Nội dung học phần
Bài 1. Khái quát chung về thương mại & luật thương mại
Bài 2. Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp
Bài 3. Pháp luật về hợp đồng trong thương mại
Bài 4. Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Bài 5. Pháp luật về phá sản
148 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng luật kinh tế - Đại học Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Pháp luật về giải quyết tranh chấp I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 1. Khái quát về Tranh chấp thương mại a.Khái niệm Luật trọng tài thương mại ngày 2010 không đưa ra khái niệm tranh chấp thương mại Pháp luật về giải quyết tranh chấp 1. Khái quát về Tranh chấp thương mại a.Khái niệm Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm hoạt động thương mại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về tranh chấp kinh doanh thương mại tranh chấp thương mại được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động thương mại. Pháp luật về giải quyết tranh chấp b.Đặc điểm Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. Những bất đồng mâu thuẫn đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại Những mâu thuẫn đó chủ yếu giữa thương nhân Pháp luật về giải quyết tranh chấp 2 .Phương thức giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp thương mại theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là cách thức, phương pháp hay các hoạt động để điều chỉnh các bất đồng, các xung đột nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân, các chủ thể kinh doanh khác, bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội. Có bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản sau: - Thương lượng - Hòa giải - Trọng tài thương mại - Tòa án Pháp luật về giải quyết tranh chấp a. Thương lượng: Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ những bất đồng với nhau mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba. Ưu điểm : - Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt - Ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc. - Đảm bảo bí mật. - Ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên. Không gây tác động xấu trong kinh doanh, quan hệ hai bên vẫn cũng có khi thương lượng xong. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Nhược điểm - Hình thức thương lượng chỉ thích hợp đối với hai bên có thiện chí muốn tìm giải pháp đối với tranh chấp. Nếu có bên muốn dùng hình thức thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dài thời gian hơn. Hình thức giải quyết khép kín, không công khai có khi lại nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật. Chưa có chế tài khi một bên không chấp hành thỏa thuận Pháp luật về giải quyết tranh chấp b. Hòa giải Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa... Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đặc điểm: - phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn - Hòa giải có sự tham gia của bên thứ 3 - Bên trung gian hòa giải là cá nhân, tổ chức, cơ quan - Bên trung gian không có quyền quyết định trong quá trình hòa giải Pháp luật về giải quyết tranh chấp c. Trọng tài thương mại Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp Pháp luật về giải quyết tranh chấp Ưu điểm - Các bên được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện (lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp...) - Thủ tục đơn giản, ngắn gọn - đảm bảo bí mật - quyết định của trọng tài là chung thẩm Pháp luật về giải quyết tranh chấp d. Tòa án Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Pháp luật về giải quyết tranh chấp II. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại Theo Luật TTTM 2010: Pháp luật về giải quyết tranh chấp Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Pháp luật về giải quyết tranh chấp - các bên có thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Hình thức thoả thuận trọng tài - Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. - Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản Pháp luật về giải quyết tranh chấp Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo LTTTM 2010 1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này. 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. Pháp luật về giải quyết tranh chấp 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật Mối quan hệ giữa điều khoản thỏa thuận trọng tài và hợp đồng: Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài Pháp luật về giải quyết tranh chấp Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác (điều 16 Luật TTTM) Pháp luật về giải quyết tranh chấp 2. Trung tâm trọng tài Có ít nhất 5 sáng lập viên có đủ tiêu chuẩn làm trọng tài viên Được Bộ tư pháp cấp giấy phép thành lập Đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương Đăng báo thông báo sự thành lập của Trung tâm Pháp luật về giải quyết tranh chấp Địa vị pháp lý và cơ cấu của Trung tâm trọng tài Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng Được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện Trung tâm trọng tài có Ban điều hành, Ban thư ký và các trọng tài viên Pháp luật về giải quyết tranh chấp 2. Trọng tài viên Điều kiện trở thành trọng tài viên (điều 20 LTTTM) a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự; b. Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên; c. Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên Pháp luật về giải quyết tranh chấp Những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên: - Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án; - Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích Pháp luật về giải quyết tranh chấp b. Thay đổi trọng tài viên Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây: - Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên; Pháp luật về giải quyết tranh chấp - Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp; - Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan; - Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản Pháp luật về giải quyết tranh chấp 3. Tố tụng trọng tài: Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại thì hiện nay nước ta công nhận cả hai loại hình trọng tài là Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận. Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. Thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật còn đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Pháp luật về giải quyết tranh chấp * Khởi kiện và lập hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài: Gửi đơn TT Trọng tài Bị đơn Đơn kiện Bản tự bảo vệ , Đơn kiện lại Đơn kiện Bản tự BV 1 2 3 4 Chọn trọng tài viên 5 30 ngày 30 ngày Pháp luật về giải quyết tranh chấp Trường hợp do một trọng tài giải quyết - Hai bên sẽ thỏa thuận chọn 1 trọng tài duy nhất. - Không chọn được theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Khởi kiện và lập hội đồng trong tài trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng hội đồng trọng tài do các bên tự thành lập Giải quyết bằng HĐTT Nguyên đơn Bị đơn Đơn kiện Bản tự BV, Tên TTV Tên TTV 1 2 3 30 ngày Pháp luật về giải quyết tranh chấp Giải quyết bằng trọng tài viên duy nhất Hai bên thỏa thuận chọn TTV Không chọn được và không có thỏa thuận gì khác thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định TTV duy nhất Pháp luật về giải quyết tranh chấp Chuẩn bị giải quyết tranh chấp Xem xét thỏa thuận trọng tài Thẩm quyền của HĐTT Xác minh sự việc Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thu thập chứng cứ (có thể nhờ Tòa án hỗ trợ) Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi có chứng cứ cần thu thập Triệu tập người làm chứng Nếu các bên không có thõa thuận khác thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi cư trú của người làm chứng Pháp luật về giải quyết tranh chấp Biện pháp khẩn cấp tạm thời BPKCTT là biện pháp tư pháp theo luật định – do tòa án tự quyết đinh hoặc theo yêu cầu của 1 bên đương sự trong vụ việc dân sự nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong trường hợp cấp bách, khẩn cấp tránh gây ra thiệt hại không thể khắc phục được Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tòa án có thẩm quyền là tòa án tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi BPKCTT cần được áp dụng Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thẩm quyền của trọng tại trong áp dụng BPKCTT: - cấm thay đổi hiện trang tài sản đang tranh chấp -cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc 1 số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng Pháp luật về giải quyết tranh chấp - kê biên tài sản đang tranh chấp - yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của 1 hoặc các bên tranh chấp - yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên - cấm dịch chuyển quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp Pháp luật về giải quyết tranh chấp Trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu 1 trong các bên đã yêu cầu tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà sau đó lại có đơn yêu cầu hội đồng trọng tài áp dụng BPKCTT thì hội đồng trọng tài phải từ chối HĐTT có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng BPKHTT thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính (tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá) Pháp luật về giải quyết tranh chấp Trách nhiệm của các bên yêu cầu áp dụng BPKCTT: - trường hợp bên yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng và gây thiệt hại cho bên kia, cho người thứ ba thì phải bồi thường - chủ thể ra quyết định áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu gây thiệt hại cho người bị áp dụng phải bồi thường cho người bị áp dụng Pháp luật về giải quyết tranh chấp Hòa giải: Các bên tự hòa giải Hội đồng trọng tài hòa giải Hòa giải thành ra quyết định công nhận. Quyết định này là chung thẩm Pháp luật về giải quyết tranh chấp Mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định trọng tài Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai trừ trường hợp được sự cho phép của các bên. - Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật về giải quyết tranh chấp - nguyên đơn đã đươc triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được HĐTT chấp thuận thì bị coi là rút đơn khởi kiện. HĐTT tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại Pháp luật về giải quyết tranh chấp Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp mà vắng mặt ko có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà ko được HĐTT chấp thuận thì HĐTT vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. Pháp luật về giải quyết tranh chấp - Quyết định trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp. - Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. - Phán