Bài giảng Miễn dịch học - Chương 6: Cytokin (CKs)
Một số tính chất chung của cytokin
- Hầu hết cytokin là các polypeptides hay glycoprotein có trọng lượng phân từ thấp (8~80 kDa), và là các monomer.
- Cytokines tự nhiên được tiết bởi các tế bào đã hoạt hóa.
- Một loại cytokin có thể được tiết bởi nhiều tế bảo khác nhau và một loại tế bào có thể tiết được nhiều loại cytokin khác nhau.
- Để khởi đầu phản ứng, cytokin phải gắn vào các thụ thể màng đặc hiệu trên tế bào đích.
- Hiệu quả hoạt động của cytokine thường có tính đa hướng (pleiotropism), dư thừa (redundant), hiệp lực (synergy), đối lập (antagonism) và tạo ra mạng lưới cytokin (cytokine network).
- Cytokin hoạt động trên tế bào đích thông qua các cách thức; cận tiết (paracrine), tự tiết (autocrine) và nội tiết (endocrine)
14 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Miễn dịch học - Chương 6: Cytokin (CKs), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/18/2020
1
Chương 6. Cytokin (CKs)
Là nhóm các polypeptide hoặc
protein có trọng lượng phân tử
thấp được tiết ra bởi các tế bào
miễn dịch đã hoạt hóa hoặc tế bào
tiết (matrix cell).
Có hoạt tính cao và đảm nhận
nhiều chức năng khác nhau.
Chức năng chính là làm trung gian
điều hòa các đáp ứng miễn dịch và
các phản ứng viêm.
Tham gia vào quá trình dẫn truyền
thông tin tê bào.
9/18/2020
2
Một số tính chất chung của cytokin
Hầu hết cytokin là các polypeptides hay glycoprotein có trọng
lượng phân từ thấp (8~80 kDa), và là các monomer.
Cytokines tự nhiên được tiết bởi các tế bào đã hoạt hóa.
Một loại cytokin có thể được tiết bởi nhiều tế bảo khác nhau và
một loại tế bào có thể tiết được nhiều loại cytokin khác nhau.
Để khởi đầu phản ứng, cytokin phải gắn vào các thụ thể màng đặc
hiệu trên tế bào đích.
Hiệu quả hoạt động của cytokine thường có tính đa hướng
(pleiotropism), dư thừa (redundant), hiệp lực (synergy), đối lập
(antagonism) và tạo ra mạng lưới cytokin (cytokine network).
Cytokin hoạt động trên tế bào đích thông qua các cách thức; cận
tiết (paracrine), tự tiết (autocrine) và nội tiết (endocrine)
Autocrine
Endocrine
Blood circulation
Paracrine
9/18/2020
3
9/18/2020
4
Interleukin, IL
Interferon , IFN
Tumor necrosis factor, TNF
Colony stimulating factor, CSF
Chemokine
Transforming growth factor, TGF
Phân loại cytokin
Là các cytokin được tiết bởi các tế bào bạch cầu
(leukocyte), chúng có khả năng hoạt động như các phân
tử tín hiệu giữa quần thể tế bào bạch cầu khác nhau .
Interleukin (IL)
9/18/2020
5
Là nhóm các phân tử glycoprotein sinh ra ở tế bào người cũng như
các động vật khác sau khi bị nhiễm virus và tiếp xúc với các tác
nhân kích thích khác nhau.
Interferon (IFN)
9/18/2020
6
Loại IFN Lớp
(Type)
Nguồn gốc Chức năng chính
IFN-
Type I
Tế bào bạch cầu Kháng virus, điều hòa
miễn dịch
IFN- Nguyên bào sợi Kháng u
IFN- Type II Th1,NK Kháng virus yếu, điều
hòa miễn dịch mạnh
và kháng u
IFN- Type III Ngăn chặn sự xâm
nhiễm của virus
Phân lớp Interferon
IFN lớp I ức chế sự tái bản virus
virus
Viral replication
Induction of
“antiviral state”
IFN-
Induction of enzymes that
block viral replication
Potent
stimulus
nucleus nucleus
Virus infected cells Nearby uninfected cell
9/18/2020
7
Các TNF được biết đến đầu tiên như là các nhân tố kháng u chọn
lọc, tuy nhiên cho đến ngày nay đã khám phá ra nhiều cơ chế hoạt
động của nó.
TNF- được tạo ra chủ yếu bởi các đại thực bào (macrophage) và
các tế bào bạch cầu đơn nhân (monocyte) được kích hoạt bởi LPS.
TNF-(lymphotoxin, LT) được tạo ra chủ yếu bởi Th0 và Th1 đã
hoạt hóa.
Nhân tố gây hoại tử u
(Tumor Necrosis Factor – TNF)
Hoạt tính sinh học của TNF
Kích thích tập trung tế bào trung tính và tế bào mono đến nơi nhiễm
trùng và hoạt hóa những tế bào này để tiêu diệt vi khuẩn.
