Bài giảng Mô thần kinh - Nguyễn Thanh Hoa
Mục tiêu
1. Mô tả được cấu tạo của thân nơron
2. Nêu được đặc điểm sợi trục và sợi nhánh.
3. Mô tả được cấu tạo của 3 loại sợi thần kinh
4. Mô tả được cấu tạo siêu vi của synap hóa học.
5. Mô tả được các loại tế bào thần kinh đệm.
55 trang |
Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Mô thần kinh - Nguyễn Thanh Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ths. Nguyễn Thanh Hoa
Mục tiêu
1. Mô tả được cấu tạo của thân nơron
2. Nêu được đặc điểm sợi trục và sợi nhánh.
3. Mô tả được cấu tạo của 3 loại sợi thần kinh
4. Mô tả được cấu tạo siêu vi của synap hóa học.
5. Mô tả được các loại tế bào thần kinh đệm.
1. Đại cương
MÔ THẦN KINH
Nơron
Tế bào TK
đệm
Tiếp nhận, phân tích, dẫn
truyền xung động TK
Đệm lót, dinh dưỡng, bảo vệ
các nơron
HỆ THẦN KINH
2.Nơron
Biệt hóa cao, không phân chia
Một đơn vị hoàn chỉnh về cấu trúc, chức năng và di
truyền.
2 đặc tính cơ bản: tính
cảm ứng và tính dẫn
truyền
2.1. Cấu tạo
Thân + 2 loại nhánh bào tương (sợi nhánh, sợi trục)
Thân: trung tâm dinh dưỡng, tiếp nhận, phân tích, xử lý
thông tin.
Sợi nhánh, sợi trục:
dẫn truyền xung động
thần kinh
Sợi nhánh
Thân
Sợi trục Bao myelin
Tận cùng
TK
2.2.1. Thân Nơron
Hình dạng, kích thước
khác nhau
Chứa nhân, các bào quan
Nhân:
• Lớn, hình cầu, thường
nằm chính giữa
• Chất nhiễm sắc phân tán
và mịn
• Hạt nhân nổi rõ
Xơ thần kinh
ribosom
Bộ Golgi
Cực
nơron
Lưới nội
bào có hạt
Lưới nội
bào có hạt
ribosom
Bộ Golgi
Xơ thần kinh
Cực
nơron
2.1.1. Thân nơron
Bào tương chứa các bào quan và các chất vùi:
- Thể Nissl : Đặc trưng
KHVQH khối bắt màu base – thể da báo
KHVĐT: lưới nội bào có hạt + ribosom tự do
- Bộ Golgi: khá phát triển, phân bố quanh nhân
- Cấu trúc điển hình
- Ti thể:phân bố đều,
tương đối nhỏ.
- Xơ thần kinh
- Ống siêu vi
- Các chất vùi: giọt lipid,
glycogen, lipofuchsin
2.1.2.Các nhánh của nơron
Sợi trục
Sợi nhánh
Đặc điểm
Dài, không phân nhánh,
nhẵn
Ngắn, chia nhiều nhánh,
chồi gai
Số lượng
Thường có 1 1 hoặc nhiều sợi nhánh
Bào quan
Không có lưới nội bào có
hạt và ribosom
Nhiều xơ thần kinh, ống
siêu vi, ti thể,túi synap
Không có bộ Golgi
Có lưới nội bào có hạt,
ribosom, ti thể, ống siêu vi
và xơ thần kinh
Dẫn truyền
xung động
Ly tâm Hướng tâm
2.1.3. Sợi thần kinh
Sợi trục và sợi nhánh là thành phần cấu tạo chủ yếu của sợi
thần kinh
Phân loại dựa vào cấu tạo của lớp vỏ bọc
Sợi trần
Sợi thần kinh không có myelin
Sợi thần kinh có myelin
SỢI THẦN KINH TRẦN
Không có vỏ bọc
