Bài giảng Miễn dịch học - Chương 1: Tổng quan về miễn dịch
Khái niệm về miễn dịch
Miễn dịch (Immunity)
- Tên gọi tiếng Anh “Immunity” (tính miễn dịch) có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Immunitas” có nghĩa là miễn trừ sự cáo buộc pháp luật dành cho các nghị sĩ quốc hội trong thời gian đương chức.
- Là trạng thái cơ thể một sinh vật sống được bảo vệ khỏi bệnh truyền nhiễm hay độc tố nhờ các thành tố đặc hiệu và không đặc hiệu, trong khi những cơ thể cùng loài hay khác loài sống trong cùng một điều kiện bị nhiễm bệnh.
- Trong cơ thể, tất cả các tế bào và phân tử hoá học chịu trách nhiệm về tính miễn dịch hợp thành hệ thống miễn dịch (Immune system), và toàn bộ những đáp ứng của chúng tạo ra đối với những chất lạ xâm nhập vào cơ thể được gọi là đáp ứng miễn dịch.9/18/2020
Miễn dịch học (Immunology) là ngành khoa học nghiên cứu về tính miễn dịch đối với các hoạt động phân tử và tế bào xảy ra sau khi các vi sinh vật và đại phân tử xâm nhập vào cơ thể;
- Nghiên cứu cấu trúc và chức năng các thành phần trong hệ thống miễn dịch.
- Nghiên cứu các quy luật, cơ chế bảo vệ của cơ thể trong quá trình sống.
- Nghiên cứu quá trình hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, sự tương tác và điều hòa miễn dịch.
- Nghiên cứu những thay đổi của miễn dịch trong trường hợp sai lạc miễn dịch và bệnh lý miễn dịch.
- Nghiên cứu ứng dụng các quy luật của hoạt động miễn dịch vào việc chẩn đoán, phòng và trị bệnh.
24 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Miễn dịch học - Chương 1: Tổng quan về miễn dịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/18/2020
1
MIỄN DỊCH HỌC (SH02011)
IMMUNOLOGY
• Giảng viên: TS. Nguyễn Xuân Cảnh
• Email: nxcanh@vnua.edu.vn
Miễn dịch học cơ sở. Đỗ Ngọc Liên. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội. 2004.
Miễn dịch học. Phạm Văn Ty. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2004.
Miễn dịch học. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa. Nhà xuất bản Y học
2003.
Schaum's Outline of Immunology (Schaum's Outline Series). George
Pinchuk. McGraw-Hill. 2002
Basic Immunology: Functions and Disorders of the Immune System.
Abul K. Abbas, Andrew H.H. Lichtman, Shiv Pillai. ELSEVIER. 2010
Immunology: A Short Course. Richard Coico, Geoffrey Shunshine.
WILLEY-BLACKWELL. 2009.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
9/18/2020
2
Tổng quan về miễn dịch
Các thành phần của hệ thống miễn dịch
Kháng nguyên, kháng thể, thụ thể của kháng nguyên và hệ
thống bổ thể
Phản ứng kháng nguyên - kháng thể và các kỹ thuật hóa sinh
miễn dịch
Phức hệ phù hợp tổ chức mô chính (MHC)
Sự hoạt hóa các tế bào Lympho (Lymphocyte).
Các loại Cytokine
Các hình thức đáp ứng miễn dịch
Miễn dịch học trong bệnh lý
Liệu pháp miễn dịch trong phòng và điều trị bệnh
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. Tổng quan về miễn dịch
• Khái niệm về miễn dịch
• Lịch sử nghiên cứu và phát triển của miễn dịch học
• Phân loại miễn dịch
• Miễn dịch tự nhiên
• Miễn dịch thu được
9/18/2020
3
PEACE WAR
Tại sao chúng ta cần có hệ thống miễn dịch?
Khái niệm về miễn dịch
Miễn dịch (Immunity)
Tên gọi tiếng Anh “Immunity” (tính miễn dịch) có nguồn gốc từ
tiếng Latinh “Immunitas” có nghĩa là miễn trừ sự cáo buộc pháp luật
dành cho các nghị sĩ quốc hội trong thời gian đương chức.
Là trạng thái cơ thể một sinh vật sống được bảo vệ khỏi bệnh truyền
nhiễm hay độc tố nhờ các thành tố đặc hiệu và không đặc hiệu,
trong khi những cơ thể cùng loài hay khác loài sống trong cùng một
điều kiện bị nhiễm bệnh.
Trong cơ thể, tất cả các tế bào và phân tử hoá học chịu trách nhiệm
về tính miễn dịch hợp thành hệ thống miễn dịch (Immune system),
và toàn bộ những đáp ứng của chúng tạo ra đối với những chất lạ
xâm nhập vào cơ thể được gọi là đáp ứng miễn dịch.