quyết trọng tài là chung thẩm Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đình chỉ giải quyết tranh chấp: - nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế - nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, phá sản,giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, hoặc chuyển đổi mà không có cơ quan nào tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó Pháp luật về giải quyết tranh chấp - nguyên đơn rút khỏi đơn kiện hoặc được coi là đã rút khỏi đơn kiện - các bên thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp - tòa án đã quyết định vụ tranh chấp ko thuộc thẩm quyền của HĐTT, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thực hiện được Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đăng ký, hủy, thi hành phán quyết trọng tài: Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc: Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp Đăng ký tại tòa án nơi HĐTT ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Pháp luật về giải quyết tranh chấp - việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài. - Thời hiệu đăng ký là 1 năm kể từ ngày ban hành phán quyết Pháp luật về giải quyết tranh chấp b. Hủy phán quyết trọng tài: Có yêu cầu Trong thời hạn 30 kể từ ngày ra phán quyết Thuộc một trong những trường hợp sau: Pháp luật về giải quyết tranh chấp - Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; - Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; - Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; Pháp luật về giải quyết tranh chấp - Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; - Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Pháp luật về giải quyết tranh chấp c. Thi hành quyết định trọng tài: Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký Pháp luật về giải quyết tranh chấp II. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án Cơ cấu tổ chức tòa án kinh tế Ở địa phương: Cấp Quận, Huyện : không có tòa kinh tế nhưng có một số thẩm phán chuyên trách để xét xử những vụ án kinh doanh thương mại đơn giản Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tòa kinh tế, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa lao động, Tòa hành chính Pháp luật về giải quyết tranh chấp Cấp trung ương TAND tối cao Tòa hình sự Tòa dân sự Tòa kinh tế Tòa lao động Tòa quân sự TW Các tòa phúc Thẩm Tòa hành chính Hội đồng thẩm phán Pháp luật về giải quyết tranh chấp Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; Pháp luật về giải quyết tranh chấp Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA cấp dưới (Tòa phúc thẩm, Tòa HS, DS, KT, LD, HC) Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thẩm quyền của TAKT Thẩm quyền theo vụ việc: Những tranh chấp về KD-TM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA: điều 29-BLTTDS 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh TM giữa cá nhân, tổ chức có kinh doanh với nhau và điều có mục đích lợi nhuận gồm: MBHH, CUDV, phân phối, đại diện, đại lý, thuê, cho thuê, thuê mua Pháp luật về giải quyết tranh chấp Ký gửi, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác Pháp luật về giải quyết tranh chấp 2.Tranh chấp về quyền sỡ hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa tổ chức cá nhân với nhau và điều có mục đích lợi nhuận 3.Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất chia tách chuyển đổi hình thức tổ chức của cty Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thẩm quyền theo cấp Cấp Huyện: xét xử sơ thẩm - Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh TM giữa cá nhân, tổ chức có kinh doanh với nhau và điều có mục đích lợi nhuận gồm: MBHH, CUDV, phân phối, đại diện, đại lý, thuê, cho thuê, thuê mua… vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa Pháp luật về giải quyết tranh chấp Cấp tỉnh thành phố: - sơ thẩm những tranh chấp về vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác… tranh chấp về chuyển giao công nghệ… Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty… hình thức tổ chức của cty Pháp luật về giải quyết tranh chấp - Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa cấp Huyện nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Vn ở nước ngoài, tòa án nước ngoài - Những yêu cầu về kinh doanh thương mại Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thẩm quyền theo lãnh thổ TA nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở Các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu TA nơi cư trú hoặc trụ sở của nguyên đơn Tranh chấp về bất động sản thì tòa án nơi có BDS có thẩm quyền giải quyết Pháp luật về giải quyết tranh chấp Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp dân sự,kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết Pháp luật về giải quyết tranh chấp b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết Pháp luật về giải quyết tranh chấp d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết Pháp luật về giải quyết tranh chấp Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết Pháp luật về giải quyết tranh chấp e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết Pháp luật về giải quyết tranh chấp G) nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết Pháp luật về giải quyết tranh chấp h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết nhiều