Chất xám hệ TKTW, tận cùng thần kinh trần ngoại vi
SỢI THẦN KINH KHÔNG CÓ MYELIN
1.Màng đáy
2.Mạc treo trụ trục
3.Trụ trục
4.Bao tương tế bào
Schwann
5.Nhân tế bào Schwann
Trụ trục bọc bởi 1 lớp bào tương
của tế bào Schwann (bao
Schwann)
1 tế bào Schwann có thể bọc 1
hoặc nhiều trụ trục
Đoạn sau hạch các dây TK
thực vật
SỢI THẦN KINH CÓ MYELIN
Trụ trục bọc bởi 2 bao:
bao myelin và bao Schwann
Bao myelin do tế bào ít nhánh
hay tế bào Schwann
Trụ trục được bọc từng quãng
-quãng Ranvier
Vòng thắt Ranvier
Vạch Schmidt-Lanterman
Chất trắng của hệ TKTW, dây
thần kinh ngoại vi
1. Mạc treo trụ trục; 2.Trụ trục; 3. Bào tương tế
bào Schwann; 4. Nhân tế bào Schwann;
5. Màng đáy; 6. Bao myelin; 7. Vòng thắt
Ranvier; 8. Vạch Schmidt-Lanteman; 9. Quãng
Ranvier
2.1.3. SỢI THẦN KINH
Sợi TK trần
Sợi TK không có
myelin
Sợi thần kinh có
myelin
Cấu tạo
Sợi trục/sợi nhánh
Không có vỏ bọc
Trụ trục+Bao
Schwann
Bao myelin và bao
Schwann
Vị trí
Chất xám hệ
TKTW, tận cùng
TK trần ngoại vi
Đoạn sau hach dây
TK thực vật
Chất trắng hệ
TKTW, dây TK
ngoại vi
Cơ chế hình thành
Trụ trục ấn lõm bào
tương tế bào
Schwann mạc
treo trụ trục
Tế bào Schwann
quay quanh trụ trục
nhiều lần bao
myelin, còn lại bao
Schwann
2.1.4.SYNAP (KHỚP THẦN KINH)
Vùng đã biệt hóa về cấu trúc
và chuyên môn hóa về chức
năng, nằm giữa 2 nơron hay
giữa 1 nơron và tế bào hiệu
ứng (tế bào cơ/tuyến), qua đó
xung động thần kinh đi theo
một chiều nhất định
2 loại:
synap hóa học
synap điện
2.1.4.1.Synap hóa học
Xung động TK dẫn truyền qua đó nhờ một loại hóa chất trung gian
Gồm
Phần trước synap (A): màng
trước synap, túi synap
Phần sau synap (B): màng sau
synap, không có túi synap
Khe synap: chứa chất
đậm đặc với dòng
điện tử, xơ nối điều
chỉnh kích thước
2 loại:
Synap đối xứng (ức chế)
Synap không đối xứng
(hưng phấn)
2.1.4.2.Synap điện
Giống mối liên kết khe
Không có túi synap
Dẫn truyền nhờ sự chuyển dịch dòng ion gây thay đổi điện
thế màng.
3. Phân loại nơron
Dựa vào hình thái, căn cứ vào số cực:
Nơron một cực: nhân nhai
Nơron một cực giả (nơron chữ T):
hạch gai
Nơron hai cực: võng mạc thị giác
Nơron đa cực: đa số, gồm 1
sợi trục và nhiều sợi nhánh
Dựa vào chức năng:
Nơron vận động
Nơron cảm giác
Nơron liên hiệp
4.TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM
Tập hợp tạo mô thần kinh đệm: chống đỡ, bảo vệ, dinh
dưỡng cho các nơron
Dựa vào hình thái, chức năng chia làm 3 loại
Tế bào thần kinh đệm chính thức: tế bào ít nhánh, tế bào
sao,vi bào đệm.