9/18/2020
4
Miễn dịch học (Immunology) là ngành khoa học nghiên cứu về tính
miễn dịch đối với các hoạt động phân tử và tế bào xảy ra sau khi các
vi sinh vật và đại phân tử xâm nhập vào cơ thể;
Nghiên cứu cấu trúc và chức năng các thành phần trong hệ thống
miễn dịch.
Nghiên cứu các quy luật, cơ chế bảo vệ của cơ thể trong quá trình
sống.
Nghiên cứu quá trình hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, sự
tương tác và điều hòa miễn dịch.
Nghiên cứu những thay đổi của miễn dịch trong trường hợp sai lạc
miễn dịch và bệnh lý miễn dịch.
Nghiên cứu ứng dụng các quy luật của hoạt động miễn dịch vào việc
chẩn đoán, phòng và trị bệnh.
Khái niệm “tính miễn dịch” đã tồn tại rất lâu ở Trung Quốc, Ấn Độ
vì người dân ở đây có tập tục cho người dân hít chất bột làm từ da
của người bị đậu mùa đã khỏi để phòng ngừa bệnh này.
Năm 430 trước công nguyên, sử gia người Hy Lạp là Thucydides
cũng đã đề cập đến “tính miễn dịch” khi viết về cuộc di cư của
người Israel từ Hy Lạp.
Miễn dịch học, với tư cách là một môn học thực nghiệm chỉ thực sự
phát triển vào những năm cuối của thế kỷ 18 và thế kỷ 19.
Người đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của miễn dịch học
là Edward Jenner (1749-1823), một thầy thuốc nông thôn vùng
Berkeley (Anh).
Lịch sử nghiên cứu và phát triển của miễn dịch học
9/18/2020
5
Bệnh đậu mùa – Smallpox
- Dễ nhận biết.
- Tỷ lệ tử vong cao.
- Di chứng của bệnh cho
những người sống sót là rất
nhiều sẹo.
- Những người sống sót
không bị mắc bệnh lần thứ 2
• Năm 1796; Edward Jenner lấy dịch từ vết thương của người bị đậu bò
tiêm cho một đứa trẻ 8 tuổi.
• Đứa trẻ này đã không mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
đậu mùa
• Edward Jenner gọi cách bảo vệ của mình là "vaccination” (chủng
ngừa)
• Năm 1798; xuất bản quyển sách “Vaccination”
9/18/2020
6
LOUIS PASTEUR
B. anthracis Xử lý nhiệt + hóa chất gây bất hoạt
Tiêm vi khuẩn B. anthracis
Cừu được bảo vệ
Cừu thí nghiệm
Cừu đối chứng
Tiêm vi khuẩn B. anthracis
Cừu chết
1885: Pasteur tiêm vaccine từ thỏ cho Joseph Meister để
chữa bệnh dại.
Black box
Roux bottle
9/18/2020
7
Bệnh Số bệnh nhân phát
hiện qua các năm
Số bệnh nhân phát
hiện năm 2000
Bạch hầu 206.939 (1921) 2
Sởi 894.134 (1941) 63
Quai bị 152.209 (1968) 315
Ho gà 265.269 (1934) 6.755
Bại liệt 21.269 (1952) 0
Rubella 57.686 (1969) 152
Uốn ván 1.560 (1923) 26
H. Influenza typ B ~20.000 (1984) 1.212
Viêm gan B 26.611 (1985) 6.646
Hiệu quả của vắc-xin đối với một số bệnh nhiễm trùng
thường gặp tại Mỹ
Giai đoạn vacxin: Pasteur tạo thành công 03 loại vacxin giảm
độc (tụ huyết trùng gà, than, dại); Roux và Yersin tạo được
vacxin chống độc tố bạch hầu (1888).
Giai đoạn huyết thanh học
• Năm 1890: Behring và Kitasato đã nghiên cứu liệu pháp huyết
thanh cho bệnh uốn ván.
• Năm 1896: Gruber phát hiện ra phản ứng ngưng kết
• 1898: Bordet phát hiện ra bổ thể trong huyết thanh
Các giai đoạn phát triển của quá trình
nghiên cứu miễn dịch học
9/18/2020
8
Giai đoạn hóa miễn dịch
• Năm 1917: Landsteiner phát hiện ra một số chất có trọng lượng
phân tử nhỏ (Hapten) nhưng cũng mang tính kháng nguyên, dẫn tới
thúc đẩy quá trình phát triển của hóa miễn dịch.
