên quan điểm đạo đức II. Các triết lí đạo đức chủ yếu 1. Các triết lí theo quan điểm vị lợi 2.1. Chủ nghĩa vị kỉ: Một hành vi có thể được coi là đúng đắn và chấp nhận được hay không phải căn cứ vào hệ quả hành vi đó có thể mang lại cho đối tượng nào đó đã xác định. 2.2. Chủ nghĩa vị lợi: Nếu hành động mang lại nhiều điều tốt đẹp hay lợi ích, hành động được coi là xác đáng; ngược lại nếu hậu quả gây ra là xấu hay thiệt hại, hành động không được coi là xác đáng về mặt đạo đức. 2. Các triết lí theo quan điểm pháp lí 2.1. Thuyết đạo đức hành vi Tập trung vào cách thức thực hiện hành vi. Có những điều con người không nên làm, ngay cả khi lợi ích đạt được là lớn nhất 2.2. Chủ nghĩa đạo đức tương đối Hành vi đạo đức định nghĩa dựa trên kinh nghiệm chủ quan của một người hay nhóm người 2.3. Thuyết đạo đức công lý Quan tâm đến những gì mà con người cho rằng họ có nghĩa vụ phải thực hiện, căn cứ vào quyền hạn của mỗi người và kết quả thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của họ. Công lí pháp luật, công lý bình đẳng, công bằng 3. Triết lí theo quan điểm đạo lý(thuyết đạo đức nhân cách) Đạo đức trong một hoàn cảnh cụ thể không chỉ là những quy tắc đạo đức hay đạo lý phổ thông được xã hội chấp nhận mà hơn thế nữa là những gì mà một người có tư cách đạo đức tốt (nhân cách) coi là đúng đắn. Tư cách đạo đức, tính tự tôn, và sự tu dưỡng bản thân. Đạo đức Pháp luật III. Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của công ty 1. Trách nhiệm xã hội của công ty - Nghĩa vụ kinh tế - Nghĩa vụ pháp lí - Nghĩa vụ đạo đức - Nghĩa vụ nhân văn 2. Các quan điểm đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp * Quan điểm cổ điển (đầu Tkỉ XIX): Một tổ chức kinh tế được hình thành với những mục đích kinh tế và được tổ chức để thực hiện các hoạt động hành vi kinh tế. - Tiêu thức để đánh giá một hoạt động, tổ chức kinh tế là kết qủa hoàn thành các mục tiêu kinh tế chính đáng và hiệu quả trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh tế. Mục tiêu và động lực kinh tế của tổ chức kinh tế đã được đăng kí chính thức về pháp lí phải được coi là chính đáng và được pháp luật bảo vệ. Tập trung vào các mục tiêu kinh tế, lợi nhuận, chi phí trách nhiệm XH của cty là rất hạn chế Hạn chế: Đặt doanh nghiệp bên ngoài trách nhiệm xã hội có thể gây ra những hậu quả bất lợi đối với xã hội, nhất là khi doanh nghiệp có quy mô lớn hay ở những vị trí có quyền lực và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và xã hội. * Quan điểm đánh thuế Doanh nghiệp không phải chỉ có các nghĩa vụ về kinh tế là quan trọng nhất, mà còn phải thực hiện những nghĩa vụ đối với người chủ sở hữu tài sản. Do các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực xã hội cho các hoạt động kinh tế, họ chỉ được coi là đúng đắn khi sử dụng chúng vào công việc, mục đích được những người ủy thác (cổ đông) chấp thuận. trách nhiệm XH của công ty là hạn chế Hạn chế: Khi quyết định đầu tư, các cổ đông không chỉ quan tâm đến các thông số tài chính mà họ còn quan tâm đến hình ảnh, giá trị, uy tín của công ty. * Quan điểm quản lí Quyền sở hữu tài sản chỉ là tương đối và thực chất đó chỉ là quyền sử dụng tạm thời đối với tài sản. Doanh nghiệp chỉ là người có quyền sử dụng tạm thời, trách nhiệm của họ là bảo toàn và góp phần phát triển của cải của xã hội. Thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phải mang tính tự giác với tinh thần trách nhiệm thực sự. => Ít giá trị thực tiễn =>Hạn chế: Tính tự giác và tinh thần trách nhiệm không đủ để giúp những người quản lý doanh nghiệp ra quyết định về các nghĩa vụ xã hội phải thực hiện hoặc khi phải đương đầu với những mâu thuẫn về đạo đức. * Quan điểm “những người hữu quan” Doanh nghiệp cần quan tâm thỏa mãn đồng thời lợi ích và mục đích của tất cả các đối tượng hữu quan. => Hạn chế: Khó khăn trong việc cân đối nghĩa vụ và mục đích. Trách nhiệm xã hội là một khái niệm tổng quát, bao hàm những nhu cầu và mong muốn được thỏa mãn (mục đích) và những yêu cầu ràng buộc cần đảm bảo nghĩa vụ. Mục đích càng được thỏa mãn càng tốt, nghĩa vụ chỉ cần đảm bảo những yêu cầu nhất định. Mặt khác, mâu thuẫn về lợi ích có thể được giải quyết bằng cách thương lượng hay dung hòa, nhưng các nghĩa vụ khác nhau đối với các đối tượng khác nhau không thể dễ dàng dung hòa hay cân đối. CHƯƠNG 3 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU I. Hệ thống đạo đức toàn cầu * Hội nghị các nước trên thế giới năm 1993: Bản tuyên bố về đạo đức toàn cầu - Không bạo lực - Trung thực - Yêu cuộc sống - Tận tụy Đoàn kết - Khoan dung - Các quyền công bằng - Đạo đức tình dục Bang CalifoniaSách hướng dẫn về đđ và giáo