TNF còn khởi động cái chết lập trình (apotosis) đối với một số tế bào.
Khi nhiễm trùng nặng, TNF được sản xuất với lượng lớn và gây nên
những triệu chứng lâm sàng toàn thân cùng với các tổn thương giải
phẫu bệnh. Nếu sự kích thích sản xuất TNF đủ mạnh thì nó có thể gây
ra sản xuất thừa TNF và lượng này sẽ tràn vào máu để đến gây ra các
tác động ở xa vị trí nhiễm trùng giống như một hormon. Các tác động
toàn thân của TNF bao gồm:
• TNF tác động lên vùng dưới đồi để gây ra sốt, do đó người ta gọi nó là
chất gây sốt nội sinh (để phân biệt với LPS là chất gây sốt ngoại sinh).
Sốt xảy ra do TNF (và cả IL-1) được thực hiện qua trung gian của sinh
tổng hợp prostaglandin. Do vậy, các chất kháng prostaglandin có thể
giảm sốt do TNF và IL-1.
9/18/2020
8
• TNF tác động lên tế bào gan làm tăng tổng hợp protein huyết thanh.
Những protein huyết tương do gan sản xuất dưới tác động của TNF, IL-
1 và IL-6 tạo nên đáp ứng pha cấp của phản ứng viêm.
• Sự sản xuất TNF kéo dài gây ra tiêu hao tế bào cơ và mỡ và cuối cùng
dẫn đến suy kiệt.
• Khi một lượng lớn TNF được sản xuất thì khả năng co cơ tim và cơ
trơn thành mạch bị ức chế gây ra tụt huyết áp và đôi khi cả sốc.
• TNF gây ra huyết khối nội mạch do tế bào nội mô mất tính chất chống
đông bình thường. TNF kích thích tế bào nội mô bộc lộ yếu tố mô là
một chất hoạt hóa đông máu mạnh.
• Lượng TNF lớn lưu thông trong máu còn có thể gây ra rối loạn chuyển
hóa, cụ thể là hạ đường huyết do tăng tiêu thụ đường nhưng gan
không bù lại được.
9/18/2020
9
Các cytokine kích thích quá trình tăng trưởng và biệt hóa của tế
bào gốc tạo máu hoặc các tế bào mầm khác nhau
Multi-CSF (IL-3)
Granulocyte macrophage-CSF(GM-CSF)
Monocyte-CSF(M-CSF)
Granulocyte-CSF(G-CSF)
Stem cell factor(SCF)
Erythropoietin (EPO)
Nhân tố kích thích mở rộng
(Colony-Stimulating Factor– CSF)
9/18/2020
10
Chemokine là các cytokine có khả năng dẫn dụ bạch cầu đơn
nhân (monocyte), bạch cầu có hạt (granulocyte) và các tế bào
lympho (lymphocyte) trong máu đến các vị trí tham gia phản
ứng viêm (inflammation).
Chemokine
CXC chemokines (α subgroup):IL-8
CC chemokines (β subgroup):MCP-1
C chemokines (γ subgroup)
CX3C chemokines (δ subgroup)
*C: cysteine; X: amino acid bất kỳ
Phân lớp chemokine
9/18/2020
11
9/18/2020
12
Đây là các cytokine có khả năng kích thích sự sinh trưởng của
các tế bào đích.
Transforming growth factor- (TGF- )
Nhân tố tăng trưởng biểu mô (Epithelia growth factor - EGF)
Nhân tố tăng trưởng nội mô mạch (Vascular endothelial cell
growth factor - VEGF)
Nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi (Fibroblastic growth
factor - FGF)
Nhân tố tăng cường sinh trưởng
(Transforming Growth Factor– TGF)
9/18/2020
13
Type I cytokine receptors
Type II cytokine receptors
Ig superfamily
TNF receptors
Seven-transmembrane -helical receptors
Thụ thể cytokin (CRs): Thụ thể màng
9/18/2020
14
-S-S-
-S-S-
-S-S-
C
C
C
C
C1
C3
C2
C1
C3
C2
C1
C3
C2
C1
C3
C2
G protein
Ig
superfamily
Type I
cytokine-R
Type II
cytokine-R
TNF-R Chemokine-R
IL-1 M-
CSF C-
kit
IL-2
IL-3
IL-4
IL-5
IL-6
IL-7
IL-9
IL-11
IL-12
IL-13
IL-15
OSM
GM-CSF
G-CSF
EPO
IFN-
IFN-
IFN-
IL-10
TNF-
TNF-
CD40L
NGF
FASL
IL-8
RANTES
MIP-1
PF4
WSXWS
Conserved
cycteins
Thụ thể cytokin (CRs): Thụ thể hòa tan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mien_dich_hoc_chuong_6_cytokin_cks.pdf