• Năm 1938: Kabat dùng phương pháp điện di protein đa phân tách
được các thành phần của huyết thanh và xác định kháng thể nằm
trong vùng -globulin
• Năm 1942: Coons đã phát triển kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang
• Năm 1958: Porter và Edelman đã mô tả được cấu trúc phân tử của
globulin (Ig).
Giai đoạn miễn dịch tế bào
• Năm 1884: Metnhicop phát hiện ra hiện tượng thực bào.
• Năm 1890: Kock giải thích phản ứng quá mẫn cảm, trong đó tế bào dạng
lympho tham gia là chủ yếu
• Năm 1941: Coons phát hiện ra khảng nguyên, kháng thể
• Năm 1959: Gowanh phát hiện ra vai trò của lympho bào trong đáp ứng
miễn dịch của cơ thể.
Giai đoạn điều hòa miễn dịch
• Năm 1962: Warner chứng minh vai trò của túi Fabricius và tuyến ức trong
hoạt động miễn dịch
• Năm 1969: Good và Cooper nêu giả thuyết nói rằng tuyến ức điều khiển
hoạt động miễn dịch tế bào, túi Fabricius điều khiển hoạt động miễn dịch
dịch thể.
• Năm 1969: Roitl phát hiện ra hai nhóm tế bào lympho T và B
9/18/2020
9
Giai đoạn miễn dịch học phân tử
• Phát hiện ra sự dung hợp gen bcr/ abl trong bệnh ung thư bạch cầu nguồn
gốc tủy xương ở trạng thái mãn tính
• Năm 1989: Tìm ra gen p53 có liên quan đến tính chống bệnh ung thư
• Năm 1990: Chứng minh trực tiếp được khả năng chống ung thư của gen
RB (mã hóa protein retinoblastoma)
• Năm 1997: Stanley Prusiner nhận giải thưởng Nobel nhờ phát hiện ra khả
năng gây bệnh truyền nhiễm của một dạng phân tử protein gọi là PRION.
Phân loại miễn dịch
Miễn dịch tự nhiên/ Miễn dịch bẩm sinh (Innate immunity): Là đặc
tính mà cơ thể sống không mắc phải một bệnh hay một số bệnh nào đó,
miễn dịch này mang tính chất di truyền từ đời này sang đời khác.
• Miễn dịch tự nhiên tuyệt đối: Khả năng miễn dịch của cơ thể không bị
phá vỡ trong bất kỳ trường hợp nào, thậm chí khi đưa vào cơ thể một
lượng lớn mầm bệnh.
• Miễn dịch tự nhiên tương đối: Trong điều kiện nhất định tính miễn
dịch bị phá vỡ và cơ thể bị nhiễm bệnh.
Miễn dịch tiếp thu/ Miễn dịch đặc hiệu (Adaptive immunity): Là
miễn dịch mà cơ thể thu được trong quá trình sống nếu sống sót sau khi
nhiễm bệnh bởi vi sinh vật, sau khi được tiêm vacxin hoặc huyết thanh
miễn dịch, sau khi bú sữa đầu.
1. Căn cứ vào tính chất của miễn dịch
9/18/2020
10
• Miễn dịch tiếp thu chủ động: Do hệ thống miễn dịch của cơ thể trực tiếp
sinh ra sau khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh hoặc tiêm vacxin.
- Miễn dịch tiếp thu chủ động tự nhiên: Là loại miễn dịch cơ thể có được
sau khi vô tình tiếp xúc với mầm bệnh rồi qua khỏi (bệnh sởi) hoặc trong
quá trình sống cơ thể nhiều lần tiếp xúc với một lượng nhỏ tác nhân gây
bệnh dù không gây bệnh (bệnh bạch hầu, ho gà).
- Miễn dịch tiếp thu chủ động nhân tạo: Là loại miễn dịch mà cơ thể có
được do con người chủ động đưa vào mầm bệnh bất hoạt (vacxin), cơ thể
chủ động tạo các yếu tố miễn dịch.
• Miễn dịch tiếp thu bị động: Là trạng thái miễn dịch mà cơ thể có được
không phải ra con người tạo ra mà được cung cấp từ bên ngoài.