Tế bào thần kinh đệm dạng biểu mô
Tế bào thần kinh đệm ngoại vi: các tế bào vệ tinh, tế bào
Schwann
4.1.TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM CHÍNH THỨC
Tế bào ít nhánh: ¾ số tế bào thần kinh đệm
Thân hình cầu, lưới nội bào có hạt phát triển,vài nhánh bào
tương ngắn
Tạo bao myelin
Tế bào ít nhánh
Sợi thần kinh
Trụ trục
Vòng thắt
Ranvier
4.1. TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM CHÍNH THỨC
Tế bào sao: Hình sao, nhánh bào
tương tỏa ra các phía, nhánh tận
ôm các mao mạch
Hai dạng: tế bào sao dạng
nguyên sinh, tế bào sao
dạng sợi
Bào tương ít lưới nội bào
Trung gian dinh dưỡng, cùng
các mạch máu giữ nguyên
dạng cấu trúc mô não
Mao
mạch
Tế bào
sao
Nơron
4.1. TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM CHÍNH THỨC
Vi bào đệm: kích thước nhỏ, thân mảnh và dài
Nhiều lysosom khả năng thực bào
4.2. Tế bào thần kinh đệm ngoại vi
Các tế bào vệ tinh: hạch thần kinh ngoại vi
Tế bào Schwann
4.3. Tế bào thần kinh đệm dạng biểu mô
Tế bào biểu mô ống nội tủy và các
não thất
Tế bào biểu mô ống nội tủy: vi nhung
mao, cực đáy nhọn, tỏa 1 số sợi bào
tương chia nhánh
Tế bào biểu mô lợp não thất: hình khối
vuông
Tế bào biểu mô đám rối màng mạch:
biểu mô vuông đơn
Vi nhung mao, xen kẽ 1 ít lông
Lưới nội bào có hạt, ti thể, bộ Golgi
Tế bào biểu mô võng mạc thể mi
2 hàng tế bào khối vuông: hàng ngoài
chứa nhiều sắc tố, hàng trong chế tiết
Mục tiêu
1. Mô tả được cấu tạo của tủy sống
2. Mô tả được cấu tạo của tiểu não
3. Kể tên được các lớp và thành phần tế bào của vỏ não
4. Mô tả được cấu tạo của màng não tủy
5. Kể tên,nêu vị trí, đặc điểm cấu tạo của những tận cùng
thần kinh vận động và cảm giác.
Đại cương
Nơron và tế bào thần kinh đệm sắp xếp thành 1 hệ thống:
hệ thần kinh
Theo cấu tạo và định khu:
Hệ thần kinh TW
Hệ thần kinh ngoại vi
Theo chức năng, cơ chế hoạt động
Hệ thần kinh động vật: hoạt động tự chủ
Hệ thần kinh thực vật: hoạt động tự động
1.Hệ thần kinh trung ương
Gồm:
Chất xám: thân các nơron và những sợi thần kinh trần
Chất trắng: sợi thần kinh phần lớn có myelin
Tế bào thần kinh đệm, mạch máu cả chất trắng và chất
xám
1.1. Tủy sống
1.1.1. Chất xám: chữ H; sừng trước, bên, sau
- Thân nơron, sợi thần kinh không myelin, một ít sợi thần
kinh có myelin mảnh, tế bào thần kinh đệm, mạch máu
a
b
d
c
1
2
2
3
4
1
a
b
1.1.1. Chất xám tủy sống
Nơron riêng lẻ hoặc tập trung thành đám: nhân xám tủy
sống
Sừng sau: nhân cảm giác, nhân lưng
Sừng bên: nhân thực vật
giữa bên, giữa trong
Sừng trước: nhân vận động
1.1.1. Chất xám tủy sống
Căn cứ vào vị trí và mối liên hệ, có 2 loại nơron: nơron
rễ và nơron liên hợp
Nơron rễ: đa cực, lớn, ra khỏi tủy sống
Nơron liên hợp: sợi trục ngắn, không ra khỏi tủy sống
Chức năng: nơron nối, nơron mép, nơron liên hợp, nơron
bó
1.1.2. Chất trắng tủy sống
Những sợi thần kinh có myelin tập trung thành từng bó
không rõ rệt
Đường liên lạc ngắn là các sợi cùng chức năng: các bó
căn bản trước, bên và sau của các cột tủy trước, bên, sau
Các đường căn bản dài giữa tủy và não như các đường
vận động mà đại diện là các bó tháp, bó Goll, bó Burdach
ở cột tủy sau, bó tiểu não thẳng ở cột tủy trước bên
1.2.Tiểu não
Đơn vị cấu tạo: lá tiểu não
Gồm: chất xám nằm ngoại vi,
chất trắng nằm ở trung tâm
1.2.1. Chất xám
Gồm: vỏ tiểu não và nhân xám
dưới vỏ
A. Vỏ Tiểu não
3 lớp:
Lớp phân tử: sợi thần kinh
không có myelin, nơron kích
thước nhỏ (giỏ, sao, tb thần kinh
đệm)
Hàng tế bào Purkinje: loại tế
bào đặc trương và lớn nhất ở
tiểu não
Lớp hạt: Giàu nơron, đa phần là
các tế bào hạt nhỏ và 1 số ít tế
bào hạt lớn
A
B. Nhân xám dưới vỏ
Bốn cặp nhân xám vùi trong chất trắng của tiểu não: nhân
răng, nhân mái, nhân cầu, nhân nút
Nơi các đường dẫn truyền thần kinh chuyển tiếp các
nơron
Nhân răng lớn nhất, nơi tiếp nhận và chuyển tiếp thông
tin từ các tận cùng sợi trục của tế bào Purkinje.