TA có thẩm quyền giải quyết vụ án? Pháp luật về giải quyết tranh chấp Khởi kiện và thụ lý vụ án a. Khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại: quyền khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại là quyền của cá nhân hoặc pháp nhân có đủ tư cách của một chủ thể kinh doanh và có quyền và lợi ích hợp pháp bị tranh chấp hoặc bị xâm phạm. Quyền khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại là quyền tố tụng đầu tiên của các cá nhân hoặc pháp nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng kinh tế Pháp luật về giải quyết tranh chấp b. Thời hạn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại, thời hạn yêu cầu giải quyết việc kinh doanh, thương mại Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; - Thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc kinh doanh, thương mại là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu Pháp luật về giải quyết tranh chấp Gửi đơn kiện Tòa án thụ lý Không đưa vụ an Ra xét xử đưa vụ an Ra xét xử Mở phiên tòa 2thang 1thang Pháp luật về giải quyết tranh chấp Những người tiến hành tố tụng: thành phần HĐXX Sơ thẩm: 1 thẩm phán, 2 hội thẩm nhân dân Phúc thẩm: 3 thẩm phán Pháp luật về giải quyết tranh chấp Người tham gia tố tụng: Các đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Người giám định Người làm chứng Người phiên dịch Tham gia tố tụng của VKSND Pháp luật về giải quyết tranh chấp Tại phiên tòa sơ thẩm Phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của các đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định và Kiểm sát viên (nếu Viện kiểm sát có yêu cầu tham gia phiên tòa). Nếu sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch là không thể thiếu được thì phiên tòa chỉ được tiến hành khi họ có mặt Pháp luật về giải quyết tranh chấp - Nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà, nếu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Pháp luật về giải quyết tranh chấp Bị đơn cũng phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa, nếu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án thì đương sự (người đại diện của đương sự), VKSND cùng cấp, cấp trên trực tiếp (30 ngày)có quyền kháng cáo kháng nghị Pháp luật về giải quyết tranh chấp Xét xử phúc thẩm Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị - 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử TA phải mở phiên tòa phúc thẩm (có thể 2 tháng nếu có lý do chính đáng) Pháp luật về giải quyết tranh chấp - Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Pháp luật về giải quyết tranh chấp Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền ra một trong các quyết định sau đây: a. Giữ nguyên bản án sơ thẩm; b. Sửa bản án sơ thẩm; c. Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án; Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pl kể từ ngày ra quyết định Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án Pháp luật về giải quyết tranh chấp Căn cứ 1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó Pháp luật về giải quyết tranh chấp Căn cứ 1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; 2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Pháp luật về giải quyết tranh chấp 3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; 4. Bản án, quyết định kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ Pháp luật về giải quyết tranh chấp Người có quyền kháng nghị: Chánh án và viện trưởng VKS tỉnh và trung ương Thẩm quyền GĐT, TT: 1. Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. 2. Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị. Pháp luật về giải quyết tranh chấp 3. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế Thời hạn kháng nghị theo thủ tục GĐT là 3 năm kể từ ngày bản án, qđ của TA có hiệu lực Thời hạn kháng nghị theo thủ tuc tái thẩm la 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị Công ty TNHH Bình Long có trụ sở chính tại thành phố Plâycu, tỉnh Gia Lai ( Bên A ) thông qua chi nhánh tại huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng ký một hợp đồng với công ty cổ phần xây dựng Vân Hà (Bên B), có trụ sở chính tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, Bên A bán cho Bên B 500.000 viên gạch xây loại I, hàng được giao làm 2 đợt tại công trình của Bên B là xã Từ Liêm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Thanh toán chậm nhất 15 ngày sau mỗi đợt nhận hàng và hai bên cũng thỏa thuận mức phạt cho mỗi vi phạm là 7% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Hợp đồng không đề cập vấn đề giải quyết tranh chấp. Lô hàng cuối giao ngày 10/09/2010 có chất lượng loại II, loại III nên Bên B cho rằng, nếu nhận lô hàng này, ngoài tiền phạt 8.000.000 đồng, Bên A còn phải bồi thường 30.000.000 đồng nhưng không được chấp nhận. Cũng vì thế, Bên B không thanh toán nốt 80.000.000 đồng dù đã quá hạn 2 tháng theo thỏa thuận. Bên A lập luận rằng mình được miễn trách nhiệm về việc gạch không đạt chất lượng loại I là do trời mưa quá to trong nhiều ngày. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau nhưng không thống nhất được cách giải quyết tranh chấp. Đầu tháng 12/2010, ben B tiến hành khởi kiện nhau ra Tòa án nhân nhân. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN Khái niệm về phá sản - lâm vào tình trạng phá sản - không thể phục hồi kinh doanh sau khi tòa án thụ lý yêu cầu phá sản - có quyết định của TA tuyên bố DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Điều 3-LPS2004 Dn, HTX lâm vào tình trạng phá sản là Dn, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu DN lâm vào tình trạng phá sản và DN bị phá sản? PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Phân biệt giải thể và phá sản a. Về lý do phá sản hoặc giải thể: Nếu như giải thể có nhiều lý do như người kinh doanh không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc hết thời hạn kinh doanh hoặc đã hoàn thành được mục tiêu đã định hoặc không thể tiếp tục kinh doanh vì làm ăn thua lỗ thì phá sản chỉ có một lý do duy nhất đó là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN b. Về thẩm quyền giải quyết: Nếu giải thể do chính chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện hoặc cơ quan quản lý Nhà nước ra quyết định thì phá sản do cơ quan duy nhất có quyền quyết định đó là Tòa án PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN c. Về tính chất thủ tục tiến hành: Giải thể là một thủ tục hành chính còn phá sản là một thủ tục tư pháp. d. Về xử lý quan hệ tài sản: Khi giải thể, chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với các chủ nợ còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN đ. Về hậu quả pháp lý: Nếu như giải thể bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt hoạt động, xóa sổ doanh nghiệp trên thực tế thì việc phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng có kết cục như vậy. Có những trường hợp chỉ dẫn đến sự thay đổi về chủ sở hữu doanh nghiệp mà thôi (ví dụ một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinh doanh) PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN e. Về trách nhiệm của chủ doanh nghiệp: Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị trong doanh nghiệp bị phá sản bị hạn chế quyền tự do kinh doanh (cấm kinh doanh trong một thời hạn nhất định – điều 94 LPS2004). Còn trong trường hợp doanh nghiệp giải thể thì chủ doanh nghiệp và những người quản lý, điều hành không bị hạn chế quyền đó PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN II. THỦ TỤC PHÁ SẢN 1. Đối tượng có thể bị áp dụng các quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 2 thì Luật Phá sản áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 2. Nộp đơn và thụ lý đơn: a. Những người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản: Về nguyên tắc, các người sau đây có quyền đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: Chủ nợ: chủ nợ không có bảo đảm, có bảo đảm 1 phần Đại diện công đoàn hoặc người đại diện lao động: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Các cổ đông công ty cổ phần:(Điều 17). Thành viên hợp danh:(Điều 18 Luật Phá sản). Chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước:(Điều 16) Doanh nghiệp mắc nợ: (Điều 15 Luật Phá sản) PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ngòai ra, Luật Phá sản còn quy định trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN b. Thụ lý đơn: người có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp gởi đơn đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền kèm theo các hồ sơ liên quan và nộp tạm ứng phí phá sản Thẩm quyền của TA: - TA cấp tỉnh thành phố - DN, HTX ĐKKD tại Cơ quan ĐKKD cấp tỉnh đó - TA cấp Huyện – HTX ĐKKD tại cơ quan ĐKKD cấp Huyện đó PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Tòa án nhận được đơn. Tòa án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 3. Ra quyết định mở / không mở thủ tục giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý - Mở thủ tục giải quyết – có căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản - Không mở thủ tục giải quyết – nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã chưa lâm vào tình trạng phá sản PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Tài sản phá sản của doanh nghiệp: - tài sản có: điều 49 LPS + tài sản & quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản + các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền tài sản mà doanh nghiệp sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN + tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, HTX. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị vật chất của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của DN, HTX + giá trị quyền sử dụng đất của DN, HTX xác định theo quy định của Luật đất đai PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản bao gồm những tài sản nêu trên và tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Tài sản thuộc sở hữu chung ? PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Nghĩa vụ về tài sản:điều 33 LPS + các yêu cầu đòi Dn, HTX thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi TA thụ lý đơn mà nghĩa vụ này không có bảo đảm + các yêu cầu đòi DN, HTX thực hiện nghĩa vụ tài sản có bảo đảm xác lập trước khi TA thụ lý đơn nhưng quyền ưu tiên thanh toán đã bị hủy bỏ tổng các khoản nợ phải thanh toán PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Xác định giá trị của nghĩa vụ không phải là tiền: điêu 38 LPS Nghĩa vụ không phải là tiền là nghĩa vụ mà theo quy định của pháp luật dn, htx phải thực hiện đối với người có quyền hoặc người khác phải thực hiện cho dn, htx mà chưa được thực hiện và chưa được tính thành tiền giá trị của nghĩa vụ đó. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VD: theo hợp đồng được giao kết, DN A sẽ vận chuyển cho DN B 1 số máy móc từ cần thơ đến thành phố HCM. Ngược lại, B sẽ lắp đặt cho A một dây chuyền sản xuất. B đã thực hiện xong nghĩa vụ. A chưa thực hiện nghĩa vụ và lâm vào tình trạng phá sản. B có quyền yêu cầu xác định giá trị công lắp đặt để đưa vào nghĩa vụ tài sản của A. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Nghĩa vụ tài sản chưa đến hạn: điều 34 LPS Khi thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với dn, htx thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn VD: cty A ký hợp đồng tín dụng vay của ngân hàng M số tiền 4 tỷ trong thời hạn 1 năm (12 tháng) lãi suất 12%/năm. Hợp đồng có hiệu lực ngày 1/8/2010 đến hết ngày 31/7/2011. cty A lâm vào tình trạng phá sản, ngày 1/5/2011 TA ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với cty A. vậy khoản nợ của cty A đươc tính như sau: Tiền nợ gốc: 4 tỷ Lãi đến hết tháng 4/2011 là 4ty x 9 tháng x 1%/tháng =360 triệu Tổng nợ là 4 tỷ 360 triệu PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh: Nhiều DN, HTX có nghĩa vụ liên đới về 1 khoản nợ mà một hoặc tất cả các DN, HTX đó lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ có quyền đòi bất cứ DN, HTX nào trả nợ cho mình Người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - trường hợp người được bảo lãnh hoặc cả người được bảo lãnh và người bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Như vậy nghĩa vụ về tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chính là các khoản nợ đến hạn lẫn chưa đến hạn mà DN, HTX phải thanh toán Xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, HTX vào thời điểm nào là hợp lý? PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Các biện pháp bảo toàn tài sản - Các giao dịch vô hiệu và quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu: điều 43 + tặng cho động sản, bất động sản cho người khác + thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của Dn rõ ràng lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia + thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN + thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ + các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản các giao dịch trên bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hội được phải nhập vào khối tài sản của DN, HTX PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Các hoạt động của DN, HTX bị cấm hoặc hạn chế (điều 31): kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm DN, HTX thực hiện những hoạt động: + cất giấu, tẩu tán tài sản + thanh toán nợ không có bảo đảm + từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ + chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của DN PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau phải được sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán trước khi thực hiện: + cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán tặng cho, cho thuê tài sản + nhận tài sản từ 1 hợp đồng chuyển nhượng + chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực + vay tiền PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN + bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển chuyển quyền sở hữu tài sản + thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của DN, HTX và trả lương cho người lao động trong DN, HTX PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án (điều 57 LPS( Giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản (điều 58 LPS) PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 4. Gởi giấy đòi nợ và lập danh sách chủ nợ: - chủ nợ gửi giấy đòi nợ đến TA kèm các giấy tờ chứng minh (60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo) - Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Tòa án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ (trừ trường hợp bất khả kháng) PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - 15 ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ ; người mắc nợ DN (niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã) PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 5. Triệu tập hội nghị chủ nợ: nhằm để cho các chủ nợ đề đạt các nguyện vọng của mình, đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ, đồng thời nó là cơ hội để dn đề xuất phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh Thành phần tham gia Hội nghị chủ nợ - Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ - Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm Trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản tham gia Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó tham gia Hội nghị chủ nợ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN b. Thời hạn tổ chức hội nghị chủ nợ và Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ: Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Nợ ko có bảo đảm: 3 chủ nợ: A (20tr), B(30tr), C(50tr) Nợ có bảo đảm 1 phần có 2 chủ nợ trong đó phần ko có bảo đảm là: D(20tr), E(30tr); phần có BĐ D(20tr), E (25tr) TỔNG SỐ NỢ KO CÓ BẢO ĐẢM LÀ: 20+30+50+20+30=150TR Vậy nếu hội nghị chủ nợ có A + B + D + E tham gia có hợp lệ? PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 2. Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ: chủ DN (Đại diện hợp pháp của DN), chủ sở hữu DNNN, cổ đông công ty cp, thanh viên cty HD khi những người này nộp đơn y/c mở thủ tục phá sản Nếu không tham gia dc thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN c. Nội dung Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất: các vấn đề thảo luận sẽ được thể hiện trong Nghị quyết. Nghị quyết được lập thành văn bản và phải được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Hoãn hội nghị chủ nợ: điều 66 - không đủ quá nữa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia - quá nữa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị chủ nợ biểu quyết hoãn HNCN - người có nghĩa vụ tham gia HNCN vắng mặt có lý do chính đáng Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị chủ nợ vắng mặt Điều 67 Hậu quả pháp lý sau khi đình chỉ? PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 6. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh: Thủ tục tư pháp – do TA quyết định sau khi nghị quyết đồng ý với giải pháp phục hồi Dn được thông qua tại HNCN lần 1 Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho Tòa án PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Thẩm phán phải xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để ra một trong các quyết định: 1. Đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định; 2. Đề nghị sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu thấy phương án đó chưa bảo đảm các nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được đưa ra HNCN và được thông qua bằng nghị quyết của HNCN thì Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết đó. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Tòa án công nhận Nghị quyết này PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu có một trong các trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ. doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh - DN, HTX không còn lâm vào tình trạng phá sản - việc thi hành án và vụ án bị đình chỉ sẽ được tiếp tục giải quyết PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Tại hội nghị chủ nợ lần thứ nhất mà DN, HTX không lập (không có chủ trương lập) phương án phục hồi kinh doanh để trình tại HNCN lần 1 thì giải quyết như thế nào? PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 7. Thủ tục thanh lý tài sản: Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi hội nghị chủ nợ không thành: điều 79 - chủ Dn hoặc đại diện hợp pháp của DN, HTX không tham gia HNCN mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi HNCN đã được hoãn 1 lần nếu người nộp đơn là chủ nợ và đại diện người lao động - không đủ số chủ nợ tham gia sau khi đã được hoãn 1 lần nếu người nộp đơn là chu dn, csh dnnn, cổ đông cty cổ phần, thành viên hợp danh cty hợp danh PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có nghị quyết của HNCN lần thứ nhất: điều 80 - DN, HTX không xây dựng được phương án phục hồi kinh doanh trong thời hạn - HNCN không thông qua phương án phục hồi kinh doanh của DN, HTX - DN, HTX thực hiện không đúng hoặc không thực hiện phương án phục hồi kinh doanh PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN - kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong những trường hợp sau đây: 1. Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản; 2. Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong. Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi DN, HTX bị tuyên bố phá sản (điều 94 LPS) PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Vấn đề phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp: Xác định giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp: - Thứ tự ưu tiên thanh toán: Theo quy định đại Điều 37 Luật Phá sản việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây: a) Phí phá sản; b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Sau khi đã phân chia theo các thứ tự ưu tiên kể trên mà giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: a) Xã viên hợp tác xã; b) Chủ doanh nghiệp tư nhân; c) Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần; d) Chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước. BT DN T phá sản, đến giai đoạn thanh lý ,cơ quan có thẩm quyền xác định:_toàn bộ tài sản còn lại 6 tỉ (kể cả tài sản đảm bảo)_Nợ : + ngân hàng B:1.5 tỉ (tài sản đảm bảo 2 tỉ)+cục thuế Y:500 triệu+doanh nghiệp C,D,E,mỗi doanh nghiệp 500 triệu+lương người lao động 400 triệu+bảo hiểm y tế người lao động 100 triệu+chưa thanh toán trái phiếu đến thời hạn cho 12 cá nhân, tổng cộng 600 triệu.+chưa bồi thường thiệt hại phạt vi phạm hợp đồng cho DN F 100 triệu+nợ DN G 300 triệu (ông H bảo lãnh)+DN K 2 tỉ (tài sản đảm bảo 1 tỉ)+phí phá sản 200 triệu Tính đến thời điểm TAND tỉnh K ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đối với Cty thì tài sản của CTy TNHH Hoa Mai hiện chỉ còn khoảng 20 tỉ đồng. Cty còn các khoản nợ như sau: -Nợ ngân hàng T : 3,5 tỉ trong đó có 3 tỉ có bảo đảm. -Nợ ngân hàng V : 2,5 tỉ trong đó có 1,8 tỉ có bảo đảm. -Nợ lương công nhân : 2,3 tỉ -Nở chủ nợ D : 1 tỉ -Nợ E 3 tỉ trong đó có 2,5 tỉ là có bảo đảm -Nợ P 3,3 tỉ -Nợ công ty quảng cáo 0,8 tỉ -Nợ dịch vụ logistic 0,5 tỉ -Nợ thuế 0,5 tỉ -Nợ chủ nợ G 2,5 tỉ có bảo đảm 1,2 tỉ -Chi phí phá sản là 0,1 tỉ Hãy giải quyết phá sản và phân chia tài sản của Cty Hoa Mai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lkt phan 2.ppt
- bai_giang_lkt phan_1.ppt