- Miễn dịch tiếp thu bị động tự nhiên: Là loại miễn dịch cơ thể có được
do kháng thể đặc hiệu từ mẹ truyền sang con một cách tự nhiên
- Miễn dịch tiếp thu bị động nhân tạo: Là loại miễn dịch mà cơ thể có
được sau khi con người chủ động đưa vào cơ thể một lượng kháng thể đặc
hiệu
Miễn dịch tiếp
thu (MDTT)
MDTN bị
động
Miễn dịch
MDTNCĐ
nhân tạo
Miễn dịch tự
nhiên (MDTN)
MDTN
tương đối
MDTN
tuyệt đối
MDTN
chủ động
MDTNCĐ
tự nhiên
MDTNCĐ
nhân tạo
MDTNCĐ
tự nhiên
9/18/2020
11
3. Căn cứ vào cơ chế, thành phần tham gia đáp ứng miễn dịch
Miễn dịch dịch thể: Do các tế bào Lympho B đảm nhận, các tế bào này
sau khi được hoạt hóa bởi kháng nguyên sẽ biệt hóa thành tương bào
(plasma) sản xuất kháng thể dịch thể đặc hiệu -globulin miễn dịch (Ig),
chúng tồn tại trong máu, dịch tiết đảm nhận chức năng miễn dịch thể dịch.
Miễn dịch qua trung gian tế bào: Do các tế bào Lympho T đảm nhận.
Thông tin kháng nguyên ngoài việc tiếp xúc với các tế bào Lympho T còn
có sự truyền tải gián tiếp qua nhiều tế bào và các chất hoạt hóa trung gian.
2. Căn cứ vào tính đặc hiệu hay không đặc hiệu của miễn dịch
Miễn dịch đặc hiệu: Là khả năng miễn dịch của cơ thể chỉ chống lại một
loại mầm bệnh nhất định, khả năng này do kháng thể đặc hiệu quy định.
Miễn dịch không đặc hiệu: Là khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể
chống lại các tác động có hại của bất kỳ một tác nhân gây hại nào.
5. Căn cứ vào sự tồn tại của mầm bệnh khi có miễn dịch
Miễn dịch vô khuẩn: Khi cơ thể có miễn dịch thì mầm bệnh không tồn tại
trong cơ thể, chúng bị cơ thể tiêu diệt hoặc đào thải ra ngoài.
Miễn dịch có khuẩn: Khi mầm bệnh tồn tại trong cơ thể, cơ thể có miễn
dịch. Mầm bệnh mất đi tính miễn dịch cũng không còn.
Miễn dịch mang khuẩn: Miễn dịch được hình thành khi mầm bệnh vẫn
tồn tại trong cơ thể, chúng sẽ dần được đào thải ra bên ngoài.
4. Căn cứ vào đối tượng của miễn dịch
Miễn dịch chống vi khuẩn: Miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh là vi
khuẩn. Miễn dịch này thường không mạnh, không bền.
Miễn dịch chống virus: Miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh là virut.
Miễn dịch này thường mạnh và bền hơn miễn dịch chống vi khuẩn.
Miễn dịch chống độc tố: Miễn dịch không trực tiếp chống mầm bệnh mà
chống lại độc tố sinh ra bởi mầm bệnh. Khi có miễn dịch, mầm bệnh có
thể vẫn tồn tại trong cơ thể nhưng không gây được bệnh.
9/18/2020
12
Miễn dịch tự nhiên/ miễn dịch bẩm sinh
Hệ miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh) bao gồm các cơ chế đề kháng đã
tồn tại trong cơ thể khi chưa có nhiễm trùng và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi
vi sinh vật xâm nhập.
Các cơ chế này chủ yếu phản ứng chống lại vi sinh vật chứ không phản ứng
với các vật lạ không phải là vi sinh vật; đồng thời chúng phản ứng theo một
cơ chế giống hệt nhau khi vi sinh vật xâm nhập lặp lại.
Các thành phần chính của miễn dịch bẩm sinh bao gồm:
• Các hàng rào vật lý và hoá học như da, niêm mạc, các chất kháng khuẩn
được tiết ra trên các bề mặt này;
• Các tế bào thực bào (tế bào trung tính, đại thực bào) và tế bào NK (tế bào
giết tự nhiên);
• Các protein trong máu, bao gồm các thành phần của hệ thống bổ thể và các
chất trung gian khác của phản ứng viêm;
• Các protein gọi là cytokin có vai trò điều hoà và phối hợp các hoạt động
của tế bào trong hệ miễn dịch bẩm sinh.
Hàng rào vật lý: Da, niêm mạc
Respiatory tract: đường hô hấp
Gastrointestunal tract: đường tiêu hóa
Urogenital tract: đường niệu sinh dục
9/18/2020
13
Da
pH 3-5
Propionibacterium
(Acid propionic, P.
acne)
Staphylococcus
epidermidis
Ngoại bì
Mô dưới da
Cơ Tế bào mỡ
Hạ bì
Cơ dựng lông
Dây thần kinh
Hệ hạch bạch huyết
Tuyến bã
Tuyến mồ hôi
Mạch máu
Niêm mạc
Là một lớp tế bào, có tính đàn hồi cao, có tác dụng ngăn chặn vi sinh vật lạ
Được bao phủ bởi một lớp màng nhày (mucus) do tuyến dưới niêm mạc tiết ra,
làm cho vi sinh vật lạ không bám vào được.