dục công dân - Đạo đức - Trung thực - Công bằng - Yêu nước - Tự trọng - Liêm chính - Thấu cảm - Hành động đúng mực - Giữ chữ tín - Tôn trọng gia đình, tài sản và luật pháp Wiliam BennettCuốn sách về các đức tính tốt - Có kỉ luật - Có định hướng - Có trách nhiệm - Hữu nghị - Lao động tích cực - Dũng cảm - Kiên trì - Trung thực - Trung thành Bàn đàm phán Caux tại Thuỵ sĩCác quy tắc đạo đức tại bàn đám phán Caux (1) Trách nhiệm của các DN (2) Tác động về kinh tế và XH của DN: hướng tới đổi mới, công bằng và cộng đồng thế giới (3) Hành vi của DN: Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đúng các văn bản luật pháp mà phải hướng tới 1 tinh thần có trách nhiệm (4) Tôn trọng luật lệ (5) Trợ giúp cho thương mại đa phương (6) Bảo vệ môi trường (7) Tránh các cuộc làm ăn không hợp pháp (8) Đối với khách hàng (9) Đối với các nhân viên (10) Đối với chủ sở hữu các nhà đầu tư (11) Đối với các công ty cung ứng (12) Đối với các đối thủ (13) Đối với các cộng đồng Giả mạo thương hiệu là 1 trong những tệ nạn Kinh tế phát triển nhanh nhất và lan tràn nhất trên thế giới II. Các vấn đề đạo đức kinh doanh toàn cầu 1. Tham nhũng và hối lộ - Các khoản tiền làm cho công việc thuận lợi hơn - Tiền hoa hồng cho người trung gian - Đóng góp cho chính trị - Chi tiêu tiền mặt Các nguyên nhân hối lộ - Vì các đối thủ cạnh tranh cũng hối lộ - Thiếu quản lí hoặc đào tạo về chống hối lộ cho đội ngũ bán hàng - Áp lực đạt được từ kinh doanh - Tin rằng hối lộ chỉ là một phần chi phí đầu vào cho quá trình kinh doanh ở nước ngoài - Nhận hối là một số hình thức được chấp nhận tại một số quốc gia nhất định - Áp lực của đối tác muốn nhận hối lộ - Mở đường thâm nhập thị trường mới - Loại bỏ đối thủ cạnh tranh chính 2. Phân biệt đối xử (giới tính và chủng tộc) Ở Anh, nhân viên người Đông Ấn độ thường bị trả lương thấp và được giao những công việc mà chẳng ai muốn làm Ở nhiều nước Đông Nam Á, nhânviên thuộc dân tộc thiểu số ít có cơ hội thăng tiến Ở Nhật Bản, mặc dù chính phụ nữ là người mở đường đến với kinh doanh và chính trị, những họ hiếm khi được thăng tiến đến các vị trí cấp cao, mặc dù ở nước này có qui định phân biệt giới tính là phạm pháp, song lại ko có hình phạt nếu vi phạm 3. Các vấn đề khác - Quyền con người: bóc lột sức lao động trẻ em, trả lương rẻ mạt và lạm dụng trong các nhà máy nước ngoài. - Các sản phẩm có hại: Thải chất thải vào các nước kém phát triển... - Ô nhiễm môi trường: Khai thác khoáng sản trong lòng đất bừa bãi, thải chất thải (rác) độc hại ra môi trường không qua xử lý. - Viễn thông và công nghệ thông tin: Sao chép, vi phạm bản quyền tác giả... III. Xây dựng đạo đức trong kinh doanh 1. Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả Một chương trình đạo đức sẽ giúp các công ty giảm khả năng bị phạt và những phản ứng tiêu cực của công chúng đối với những hành động sai trái Tính hiệu quả của một chương trình đạo đức được xác định bởi các thiết kế và việc thực hiện của nó: Nó phải giải quyết một cách có hiệu qủa những nguy cơ liên quan đến một doanh nghiệp cụ thể và phải trở thành một bộ phận của văn hóa tổ chức. => Trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ quản lí Thượng bất chính hạ tắc loạn “Phòng” chứ không “chống 2. Xây dựng và truyền đạt/phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức - Hành động đạo đức có thể được khuyến khích thông qua việc hình thành các tiêu chuẩn đạo đức của công ty. - Một bản quy định về đạo đức cần phải cụ thể đủ để ngăn chặn một cách hợp lí các hành vi sai phạm. Để nhân viên biết được hành vi nào được chấp nhận hoặc là sai trái - Các quy định đạo đức sẽ không giải quyết được tất cả các tình huống đạo đức khó xử nhưng chúng cung cấp các luật và hướng dẫn cho nhân viên làm theo 3. Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức - Xây dựng hệ thống nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm đạo đức (bảng hỏi thăm dò nhận thức về đạo đức của nhân viên về công ty, cấp trên, đồng nghiệp và bản thân họ, tỷ lệ các hành vi có đạo đức và vô đạo đức). - Xây dựng chương trình thưởng cho những nhân viên luôn tuân thủ đúng các chính sách và tiêu chuẩn của công ty (khen thưởng, tăng lương,..) và có biện pháp xử lý những ai không tuân thủ đúng (thuyên chuyển, đình chỉ công tác, sa thải…). 4. Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức - Việc cải thiện hệ chương trình tuân thủ đạo đức khuyến khích các nhân viên đưa ra những quyết định có đạo đức hơn. - Thiết lập những phương tiện để quản lý, điều khiển và cải thiện việc thực thi đạo đức của tổ chức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài giảng môn Đạo đức kinh doanh.ppt