1.2.2. Chất trắng
Sợi thần kinh có myelin: sợi trục
của tế bào Purkinje, sợi trục của
các nơron từ những vùng khác
nhau của trục não tủy đi đến và
tận cùng trong tiểu não
2 loại:
Sợi rêu: tận cùng lớp hạt, tạo
synap với tế bào hạt
Sợi leo: tận cùng lớp phân tử, tạo
synap với sợi nhánh tế bào
Purkinje, thân tế bào giỏ
A
1.3.Đại não
Bộ phận lớn nhất hệ TKTW
1.3.1.Chất xám:
Chất xám vỏ đại não + các nhân xám dưới vỏ
A. Chất xám vỏ đại não
Dày 3-4mm, 6 lớp dựa vào thành
phần tế bào:
Lớp phân tử (1)
Lớp hạt ngoài (2)
Lớp tháp ngoài (3)
Lớp hạt trong (4)
Lớp tháp trong (5)
Lớp đa hình (6)
B. Nhân xám dưới vỏ:
Đồi thị, vùng dưới đồi, thể vân
A. Nhuộm Nissl B. Nhuộm ngấm bạc
B. Chất trắng đại não
Gồm những sợi thần kinh có myelin
2 loại:
Những sợi liên hiệp: nối vùng trong cùng một bán cầu hoặc
cả hai bán cầu (các mép liên bán cầu như thể trai, thể tam
giác)
Những sợi chiếu ( dẫn truyền cảm giác, vận động): từ các
vùng chất xám khác nhau thuộc phần dưới đại não lên vỏ
não hoặc ngược lại.
2. Màng não tủy
Hệ thống màng bao quanh trục não tủy, từ ngoài vào trong:
Màng cứng: màng xơ gồm nhiều lớp sợi tạo keo, ít sợi chun.
Giữa màng cứng và màng nhện là khoang dưới cứng
Màng nhện: màng liên kết không có mạch, chạy sát dưới màng
cứng, hai mặt phủ bởi tế bào trung biểu mô.
Nối với màng mềm bởi các dây xơ
Giữa 2 màng có khoang dưới nhện chứa dịch não tủy
Nhung mao nhú vào xoang chứa máu của màng cứng
Màng mềm: mô liên kết thưa chứa nhiều mạch máu, sát bề
mặt não và tủy, phủ 2 mặt trung-biểu mô
Bọc mạch máu nuôi hệ TKTW, tận hết khi mạch máu mao
mạch
Khoang Virchow-Robin, thông với khoang dưới nhện
3. Hệ thần kinh ngoại vi
Gồm: dây thần kinh, các hạch thần kinh và các tận cùng
thần kinh ngoại vi.
3.1. Dây thần kinh
Thành phần chủ yếu của hệ thần kinh
ngoại vi.