Một số loại niêm mạc thường được rửa sạch bằng dịch tiết loãng: nước bọt,
nước mắt
Niêm mạc đường hô hấp có các vi nhung (Cilia) luôn chuyển động hướng ra
phía ngoài có tác dụng cản vi sinh vật, vật lạ vào sâu trong phế nang.
Tạo phản xạ ho, hắt hơi
Vi nhung
Tế bào mang vi nhung
Tế bào có chân, tiết dịch nhày
9/18/2020
14
• Da duy trì pH axit nhờ một số axit béo
của mồ hôi, axit lactic làm cho hầu hết vi
sinh vật không tồn tại được lâu.
• Một số loại dịch tiết (nước mắt, nước
mũi, sữa) chứa enzym lysozym có khả
năng phân giải thành tế bào của một số
vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Gram
dương
• Psoriasin là một loại protein ở người,
được biết đến với tên protein S100-
A7 hay S100 calcium-binding protein
A7, điều hòa các quá trình phân bào và
biệt hóa tế bào.
• Proriasin còn được biết đến là loại
protein có hoạt tính kháng khuẩn
(antimicrobial), nó có khả năng phá vỡ
màng tế bào của vi khuẩn E. coli (R.
Glaser, 2005)
Hàng rào hóa học
Hàng rào hóa học bên ngoài cơ thể
Hàng rào hóa học bên trong cơ thể
Bổ thể (Complement; C)
• Bổ thể là một nhóm protein huyết thanh, nó được kích hoạt ngay sau khi mầm
bệnh xâm nhập và không có tính đặc hiệu kháng nguyên nên được coi như là
thành phần của hệ thống miễn dịch tự nhiên.
• Protein của bổ thể được sinh ra ở tế bào gan và đại thực bào
• Bổ thể tồn tại trong hệ thống tuần hoàn như như phân tử không hoạt động
• Một vài protein của bổ thể tồn tại dưới dạng tiền enzym, khi bị hoạt hóa
chúng sẽ trở thành các enzym protease. Các enzym này sẽ cắt cầu nối peptide
của các protein bổ thể khác để hoạt hóa chúng
• Những protein thành phần của bổ thể được đánh số từ C1 đến C9 theo trình
tự mà chúng tham gia phản ứng
• Bổ thể không bền với nhiệt, chúng bị bất hoạt ở 560C trong 30 phút
9/18/2020
15
Interferon (IFN)
• Interferon là một nhóm protein tự nhiên được sinh ra bởi các tế bào mẹ của hệ
miễn dịch ở hầu hết các loài động vật, nhằm chống lại các tác nhân lạ như
virus, vi khuẩn, tế bào ung thư.
• Là một phần của hệ thống miễn dịch tư nhiên không đặc hiệu, được kích hoạt
trong giai đoạn đầu của quá trình cảm nhiễm trước khi hệ thống miễn dịch
đặc hiệu (specific immune system) phản ứng.
• Là một loại cytokine (chất hoạt hóa tế bào), được tế bào sinh ra khi cảm thụ
với virus và ức chế hoạt động của mARN dẫn đến ức chế sự sinh sản của
virut.
• Các tế bào không bị nhiễm virus các gen mã hóa tổng hợp IFN luôn ở trạng
thái không hoạt động, do vậy các tế bào bình thướng không tạo ra IFN
• Một phần của IFN sau khi sinh ra ở lại tế bào, phần còn lại được chuyển qua
các tế bào khác
• IFN không có tác dụng bảo vệ tế bào mẹ mà chỉ bảo vệ tế bào bên cạnh.
Cơ chế tác động chính của IFN
• Ức chế sự gắn virus vào thụ thể bề mặt tế bào
• Ngăn cản sự thoát vỏ bọc của virus
• Ức chế sự tổng hợp mARN
• Ức chế sự phiên mã các protein virus.
Các hoạt tính chính của IFN
• Kháng virus
• Điều hòa miễn dịch
• Chống tăng sinh khối
• Kích thích sự biệt hóa tế bào
• Điều hòa sinh trưởng tế bào
• Giải độc
• Chống đột biến
- Các IFN được chia làm 03 lớp chính: , và
9/18/2020
16
Các protein liên kết (Binding protein)
• Trên bề mặt tế bào, trong huyết thanh có một số protein có khả năng liên kết
(gắn) tự nhiên với các chất hay gặp trên bề mặt của yếu tố gây bệnh như:
Lippopolysacharide (LPS), Lectin, Lipit, Mannose.
• Sau khi liên kết nó có tác dụng kìm hãm, ngăn chặn các tác động gây hại của
yếu tố gây bệnh.
• Ví dụ: protein phản ứng C (C reactive protein) được tổng hợp từ gan có tác
dụng hạn chế sự phát triển của phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae).
Hàng rào tế bào
Tiểu thực bào (Microphage)
- Là những bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil) của máu, kích thước từ
12-14 µm chứa nhiều loại enzym khác nhau
- Chiếm 40-75% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi
- Có khả năng di chuyển linh hoạt, dễ lách qua thành mạch để đến ổ viêm, đời
sống ngắn (4-5 ngày)
- Cùng với tế bào ái toan (Eosinophil) và tế bào ái kiềm (Basophil) tạo thành
họ tế bào nhân đa hình (polymorphonuclear-PMNs)
- Sau khi thực bào, bạch cầu trung tính chết và trở thành đối tượng của đại thực
bào
Là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất, gồm nhiều loại đặc biệt là các tế bào
thực bào
9/18/2020
17
Đại thực bào (Macrophage)
- Được biệt hóa từ các bạch cầu đơn nhân (monocyte), kích thước từ 15-20 µm
- Có nguồn gốc từ tủy xương, chiếm 3-8% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi
- Có chứa nhiều túi lysosome với các loại enzym thủy phân khác nhau
- Cư trú tại nhiều vị trí chiến lược trong cơ thể như phổi, gan, lách, tổ chức liên
kết nhờ đó chúng có thể nhanh chóng bắt giữ các vật thể lạ xâm nhập
- Vai trò quan trọng nhất của đại thực bào là loại bỏ các thành phần hoại tử, vi
sinh vật gây bệnh hay bụi bẩn.
- Trong giai đoạn sớm của viêm, thành phần tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu
đa nhân trung tính. Sau khi thực hiện chức năng thực bào chúng sẽ bị chết
hoặc già đi trở thành tế bào mủ. Đại thực bào có nhiệm vụ xử lý các tế bào
này để làm sạch tổ chức.
- Các đối tượng bị đại thực bào bắt giữ sẽ nằm trong các túi chứa, túi này sau
đó sẽ dung hợp với màng của lysosome, enzyme thủy phân từ lysosome sẽ
giải phóng và tiêu hủy tác nhân xâm nhập này
- Tuy nhiên một số vi khuẩn có khả năng kháng lại sự tiêu hóa của lysosome,
úc này đại thực bào trở thành nơi trú ần cho vi khuẩn (vi khuẩn lao/
Mycrobacterium tuberculosis)
9/18/2020
18
Tế bào giết tự nhiên/ NK (Natural Killer Cells)
- Là biến thể của tế bào lympho có khả năng tiêu diệt không đặc hiệu tế bào
ung thư, tế bào nhiễm một số vi sinh vật bằng chất tiết của chúng (pecforin).
- IFN do chúng tiết ra có khả năng làm tăng cường quá trình thực bào của đại
thực bào
- Trẻ em dưới 4 tuổi chức năng của các NK chưa hoàn chỉnh nên dễ bị nhiễm
một số vi khuẩn gây bệnh như Mycrobacterium tuberculosis (lao).
- Vaccin BCG (Bacillus Calmette–Guerin/ Bacille de Calmette et Guérin) dùng
để tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh lao. Đây là chế phẩm dạng đông khô
của chủng Calmette - Guerin giảm hoạt lực, có nguồn gốc từ vi khuẩn
Mycobacterium bovis (gây bệnh trên trâu bò).
Viêm không đặc hiệu
• Khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, tại vị trí xâm nhập phát sinh phản ứng
viêm nhằm ngăn chặn và khu trú vi sinh vật.
• Trong một mức độ nhất định phản ứng viêm có lợi cho cơ thể: các đại thực
bào và tiểu thực bào tiêu diệt các yếu tố gây viêm; các chất tiết kèm theo như
fibrinogen hay globulin bao vây ổ viêm hạn chế sự lan rộng của yếu tố gây
viêm
• Tuy nhiên khi phản ứng viêm vượt quá mức bình thường sẽ có hại cho cơ thể:
sốt, nhiễm độc
Hàng rào thể chất hay cơ địa
• Các đặc điểm cơ đia bao gồm hình thái, sinh lý, tập tính, chức năng của cơ
thể; các đặc điểm này khá bền vững và có tính di truyền, quyết định phản ứng
của cơ thể với những yếu tố xâm nhập.