Gồm nhiều bó sợi thần kinh, đa phần là
các sợi có myelin + 1 ít sợi không
myelin
Sợi thần kinh bó nhỏ bó lớn
dây thần kinh
Toàn bộ dây thần kinh: bao xơ, mạch
máu đi kèm
Bọc bó sợi: bao lá
Mô nội thần kinh: mô liên kết thưa và
mạch máu
3.2. Hạch thần kinh
Hình trứng, bọc bởi bao liên kết
Chứa thân nơron và các tế bào thần kinh đệm quây chung
quanh: tế bào vệ tinh
2 loại:
Hạch thần kinh não tủy:
Nằm rễ sau dây thần kinh sống (hạch gai), trên đường đi của một
dây thần kinh sọ
Nơron chữ T, kích thước lớn
Tế bào vệ tinh: quây quanh
Hạch thần kinh thực vật: Kích thước to nhỏ không đều
Hạch phó giao cảm > hạch giao cảm
Nơ ron đacực: kích thước nhỏ hơn so với hạch não tủy
Tế bào vệ tinh không liên tục
3.3. Đầu tận cùng thần kinh
Mỗi sợi thần kinh ngoại vi đều tận cùng trong một cấu
trúc, nơi mà nó dẫn truyền xung động thần kinh đến hoặc
đi
Phân loại dựa vào chức năng:
Tận cùng cảm giác
Tận cùng vận động
3.3.1 Đầu tận cùng thần kinh vận động
Cơ vân: bản vận động
Cơ trơn, cơ tim, các tế bào tuyến: đầu thần kinh trần
3.3.2. Đầu tận cùng thần kinh cảm giác
2 loại: đầu trần và đầu có vỏ bọc
Đầu trần:
3.3.2.Đầu tận cùng cảm giác
Những tiểu thể xúc giác: những đầu dây thần kinh được bọc trong
một bao liên kết. Khi kích thích đủ ngưỡng, các bao này sẽ tạo nên
thế năng để các đầu thần kinh hoạc động.
Tiểu thể Vater-Pacini: Hạ bì, cân, mạc
treo ruột; nhận cảm áp lực
Hình trứng, đầu thần kinh(1) + bao nguyên
bào sợi dạng lá đồng tâm (3)
Tiểu thể Krause: Hạ bì, quanh gân các
bắp cơ, cảm nhận lạnh
Nhỏ hơn Vater-Pacini
Bao liên kết (2)mỏng hơn, đầu thần kinh (1)
tỏa thành chùm
Tiểu thể Xúc giác
Tiểu thể Rufini: Hạ bì, cảm nhận
về áp lực, chuyển động và tư thế
Hình trám, đầu thần kinh
chia nhánh (2)
Bao liên kết: nguyên bào sợi và sợi tạo keo (1)
Tiểu thể Meissner: nhú chân bì, cảm giác tinh tế
Bao liên kết: những tế bào
Schwann hình chêm(2)
Sợi thần kinh chạy hinh xoắn ốc,
tận hết ở cực đối diện (1)
Tiểu thể xúc giác
Thoi thần kinh- cơ
Bao liên kết + cơ quan cảm
thụ bản thể
Sợi cơ mất tơ cơ, 2 loại
Nhân đứng thành đám
Nhân xếp thành chuỗi
3 loại tận cùng thần kinh
Hướng tâm: Aα, Aβ
Ly tâm: Aγ
Tiểu thể xúc giác
Cơ quan Golgi của gân:
Trạng thái dãn trong hệ
gân-cơ
Cấu tạo:
Bao liên kết
Bó sợi collagen+ đầu sợi thần
kinh cảm giác
Kích thích bởi lực cơ học
thay đổi ở gân
Sợi cơ
Bao liên kết
Cơ quan Golgi
Đầu tận cùng thần kinh
Gân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Bình (2015), Mô học. Nhà suất bản Y Học - Hà
Nội
2. Trịnh Bình-Phạm Phan Địch-Đỗ Kính (2004), Mô
học. Nhà xuất bản Y Học - Hà Nội.
3. Nguyễn Trí Dũng , Mô học phân tử. Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật - HCM
Liên hệ
Thanhhoa.mophoi@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
bai_giang_mo_than_kinh_nguyen_thanh_hoa.pdf