9/18/2020
19
Miễn dịch thu được/ Miễn dịch đặc hiệu
• Những đáp ứng miễn dịch được kích thích bởi sự tiếp xúc với vi sinh vật và
tạo ra cường độ tăng dần nếu sự tiếp xúc này được lặp đi lặp lại. Dạng đáp
ứng này chỉ xuất hiện sau khi vi sinh vật xâm nhập cơ thể nên nó được gọi là
miễn dịch thu được.
• Tính chất đặc biệt của đáp ứng miễn dịch thu được là tính đặc hiệu đối với
từng phân tử và khả năng “nhớ” khi phân tử đó xâm nhập trở lại cơ thể để
tạo ra một đáp ứng mạnh hơn nhiều so với lần xâm nhập đầu tiên.
• Hệ miễn dịch thu được có khả năng nhận diện và phản ứng lại với nhiều vật
lạ. Ngoài ra, nó còn có khả năng tuyệt vời trong việc phân biệt sự khác nhau
rất nhỏ giữa các vật lạ này vì vậy mà nó còn được gọi là miễn dịch đặc
hiệu.
• Các thành phần của miễn dịch thu được là tế bào lymphô và các sản phẩm
của chúng.
• Những chất lạ tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu hoặc chịu tác động của hệ
miễn dịch này được gọi là kháng nguyên.
Các kiểu đáp ứng miễn dịch thu được
Miễn dịch dịch thể
• Miễn dịch dịch thể được thực hiện qua trung gian của những phân tử hiện
diện trong máu và dịch niêm mạc có tên là kháng thể, được sản xuất bởi tế
bào lympho B (còn gọi là tế bào B).
• Kháng thể có khả năng nhận diện kháng nguyên vi sinh vật, trung hoà tính
gây bệnh và tác động lên vi sinh vật để loại trừ nó qua nhiều cơ chế hiệu quả
khác nhau.
• Miễn dịch dịch thể là cơ chế đề kháng chủ yếu chống lại các vi sinh vật
ngoại bào cũng như độc tố của chúng theo cơ chế kháng thể liên kết với các
vi sinh vật hoặc độc tố để xúc tiến việc loại trừ.
• Kháng thể là những phân tử được chuyên môn hoá, gồm nhiều tuýp kháng
thể khác nhau để tạo ra nhiều cơ chế loại bỏ kháng nguyên khác nhau. Một
số tuýp kháng thể có khả năng xúc tiến hoạt động thực bào, một số khác lại
kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra các chất trung gian của phản ứng viêm.
9/18/2020
20
Miễn dịch qua trung gian tế bào
• Miễn dịch qua trung gian tế bào (còn gọi là miễn dịch tế bào) là kiểu đáp
ứng được thực hiện qua trung gian của tế bào lympho T (còn gọi là tế bào T).
• Các vi sinh vật nội bào như virus và một số vi khuẩn có khả năng sống và
nhân lên trong đại thực bào cũng như một số tế bào chủ khác, vì thế chúng
không chịu tác động trực tiếp của kháng thể lưu động trong máu.
• Để loại bỏ chúng cần có một cơ chế khác, sự đề kháng chống lại những vi sinh
vật kiểu này là chức năng của miễn dịch tế bào.
9/18/2020
21
Các đặc điểm chính của đáp ứng miễn dịch thu được
Tính đặc hiệu và đa dạng
• Tính đặc hiệu đảm bảo các kháng nguyên khác nhau tạo ra đáp ứng đặc hiệu
riêng cho chúng. Tính đa dạng cho phép hệ thống miễn dịch đáp ứng được
nhiều loại kháng nguyên.
• Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu cho từng kháng nguyên khác nhau và cả ngay cho
từng thành phần cấu trúc của kháng nguyên như protein, polysaccharide hoặc
đại phân tử khác. Những thành phần này của kháng nguyên được gọi là quyết
định kháng nguyên hay epitop.
• Tính đặc hiệu này có được là nhờ trên màng của các tế bào lympho riêng lẻ có
những thụ thể riêng để nhận diện những cấu trúc kháng nguyên khác nhau.
• Tổng số tính đặc hiệu của tế bào lympho trong một cơ thể là một con số cực kỳ
lớn và được gọi là kho lymphô (lymphocyte repertoire). Hệ thống miễn dịch của
một cá thể có thể phân biệt từ 107 đến 109 quyết định kháng nguyên khác nhau.
Điều này tạo nên tính đa dạng của kho lympho.
• Các diện kết hợp kháng nguyên của kháng thể và thụ thể kháng nguyên trên tế
bào lympho cũng có cấu trúc rất đa dạng tương ứng với kho lympho này
Tính nhớ miễn dịch
• Sự tiếp xúc của hệ miễn dịch với kháng nguyên lạ làm tăng cường đáp ứng với
kháng nguyên đó khi nó xâm nhập cơ thể các lần sau. Đáp ứng các lần lặp lại về
sau đối với một kháng nguyên được gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp. Đáp ứng
này thường nhanh hơn, mạnh hơn và khác về chất so với đáp ứng sơ cấp khi
cơ thể tiếp xúc kháng nguyên lần đầu tiên.
• Nhớ miễn dịch có được một phần là do cứ mỗi lần tiếp xúc với cơ thể thì kháng
nguyên mở rộng dòng lympho đặc hiệu cho kháng nguyên đó. Đồng thời, sự
kích thích tế bào lympho nguyên vẹn của kháng nguyên tạo ra các tế bào nhớ tồn
tại lâu dài.
• Tế bào nhớ có tính chất đặc biệt làm cho chúng loại bỏ kháng nguyên hiệu quả
hơn so với tế bào lymphô nguyên vẹn. Ví dụ, tế bào lympho B nhớ sản xuất
kháng thể liên kết với kháng nguyên với ái lực mạnh hơn so với tế bào B chưa
từng tiếp xúc với kháng nguyên đó. Tế bào T nhớ cũng có khả năng trở về nơi
nhiễm trùng nhanh hơn tế bào T nguyên vẹn (tức chưa từng tiếp xúc kháng
nguyên).
9/18/2020
22
Tính chuyên môn hóa
• Chuyên môn hóa tạo ra đáp ứng tối ưu chống lại nhiều loại vi sinh vật khác
nhau.
• Hệ thống miễn dịch đáp ứng một cách đặc biệt và khác nhau đối với từng vi sinh
vật sao cho có thể tạo hiệu quả tối đa cho cơ chế đề kháng.
• Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào được hình thành một cách khác nhau
dưới sự kích thích của những loại vi sinh vật khác nhau hoặc các giai đoạn
nhiễm trùng khác nhau (ngoại bào và nội bào) của một vi sinh vật để bảo vệ cơ
thể chủ chống lại loại vi sinh vật đó vào giai đoạn nhiễm trùng đó.
• Và ngay trong từng kiểu miễn dịch dịch thể hay tế bào thì bản chất của kháng
thể hay tế bào T được tạo ra cũng khác nhau tùy loại vi sinh vật kích thích.
Tính tự giới hạn
• Tự giới hạn cho phép hệ thống miễn dịch đáp ứng được với các kháng nguyên
mới xâm nhập.
• Tất cả đáp ứng miễn dịch bình thường sẽ phai nhạt dần theo thời gian để trả lại
hệ miễn dịch ở trạng thái nghỉ ban đầu, tình trạng này gọi là hằng định nội môi
(homeostasis).
• Tình trạng cân bằng dịch thể được duy trì chủ yếu là vì đáp ứng miễn dịch được
khởi động bởi kháng nguyên và nhắm đến loại trừ kháng nguyên, và như vậy tức
là loại trừ nguyên nhân gây hoạt hoá tế bào lympho. Ngoài ra, kháng nguyên và
đáp ứng miễn dịch còn kích thích cơ chế điều hoà nhằm ức chế chính đáp ứng
này.
9/18/2020
23
Tính không phản ứng với bản thân
• Không phản ứng với bản thân nhằm ngăn ngừa các tổn thương đối với cơ thể
chủ trong suốt quá trình phản ứng với kháng nguyên lạ.
• Một trong những tính chất quan trọng của hệ miễn dịch của người bình thường
là khả năng nhận biết, đáp ứng và loại bỏ kháng nguyên lạ (không phải của bản
thân) và không phản ứng lại để gây hại cho cơ thể (bản thân). Tính chất không
đáp ứng miễn dịch này còn được gọi là dung nạp.
• Dung nạp đối với kháng nguyên bản thân, tức tự dung nạp, được duy trì bởi
nhiều cơ chế. Những cơ chế này bao gồm loại bỏ tế bào lympho có mang thụ thể
đặc hiệu cho kháng nguyên bản thân và cho phép tế bào lympho tiêu diệt các
kháng nguyên tự thân có khả năng tạo ra phản ứng chống lại bản thân.
• Những bất thường về khả năng tự dung nạp có thể dẫn đến đáp ứng miễn dịch
đối với kháng nguyên bản thân (tự kháng nguyên) và hình thành các bệnh tự
miễn
So sánh một số đặc điểm của miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được
9/18/2020
24
Các cơ chế căn bản của miễn dịch bẩm sinh và thu được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mien_dich_hoc_chuong_1_tong_quan_ve_mien_dich.pdf